Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn mysis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC THỨC ĂN ĐẾN
TỶ LỆ SỐNG, THỜI GIAN BIẾN THÁI VÀ TĂNG
TRƯỞNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM THẺ CHÂN
TRẮNG (Penaeus vannamei) GIAI ĐOẠN MYSIS

VINH – 2015


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về diện tích mặt nước, rất thuận lợi
cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản nói chung, nghề nuôi
tôm ở Việt Nam nói riêng những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, giải quyết
một phần tình trạng thiếu việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ nông ngư dân
ven biển, tăng nguồn ngoại tệ lớn thông qua xuất khẩu. Việt Nam đã trở thành
một trong những nước có sản lương tôm nuôi lớn nhất thế giới. Các loài tôm
được nuôi chính ở Việt Nam hiện nay là: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm
nương (P. orientalis), tôm thẻ chân trắng (P. vannamei), tôm rằn (P.
semisucatus).
Trong những năm gần đây tôm thẻ chân trắng là loài được nuôi rộng khắp
ở nhiều vùng trên thế giới. Mặc dù đã hơn 10 năm phát triển nhưng nguồn giống
thủy sản vẫn chưa được chú trọng đầu tư, đặc biệt là nguồn tôm giống. Tổng
năng lực cung cấp con giống hiện tại chỉ đáp ứng 70-80% nhu cầu nuôi trồng
trong đó tôm thẻ chân trắng mới chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu con giống.
Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng giống không đảm bảo kéo theo tỷ lệ tiêu
hao khá lớn [18].
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng có tốc độ tăng trưởng nhanh, chu kỳ nuôi
ngắn, ít rủi ro, có sức chịu đựng tốt với các biến động môi trường. Thực tế sản
xuất hiện nay cho thấy, do tốc độ nghề nuôi tôm thương phẩm phát triển rất


nhanh, nên yêu cầu về số lượng con giống hàng năm tăng nhanh.
Để có một vụ nuôi thành công và đáp ứng được nguồn cung cấp con
giống cho thị trường, hàng loạt trại sản xuất giống tôm đã ra đời. Bên cạnh
đó các nhà nghiên cứu thủy sản đã nghiên cứu rất nhiều để tìm ra loại thức ăn
phù hợp nhất cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Ở Việt Nam hiện nay có hơn 10
nhà máy thức ăn công nghiệp chuyên sản xuất thức ăn cho tôm thẻ chân trắng,
có rất nhiều công ty lớn đang hoạt động mạnh như: CP group, Uni President,


Grobest,… mỗi nhà máy thức ăn có từ 6 – 8 loại thức ăn. Các loại thức ăn được
sử dụng để ương nuôi hiện nay là tảo, artemia và thức ăn tổng hợp. Nhưng có
nhiều công thức phối hợp giữa các loại thức ăn với nhau. Mổi công thức khác
nhau cho kết quả khác nhau, cụ thể là tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu
trùng.
Nhưng để tạo ra được con giống tốt, tỷ lệ sống cao, hạn chế xẩy ra
dịch bệnh, thời gian biến thái ngắn, thu được lợi nhuận cao thì việc tìm ra
công thức thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ấu trùng là một
trong những khâu quan trọng, quyết định sự thành bại của sản xuất và góp
phần xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo tôm thẻ ở nước ta ngày
càng hoàn thiện hơn.
Từ những vấn đề cấp thiết trên, được sự giúp đỡ của cơ sở sản xuất thuộc
Công ty chăn nuôi CP.Việt Nam và được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa
Nông- Lâm - Ngư và tổ bộ môn thủy sản, trường Đại học Vinh tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến tỷ lệ sống, thời
gian biến thái và tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus
vannamei) giai đoạn Mysis”
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu nhằm xác định công thức thức ăn phù
hợp cho sự biến thái và góp phần nâng cao tỷ lệ sống, tăng trưởng tốt trong quá
trình ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) giai đoạn
Mysis.



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm của tôm the chân trắng
1.1.1. Hệ thống phân loại
Nghành :

Arthropoda

Lớp :

Crustacea
Bộ :

Decapoda
Họ :

Penaeidea
Giống :

Penaeus

Loài : Penaeus vannamei Boone, 1931.

Hình 1.1. Tôm thẻ chân trắng
Tên tiếng Anh: white leg shrimp.
Tên địa phương: tôm he, tôm thẻ chân trắng.
1.1.2. Đặc điểm phân bố
Trên thế giới tôm thẻ chân trắng phân bố chủ yếu ở vùng nước ven bờ
phía Đông Thái Bình Dương từ phía bắc Peru đến phía nam Mehico. Tôm thẻ

phân bố tập trung ở vùng ven bờ của Ecuador. Hiện nay tôm thẻ chân trắng đã
di giống ra nhiều vùng biển cả bờ tây lẫn bờ đông của châu Mỹ, Trung Quốc,
Đài Loan, Malayxia, Indonexia, Việt Nam,…[2].


1.1.3. Đặc điểm sinh học sinh sản của tôm thẻ chân trắng
* Bãi đẻ, mùa vụ sinh sản
Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng
biển có độ sâu 70m với nhiệt độ 26 – 28ºC, độ mặn khá cao (35 ‰). Trứng nở
ra ấu trùng và vẫn loanh quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Postlarvae,
chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây
điều kiện môi trường rất khác biệt: thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt
độ cao hơn,...Sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và
tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ [2].
Tùy vào nhiệt độ nước mà mùa vụ sinh sản của tôm cũng thay đổi theo
từng khu vực. Ở phía bắc Ecuador, tôm thẻ chân trắng sinh sản từ tháng 3 đến
tháng 8, tập trung vào tháng 4, 5. Ở Peru, tôm sinh sản chủ yếu từ tháng 12 đến
tháng 4 [1].
* Cơ quan sinh dục
Cơ quan sinh dục của con đực gồm 2 ống dẫn tinh, 2 tinh hoàn màu trắng
sữa nằm ở phần đầu ngực và ống dẫn đổ ra ở gốc chân bò số 5, cơ quan sinh dục
ngoài có Petasma.
Cơ quan sinh dục trong của con cái là đôi buồng trứng gồm 2 dải nằm
trên mặt lưng, kéo dài từ hốc mắt tới đốt bụng thứ 6, cơ quan sinh sản ngoài là
Thelycum, là nơi chứa túi tinh sau khi giao vĩ.
* Hoạt động giao vĩ và đẻ trứng
Tôm thẻ chân trắng là loài có thelycum hở. Sự giao vĩ chủ yếu xảy ra vào
ban đêm. Ban đầu, một hoặc nhiều con đực cùng đuổi theo con cái ở phía sau,
con đực dùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái, sau đó tôm đực lật ngửa
thân và ôm con cái theo hướng đầu nối đầu, đuôi nối đuôi hoặc xoay 180 0 và

