Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá ở trường THPT Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trần Đăng Minh

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ Ở
TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 0114

Thái Nguyên - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 1

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền giáo dục của mỗi quốc gia thì chất lượng giáo dục, trước hết
là chất lượng giáo dục phổ thông luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, bởi đó là
nền tảng của chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Việt Nam, chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục là vấn
đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này ở các cấp độ khác nhau và đề xuất nhiều giải pháp, biện
pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những giải pháp quan trọng đó
là xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD)
từ bậc học mầm non đến bậc đại học, vấn đề này đã được thể chế hóa trong
Luật Giáo dục 2005, quy định tại điều 17: “Kiểm định chất lượng giáo dục là
biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình,


nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm
vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo
dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát” [7].
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (nhà trường) là hoạt
động đánh giá các nhà trường về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ
thông do Bộ GD&ĐT ban hành. Quá trình thực hiện KĐCLGD được thực
hiện theo quy trình qua các bước:
Bước 1: Tự đánh giá của nhà trường.
Bước 2: Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.
Bước 3: Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường.
Bước 4: Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp
giấy chứng nhận KĐCLGD.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 2

/>

Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD, là quá trình nhà
trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do
Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động
giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên
quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện
nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường
trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đòi hỏi
tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận
đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ
thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Báo cáo tự đánh giá phải bao quát đầy đủ các
tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã chỉ
đạo thực hiện công tác KĐCLGD đến các nhà trường trong đó có trường
THPT Đại Từ, qua 05 năm học thực hiện kết quả đạt được còn thấp, mức độ
đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chưa cao. Thực tiễn chỉ đạo thực hiện công tác tự
đánh giá còn gặp phải một số khó khăn, mâu thuẫn trong quá trình triển khai:
- Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về mục
đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tự đánh giá đối với yêu cầu nâng
cao chất lượng giáo dục nhà trường.
- Kiến thức, kỹ năng thực hiện các khâu trong quy trình tự đánh giá của
nhà trường còn hạn chế nên kết quả thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
- Trong nhà trường, một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức đầy
đủ vị trí, vai trò của hoạt động tự đánh giá trong quá trình thực hiện công
tác KĐCLGD và tác động tích cực của nó đối với việc nâng cao chất lượng
công tác quản lý, dạy và học của nhà trường.
Xuất phát từ thực tế nêu trên tại nhà trường, tôi quyết định chọn vấn đề:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 3

/>

“Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá ở trường THPT Đại Từ tỉnh
Thái Nguyên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản
lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý và KĐCLGD, thực trạng tự
đánh giá ở trường THPT Đại Từ, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt
động tự đánh giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tự đánh giá ở trường
THPT Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tự đánh giá ở trường THPT Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá ở trường THPT Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động tự đánh giá ở trường THPT Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
còn có nhiều hạn chế về hiệu quả. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù
hợp, khả thi, thì chất lượng, hiệu quả việc thực hiện hoạt động tự đánh giá ở
trường THPT Đại Từ tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các trường THPT nói
chung sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý, quản lý chất lượng và
tự đánh giá trường THPT.
5.2. Phân tích thực trạng hoạt động tự đánh giá ở trường THPT Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
tự đánh giá ở trường THPT Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 4

/>

Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá theo
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường phổ thông ở trường THPT Đại Từ tỉnh
Thái Nguyên.
Thời gian 02 năm: 2012, 2013.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết
về quản lý chất lượng giáo dục và KĐCLGD.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm trong việc
chỉ đạo, quản lý, thực hiện hoạt động tự đánh giá của Sở GD&ĐT Thái
Nguyên, trường THPT Đại Từ .
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất
quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tự đánh giá trường THPT.
- Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu điều tra đối với lãnh đạo,
chuyên viên, cộng tác viên thuộc Sở GD&ĐT Thái Nguyên và các cán bộ
quản lý, giáo viên và nhân viên trường THPT (mẫu số 01) thuộc huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên. Xử lý kết quả để phân tích, đánh giá thực trạng các giải
pháp đã áp dụng, từ đó rút ra kết luận.
- Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm mức độ cấp thiết, tính khả thi
của các biện pháp đề xuất đối với các cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
trường THPT Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (mẫu số 02).
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
Tôi sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu nhận từ các
phương pháp nghiên cứu trên.
8. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc đề tài gồm các phần:
- Mở đầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 5

/>

- Chương 1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

- Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TẠI TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN.

- Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

TỰ ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẠI TỪ TỈNH THÁI
NGUYÊN.

- Kết luận và khuyến nghị.
- Danh mục tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 6

/>

Chương 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quản lý chất lượng giáo dục về thực chất là quá trình định hướng và
kiểm soát chất lượng quá trình giáo dục, với những tác động liên tục nhằm
duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của toàn hệ thống giáo dục quốc dân
và của từng nhà trường. Quản lý chất lượng giáo dục có nhiều khâu và nhiều
biện pháp trong đó có hoạt động kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất lượng sản phẩm giáo dục chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố chất lượng của chính nhà trường,
như: chất lượng hoạt động quản lý, chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật
chất, trang thiết bị trường học và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà
trường, có thể khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục gồm:
- Hoạt động tổ chức và quản lý của nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
- Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

Trong quá trình đánh giá nhà trường, chúng ta thực hiện công tác
KĐCLGD để xác nhận và công nhận chất lượng dạy và học của nhà trường
dựa trên bộ tiêu chuẩn, các tiêu chí để công nhận mức độ đạt chuẩn của nhà
trường so với chuẩn quy định.
Việc xây dựng một cơ quan chịu trách nhiệm về KĐCLGD đã được Bộ
GD&ĐT thực hiện, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã được
thành lập theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam.
- Ngày 30/12/2008 Bộ GD&ĐT ra Quyết định số 80/2008/QĐ-GDĐT Ban
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 7

/>

hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học
phổ thông.
- Ngày 31/12/2008 Bộ GD&ĐT ra Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT
Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo
dục phổ thông.
- Ngày 08/9/2009 Bộ GD&ĐT ra công văn số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD
về hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao nhận thức
cho cán bộ, giáo viên về công tác đánh giá và kiểm định CLGD, nắm được quy
trình và nội dung các tiêu chí thuộc các tiêu chuẩn được sử dụng làm công cụ
để nhà trường tự đánh giá, tự xem xét về hiện trạng và hiệu quả các hoạt động
giáo dục, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu theo từng tiêu chí.
- Ngày 23 tháng 11 năm 2012 Bộ GD&ĐT ra Thông tư số: 42/2012/TTBGDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và
quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ
sở giáo dục thường xuyên.
Đó là những căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng
và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn CLGD do Bộ GD&ĐT
ban hành nhằm không ngừng cải tiến nâng cao CLGD của nhà trường, tiến tới

đăng ký kiểm định CLGD là điều kiện để khẳng định uy tín và thương hiệu của
nhà trường trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
Thực tế cho đến nay ở Việt Nam còn ít các nghiên cứu về vấn đề này dưới
góc độ quản lý giáo dục. Một số công trình nghiên cứu gần đây cũng đã đề
xuất các biện pháp quản lý tốt hoạt động tự đánh giá, song thực tiễn ở các
trường THPT tỉnh Thái Nguyên đang có nhu cầu cấp thiết tìm kiếm các biện
pháp quản lý để thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác tự đánh giá trường
THPT theo các tiêu chuẩn quy định để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo.
1.2. Một số khái niệm công cụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 8

/>

1.2.1. Đánh giá
Đánh giá giáo dục là hoạt động khảo sát, xác nhận chất lượng của sản
phẩm giáo dục hay chất lượng nhà trường. Có thể nói đánh giá giáo dục là
hoạt động nhằm vào mục tiêu chủ yếu là đảm bảo và nâng cao chất lượng một
cách thường xuyên.
Đánh giá giáo dục có ý nghĩa quan trọng. Đối với các nhà quản lý, đánh
giá là một chức năng quản lý, là một trong các khâu của quy trình quản lý.
Đối với giáo viên, đánh giá là phương pháp tác nghiệp nhằm tìm ra các con
đường nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của mình.
Đánh giá giáo dục bao gồm hai hoạt động: Tự đánh giá (đánh giá trong)
và đánh giá (đánh giá ngoài).
Tự đánh giá còn gọi là đánh giá trong là hoạt động đánh giá nội bộ do
tập thể nhà trường thực hiện theo những quy trình và nội dung có tính chuẩn
mực. Tự đánh giá là một khâu của quá trình đánh giá, cùng với đánh giá ngoài
tạo nên quá trình đánh giá hoàn chỉnh.
Theo Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo

dục phổ thông thì: “Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông, là hoạt động tự
xem xét, kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục
thường xuyên theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành”[5]
Đánh giá ngoài là hoạt động đánh giá của các lực lượng bên ngoài nhà
trường, có thể là của cấp trên, đồng cấp, cha mẹ học sinh, dư luận xã hội và
quan trọng nhất là của đoàn đánh giá ngoài.
Đối với cơ sở giáo dục phổ thông (nhà trường) thì đánh giá ngoài được
hiểu: “Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá của cơ
quan quản lý nhà nước nhằm xác định mức độ đạt được tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường
xuyên”.[5]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 9

