Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty cổ phần cơ điện lạnh eresson

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.97 KB, 54 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
tác giả luận văn
(ký và ghi rõ họ tên
Thoa

Vũ Thị Thoa

SV: Vũ Thị Thoa

1

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC

SV: Vũ Thị Thoa

2

Lớp: CQ48/05.02




Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH CÁC BẢNG

SV: Vũ Thị Thoa

3

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

1.

Học viện Tài chính

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài

Thoát khỏi nền kinh tế bao cấp, bước vào nền kinh tế thị trường với sự
mở của thông thương rộng rãi của bạn bè các nước. Việt Nam giờ đây đang
từng bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đây chính là
điều kiện thiết yếu để Việt Nam tiếp thu khoa học- công nghệ tiên tiến hiện
đại của các quốc gia phát triển nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.

Rượu- Bia- Nước giải khát trong những năm gần đây được đánh giá là
một ngành công nghiệp phát triển mạnh, có nhiều đóng góp cho nền kinh tếxã hội, đặc biệt khi đời sống nhân dân đã được cải thiện về mọi mặt như bây
giờ. Nhưng khó khăn lớn nhất của ngành chính là sự yếu kém về trình độ
khoa học, kỹ thuật. Bởi vậy, các doanh nghiệp trong ngành thường xuyên phải
nhập khẩu các dây chuyền, máy móc và thiết bị của nước ngoài.Tình trạng đó
đòi hỏi ngành phải đưa ra các giải pháp phù hợp để tận dụng tối đa những lợi
ích có được trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của cả nước.
Đây chính là trăn trở của các doanh nghiệp, các chuyên gia trong ngành và
cũng chính là trăn trở của bản thân em trong thời gian thực tập tại Công ty cổ
phần cơ điện lạnh Eresson. Xuất phát từ điều đó, em mạnh dạn chọn đề tài:
“Hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền
chế biến thực phẩm tại công ty cổ phần cơ điện lạnh Eresson” làm đề tài
cho bài thực tập tốt nghiệp
2.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhập
khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho dây chuyền chế biến thực phẩm, đề tài
sẽ đưa ra đánh giá về những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong hoạt động
nhập khẩu và những giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu máy móc, vật
tư và phụ kiện cho dây chuyền chế biến thực phẩm

SV: Vũ Thị Thoa

4

Lớp: CQ48/05.02



Luận văn tốt nghiệp

3.

Học viện Tài chính

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và
-

phụ kiện cho dây chuyền chế biến thực phẩm.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và
phụ kiện cho dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty cổ phần

4.

cơ điện lạnh Eresson.
Bố cục đề tài

Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận thì gồm 3 phần sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động nhập khẩu máy móc, vật
tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm.
Chương 2: Thực trạng nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các
dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty Eresson
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu máy móc, vật tư và
phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty Eresson

SV: Vũ Thị Thoa

5


Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC,
VẬT TƯ VÀ PHỤ KIỆN CHO CÁC DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM
Tổng quan về hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ

1.1.

kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm
1.1.1. Khái niệm về hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ
nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục
đích thu lợi nhuận. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh
tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu taaij thị
trường nội địa hoặc tái xuất với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất
với tiêu dùng.
Căn cứ vào cách thức tổ chức và mục đích hoạt động kinh doanh nhập
khẩu để phân chia thành các hình thức khác nhau:


Nhập khẩu tự doanh


Đây là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập
khẩu trực tiếp đứng tên ra để ký kết và thực hiện các hợp đồng ngoại thương
bằng chính nguồn vốn của mình, sau đó trực tiếp thiết lập hệ thống kênh phân
phối bán hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận
Đây là hình thức nhập khẩu chủ yếu mà các doanh nghiệp áp dụng hiện
nay vì nó đảm bảo sự thống nhất giữa các khâu của quy trình nhập khẩu nhằm
đạt được kết quả của toàn bộ doanh nghiệp.


Nhập khẩu ủy thác

Là hoạt động nhập khẩu trong đó người mua hàng không trực tiếp đứng
tên mình ký kết hợp đồng ngoại thương mà phải ký kết một hợp đồng ủy thác.
Doanh nghiệp ngoại thương để ủy thác cho doanh nghiệp đó đứng ra ký kết
và thực hiện hợp đồng ngoại thương đó bằng chính nguồn vốn của người
SV: Vũ Thị Thoa

6

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

được ủy thác (nhà nhập khẩu) và bên ủy thác sẽ phải trả cho bên kia một
khoản tiền nhất định tủy theo sự thỏa thuận của hai bên, khoản tiền đó gọi là
phí


ủy

thác

.

Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân


Nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội

Nhập khẩu cùng với xuất khẩu là hai bộ phận của hoạt động kinh tế đối
ngoại, là chiếc cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, một nước phát huy được những thế
mạnh của mình và khắc phục những điểm bất lợi của nền sản xuất trong nước
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân


Nhập khẩu thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước

Nước ta cũng như nhiều nước khác đó là có sức mạnh về tài nguyên thiên
nhiên và lao động nhưng trình độ khoa học kỹ thuât công nghệ lại rất lạc hậu
do đó, nhập khẩu sẽ là nhân tố giúp ta tháo bỏ những vướng mắc mà các nước
nghèo gặp phải, phương châm đó là vay mượn công nghệ của các nước phát
triển trong thời kỳ công nghiệp hóa. Do vậy, nhà nước ta đã đề ra chính sách
nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc, kỹ thuật công nghệ của nước ngoài, từ đó
tạo công nghệ để phát triển kỹ thuật mới ngay trong nước. Có thế nói nhập
khẩu có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước



Nhập khẩu là chiếc cầu nối thị trường trong nước và thị trường quốc
tế

Tình hình kinh tế thế giới hiện nay, các nước không ngừng mở rộng, thống
nhất thị trường quốc tế thì sự phụ thuộc lần nhau trong quan hệ kinh tế quốc
tế càng lớn mạnh. Việc hình thành các trung tâm thương mại, các khu vực

SV: Vũ Thị Thoa

7

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

mậu dịch tự do phá bỏ rào cản thương mại giữa các quốc gia, hàng hóa được
tự do di chuyển trên thế giới
Đặc trưng của nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây

1.1.2.

chuyền chế biến thực phẩm
Nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến
thực phẩm cũng giống như bất kỳ hoạt động nhập khẩu một loại hàng hóa nào
về quy trình và thủ tục thực hiện, tuy nhiên nó vẫn có đặc trưng nhất định.
Các đặc trưng của hoạt động này gồm:

Thứ nhất: Phần lớn máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền
chế biến thực phẩm thuộc loại hàng tư liệu sản xuất trong nước chưa sản xuất
được.
Chúng có thể hiểu là bao gồm các loại sau:
Vật tư: Inox, thép, vật liệu cách nhiệt,…
Các loại máy móc: Máy lọc, máy lạnh, lò hơi, máy thi công, máy nén khí
Các loại bơm: Bơm vít xoắn, bơm ly tâm…
Các loại phụ kiện: Van, tê, cút, ống mềm thực phẩm
Điện: Phần cứng PLC, các loại thiết bị đo, thiết bị đóng cắt,…
Như vậy, so với các loại hàng hóa thông thường, các loại hàng hóa trên
được phân loại khá phức tạp. Trong một nhóm có rất nhiều loại với các thông
số kỹ thuật khác nhau. Ví dụ, trong nhóm vật tư bao gồm: Inox, thép, đáy giả,
…, trong đó vật tư Inox bao gồm các loại: AISI 304, AISI 316, AISI 316L…
được quy định về tỷ lệ chất cấu thành, thông số và kiểu dáng kỹ thuật khác
nhau.
Thứ hai: Các loại hàng máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền
chế biến thực phẩm rất phù hợp với phương thức vận tải biển.
Hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền
chế biến thực phẩm thường thực hiện trong một khoảng thời gian khá dài (814 tuần). Hơn thế nữa, hàng hóa lại không nhạy cảm với thời tiết, đa số chúng
được nhập từ Đức và Thụy Điển, do vậy nếu nhập hàng về bằng đường biển

SV: Vũ Thị Thoa

8

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

sẽ giảm được chi phí so với các phương thức vận tải khác mà vẫn đảm bảo
chất lượng của hàng.
Thứ ba: Nhà cung cấp chính của các loại hàng máy móc, vật tư và phụ
kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm là các hãng sản xuất nổi tiếng ở
Đức như: Huppmann, Lindermann, Neumo, GEA… Đặc biệt, Đức là quốc gia
nổi tiếng về các dây chuyền thiết bị sản xuất đồ uống, công nghệ nấu bia ở
Đức đã trở thành truyền thống từ bao đời nay. Do vậy, Đức có thể gọi là nơi
cung cấp các dây chuyền công nghệ và thiết bị nguồn trong ngành công
nghiệp thực phẩm.
Thứ tư: Ngoài những kỹ năng về nghiệp vụ, người làm công tác nhập
khẩu phải am hiểu về chuyên ngành khoa học- kỹ thuật, đặc biệt là ngành điện
lạnh. Đây là một đòi hỏi rất cao vì nó liên quan đến hiệu quả của những công
trình có giá trị khá lớn. Sau khi ký kết hợp đồng, nhân viên kinh doanh XNK
phải dựa trên các tính năng kỹ thuật của từng mặt hàng để có thể lập kế hoạch
và đưa các phương án nhập khẩu tối ưu.
1.2.

