Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tài liệu ảnh chân dung 99 tác giả văn học Việt Nam và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.41 KB, 36 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Các bạn đồng nghiệp thân mến!
Ngữ văn là môn học rất quan trọng trong nhà trường phổ thông. Dạy văn
là dạy cho học sinh cách làm người. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên
cứu giáo dục, các thầy giáo, cô giáo luôn cố gắng tìm tòi đưa ra nhiều những
giải pháp (từ biên soạn chương trình, nội dung sách giáo khoa, đổi mới phương
pháp, thiết bị dạy học...để nâng cao dần chất lượng dạy và học bô môn. Học
sinh cũng ngày càng yêu thích học bộ môn Ngữ văn. Tuy nhiên, hiện nay, ở hầu
hết các nhà trường phổ thông, thiết bị dạy học phục vụ cho môn Ngữ văn còn
rất thiếu (chỉ có Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và một số
tranh ảnh minh họa). Dạy văn bản mà giáo viên, học sinh không được tiếp cận
với tác giả (không biết mặt tác giả, quê quán, sự nghiệp văn chương, nhất là với
những tác giả văn học nước ngoài) thì khó có được tiết dạy hiệu quả cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn giảng dạy bộ môn ở nhà trường, chúng
tôi, những giáo viên màng lưới cốt cán của Phòng GD & ĐT huyện Ba Vì (Hà
Nội) sưu tầm và biên soạn cuốn: Chân dung 100 tác giả văn học Việt Nam và
thế giới. Chúng tôi cố gắng tìm kiếm những bức ảnh có chất lượng tốt nhất,
chính xác, trung thực về các nhà văn, nhà thơ, chú thích các thông tin về quê
quán, năm sinh, năm mất, sự nghiệp văn chương, tác phẩm có trong chương
trình phổ thông (Cả Tiểu học, THCS và THPT). Chân dung 100 tác giả văn học
Việt Nam và thế giới còn cung cấp thêm các thông tin khác về các tác giả mà
sách giáo khoa, sách giáo viên không có. Chân dung các nhà văn được sắp xếp
theo thứ tự ABC để thuận tiện cho thầy , cô và các em học sinh trong tìm kiếm,
sử dụng. Cuốn sách được in trên giấy cao cấp tráng pô - li - me sắc nét, hình
ảnh đẹp, độ bền cao. Khổ giấy A4 cũng đủ to để học sinh quan sát rõ chân dung
các nhà văn, nhà thơ, cũng thuận tiện cất giữ, bảo quản. Hi vọng rằng cuốn
Chân dung 100 tác giả văn học Việt Nam và thế giới sẽ phần nào giúp ích cho
các bạn đồng nghiệp và các em học sinh trong việc giảng dạy và học tập môn
Ngữ văn.
3



Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự chia sẻ cũng như ủng hộ của các
thầy, cô giáo dạy Ngữ văn cũng như các nhà trường để cuốn sách được phổ
biến rộng rãi.

Nhóm tác giả

MỤC LỤC

TÁC GIẢ
Bằng Việt
Bùi Hiển
Chế Lan Viên
Chính Hữu
Đỗ Trung Quân
Đoàn Thị Điểm
Đoàn Giỏi
Đoàn Văn Cừ
Hàn Mặc Tử
Hồ Phương
Hoài Thanh
Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hoàng Trung Thông
Hồng Thanh Quang
Hữu Thỉnh
Huy Cận
Huỳnh Văn Nghệ
Kim Lân
Lâm Thị Mỹ Dạ
Lê Minh Khuê

Lý Thường Kiệt
Lưu Trọng Lư
Lưu Quang Vũ
Lý Lan
Ma Văn Kháng
Nam Cao
Phan Châu Trinh
Ngô Quân Miện
Ngô Tất Tố
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Công Hoan