/>

ỏnh giỏ ngoi trong kim nh cht lng trng THPT l quỏ trỡnh
kho sỏt, ỏnh giỏ ca cỏc thnh viờn on ỏnh giỏ ngoi nhm xỏc nh mc
t chun trờn c s tiờu chun ỏnh giỏ cht lng giỏo dc trng THPT
do B GD&T ban hnh. C cu, tiờu chun ca cỏc thnh viờn on ỏnh
giỏ ngoi c quy nh c th ti iu 19 ca Quy nh v quy trỡnh v chu
k kim nh cht lng c s giỏo dc ph thụng ban hnh kốm theo Quyt
nh s 83/2008/Q-BGDT ngy 31/12/2008 ca B trng B GD&T.
1.2.2. Cht lng
Cht lng l khỏi nim phc tp, hin nay cú nhiu cỏch tip cn khỏc
nhau khi a ra cỏc nh ngha v cht lng.
Cht lng l mt khỏi nim cú ý ngha i vi nhng ngi hng li tựy
thuc vo quan nim ca nhng ngi ú mt thi im nht nh no ú v
theo cỏc mc ớch v mc tiờu ó c ra ti thi im ú.
Một số định nghĩa về chất l-ợng:

- Chất l-ợng là Tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự
việc)... làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác (Từ
điển tiếng Việt phổ thông)
- Chất l-ợng là: Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc là: Cái tạo
nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia (Từ điển tiếng Việt
thông dụng - NXB Giáo dục - 1998)
- Chất l-ợng là Mức hoàn thiện, là đặc tr-ng so sánh hay đặc tr-ng tuyệt
đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản (Oxford Poket
Dictionnary)
- Chất l-ợng là Tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu
cầu ng-ời sử dụng (Tiêu chuẩn Pháp- NFX 50-109)
- Chất l-ợng là Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối t-ợng) tạo cho
thực thể (đối t-ợng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu
cầu tiềm ẩn (TCVN- ISO 8402)
S húa bi Trung tõm Hc liu - HTN 10

/>

- Chất l-ợng đ-ợc thể hiện ở các khía cạnh sau: (theo Harvey & Green- 1993)
đó là:
Chất l-ợng l s xut sc (s vt qua cỏc chun mc cao)
Chất l-ợng l s n nh v khụng cú li
Chất l-ợng l s ỏp ng mc tiờu ra (l s hi lũng ca khỏch hng)
Chất l-ợng l cú giỏ tr i vi ng tin (ỏng giỏ u t)
Chất l-ợng l s chuyn giao t trng thỏi ny sang trng thỏi khỏc (l s
gia tng giỏ tr)
Nh- vậy, các quan niệm về chất l-ợng nh- đã dẫn ra ở trên tuy có khác
nhau, nh-ng đều có chung sự thống nhất: chất l-ợng là sự thoả mãn một yêu
cầu nào đó. Thực vậy, trong sản xuất, chất l-ợng của một sản phẩm đ-ợc
đánh giá qua mức độ đạt các tiêu chuẩn chất l-ợng đã đề ra của sản phẩm.