Vai trò của nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây

1.2.1.

chuyền chế biến thực phẩm
Sự cần thiết phải nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các
dây chuyền chế biến chế biến thực phẩm
Rượu- Bia- Nước giải khát là một ngành công nghiệp lớn. Trong thời kỳ

đổi mới, ngành có nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân và phục vụ tốt
cho nhu cầu người tiêu dùng. Thành công này có phần đóng góp quan trọng

của khoa học- công nghệ với nhiều kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn.
Nhiều công nghệ mới được chuyển giao từ nhiều nước trên thế giới đã từng
bước nâng cao năng suất, chất lượng và uy tín sản phẩm trên thị trường trong
nước và quốc tế.

SV: Vũ Thị Thoa

9

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Vào những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX,
ngành Rượu –Bia- Nước giải khát dần mất đi vị thế độc quyền vốn có từ thời
bao cấp. Sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập ngoại, hàng nhái nhãn
mác và cả hàng giả trong nền kinh tế thị trường đã khiến các doanh nghiệp
trong ngành gặp vô vàn khó khăn. Cho đến nay, mặc dù đã thay đổi theo
hướng tích cực, tình trạng đó vẫn làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của
ngành và làm chậm tốc độ tăng trưởng của tổng thể nền kinh tế. Muốn đứng
vững và phát triển, ngành Rượu- Bia- Nước giải khát phải đổi mới sản xuất
bằng máy móc, thiết bị hiện đại với công nghệ sản xuất tiên tiến.
Nhưng có một thực tế là mặt bằng về trình độ công nghệ sản xuất và
thiết bị trong ngành còn lạc hậu, hiện còn thấp hơn so với các nước phát triển
trong khu vực. Đó chưa kể đến bài toán bất cập sau đầu tư. Không những thế,
theo đánh giá của chuyên gia đầu ngành, chất lượng đồ uống do các cơ sở bia
địa phương, tư nhân, cổ phần sản xuất thường không ổn định, nhiều khi không

đảm bảo chất lượng, hàm lượng độc tố cao, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và
uy tín của ngành Rượu- Bia- Nước giải khát và sức khỏe người tiêu dùng.
Cho đến nay, trong nước có ít doanh nghiệp có thể đủ năng lực để tự đầu
tư, đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất đồ uống. Các doanh nghiệp còn lại phải
đi tìm một hướng đi khác. Một số doanh nghiệp lựa chọn hình thức liên doanh
với nước ngoài để tận dụng nguồn vốn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại của các
hãng nổi tiếng như: công ty Bia Đông Á, Công ty Liên doanh Bia Việt Nam…
Bởi vậy, hơn bao giờ hết, NK các máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây
chuyền chế biến thực phẩm là nhu cầu thiết yếu cho sản xuất trong nước,
thậm chí là điều không thể nào tránh khỏi cho sự phát triển.
1.2.2.

Vai trò của nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền
chế biến thực phẩm

SV: Vũ Thị Thoa

10

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Cũng như hoạt động khác, NK máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây
chuyền chế biến thực phẩm đã có đóng góp không nhỏ vào mục tiêu phát triển
kinh tế- xã hội của cả nước nói chung, ngành Rượu- Bia- Nước giải khát và
bản thân từng doanh nghiệp nói riêng.

Đầu tiên phải nói đến là hoạt động này đã góp phần tạo điều kiện thúc
đẩy nhanh cho quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ
cấu nền kinh tế theo hướng CNH- HĐH, bổ sung kịp thời những mặt mất cân
đối của nền kinh tế để đảm bảo phát triển cân đối và ổn định. Nói riêng trong
lĩnh vực sản xuất bia, chỉ rất ít doanh nghiệp được trang bị thiết bị hiện đại, tự
động hóa cao, cùng với hệ thống lên men theo công nghệ hiện đại, tự động
hóa cao, cùng với hệ thống lên men theo công nghệ hiện đại đã sản xuất được
một khối lượng lớn trong sản lượng toàn ngành. Còn lại là các cơ sở sản xuất
bia địa phương, tư nhân, cổ phần chủ yếu được trang bị bằng thiết bị chế tạo
trong nước chưa đồng bộ, tự động chưa cao, thậm chí còn lạc hậu, phương
pháp lên men chủ yếu theo công nghệ cũ (hệ thống nhà lạnh và thiết bị lên
men chính phụ riêng biệt) và sản xuất được một khối lượng rất ít so với tổng
sản lượng toàn ngành.
Đặc biệt, sự tăng trưởng của ngành đã cùng với các ngành công nghiệp
khác đã góp phần rất lớn trong GDP của cả nước
Bên cạnh đó, hàng năm hoạt động này đã góp phần tăng thu cho ngân
sách nhà nước thông qua nhập khẩu. Thuế nhập khẩu đối với các loại hàng
này thường rất cao. Mức thuế thông thường là 0%- 35%, nhưng đa số là trong
khoảng 5%- 35%, đặc biệt phần lớn phụ kiện nằm trong mức 20%- 30%.
Trong khi đó giá cả nhập về của các loại hàng này không hề thấp mà nhu cầu
lại càng tăng. Vì vậy, mỗi năm, hoạt động này đã góp vào ngân sách đến hàng
tỷ đồng

