Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

pháp luật đại cương... trách nhiệm hình sự đối với tuổi vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.77 KB, 22 trang )

I.

MƠ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Trong cuộc đời của mỗi con người, con số “ hai mươi tư” là một ẩn số kỳ
lạ. Ẩn số này chắc chỉ là một con số bình thường nếu nó không biểu hiện cho
24 giờ của một ngày mà dường như không ai có thể chinh phục được nó một
cách mãi mãi. Nói một cách khác, 24 giờ còn là sự biểu hiện của một sự bắt
đầu và kết thúc của một ngày tươi đẹp hay biểu hiện cho sự nỗ lực và đồng
thời thay đổi đồng thời là sự thay đổi của một con người. Đối với sinh viên
chúng em, “24 giờ” là khoảng thời gian quý báu, là khoảng thời gian chúng
em tìm kiếm kiến thức, những mối quan hệ và là khoảng thời gian để dành
tình cảm cho những người xung quanh. Nhưng thật tiếc thay, trên đất nước ta
hiện nay lại có những người không hề tôn trọng con số “hai mươi tư” này.
Đáng lẽ ra 24 giờ có thể đã biến cuộc đời của những người này trở nên tươi
đẹp biết nhường nào; thì trái lại, nó đã biến cuộc sống của họ đi vào ngõ cụt,
bế tắc và gần như không lối thoát. Những người mà nhóm chúng em đang nói
tới đây chính là những người tội phạm. Đặc biệt là những người tội phạm
chưa vị thành niên. Khi thay vì họ trở thành nhân tố quyết định vận mệnh của
đất nước thì họ lại trở thành những người cần đào thải khỏi xã hội và đất
nước. Hiện nay, tỉ lệ tội phạm chưa vị thành niên cao và gia tăng khá nhanh.
Chính vì thế, khi được cô gợi ý chúng em đã chọn ngay đề tài “Trách nhiệm
hình sự đối với người chưa thành niên” này nhằm phản ánh độ nguy hiểm
của loại tội phạm và đồng thời nêu lên trách nhiệm của người phạm tội nhằm
cảnh tỉnh họ. Và cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị
Tuyết Nga đã tận tình giúp đỡ những sinh viên năm nhất như chúng em hoàn
thành bài tiểu luận này một cách thành công và chắc chắn trong bài tiểu luận
này có những điểm chưa hoàn hảo hoặc những điểm sai sót đáng tiếc mong
cô góp ý để nhóm có thể hoàn thành tốt hơn cho những bài tiếp theo
- Phương pháp nghiên cứu:



- Mục tiêu nghiên cứu: giúp chúng em hoàng hiện khả năng làm việc nhóm,
phần nào đó cho biết về luật hình sự đối với người chưa đủ vị thành niên và
thành niên, cũng cố kiến thức sau 1 năm học pháp luật đại cương để rồi tuyên
truyền cho người thân bạn bè chưa hiểu nhiều về pháp luật, biết mà tránh
không phạm tội. Bên cạnh đó nó giúp chúng ta thấy rõ mức độ nguy hiểm
II.

của tội phạm vị thành niên.
NỘI DUNG:
Chương 1: Khái quát về trách nhiệm đối với trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên:
1.1. Trách nhiệm hình sự là gì?
Trong sách báo cũng như thực tiễn chính trị, pháp lý, thuật ngữ "Trách
nhiệm" thường được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, trách nhiệm là nghĩa
vụ, bổn phận của một người trước người khác, trước xã hội hoặc Nhà nước.
Ví dụ, trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường sống; trách
nhiệm của bố mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái v.v... Thứ hai, trách
nhiệm là hậu quả bất lợi mà một người phải gánh chịu trước người khác,
trước xã hội hoặc Nhà nước do đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bổn phận
nào đó.
Trách nhiệm pháp lý, trong đó có trách nhiệm hình sự, được dùng theo
nghĩa thứ hai. Tuy nhiên, cho đến nay, xung quanh khái niệm trách nhiệm
hình sự vẫn còn những quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: Trách nhiệm hình sự là một loại quan hệ pháp luật
giữa Nhà nước và người phạm tội. Trách nhiệm hình sự là nghĩa vụ phải
chịu các biện pháp cưỡng chế nhà nước của người phạm tội do việc người
đó thực hiện tội phạm. Thời điểm người phạm tội thực hiện tội phạm là thời
điểm bắt đầu trách nhiệm hình sự
Quan điểm thứ hai: Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp
lý, là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước và người phạm tội,

được thể hiện ở các biện pháp tác động có tính chất pháp lý hình sự mà luật
hình sự quy định, áp dụng đối với người thực hiện tội phạm, bao gồm hình


