Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Các dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH − NGÂN HÀNG

CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM

SVTH: TRẦN NGUYỄN MỸ NGỌC
MSSV: 1154030318
LỚP:

TC11DB02

GVHD: TH.S NGUYỄN KIM PHƢỚC

Thành phố Hồ Chí Minh − Năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Xuyên suốt quá trình học tập tại giảng đƣờng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh, em đã nhận đƣợc vô vàng sự quan tâm và giúp đỡ của Quý thầy cô. Em xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến toàn thể giảng viên khoa Đào tạo
Đặc Biệt, trƣờng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – những ngƣời đã hỗ trợ, tạo
điều kiện cho em ngay từ những bƣớc chân đầu tiên vào giảng đƣờng đại học cũng
nhƣ trong suốt quá trình học tập, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, là hành trang quý
báu để em bƣớc vào tƣơng lai một cách vững chắc và tự tin.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên
Thạc sĩ Nguyễn Kim Phƣớc – giảng viên hƣớng dẫn cho kỳ thực tập của em, giúp em


hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo; các Cô, Chú, Anh, Chị Phòng Kế toán
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh 4 đã cho phép và
tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Ngân hàng cũng nhƣ đã hƣớng dẫn cho em
bằng những sự chỉ bảo tận tình, cung cấp cho em các số liệu để giúp em hoàn thành
bài báo cáo thật tốt.
Sau cùng, em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng Thƣơng mại
Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh 4 luôn dồi dào sức khỏe, đạt đƣợc nhiều
thành công tốt đẹp trong công việc và cuộc sống.
Trân trọng.

Sinh viên
Trần Nguyễn Mỹ Ngọc

i


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.
.
.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2015

ii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2015

iii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2015


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATM

Automatic Teller Machine – máy rút tiền tự động

GD

Giao dịch

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHCT

Ngân hàng Công Thƣơng

NHCP

Ngân hàng Cổ phần

TT – TĐ

Tối thiểu – Tối đa

CNTT


Công nghệ thông tin

VNĐ

Việt Nam đồng

OTP

Mật khẩu sử dụng một lần qua tin nhắn SMS

Vietcombank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

Sacombank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín

BIDV

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Mbbank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội


TPbank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Tiền Phong

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục Hình
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức của VietinBank ......................................................... 9
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1 10
Hình 3.1: Số lƣợng thuê bao Internet và điện thoại ...................................................... 12
Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống INCAS .................................................................................. 13
Hình 3.3: Mối quan hệ giữa Hệ thống Core Banking và Hệ thống Internet Banking ..14
Hình 3.4: Màn hình đăng ký dịch vụ iPay của VietinBank .......................................... 18
Hình 3.5: Mô hình hệ thống SMS Banking .................................................................. 29
Hình 3.6: Số lƣợng ngân hàng triển khai Mobile banking ........................................... 31
Hình 4.1: Biểu đồ tăng trƣởng doanh số giao dịch và số lƣợng giao dịch qua kênh
eBanking của VietinBank ............................................................................................. 38
Hình 4.2: Biểu đồ tăng trƣởng số lƣợng giao dịch lũy kế trên kênh eBanking của
VietinBank năm 2014 .................................................................................................... 38
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện số khách hàng đăng ký mới , số lƣợng và doanh số giao
dịch tài chính qua kênh eBanking của VietinBank ....................................................... 40
Hình 4.4: Tỷ trọng số lƣợng khách hàng giao dịch trên kênh eBanking VietinBank ... 41
Hình 4.5: Các hình thức thanh toán chủ yếu của khách hàng ...................................... 43
Hình 4.6: Số lƣợng giao dịch thanh toán nội địa theo phƣơng thức không dùng tiền
mặt ................................................................................................................................. 44
Hình 4.7: Giá trị giao dịch thanh toán nội địa theo phƣơng thức không dùng tiền mặt44


Danh mục Bảng biểu
Bảng 3.1: Các chức năng chính của dịch vụ iPay ........................................................ 17
Bảng 3.2 : Biểu phí dịch vụ iPay của VietinBank ........................................................ 19
Bảng 3.3: Các chức năng của dịch vụ eFAST .............................................................. 25
Bảng 3.4: Bảng so sánh biểu phí dịch vụ eBanking dành cho khách hàng doanh
nghiệp ........................................................................................................................... 26
Bảng 3.5: Tiện ích dịch vụ SMS Banking ..................................................................... 29
Bảng 3.6: Bảng so sánh biểu phí dịch vụ SMS Banking dành cho khách hàng ........... 30
vi


Bảng 3.7: Bảng so sánh biểu phí dịch vụ Mobile Banking dành cho khách ................ 33
Bảng 4.1: Số lƣợng giao dịch tài chính qua kênh eBanking của VietinBank .............. 37
Bảng 4.2: Doanh số giao dịch tài chính qua kênh eBanking của VietinBank .............. 37
Bảng 4.3: Số lƣợng khách hàng đăng ký mới và số lƣợng giao dịch tài chính qua kênh
eBanking của VietinBank từ 01/01 đến hết 30/06......................................................... 39
Bảng 4.4: Doanh số giao dịch tài chính qua kênh eBanking của VietinBank từ 01/01
đến hết 30/06 ................................................................................................................. 39
Bảng 4.5: Số liệu tổng hợp năm 2014 ........................................................................... 42

vii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP .................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN .................................................... iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ........................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. v
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU ....................................................................... vi

