Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Cơ cấu đầu tư theo nghành và cơ cấu đầu tư theo nghành hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.66 KB, 45 trang )

Đề án môn học

LỜI MỞ ĐẦU
Tái cấu trúc nền kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được
Đảng và Nhà Nước đề ra trong năm 2012 và vì thế nền kinh tế nước ta đang dần
đi vào ổn định và sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Trong thời gian vừa qua, nền
kinh tế đã lấy lại đà tăng trưởng, lạm phát được kìm chế, các cân đối vĩ mô được
ổn định, nhiều nhóm giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển do Chính phủ đề ra
đã được thực hiện bước đầu có hiệu quả. Song dưới tác động của những bất ổn
kinh tế thế giới nói chung, năm 2012 kinh tế Việt Nam sẽ vẫn phải đối diện với
không ít khó khăn, thách thức như kinh tế tăng trưởng nhưng chưa thực sự ổn
định, khả năng tái lạm phát cao vẫn tiềm ẩn, nhập siêu còn lớn, sức cạnh tranh
của nền kinh tế còn thấp. Để hạn chế các rủi ro cho nền kinh tế và đạt được các
mục tiêu dài hạn thì xây dựng các giải pháp để có một cơ cấu ngành hợp lý là
một trong những nhiệm vụ cốt yếu. Cơ cấu đầu tư hợp lý nói chung và cơ cấu
đầu tư theo ngành hợp lý nói riêng là một vấn đề then chốt quyết định đến tính
hiệu quả của đầu tư phát triển. Hoạt động đầu tư phát triển mới có thể đạt hiệu
quả cao, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày
càng hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước khi có một
cơ cấu đầu tư hợp lý. Một cơ cấu ngành hợp lý sẽ có sức lan tỏa, tác động nhất
định để cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư theo
lãnh thổ chuyển dịch theo hướng hợp lý từ đó đưa nền kinh tế phát triển, đi lên.
Đề tài “Cơ cấu đầu tư theo ngành và cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lý
” được thực hiện để tìm hiểu và phân tích những vấn đề lý thuyết cơ bản cũng
như thực trạng hiện nay để từ đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp đề hoàn
thiện, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành một cách hợp lý.
Em xin chân thành cảm ơn: PGS.TS. Từ Quang Phương đã giúp đỡ và
hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
SVTH: Lê Đình Trung

1



Đầu tư 51A


Đề án môn học

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ
CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH.
I. Cơ cấu đầu tư theo ngành
1. Khái niệm
1.1.Cơ cấu đầu tư
Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn,
nguồn vốn, cơ cấu huy động và sử dụng vốn…quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại
giữa các bộ phận trong không gian và thời gian, vận động theo hướng hình thành
một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo ra những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế xã hội.
1.2. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành
Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư cho từng
ngành trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên
phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định.
2. Phân loại
2.1 Theo 2 nhóm ngành
Nếu xem xét cơ cấu đầu tư theo 2 nhóm ngành ta có: sản xuất sản phẩm
xã hội và nhóm kết cấu hạ tầng. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phải được thực
hiện trước và phải có tỷ lệ hợp lý.
Nhóm ngành kết cấu hạ tầng là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá
trình sản xuất .Nhóm ngành sản xuất sản phẩm xã hội thực chất chính là sản
xuất kinh doanh tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân.. Nghiên cứu cơ
cấu đầu tư theo cách tiếp cận này nhằm mục đích nghiên cứu tính hợp lý của đầu
tư cho từng nhóm ngành kinh tế, phát triển nền kinh tế cân đối và hợp lý.
2.2 Theo 3 nhóm ngành

Có thể xem xét cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành: Công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ. Đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đảng và Nhà

SVTH: Lê Đình Trung

2

Đầu tư 51A


Đề án môn học
nước chỉ ra rằng: ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ, chú ý đầu tư phát
triển nông nghiệp hợp lý.
Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự liên kết giữa các ngành ngày
càng chặt chẽ hơn. Sự phát triển của ngành này là điều kiện, tiền đề cho ngành
kia phát triển. Trong nền kinh tế, các ngành có mối quan hệ tác động qua lại,
thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp. Công nghiệp phát triển sẽ đem lại cơ sở hạ tầng, phương tiện kĩ thuật
cho công nghiệp. Qua đó, cả hai sẽ chuyên môn hóa lẫn nhau. Và đó là mối quan
hệ biện chứng, tồn tại như một chỉnh thể hữu cơ, không thể thiếu và luôn tác
động qua lại. Mặt khác, để những sản phẩm của hai ngành này đi vào tiêu dùng
cho sản xuất hoặc tiêu dùng cho đời sống phải qua phân phối và trao đổi. Những
chức năng này do hoạt động dịch vụ đảm nhận. Các hoạt động dịch vụ thương
mại, vận tải, thông tin, ngân hàng, bảo hiểm…đảm bảo cho quá trình tái sản xuất
được liên tục. Không có sản phẩm hàng hóa thì không có cơ sở cho các hoạt
động dịch vụ tồn tại. Sản xuất hàng hóa càng phát triển thì nhu cầu dịch vụ càng
được nâng cao. Như vậy, sự tác động qua lại giữa các ngành tạo điều kiện thúc
đẩy kinh tế. Chính vì vậy cần phải đầu tư cho các ngành này một cách hợp lý.
2.3 Theo 2 khối ngành
Có thể xem xét cơ cấu đầu tư theo 2 khối ngành: khối chủ đạo và khối các

ngành còn lại. Khối ngành chủ đạo là những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc
gia, những ngành kinh tế phát huy thế mạnh, lợi thế so sánh của đất nước so với
các quốc gia khác. Phải đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa 2 khối ngành để nền
kinh tế vừa có những sản phẩm chủ đạo, tạo thế và lực cho sự phát triển lâu dài;
đồng thời, bảo đảm sự phát triển tổng hợp, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh,
bền vững và hiệu quả.