phạt và các biện pháp tác động có tính chất pháp lý hình sự khác không
phải hình phạt và được bắt đầu từ khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
một người
Quan điểm thứ ba: Trách nhiệm hình sự là việc thực hiện chế tài pháp lý
hình sự, phát sinh từ khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.
Quan điểm thứ tư: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc
phạm tội, kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự và được
thể hiện trước hết ở việc kết án của Tòa án, nhân danh Nhà nước, đối với
người phạm tội
Về vấn đề án tích có thuộc nội dung của trách nhiệm hình sự không,
trong khoa học luật hình sự cũng có hai quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: án tích không phải là sự thể hiện nội dung của trách
nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự kết thúc từ thời điểm một người đã
chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt
Quan điểm thứ hai: án tích là một trong những hình thức thể hiện trách
nhiệm hình sự. Thời điểm một người được xóa án tích là thời điểm kết thúc
của trách nhiệm hình sự
Trước hết, về quan điểm coi trách nhiệm hình sự là nghĩa vụ phải chịu
các biện pháp cưỡng chế nhà nước của người phạm tội do việc người đó
thực hiện tội phạm và bắt đầu từ thời điểm người phạm tội thực hiện tội
phạm.
Về bản chất, nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm pháp lý là khác nhau. Khi
đề cập đến nghĩa vụ pháp lý của một người là đề cập đến khả năng người
đó có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, còn khi nói đến trách nhiệm pháp
lý của một người chính là nói đến việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý của
người đó trái với ý chí của họ. Trách nhiệm hình sự, với tính cách là một

dạng của trách nhiệm pháp lý, không phải là nghĩa vụ mà một người có thể
phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi do việc người đó thực hiện tội phạm mà
chính là việc phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của người phạm tội trước


Nhà nước trong tình trạng bị cưỡng chế do việc người đó đã thực hiện tội
phạm. Đúng như Bratux X. N. đã viết: “Trách nhiệm - đó không phải là
nghĩa vụ phải chịu những hậu quả phát sinh từ sự vi phạm pháp luật mà
chính là hậu quả của nó trong tình trạng bị cưỡng chế... Trách nhiệm - đó là
nghĩa vụ đã được thực hiện bằng cưỡng chế. Nghĩa vụ thì có thể được thực
hiện hoặc không được thực hiện, nhưng khi đã bắt đầu trách nhiệm, nghĩa
là khi bộ máy cưỡng chế đã đi vào hoạt động thì người có trách nhiệm
không được lựa chọn. Người đó không thể không thực hiện hành vi tạo
thành nội dung của nghĩa vụ phải thực hiện”
Thời điểm người phạm tội thực hiện tội phạm là thời điểm bắt đầu phát
sinh mối quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước và người phạm tội. Từ
khi đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết, có
quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Người phạm tội
có nghĩa vụ phải chịu các biện pháp cưỡng chế, chịu trách nhiệm hình sự
do Nhà nước áp dụng. Nhưng nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự của
người phạm tội sẽ không được thực hiện trên thực tế nếu tội phạm không bị
phát hiện, tội phạm đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình
sự.
Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và có thể được
miễn trách nhiệm hình sự. Giống với người phải chịu trách nhiệm hình sự,
người được miễn trách nhiệm hình sự là người đã thực hiện tội phạm, nghĩa
là đã thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm
được luật hình sự quy định. Từ thời điểm thực hiện tội phạm, người phạm
tội có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm hình sự,

nhưng vì có những căn cứ để được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định
của luật hình sự, người đó lại được miễn trách nhiệm hình sự. Đối với


người được miễn trách nhiệm hình sự, nghĩa vụ phải chịu hậu quả bất lợi đã
không trở thành hậu quả bất lợi thực tế mà người đó phải chịu.
Như vậy, trách nhiệm hình sự chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội
nhưng không có nghĩa người phạm tội nào cũng đều phải chịu trách nhiệm
hình sự. Trong nhiều trường hợp, theo quy định của pháp luật hình sự,
người phạm tội không bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy,
không thể đồng nhất nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự với trách
nhiệm hình sự mà một người phải chịu trên thực tế do việc thực hiện tội
phạm
1.2. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Luật hình sự nước nào cũng quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự,
nhưng không phải nước nào cũng gióng nhau, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc
vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của mỗi nước, vào sự phát
triển về sinh học của con người ở mỗi quốc gia khác nhau: ở anh từ 8 tuổi,
ở mỹ từ 7 tuổi, ở thụy điển từ 15 tuổi, ở nga từ 14 tuổi, ở pháp từ 13 tuổi, ở
các nước đạo hồi như ai -cập, li-băng, i -rắc từ 7 tuổi…
Ở nước ta, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, có
tham khảo luật hình sự của các nước khác trên thế giới và trong khu vực,
bộ luật hình sự đã quy định:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm. người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng (điều 12 bộ luật hình sự).
Vấn đề đặt ra về lý luận cần phải giải quyết, đó là vì sao người chưa đủ
14 tuổi lại không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho
xã hội mà họ gây ra? khoa học luật hình sự xác định tuổi phải chịu trách

nhiệm hình sự chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của
con người mà chủ yếu là sự phát triển về quá trình nhận thức của con người
và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.