SV: Vũ Thị Thoa

11

Lớp: CQ48/05.02



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Không những thế, các vật tư, thiết bị, linh kiện nhập về đã cho ra những
sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người
dân. Thay vì đồ uống nhập ngoại như trước, giờ đây người dân đã có thể lựa
chọn cho mình những loại đồ uống phù hợp, với chất lượng cao được sản xuất
trong nước. Do đó, nó làm giảm nhập khẩu đồ uống của các hàng nước ngoài
và làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhái nhãn mác và hàng nhập lậu.
Đặc biệt hơn nữa, hoạt động này còn đóng góp vào việc bổ sung kịp thời
những mặt mất cân đối của nền kinh tế:
Thứ nhất: Gián tiếp và trực tiếp tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao
động đã giảm bớt mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và việc làm- một trong
những vấn đề trọng yếu và tháo gỡ của cơ quan chức năng.
Thứ hai: Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
cho đất nước, đồng thời cải thiện sự mất cân đối trong cán cân mậu dịch (cán
cân xuất nhập khẩu). Với những trang thiết bị sản xuất hiện đại, những tư liệu
sản xuất mà nhập khẩu đem lại sẽ làm tăng chất lượng hàng hóa làm cho xuất
khẩu của ta tiến gần hơn với nhu cầu của thế giới, tạo điều kiện để hàng Viẹt
nam xuất ra thị trường thế giới.
Kết luận chương I
Những nhân tố trên bước đầu cho phép chúng ta đưa ra nhận định rằng:
Trong tương lai gần, xu hướng của ngành Rượu- Bia- Nước giải khát đang và
sẽ phát triển theo hướng đem lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội, đảm bảo sức
khỏe cho con người và vệ sinh môi trường. Vì thế, khoa học- công nghệ sẽ
đóng vai trò quan trọng, quyết định không nhỏ tới cuộc chiến về chất lượng,
mẫu mã chủng loại và giá cả sản xuất

SV: Vũ Thị Thoa


12

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, VẬT TƯ VÀ PHỤ KIỆN
CHO CÁC DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI CÔNG TY
ERESSON
Giới thiệu tổng quan về công ty Eresson.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần cơ điện lạnh Eresson tiền thân là công ty TNHH đầu tư xây
2.1.

-

lắp cơ điện lạnh Eresson trực thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam,
được thành lập năm 1986 với tên giao dịch là ELFRIMECO. Chức năng kinh
doanh chính là thiết kế, chế tạo các thiết bị chế biến thực phẩm như bia, rượu,
nước giải khát có ga. Ngay sau khi doanh nghiệp đầu tiên được ban hành,
công ty đã hoàn tất thủ tục chuyển đổi chính thức đi vào hoạt động với quy
-

mô lớn và phát triển mạnh.
Công ty được thành lập với tên đầy đủ là Công ty TNHH đầu tư xây lắp cơ

điện lạnh Eresson theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 041016 cấp

-

ngày 21 tháng 10 năm 1992 với số vốn điều lệ ban đầu là 15.456.280.000 đồng.
Năm 2000 công ty bắt đầu sử dụng tên giao dịch mới là ERESSON và đây

-

cũng chính là thương hiệu của công ty trong mọi giao dịch.
Đến tháng 11 năm 2005, công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần
cơ điện lạnh ERESSON theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103009942 ngày 09 tháng 11 năm 2005 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố

-

Hà Nội cấp.
Công ty có trụ sở chính đặt tại số 9 đường Phạm Hùng- Mỹ Đình- Từ LiêmHà Nội. Công ty có nhà máy tại lô 46 khu công nghiệp Quang Minh- Mê
Linh- Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính: chuyên thiết kế, chế tạo các
thiết bị chế biến thực phẩm (như bia, rượu, nước giải khát có ga), nồi nấu, các
tank chứa trong dây chuyền bia bằng vật liệu inox. Công ty đã tham gia cung
cấp, chế tạo và lắp đặt các tank cho các công trình tiêu biểu như: Nhà máy bia
Ninh Bình, Nhà máy bia Sài Gòn- Bạc Liêu, Nhà máy bia Sóc Trăng, Nhà

SV: Vũ Thị Thoa

13

Lớp: CQ48/05.02



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

máy bia Hà Tây, Nhà máy bia Huế, Nhà máy bia Sài Gòn- Phú Yên, Nhà máy
bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh, Nhà máy bia Thanh Hóa, Nhà máy bia Thái Bình,
-