SVTH: Lê Đình Trung

3

Đầu tư 51A


Đề án môn học

3. Đặc điểm của cơ cấu đầu tư theo ngành
3.1. Tính quy luật khách quan
Cơ cấu đầu tư nói chung và cơ cấu đầu tư theo ngành nói riêng được thực
hiện theo các chiến lược, kế hoạch đã được hoạch định trước của Nhà nước và
Chính Phủ song chúng luôn hoạt động theo những quy luật khách quan. Trong
quá trình đầu tư và sản xuất, cơ cấu đầu tư theo ngành luôn vận động, không
ngừng phát triển theo những quy luật khách quan của nền kinh tế và dẫn đến sự
hình thành và biến đổi cơ cấu đầu tư ngành theo quy luật chung. Quá trình phản
ánh được sự tác động của các quy luật phát triển khách quan đến cơ cấu đầu tư
theo ngành là một trong những biểu hiện của cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lý.
3.2. Tính động
Các kế hoạch, chính sách, định hướng phát triển của Nhà Nước luôn có
một tác động quyết định đến cơ cấu đầu tư theo ngành. Chính vì lẽ đó , khi kế
hoạch, chính sách của Nhà Nước thay đổi để phù hợp theo các thời kỳ thì cơ cấu

đầu tư theo ngành cũng thay đổi theo. Cơ cấu đầu tư theo ngành khác nhau ở
từng thời kỳ, từng địa phương. Một cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lý sẽ thúc đẩy
kinh tế phát triển, giúp chiến lược của Quốc gia đi theo đúng định hướng đã đề
ra.
3.3. Tính lịch sử và tính xã hội
Những bộ phận cấu thành của hoạt động đầu tư xác lập được mối quan hệ
hữu cơ, tương tác qua lại lẫn nhau theo không gian và thời gian. Sự tồn tại về số
lượng thì có thể chung cho mọi nền sản xuất, nhưng khác nhau về nội dung,
cách thức thực hiện các nội dung mối quan hệ đó. Sự khác nhau đó là do các quy
luật kinh tế đặc thù của mỗi phương thức sản xuất, trước hết là quy luật kinh tế
cơ bản của phương thức sản xuất ấy quy định. Ngay trong các hình thái kinh tế
xã hội giống nhau tồn tại ở các nước khác nhau vẫn có sự khác nhau trong hình
thành cơ cấu đầu tư. Do đặc điểm riêng của quá trình lịch sử phát triển của các
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,...những xu thế thay đổi cơ cấu chung sẽ được
SVTH: Lê Đình Trung

4

Đầu tư 51A


Đề án môn học
thể hiện qua hình thái đặc thù trong từng giai đoạn lịch sử phát triển của mỗi
nước. Vì vậy cơ cấu đầu tư luôn luôn thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Sự thay đổi đó gắn với sự biến đổi, phát
triển không ngừng của bản thân các yếu tố, bộ phận trong hoạt động đầu tư và
của những mối quan hệ giữa chúng.
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu đầu tư theo ngành
4.1. Nhóm nhân tố trong nội bộ nền kinh tế
4.1.1. Nhân tố thị trường

Chất lượng và số lượng các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà nhu cầu
xã hội đặt ra tác động rõ nét đến quy mô, vị trí, tỷ trọng các ngành, các thành
phần kinh tế trong cơ cấu đầu tư. Bởi vì nhu cầu của thị trường quyết định trực
tiếp đến việc trả lời các câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất bao nhiêu? Và sản
xuất như thế nào?
Đứng từ góc độ doanh nghiệp, cần phải nghiên cứu kĩ thị trường và nhu
cầu tiêu dùng của xã hội để xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý tùy thuộc
vào từng ngành, từng lĩnh vực đầu tư. Đứng trên góc độ nền kinh tế, Chính phủ
cần xem xét tốt thi trường và khả năng sản xuất trong nước cũng như quốc tế để
đưa ra các chính sách phù hợp khi phân bổ vốn đầu tư theo ngành. Qua đó tận
dụng và phát huy được lợi thế và tiềm năng quốc gia cũng như tranh thủ được
thời cơ trên thị trường quốc tế.
4.1.2. Dân số lao động
Dân số và trình độ dân trí là cơ sở quan trọng để phát triển và nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề đang hoạt động. Đây là cơ
sở quan trọng trong cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành.
Quy mô kết cấu dân số và thu nhập của họ ảnh hưởng lớn đến quy mô và
cầu thị trường, đó là cơ sở để đầu tư vào các ngành công nghiệp và các ngành
phục vụ tiêu dùng một cách hợp lý.
4.1.3. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

SVTH: Lê Đình Trung

5

Đầu tư 51A


Đề án môn học
Khi lực lượng sản xuất phát triển, quy mô sản xuất sẽ thay đổi, thay đổi

khoa học công nghệ, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi lao động từ giản
đơn thành lao động phức tạp, từ ngành này sang ngành khác. Để đáp ứng trước
sự thay đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, một cơ cấu đầu tư theo ngành
mới cần được hình thành với một vị trí, tỉ trọng vốn trong các ngành thích ứng
được với nhu cầu phát triển của xã hội.
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động, trong đó
tư liệu sản xuất lại gồm đối tượng lao động, tư liệu lao động
Máy móc, nhà xưởng, khoa học – kỹ thuật… và tư liệu lao động như tài
nguyên thiên nhiên... là tư liệu lao động. Trong đó, quan trọng nhất là ảnh hưởng
của khoa học – kỹ thuật đến cơ cấu đầu tư theo ngành. Khoa học kỹ thuật phát
triển mạnh trong ngành nghề nào đó thì ngành nghề đó sẽ có được lợi thế, Chính
Phủ cần có các chính sách phù hợp để phát triển khoa học công nghệ để cơ cấu
đầu tư theo ngành đi đúng định hướng.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn được thể hiện ở trình độ,
tay nghề, kĩ năng, chất xám của người lao động. Nếu trong một nền kinh tế,
người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ càng cao, khả năng chuyên
môn hóa càng cao thì phân công lao động hợp tác quốc tế càng phát triển. Từ đó
hình thành cơ cấu kinh tế mở ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ngành
nghề.
4.1.4. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi thế và tiềm năng của từng vùng,
lãnh thổ. Từ đó có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu đầu tư theo ngành. Sở dĩ
như vậy bởi vì cơ cấu đầu tư theo ngành có quan hệ mật thiết đến điều kiện phát
triển riêng của từng lãnh thổ khác nhau.
4.1.4. Quan điểm, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
trong mỗi giai đoạn