Người chưa đủ 14 tuổi, trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức
được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả nặng tự
chủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho
xã hội mà họ thực hiện. một hành vi được coi là không có lỗi cũng tức là
không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên họ không phải chịu trách nhiệm
hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự).
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người
chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. do đó họ cũng chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ
không chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm. theo luật hình sự
nước ta thì người từ đủ 14 tuổi trở nên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng nghiêm trọng do cố ý (khoản 2 Điều 12 Bộ
luật hình sự).
Nếu người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi lại phạm tội do vô
ý thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng. ví dụ: trần văn k 15 tuổi 10 tháng là học sinh lớp 9 trường phổ thông
cơ sở quang trung, thành phố b. trên đường đi học về, k vô ý ném tàn thuốc
lá vào đống rơm của gia đình bà h, vì trời hanh khô nên bắt lửa làm cháy
đống rơm và toàn bộ ngôi nhà của gia đình bà h thiệt hại trị giá hàng 100
triệu đồng. bà h yêu cầu cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án hình sự đối với
hành vi phạm tội của k. nhưng sau khi xem xét thì thấy k chưa đủ 16 tuổi
và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định tại điều 145 bộ
luật hình sự cả khoản 1 và khoản 2 của điều luật đều là tội phạm ít nghiêm
trọng, nên cơ quan điều tra đã không khởi tố vụ án mà chuyển hồ sơ sang

toà án giải quyết bằng vụ kiện dân sự. người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16
tuổi là người có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng năng lực đó bị hạn chế


và họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự hạn chế, hay nói cách khác họ
được loại trừ trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý.
Một người chưa đủ 18 tuổi khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã
hội, theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì khi điều tra, truy tố và xét
xử, các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án)
phải xác định rõ tuổi của họ. cách tính đủ tuổi là tính theo tuổi tròn. ví dụ:
sinh ngày 1-1-1980 thì ngày 1-1-1994 mới đủ 14 tuổi và ngày 1-1-1996
mới đủ 16 tuổi. trong trường hợp không có điều kiện xác định chính xác
ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng sinh. ví dụ: chỉ
biết tháng sinh của người phạm tội là tháng 4-1981 mà không biết ngày nào
thì lấy ngày 30-4-1981 là ngày sinh của họ. trường hợp cũng không có điều
kiện xác định chính xác tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối
cùng năm sinh là ngày sinh của người phạm tội. ví dụ: chỉ biết năm sinh
của người phạm tội là năm 1983 thì ngày sinh của người phạm tội là ngày
31-12-1983. các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố
và xét xử phải tiến hành hết các biện pháp xác minh mà không thể chứng
minh được ngày tháng năm sinh thì mới lấy ngày cuối cùng trong tháng
hoặc tháng cuối cùng trong năm làm ngày sinh của người phạm tội. trong
hồ sơ vụ án nhất thiết phải có bản sao giấy khai sinh (nếu là trường hợp có
giấy khai sinh) hoặc các biên bản xác minh có xác nhận của các cơ quan có
thẩm quyền (nếu là trường hợp không có giấy khai sinh).
1.3. Khái niệm về người chưa thành niên:
1.3.1.
Người chưa thành niên.
Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ

về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.
Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành
niên.


Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp
quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ
em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối
với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất
trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các
văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới
18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa
thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể.
Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Theo Điều
1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là công
dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự
phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá
bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo
đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa
thành niên.
Như vậy, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi,
chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.
Tham khảo thêm các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến người chưa
thành niên gồm: Công ước về Quyền trẻ em (United Nations Convention
on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

ngày 20-11-1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp
dụng pháp luật với người chưa thành niên (United Nations Standard
Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules)


ngày 29-11-1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp
ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines for the Prevention of
Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14-12-1990. Theo quan
niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, người chưa thành
niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ
15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người chưa
thành niên và thanh niên.
Ở Việt Nam, tuổi kết nạp Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là từ
10 đến 15 tuổi, tuổi kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là từ
15 đến 30 tuổi. Trong tuổi Đoàn gọi là thanh niên, trong tuổi Đội là thiếu
niên, dưới tuổi Đội gọi là nhi đồng. Ở mỗi lứa tuổi, người chưa thành niên
được Nhà nước và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục để phát
triển tốt nhất về thể chất và nhân cách, trở thành người khỏe mạnh, có ích
cho xã hội.
Để xác định vị thành niên ta cần đến y học, các phương pháp giám định
tuổi để kết luận tuổi rồi căn cứ vào bộ luật hình sự để xác định có phải là vị
thành niên hay không.
1.3.2.
Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên.
Đặc trưng cơ bản của nhóm người chưa thành niên (vị thành niên) biểu
hiện trước hết ở vị trí vai trò của nó trong đời sống xã hội cũng như trong
chính cuộc đời của mỗi người. Nếu trong cuộc đời, tuổi vị thành niên là
giai đoạn quan trọng, giai đoạn bản lề có thể quyết định toàn bộ cuộc sống
sau này của mỗi người thì trong xã hội, thế hệ vị thành niên bao giờ cũng
đại điện cho một sự chuyển tiếp các thế hệ mới, hướng tới tương lai. Nguồn

nhân lực cho sự phát triển được nảy sinh, bảo vệ, nuôi dưỡng từ tuổi trẻ
em, bổ sung và hoàn thiện dần về thê chất, tri thức và nhân cách từ vị thành
niên va bắt đầu thực sự đóng góp cho xã hội ở những giai đoạn sau đo.