giao vĩ ở tư thế đầu nối đuôi. Thời gian giao vĩ xảy ra tương đối nhanh khoảng
3–7 phút. [2]
Tôm cái được gắn túi tinh trước khi đẻ vài giờ hoặc trước đó vài ngày
(lột xác à thành thục à giao vỹ à đẻ). Túi tinh được dính vào thelycum của


con cái, không được bảo vệ chắc chắn nên dễ bị rơi rớt và tôm có thể giao vĩ trở
lại.[3]

Hình 1.4: Hoạt động giao vĩ
* Hoạt động đẻ trứng của tôm thẻ chân trắng
Tôm cái đẻ trứng chủ yếu vào thời gian 9 giờ tối đến 3 giờ sáng. Thời gian bắt
đầu đẻ cho tới khi kết thúc chỉ mất 1-2 phút. Trứng sau khi đẻ có màu vỏ đậu
xanh. Các chùm tinh của tôm đực cũng được tái sinh nhiều lần. Sau khi đẻ xong
trứng trải qua các giai đoạn ấu trùng, tới poslarvae bơi vào gần bờ sông, sau vài
tháng tôm con trưởng thành và bơi ra biển rồi giao vĩ tiếp. Sau mỗi lần đẻ hết
trứng, buồng trứng lại phát dục tiếp. Con đẻ nhiều nhất 10 lần/năm, thường sau
khi đẻ 3-4 ngày thì lột vỏ. [2]
* Sức sinh sản
Số lượng trứng tùy theo kích cỡ của tôm mẹ, tôm mẹ có khối lượng từ
35g, lượng trứng 100.000 - 250.000 hạt, trứng có đường kính 0,22 mm, sự
phát triển của trứng sau khi đẻ đến giai đoạn đầu tiên của Nauplius diễn ra
trong khoảng 14 giờ [1].


1.1.4. Đặc điểm phát triển của các giai đoạn ấu trùng tôm thẻ
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hình thái ngoài và tập tính bắt mồi người ta
chia ấu trùng TTCT thành bốn giai đoạn: Nauplius, Zoea, Mysis, Post-larvea, và
mỗi giai đoạn ấu trùng lại bao gồm nhiều giai đoạn phụ [1].
* Giai đoạn Nauplius (N)

Ấu trùng Nauplius trải qua 6 lần lột xác và 6 giai đoạn phụ. Là giai đoạn
đầu tiên của ấu trùng phù du, dinh dưỡng bằng noãn hoàng mà không sử dụng
thức ăn bên ngoài. Có hình dạng rất khác bố mẹ: ấu trùng hình quả lê có ba đôi
phần phụ và một điểm mắt. Cuối N 6 hệ tiêu hóa bắt đầu hoạt động, Bơi lội bằng
3 đôi phần phụ, vận động theo kiểu zíc zắc, không định hướng và không liện
tục.

Hình 1.2. Ấu trùng giai đoạn Nauplius
* Giai đoạn Zoea (Z)
Sau khi kết thúc giai đoạn N ấu trùng chuyển sang giai đoạn Z. Đặc
điểm thay đổi lớn nhất ở giai đoạn này chính là việc ấu trùng bắt đầu sử dụng
thức ăn bên ngoài. Do tập tính sống trôi nổi, bắt mồi thụ động bằng các phụ bộ,
giai đoạn này chúng ăn lọc cho nên chúng ăn tất cả những gì vừa cỡ miệng. Hệ
tiêu hoá đã hình thành tương đối hoàn chỉnh, màng ruột dao động theo kiểu hình
sin nên thức ăn được đẩy dọc theo ống tiêu hoá, một phần nhỏ thức ăn được tiêu
hoá và hấp thụ qua màng ruột, phần lớn còn lại được thải ra ngoài qua hậu môn
tạo thành đuôi phân, vì lý do này nên ấu trùng Z có tập tính ăn liên tục. Ngoài
khả năng ăn lọc ấu trùng Z vẫn có khản năng bắt mồi và ăn được các động vật


nổi kích thước nhỏ (Nauplius Artemia, luân trùng,…) đặc biệt cuối giai đoạn Z2
và Z3, do đó trong sản xuất giống nhân tạo cần cho ăn nhiều lần trong ngày
[4,5].
Giai đoạn ấu trùng Z được phân chia thành 3 giai đoạn phụ: Zoea1 (Z1),
Zoea2 (Z2), Zoea3 (Z3) [5].
- Z1 thay đổi hẳn về hình thái so với Nauplius. Cơ thể Z1 kéo dài chia làm 2
phần: Phần đầu có vỏ giáp đính lỏng lẻo, phần sau gồm có 5 đốt ngực và bụng
chưa phân đốt có chạc đuôi. Z1 chưa có chủy đầu, mắt đã có sự phân chia rõ
nhưng dính sát nhau tạo thành một khối, chưa có cuống mắt.
- Z2 có chủy đầu, hai mắt có cuống mắt tách rời nhau, phần bụng đã chia

thành 4 đốt.
- Z3 đã có phần đầu và phần ngực kết hợp tạo thành phần đầu ngực và
được che phủ bởi bởi giáp đầu ngực. Ở mặt bụng cuối phần đầu ngực xuất hiện
mầm 5 đôi chân ngực. Phần bụng có 7 đốt bao gồm 6 đốt bụng và 1 chạc đuôi,
đốt bụng 6 dài có mầm chân đuôi.
Hình 1.3. Zoea 1

