Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ lý thuyết thông tin bất cân xứng vận dụng trên thị trườn tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.58 KB, 55 trang )

Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Thông Tin Là Gì?
Thông tin là những tin tức và dữ liệu giúp người tiếp nhận hiểu biết hơn về vấn đề
quan tâm. Trong đó, tin tức là những thông điệp phản ánh sự kiện mới mẻ và mang tính thời
sự. Còn dữ liệu bao gồm các báo cáo, tài liệu, hồ sơ, kết quả thống kê, điều tra, tổng hợp hay
phân tích.
Thông tin có nhiều dạng khác nhau. Thông tin giúp dự báo chính xác, loại trừ hoàn
toàn rủi ro trong việc ra quyết định, khai thác tốt nhất cơ hội được gọi là thông tin
hoàn hảo. Tuy nhiên, trong thực tế, hầu như không có thông tin hoàn hảo vì việc thu thập
cực kỳ khó khăn, đòi hỏi nhiều chi phí, thời gian và do trình độ nhận thức hạn chế của
người tiếp nhận cũng như do nhiều yếu tố khách quan khác. Thông tin đem lại mức độ
thoả mãn cao cho người tiếp nhận gọi là thông tin hữu hiệu. Ngược lại với thông tin hữu
hiệu là thông tin sai lệch làm người tiếp nhận đưa ra quyết định sai.
Thông tin của một doanh nghiệp bao gồm hai nguồn cơ bản là thông tin nội bộ và
thông tin bên ngoài:
 Thông tin nội bộ là các báo cáo của doanh nghiệp, các tài liệu lưu trữ, các văn
bản, hồ sơ, các thông tin do doanh nghiệp thu thập được.
 Thông tin bên ngoài là thông tin từ báo chí, đài phát thanh truyền hình, truy cập
từ internet, mua thông tin, các văn bản pháp luật, các công văn, các sự kiện kinh tế - chính trị
- văn hóa - xã hội.
1.1.2 Thông Tin Bất Cân Xứng Là Gì?
Thông tin bất cân xứng là mức độ thông tin không phản ánh kịp thời, chính xác, đầy
đủ về thị trường và diễn biến của nó. Theo nghĩa hẹp nó hàm ý có sự khác biệt đáng kể về
khối lượng và chất lượng thông tin đã được tích lũy đến thời điểm xác định giữa các đối

GVHD: Trương Minh Tuấn


Page 1


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

tượng liên quan (các đối tượng cùng giải quyết một vấn đề, cùng tham gia một thị trường).
Nghĩa là, một bên giao dịch có các thông tin liên quan trong khi bên kia không
có hoặc không có đầy đủ.
Thông tin bất cân xứng xảy ra có thể do nguồn thông tin khác nhau, thời điểm nhận
tin khác nhau và trình độ nhận thức, ứng xử với thông tin khác nhau. Nguyên nhân là do
những hạn chế của thị trường làm cho tốc độ truyền tin chậm, khả năng tiếp nhận và xử lý
thông tin kém. Ngược lại, thông tin bất cân xứng là nguyên nhân dẫn đến thị trường kém
hiệu quả.
Thông tin bất cân xứng vừa là khách quan vừa là chủ quan. Tính khách quan là do
cấp độ hiệu quả của thị trường gây ra những hạn chế về truyền tải và cập nhật thông tin vào
trong giá cả. Tính chủ quan là do sự thiếu nỗ lực cũng như chưa quan tâm đầu tư tìm kiếm
khai thác thông tin của các đối tượng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia thị trường.

1.2 BA DẠNG THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG
1.2.1 Vấn Đề Ngoại Ứng
Ngoại ứng là ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên một đối tượng mà những người
gây ra không phải chịu bồi thường hoặc không được bù đắp.Ngoại ứng làm cho thị trường
không hiệu quả, tổng lợi ích xã hội không đạt được mức tối đa.
Ví dụ: một nhà máy sản xuất thực phẩm xả thải làm ô nhiễm dòng sông, nhà máy đó
đã gây một ngoại ứng tiêu cực đến người dân sống trong khu vực đó và hạ nguồn, do không
thể bơi lội, câu cá, ảnh hưởng nguồn nước... Nhà máy đó không hề phải gánh chịu chi phí
cho việc làm ô nhiễm, nếu việc này xảy với toàn ngành, giá của sản phẩm (về lý thuyết phải
bằng chi phí cận biên) sẽ thấp hơn chi phí thực sự sản xuất ra sản phẩm đó.Kết quả là, sẽ có
quá nhiều sản phẩm được sản xuất ra, làm mất tính hiệu quả của thị trường.
1.2.2 Hàng Hóa Công Cộng

Hàng hóa công công cộng gây nên ngoại ứng tích cực, do có nhiều người có thể “ăn
theo” dù không phải mất chi phí, do đó thị trường thường không sản xuất hoặc không muốn
sản xuất loại hàng hóa này.

GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 2


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

1.2.3 Thông Tin Bất Cân Xứng
Thông tin bất cân xứng là một trong những nguyên nhân lớn gây nên nhiều thất bại
thị trường.
Ví dụ: tác động của thông tin bất cân xứng lên thị trường ô tô cũ do nhà kinh tế học
được giải Nobel George Akerlof khởi xướng và nghiên cứu từ năm 1970, nay đã được áp
dụng vào nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là bảo hiểm, tài chính, tín dụng.
Thông tin bất cân xứng dẫn đến 3 loại hệ quả sau:
 Lựa chọn ngược (lựa chọn bất lợi): xảy ra khi sản phẩm có chất lượng khác nhau
được bán ở cùng mức giá, do các bên tham gia thị trường không có đủ thông tin về
chất lượng thực sự của sản phẩm tại thời điểm mua. Khi đó, người tiêu dùng có xu
hướng chọn mua sản phẩm có chất lượng thấp, do không có đầy đủ thông tin và
không chắc chắn về chất lượng của sản phẩm tốt lẽ ra phải được bán với giá đắt hơn.
Như trong thị trường ô tô cũ, tác động của lựa chọn ngược là ô tô cũ chất lượng thấp
áp đảo loại chất lượng cao, làm mất tính hiệu quả của thị trường. Lựa chọn ngược
cũng thường xảy ra ở thị trường bảo hiểm, tín dụng.
 Rủi ro đạo đức (tâm lý ỷ lại): xảy ra khi một bên có nhiều thông tin hơn che đậy hành
vi sau khi ký kết hợp đồng giao dịch, tạo ra bất lợi cho bên còn lại để trục lợi, hoặc do
được bảo hộ quá mức mà bất cẩn trong hành vi của mình, gây hậu quả nghiêm trọng.
Nếu như lựa chọn bất lợi liên quan đến chi phí thì rủi ro đạo đức liên quan đến hành

vi.
Ví dụ: trong thị trường bảo hiểm, mọi người mua bảo hiểm để bảo vệ những thứ
có giá trị, trong đó có bản thân, tài sản, xe cộ, và khi những thứ này được bảo hiểm
rồi, vì mục đích trục lợi và do nắm được rõ thông tin hơn, bên mua bảo hiểm nảy sinh
mong muốn điều xấu xảy ra với tài sản của mình để được hưởng bảo hiểm. Nếu các
công ty bảo hiểm có thể giám sát hành vi của bên mua bảo hiểm, họ sẽ đặt mức phí
cao hơn với những đối tượng đòi hỏi nhiều bồi thường hơn. Còn trong trường hợp các
công ty bảo hiểm không thể giám sát hành vi, họ buộc phải tăng phí cho mọi đối
tượng, hoặc từ chối bán báo hiểm cho tất cả. Như vậy, rủi ro đạo đức sẽ làm thị
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 3


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

trường mất tính hiệu quả, do người cần bảo hiểm sẽ phải chịu mức phí cao hơn hoặc
không thể mua được bảo hiểm.
 Chi phí giám sát: theo lý thuyết về thông tin bất cân xứng, chi phí giám sát có liên
quan chặt chẽ đến hành động không công khai của người đi vay. Do có lợi thế biết rõ
thông tin về hoạt động của mình, trong một số trường hợp, người đi vay có thể công
bố thông tin không đúng sự thật nhằm mục đích đem lại lợi ích cho bản thân, gây
thiệt hại cho người cho vay. Chính vì vậy, người cho vay buộc phải có cơ chế giám
sát người đi vay. Và việc giám sát này làm phát sinh một khoản chi phí nhất định
được gọi là chi phí giám sát. Đó là chi phí thuê mướn các kiểm toán viên thực hiện
việc giám sát này thay cho người cho vay.

1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG THÔNG TIN BẤT
CÂN XỨNG VÀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG
1.3.1 Những Tác Động Của Thông Tin Bất Cân Xứng

1.3.1.1 Tác động của thông tin bất cân xứng đến nhà đầu tư
Tác động đến các quyết định tài chính của các công ty cổ phần:
Mục tiêu của công ty cổ phần là tối đa hóa giá trị của cổ đông thông qua tối đa
hóa giá trị của doanh nghiệp. Muốn như vậy, công ty phải triệt để khai thác các cơ hội
đầu tư có hiệu quả, đồng thời có một chính sách tài trợ vốn tối ưu bên cạnh một chính
sách cổ tức thỏa đáng. Tuy nhiên, việc kết hợp ba quyết định này sao cho đạt được kết
quả tốt nhất không phải là đơn giản, nhất là trong thị trường có tình trạng bất cân xứng
thông tin.
Tác động đến quyết định đầu tư:
 Quyết định đầu tư là việc lựa chọn đầu tư vào các tài sản thực. Đây được xem là
quyết định quan trọng nhất làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Thông thường, các nhà
quản trị thẩm định tính hiệu quả của dự án đầu tư dựa trên dòng tiền dự tính và rủi ro
dự báo thị trường. Mức độ chính xác của các dự báo tùy thuộc vào thông tin và mức
độ phản ánh của thông tin trong thị trường. Thông tin bất cân xứng tạo nên thị trường
không hiệu quả, do đó giá cả không phản ánh đúng giá trị tài sản, không thể cung cấp
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 4