Còn trong giáo dục đào tạo, chất l-ợng đ-ợc đánh giá qua mức độ đạt đ-ợc
mục tiêu đã đề ra của ch-ơng trình giáo dục đào tạo.
Mục tiêu đào tạo chỉ mô tả khuôn khổ nội dung tổng quát các năng lực
cần đ-ợc đào tạo để thoả mãn nhu cầu nguồn nhân lực (cho ng-ời học, ng-ời
quản lý và ng-ời sử dụng) mà không nêu đ-ợc nội hàm của thang bậc chất
l-ợng đào tạo, nhờ thang bậc này mà cơ sở giáo dục sẽ tổ chức giáo dục đào
tạo thế nào để đạt chất l-ợng cao đó chính là điều cần phải bàn.
Da trờn cỏc c s lý lun v cht lng nờu trờn, tụi quan nim: Cht
lng l s ỏp ng vi mc tiờu ó t ra v mc tiờu ú phi phự hp vi
yờu cu phỏt trin ca xó hi.
1.2.3. Cht lng giỏo dc
Khỏi nim cht lng giỏo dc c hiu theo nhiu ngha khỏc nhau,
tựy thuc vo ch th ỏnh giỏ: ngi hc, ngi dy, cha m hc sinh, cỏc
c quan qun lý, vo tng cp hc, bc hc, ngnh hc, thi im ỏnh giỏ v
tỡnh trng phỏt trin kinh t xó hi mi giai on c th ca t nc.
Giỏo dc l hot ng xó hi c bit, sn phm giỏo dc l con ngi
S húa bi Trung tõm Hc liu - HTN 11

/>

có trí tuệ và nhân cách. Giáo dục là quá trình có nhiều lực lượng tham gia:
nhà trường, gia đình, xã hội, bản thân người học, môi trường. Giáo dục phát
triển theo nhiều giai đoạn với từng cấp học, ngành học, với mỗi cấp học,
ngành học lại có mục tiêu riêng.
Nhiều quốc gia sử dụng khái niệm “chất lượng giáo dục là sự đáp ứng
với mục tiêu giáo dục”. Đối với Việt Nam, khái niệm này được xem là phù
hợp nhất, có tính khuyến khích và tạo cơ hội cho các nhà trường phấn đấu đạt
được chuẩn chất lượng trong từng giai đoạn nhất định để thực hiện mục tiêu
giáo dục theo từng giai đoạn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được
được quy định bởi Luật Giáo dục.

Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng giáo dục toàn diện nhằm đáp ứng yêu
cầu của đất nước về con người, nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Theo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung
học phổ thông: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục là các yêu cầu đối
với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên để đảm bảo chất
lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo
dục được ký hiệu bằng các chữ số Ả - rập. [5]
1.2.4. Quản lý
Quản lý là một dạng lao động xã hội, gắn liền và phát triển cùng với lịch
sử phát triển của nhân loại. Quản lý là lao động đặc biệt, điều khiển các hoạt
động lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao, đồng thời nó là sản
phẩm có tính lịch sử, tính đặc thù. Đề cập tới khái niệm này, có nhiều quan
điểm, sau đây là một số các quan niệm về khái niệm quản lý:
- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh
hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu
chung[10]
- Theo Giáo trình quản lý của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Quản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12

/>

lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý tạo ra sự chuyển
biến của toàn bộ hệ thống hướng vào mục tiêu nhất định [9]
- Theo tác giả Trần Quốc Thành: Quản lý là sự tác động có ý thức của
chủ thể quản lý để chỉ huy, điểu khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành
vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà
quản lý, phù hợp với qui luật khách quan [14]
Từ các khái niệm trên cho thấy, tuy về mặt cấu trúc khái niệm có khác nhau,
song đều thể hiện những điểm chung, đó là:

+ Có chủ thể quản lý: “Ai quản lý”, tác nhân tạo ra các tác động. Chủ
thể quản lý có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức.
+ Có chủ thể bị quản lý: “Quản lý ai”, “Quản lý cái gì” (còn gọi đối
tượng quản lý; khách thể quản lý).
+ Có mục tiêu quản lý: Là căn cứ định hướng để chủ thể quản lý tạo
ra các tác động lên đối tượng quản lý.
Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn
nhau. Chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý, còn chủ thể bị quản lý tạo
ra các giá trị vật chất và tinh thần, có giá trị sử dụng trực tiếp đáp ứng nhu cầu
của con người, thoả mãn mục tiêu của quản lý.
Như vậy: Quản lý là cách thức tác động có tổ chức, có mục đích của chủ
thể quản lý lên chủ thể bị quản lý bằng các chế định xã hội, bằng tổ chức,
nhân lực, tài lực và vật lực, bằng năng lực phẩm chất, uy tín của người quản
lý (cơ quan quản lý) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ
hội của tổ chức nhằm đạt được mục đích, thỏa mãn mục tiêu quản lý.
Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể
quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất
định. Tổ hợp các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý,
nội dung lao động của đội ngũ cán bộ quản lý, có bốn chức năng cơ bản là:
+ Kế hoạch hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13