Thực tế cho thấy, lối sống, đạo đức và nhân cách của mỗi người được
hình thành từ tuổi ấu thơ và định hình rõ nét từ tuổi vị thành niên. Tuổi vị
thành niên hàm chứa trong mình nó rất nhiều những yếu tồ vừa ghi nhận,
vừa loại bỏ, vừa định dạng vừa biến động trong nhận thức, tâm lý, tình
cảm, suy nghĩ của con người trong giai đoạn này rồi trở thành khuôn mẫu
nhân cách của chính con người đó trong cuộc đời sau này. Đặc trưng cơ bản
của nhóm vị thành niên có thể được xác định bởi những biến đổi thường
xuyên, liên tục của ba mặt cơ bản: mặt thể chất, mặt tâm lý, tình cảm, nhận
thức và sau đó là mặt hành vi, cụ thể là:
Thứ nhất, vị thành niên là nhóm tuổi có những sự thay đổi mạnh mẽ nhất
về thể chất trong cuộc đời của mỗi người trên bình diện y sinh học, nó là
giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ non nớt thành một người lớn khỏe
mạnh. Sự trưởng thành nhanh chóng gần như đột biến ấy không chỉ gây sự
ngạc nhiên cho những người xung quanh mà còn chính cho những đứa trẻ ở
vào lứa tuổi này. “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu” là câu tục ngữ hoàn
toàn đúng mà người xưa đã dùng để nói về tuổi vị thành niên.
Thứ hai, vị thành niên cũng là giai đoạn thay đổi nhanh chóng nhất về
tâm lý, tình cảm, nhận thức, mà trong nhiều trường hợp chính sự thay đổi
còn có thể gây “sốc” cho bản thân lứa tuổi này. Các nhà tâm lý học đều đã
viết và nói nhiều về sự đa dạng và phức tạp trong tình cảm, tâm lý trầm tư,
u út, sự khép mình vào thế giới nội tâm của nhiều bạn gái trẻ, hoặc thái độ
ngang bướng thậm chí phá phách, muốn khẳng định mình ở các bạn trai,
khi giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự hình thành các giá trị đạo
đức, lối sống và nhân cách của mỗi người. Để rồi, sau khi vượt qua lứa tuổi
này, con người có thể bước vào đời như những công dân tương lai với tất cả

những gì được tạo dựng từ đó, những tốt và xấu, trắng và đen, những đúng


đắn và sai lệch đan xen nhau, đấu tranh với nhau trong suốt quãng đường
còn lại của đời người.
Thứ ba, từ sự thay đổi về thể chất và nhận thức, vị thành niên cũng là
nhóm nhân khẩu xã hội có những biến đổi mạnh mẽ nhất trong hành vi, nó
khiến cho bao giờ cũng vậy, rất nhiều hành vi của nhóm tuổi này luôn là
khó hiểu và khó lường trước được với những thế hệ khác, đặc biệt là những
người lớn tuổi. Ở vào tuổi vị thành niên, người ta dễ dàng hành động mà
không có sự cân nhắc, tính toán, chín chắn. Trẻ vị thành niên có thể là
những người vị tha, độ lượng, óc thể hy sinh thân mình để làm những điều
tốt đẹp, nhưng cũng có thê ngay sau đó lại bị lôi kéo vào những hành vi xấu
mà không nhận biết được. Người ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những tệ nạn
xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, đánh nhau khi ở tuổi vị thành niên
để rồi khi trưởng thành đã không thể dễ dàng từ bỏ những tệ nạn này.
1.4.

Hình phạt và miễn giảm trách nhiệm hình sự với người chưa vị thành
niên:
Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự:
Cũng là một trong những chế định quan trọng trong luật hình sự Việt

1.4.1.

Nam miễn TNHS thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước
ta đối với nugời phạm tội, đồng thời qua đó nhằm động viên, khuyến khích
nugời tội phạm lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo
nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và giúp họ thành trở thành người có
ích cho xã hội.

Vậy có thể nói miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo
của Luật hình sự Việt Nam, do cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền tùy
thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng áp dụng và thể hiện bằng nội
dung không buộc một người phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi của việc


thực hiện tội phạm, nếu xét thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình
sự người đó và đáp ứng những điều kiện nhất định.
1.4.2 Điều kiện miễn trách nhiệm hình sự:
Theo Điều 25 BLHS thì việc miễn TNHS được thực hiện trong các
điều kiện sau đây:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến cảu tình
hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm
cho xã hội nữa (khoản 1).
- Trước khi hành vi tội phạm bị phát giác, người tội phạm đã tự thú,
khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra
tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm
(khoản 2).
- Khi có quyết định đại xá
Ngoài những điều kiện có tính nguyên tác chung cho việc nhiễm
TNHS, luật hình sự ở Việt Nam còn quy định một số trường hợp đặc
biệt được miễn TNHS:
- Người phạm tội đã chấm dứt việc phạm tội một cách tự nguyện và
dứt khoát (ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt)
cho nên tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi không còn ( Điều 19
BLHS).
- Người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm
trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia
đình hoặc cơ quan tổ chức nhận giám sát, giáo dục (khoản 2 Điều 69
BLHS).

- Người phạm tội đã nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện được
giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (khoản 3 Điều 80 BLHS).
- Người đưa hối lộ khi không ép buộc nhưng đã chủ động khai báo
trước khi bị phát giác (Điều 289 BLHS).