MỤC LỤC ................................................................................................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... x
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA CỦA BÀI BÁO CÁO ...................................................... 1
1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI CỦA BÀI BÁO CÁO .................................... 1
1.4 PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT CẤU CỦA BÀI BÁO CÁO .............................. 2
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) ...................................................... 3
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETINBANK ..... 3
2.1.1 Quá trình hình thành ............................................................................ 3
2.1.2 Quá trình phát triển và kết quả hoạt động ............................................ 4
2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA VIETINBANK ...................................... 6
2.2.1 Huy động vốn.. ...................................................................................... 6
2.2.2 Cho vay, đầu tƣ ..................................................................................... 6
2.2.3 Bảo lãnh ................................................................................................ 6
2.2.4 Thanh toán và tài trợ thƣơng mại .......................................................... 6
2.3.5 Ngân quỹ ............................................................................................... 7
2.3.6 Thẻ và ngân hàng điện tử ...................................................................... 7
2.3.7 Các hoạt động khác ............................................................................... 7
2.3 GIÁ TRỊ CỐT LÕI, TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA VIETINBANK ................................................................................ 7
viii


2.3.1 Giá trị cốt lõi ........................................................................................ 7
2.3.2 Triết lý kinh doanh ............................................................................... 8
2.3.3 Định hƣớng phát triển .......................................................................... 8
2.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA VIETINBANK ......................... 9
CHƢƠNG 3: CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ EBANKING CỦA VIETINBANK ... 11

3.1 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ............................. 11
3.1.1 Một số khái niệm ................................................................................ 11
3.1.2 Đặc điểm dịch vụ eBanking của VietinBank ..................................... 15
3.2 CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ EBANKING CỦA VIETINBANK DÀNH
CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ...................................................................... 17
3.2.1 Dịch vụ iPay của VietinBank ............................................................. 17
3.2.2 Ƣu điểm và hạn chế của sản phẩm dịch vụ iPay................................. 20
3.3 CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ EBANKING CỦA VIETINBANK DÀNH
CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP .......................................................... 24
3.3.1 Dịch vụ eFAST của VietinBank ........................................................ 24
3.3.2 Ƣu điểm và hạn chế của sản phẩm dịch vụ eFAST ............................ 27
3.4 DỊCH VỤ MOBILE BANKING VÀ SMS BANKING .............................. 29
3.4.1 Dịch vụ SMS Banking ........................................................................ 29
3.4.2 Dịch vụ Mobile Banking .................................................................... 31
3.4.1 Ví điện tử MoMo ................................................................................ 34
CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ EBANKING
CỦA VIETINBANK ................................................................................................... 37
4.1 ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ EBANKING CỦA VIETINBANK ....................... 37
4.1.1 Doanh số giao dịch và số lƣợng giao dịch qua kênh eBanking của
VietinBank .................................................................................................. 37
4.1.2 Cơ hội và thách thức đối với dịch vụ eBanking của VietinBank ....... 42
4.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ EBANKING CỦA VIETINBANK48
4.2.1 Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống dịch vụ eBanking .................... 48
4.2.2 Tăng cƣờng công tác quảng bá thông tin ........................................... 49
4.2.3 Tạo ra sự hợp tác, liên kết giữa các tổ chức đơn vị ........................... 49
4.2.4 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ..................................................... 49
ix


LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh một thời đại mới, thời đại của những bƣớc phát triển nhảy vọt về
công nghệ thông tin. Bỏ qua sự suy thoái, công nghệ thông tin vẫn luôn giữ vai trò
then chốt góp phần vực dậy nền kinh tế và đẩy mạnh sự tăng trƣởng. Có thể nói công
nghệ thông tin đã và đang ở một bƣớc phát triển cao đó là số hóa tất cả dữ liệu thông
tin và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Vậy thì việc ứng dụng công nghệ thông tin
là một phần quan trọng không thể thiếu đối với tất cả các ngành nghề hiện tại. Nhất là
trong tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy các doanh
nghiệp, các tổ chức phải thay đổi để thích ứng và hoàn thành sứ mệnh xây dựng, phát
triển đất nƣớc.
Theo Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, trong năm 2014, ở Việt
Nam, số lƣợng ngƣời sử dụng Internet chiếm 39% dân số và có khoảng 58% dân số sử
dụng Internet thực hiện các giao dịch trực tuyến. Yêu cầu cấp bách để tránh bị tụt
hậu so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới trong xu thế công nghệ hóa hiện tại
chính là sự ứng dụng thƣơng mại điện tử vào các ngành nghề. Đặc biệt là trong lĩnh
vực hoạt động đòi hỏi sự nhạy bén và cập nhật liên tục nhƣ ngân hàng, vốn đƣợc xem
là lĩnh vực kinh tế đặc thù, đƣợc ví nhƣ mạch máu của cả nền kinh tế, tác động đến tất
cả các lĩnh vực khác thì việc ứng dụng thƣơng mại điện tử không chỉ giúp đa dạng hóa
sản phẩm, mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy phát
triển, ổn định kinh tế đất nƣớc.
Với thực tế Ngân hàng điện tử là xu hƣớng chung toàn cầu. Các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam đã đƣợc hình thành hơn một thập kỉ gần đây và
cũng đã có đƣợc những bƣớc tiến quan trọng. Với giao diện thân thiện và độ bảo mật
cao, khách hàng có thể thực hiện ngay lập tức các giao dịch tài khoản một cách an
toàn, đơn giản và đáng tin cậy 24/7 ở bất cứ nơi đâu có Internet, giúp hạn chế tối đa
chi phí và rủi ro. Nhƣng vì tính chất còn khá mới mẻ cũng nhƣ do khách hàng chƣa
thực sự hiểu rõ những dịch vụ thanh toán tiện ích này, các ngân hàng thƣơng mại tại
Việt Nam vẫn phải đang cố gắng hết sức để đầu tƣ các cơ sở hạ tầng hiện đại cũng nhƣ
hoàn thiện hệ thống các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử (eBanking) để đáp ứng
nhu cầu khách hàng.