/>

+ Tổ chức.
+ Chỉ đạo.
+ Kiểm tra.
Bốn chức năng quản lý gắn bó mật thiết với nhau, qui định lẫn nhau, vận động
phát triển và không ngừng biến đổi tạo thành một chu trình quản lý.
- Chức năng kế hoạch hoá: Lập kế hoạch (kế hoạch hoá) là chức năng

căn bản nhất trong các chức năng quản lý. Lập kế hoạch là lựa chọn một trong
những phương án hành động trong tương lai, cho toàn bộ và từng bộ phận của
một tổ chức, cơ sở, nó bao gồm lựa chọn các mục tiêu, xác định các phương
thức để đạt mục tiêu. Lập kế hoạch đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc thông
tin, làm tốt công tác dự báo cùng với sự tham gia dân chủ của mọi thành viên,
bởi họ là những người làm cho kế hoạch được thực hiện. Lập kế hoạch đi
trước việc thực hiện các chức năng quản lý khác, bao gồm xác định mục tiêu,
xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu
trong một thời gian nhất định của một hệ thống.
- Chức năng tổ chức: Tổ chức là sắp xếp một cách khoa học những yếu
tố cấu thành một hệ toàn vẹn, nhằm đảm bảo chúng tương tác với nhau một
cách tối ưu đưa hệ tới mục tiêu. Nói đến hoạt động tổ chức nghĩa là nói đến
hoạt động của chủ thể quản lý để tổ chức khách thể quản lý và tự tổ chức
chính mình.
- Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động đến con người làm cho họ tự
nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là
sự chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước, kết quả của lãnh đạo là sự tuân thủ
và tin tưởng của mọi người. Lãnh đạo có tính nghệ thuật, cơ sở để đảm bảo
thực hiện sự lãnh đạo có hiệu quả là phẩm chất, năng lực của nhà lãnh đạo.
- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là chức năng của người quản lý nhằm
đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối
ưu, đạt được mục tiêu đề ra. Kiểm tra là nhằm xác minh kết quả thực hiện kế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14

/>

hoạch trên thực tế, phát hiện những sai lệch, đề ra những biện pháp uốn nắn,
điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra không hẳn là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ
quản lý, bởi kiểm tra không chỉ diễn ra khi công việc đã hoàn thành, có kết
quả mà nó diễn ra trong suốt quá trình từ đầu đến cuối, từ lúc chuẩn bị xây

dựng kế hoạch. Kiểm tra cung cấp thông tin cho quản lý, mà thông tin là chất
liệu cho các quyết định quản lý, làm cho hệ quản lý vận hành linh hoạt, thích
ứng với sự thay đổi của môi trường. Bởi vậy, quản lý, lãnh đạo mà thiếu kiểm
tra thì coi như không quản lý, không lãnh đạo.
1.2.5. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục được thực hiện ở hai cấp vi mô và vĩ mô. Cấp vĩ mô là
cấ p độ quản lý nhà nước đối với toàn hệ thống giáo dục, câp vi mô là cấp quản
lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Quản lí nhà nước về giáo dục là sự điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước
đối với các hoạt động giáo dục. Chủ thể quản lí nhà nước về giáo dục là các
cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ
quan tư pháp) và bộ máy quản lí giáo dục từ trung ương đến cơ sở (Bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT). Đối tượng của quản lí nhà nước về
giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục và đào
tạo trong phạm vi cả nước. Mục tiêu quản lí nhà nước về giáo dục là bảo
đảm trật tự, kỷ cương của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm thực hiện được
mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát
triển nhân cách cho thế hệ trẻ.
Quản lý giáo dục trong nhà trường:
Trường học là các đơn vị cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân, ở đó
đang tiến hành quá trình giáo dục và đào tạo. Trường học được thành lập theo
qui hoạch chung nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
của địa phương và của đất nước.
Quản lý trường học có chức năng định hướng mục tiêu và kiểm soát các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 15