- Người không tó giác tội phạm nhưng có hành động can ngan người
tội phạm hoặc người hạn chế tác hại của người phạm tội ( khoản 3
Điều 314 BLHS).
Chương 2: Thực trạng áp dụng áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người chưa
đủ tuổi vị thành niên phạm tội:
2.1 Số vụ án do người chưa đủ tuổi vị thành niên, ảnh hưởng đến xã hội như
thế nào?
II.1.1.
Một số vụ án do người vị thành niên gây ra.
Họ là những thiếu niên mới lớn nhưng khi gây án thì tàn bạo, lạnh lùng
hơn cả tội phạm chuyên nghiệp. Do khi phạm tội chưa thành niên, các sát
thủ không phải đối mặt án tử hình mà chịu mức phạt tối đa 18 năm tù.
Ở tuổi 16, Lê Ngọc Chung (ở huyện Thanh Oai, Hà Nội) trở thành kẻ sát
nhân gây ra vụ án kinh hoàng tại phố Minh Khai khi một mình vác kiếm
truy sát cả 3 thế hệ trong gia đình ông chủ khiến 3 người chết, 2 người bị
thương nặng.
Theo hồ sơ vụ án, đang học dở lớp 10, Chung ăn trộm một triệu đồng, bỏ
nhà đi "bụi" cùng chiếc xe máy "cuỗm" được của bố dượng. Sau một ngày
lang thang, Chung tìm đến trung tâm giới thiệu việc làm, tìm việc rửa xe tại
tiệm của gia đình anh Đỗ Quốc Hùng (ở phố Minh Khai, Hà Nội), lương
500.000 đồng một tháng.
Tối 24/4/2007, thấy tai nạn giao thông xảy ra trước cửa nhà ông chủ,
Chung ra hiện trường lấy trộm xe máy. Anh Hùng và vợ là chị Nga đứng

trên gác nhìn thấy, bắt người làm công mang trả lại chỗ cũ. Không bằng
lòng với hành động của Chung, anh Hùng cho anh ta làm việc đến hết
tháng rồi nghỉ.
Mấy ngày sau, Chung xin phép về thăm gia đình ở quê, nhưng thực chất
là đến nhà bạn mua thanh kiếm giấu dưới yên xe máy rồi quay trở lại tiệm
rửa xe với mục đích trả thù.


Rạng sáng 2/5/2007, Chung cầm kiếm đi lên phòng ngủ của bà Đỗ Thị
Lữ (mẹ anh Hùng). Cháu Nghĩa (con trai đầu của anh Hùng) phát hiện, hỏi:
"Cầm dao làm gì đấy?". Ngay lập tức, cậu bé bị chém chết trên salon đang
ngồi. Bà Lữ bừng tỉnh giấc, Chung dùng chăn trùm lên đầu bà, cầm kiếm
đâm nhiều nhát đến khi chết.
Chung tiếp tục gây ra cái chết của ông chủ, đâm trọng thương vợ và con
anh này.
Gây án xong, Chung lấy xe máy định phóng đi, nhưng không nổ được
máy... Hồ sơ vụ án từng bị TAND Hà Nội trả lại, yêu cầu điều tra bổ sung
vì nghi ngờ có đồng phạm của vụ án, đồng thời xác định chính xác tuổi của
Chung. Tại phiên tòa tháng 9/2008, Chung bị kết án 12 năm tù. HĐXX
nhận định tội ác của Chung là dã man, mất hết nhân tính, cùng lúc truy sát
nhiều người nhưng khi gây án hắn chưa đến tuổi thành niên.
Cũng ở lứa tuổi vị thành niên, hành vi tàn độc không kém Chung là hai
cậu học sinh lớp 8 Phạm Đình Cử và Nguyễn Văn Trọng (ở Thường Tín,
Hà Nội). Trưa 13/5/2008, Cử và Trọng về nhà lấy sữa đã pha sẵn thuốc
chuột và bao tải ra trường Mầm non Hoa Sen đón Tuấn Anh (em họ của
Cử).
Đón được cậu em, Cử bế lên xe đạp và cho em uống sữa. Sau một hồi đi
lòng vòng chưa thấy em ngấm thuốc, cả hai liền đưa cậu bé tới khu nhà vệ
sinh bỏ hoang ở phía sau Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Chúng cho Tuấn Anh
vào bao tải, đánh cậu bé đến chết rồi vứt xác xuống hố xí rồi đậy gạch lên.

Gây án xong, cả hai vẫn đi đánh điện tử. 16h30 cùng ngày, chúng cầm
bức thư viết sẵn nhét vào cửa nhà anh Nguyễn Mạnh Tấn, bố của Tuấn Anh
đe dọa: "Nếu muốn con mày trở về an toàn thì tối thứ 5 tuần này vào lúc
9h30 tối để 30 triệu đồng ở ngoài cổng, chỗ để rác cho vào một cái túi màu
đen. Đưa tiền chậm một ngày con mày sẽ mất một ngón tay...".
Khi vụ án được làm rõ, một cán bộ điều tra phải thốt lên: "Chúng quá
lạnh lùng, cảm giác giết người như trong games vậy. Không chỉ trẻ con mà