x


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam (VietinBank) với định
hƣớng chiến lƣợc là ngân hàng chủ lực hàng đầu Việt Nam, VietinBank đã trải qua rất
nhiều thăng trầm, từ những bƣớc đầu tiên triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử vào
năm 2005, khi mà khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử còn xa lạ với hầu hết cán bộ
ngân hàng và khách hàng. Với những nỗ lực không ngừng, sự sáng tạo và nhiệt huyết
trong việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử mới,
nâng cao tính tiện ích cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ khách hàng, hiện tại VietinBank
đã đạt đƣợc những thành quả nhất định: Ngân hàng điện tử tiêu biểu năm 2012, 2013;
Top 5 ngân hàng có dịch vụ Mobile Banking đƣợc yêu thích nhất, Top 7 hạng mục
Internet Banking và Top 3 Ngân hàng đƣợc quan tâm nhất 2014 tại Lễ tôn vinh các
ngân hàng cùng nhiều giải thƣởng khác...
Xuất phát từ lí do trên, đề tài: “Các Dịch vụ Ngân hàng điện tử của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam” đƣợc chọn làm đề tài báo cáo thực
tập với mong muốn có thể hiểu biết thêm về các sản phẩm dịch vụ Internet Banking,
SMS Banking của VietinBank.

1.2 MỤC TIÊU CỦA BÀI BÁO CÁO
Trình bày tình hình hoạt động, các chức năng và tiện ích của các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng điện tử của VietinBank. Nhận xét, đánh giá và đƣa ra các giải pháp
nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của VietinBank trong thời gian sắp tới, góp
phần hạn chế các hoạt động thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, gây ảnh hƣởng không
tốt đến sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội.

1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI CỦA BÀI BÁO CÁO
Đối tƣợng của bài báo các: Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của

VietinBank, bao gồm Internet Banking và SMS Banking theo đối tƣợng khách hàng cá
nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Phạm vi của bài báo cáo: Giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử
của VietinBank, quy trình sử dụng, chức năng và đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ
trong giai đoạn năm 2011 − 2014, cùng các dự án phát triển sắp tới trong năm 2015
của VietinBank.


1.4 PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT CẤU CỦA BÀI BÁO CÁO
Phƣơng pháp của bài báo cáo: Thu thập dữ liệu từ báo chí, trang web, ngân hàng;
Phân loại và tổng hợp thông tin; Phân tích và đánh giá số liệu.
Kết cấu của bài báo cáo:
Chƣơng 1: Giới thiệu.
Chƣơng 2: Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam.
Chƣơng 3: Các sản phẩm dịch vụ eBanking của VietinBank.
Chƣơng 4: Đánh giá và Giải pháp phát triển dịch vụ eBanking của VietinBank.


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM (VIETINBANK)
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
VIETINBANK
2.1.1 Quá trình hình thành
a) Ngày thành lập VietinBank












Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh (theo Nghị định số
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng).
Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thƣơng Việt Nam
thành Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (theo Quyết định số 402/CT của Hội
đồng Bộ trƣởng).
Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nƣớc có tên NHCT Việt
Nam (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (theo Quyết
định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ngày 23/09/2008: Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa Ngân
hàng Công thƣơng Việt Nam (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg).
Ngày 04/06/2009: Nghị quyết của Đại hội Cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng
TMCP Công thƣơng Việt Nam.
Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân
hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (theo Quyết định số 142/GP-NHNN của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam).
Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân
hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (theo Quyết định số 1573/GP-NHNN).
b) Ngày thành lập các đơn vị thành viên







Ngày 08/02/1991: Thành lập mới 69 chi nhánh NHCT (theo Quyết định số
12/NHCT của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam).
Ngày 20/04/1991: Thành lập Sở giao dịch II NHCT Việt Nam (theo Quyết định
số 48/NH-QĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ngày 29/10/1991: Thành lập Ngân hàng liên doanh INDOVINA (theo giấy phép
số 08/NH-GP VN).
Ngày 30/03/1995: Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam (theo Quyết định số
83/NHCT-QĐ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam).




