SVTH: Lê Đình Trung

6


Đầu tư 51A


Đề án môn học
Cơ chế quản lý của nhà nước qua mỗi thời kì lại có những thay đổi nhất
định để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, do đó tác động
trực tiếp đến quá trình phát triển, chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Các công cụ điều
tiết kinh tế vĩ mô của Nhà Nước sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu đầu tư theo ngành.
Trong từng giai đoạn khác nhau, sẽ có từng cơ cấu đầu tư theo ngành khác nhau,
dần dần nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ để phù hợp với quá trình
CNH-HDH của đất nước.
4.2. Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài
Ngoài các nhân tố từ nội bộ nền kinh tế, cơ cấu đầu tư theo ngành còn
chịu tác động bởi các nhân tố bên ngoài như xu thế chính trị, xã hội và kinh tế
của khu vực, kinh tế thế giới. Xu thế chính trị và kinh tế của khu vực và thế giới
ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch CCĐT theo ngành. Mỗi
quốc gia đều có những ưu thế riêng về chính trị, xã hội, điều kiện địa lý, tài
nguyên thiên nhiên, lao động, vốn…tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư
sản xuất. Sự khác nhau đó đòi hỏi bất cứ nền kinh tế nào cũng phải có sự trao
đổi với bên ngoài ở mức độ và phạm vi khác nhau. Sự tham gia vào thị trường
thế giới dưới nhiều hình thức sẽ gia tăng sự thích ứng và phù hợp về cơ cấu của
đầu tư với bên ngoài. Trong xu thế quốc tế hóa lực lượng sản xuất và thời đại
bùng nổ thông tin, các thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật cho phép các
nhà đầu tư nắm bắt nhanh nhạy thông tin, tìm hiểu thị trường và xác định chiến
lược cơ cấu đầu tư hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm chủ động hội
nhập. ở nền kinh tế của những nước nhỏ, khả năng đa dạng hóa đầu tư và phức
tạp hóa cơ cấu đầu tư có hạn, vì vậy mức độ phụ thuộc bên ngoài của các nước
nay có cao hơn so với các nước lớn.
Tóm lại, các nhân tố tác động đến cơ cấu đầu tư theo ngành tạo thành một

hệ thống phức tạp, đòi hỏi khi phân tích phải có một quan điểm tổng hợp, đồng
bộ. Những điều nêu trên chỉ là một phần nhỏ nói lên mức độ và cơ chế tác động
khác nhau của các nhân tố đối với cơ cấu kinh tế. Sự ảnh hưởng của các nhân tố

SVTH: Lê Đình Trung

7

Đầu tư 51A


Đề án môn học
chỉ thể hiện đối với các loại hình cơ cấu kinh tế cụ thể, và tùy thuộc vào từng
loại hình cơ cấu mà các tác động của những nhân tố này cũng khác nhau.
II. Cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lý
1. Khái niệm
- Theo cách tiếp cận thứ nhất: Cơ cấu đầu tư hợp lý theo ngành là đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước nhưng cần có một tỷ lệ hợp lý
vì nếu quá tập trung cho cơ sở hạ tầng, không chú ý đúng mức cho đầu tư sản
xuất kinh doanh thì sẽ khó hoặc không có tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế
quốc dân.
- Theo cách tiếp cận thứ hai: Thực hiện đường lối công nghiệp hóa- hiện
đại hóa, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ nhưng vẫn chú ý đầu tư
phát triển nông nghiệp hợp lý, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Mặt
khác, trong nội bộ ngành kinh tế, đó chính là xu hướng tăng dần tỷ trọng vào các
ngành có trình độ kỹ thuật cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng; giảm dần tỷ trọng
vào các ngành có trình độ công nghệ thấp, năng suất thấp. Từ đó chuyển dịch cơ
cấu kinh tế từ đơn giản đến phức tạp, từ trạng thái có trình độ công nghệ thấp tới
trình độ công nghệ cao.
- Theo cách tiếp cận thứ ba: Cơ cấu đầu tư hợp lý theo ngành là cơ cấu

đầu tư phải đảm bảo tương quan hợp lý giữa hai khối ngành này để nền kinh tế
vừa có những sản phẩm chủ đạo, tạo thế và lực cho sự phát triển lâu dài, đảm
bảo sự phát triển tổng hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh, bền vững
và hiệu quả.
Tóm lại, cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành được xem là hợp lý khi
thỏa mãn các đặc điểm sau:
- Giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, với lợi thế là một nước có điều kiện tự nhiên (khí
hậu, đất đai,…) và truyền thống thâm canh các loại cây trồng, nông phẩm như
nước ta, ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền
kinh tế. Do đó nông nghiệp nông thôn cũng phải được chú trọng đầu tư.
SVTH: Lê Đình Trung

8

Đầu tư 51A


Đề án môn học
- Trong nội bộ các ngành, tỷ lệ các ngành có hàm lượng chất xám cao và
năng suất lao động cao ngày càng tăng, tỷ trọng các ngành có năng suất thấp
giảm đi. Xu hướng chuyển dịch càng nhanh càng tốt. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch từ đơn giản đến phức tạp.
- Cơ cấu đầu tư phải chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành
có trình độ kĩ thuật cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng, giảm dần tỷ trọng các
ngành có trình độ công nghệ thấp.
- Đầu tư cho kết cấu hạ tầng phải được thực hiện trước để tạo điều kiện
cho sản xuất kinh doanh phát triển.
- Đảm bảo tương quan hợp lý giữa khối ngành chủ đạo và khối ngành còn
lại đế duy trì thế cân bằng giữa những sản phẩm chủ đạo và sản phẩm của các

ngành khác. Nhờ đó nền kinh tế phát triển một cách cân đối, tổng hợp và bền
vững.
2. Ý nghĩa của cơ cấu đầu tư hợp lý theo ngành
Cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lý là một chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia. Một cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lý đồng nghĩa với việc sẽ
thúc đẩy định hướng phát triển kinh tế nhanh và bền vững đi đúng hướng. Một
cơ cấu đầu tư nói chung và cơ cấu đầu tư theo ngành nói riêng hợp lý sẽ góp
phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó, góp phần tạo ra
một cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển
nhanh, bền vững. Cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lý cũng góp phần phát huy tiềm
năng, lợi thế của cả nền kinh tế, của đất nước để phát triển sản xuất đưa nền kinh
tế quốc gia đi lên. Cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lý còn mang lại những lợi ích
xã hội nhất định. Cơ cấu đầu tư hợp lý có ý nghĩa quan trọng không chỉ với nền
kinh tế của đất nước mà cả nhiều lĩnh vực khác.
III. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành
1. Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư là sự thay đổi của cơ cấu đầu tư (thực chất là
điều chỉnh cơ cấu vốn, nguồn vốn) từ mức độ này sang mức độ khác, phù hợp
SVTH: Lê Đình Trung