ngay cả người lớn khi phải đối mặt với công an vì tội danh này thường rất
sợ hãi, ăn năn, nhưng hai đứa này thì vẫn cười nói".
Vụ án được đưa ra xét xử vào tháng 2/2009. Nhiều người ngạc nhiên khi
sát thủ còn rất trẻ tuổi, mặt mũi trông rất hiền lành mà đã có kế hoạch bài
bản như vậy. TAND Hà Nội đã tuyên phạt Cử 12 năm tù giam về tội giết
người và bắt cóc tống tiền. Trọng bị đưa đi cải tạo tại trại giáo dưỡng vì khi
phạm tội chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
TAND Hà Nội vừa xét xử một nhóm 8 người về tội giết người, tất cả đều
chưa đến tuổi thành niên. Vụ án bắt nguồn từ việc Nguyễn Hương Giang
(học sinh lớp 10 trường bán công Đống Đa) mâu thuẫn với một học sinh
lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi. Giang bị bạn của "đối thủ" đập mũ bảo
hiểm vào mặt.
Để trả hận, chiều 24/10/2009 Giang hẹn "đối thủ" để giải quyết mâu
thuẫn trước cổng trường Nguyễn Trãi. Chúng mang theo dao tông, tuýp
nước đến nơi hẹn. Thấy anh Duy giống người hôm trước đánh mình, Giang
bảo cả bọn "cứ xiên nhiệt tình". Cả bọn xông đến, người dùng dao tông
chém anh Duy, người dùng tuýp nước vụt. Phương đã đâm một nhát vào
tay và sườn nạn nhân khiến tử vong. Dù nhận định hành vi của các bị cáo
rất côn đồ, nhưng do chưa đủ 18 tuổi, họ chỉ bị phạt 4-15 năm tù.
Chia sẻ với VnExpress.net, luật sư Nông Thị Hồng Hà nhận xét, nguyên
nhân dẫn tới trẻ vị thành niên phạm tội là do trình độ nhận thức còn hạn

chế. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc quản lý, chăm
sóc, giáo dục trẻ vị thành niên vẫn chưa được chú trọng.
"Điều đáng lo ngại là nhiều gia đình mải làm ăn đã quên cả việc chăm lo,
dạy bảo con cái", bà cho hay
II.1.2.
Ảnh hưởng đến xã hội.
- Nguyên nhân:
Nếu xét về mặt luật pháp thì độ tuổi vị thành niên ở nước ta là dưới 18
tuổi. Tuy nhiên, trên thế giới mức độ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi này


thường không cao và cũng ít gây nên những hậu quả nghiêm trọng về tài
sản và nhân mạng. Theo phân tích của Viện Khoa học pháp lý, Quỹ nhi
đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thì trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là
do các em chịu hoàn cảnh gia đình nghèo, có học vấn thấp, cha mẹ thiếu
quan tâm, bạo hành gia đình, thiếu khả năng chịu đựng để vượt qua vấn đề
của mình, bị bạn bè lôi kéo.
Trên thực tế những nguyên nhân do của Viện Khoa học pháp lý, Quỹ nhi
đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) có phần trùng khớp, có phần chưa trùng
khớp với thực tiễn tình hình tại Việt Nam. Chẳng hạn, số liệu Bộ Giáo dục đào tạo thông báo cho báo chí (từ cơ quan công an) cho thấy hiện có tới
gần 20.000 đối tượng thanh thiếu niên bỏ học, sống lang thang, bụi đời tại
Việt Nam. Số thanh thiếu niên này đã liên kết thành các băng nhóm sử
dụng ma túy, gây ra nhiều vụ đánh nhau, gây rối trật tự xã hội, cướp tài
sản... với xu hướng ngày một gia tăng. Theo tổng hợp các báo cáo chính
thức từ các địa phương cho thấy hơn 30% trẻ vị thành niên đã bỏ học trước
khi phạm tội, tỉ lệ tái phạm lên tới 35%, cao hơn nhiều so với chuẩn mực
quốc tế.
Bên cạnh đó, theo một kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát
triển giáo dục Việt Nam cho thấy tỉ lệ học sinh nói dối cha mẹ ở bậc tiểu
học là 22%, THCS 50%, THPT 64%. Như vậy, khác với các nước trên thế

giới, vị thành niên Việt Nam có xu hướng phạm tội ngày một tăng là do các
em bị ảnh hưởng bởi lối giáo dục không đúng đắn từ một xã hội có dấu
hiệu xuống cấp về mặt đạo đức. Nói về điều này, GS Hoàng Tụy đã từng
cảnh báo thẳng thắn rằng: “Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành
“nỗi nhục” trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc
giả dối”.
Bên cạnh đó, so với thời kỳ trước hội nhập, hiện nay trẻ em Việt Nam
đang phát triển nhanh hơn về mặt tâm sinh lý và khả năng tiếp nhận các


thông tin. Điều kiện này khiến trẻ vị thành niên ở nước ta hiện nay thành
“người lớn” sớm hơn. Bên cạnh đó, xã hội càng phát triển, các bậc cha mẹ
và những người lớn tuổi trong gia đình không có nhiều thời gian để quan
tâm, chăm sóc trẻ vị thành niên, phần lớn các bậc phụ huynh đều có tâm lý
chung là chuyển giao nghĩa vụ giáo dục con cái cho nhà trường và các thầy
cô giáo. Nhưng như một nghịch lý, nhà trường và các thầy cô giáo hiện nay
chỉ chú trọng đến việc giáo dục và chăm lo đến sự phát triển về tri thức. Vì
thế việc giáo dục về nhân cách cho học sinh bị thiếu hụt một cách nghiêm
trọng.
- Ảnh hưởng
Khi đang ở tuổi vị thành niên là lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời nếu phạm
tội thì chính bản thân người phạm tội đã đánh mất tương lai của minh, tự
đưa mình vào hố đen của xã hội. Đối với xã hội nó như một làn sóng tiêu
cực ảnh hưởng đến tâm sinh lý của thế hệ trẻ từ đó góp phân gia tăng tị lệ
tội phạm vi thành niên ( người ta sẽ nghĩ “ nó làm được thì mình cũng làm
được vậy”).
Bên cạnh đó thì làm mất đi nguồn nhân lực là nòng cốt trong tương lai
của đất nước, gia đình tan nát, đã nghèo nay còn nghèo hơn, làm khổ cha
mẹ.
VD như: vụ án Lê Văn Luyện, đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với