Ngày 28/10/1996: Thành lập Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt

Nam (theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ngày 01/07/1997: Thành lập Trung tâm Bồi dƣỡng Nghiệp vụ (theo Quyết định
số 37/QĐ-NHCT1 của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam).
Ngày 26/01/1998: Thành lập Công ty Cho thuê tài chính (theo quyết định số
63/1998-QĐ-NHNN5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ngày 29/06/1998: Đổi tên Trung tâm Bồi dƣỡng Nghiệp vụ thành Trung tâm Đào
tạo (theo Quyết định số 52/QĐ-HĐQT-NHCT1).
Ngày 30/12/1998: Thành lập Sở giao dịch I NHCT Việt Nam (theo quyết định số
134/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam).
Ngày 22/04/1999: Thành lập Văn phòng Đại diện NHCT khu vực miền Nam tại
Tp.Hồ Chí Minh (theo quyết định số 46/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch Hội
đồng Quản trị NHCT Việt Nam).
Ngày 10/07/2000: Thành lập Công ty Quản lý Khai thác Tài sản (theo quyết định
số 106/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam).
Ngày 17/07/2000: Thành lập Trung tâm Công nghệ Thông tin (theo quyết định số
091/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam).
Ngày 01/09/2000: Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán (theo quyết định số
16/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam).
Ngày 27/06/2005: Thành lập Văn phòng Đại diện NHCT khu vực miền Trung tại
Tp. Đà Nẵng (theo quyết định số 249/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch Hội đồng
Quản trị NHCT Việt Nam).
Ngày 28/09/2007: Thành lập Trung tâm Thẻ NHCT Việt Nam (theo quyết định
số 358/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam).
Ngày 17/03/2008: Thành lập Sở giao dịch III NHCT Việt Nam (theo quyết định
số 160/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam).
Ngày 19/09/2008: Thành lập trƣờng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHCT
Việt Nam (theo quyết định số 410/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch Hội đồng
Quản trị NHCT Việt Nam).
Ngày 06/09/2011: Thành lập Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng
Việt Nam – Chi nhánh Đức.


2.1.2 Quá trình phát triển và kết quả hoạt động
Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam (Incombank) đƣợc thành lập từ năm 1988,
sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Đến ngày 15/04/2008, Ngân hàng
Công Thƣơng Việt Nam thay đổi tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt bằng tiếng Anh.
Cụ thể, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam
đƣợc thay đổi là: VIETNAM BANK FOR INDUSTRY AND TRADE; viết tắt
VIETINBANK.


Qua 25 năm phát triển, với quy mô tổng tài sản khi mới thành lập là 718 tỷ đồng.
Đến năm 2012, tổng tài sản của VietinBank đã vƣợt lên 503 ngàn tỷ đồng, bình quân
tăng trƣởng 34%/năm, với hệ thống mạng lƣới trải rộng toàn quốc bao gồm: 01 sở giao
dịch, 03 đơn vị sự nghiệp, 09 công ty hạch toán độc lập, 148 chi nhánh trong nƣớc, 03
chi nhánh nƣớc ngoài (02 chi nhánh Đức; 01 chi nhánh Lào) và gần 1000 phòng giao
dịch/quỹ tiết kiệm. Ngoài ra VietinBank còn là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở
chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của nền tài chính Việt Nam
trên thị trƣờng khu vực và thế giới.
Với xuất phát điểm ban đầu là một Ngân hàng Thƣơng mại quốc doanh,
VietinBank đã tự hào thực hiện thành công chuyển đổi hoạt động theo mô hình cổ
phần hóa (năm 2009). VietinBank cũng là ngân hàng thƣơng mại đầu tiên của Việt
Nam phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế và niêm yết giao dịch trên
sàn giao dịch chứng khoán Singapore. Đến nay, vốn chủ sở hữu của VietinBank đạt
trên 50 ngàn tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 32.661 tỷ đồng (gấp 130 lần so với số vốn điều lệ
ban đầu đƣợc Nhà nƣớc cấp vào năm 1996 khi thành lập lại theo mô hình TCT Nhà
nƣớc) với 2 cổ đông chiến lƣợc là tổ chức tài chính quốc tế uy tín IFC và ngân hàng
lớn nhất Nhật Bản, có tầm cỡ hàng đầu thế giới là Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ,
Ltd (BTMU).
Hiện tại, VietinBank đã thiết lập quan hệ với gần 1.000 định chế tài chính của 90
quốc gia trên toàn thế giới, là thành viên chính thức của Hiệp hội Tài chính viễn thông

Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA,
MASTER quốc tế, thành viên Hiệp hội Ngân hàng ASEAN và Hiệp hội Tài chính
thuộc các nƣớc APEC hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành viên sáng lập và là đối
tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. VietinBank còn là ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam đƣợc cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 (31/07/2008).
Ngày 08/07/2013, trong lễ kỷ niệm 25 năm xây dựng – phát triển, VietinBank
vinh dự đón nhận 2 danh hiệu và phần thƣởng cao quý đó là danh hiệu Anh hùng Lao
động và Huân chƣơng Độc lập hạng Nhất. Liên tiếp trong 2 năm 2012 và 2013,
VietinBank là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nằm trong Top 2.000 doanh nghiệp
lớn nhất thế giới do Tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn và là doanh nghiệp nằm trong
Top 500 thƣơng hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới. VietinBank cũng đã đƣợc Tạp
chí Tài chính châu Á bình chọn là ngân hàng huy động vốn tốt nhất tại Việt Nam.
Ngày 05/11/2014, Hãng xếp hạng quốc tế Fitch Ratings đã nâng xếp hạng nhà
phát hành nợ dài hạn (IDR) và mức trần hỗ trợ từ Chính phủ (SRF) của VietinBank từ
B lên B+. Xếp hạng này đƣợc đƣa ra sau khi Fitch công bố nâng xếp hạng tín nhiệm
Việt Nam từ B+ lên BB− với triển vọng “Ổn định” vào ngày 03/11/2014.