9

Đầu tư 51A


Đề án môn học
với môi trường và mục tiêu phát triển. Sự thay đổi không chỉ bao gồm thay đổi
về vị trí ưu tiên ma còn là sự thay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và các chính
sách áp dụng.
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành là sự thay đổi cơ cấu đầu tư giữa

ngành sản xuất sản phẩm xã hội-nhóm ngành kết cấu hạ tầng, giữa khối ngành
chủ đạo-khối ngành còn lại và giữa nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ. Sự thay
đổi này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Đất Nước trong thời đại mới, thực
hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế và vì mục tiêu CNH-HĐH.
2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành tới chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Định hướng đầu tư có tác động đến cơ cấu nền kinh tế. Quyết định đầu tư
làm thay đổi số lượng tuyệt đối của sản phẩm các ngành, từ đó làm thay đổi quy
mô ngành và tỉ trọng các ngành đó. Cùng với quyết định đầu tư, sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ khiến cho các ngành công nghiệp công nghệ
cao, dịch vụ chất lượng cao phát triển mạnh hơn trong khi một số ngành khác lại
giảm vai trò, tỷ trọng do nhu cầu của xã hội giảm hoặc không còn sức cạnh
tranh. Do đó tỷ trọng các ngành, tiểu ngành trong cơ cấu kinh tế có sự thay đổi,
thứ tự ưu tiên khác nhau và kết quả là hình thành nên một cơ cấu ngành mới.
Chính sách đầu tư vào các ngành có tốc độ phát triển khác nhau sẽ tạo ra sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuỳ mức độ chuyển đổi cơ cấu đầu tư và hiệu quả đầu
tư các ngành đó. Cơ cấu kinh tế thay đổi là để nhằm thực hiện những mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra, và những mục tiêu đó có đạt được hay không
chính là thước đo cơ bản nhất xác định kết quả, hiệu quả của đầu tư đổi mới cơ
câu kinh tế và nó cho thấy tầm quan trọng của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Mặt khác, sự thay đổi và phát triển của các bộ phận kinh tế sẽ quyết
định sự thay đổi của cơ cấu đầu tư hiện tại. Kết quả là thay đổi số lượng cũng
như chất lượng cơ cấu đầu tư của nền kinh tế quốc dân theo hướng đầu tư vào
các ngành lợi thế, giảm tỉ trọng đầu tư vào những ngành không phù hợp.

SVTH: Lê Đình Trung

10

Đầu tư 51A



Đề án môn học
Sau đó sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư làm thay đổi mối quan hệ giữa các
bộ phận trong nền kinh tế theo xu hướng ngày càng hợp lý hơn. Các nguồn lực
trong nền kinh tế được sử dụng hợp lý. Các ngành liên kết, liên hệ với nhau chặt
chẽ. Trong cùng một ngành, các bộ phận cũng có mối quan hệ với nhau và ngày
càng hợp lý trong việc phân phối nguồn lực. Các doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều làm tăng hiệu quả cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp bởi việc đầu tư vào ngành nào sẽ giúp một phần quan trọng
cho ngành đó phát huy lợi thế để cạnh tranh và phát triển.

SVTH: Lê Đình Trung

11

Đầu tư 51A


Đề án môn học

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. Theo 2 nhóm ngành: Sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm ngành kết
cấu hạ tầng
Bảng Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành
Đơn vị tính:%
Khối ngành

1996- 2000


2001- 2004

2005-2009

Khối ngành sản xuất sản phẩm xã hội

54,7

54,8

52,7

Khối ngành kết cấu hạ tầng

45,3

45,2
47,3
Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhận xét:
Qua bảng trên, ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư cho khối ngành sản xuất sản phẩm
xã hội (trung bình giai đoạn 1996-2009 đạt khoảng 54%) chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ
trọng vốn đầu tư cho khối ngành kết cấu hạ tầng (tương ứng là 46%).
- Tỷ trọng vốn đầu tư cho khối ngành sản xuất sản phẩm xã hội có xu
hướng giảm dần từ 54,7% trong giai đoạn 1996-2000 xuống còn 52,7% trong
giai đoạn 2005-2009, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng cao.
- Tỷ trọng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng có xu hướng tăng lên từ 45,3%
giai đoạn 1996-2000 lên khoảng 47,3% giai đoạn 2005-2009.

Qua đó ta có thể thấy :Cơ cấu đầu tư cho kết cấu hạ tầng đang dần được
chú trọng hơn, tỷ trọng ngày càng có xu hướng tăng lên. Khối ngành sản xuất
sản phẩm xã hội và khối ngành kết cấu hạ tầng có mối quan hệ tương hỗ lẫn
nhau. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đến lượt
mình lại tạo tiềm lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Việc tập trung đầu tư cho nhóm ngành sản xuất kinh doanh góp phần thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển, bên cạnh đó đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cũng
đã được quan tâm đã tạo nền tảng cơ bản cho bộ mặt đất nước, tạo đà phát triển

SVTH: Lê Đình Trung

12

Đầu tư 51A


Đề án môn học
và cơ sở để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài - một nguồn vốn có vai trò
ngày càng quan trọng đối với nước ta.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của 267 KCN
vào khoảng 9 tỷ USD, trong đó 31 KCN do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài làm chủ đầu tư, với tổng số vốn đăng ký khoảng 2 tỷ USD. Các KCN còn
lại do DN trong nước làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD. Trong số
267 KCN được thành lập, 180 KCN đã đi vào hoạt động có tổng vốn đầu tư kết
cấu hạ tầng đăng ký là 5 tỷ USD; còn lại 87 KCN đang trong giai đoạn đền bù
giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Một số KCN đã xây dựng mô hình
hiện đại gắn với phát triển khu đô thị, khu dịch vụ, giáo dục... như KCN Tân
Tạo (Long An), KCN Quế Võ (Bắc Ninh)...
Số liệu của WB cho thấy, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng

hàng năm của Việt Nam đạt mức 10% GDP, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn
quốc tế (ở Trung Quốc chỉ khoảng 3% GDP, Ấn Độ là 9%, Malaysia khoảng
5%,…) và tính đến năm 2010 vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng đạt khoảng 47,3%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng,
ngoài vốn nhà nước còn có sự tham gia của tư nhân, dân cư. Trong thời gian vừa
qua, hệ thống kết cấu hạ tầng có bước phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ đất nước, góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, phát
triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội.Có được điều đó là nhờ các chính sách của
Nhà Nước đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội. Điều này được thể hiện qua các công trình về giao thông,
các khu công nghiệp các khu chế xuất công nghệ cao được xây dựng nhằm đáp
ứng phần nào nhu cầu phát triển trong nước cũng như thu hút vốn đầu tư từ nước
ngoài.
Tuy nhiên một thực tế cần quan tâm là lợi ích và hiệu quả từ việc đầu
tư vào cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế và bất cập. Chỉ số năng lực cạnh tranh
về chất lượng hạ tầng so với các nước trong khu vực của Việt Nam là rất thấp.
SVTH: Lê Đình Trung