Hình 1.4. Zoea 2

Hình 1.5. Zoea 3

Mỗi giai đoạn phụ của ấu trùng Zoea thường kéo dài khoảng 30–40 giờ, trung
bình khoảng 36 giờ ở nhiệt độ 28–29oC. Các giai đoạn phụ của ấu trùng Zoea có
thể được phân biệt qua bảng số liệu sa
Bảng 1.1. Các đặc điểm phân biệt ấu trùng giai đoạn Zoea
Đặc điểm
Chủy đầu
Cuống mắt
Mầm chân đuôi

Zoea1
Không
Không
Không

Zoea2


Không


Zoea3





Số đốt bụng

Chưa phân đốt

4 đốt

7 đốt

* Giai đoạn Mysis (M)
Gồm 3 giai đoạn phụ Mysis 1 (M1), Mysis 2 (M2), Mysis 3 (M3), mỗi
giai đoạn kéo dài 24 giờ, tổng tất cả là 3 ngày rồi trở thành Post–larvae. Chân
đuôi của M phát triển dài bằng mấu đuôi, nhánh ngoài của ăng ten 2 bắt đầu dẹp
để hình thành vẩy râu, cơ thể cong gập. Mysis sống trôi nổi và có đặc tính đầu
chúc xuống dưới [5].
Ấu trùng M bơi lội kiểu búng ngược, vận động chủ yếu bởi 5 đôi chân
bò. Mysis bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi. Tuy nhiên chúng
vẫn có thể ăn tảo silic, đặc biệt là ở giai đoạn phụ M1 và M2.
- M1: Dài 2,4–3,4mm. Đầu M1 chưa co mầm chân bụng, cuối M1 mầm
chân bụng bắt đầu được hình thành.
- M2: Dài 2,9–3,9mm. Phần bụng bớt cong, mầm chân bụng có 1 đốt.
- M3: Dài 3,7–4,5mm.Mầm chân bụng có 2 đốt, chủy có răng cưa.

Hình 1.6. Mysis 1


Hình 1.7. Mysis 2

* Giai đoạn postlarvae (PL)

Hình 1.8. Mysis 3


Hình 1.9. Postlarvae
Hậu ấu trùng PL của tôm đã co hình dạng của loài nhưng sắc tố chưa hoàn
thiện, nhánh trong ăng ten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định hướng về phía
trước bơi lội bằng 5 đôi chân bụng. Cơ quan tiêu hóa, phát triển hoàn chỉnh thức
ăn chủ yếu là ấu trùng của các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, Nauplius Copepoda,
Nauplius Artemia, . . . [5].
1.1.5. Nhu cầu dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là loại tôm ăn tạp. Chúng có thể ăn cả thức ăn có nguồn
gốc từ động vật và thực vật. Giống như các loài tôm he khác, thức ăn của nó cần
các thành phần như: protein, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng,.... Thiếu hay
không cân đối các chất trên đều ảnh hưởng tới sức khỏe và tốc độ lớn của tôm. Hệ
số chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi lớn bình
thường lượng thức ăn chỉ cần bằng 5% khối lượng tôm (thức ăn ướt). Trong thời
kỳ tôm sinh sản đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu
cầu về lượng thức ăn lên gấp 3–5 lần. Tôm thẻ chân trắng không cần lượng
protein nhiều như tôm sú, 35% protein được coi là thích hợp hơn cả, nếu thức
ăn thêm mực tươi tôm rất được ưa chuộng [5,17].
1.2. Sơ lược về lịch sử phát triển nghề nuôi tôm giống
1.2.1. Trên thế giới
Trong mấy chục năm vừa qua nghề nuôi tôm biển phát triển rất mạnh mẽ,
có nhiều loài tôm được đưa vào nuôi đại trà nhưng đa số vẫn là các loài tôm he
(penaeidae). Hiện nay nghề nuôi tôm đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh
vực nghiên cứu, sản xuất và thương mại.

Người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất nhân tạo giống tôm
sú là tiến sỹ người Nhật Bản Monosaku Fujinaga. Năm 1933 trong một hội nghị
khoa học ở Mehico về sinh học và nuôi tôm ông đã công bố công trình nghiên cứu


về sản xuất nhân tạo P. Japonicus. Trong những thí nghiệm ban đầu do thiếu hiểu
biết về đặc điểm dinh dưỡng của ấu trùng tôm nên chúng chỉ tồn tại được ở giai
đoạn Z và chỉ có khoảng 10% chuyển sang giai đoạn M[21].
Mãi tới gần 10 năm sau (1942), với việc khám phá ra tảo silic Skeletonema
costatum, chaetoceros làm thức ăn rất tốt cho ấu trùng ở giai đoạn Z đã nâng cao
tỷ lệ sống của ấu trùng ở giai đoạn này lên đến 30%. Phương pháp nuôi tảo khuê
cho ấu trùng tôm của Fujinaga được gọi là “Phương pháp nuôi cùng bể” và sau
đó phương pháp này được Loosanoff áp dụng nuôi ấu trùng hai mảnh vỏ. Từ đó
nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên các đối tượng khác nhau: Penaeus
monodon, Penaeus merguiensis, Penaeus indicus, Penaeus vannamei, . . . .các
quy trình nước xanh lớn, quy trình Gevaston dần được hoàn thiện và được ứng
dụng rộng rãi trong sản xuất.
Đến năm 1946 Fujinaga đã nghiên cứu và tìm ra ấu trùng N của Artemia
làm thức ăn rất tốt cho giai đoạn M. Sau gần 18 năm nghiên cứu và thí nghiệm
đến năm 1946 quy trình sản xuất giống và ương nuôi ấu trùng tôm he Nhật Bản
mới được hoàn chỉnh. Đây là cơ sở, nền tảng cho các công trình nghiên cứu và
ứng dụng kết quả này để hoàn chỉnh quy trình sản xuất và ương nuôi ấu trùng
các loài tôm thuộc họ tôm he Nhật Bản (P. Japonicus) [21].
Năm 1963, nhà nghiên cứu Hary cook (người Mỹ) cùng với sự cộng tác của
Fujinaga đã cho đẻ và ương nuôi thành công các đối tượng P. Setiferat và P.
Ortecus đồng thời xây dựng thành công quy trình bể nhỏ ở Mỹ, sau đó được cải
tiến và nhân rộng ở các nước khác như Philippin, Đài Loan, Thái Lan,…Cũng từ
đây trên thế giới đã nghiên cứu và sản xuất thành công nhiều đối tượng khác nhau
(gần 20 loài thuộc giống penaeus và 7 loài thuộc giống Metapenaeus như P.
monodon, P. semiculcatus, P. merguiensis, P. orientalis, M. ensis).