/>

hoạt động giáo dục trong nhà trường, vừa mang bản chất quản lý xã hội, vừa
mang bản chất sư phạm. Quản lý trường học là sự kết hợp hài hoà giữa các

căn cứ khoa học như : giáo dục học, xã hội học, tâm lý học, điều khiển học và
khoa học quản lý.
Chủ thể quản lý trường học là ban giám hiệu đứng đầu là hiệu trưởng.
Đối tượng quản lý là các tổ chức của nhà trường, là tập thể cán bộ, giáo viên,
học sinh và các nguồn lực giáo dục khác phù hợp với quy luật khoa học (quản
lý, giáo dục, tâm lý, kinh tế, xã hội...) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là tác động có hệ
thống, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận hành
theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà
trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học,
giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng
thái mới về chất [13]
Theo tác giả Trần Kiểm: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có ý
thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm
bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng
những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của giáo dục và của sự
phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em [12].
Từ những cơ sở lý luận nêu trên có thể khái quát: Quản lý giáo dục
trong nhà trường là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và
hướng tới đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để thực hiện quá
trình dạy học và giáo dục ở các trường học.
1.2.6. Quản lý chất lượng giáo dục
Theo TCVN 8402-1994: Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động
của chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích và
trách nhiệm, thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất
lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 16

/>


khuôn khổ hệ thống chất lượng.
Quản lý chất lượng tuân thủ các nguyên tắc:
- Coi trọng vai trò con người
- Nguyên tắc đồng bộ
- Nguyên tắc toàn diện
- Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá
- Dựa trên cơ sở pháp lý
Hệ thống chất lượng gồm cơ cấu tổ chức, các thủ tục, quá trình và các
nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng.
Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống
được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần
thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể (tổ chức) sẽ đáp ứng các yêu
cầu về chất lượng, bao gồm đảm bảo chất lượng bên trong và bên ngoài.
Kiểm soát chất lượng là quan điểm cổ nhất về quản lý chất lượng nhằm
phát hiện và loại bỏ các thành tố hoặc sản phẩm cuối cùng không đạt chuẩn
qui định, hoặc làm lại nếu có thể. Kiểm soát chất lượng được những chuyên
gia chất lượng như kiểm soát viên hoặc thanh tra viên chất lượng tiến hành
sau quá trình sản xuất hoặc dịch vụ. Thanh tra và kiểm tra là hai phương pháp
phù hợp nhất được sử dụng rộng rãi trong giáo dục để xem xét việc thực hiện
các chuẩn đề ra: các chuẩn đầu vào, chuẩn quá trình đào tạo, chuẩn đầu ra.
Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống
được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần
thiết để khách hàng thoả mãn các yêu cầu chất lượng. Nói cách khác, đảm bảo
chất lượng có nghĩa là tạo ra sản phẩm không lỗi. Philip B.Crosby gọi là
"nguyên tắc không lỗi" (Sallis 1993), "làm đúng ngay từ đầu và làm đúng ở
mọi thời điểm".
Chất lượng đào tạo được đảm bảo bởi hệ thống đảm bảo chất lượng, hệ
thống này sẽ chỉ ra chính xác phải làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 17


/>

Các tiêu chuẩn chất lượng được sắp xếp theo những thể thức trong hệ thống
đảm bảo chất lượng.
Từ những phân tích nêu trên, tôi cho rằng: Quản lý chất lượng giáo dục
về thực chất là quá trình định hướng và kiểm soát chất lượng quá trình giáo
dục, với những tác động liên tục nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hoạt
động của toàn hệ thống giáo dục quốc dân và từng nhà trường.
1.2.7. Quản lý trường THPT
Trường học là một hệ thống xã hội mà ở đó tiến hành quá trình giáo dục,
đào tạo. Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện các chức
năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư nhất định của xã
hội đó, nhằm đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được
huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường (quản lý giáo dục
nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách
nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến
tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và đối với từng
học sinh [11]
Quản lý trường học bao gồm quản lý các quan hệ giữa nhà trường với xã
hội và quản lý hành chính trong nhà trường (quản lý bên trong hệ thống).
Quản lý bên trong nhà trường gồm: Quản lý sư phạm tức là có thể quản
lý các quá trình GD&ĐT và các điều kiện vật chất, tài chính, nhân lực,...Trong
đó quá trình giáo dục đào tạo là một hệ thống gồm 6 thành tố:
- Mục đích giáo dục;
- Nội dung giáo dục;
- Phương pháp giáo dục;
- Thầy với hoạt động dạy;
- Trò với hoạt động học;
- Cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị phục vụ cho dạy và học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 18