13

Đầu tư 51A


Đề án môn học
Cơ sở hạ tầng Việt Nam bị đánh giá là yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, kém
tính kết nối.Điều đó được thể hiện qua thực tế:
- Hạ tầng đô thị kém chất lượng và quá tải; hạ tầng xã hội thiếu về số
lượng, yếu về chất lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu
cầu dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế, giáo dục.

- Hạ tầng thông tin phát triển chưa đi đôi với quản lý, sử dụng một cách có
hiệu quả.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chậm, chưa đồng đều, nhất là ở các
tỉnh miền núi và đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều công trình chậm tiến độ, kém
chất lượng, chi phí cao. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, dịch vụ hạ tầng
còn yếu, hiệu quả thấp.
- Hạ tầng giao thông của Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém và chưa đạt yêu
cầu,cụ thể là chi phí vận tải ở nước ta cao hơn nhiều so với các nước trong khu
vực. Nước ta đang thiếu những cảng biển lớn mang tầm cỡ thế giới nhằm mục
đích vận chuyển hàng hóa. Đây là bất lợi lớn do phải vận chuyển hàng hóa qua
các bước trung gian.Tình trạng ách tắc giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng,
đường giao thông còn nhiều vướng mắc tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.
HCM là một trong vấn đề nan giải trong thời gian vừa qua.
Sự đầu tư cho lĩnh vực còn dàn trải, chưa đồng bộ dẫn tới cơ sở hạ tầng
yếu kém, chưa đáp ứng kịp thời cho khối ngành sản xuất sản phẩm xã hội. Do
đó chưa phát huy được hết tiềm lực đầu tư, làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh
tế. Những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam theo đánh giá bởi các nhà đầu
tư nước ngoài sẽ đe doạ các dự án FDI đối với xuất khẩu và sản xuất. Sự yếu
kém và thiếu thốn về lĩnh vực này là nguyên nhân gây tụt hậu, ảnh hưởng đến
tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Một số nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho sự yếu kém về cơ sở hạ
tầng được đưa ra là: công tác quản lý nhà nước về đầu tư còn nhiều bất cập; hệ
thống pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều quy định chưa phù hợp; phân cấp mạnh,
nhưng thiếu cơ chế giám sát và quản lý có hiệu quả ,thiếu chế tài, kiểm tra, giám
SVTH: Lê Đình Trung

14

Đầu tư 51A



Đề án môn học
sát và xử lý vi phạm. Phân bổ nguồn lực dàn trải, chưa có kế hoạch phân bổ vốn
trung và dài hạn để tập trung vào các công trình trọng điểm thiết yếu; chi phí
đầu tư còn cao, hiệu quả thấp. Chất lượng quy hoạch còn thiếu tính đồng bộ,
chưa có tính kết nối và tầm nhìn dài hạn; quản lý thực hiện quy hoạch còn yếu,
chưa có cơ chế, chính sách thích hợp để huy động tiềm năng và nguồn lực..
Nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được
nhiều nguồn lực ngoài nhà nước, chưa tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ
trách nhiệm của toàn dân.
Với tình trạng cơ sở hạ tầng như hiện nay, vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng
theo tính toán một cách tương đối mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu đặt ra.
Ngoài vốn từ Nhà Nước, cần huy động vốn từ tư nhân dân cư cho quá trình xây
dựng cơ sở hạ tầng. Để đáp ứng đòi hỏi này Chính phủ đã chủ trương xây dựng
khung chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) bên cạnh các hình
thức đầu tư BTO, BOT hay BT nhằm thu hút vốn đầu tư tư nhân mạnh mẽ hơn
nữa cho xây dựng, phát triển các công trình cơ sở hạ tầng.
Đánh giá một cách khái quát, cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội phân bổ vào
2 nhóm ngành cơ sở hạ tầng và sản xuất sản phẩm xã hội đang có xu hướng
dịch chuyển khá hợp lý. Nhóm ngành kết cấu hạ tầng ngày càng được chú trọng
đầu tư, tạo cơ sở hỗ trợ cho nhóm ngành sản xuẩt sản phẩm xã hội phát triển.
Song song với mặt tích cực, một số vấn đề còn tồn tại về nhóm ngành kết cấu hạ
tầng có thể thấy được như việc đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ,chất lượng cơ sở
hạ tầng nước ta yếu kém, gây hiệu ứng tiêu cực cho nền kinh tế. Để hạn chế các
mặt tiêu cực này cần có những giải pháp và cách thức quản lý thích hợp.

SVTH: Lê Đình Trung

15


Đầu tư 51A


Đề án môn học
II. Theo 3 nhóm ngành: Nông nghiệp - Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
Bảng Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm

2005

2007

2008

Tổng số
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,

343135
25715
26780
65892

532093
33907
37794
104689


616735
39697
50214
104801

708826 830278
44309 51071
59754 70823
120146 141106

nước nóng, hơi nước và điều hoà không 34112

49339

58033

67338

78752

13845

16041

18465

21463

19725


23370

26227

30679

23036

28216

31188

36491

69946
10899
19262

76439
12305
22264

85343
14923
25872

99990
17455
30330


6324

7587

9888

11557

23444

32198

33315

39064

5402

6327

8010

9340

17921

20741

23817


27914

10767

14606

17940

21406

25116

10829

15637

17837

20202

23621

khí
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử

8932
lý rác thải, nước thải
Xây dựng
12292

Bán buôn và bán lẻ; sử chữa ô tô, mô tô,
18257
xe máy và xe có động cơ khác
Vận tải, kho bãi
40159
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
6628
Thông tin và truyền thông
12490
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
2205
hiểm
Hoạt động kinh doanh bất động sản
4426
Hoạt động chuyên môn, khoa học và
2863
công nghệ
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 11495
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức
chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an
ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt
buộc
Giáo dục và đào tạo
SVTH: Lê Đình Trung