Ngày 19/11/2014, VietinBank đƣợc vinh danh 2 lần với danh hiệu: Top 5 Ngân
hàng có dịch vụ Mobile Banking đƣợc yêu thích nhất và Top 5 Ngân hàng đƣợc quan
tâm nhất tại Việt Nam.
Với slogan: Nâng giá trị cuộc sống, VietinBank không ngừng nghiên cứu, cải
tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao
nhất các nhu cầu của khách hàng.

2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA VIETINBANK
2.2.1 Huy động vốn

.


Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức
kinh tế và dân cƣ.
.

Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm
không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tiết kiệm dự thƣởng; Tiết kiệm
tích.luỹ... ...........................................................................................................................

Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... ..............................................................................

2.2.2 Cho vay, đầu tƣ

.
• . Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
.
• . Tài trợ xuất, nhập khẩu. Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
.
• . Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài

.Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chƣơng trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG,
KFW) và các hiệp định tín dụng khung. Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
trong nƣớc và quốc tế.
.

Đầu tƣ trên thị trƣờng vốn, thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc và quốc tế.
.

2.2.3 Bảo lãnh


Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nƣớc và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực
hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

2.2.4 Thanh toán và Tài trợ thƣơng mại

Phát hành, thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán
thƣ tín dụng nhập khẩu.

Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ
thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

Chuyển tiền trong nƣớc và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Western Union.

Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

Chi trả lƣơng cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM.

Chi trả Kiều hối…


2.2.5 Ngân quỹ

Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap...).

Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,...)

Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...

Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát

minh sáng chế.

2.2.6 Thẻ và ngân hàng điện tử

Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng
nội địa/quốc tế (VISA, MasterCard,...).

Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking...

2.2.7 Các hoạt động khác

Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.

Tƣ vấn đầu tƣ và tài chính. Cho thuê tài chính.

Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tƣ, tƣ vấn, lƣu ký
chứng khoán. Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý
nợ và khai thác tài sản...

2.3 GIÁ TRỊ CỐT LÕI, TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIETINBANK
2.3.1 Giá trị cốt lõi


Hƣớng..đến..khách..hàng:
“Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động của VietinBank, VietinBank cam kết
mang đến những sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ đồng nhất; một VietinBank
duy nhất đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu phù hợp của khách hàng”.

Hƣớng..đến..sự..hoàn..hảo:

“VietinBank sử dụng nội lực, nguồn lực để luôn đổi mới, hướng đến sự hoàn hảo”.

Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại: ......................................................
“Lãnh đạo, cán bộ và người lao động VietinBank luôn thể hiện sự năng động, sáng
tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch và hiện đại trong mọi giao dịch, quan hệ với
khách hàng, đối tác và đồng nghiệp”.

Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp: ......................................
“Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ và người lao động luôn suy nghĩ, hành động đảm bảo sự
công bằng, chính trực, minh bạch và trách nhiệm”.

Sự..tôn..trọng:
“Tôn trọng, chia sẻ, quan tâm đối với khách hàng, đối tác, lãnh đạo và đồng nghiệp.”.



Bảo vệ và phát triển thƣơng hiệu: ........................................................................
“Lãnh đạo, cán bộ và người lao động bảo vệ uy tín, thương hiệu VietinBank như bảo
vệ chính danh dự, nhân phẩm của mình



Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: ....................................
“Đổi mới, sáng tạo là động lực; tăng trưởng, phát triển, kinh doanh an toàn, hiệu quả,
bền vững là mục tiêu. Thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, xã hội là niềm vinh sự
và tự hào của ViteinBank”.

2.3.2 Triết lý kinh doanh





An toàn, hiệu quả và bền vững.
Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cƣơng.
Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank.

2.3.3 Định hƣớng phát triển
Năm 2014, VietinBank sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trƣởng, chiếm lĩnh thị trƣờng,
giữ vững vai trò là ngân hàng thƣơng mại trụ cột trong việc thực thi chính sách của
Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ. Chiến lƣợc phát triển của VietinBank là tập trung vào
mục tiêu xây dựng một ngân hàng đa năng hiện dại, với hai trụ cột chính là ngân hàng
thƣơng mại và ngân hàng đầu tƣ. Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng
theo hƣớng hiện đại; nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh; đổi mới mô
hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn
mực quốc tế. Đẩy mạnh đầu tƣ đổi mới công nghệ và nâng cao chất lƣợng sản phẩm
dịch vụ; nâng cao năng lực quản trị rủi ro, thúc đẩy sự tăng trƣởng hiệu quả, bền vững,
đồng thời thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.
Để hoàn thiện các dịch vụ hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng song song với việc tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nƣớc trong
khu vực và quốc tế, VietinBank luôn có tầm nhìn chiến lƣợc trong đầu tƣ và phát triển,
tập trung ở 3 lĩnh vực: phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và phát triển
kênh phân phối.
Mục tiêu trung và dài hạn của VietinBank là phát triển ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ việc phát triển kinh doanh và quản trị điều hành, chú trọng hiện đại
hóa cơ sở vật chất, đảm bảo môi trƣờng làm việc, tạo hình ảnh ngân hàng chuyên
nghiệp, hiện đại. Đổi mới toàn diện hoạt động của ngân hàng thông qua việc hoàn
thành chiến lƣợc tổng thể CNTT đến năm 2015, đảm bảo ứng dụng thành công công
nghệ phục vụ kinh doanh cũng nhƣ tạo lập cơ sở dữ liệu, thông tin và các hệ thống
phục vụ công tác quản trị rủi ro, quản trị điều hành một cách hiệu quả, hiện đại. Cơ sở
vật chất trong và ngoài nƣớc đƣợc kiện toàn, nâng cấp đảm bảo việc đồng bộ với hạ