TRANG
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

TÁC GIẢ
Nguyễn Du
Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Duy
Nguyên Hồng
Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Khải
Nguyên Ngọc
Nguyễn Nhược Pháp
Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Thị Hồng Ngát
Nguyễn Trãi
Nguyễn Tuân
Nguyễn Bính
Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Thành Long
Phạm Duy Tốn
Phạm Hổ
Phạm Tiến Duật
Phan Bội Châu
Phan Châu Trinh
Phan Thị Thanh Nhàn
Quang Dũng
Tản Đà
Tế Hanh
Thạch Lam
Thanh Hải
Thế Lữ
Thép Mới
Tô Hoài

TRANG
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47

48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67

4


Tố Hữu
Trần Đăng Khoa
Trần Hưng Đạo
Trường Chinh
Viễn Phương
Vũ Cao

Vũ Đình Liên
Vũ Khoan
Vũ Trọng Phụng
Xuân Diệu
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Y Phương
Ai-ma-tốp
Andersen
Bạch Cư Dị
Tagore
Victor Hugo

68
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
80
82
83
99
100


Balzac
Defoe
Đỗ Phủ
Đốt-xtôi-ép-xki
Gogol
Hemingway
La Fontaine
Lev Nikolayevich Tolstoy
Lý Bạch
Lỗ Tấn
Maksim Gorky
Môpatxăng
O. Henry
Pushkin
Rousseau
Cervantes
HỒ CHÍ MINH

84
85
86

87
88
89
90
91
92
93
94

95
96
97
98
101
102

5


Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, ở làng Hoàng Trù,
xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường
chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Theo nhiều tài liệu chính thống cũng như
tiểu sử tại Việt Nam, tên lúc nhỏ của ông Nguyễn Sinh Cung (giọng địa phương phát âm
là Côông), tự là Tất Thành. Tuy nhiên, một số tài liệu ghi nhận tên lúc nhỏ của ông
là Nguyễn Sinh Côn. Điều này cũng được chính ông xác nhận bằng chính bút tích của
mình trong một bài viết năm 1954. Quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen) Tháng
6 năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước và Người đã tìm thấy con đường cách
mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người
triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng

6


Cộng sản Việt Nam. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và
nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Người nhiều năm làm Chủ tịch
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 2/9/1969, do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần
tại Hà nội, hưởng thọ 79 tuổi. Tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp, Vi hành, Thuế
máu, Nhật kí trong tù, Cảnh khuya, Tức cảnh Pác Bó, Rằm thánh Giêng...


Bằng Việt (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941- mất năm 2014), nguyên quán xã Chàng Sơn,
huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng
hợp Kiev (Liên Xô) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật

7


học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Đến năm 1969, ông chuyển sang công tác ở
Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1970, ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên,
với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo tàng truyền thống cho
đoàn Trường Sơn. Năm 1975, ông công tác ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Sau khi
về Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (gọi tắt là Hội Văn nghệ Hà Nội) năm 1983, ông được
bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1983-1989) và là một trong những
người sáng lập tờ báo văn nghệ Người Hà Nội (xuất bản từ 1985). Tác phẩm: Bếp lửa.

Bùi Hiển (22 tháng 11 năm 1919 - 11 tháng 3 năm 2009) là một nhà văn Việt Nam. Bùi Hiển
sinh tại làng Phú Nghĩa Hạ, nay là xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Vốn sinh
trưởng trong một gia đình khá giả, ông sớm được tiếp xúc với văn hóa Pháp, chịu ảnh

8


hưởng nhiều của nhóm Tự Lực văn đoàn. Tốt nghiệp trung học, Bùi Hiển đi làm công
chức và lúc rảnh rỗi vào buổi tối bắt đầu viết văn. Khởi đầu sự nghiệp văn chương, ông
đăng các truyện ngắn trên tạp chí Hà Nội tân văn của Vũ Ngọc Phan . Trong suốt giai
đoạn 1945 đến 1960, ông tham gia công tác văn nghệ, giữ chức chủ tịch Hội văn nghệ
tỉnh Nghệ An, nhưng ít sáng tác, một phần thời gian dành cho công tác dịch thuật. Sau
1975, ông tiếp tục công tác trong Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức chủ tịch Hội đồng
văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV. Năm 2001, ông được trao Giải thưởng Nhà

nước về Văn học Nghệ thuật.. Ông qua đời lúc 7 giờ ngày 11 tháng 3 năm 2008, thọ 91
tuổi. Tác phẩm: Ngày đầu tiên của cu Tý.