Nhà Máy bia Hà Nội.
Mục tiêu của công ty là trở thành nhà cung cấp thiết bị hàng đầu ở Việt Nam
và các nước Đông Nam Á, trong lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát có ga và
chế biến thực phẩm, công nghệ xử lý môi trường tiến tới xuất khẩu sang Nga,
EU. Để đạt mục tiêu, công ty đã và đang đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí
ERESSON với vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đồng trên khu đất rộng 27000m2 tại
khu công nghiệp Quang Minh- Mê Linh- Hà Nội. Nhà máy được trang bị dây
chuyền sản xuất nồi nấu và tank sử dụng phương pháp hàn lazer tự động hiện
đại nhất thế giới hiện nay.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Để đảm bảo cho việc tổ chức và quản lý sản xuất có hiệu quả bộ máy
quản lý của công ty được tổ chức dưới dạng trực tuyến- chức năng, gọn nhẹ
thể hiện qua sơ đồ sau:

SV: Vũ Thị Thoa

14

Lớp: CQ48/05.02



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc

Giám đốc điều hành

Phòng kế toán
Phòng
tài chính
hành chính nhân sự và pháp
Phòng
chếXNKPhòng kỹ thuậtPhòng
dự ánkế hoạch và đầu tư

Xưởng cắt

Tổ1


-

Tổ 2

Tổ 3


Xưởng uốn, hàn

Tổ 1

Tổ 2

Tổ 3

Mài và đánh bóng

Tổ 1

Tổ 2

Tổ 3

Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của từng bộ phận :
Tổng giám đốc : Là người đứng đầu công ty, đại diện toàn quyền cho công ty
trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có quyền tổ chức bộ máy quản lý

-

đảm bảo gọn nhẹ có hiệu lực.
Giám đốc điều hành là người thừa lệnh của tổng giám đốc triển khai, theo

-

dõi chỉ đạo việc sản xuất sản phẩm.
Phòng XNK : Là phòng có chức năng tìm kiếm khách hàng để cung cấp sản
phẩm và mua bán các loại vật tư phục vụ sản xuất. Phòng thương mại có mối

quan hệ chặt chẽ với phòng kỹ thuật dự án vì từ đây các hợp đồng kinh tế sẽ
được phác thảo chi tiết trước khi đưa vào chế tạo.

SV: Vũ Thị Thoa

15

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

-

Học viện Tài chính

Phòng kỹ thuật- dự án : Căn cứ vào yêu cầu của các đơn đặt hàng của khách
hàng, phòng kỹ thuật dự án sẽ thiết kế, tính toán, lập các dự án có tính thuyết
phục để cùng phòng thương mại thuyết minh cho các chủ đầu tư để đi tới ký
kết hợp đồng. Sau đó phòng kỹ thuật dự án sẽ triển khai các bản vẽ thi công
theo hồ sơ ban đầu và chuyển tới các xưởng để sản xuất theo kịp với tiến độ

-

kế hoạch đã đề ra.
Phòng kế hoạch vật tư : Bộ phận kế hoạch căn cứ vào tiến độ kế hoạch đã lập
trong hợp đồng để phối hợp với phòng kỹ thuật dự án khai thác vật tư kịp thời
cho việc triển khai các bản vẽ chi tiết tại các phân xưởng đảm bảo đúng với
kế hoạch đã đề ra, để kịp giao hàng cho khách hàng đúng hẹn. Bộ phận vật tư
căn cứ vào yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng các chủng loại vật tư của

phòng kỹ thuật dự án để tìm kiếm khai thác đầu vào phục vụ cho sản xuất.

-

Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm hoàn thành.
Phòng kế toán tài chính : Căn cứ vào các hóa đơn đầu vào đầu ra, cán bộ
phòng kế toán tài chính sẽ thu thập các chi phí phát sinh, cân đối nguồn vốn
từ đó tổ chức hạch toán kế toán về các hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng
hợp kết quả kinh doanh, lập các báo cáo kế toán phục vụ cho việc kiểm tra
thực hiện kế hoạch. Đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra quyết
định của giám đốc cũng như thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước và yêu cầu

-

thông tin của các đối tượng hữu quan khác.
Phòng hành chính- pháp chế nhân sự : Có nhiệm vụ tuyển dụng lao động có
năng lực và trình độ phù hợp vào các vị trí trong công ty. Đồng thời phòng
này còn có chức năng kiểm tra tính pháp lý của các giao dịch có liên quan và
các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng, thực hiện các công việc có

-

tính chất hành chính trong hoạt động của công ty.
Các xưởng sản xuất : Nhận lệnh của giám đốc điều hành trực tiếp sản xuất ra
các sản phẩm theo các bản vẽ thiết kế của phòng kỹ thuật dự án trong việc

SV: Vũ Thị Thoa

16


Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

chu chuyển sản phẩm qua các giai đoạn sản xuất dưới sự điều hành trực tiếp
của giám đốc điều hành.
2.1.3.
Lĩnh vực kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009942 do Sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 28 tháng 09 năm 2010, ngành
nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
-

Sản xuất chế biến thực phẩm
Sản xuất đồ uống: chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh, sản xuất
rượu vang, sản xuất bia và mạch nha ủ men bia, sản xuất đồ uống không cồn,

-

nước khoáng.
Sản xuất kim loại.
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị): sản xuất các
cấu kiện kim loại, thùng, bể chứa và nồi hơi, sản xuất các sản phẩm khác bằng

-

kim loại, các dịch vụ xử lý gia công kim loại.