chính gia đình anh, mẹ anh bị tâm thần cả gia đình vì che dấu cho Luyện
nên cũng chiệu cảnh tù tội, em trai học lớp 10 không dám đến trường, bị
hàng xóm xa lánh, chủi rủa nên phải cùng mẹ về quê ngoái sinh sống hằng
ngày đi làm thuê kiếm tiền sống qua ngày.
2.2 Thực tế hình phạt đối với người chưa vị thành niên:
Trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự đối với người chưa thành niên
phạm tội, việc áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng như
quy định tại khoản 3 Điều 70 BLHS thì Thẩm phán còn lúng túng và áp
dụng chưa đúng quy định pháp luật do điều luật không quy định rõ tiêu chí


để đánh giá tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Mặt khác, BLHS
quy định việc đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, do Tòa án quyết định
trong thời hạn từ 1 đến 2 năm. Như vậy, trường hợp khi xét xử người chưa
thành niên gần 18 tuổi mà Tòa án quyết định đưa vào trường giáo dưỡng,
khi chưa hết thời hạn trong trường giáo dưỡng, họ đã trở thành người thành
niên (đủ 18 tuổi hoặc hơn 18 tuổi) khiến cơ quan tư pháp lúng túng không
biết xử lý thế nào khi chức năng của trường giáo dưỡng là chỉ thực hiện
việc giáo dục đối với người dưới 18 tuổi. Nếu đưa họ ra khỏi trường giáo
dưỡng thì bản án không được thi hành nghiêm minh. Do đó, nếu người
chưa thành niên từ trên 17 tuổi đến dưới 18 tuổi thì nhiều Thẩm phán
không áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng, vì thời hạn
tối thiểu học tập, giáo dục tại trường giáo dưỡng là 1 năm.
Một phiên tòa xét xử các bị cáo chưa thành niênTại khoản 5 Điều 69
BLHS quy định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm
tội là “khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần
hạn chế áp dụng hình phạt tù”. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, nên Thẩm phán chủ yếu là áp dụng hình phạt tù, trường hợp có nhiều
tình tiết giảm nhẹ thì vẫn áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo là người chưa

thành niên và cho họ được hưởng án treo; hạn chế áp dụng các hình phạt
khác như cảnh cáo, phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ. Bên cạnh đó, các
Tòa án còn ít áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên
phạm tội theo Điều 70 BLHS với tư cách là biện pháp hỗ trợ hay thay thế
cho hình phạt.
Ngoài ra, vấn đề quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội đôi khi vẫn còn thiếu sót, có trường hợp thì áp dụng hình phạt quá
nặng, có trường hợp lại áp dụng hình phạt quá nhẹ; có Tòa án còn áp dụng


chưa đúng quy định về hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm
tội. Một trong những điều kiện để áp dụng hình phạt tiền đối với người
chưa thành niên phạm tội là họ phải có thu nhập hoặc có tài sản riêng,
nhưng đôi khi Tòa án lại áp dụng hình phạt tiền đối với cả những bị cáo là
người chưa thành niên không có thu nhập và không có tài sản riêng.
Một vấn đề cũng còn nhiều ý kiến tranh luận hiện nay là việc Nhà nước
có chính sách: Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người
chưa thành niên phạm tội. Theo các nhà làm luật thì người chưa thành niên
là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý, do đó hành vi
phạm tội của họ được cho là một phần do môi trường sống, ảnh hưởng từ
môi trường sống; không phải lỗi hoàn toàn do bản thân người chưa thành
niên. Nhiều nhà khoa học cho rằng khi não bộ người chưa thành niên chưa
phát triển đầy đủ thì họ không phải chịu hoàn toàn về hành vi của mình và
họ là những người có thể cải thiện, giáo dục được. Tuy nhiên, đây cũng là
một vấn đề cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn qua vụ án Lê Văn Luyện giết
người cướp của ngày 24/8/2011 xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích (xã Phương
Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn
Luyện đã giết chết vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổi.
Khi bị kết án, Luyện chỉ bị mức án nặng nhất là 18 năm tù theo quy định
của pháp luật Việt Nam.

Hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng, Nhà nước cần sửa đổi BLH theo
hướng vẫn có thể áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với người
chưa thành niên phạm tội trong những trường hợp phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn cho xã hội mà người chưa thành niên
phạm tội là người được xác định không còn khả năng cải tạo. Việc áp dụng
hình phạt tử hình đối với họ sẽ được thực hiện theo một cơ chế đặc biệt
dưới sự giám sát của cơ quan chức năng và nhân dân, theo một trình tự đặc


biệt, có như vậy mới bảo đảm được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng ngừa
tội phạm vị thành niên.
2.3 Kiến nghị:
2.3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về trách
nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.
Xét về tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS), bộ luật hình sự (BLHS)
nằm 1999 đã qui định có tính chất giảm nhẹ hơn so với BLHS năm
1985.Tuy nhiên điều luật qui định tuổi chịu TNHS trong BLHS hiện hành
vẫn còn có điểm chưa hợp lý. BLHS qui định người vừa từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Có nghĩa là người chưa thành niên
phạm tội ở độ tuổi này có thể bị truy cứu TNHS về bất kì tội phạm nào nếu
đó là tối phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng. Điểm bất hợp lí này thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Về mặt lý luận, vì để có được mục đích chống chính quyền nhân dân đòi
hỏi người phạm tồi hình thành ý thức giai cấp, ý thức chính trị rõ ràng.
Người từ đủ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có năng lực nhận thức hạn chế,
kinh nghiệm sống ít thì không thể đáp ứng được yêu cầu trên.
Về thực tiễn:
Thực hiện quyền đầu tranh chống các tội phản cách mạng trước đây, và
nay là các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, đòi hỏi

người phạm tội phải có ý thức chính trị rõ ràng. Vì vậy, việc cân nhắc điểu
kiện tuổi của họ phải rất thận trọng. Có trường hợp người thực hiện tội
phạm đặc biệt nguy hiểm xâm hại an ninh quốc gia, đủ 14 tuổi trở lên
nhưng chưa đủ 16 tuổi, chưa có ý thức chính trị rõ ràng không bị xử lý về
hình sự.


Từ những căn cứ phân tích trên, ta chỉ nên qui định buộc người chưa
thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS đối với
những hành vi mà họ có khả năng thực hiện được.
Một vấn đề nữa liên quan đến tuổi chịu TNHS của người chưa thành
niên phạm tội đó là việc xác định tuổi của người phạm tội. Việc xác định
một cách chính xác tuổi của người phạm tội có ý nghĩa rất lớn đối với việc
xác định tội phạm va TNHS của họ. Trong nhiều trường hợp nó có ý nghĩa
quyết định trong việc khẳng định có phạm tội hay không phạm tội cũng
như có phải chịu TNHS hay không phải chịu TNHS.
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, quá trình vận dụng qui định
về tuổi chịu TNHS có những vướng mắc nhất định đòi hỏi phải được giải
quyết về mặt lý luận.
Theo qui định tại Điều 12 BLHS năm 1999, tuổi chịu TNHS là tuổi tính
tròn. Nhưng vấn đề đặt ra là độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hay 16
tuổi đó được tính từ thời điểm nào?
Trường hợp chúng ta có đủ điều kiện xác định chính xác ngày tháng năm
sinh (thông thường qua giấy khai sinh) thì việc tính tuổi không có điều gì
cần bàn. Nhưng thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay cho thấy,
có rất nhiều trường hơp không có căn cứ xác định chính xác ngày sinh,
tháng sinh thậm chí cả năm sinh của người chưa thành niên có hành vi
nguy hiểm cho xã hội.
Giải quyết những tình trạng này, nghị quyết số 02 ngày 5-1-1986 của Hội
đồng thẩm vấn Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã khẳng định “ Trong

trường hợp không có điều kiện xác định chính xác ngày sinh thì tính ngày
sinh theo ngày cuối cùng của tháng, và nếu cũng không có điều kiện xác
định chính xác tháng sinh thì xác định là ngày cuối cùng của năm sinh”.Có
thể nói việc đưa ra cách tình tuổi nêu trên hoàn toàn là sự áp dụng nguyên
tắc có lợi cho bị can,bị cáo.


Quàn triệt nguyên tắc này tại công văn số 81 ngày 10 tháng 6 năm 2002,
TANDTC lại một lần nữa cụ thể hóa cách xác định tuổi trong từng trường
hợp cụ thể.
Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào
trong tháng đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị
can, bị cáo.
Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được cụ
thể ngày nào, tháng nào của quí đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối
cùng của qui đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để người chưa thành niên
xét TNHS đối với bị can bị cao.
Nếu xác định được cụ thể nửa năm đầu hay nửa cuối năm, nhưng không
xác định được cụ thể ngày nào, tháng nào của quí đó thì lấy ngày cuối cùng
của tháng cuối cùng của quí đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để người
chưa thành niên xét TNHS đối với bị can, bị cáo.
Nếu xác định được cụ thể nửa năm đầu hay nửa cuối năm, nhưng không
xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hay nửa cuối năm thì lấy
ngày 30 tháng 6 hay tháng 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày
sinh của bị can, bị cáo để người chưa thành niên xét TNHS đối với bị can,
bị cáo.
Các hình phạt đối với tội phạm vị thành niên con khá nhẹ nhàng và có
nhiều lỗ hỏng dẫn tới có một số người lợi dụng điều đó để thực hiện hành
vi phạm tội và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, chính vì vậy ta cần có biện
pháp mạnh hơn gian đe tốt hơn, và xác định rõ tuổi có thể chiệu trách

nhiệm hình sự để tránh trương hợp lách luật, bên cạnh đó ta cần sữ dụng
một số biện pháp như: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Biện
pháp đừa vào trường giáo dưỡng. cảnh cáo , phạt tiền, cải tạo không giam
giữ, tù có thời hạn…….
3 KẾT LUẬN



×