9


Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An,
huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh
Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên
ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi
đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là
"Bàn thành tứ hữu" của Bình Định. Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên
báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung
ương). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà
văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy
viên Ban văn hóa giáo dục của quốc hội. Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống
Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi. Tác phẩm: Con cò, Người đi tìm hình của nước.

10


Chính Hữu (15 tháng 12 năm 1926 - 27 tháng 11 năm 2007, tên thật là Trần Đình Đắc, là
một nhà thơ Việt Nam, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục
chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ
thuật đợt hai (năm 2000. Ông sinh tại Vinh (Nghệ An). Nguyên quán của ông là
huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội
trước cách mạng tháng Tám. Năm1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động
trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ông

còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông làm thơ từ
năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng
treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ
ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình
ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ
nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Ông mất ngày 27 tháng 11 năm 2007 tại Bệnh viện Hữu
Nghị - Hà Nội. Tác phẩm: Đồng chí

11


Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Ông sinh tại Sài
Gòn. Đỗ Trung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của ông. Theo bài phỏng vấn trên
báo Vietnam News giữa năm 2005 thì trong khai sinh của ông không có tên cha. Ông
được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ mất. Ông tiếp tục mưu sinh và
sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông vào học tại Viện Đại học Vạn Hạnh. Năm 1979, ông tham
gia phong trào Thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác. Một số bài thơ do ông sáng

12


tác trở thành nổi tiếng như Hương tràm (1978). Một số bài thơ phổ nhạc được nhiều
người biết đến như: Hương tràm (1978), Vũ Hoàng phổ nhạc, Bài học đầu cho
con (1986), Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài "Quê hương" và Anh Bằng phổ thành bài
hát "Quê hương bài học đầu cho con" Chút tình đầu (1984), Vũ Hoàng phổ nhạc thành
bài Phượng hồng (1988). Tác phẩm: Quê hương.

Đoàn Thị Điểm ( Ảnh minh họa) 1705-1748, hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ, là nữ sĩ Việt Nam thời Lê
trung hưng. Đoàn Thị Điểm là người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc
(nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Bà là tác giả tập Truyền kỳ tân phả (chữ Hán),

và tác giả của truyện thơ Chinh phụ ngâm (bản chữ Nôm- 412 câu thơ) - được bà dịch từ
nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc (viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn). Bà còn viết
tập Nữ trung tùng phận gồm 1401 câu thơ và bài Bộ bộ thiềm-Thu từ (tức Bộ bộ thiềmBài hát mùa thu) Ngoài ra còn có một số bài thơ văn khác của bà (gồm chữ Hán, chữ

13


Nôm) được chép trong tập Hồng Hà phu nhân di văn của tiến sĩ Nguyễn Kiều mới được
phát hiện gần đây. Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong
những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan
và Sương Nguyệt Ánh. Năm 1745, Nguyễn Kiều về nước. Năm 1748, ông được cử làm
Tham thị ở Nghệ An. Đoàn Thị Điểm cùng đi với chồng, nhưng trên đường đi, bà bị cảm
nặng, chạy chữa không khỏi, cuối cùng mất ở Nghệ An vào ngày 11 tháng 9 (âm lịch)
năm đó (Mậu Thìn, 1748), lúc 43 tuổi . Tác phẩm: Chinh phụ ngâm.