16

2009

2010


Đầu tư 51A


Đề án môn học
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Hoạt động khác

5699
4203
39391

7399
6188
52730

8795 10278 11998
8617 10632 12496
65313 77713 91012
Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhận xét :
Quy mô vốn đầu tư cho cả 3 nhóm ngành đều tăng liên tục qua các năm
giai đoạn 2005-2010.
- Ngành dịch vụ có quy mô vốn đầu tư cao nhất, năm 2005 với tổng vốn
đầu tư là 178344 tỷ đồng đã tăng lên đạt 467063 tỷ đồng năm 2010.
- Ngành công nghiệp- xây dựng chiếm số vốn đầu tư lớn, cao hơn so
với nông nghiệp, năm 2005 là 139076 tỷ đồng và đạt mức 312144 tỷ đồng năm
2010.

- Đầu tư cho nông-lâm-ngư nghiệp tăng từ 25715 tỷ đồng năm 2005 lên
tới 51071tỷ đồng năm 2010.
Bảng Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị: %
Khối ngành
Tổng nguồn vốn xã hội
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ

2005
100
8,41
42,75
48,76

2006

2007

2008

2009

2010

100
100
100
100

100
7, 43
6,38
6,45
6,26
6,63
42, 29 41,81 40,38
40,63
41,28
50,28 51,81
51,3
51,73
52,57
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tổng cục thống kê

Nhận xét :
- Đầu tư cho ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong
tổng vốn đầu tư xã hội, và có xu hướng giảm dần qua các năm. Trung bình giai
đoạn 2005-2010 đầu tư cho ngành này đạt mức 6,9%.
- Tỷ trọng đầu tư cho ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng tương
đối cao trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, từ năm 2005 đến 2010 chiếm khoảng
41,52% tổng cốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ trọng trên có xu hướng giảm nhẹ, từ
42,75% năm 2005 thì tính tới năm 2010 tỷ trọng là 41,28%.
SVTH: Lê Đình Trung

17

Đầu tư 51A



Đề án môn học
- Tỷ trọng đầu tư trong ngành dịch vụ đạt mức cao nhất trong 3 ngành,
chiếm trung bình trên 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Bảng Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2011 theo ngành
Tính từ 01/01/2011 đến 20/7/2011
Số dự
TT

Ngành

Vốn dấng
ký cấp

án

mới

cấp

(triệu

mới
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17

CN chế biến,chế tạo
SX,phân phối điện, khí,nước
Xây dựng
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Cấp nước xử lý chất thải
Kinh doanh BĐS
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa
Nghệ thuật và giải tri
HĐ chuyên môn, KHCN
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Y tế và trợ giúp XH
Vận tải kho bãi
Khai khoáng
Thông tin và truyền thông
Dịch vụ khác
Giáo dục và đào tạo
Hành chính và dịch vụ hỗ trợ
Tổng số

235

2
61
8
2
9
67
3
61
12
2
6
2
22
4
5
3
504

USD)
3.438,51
2.524,51
462.33
174,57
322,71
275,26
171,67
14,58
75,30
21,63
22,00

37,60
31,40
12,77
41,41
3,09
0,53
7.629,86

Số lượt
dự án

Vốn

Vốn đăng

dăng ký ký cấp mới

tăng

tăng

và tăng

vốn

them

thêm

(triệu


(triệu

(triệu

USD)
121

USD)
814,63

6
1

141,64
208,01

2
2
1
3
5

30,00
3,50
138,18
11,16
62,73

4

2

3,05
2,05

147

1.415,55

USD)
4.4253,13
2.524,51
603,87
382,58
322,71
305,26
175,17
152,76
86,46
84,36
22,00
37,60
31,40
16,42
43,46
3,09
0,53
9.045,41

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Cơ cấu đầu tư theo ngành ở nước ta đã chủ yếu tập trung vốn đầu tư cho
lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng đầu tư cho
ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Nhìn vào các số liệu trong bảng ta có thể thấy,
đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, lĩnh vực thu hốt vốn nhiều
nhất vẫn là thuộc ngành công nghiệp và xây dựng, cụ thể là chủ yếu tập trung
vào công nghiệp chế biến, chế tạo và phân phối. Sự phân bố nguồn vốn trên

SVTH: Lê Đình Trung

18

Đầu tư 51A


Đề án môn học
được cho là phù hợp với thực tiễn nước ta trong giai đoạn vừa qua, cơ cấu đầu tư
theo ngành cơ sự dịch chuyển hợp lý hơn điều này cũng thúc đẩy cơ cấu kinh tế
dịch chuyển một cách phù hợp với các mục tiêu giảm tỷ trọng cơ cấu ngành
nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, từ đó tác động tích cực
tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Mặc dù vậy, nguồn vốn dành cho nông
nghiệp vẫn còn chưa được sử dụng hợp lý nhằm phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ; các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch
vụ đã được ưu tiên đầu tư nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực
hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đất Nước.
1. Ngành nông-lâm-ngư nghiệp
Đất nước ta xuất phát đi lên từ nền nông nghiêp, chính vì thế ngành nông
nghiệp luôn giữ một vai trò quan trọng không thể thay thế. Xuất phát từ một nền
kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, cho nên nông lâm ngư nghiệp là những ngành
truyền thống của nền kinh tế, tỷ lệ lao động trong ngành khá cao. Ở nước ta hiện
nay, có tới 51,9 % lực lương lao động nằm trong lĩnh vực này do xuất phát điểm
của nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống. Nông nghiệp có vai trò như

là một điểm tựa cho nền kinh tế khi gặp khủng hoảng, giúp giải quyết các vấn đề
như an ninh lương thực… Kim ngạch xuất khẩu luôn tăng dần theo từng năm,
đưa nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đứng vào tốp đầu các nước xuất khẩu
nhiều nhất trên thế giới. Từ những lý do thiết thực đó, việc chú ý phát triển nông
nghiệp nông thôn hợp lý là rất quan trọng.
Đã có nhiều chính sách nhằm huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư
phát triển nông nghiệp để nhằm thúc đẩy ngành này phát triển. Nhiều chính sách
đã được đưa ra như chính sách ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, thực hiện đầu tư
kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề
ở nông thôn và hạ tầng nuôi trồng thủy sản,… thực hiện các chương trình quốc
gia để phát triển nông thôn như chương trình nước sạch nông thôn,… Tỷ trọng
ngân sách đầu tư cho ngành nông nghiệp có xu hướng tăng từ mức 18% năm
2007, đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp và thủy lợi đã tăng lên, chiếm 20,5%
SVTH: Lê Đình Trung