Hiện nay kỹ thuật sản xuất đã được cải tiến để thực hành sản xuất ấu trùng
đúng cách bằng biện pháp kết hợp các ưu điểm trong kỹ thuật Nhật Bản và của
Gaveston như đã thực hiện ở Đài Loan, Philippin, Thái Lan và Malayxia. Năm
1994 ở các nước ASEAN có khoảng 3.700 trại tôm giống, mỗi năm cần có ít nhất


96.000 tôm đẻ trứng để cung cấp cho các trại giống này sản xuất ra trên 54 tỷ ấu
trùng tôm cung cấp cho thị trường nuôi tôm thịt [6].
Trước đây thông tin về các đợt dịch bệnh (đặc biệt là hội chứng Taura)
làm sản lượng giảm sút nghiêm trọng ở các quốc gia châu Mỹ, gây tâm lý e ngại
cho các nhà quản lý quốc gia có ý định nhập nội thử nghiệm và phát triển nghề
tôm thẻ chân trắng.
Tuy nhiên với khả năng có thể kết hợp nuôi thương phẩm với sản xuất
tôm bố mẹ trong một ao nuôi quy mô lớn, cho phép thuần hoá và chọn giống để
tạo ra những dòng tôm có đặc tính tốt hơn, tốc độ sinh trưởng cao, khả năng
kháng bệnh tốt hơn. Bằng biện pháp này, nước Mỹ đã thuần hoá tạo ra những
nguồn tôm giống không có tác nhân gây bệnh đặc hữu (Specific Pathogen - SPF)
và tôm giống có sức đề kháng tác nhân gây bệnh đặc hữu (Specific Pathogen
Resist - SPR) ở quy mô thương mại. Điều này mở ra triển vọng cho việc duy trì và
phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng và nghề tôm biển nói chung ở các
vùng sinh thái trên thế giới [22].
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghề nuôi tôm đã xuất hiện hơn 100 năm qua nhưng chỉ mới
thực sự phát triển từ những năm 90 của thế kỷ XX và từ thời điểm đó Việt Nam
mới bắt đầu trở thành một trong những quốc gia có sản lượng tôm nuôi cao
trong khu vực và trên thế giới. Nuôi tôm là nghề có từ lâu đời nhưng chỉ là nuôi
với hình thức nuôi quảng canh cổ truyền và bán thâm canh. Còn nuôi thâm canh
có quy mô thì chỉ mới phát triển khoảng hơn chục năm trở lại đây, khi mà sản
xuất tôm bột giống đạt đến số lượng thương phẩm.
Theo tổng kết của Hội Khoa học và Kỹ thuật về nuôi tôm lần thứ nhất năm

1987 cho biết: Từ năm 1971 trạm nghiên cứu NTTS nước lợ (nay thuộc viện
NCNTTS I) và trường ĐHTS đã cho đẻ thành công tôm he P. merguiensis và tôm
M. ensis tại Quý Kim (Hải Phòng) và Cái Dặm (Quảng Ninh) nhưng trong giai
đoạn ương nuôi ấu trùng còn gặp nhiều khó khăn nên chỉ phát triển đến giai đoạn
Z, một số ít phát triển tới giai đoạn M rồi chết. Sau đó vào năm 1974, với sự giúp


đỡ của chuyên gia người Nhật Bản là Macno Kasumi, Trạm Nghiên cứu đã sản
xuất được 65.000 con PL loài P. orientalis ở các bể 10m3 và 1,5 triệu PL loài P.
merguiensis ở bể 200m3 theo kiểu Nhật Bản [7].
Cùng với việc cho tôm đẻ thành công trạm NCNTTS nước lợ còn thành
công trong việc nuôi Brachionus và tự sản xuất cho ấu trùng tôm. Sự thành công
của việc nghiên cứu gây nuôi thức ăn cho ấu trùng tôm là một trong những nguyên
nhân trực tiếp đưa đến việc hoàn thành việc cho sinh sản một số giống tôm vào
những năm 1975 – 1977.
Với sự nổ lực của mình cùng sự giúp đỡ của các chuyên gia tổ chức FAO
và Viện NCTS nước lợ Hải Phòng, trong 6 năm (1976–1982), Trạm tôm giống
Quy Nhơn đã bắt đầu cho đẻ và ương nuôi thành công đối tượng P. merguiensis và
P. monodon [7].
Năm 1983 Trại thực nghiệm Cửa Bé, trường ĐHTS Nha Trang đã cho đẻ
thành công đối tượng P. merguiensis và P. monodon đây là thành công bước
đầu của các nhà nghiên cứu và sản xuất tôm giống tại Việt Nam.
Năm 1986 cả nước đã sản xuất được 3,3 triệu PL các loại tôm he và mới
xây dựng các trại sản xuất tôm giống có quy mô lớn như: Quý Kim, Quy Nhơn,
Vũng Tàu.
Hiện nay nghề sản xuất tôm giống ở nước ta đang đứng trước nhiều cơ
hội và thử thách mới: với diện tích đưa vào nuôi hơn 500.000 ha, hàng năm Việt
Nam cần khoảng 25–30 tỷ tôm PL (Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc thông báo
892/TS–VP ngày 9/4/04). Tuy nhiên theo nguồn tin của World Fish (Agra
Europe, 2002) thì ước tính gần đây chỉ có 10% tôm giống ở khu vực Miền