Sản xuất máy móc, thiết bị thông thường; máy bơm, máy nén, vòi và van, bi,

-

bánh răng, hộp số các bộ phận điều khiển và chuyển động.
Dịch vụ ăn uống; nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống và các dịch vụ ăn uống
phục vụ lưu động, cung cấp các dịch vụ ăn uống theo hợp đồng (không bao

-

gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).
Kinh doanh bất động sản
Tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư
(không bao gồm tư vấn pháp luật, thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán.
• Một số nhà cung cấp tiêu biểu của Eresson:
- Hupman:
Là nhà cung cấp của Đức, thành lập năm 1867 là công ty chuyên về các
sản phẩm nồi nấu, nồi lọc….
- Lindermann:
Là nhà cung cấp của Đức, thành lập năm 1973, công ty chuyên về lĩnh
vực tư vấn thiết kế bao gồm: cung cấp bản vẽ, thiết kế các nhà máy bia.
- Alfa laval:
Là công ty của Thụy Điển, chuyên về các mặt hàng như: bơm, máy làm
lạnh nhanh, các loại phụ kiện, van, tê, cút

SV: Vũ Thị Thoa

17

Lớp: CQ48/05.02



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Neumo:
Là công ty của Đức chuyên về cung cấp các loại phụ kiện như: van, tê,
-

cút, bộ đo lưu lượng,…
- York:
Là công ty của Mỹ, chuyên kinh doanh về các loại máy nén lạnh, khí,
máy lạnh.
Cuto-kumpu:
Là công ty của Thụy Điển, chuyên kinh doanh về các loại inox, đồng củ
-

dạng quận hoặc dạng tấm.
-

SV: Vũ Thị Thoa

18

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

2.1.4 Tình hình sử dụng lao động
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH SỐ LAO ĐỘNG NĂM 2013 CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH ERESSON
Số

TT Chỉ tiêu
1

2

Tổng số cán bộ nhân viên
Phân theo trình độ văn hóa nghề nghiệp
Số lao động có trình độ đại học
Số lao động có trình độ cao đẳng
Công nhân kỹ thuật nghề
Lao động phổ thông
Phân theo thời hạn lao động
Lao động hợp đồng không xác định thời hạn
Lao động thời hạn xác định từ 1 đến 3 năm
Lao động không ký hợp đồng
Hợp đồng thời vụ

(người)
327
327
40
8
273

6
327
205
45
3
74

lượng

Tỷ lệ (%)
100.00
12.23
2.45
83.49
1.83
100.00
62.69
13.76
0.92
22.63

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.5.1
Giới thiệu khái quát hoạt động kinh doanh của công ty
Như chúng ta đã biết, phần lớn công ty thường tiến hành hoạt động NK
máy móc, thiết bị kỹ thuật để phục vụ cho các công trình xây lắp trong nước.
Trong giai đoạn 2001-2005, cơ cấu xuất nhập khẩu của công ty thì XK chỉ
chiếm 10%, NK chiếm tỷ trọng rất lớn là 90%. Nhưng trong giai đoạn gần
đây thì không có hoạt động XK mà chỉ có hoạt động NK.
Các sản phẩm chính của công ty :

Trong lĩnh vực sản xuất bia :
Lĩnh vực sản xuất bia là lĩnh vực hoạt động chính của công ty Eresson.
Công ty chuyên thiết kế, chế tạo, trang bị, lắp đặt và chuyển giao đồng bộ và
đơn lẻ các nhà máy bia từ nhỏ đến lớn như :
Hệ thống chứa, xử lý và chuyển malt và gạo công suất đến 40 tấn/h
gồm : các phễu chứa liệu, các loại gàu tải, vít tải, các loại máy nghiền malt và
gạo…
2.1.5.

-

SV: Vũ Thị Thoa

19

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

-

-

-

Học viện Tài chính

Hệ thống nấu bia gồm các nồi hồ hóa, nồi đường hóa, nồi lọc bã, thùng
chứa bã malt