19

Đầu tư 51A


Đề án môn học
trong tổng chi đầu tư phát triển năm 2010. Từ đầu năm 2012, hưởng ứng Chỉ thị
01 của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng cũng đã ưu tiên vốn cho nông
nghiệp nông thôn, xuất khẩu. Hiện tại, mặt bằng lãi suất tại nhiều ngân hàng
thương mại đối với nông nghiệp nông thôn chỉ khoảng 15,5-17% một năm, thấp
hơn 5-7% so với cho vay phi sản xuất, tiêu dùng. Chính vì vậy, tổng nguồn vốn
đã huy động để đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn liên tục tăng qua
các năm từ 151.183 tỷ đồng năm 2000, tới năm 2005 đạt ở mức 343.135 tỷ đồng
và lên đến 830.278 tỷ đồng năm 2010. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước là chủ yếu, khoảng 62% tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp. Cùng với

nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn tín dụng nhà nước, nguồn vốn
huy động trong dân cư đã có chuyển biến khá rõ nét. Đây là nguồn vốn khá quan
trọng nhằm tạo điều kiện cho người dân đóng góp công sức và tiền vốn đầu tư
vào các công trình phục vụ trực tiếp cho chính mình, tăng cường sự giám sát của
người dân trong qua trình thực hiện các dự án tại địa phương. Ngoài vốn trong
nước, nguồn vốn ODA trong giai đoạn từ 2001 đến nay chiếm khoảng 21% tổng
số vốn đã được giải ngân.
Đáng chú ý là trong tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn,
nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng khá lớn. Nhờ đó, những
công trình, dự án cơ sở hạ tầng quan trọng đã được đầu tư một cách kịp thời
phuc vụ có hiệu quả cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. . Như vậy nhà nước
đã ưu tiên đầu tư cho nhóm ngành nông, lâm ngư nghiệp để hoàn thiện hệ thống
kết cấu hạ tầng yếu kém, bên cạnh đó khu vực của nhóm ngành này thường là
những vùng nông thôn, miền núi, kinh tế- văn hóa- xã hội chậm phát triển hơn
để góp phần ổn định kinh tế – xã hội và cải thiện đời sống dân cư
Bảng Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: tỷ đồng
2007
5.414,0

Tổng vốn đầu tư thực hiện
SVTH: Lê Đình Trung

20

2008
6.490

2009

9917,2
Đầu tư 51A


Đề án môn học
- Vốn ngân sách tập trung
- Vốn trái phiếu chính phủ
Hạng mục đầu tư
- Thủy lợi
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Thủy sản

2.829,0
2.585,0
1.932,0
229,0
292,0
214,2

3.490
3.000

5.767,2
4.150,0

2.367
428
151
151

Nguồn: tổng cục thống kê

Đầu tư cho thủy lợi chiếm phần lớn nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp
(xấp xỉ 68%).Nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản của ngành Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã đạt được những kết quả quan trọng, xây dựng kỹ thuật hạ
tầng ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ tạo điều kiện thực hiện Nghị quyết của
Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới, với gần một trăm công trình thủy lợi, với tổng
mức đầu tư là hơn 60 nghìn tỷ đồng. Khu vực nông , lâm, ngư nghiệp tăng
trưởng liên tục trong cả giai đoạn 1990-2010, giá trị sản xuất của cả ngành luôn
tăng trưởng vượt mức kế hoạch đề ra, với tốc độ bình quân 6%/năm . Có được
kết quả khả trên là do đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ
làm cơ sở tăng nhanh năng suất , chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh
của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và hình thành và phát triển một số vùng
nguyên liệu lớn gắn với công nghiệp chế biến; chăn nuôi theo mô hình trang trại
theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung; từ đó, tạo ra nhiều mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của đất nước có vị thế cao trên thị trường quốc tế như cà phê đứng
thứ tư thế giới, gạo đứng thứ hai thế giới, cao su chiếm vị trí lớn trong khu vực
và quốc tế.
Tuy đạt được những thành tựu nhất định, nhưng có thể thấy đầu tư cho phát
triển nông nghiệp, nông thôn những năm qua còn chưa cao, chưa tương xứng với
tiềm năng của ngành. Đầu tư cho nông nghiệp hiện đang có xu hướng giảm
xuống, cụ thể là từ 14,3% năm 1999 xuống chỉ còn 6,15% vào năm 2010. Một
thực tế cũng được nhận thấy là hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp còn
rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
SVTH: Lê Đình Trung

21

Đầu tư 51A



Đề án môn học
Có một số liệu về nguồn vốn FDI đầu tư vào nhóm ngành nông lâm ngư
nghiệp thể hiện mức độ đầu tư còn thấp hơn nữa còn có xu hướng giảm dần. Cụ
thể là 8% trong tổng cơ cấu FDI cả nước năm 2001 xuống dưới 1% năm 2011,
tương đương với đó là con số hơn 200 triệu USD thu hút được mỗi năm – đây là
một con số rất khiêm tốn. Nguyên nhân của việc đàu tư FDI con thấp trên có thể
nói là do hiện nay công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp
còn yếu và chưa có định hướng, chiến lược rõ ràng, nên không hấp dẫn nhà đầu
tư. Còn một nguyên nhân quan trọng đó là do tập quán sản xuất nông nghiệp ở
nước ta còn manh mún,nhỏ lẻ, thiếu liên kết, và vì vậy không hình thành được
các vùng nguyên liệu lớn, có tính đồng đều cao trong sản phẩm đầu ra.
Việc thu hút đầu tư còn có nhiều điểm hạn chế còn là do cơ sở hạ tầng và
trình độ dân trí, tay nghề của lao động ở khu vực nông thôn thấp, chưa đủ để hấp
dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một nguyên nhân nữa là do Nhà Nước
ta chưa có chính sách, chiến lược ưu đãi thu hút và quy hoạch sử dụng vốn đầu
tư trong nông nghiệp và các vùng nông thôn một cách hợp lý và hấp dẫn. Năng
lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chưa đủ để chủ
động mời gọi đầu tư phát triển sản phẩm và thị trường, hơn nữa rủi ro khi đầu tư
vào nông nghiệp và khu vực nông thôn còn cao. Bên cạnh đó, quá trình công
nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn đã đạt được một số thành tựu nhất định
song chưa đáp ứng được nhu cầu nhằm phát triển các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp ở nông thôn, phát triển trang trại, làng nghề truyền thống nhằm chuyển
đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Trong khi đó, những biến đổi khí hậu
thất thường, thiên tai và rất nhiều yếu tố bất lợi khác, đã khiến cho tỷ trọng đầu
tư cho nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm sút. Một vài năm trở lại đây,
ngành thủy sản đem lại lợi ích kinh tế rất lớn, tuy nhiên lại gặp các rắc rối từ các
mặt hàng xuất khẩu, Nhà nước cần có các cơ chế phù hợp hơn để giải quyết
khâu đầu ra cho sản phẩm. Tình trạng khó khăn trong hàng thủy sản cũng một