Trung đạt tiêu chuẩn và vấn đề tôm giống chất lượng thấp đang được xem là
nguyên nhân chết hàng loạt tại các tỉnh ĐBSCL.
Năm 2006, tình hình sản xuất giống tôm cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu về
lượng, cả nước đã sản xuất được 25 tỷ tôm giống. Tuy nhiên về chất lượng tôm
giống vẫn chưa được kiểm soát và quản lý tốt, chưa xây dựng được thương hiệu


giống TS của từng vùng, công tác đăng ký chất lượng cũng như kiểm soát chất
lượng tôm giống lưu thông trên thị trường chưa được tốt [9].
Hiện nay khu vực ĐBSCL đang được coi là vựa tôm lớn của cả nước
nhưng thực trạng về chất lượng tôm giống ở đây đang trong tình trạng báo động.
Từ đầu năm đến nay kết quả xét nghiệm trên 7000 mẫu tôm tại trung tâm giống
TS Bạc Liêu cho thấy tỷ lệ tôm giống mắc các bệnh nguy hiểm khá cao, có trên
3000 mẫu tôm (khoảng 50%) bị nhiễm vi rus MBV (bệnh còi) và virus bệnh đầu
vàng, riêng tỷ lệ tôm giống nhiễm bệnh đốm trắng chiếm 7 – 9 %.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu có 1 trại giống 40 bể 15m 3/bể của công ty Việt
Mỹ, hiện có 300 tôm bố mẹ. Tại Khánh Hòa, năm 2004 có hai trại sản xuất
giống tôm thẻ chân trắng, song điều kiện sản xuất của hai trại này không đảm
bảo an toàn vệ sinh thú y nên đã bị sở thủy sản Khánh Hòa ra quyết định đình
chỉ hoạt động. Từ năm 2005 đến nay Khánh Hòa chỉ có trại sản xuất giống của
viện nghiên cứu NTTS III hoạt động.
Tại Nghệ An, các cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng được đưa vào
sản xuất cung cấp giống trên địa bàn các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu. Quỳnh
Lưu có 4 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, trong đó có công ty cổ phần
chăn nuôi CP Việt Nam đóng trên địa bàn đã cung cấp tôm giống chất lượng tốt
trên địa bàn tỉnh và các tỉnh phía Bắc. Từ năm 2003, huyện Nghi Lộc đã có
phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng, tính đến tháng 9/2006, có 47 đơn vị và cá
nhân nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 24 ha tăng 80% so với năm
2003 là 15 ha, còn lại phân bố rải rác tại một số địa điểm ở Quỳnh Lưu, Diễn
Châu và ven thành phố Vinh. Mật độ thả từ 40 - 100 con/m 2, năng suất 2 - 15

tấn/ha.
Theo thống kê của ngành thủy sản, năm 2008 cả nước đạt sản lượng
50.000 tấn tôm thẻ chân trắng. Năm 2009 sản lượng tăng lên gấp 10 lần. Do đó,
nhu cầu con giống hiện nay là rất lớn và ngày càng tăng. Miền trung là khu vực
có các điều kiện thích hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển. Vùng sản xuất tôm
giống lớn nhất ở miền trung và cũng lớn nhất cả nước là Tuy Phong - Bình


Thuận, Cà Ná, Cam Ranh, Phan Rang, Ninh Tịnh - Ninh Thuận, Ninh Hòa, Nha
Trang - Khánh Hòa. Các trại sản xuất tôm giống mọc lên với mật độ dày đặc
theo bờ biển. 3 - 4 năm trở lại đây, con tôm sú rớt giá, hoạt động của vùng sản
xuất tôm giống này cũng không còn sôi động như trước. Khi tôm thẻ chân trắng
xuất hiện vào năm 2007, 2008, việc sản xuất tôm giống được hồi sinh trở lại
[18].
Hiện nay với số lượng trại được xây dựng rất lớn và nhiều với quy trình
ngày một hoàn thiện hơn nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu về con giống
ngày càng cao của người dân. Để nỗi lo của người dân về đàn tôm giống sạch
bệnh, có tỉ lệ sống cao và tăng trưởng nhanh thì cần nhiều hơn nữa việc nghiên
cứu để hoàn thiện hơn quy trình sản xuất giống. Để nghề nuôi tôm là một nghề
thế mạnh thì cần sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp.
1.3. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tỷ lệ sống, thời
gian biến thái và tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ giai đoạn Mysis
Ở tôm thẻ chân trắng, sự tăng lên về kích thước có dạng bậc thang, thể
hiện sinh trưởng không liên tục. Kích thước giữa hai lần lột xác không tăng
hoặc tăng không đáng kể và tăng vọt sau mỗi lần lột xác, trong khi đó sự tăng
trưởng về khối lượng có tính liên tục hơn. Tôm he tăng trưởng tương đối nhanh.
Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính,
điều kiện môi trường dinh dưỡng.
Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng
của ấu trùng tôm. Qua các kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây đều cho

thấy thức ăn luôn tỷ lệ thuận với tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng. Thức ăn ảnh
hưởng lớn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng. Khỉ sử dụng thức
ăn phù hợp thời gian biến thái sẽ ngắn và tỷ lệ sống càng cao.
Ở giai đoạn Mysis thức ăn chủ yếu là động vật phù du. Hiện nay thức ăn
được xem là thuận tiện cho người sử dụng để nuôi ấu trùng Mysis chủ yếu là ấu
trùng Artemia. Cùng với Artemia thì tảo và TATH là hai loại thức ăn không thể
thiếu trong sản xuất giống tôm bởi chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao,