/>

Một nhà trường thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT có hiệu quả là nhờ các
thành tố, đặc biệt quan hệ giữa các thành tố với nhau, làm cho hệ thống các
thành tố vận hành, liên kết chặt chẽ với nhau đưa lại kết quả mong muốn, đó
chính là hoạt động quản lý của người quản lý nhà trường.
Cấp THPT thuộc bậc học phổ thông cuối cùng, nối tiếp bậc THCS và
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường THPT theo Luật Giáo dục là: “Giáo
dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến
lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ
sở, có tuổi là mười lăm tuổi”[7]. Trường THPT gắn liền với địa bàn dân cư
cụm xã, phường, hoặc thị trấn, là trung tâm văn hoá của địa phương, chịu sự
quản lý trực tiếp của Sở GD&ĐT, sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền
quận, huyện hoặc thành phố.
Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý
trường THPT, giúp việc cho hiệu trưởng có một số phó hiệu trưởng. Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng do Sở GD&ĐT bổ nhiệm. Hiệu trưởng là thủ trưởng
và có thẩm quyền cao nhất về chuyên môn và hành chính trong nhà trường,
chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về hoạt động của nhà
trường, trước cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về phát triển giáo dục ở
địa phương. Hiệu trưởng thay mặt cho nhà trường giao tiếp với các tổ chức,
các lực lượng xã hội, phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thực
hiện mục tiêu giáo dục của địa phương.
Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong trường lãnh đạo nhà trường,
đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng.
Hội đồng trường, Công đoàn giáo dục, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,... hoạt
động trong khuôn khổ nhà trường, góp phần cùng nhà trường thực hiện mục
tiêu và nguyên lý giáo dục.

Quản lý trường THPT phải đạt được mục tiêu và những yêu cầu về nội
dung, phương pháp giáo dục THPT quy định trong điều 27 và điều 28 Luật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 19

/>

Giáo dục 2005:
“ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
“Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và
có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện
phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học,
cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.” [7]
Về phương pháp giáo dục phổ thông
“Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung
đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội
dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và
hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để
phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh.”[7]
Quản lý nhà trường, hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý:

Kế hoạch hoá: Đề ra các mục tiêu phát triển nhà trường, xây dựng kế
hoạch thực hiện nhằm đạt được mục tiêu.
Tổ chức: Dựa vào hướng dẫn, quy định của cấp trên, hiệu trưởng xây
dựng cơ cấu bộ máy, quy định mối quan hệ, sắp xếp giáo viên nhằm phát huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 20

/>

tối đa năng lực, ưu thế của các thành viên trong bộ máy. Xây dựng các quan
hệ ngoài nhà trường để phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng; xây dựng
các quy định nội bộ, các quan điểm thực hiện, tạo sự đồng bộ, đồng thuận.
Chỉ đạo: Điều khiển thực hiện kế hoạch, điều chỉnh tốc độ, biên độ
hướng tới đích, xác định ưu tiên và tập trung nguồn lực cho thực hiện kế
hoạch; lôi cuốn tập thể sư phạm và các lực lượng giáo dục, phối hợp các nỗ
lực của cả hệ thống. Quá trình chỉ đạo là quá trình sử dụng hợp lý các biện
pháp hành chính, kinh tế và giáo dục thuyết phục.
Kiểm tra: Xem xét việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, tính
phù hợp của các quyết định quản lý, giúp cho việc điều chỉnh trong quản lý,
ngăn chặn sai sót, đồng thời khuyến khích, động viên các thành viên tích cực
làm việc trên cơ sở đánh giá sự thực hiện và điều chỉnh các tiêu chuẩn đo
lường kết quả thực hiện.
Quản lý trường học là quản lý đơn vị cơ sở trực tiếp tổ chức quá trình
dạy và học. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chiến lược, kế hoạch phát
triển giáo dục của Bộ GD&ĐT có trở thành hiện thực hay không là ở trường
học, thông qua các cấp quản lý giáo dục địa phương. Quản lý trường THPT
khác với quản lý của phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT bởi tính chất tác nghiệp
của quản lý trường học cao hơn, tính chất hành chính thì giảm nhẹ hơn.
1.3. Kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 17 Luật Giáo dục với nội dung về Kiểm định chất lượng giáo dục chỉ
rõ: “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức

độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và
cơ sở giáo dục khác.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả
nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
được công bố công khai để xã hội biết và giám sát.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 21