phần là do các khâu chế biến, đóng gói hay nhãn mác của chúng ta chưa đạt một
số tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới.
SVTH: Lê Đình Trung

22

Đầu tư 51A


Đề án môn học
So với mức đóng góp của ngành nông nghiệp cho GDP và sự phát triển
của nền kinh tế thì rõ ràng vốn đầu tư cho lĩnh vực này còn cực kỳ khiêm tốn.
Trong nội tại ngành nông nghiệp, vốn đầu tư vẫn phần lớn tập trung cho công
tác thủy lợi (gần 70%); đầu tư cho nâng cao đổi mới khoa học công nghệ còn
chưa được chú trọng một cách thích đáng. Cần phải chú trọng hơn nữa công
tác đầu tư cho việc nâng cao chất lượng phát triển nền nông nghiệp (tìm giống
mới tăng năng suất cây trồng vật nuôi; có như thế mới nâng cao được chất
lượng và năng suất của các sản phẩm nông nghiệp. Công nghiệp hóa nông
nghiệp nông thôn còn chưa thực sự được chú trọng đúng mức do đó chưa có cơ
hội để đưa ngành nông nghiệp có đủ điều kiện phát triển hết tiềm năng. Tập
quán sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ chưa có các trang trại quy mô
lớn, chưa có các vùng sản xuất lớn, đồng đều và do đó chưa thu hút được nhiều
vốn đầu tư. Đầu tư vào ngành thủy, hải sản còn chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế mặc dù lợi ích kinh tế do ngành này đem lại là rất lớn.
2. Ngành công nghiệp và xây dựng
Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và sự động viên mọi
nguồn lực trong phát triển vào kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói
riêng , nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp đã gia tăng nhanh chóng,
đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây.
Với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công

nghiệp, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm và công
nghiêp luôn giữa vai trò trọng yếu và luôn giành được sự ưu tiên đầu tư phát
triển. Tỷ trọng của ngành công nghiệp ngày càng tăng, tính đến năm 2010 chiếm
42,2% GDP, năm 2011 ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng trưởng 6,8%.
Nhà nước tập trung đầu tư một lượng vốn lớn vào đầu tư ngành công nghiệp đặc
biệt là những ngành công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên phát triển công nghệ phần
mềm, thiết bị tin học, tự động hoá, vật liệu kỹ thuật cao.
Công nghiệp trực tiếp đóng góp lớn vào tăng trưởng chung và tác động tới
với các ngành kinh tế khác, nhất là nông nghiệp thông qua việc cung cấp ngày
SVTH: Lê Đình Trung

23

Đầu tư 51A


Đề án môn học
càng nhiều tư liệu sản xuất phục vụ thực hiện cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ các ngành kinh tế này (cơ giới hóa, hóa học hóa, công nghiệp hóa nông
nghiệp nông thôn…), trợ giúp nông thôn phát triển các ngành nghề thủ công
nghiệp, thúc đẩy phân công lao động ở nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn, hỗ trợ và tạo điều kiện việc phát triển hoạt động dịch vụ. Như vậy có
thể thấy được rằng công nghiệp trở thành động lực và là nhân tố chủ lực của
tăng trưởng với cả hai ý nghĩa. Sự phát triển của công nghiệp đã có tác động to
lớn đến các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Từ đó dẫn đến sự phát triển liên
ngành kinh tế qua đó tạo thế và lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước.

SVTH: Lê Đình Trung


24

Đầu tư 51A


Đề án môn học
Bảng Vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp theo giá
so sánh năm 1994
Đơn vị: tỷ đồng
Năm

2004

Tổng vốn đầu
tư toàn xã hội
Công
nghiệp
khai thác mỏ
Công
nghiệp
chế biến
Sản xuất

183.319

2005

2006

2007


213.931 243.306 309.177

2008

2009

333.226 371.302

15.030

16.960

19.297

22.202

23.813

25.843

22.209

39.788

46.708

62.702

61.891


75.960

12.932

35.342

28.635

35.401

38.499

40.648



phân phối điện,
khí đốt và nước

Nguồn: tổng cục thống kê.
Quan sát bảng số liệu trên ta có thể thấy quy mô vốn đầu tư cho các lĩnh
vực công nghiệp đều tăng nhanh qua các năm. Tỷ trọng trong nội bộ ngành công
nghiệp có sự thay đổi nhất định. Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất
và có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2004 chiếm 12,11% và tăng lên
mức 20,45% vào năm 2009. Về lĩnh vực sản xuất và phân phối điện năm 2004
chiếm tỷ trọng vốn đầu tư thấp nhất chỉ đạt 7,05% thì năm 2009 đã đứng ở vị trí
thứ 2 và đạt mức 10,96%. Công nghiệp khai thác mỏ chiếm 8,19% tổng vốn đầu
tư toàn xã hội năm 2004 thì tới năm 2009 giảm xuống chỉ còn 6,96%.
Với định hướng phát triển cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam là phát triển

theo xu hướng công nghiệp khai thác tăng thấp hoặc giảm để tiết kiệm tài
nguyên, công nghiệp chế biến tăng cao hơn và ngành điện, nước phải tăng với
tốc độ phù hợp với sự phát triển của công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói
chung thì sự phân bổ nguồn vốn đầu tư trong nội bộ ngành là khá hợp lý, phù
hợp. Ngành công nghiệp hàng xuất khẩu như may mặc có sản lượng tăng cực kỳ
nhanh chóng đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế. Sản lượng của một số

SVTH: Lê Đình Trung

25

Đầu tư 51A


×