khi cho ăn lại ít gây ô nhiễm môi trường nước bể nuôi và ít bị phân huỷ do đó
giữ môi trường nước trong sạch giúp ấu trùng sống và phát triển tốt hơn.
Vi tảo là thức ăn tự nhiên cho ấu trùng tôm, đặc biệt quan trọng ở giai đoạn
Z và M. Hầu như các loài tảo biển có thể làm thức ăn cho ấu trùng tôm, tuy nhiên
sự lựa chọn loại nào thường tập trung vào tiêu chí là kích cỡ vi tảo để phù hợp
với các giai đoạn của ấu trùng tôm. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong vi tảo
rất cao, Protein 29-57%, Lipid 7-24%, Cacbonhydrat 5-32%, các chất khoáng
khác 6-39%. Ngoài ra chúng còn cung cấp đầy đủ các Vitamin như B1, B2, B6,
B12, Vitamin C, E,A… chất khoáng vi lượng. Đặc biệt là chúng chứa rất nhiều
loại acid béo không no. Trong đó hàm lượng acid béo chưa no (n-3) PUFA mạch
dài trong vi tảo rất cao, rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng ở giai đoạn ấu
trùng và con non của động vật biển. Hàm lượng HUFA có vai trò rất quan trọng
trong việc phát triển ban đầu hệ thần kinh của tôm, chính nó là tiền thân của
nhiều hợp chất sinh học (ví dụ Protaglandin), sau này chi phối các hoạt động
phát triển và sinh sản của tôm [ 10].
Tại Việt Nam trước đây, người nuôi tôm sử dụng thức ăn tổng hợp gồm
các vitamin, khoáng chất, tảo, chất miễn dịch, Artemia. Tảo tươi là thành phần
thức ăn bắt buộc trong giai đoạn Zoae và được duy trì cho đến cuối giai đoại
Mysis. Để có được loại thức ăn tổng hợp này phải nuôi cấy tảo tươi khó đạt
chuẩn ổn định và dễ làm tôm nhiễm bệnh từ môi trường nuôi cấy tảo. Do đó
người ta đã nghiên cứu và sản xuất những loại thức ăn đảm bảo nhu cầu dinh

dưỡng, tăng sức đề kháng cũng như ngăn ngừa và điều trị những bệnh thường
gặp ở tôm. Dòng thức ăn V8 có nguồn gốc từ Mỹ và gần đây được phát triển
bởi công ty Diên Khánh, 71 Nguyễn Minh Hoàng, P.12, Q. Tân Bình,
Tp.HCM , đáp ứng được những yêu cầu này [13].
Từ những năm đầu thập kỉ 70, việc sản xuất các loài hải sản quý mới bắt
đầu được quan tâm. Do đó việc nuôi tảo cũng được chú ý, mục tiêu là tìm loài
tảo thích hợp với điều kiện Việt Nam để cho sinh khối nhanh phục vụ công tác


giống. Tảo Thalassiosira weissflogii tồn tại ở dạng đơn bào, chủ yếu sống đơn
độc, đôi khi các tế bào liên kết với nhau thành tập đoàn dạng bản hoặc trong
khối chất nhầy. Tế bào có dạng hình trụ, kích thước từ 6 - 20µm x 8 - 15µm.
Tảo Thalassiosira weissflogii được bao bọc trong lớp vỏ hình hộp có thành tế bào
rất cứng tạo thành chủ yếu từ silic đioxit. Mặt vỏ hình chữ nhật và có đường
kính dài hơn trục vỏ tế bào. Đai vỏ không đều, mép đai có 2 - 28 mấu nhỏ, một
mấu có dạng hình môi để liên kết với tế bào bên cạnh Thể sắc tố nhiều, nhỏ,
hình hạt [19].
Tảo Thalassiosira weissflogii có giá trị dinh dưỡng rất cao hàm lượng
protein dao động từ 6 - 52 %; carbohydrate từ 5 - 23 % và lipid từ 7 - 23 %.
Hàm lượng acid béo không no (EPA + DHA) của Thalassiosira weissflogii khá
cao đạt 7,2 mg/ml tế bào [20]. Tuy vậy, hàm lượng lipid và acid béo có trong
tảo còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, chế độ chiếu sáng, nhiệt độ,
dinh dưỡng, độ mặn,... và cả vào giai đoạn phát triển của chúng.

Hình 1.10. Hình ảnh tế bào tảo Thalassiosira weissflogii
Như vậy theo các nghiên cứu thì rõ ràng thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến
thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng. Khi sử dụng thức ăn phù hợp thời
gian biến thái sẽ ngắn, tỷ lệ sống càng cao và đồng thời cho tốc độ tăng trưởng
nhanh.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu
 Ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) giai đoạn Mysis


Nguồn giống: Ở các công thức sử dụng Nauplius cùng một nguồn.
Nauplius lấy từ đàn tôm bố mẹ được tuyển chọn kỹ và cho đẻ tại trại tôm giống
của Công ty CP Việt Nam.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Thức ăn thí nghiệm
+ Thức ăn tổng hợp: TNT (Shrimp Larval Feed, sản xuất tại công ty cổ
phần chăn nuôi CP Việt Nam).
+ Thức ăn tươi sống: Tảo Thalassiosira weissflogii và Artemia.
+ C-mix (vitamin C 25%, sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam): Được bổ sung vào thức ăn hàng ngày (1g/m3).
Ba công thức thức ăn sử dụng trong thí nghiệm:
CT1: TNT + Artemia.
CT2: Tảo Thalassiosira weissflogii + Artemia.
CT3: TNT + Tảo Thalassiosira weissflogii + Artemia.
2.2.2. Thiết bị
+ Hệ thống bể lọc: Bể xử lí nước, bể chứa lắng,…
+ Thùng ương nuôi (nhập từ Thái Lan): Thùng nhựa 40l.
+ Bể nuôi cấy tảo: Thùng composite 3,5l.
+ Các trang thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho quá trình sản xuất giống.
+ Các thiết bị phục vụ cho thí nghiệm: Kính hiển vi, khúc xạ kế, nhiệt kế
thuỷ ngân, máy đo pH, máy đo độ mặn, test đo độ kiềm, test NH 4+/NH3, hệ
thống sục khí (đá bọt, dây, van), lam kính, lamen, pipet, buồng đếm tảo.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu


 Thời gian nghiên cứu : Từ ngày 20/07/2015 đến 24/10/2015


 Địa điểm nghiên cứu : Trại sản xuất giống Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam tại thôn Xuân Thạnh, xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ
chân trắng giai đoạn Mysis
- Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến thời gian biến thái của ấu trùng
tôm thẻ chân trắng giai đoạn Mysis.
- Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ
chân trắng giai đoạn Mysis
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Bố trí thí nghiệm
Thức ăn

CT1
T1

T2

Tỉ lệ

CT2
T3

T4

T5


CT3
T6

T7

Thời gian biến thái

sống

T8

9

Tăng
trưởng

Kết luận và kiến nghị

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
- TN được bố trí ở mức 1 nhân tố, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn ở
3 công thức thức ăn và mỗi công thức được lặp lại 3 lần( 3 thùng nuôi).