Đoàn Văn Cừ sinh ngày 25 tháng 3 năm 1913 ở Thôn Đô Đò xã Nam Lợi, huyện Nam
Trực, tỉnh Nam Định trong một gia đình nông dân. Trước Cách mạng tháng Tám. Đoàn

14


Văn Cừ dạy học. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam
Định (1946). Năm 1948 ông tham gia Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp làm công
tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vận Liên khu III. Từ 1959, ông là cán bộ biên tập
Nhà xuất bản Phổ Thông (Bộ Văn hóa). Năm 1974 công tác tại Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh (hiện nay huyện Nam Trực thuộc tỉnh Nam
Định). Từ 1971, ông là Ủy viên Ban chấp hành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông gần
như sống ẩn dật ở quê trong những năm cuối đời và mất tại đây ngày 27 tháng
6 năm 2004. Đoàn Văn Cừ được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
năm 2001. Tác phẩm: Chợ tết.


15


Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn hiện đại Việt Nam,
hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Đoàn Giỏi sinh ở quê tại xã Tân Hiệp,
huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ
lớn, có hàng trăm mẫu ruộng màu mỡ ven sông Tiền . Trong những năm Việt Nam chống
Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ,
từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949). Từ năm 1949 đến năm 1954, ông
công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ
Miên Nam. Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và
biên tập sách báo, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông là
viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Ông là Đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam. Tác phẩm: Đất rừng phương Nam.

16


Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11
tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt
Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến

17


Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là
Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn. Tác phẩm: Đây thôn Vĩ Dạ.

Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương tên thật là Nguyễn Thế Xương, sinh năm 1931

tại Hà Đông, Hà Nội, (có tài liệu ghi 1930, tại Tây Hồ (quận), Hà Nội) Hồ Phương
bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tay về bộ đội từ khi mới 17 tuổi. Năm 1949
ông phụ trách một trong những tờ báo đầu tiên của Quân đội là báo Quân Tiên

18


phong của Đại đoàn 308. Từ năm 1955 ông về Tổng cục Chính trị, là thành viên
tham gia thành lập tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1957. Nhà văn Hồ Phương
từng giữ chức Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1990 ông được
phong quân hàm Thiếu tướng. Hiện nay ông đang là chủ nhiệm hội văn nghệ sĩ
Xứ Đoài.Tác phẩm: Cỏ non.

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử
dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên
bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ
mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em
trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm

19


một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20. Sinh ngày 15 tháng
7 năm 1909 trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông
Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ
An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học
Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước
của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn,
làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ
thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang

học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về
quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết
báo. Tác phẩm: Thi nhân Việt Nam.

20


Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng
quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Năm 1960: tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964,
nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Năm 1960 - 1966: dạy tại
trường Quốc Học Huế. Năm 1966-1975: thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc
kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ. Năm 1978, ông được kết nạp
vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình

21


Trị Thiên- Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp
chí Cửa Việt. Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ
thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Hiện nay nhà văn Hoàng Phủ
Ngọc Tường và vợ đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

22


Hoàng Trung Thông (1925-1993), bút danh khác: Đặc Công, Bút Châm,
là một gương mặt thơ tiêu biểu có vị trí đại diện cho nền thơ cách
mạng của nước Việt Nam mới; nguyên Tổng biên tập báo Văn
nghệ Hội Nhà văn Việt Nam; nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học;

nguyên Viện trưởng Viện Văn học (1976-1985) và Vụ trưởng Vụ Văn
nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương. Tác phẩm: Bài ca vỡ đất.

23


Hồng Thanh Quang, tên thật là Đặng Hồng Quang, sinh ngày 7 tháng 9 năm 1962
tại Hà Nội, quê quán tại xã Nguyên Hòa, huyện huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Ông là kỹ sư vô tuyến điện, cử nhân báo chí, nhà thơ, nhà báo Việt Nam. Hiện

24


nay là Tổng Biên tập Báo Đại đoàn kết, Đại tá An ninh Nhân dân, nguyên Phó
Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân - chuyên đề An ninh thế giới, chịu trách
nhiệm nội dung các chuyên đề An ninh Thế giới Tuần.

25


Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút
danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3
nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn
nghệ. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam (khoá X). Tác phẩm: Sang thu.

26



Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà
thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu,
một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam. Ông lúc nhỏ học ở quê, sau
vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh
nông. Trong thời gian học Cao đẳng cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham

27


×