Hệ thống nước nóng lạnh
Hệ thống các tank lên men, hệ thống gây rửa men và bảo quản men,…
Hệ thống CIP cho thiết bị nấu, lên men, thành phẩm, men và chiết chai
Hệ thống lọc trong bia
Hệ thống lạnh công suất lạnh đến 5.000.000 kcal/h.
Hệ thống lò hơi đốt dầu tự động
Hệ thống thu hồi CO2
Hệ thống xử lý nước nấu bia công suất 60m3/h
Các sản phẩm cơ khí : thiết bị lạnh nhanh kiểu tấm bản,…
Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị bia nhà hàng :
Từ năm 2001 đến nay công ty Eresson đã cho ra sản phẩm mới mang
thương hiệu ‘Dây chuyền thiết bị sản xuất bia tươi nhà hàng thương hiệu
Eresson’ , đây là bước đột phá mới trong chiến lược chinh phục khách hàng
của công ty Eresson tại Việt Nam và quốc tế. Toàn bộ dây chuyền thiết bị sản
xuất bia nhà hàng đều được Eresson sản xuất tại Việt Nam 100% và có thể tự
động hóa hoàn toàn, đặc biệt là các nồi nấu với vỏ đồng có nhiều mẫu mã và
hình thức rất ấn tượng.
Trong lĩnh vực sản xuất rượu
Thiết kế, chế tạo và lắp đặt các nồi nấu rượu, các tank lên men rượu cho
các nhà máy rượu.
Trong lĩnh vực sản xuất sữa
Thiết kế, chế tạo và lắp đặt các thùng hòa trộn, tank ủ men, tank ủ men cái,
tank chứa trung gian và tank chờ rót sữa, hệ thống lạnh, lò hơi cho các nhà
máy sản xuất sữa
2.1.5.2
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 và 2012
BẢNG 2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM
2011 VÀ 2012
(ĐVT : đồng)


SV: Vũ Thị Thoa

20

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18


Chỉ tiêu

Học viện Tài chính

Năm 2011

Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
113,219,173,021
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế TNDN


Năm 2012
135,245,231,000

113,219,173,021
95,922,877,893

135,245,231,000
105,890,002,149

17,296,295,128
123,969,575
5,564,410,326

26,659,033,794
98,695,546
8,567,120,490

504,695,256
10,222,096,679
1,129,062,442
1,456,767,115
1,480,091,622
-23,324,507

528,695,256
11,733,613,347
1,862,449,53
5
585,866,486

1,901,094,177
-151,353,196

1,105,737,935
276,434,484

1,730,926,766
432,731,692

829,303,451

1,298,195,075

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

SV: Vũ Thị Thoa

21

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

2.2.

Học viện Tài chính

Nhu cầu máy móc, vật tư, phụ kiện cho ngành Rượu- Bia- Nước


giải khát tại thị trường Việt Nam.
2.2.1. Đầu tư thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm
Từ năm 2005, tổng công ty Rượu- Bia- Nước giải khát Hà Nội sẽ tiếp tục
đầu tư bổ sung thêm một số thiết bị đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm hệ thống chiết keg bia hơi số 2 có công suất 240keg/ giờ, đổi mới dây
chuyền bia lon công suất 18.000 lon/ giờ, đầu tư thiết bị hệ thống thanh trùng
và thiết bị đồng bộ của sản phẩm bia tươi.
2.2.2.

Hình thức đầu tư
Hiện nay, ngành Rượu- Bia- Nước giải khát Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư

các nhà máy có công suất lớn, phát huy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất
có thiết bị và công nghệ tiên tiến, đồng thời tiến hành đầu tư mở rộng năng
lực của một số nhà máy hiện có. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, phương thức
huy động vốn, khuyến khích huy động vốn của các thành phần kinh tế trong
nước, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, đẩy mạnh cổ phần hóa đối với những
doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn.
BẢNG 2.3: MỤC TIÊU CỦA “ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
NGÀNH RƯỢU- BIA- NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025”.
S
T
T

Chỉ tiêu

Đ
ơn
vị


Giai đoạn
20112015

Giai đoạn
20152025

1

Bia

Tr
iệ
u
lít

4000

6000

2

Rượu

Tr
iệ
u

188

440


SV: Vũ Thị Thoa

22

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

lít
3

Nước giải khát

Tr
iệ
u
lít

4000

11000

4

Tổng


Tr
iệ
u
lít

8.188

17.440

5

Nhu cầu vốn
đầu tư cho toàn
ngành

Tỷ
đồ
ng

22.747

39.015

Nguồn:
Như vậy, theo kế hoạch trên, đa số các chỉ tiêu trên đều được điều chỉnh
tăng lên khá cao. Do đó, nhu cầu vốn đầu tư cho toàn ngành dự kiến cũng
tăng lên
Về bia
Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Việt Nam giữ vai trò chủ chốt trong
2.2.3.1


-

việc nâng cao uy tín thương hiệu bia Việt Nam, đảm bảo sản xuất, tiêu thụ
-

trong nước và hướng tới XK.
Trong mục tiêu quy hoạch tổng thể của ngành thì đến năm 2015 sản lượng sản
xuất đạt 4000 triệu lít bia với nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011- 2015 là

-

18.042 tỷ đồng, giai đoạn 2016- 2025 là 24.056 tỷ đồng
Tập trung đầu tư các nhà máy có công suất lớn, sản xuất kinh doanh hiệu quả,
quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá thành