- Mật độ Nauplius TN: 250 N/lít (10000 con/ thùng nuôi)
* Chế độ chăm sóc, quản lí
- Cho ăn: Cho ăn tảo Thalassiosira weissflogii với mật độ 2,5 – 3 x 104
TB/ml, thức ăn tổng hợp là TNT2 và Artemia cho 5 – 6 con / 1 con tôm. Ngày
cho ăn 12 lần mỗi lần cách nhau 2 giờ đồng hồ.
- Siphone, thay nước: Cuối giai đoạn Z3 bắt đầu tiến hành siphone, thay

nước. Lượng nước thay là khoảng 20 – 25% thể tích nước, siphone hàng ngày
vào buổi sáng trước khi thay nước.
- Sục khí 24/24, điều chỉnh sục khí phù hợp không để ấu trùng lắng đáy.
- Bể ương nuôi được đặt trong nhà có mái che và có hệ thống nâng hạ
nhiệt.
* Điều kiện thí nghiệm
- Nước mặn được bơm trực tiếp từ biển qua bể lắng, bể xử lý nước. Nước
trước khi vào bể nuôi phải được xử lý và kiểm tra chặt chẽ (dư lượng Clo, độ kiềm,
pH, độ mặn,...).
- Điều kiện môi trường: Nhiệt độ 29 - 32 oC, độ mặn: 29 - 32‰, pH = 7,8 8,4.
2.5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Bảng 2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Yếu tố

Dụng cụ đo

Thời gian đo

Độ mặn (S‰)

Khúc xạ kế

1 lần/ngày (7h)

Nhiệt độ (tºC)

Warter proof

2 lần/ngày (7h và 14h)


pH

Test so màu

2 lần/ngày (7h và 14h)

Độ kiềm

Test độ kiềm

1lần/ngày (7h)

2.5.2.2. Phương pháp xác định thời gian biến thái của ấu trùng Mysis tôm thẻ
chân trắng


- Xác định thời gian biến thái: Quan sát thấy ấu trùng bắt đầu có hiện
tượng chuyển sang giai đoạn sau khoảng 50% thì xác định thời gian, từ đó tính
được tổng thời gian chuyển giai đoạn.
- Công thức tính: Tbt = T2 –T1
Trong đó: Tbt: Thời gian biến thái (giờ)
T1: Thời gian xuất hiện ấu trùng giai đoạn trước (giờ)
T2: Thời gian xuất hiện ấu trùng giai đoạn sau (giờ)
2.5.2.3. Phương pháp xác định tỷ lệ sống của ấu trùng trong quá trình ương
nuôi
Xác định tỷ lệ sống bằng cách định lượng ấu trùng sau mỗi lần chuyển
giai đoạn bằng phương pháp thể tích.
* Phương pháp lấy mẫu: Dùng cốc 100ml lấy mẫu đại diện trong thùng
ương nuôi ấu trùng.

* Thời điểm thu mẫu: Thường xuyên quan sát thùng ương (khi cho ăn, thay
nước, siphong,...) và khi quan sát thấy ấu trùng bắt đầu có hiện tượng chuyển
sang giai đoạn sau (cuối các giai đoạn M1, M2, M3) khoảng 50% thì tiến hành thu
mẫu để định lượng ấu trùng và tính tỷ lệ sống qua các giai đoạn đó.
- Công thức tính tỷ lệ sống (Ts)
T2
Ts (%) =
— x 100
T1
Trong đó: T1 là số ấu trùng thả ban đầu (con)
T2 là số ấu trùng sống ở giai đoạn sau (con)
- Định lượng ấu trùng:
m
A =

— xV
v

Trong đó: A là tổng số ấu trùng trong thùng (con/V nước trong thùng).
m là số lượng ấu trùng trung bình trong mẫu có v = 100ml.
V là thể tích nước trong thùng tại thời điểm đo (lít).


2.5.2.4. Phương pháp xác định tăng trưởng theo chiều dài thân
+ Tăng trưởng về chiều dài thân trung bình
Định kỳ đo mỗi ngày 1 lần kể từ ngày ương thứ nhất. Dùng kính hiển vi
điện tử có thước đo để đo chiều dài toàn thân của ấu trùng tôm thẻ chân trắng do
kích thước tôm còn bé.
Cách đo: Mỗi công thức đo 30 con, vớt ngẫu nhiên mỗi thùng 10 con/lần.
Đo chiều dài toàn thân của 30 con tôm (mm) bằng thước kẻ có chia độ đến mm

nếu tôm có kích thước lớn hơn.
+ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân:
L2 - L1
AGRL (mm/ngày) =
∆t
+ Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài thân
Ln(L2) - Ln(L1)
SGRL (%/ngày) =
x 100
∆t
Trong đó: L1, L2 (mm) là chiều dài thân của tôm tại thời điểm t1, t2.
∆t (ngày) là khoảng thời gian giữa lần đo trước và lần đo sau
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê sinh học trên phần
mềm Microsoft Excel 2003 và phần mềm SPSS 16.0.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường trong thùng thí
nghiệm


Các kết quả thu được về theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường trong
thùng thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Sự biến động các yếu tố môi trường
CTTA
1