tầng công nghệ và hệ thống nhận diện thƣơng hiệu VietinBank. Chiến lƣợc trung hạn
cũng nhƣ mục tiêu kinh doanh ngân hàng điện tử năm 2015: Tăng quy mô sử dụng


eBanking trên cả 3 phƣơng diện: khách hàng, số lƣợng giao dịch, trị giá giao dịch.
Duy trì chính sách giá phí cạnh tranh. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng dịch
vụ VietinBank iPay và ứng dụng iPay Mobile dành cho các thiết bị di động thông
minh…
Với nỗ lực, quyết tâm và sự đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên toàn hệ
thống, tin tƣởng rằng VietinBank sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm
2014, xứng đáng trở thành ngân hàng thƣơng mại chủ lực, trụ cột của ngành ngân
hàng, đóng góp tích cực vào sự ổn định, phát triển của hệ thống ngân hàng và kinh tế
đất nƣớc. Tầm nhìn định hƣớng phát triển của VietinBank: đến năm 2018, VietinBank
sẽ trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế.

2.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA VIETINBANK
Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam
(VietinBank) bao gồm: 01 trụ sở chính đặt tại số 108 – Trần Hƣng Đạo – thành phố Hà
Nội, 03 đơn vị sự nghiệp, 09 công ty hạch toán độc lập, 148 chi nhánh trong nƣớc, 03
chi nhánh nƣớc ngoài (02 chi nhánh ở Đức; 01 chi nhánh ở Lào) và gần 1000 phòng
giao dịch/quỹ tiết kiệm đƣợc phân bổ rộng khắp cả nƣớc.
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức của VietinBank
Trụ sở chính

Sở giao dịch

Chi nhánh
cấp 1

Văn phòng

đại diện

Phòng
giao dịch

Công ty trực
thuộc

Đơn vị sự
nghiệp

Quỹ tiết
kiệm

Với phƣơng châm “Vì ngƣời lao động”, VietinBank là ngân hàng nhiều năm liên
tiếp có mức thu nhập bình quân nhân sự lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại
tại Việt Nam và đã xây dựng thành công môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, phát huy
hiệu quả sức mạnh nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Từ nhận định nguồn nhân sự là
một trong những yếu tố sống còn đối với sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp,
VietinBank đã đổi mới mạnh mẽ phƣơng thức đánh giá cán bộ, ngƣời lao động theo
mục tiêu khối lƣợng, chất lƣợng, tiến độ và hiệu quả công việc.


VietinBank là ngân hàng thƣơng mại đầu tiên tổ chức tuyển dụng để bổ nhiệm
chức danh cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý tại Trụ sở chính, chi nhánh. Về phƣơng
thức tuyển dụng, VietinBank cũng là ngân hàng đầu tiên đổi mới tổ chức tuyển dụng
trực tuyến và tổ chức thi nghiệp vụ bằng hình thức trực tuyến. Thống kê đến hết năm
2013, hơn 80% lao động VietinBank có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, đại học hệ chính quy
tại các trƣờng có uy tín, chất lƣợng cả trong và ngoài nƣớc, tăng 70% so với ngày đầu
thành lập với độ tuổi trung bình của cán bộ đang dần đƣợc trẻ hóa (khoảng 35 tuổi).

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch,
Chi nhánh cấp 1

Giám đốc

Phó giám
đốc

Quỹ tiết
kiệm

Trƣởng phòng
kế toán

Tổ kiểm tra
nội bộ

Các phòng
chuyên môn

Phòng giao
dịch

nghiệp vụ

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động, sự ổn định và lành mạnh
trong các hoạt động của hệ thống ngân hàng giữ vai trò rất quan trọng, tác động vô
cùng lớn đến việc phát triển kinh tế đất nƣớc. Hiện tại, hệ thống mạng lƣới các ngân
hàng thƣơng mại đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, số lƣợng nhiều, chất lƣợng
hoạt động giảm sút, không ít ngân hàng hoạt động chỉ vì lợi ích cục bộ đã gây ảnh

hƣởng lớn đến hệ thống ngân hàng và thị trƣờng tiền tệ nói chung. Do đó, vai trò quản
lí và định hƣớng của các cấp lãnh đạo, bộ máy điều hành cũng nhƣ hệ thống tổ chức
của VietinBank là quan trọng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, VietinBank vẫn đang thực
hiện quá trình tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế để đáp ứng các
yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao tiềm lực tài chính cũng nhƣ năng lực
cạnh tranh bền vững so với các ngân hàng còn lại trên thị trƣờng.