-

người tiêu dùng chấp nhận.
Xây dựng mới các nhà máy có quy mô công suất từ 100 triệu lít/ năm trở lên.
Mở rộng hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết để sản xuất bia cao cấp, đáp ứng

-

nhu cầu trong nước và XK
Xây dựng và phát triển thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh cho các sản
phẩm bia nội địa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
SV: Vũ Thị Thoa

23


Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

-

Về rượu:
Trong giai đoạn 2011- 2015: sản lượng sản xuất đạt 188 triệu lít rượu công

-

nghiệp. Đến năm 2025, sản lượng đạt 440 triệu lít rượu công nghiệp.
Tổng công ty Rượu- Bia- Nước giải khát Việt Nam giữ vai trò chủ chốt trong

2.2.3.2

sản xuất các loại rượu đặc sản truyền thống, rượu chất lượng cao để đáp ứng
nhu cầu trong nước và XK, có biện pháp thích hợp nhằm giảm dần rượu nấu
bằng phương pháp thủ công theo quy mô gia đình, từng bước xây dựng
-

thương hiệu quốc gia.
Tăng cường hợp tác với các hãng rượu lớn trên thế giới để sản xuất rượu chất

-


lượng cao thay thế NK và XK.
Khuyến khích các làng nghề xây dựng các cơ sở sản xuất với quy mô công
nghiệp, công nghệ tiên tiến, tổ chức thu gom và xử lý rượu cho các hộ sản
xuất thủ công để nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và

-

giữ được bản sắc truyền thống của rượu làng nghề.
Khuyến khích phát triển sản xuất rượu vang từ các loại quả tươi gắn với các

-

vùng nguyên liệu ở các địa phương.
2.2.3.3
Đối với ngành nước giải khát
Trong giai đoạn 2011- 2015: đạt 4000 triệu lít nước giải khát. Trong giai đoạn
2016- 2025 sản lượng đạt 11000 triệu lít với tổng nhu cầu vốn đầu tư là
3.412 tỷ đồng (giai đoạn 2011- 2015) và 11.942 tỷ đồng (giai đoạn 20162025).
-. Tổng công ty Rượu –Bia- Nước giải khát Việt Nam giữ vai trò chủ chốt
trong việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nước giải khát từ nguyên liệu
trong nước, trong đó ưu tiên năng lực sản xuất nước quả, không đầu tư năng
lực sản xuất nước giải khát có gas pha chế từ hương liệu.
2.3.
2.3.1.

Thực trạng nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho dây
chuyền chế biến thực phẩm tại công ty Eresson
Chuẩn bị giao dịch, tiến tới kí kết hợp đồng


SV: Vũ Thị Thoa

24

Lớp: CQ48/05.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Chuẩn bị giao dịch, tiến tới ký kết hợp đồng
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường nước ngoài:
2.3.1.1.

-

Công việc này nhằm xác định thị trường cung cấp hàng hóa ở nước
ngoài. Nội dung nghiên cứu bao gồm: Chế độ chính trị xã hội, hệ thống pháp
luật, đặc điểm khí hậu thời tiết, các điều kiện về vận tải, điều kiện về tín dụng
và tiền tệ tại thị trường đó,…
-

Nghiên cứu thị trường trong nước:
Mục đích của nghiên cứu này là xác định loại hàng hóa NK. Nội dung
của nghiên cứu bao gồm: Các hàng hóa cần thiết cho việc thực hiện công trình
sắp tới (giá cả, chất lượng, mẫu mã). Xác định được loại nào đã sản xuất
được? Loại nào chưa sản xuất được? Loại nào nên nhập? Loại nào có thể mua
từ các cơ sở sản xuất trong nước?...


-

Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp:
Tất cả các nhà cung cấp đã có quan hệ lâu dài từ trước đều có đủ khả
năng lực theo yêu cầu của công ty, do đó không phải đánh giá ban đầu mà đưa
thẳng vào danh sách nhà cung cấp do giám đốc duyệt. Đối với nhà cung cấp
mới thì phải đánh giá dựa trên các tiêu chí: khả năng cung ứng, chất lượng,
mẫu mã hàng hóa, điều kiện giao hàng, thanh toán, giá cả…
Các công tác nghiên cứu trên chủ yếu thông qua mạng internet, sách báo
và tạp chí chuyên ngành.
2.3.1.2

Thực hiện các bước giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

Đối với các hợp đồng có giá trị nhỏ hoặc đối tác là nhà cung cấp đã quen
thuộc thì việc giao dịch đàm phán diễn ra gián tiếp, các bước cụ thể:
1, Hỏi hàng: Đây là việc yêu cầu người bán hàng cung cấp cấc thông tin
về hàng hóa và các điều kiện để mua hàng. Việc này thường được tiến hành
bằng email, fax là chủ yếu.
2, Lấy báo giá từ nhà cung cấp.
3, Lấy mẫu (nếu cần).
SV: Vũ Thị Thoa

25

Lớp: CQ48/05.02



×