Nhiệt độ
Sáng
30,1 ÷30,7

30,55±0,16

Chiều
30,5 ÷31,4
31,01±0,27

2

30,4÷ 30,7
30,56±0,11

3

30,1÷ 30,7 30,8÷31,5
30,55±0,16 31,17±0,17

30,8÷31,5
31,19±0,17

PH

Độ Kiềm

Độ mặn

Sáng
7,9-8,0

Chiều
8,2-8,3


Chiều
135-140

Sáng
29,3-29,5

7,9-8,1

8,1-8,3

140-145

29,3-29,5

7,9-8

8,2-8,3

135-140

29,3-29,4

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, các yếu tố môi trường có sự biến
động nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép đối với sự phát triển của tôm thẻ
chân trắng. Các thùng thí nghiệm được bố trí sát nhau trong cùng một hệ thống
nuôi nên chịu tác động của các yếu tố môi trường là như nhau.
* Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động sống của
tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng. Nếu nhiệt độ thấp quá hoặc

cao quá sẽ ức chế quá trình lột xác.
Trong bố trí thí nghiệm các bể ương nuôi được bố trí một cách ngẫu
nhiên và cùng được cung cấp nước từ một bể lọc và trong cùng một thời gian.
Trong thí nghiệm nhiệt độ ương nuôi giữa các bể có sự biến động không đáng
kể, do tất cả các bể nuôi đều có hệ thống nâng nhiệt. Biên độ dao động giữa các
ngày nhỏ, không gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của ấu trùng tôm giữa
các công thức.
Trong thời gian tiến hành đề tài, nhiệt độ môi trường bể ương nuôi có sự
khác nhau ở các CTTA. Nhiệt độ dao động trong khoảng 29 - 31ºC vào buổi sáng
và từ 30 - 32 ºC vào buổi chiều.


Theo Nguyễn Thành Vũ, Đào Văn Trí (2001), nghiên cứu cho thấy
khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng tôm thẻ nằm trong
khoảng 28 - 32ºC [15]. So sánh với kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy nhiệt
độ nước trong thời gian tiến hành nghiên cứu nằm trong khoảng thích ứng cao
cho sự sinh trưởng, phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng.
* pH
pH là một chỉ tiêu thủy hóa rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến sức khỏe, đời sống của ấu trùng tôm cũng như hệ vi sinh trong môi
trường bể nuôi. Ngoài ra nó còn phản ánh tình trạng ổn định cũng như mức độ
nhiễm bẩn của bể ương nuôi. Vì bể ương nuôi được bố trí trong nhà nên sự biến
động của pH nước chủ yếu do sự phân hủy các sản phẩm thải của ấu trùng và
lượng thức ăn dư thừa. Nếu trong môi trường bể ương nuôi có hệ sinh vật ổn
định thì vật chất sẽ được phân giải tạo ra các vật chất vô cơ khoáng hóa. Trong
giai đoạn ấu trùng, cơ thể còn non yếu nên rất nhạy cảm với sự biến động của
pH, do đó việc khống chế, kiểm soát được pH trong nước thích hợp, biên độ
giao động nhỏ thì sẽ có lợi cho ấu trùng.
Qua thời gian nghiên cứu và theo dõi chúng tôi nhận thấy: Trong thí
nghiệm, độ pH ở các công thức có sự khác nhau, nhưng sự chệnh lệch không

nhiều. Dao động trong khoảng 7,8 – 8,3 vào buổi sáng và 8,1 – 8,4 vào buổi
chiều.
Theo nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Trọng Nho (2002), Phạm
Văn Tình (2002), thì độ pH thích hợp cho ấu trùng tôm phát triển nằm trong
khoảng từ 7,5 – 8,5 [22]. Đối chiếu với kết quả chúng tôi nghiên cứu thì pH
nằm trong khoảng cho phép đối với sự phát triển của ấu trùng.
* Độ mặn
Đây cũng là nhân tố phi thí nghiệm do đó trong bố trí thí nghiệm, nguồn
nước biển cấp vào bể ương là cùng độ mặn. Trong thời gian thực hiện đề tài môi
trường tại cơ sở ổn định nên độ mặn giữa các lần lặp chênh lệch không đáng kể.


Độ mặn trong các bể ương nuôi biến động từ 32‰ giảm xuống 29‰, là do
trong quá trình ương nuôi những ngày về sau chúng tôi tiến hành thay nước hạ độ
mặn xuống dần dần để ấu trùng phát triển nhanh hơn. Theo viện nghiên cứu Nuôi
trồng thủy sản III, độ mặn thích hợp cho ấu trùng tôm sinh trưởng là từ 28 - 32‰,
theo Nguyễn Trọng Nho (2003) độ mặn thích hợp cho ấu trùng Mysis từ 28 - 32‰.
Trong quá trình ương nuôi tôm thẻ khi độ mặn đạt đến 35‰ cũng không ảnh
hưởng gì đến ấu trùng [20]. So sánh với kết quả thu được chúng tôi thấy độ mặn
trong thời gian thực hiện đề tài nằm trong khoảng thích ứng cho sự sinh trưởng và
phát triển của ấu trùng tôm thẻ. Việc giảm độ mặn trong tiến trình ương nuôi là
phù hợp với quy luật phát triển của tôm thẻ trong tự nhiên, chính điều này sẽ kích
thích ấu trùng sinh trưởng và lột xác nhanh hơn [10].
3.1.

Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến tỷ lệ sống, thời gian biến thái và
tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn Mysis
3.2.1. Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ
chân trắng giai đoạn Mysis
Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của ấu

trùng, là nguồn nguyên liệu để xây dựng cơ thể, tạo điều kiện cho ấu trùng sinh
trưởng và phát triển tốt.
Thức ăn nuôi ấu trùng gồm nhiều loại phù hợp với từng giai đoạn ấu
trùng khác nhau như tảo tươi, tảo khô, thức ăn tổng hợp, thức ăn chế biến,
Artemia,...
Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong quá trình ương nuôi ấu trùng tôm.
Nếu thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sống của ấu trùng thì sẽ kích thích ấu
trùng ăn nhiều dẫn đến sinh trưởng và phát triển nhanh, do đó tỷ lệ sống từng
giai đoạn sẽ được nâng cao. Để tìm ra CTTA phù hợp với từng giai đoạn sống
của ấu trùng và cho tỷ lệ sống cao nhất, chúng tôi đã bố trí thí nghiệm với 3
CTTA khác nhau CT1 (TNT+ Artemia), CT2 (Tảo Thalassiosira weissflogii +
Artemia ) và CT3 (TNT + tảo Thalassiosira weissflogii + Artemia)


×