CHƢƠNG 3: CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ
EBANKING CỦA VIETINBANK
3.1 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
3.1.1 Một số khái niệm
a) Sự hình thành và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam và
trên thế giới
Năm 1969, ngân hàng Chemical Bank thuộc bang New York là ngân hàng đầu
tiên ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử dƣới hình thức máy rút tiền tự động ATM với
khẩu ngữ: "Kể từ ngày 02/09, ngân hàng chúng tôi sẽ mở cửa lúc 9 giờ sáng và sẽ
không bao giờ đóng cửa nữa". Đến năm 1995, phần mềm dịch vụ thanh toán điện tử
chính thức đƣợc triển khai thông qua chƣơng trình Quicken của Công ty phần mềm tài
chính Hoa Kỳ Intuit Inc với sự tham gia của 16 ngân hàng lớn nhất nƣớc Mỹ. Khi đó
khách hàng chỉ cần 01 máy tính, 01 moderm và 01 phần mềm Quicken là có thể sử
dụng dịch vụ này. Đây là dấu mốc quan trọng cho sự hình thành và phát triển rộng
khắp ra toàn thế giới của dịch vụ ngân hàng điện tử.
Ở Việt Nam, dự án hiện đại hóa ngân hàng đã bắt đầu đƣợc khởi động từ những
năm 1994. Nhƣng vào thời điểm đó, nền kinh tế nƣớc ta đang trong giai đoạn vô cùng
khó khăn, CNTT còn xa lạ và chƣa đƣợc phổ biến cũng nhƣ nhận đƣợc sự quan tâm từ
ngƣời dân, phải đế những năm đầu thế kỷ 21 thì Internet mới du nhập vào Việt Nam.
Hoạt động ngân hàng lúc này chủ yếu là thủ công và công nghệ lạc hậu. Mãi đến
21/03/2002, Thủ tƣớng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg cho
phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Việt Nam đƣợc sử dụng chứng từ điện

tử và chữ ký điện tử để làm chứng từ kế toán và thanh toán vốn. Và đến 29/11/2005,
Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 đƣợc ban hành, chính thức có hiệu lực từ
ngày 01/03/2006 với 8 chƣơng, 54 điều bao gồm hầu hết các yếu tố, bên liên quan đến
giao dịch điện tử. Luật Giao dịch điện tử ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho
các giao dịch điện tử, giúp giảm các hoạt động thủ công trong ngành ngân hàng cũng
nhƣ giảm lƣợng tiền mặt lƣu thông trên thị trƣờng.
Sau 10 năm kể từ khi bắt đầu xây dựng dự án, hệ thống thanh toán ngân hàng
hiện đại mới dần đƣợc hình thành và phát triển cho đến hiện tại. Nhìn vào Hình 3.1: Số
lượng thuê bao Internet và điện thoại,có thể thấy đƣợc triển vọng phát triển của dịch
vụ thƣơng mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng ở Việt Nam.


Hình 3.1: Số lƣợng thuê bao Internet và điện thoại

Tháng 01/2014

134.066.000

92.477.857
36.140.967

Tổng số dân

Thuê bao
Internet

Thuê bao
điện thoại
Nguồn: www.slideshare.net/wearesocialsg


Theo số liệu tổng hợp đến tháng 01/2014, dân số Việt Nam là 92.477.857 ngƣời,
với 69% dân số thành thị, 31% nông thôn, 39% dân số sử dụng Internet và 145% số
thuê bao điện thoại trên tổng dân số. Các con số này không chỉ đơn thuần là tín hiệu
đáng mừng cho nền công nghiệp ứng dụng công nghệ cao mà còn là cơ hội lớn cho sự
phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử − hiện đang là một trong những
mảng kinh doanh trọng điểm của các ngân hàng hiện nay. Không chỉ riêng mảng dịch
vụ nói riêng đây còn là dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nƣớc nhà nói chung cũng
nhƣ thúc đẩy việc giao thƣơng quốc tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân theo
hƣớng hiện đại hóa.
b) Khái niệm dịch vụ Ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử (Enectronic Banking viết tắt là E−Banking), đây là sự
kết hợp giữa hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và
điện tử viễn thông. E−Banking là một dạng của thƣơng mại điện tử (Electronic
commerce) ứng dụng trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Cụ thể hơn, eBanking là
một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay
thực hiện một số giao dịch ngân hàng thông qua phƣơng tiện điện tử (công nghệ thông
tin, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ ...), khách
hàng có thể thực hiện những giao dịch tài chính và quản lý tài khoản mọi lúc, mọi nơi
thông qua kết nối Internet mà không cần phải đến ngân hàng giao dịch trực tiếp.

Internet Banking: dịch vụ ngân hàng điện tử, thông qua mạng toàn cầu Internet,
giúp khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến trên website của ngân hàng.

Mobile Banking: dịch vụ ngân hàng hiện đại, cho phép khách hàng sử dụng điện
thoại di động để thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua ứng dụng đƣợc cài
đặt.

SMS Banking: kênh giao dịch ngân hàng qua tin nhắn SMS của điện thoại..

. ATM: giao dịch ngân hàng qua hệ thống máy ATM.

..................................

.WAP Banking: giao dịch ngân hàng qua web trên điện thoại di động. ..................



Call Center / Contact center:cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc và giao dịch
ngân hàng qua tổng đài điện thoại.
.