/>

chất lượng giáo dục.”[7]
1.3.1. Khái niệm về kiểm định chất lượng giáo dục
Kiểm định là bước cuối cùng của công tác quản lý chất lượng, đây là
hoạt động đánh giá tổng thể sản phẩm hoặc đánh giá các nguồn lực của một tổ
chức hay điều kiện của một quá trình hoạt động.
KĐCLGD là một hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh giá chất lượng
đào tạo (đầu ra) và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo các chuẩn
mực được quy định, là hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục sẽ đạt
tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra và tránh các sai sót trong quá trình giáo dục. Hoạt
động chủ yếu của KĐCLGD nhằm công nhận các cơ sở giáo dục đã đạt các
chuẩn mực quy định.
KĐCLGD là hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục nhằm xác định mức
độ đạt mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục của nhà trường, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục. Đây chính là biện pháp quản lý nhà nước đối
với nhà trường làm cho nhà trường chuẩn hóa để đạt chất lượng quốc gia.
1.3.2. Kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT
Theo Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo
dục phổ thông áp dụng đối với các trường: TH, THCS, THPT, trường phổ
thông có nhiều cấp học, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (gọi
chung là cơ sở giáo dục phổ thông) thuộc loại hình công lập, tư thục trong hệ

thống giáo dục quốc dân: “Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là
hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy
định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo
dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” [2]
Như vậy, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định
mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục
phổ thông với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai
với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 22

/>

để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt
tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT ban hành kèm theo Thông
tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, gồm:
1:
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT là yêu cầu và
điều kiện mà nhà trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn
chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất
lượng giáo dục.
Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT là yêu cầu và điều
kiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi
tiêu chí có 03 chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục.
Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT là yêu cầu và điều
kiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí. Khi đánh
giá thì tiêu chí được xác định đạt khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều đạt; chỉ
số được đánh giá đạt khi đạt tất cả các yêu cầu của chỉ số.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT là cơ sở để nhà trường
thực hiện tự đánh giá và cũng là cơ sở để cơ quan kiểm định chất lượng đánh
giá nhà trường.
Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục gồm các bước
sau:
1. Tự đánh giá của cơ sở giáo dục.
2. Đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục.
3. Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 23

/>

4. Công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp
giấy chứng nhận chất lượng giáo dục.
Kết quả kiểm định chất lượng của các nhà trường được công bố rộng rãi
để xã hội theo dõi, giám sát, các nhà trường phải phấn đấu liên tục để không
ngừng nâng cao chất lượng của mình.
1.4. Tự đánh giá trong quản lý chất lượng giáo dục
1.4.1. Ý nghĩa cua hoạt động tự đánh giá
Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD, là quá trình
trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt
động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cũng
như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và
quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Mục đích tự
đánh giá là tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu
chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp
ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành nhằm
không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và để đăng ký KĐCLGD.
Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường

trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao, là quá
trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời
gian, có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường, đòi hỏi tính
khách quan, trung thực, công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra
trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ
ràng, đảm bảo độ tin cậy.
1.4.2. Mục tiêu, nội dung tự đánh giá
Thông qua tự đánh giá để nhà trường THPT xác định tình trạng chất
lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật
chất cũng như các vấn đề liên quan khác của đơn vị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 24

/>

Công tác tự đánh giá của trường THPT tập trung vào các nội dung: thu
thập, phân tích và tổng hợp các thông tin, tư liệu, số liệu thống kê (thông tin,
minh chứng) theo yêu cầu của các tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra.
- Các thành viên của Hội đồng tự đánh giá thực hiện đánh giá mức độ
đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà trường.
- Viết báo cáo tự đánh giá.
- Tham khảo ý kiến của cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường về báo cáo tự đánh giá để bổ sung, hoàn thiện.
Nội dung tự đánh giá tập trung vào đánh giá mức độ đáp ứng của nhà
trường so với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT ở các góc độ, các
phương diện của nhà trường THPT cụ thể về:
- Tổ chức và quản lý nhà trường.
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục.
- Tài chính và cơ sở vật chất.
- Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
1.4.3. Quy trình tự đánh giá trường THPT
Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục gồm các bước sau:
1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.
2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
3. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin minh chứng.
4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
5. Viết báo cáo tự đánh giá.
6. Công bố báo cáo tự đánh giá.
1.4.4. Vai trò

nhà trường và phòng chức năng trong việc chỉ đạo thực

hiện hoạt động tự đánh giá ở trường THPT
Nội dung quản lý của hiệu trưởng trong tổ chức, thực hiện hoạt động tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 25

/>

×