Mail Banking, Fax Banking,Video Banking: giao dịch ngân hàng qua thƣ điện tử,
Fax, Video.
......................................................................................................
Các tiện ích chính của eBanking bao gồm: Cung cấp thông tin; Vấn tin tài khoản;
Chuyển tiền; Thanh toán; Tiền gửi online; Tƣ vấn và một số nghiệp vụ kinh doanh
ngân hàng khác............
Năm 2004, chỉ khoảng 03 ngân hàng thƣơng mại triển khai dịch vụ ngân hàng
điện tử. Nhƣng chỉ sau một thập kỉ, đến năm 2014, 100% các ngân hàng tại Việt Nam
đã cung ứng dịch vụ này tới khách hàng. Không chỉ dừng lại ở việc tra cứu thông tin
tài khoản, truy vấn lãi suất… các dịch vụ ngân hàng điện tử còn đáp ứng nhu cầu của
khách hàng khi thanh toán hóa đơn dịch vụ điện, nƣớc, cƣớc viễn thông...
c) Hệ thống Core banking của VietinBank
Hệ thống Core banking (hệ thống ngân hàng lõi hay hệ thống quản trị ngân hàng
tập trung) đã đƣợc ứng dụng phổ biến ở hầu hết ngân hàng tại Việt Nam. Thông qua hệ
thống Core, khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm, tiện ích ngân hàng ở bất cứ
điểm giao dịch nào trong và ngoài hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, hệ thống còn giúp cải
thiện hiệu quả trong hoạt động nội bộ của ngân hàng nhƣ: quản trị rủi ro, đánh giá xếp
hạng tín dụng khách hàng…
Tháng 06/2006, VietinBank đã hoàn thành giai đoạn I Dự án Hiện đại hóa Ngân
hàng và Hệ thống thanh toán (Hệ thống INCAS), xây dựng hệ thống Core banking, kết

nối trực tuyến từ trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch... trên toàn quốc.
Giai đoạn 2007−2008, VietinBank đã triển khai giai đoạn II, phát triển thêm Module
nghiệp vụ mới, chỉnh sửa nâng cấp các Module hiện có, đầu tƣ thêm các chƣơng trình
quản lý rủi ro, bảo mật và an ninh dữ liệu.
Hệ thống INCAS (Incombank Advanced System) đƣợc xây dựng theo hệ thống
thanh khoản đa tệ, đáp ứng yêu cầu quản lý dữ liệu tập trung toàn hệ thống, cho phép
trụ sở chính có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi
nhánh, đƣa dữ liệu trực tiếp vào hệ thống quản lý tập trung thay vì phân tán tại từng
chi nhánh nhƣ trƣớc đó. Hệ thống bao gồm:
Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống INCAS
Tài khoản Sổ
cái (GL)
Hệ thống
INCAS

Tài khoản giao
dịch và hạch
toán trực tiếp

Tài khoản nội
bộ Ngân hàng
Tài khoản
khách hàng


Tài khoản sổ cái (GL) là tài khoản hạch toán tổng hợp toàn bộ các giao dịch với
khách hàng và giao dịch nội bộ của ngân hàng trên cơ sở các giao dịch trực tiếp hoặc
gián tiếp phát sinh từ các tài khoản tại từng module nghiệp vụ trong hệ thống Incas
thông qua mã nhóm sổ cái trên cơ sở tự động hóa cũng nhƣ tính bảo mật toàn vẹn dữ
liệu.

Tài khoản nội bộ ngân hàng là hệ thống quản lý tài chính nội bộ ERP (Enterprice
Resource Planning) đƣợc tích hợp với hệ thống Incas, với đầy đủ các chức năng phục
vụ cho các nghiệp vụ tài chính nội bộ của VietinBank, bao gồm 7 phân hệ, hoạt động
nhƣ một công cụ kế toán tài chính, quản lý thông tin báo cáo, quản lý nguồn nhân sự,...
Tài khoản khách hàng là tài khoản đƣợc mở cho từng khách hàng theo từng loại
hình sản phẩm, dịch vụ tại các Module ứng dụng đƣợc kết nối với GL thông qua mã
nhóm sổ cái và mã nhóm sản phẩm (phản ánh chi tiết giao dịch của khách hàng).
Hình 3.3: Mối quan hệ giữa Hệ thống Core Banking và
Hệ thống Internet Banking

Internet
Banking
Server

Internet Banking Customer

Internet

Core
Banking
System

Bank

Khi sử dụng dịch vụ Internet Banking, khách hàng có thể thực hiện các chức
năng của dịch vụ một cách nhanh chóng và chuẩn xác thông qua các phƣơng tiện nhƣ
máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh (smart phone),... mọi lúc, mọi nơi
khi có kết nối Internet. Các yêu cầu giao dịch qua hệ thống Internet Banking của khách
hàng sau khi đƣợc truyền về ngân hàng thông qua đƣờng truyền là hệ thống mạng
Internet, sẽ đƣợc hệ thống Server ngân hàng xử lý, kết nối với hệ thống Core Banking

kiểm tra xác thực mã khách hàng, mã tài khoản khách hàng. Nếu kết quả xác nhận hợp
lệ thì hệ thống sẽ tự động thực hiện các lệnh giao dịch mà khách hàng đƣa ra theo
đúng quy trình đã đƣợc lập trình sẵn. Tất cả các công đoạn trên chỉ mất một khoảng
thời gian rất ngắn, gần nhƣ là ngay lập tức trên cơ sở tự động hóa, giúp ngân hàng
giảm thiểu tối đa những công đoạn xử lý thủ công cũng nhƣ hạn chế những rủi ro xuất
phát từ sự can thiệp cơ học của con ngƣời trong quá trình xử lý giao dịch.


×