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

các tin tức và dấu hiệu chính xác cho việc ra quyết định đầu tư. Mối quan hệ rủi ro –
tỷ suất sinh lợi tuân theo quy luật thị trường không đáng tin cậy. Có thể thị trường
đánh giá dự án nằm phía trên đường tỷ suất sinh lợi- rủi ro thị trường nghĩa là chi phí
tương đối thấp, làm cho dự án được đầu tư mặc dù thực tế lại có chi phí cao.
 Ngược lại, dự án có chi phí thấp có thể bị bỏ qua do thị trường đánh giá nằm phía
dưới đường tỷ suất sinh lợi - rủi ro thị trường. Khi đó, quyết định đầu tư của doanh
nghiệp sẽ hàm chứa rủi ro cao và dễ gây tổn thất tài sản cho doanh nghiệp.
Tác động đến quyết định tài trợ:

 Quyết định tài trợ là việc lựa chọn nguồn tài trợ cho các quyết định đầu tư. Tập hợp
các nguồn tài trợ tạo thành cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp gồm có vốn cổ phần
thường, cổ phần ưu đãi và nợ. Khi ra quyết định tài trợ, nhà quản trị sẽ xác định một
cấu trúc vốn tối ưu tương ứng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi đòi hỏi.
 Thị trường với thông tin bất cân xứng khiến cho nhà đầu tư đánh giá không đúng rủi
ro nên yêu cầu tỷ suất sinh lợi mong đợi cao hơn. Nhà quản trị ở vào thế bị động phải
chấp nhận nguồn tài trợ nhiều rủi ro đó dẫn đến chi phí tài trợ tăng.
 Thông tin bất cân xứng còn tác động đến việc lựa chọn giữa tài trợ nội bộ và tài trợ
bên ngoài, giữa phát hành mới chứng khoán nợ và chứng khoán vốn cổ phần. Điều
này đưa tới một trật tự phân hạng, theo đó đầu tư sẽ được tài trợ trước tiên bằng vốn
nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận tái đầu tư rồi đến phát hành chứng khoán nợ và cuối cùng
là phát hành vốn cổ phần mới. Tính linh hoạt trong lựa chọn nguồn tài trợ của doanh
nghiệp giảm.
Tác động đến quyết định phân phối:
 Quyết định phân phối là việc xác định chính sách cổ tức của công ty mà cụ thể là xác
định tỷ lệ chi trả cổ tức sao cho giá trị đạt được từ việc chi trả cổ tức phải tương xứng
với chi phí cơ hội của việc mất đi lợi nhuận giữ lại được xem là một phương tiện tài
trợ từ vốn chủ sở hữu.
 Trong thị trường hoàn hảo, chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị của doanh
nghiệp. Tác động của một chính sách cổ tức nào đó có thể được bù trừ chính xác bằng
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 5


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

các hình thức tài trợ khác như việc bán cổ phần thường chẳng hạn. Tuy nhiên, thực tế
quyết định phân phối ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp.
 Một sự gia tăng cổ tức sẽ là dấu hiệu truyền đạt đến thị trường các tin tốt về triển

vọng phát triển của công ty. Hơn nữa, nếu sự gia tăng này được thị trường nhìn nhận
dưới góc độ lâu dài, giá trị thị trường sẽ cao, điều này có nghĩa chi phí vốn cổ phần
của doanh nghiệp sẽ thấp. Tuy nhiên, việc chi trả cổ tức cao này không phải lúc nào
cũng đem lại thuận lợi cho doanh nghiệp. Không chỉ là sự hiện diện của chi phí thuế
mà còn do các cổ đông nghi ngờ tính chính xác của các thông báo này, nhất là khi
trong thị trường tồn tại tình trạng bất cân xứng thông tin. Bởi lẽ, theo các nhà đầu tư,
việc chi trả cổ tức giúp các nhà quản lý thực hiện các mục tiêu cá nhân, vấn đề đặc
biệt liên quan đến công ty có lợi nhuận cao và khan hiếm các cơ hội đầu tư. Bằng
cách dùng dòng tiền ròng tự do để chi trả cổ tức, quyền lực của nhà quản lý không
được đặt dưới sự kiểm soát cục bộ. Do đó, các nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào các
quỹ bên ngoài công ty mà đạt được lợi nhuận cao hơn so với việc tái đầu tư các dự án
của công ty mà đem lại lợi ít cá nhân cho các nhà quản lý nhưng thấp cho các cổ
đông. Cuối cùng, việc huy động vốn của doanh nghiệp gặp khó khăn.
 Ngoài ra, khi thực hiện việc chi trả cổ tức cao, để tài trợ nội bộ, doanh nghiệp cũng
cần tốn chi phí cao trong hệ thống tài chính khi phải đối đầu với vấn đề bất cân xứng
thông tin này và các chi phí môi giới.
Làm tăng chi phí phòng ngừa rủi ro:
Qua phân tích trên có thể thấy được bất cân xứng thông tin là một trong những
nguyên nhân làm gia tăng đáng kể các rủi ro cho doanh nghiệp khi ra các quyết định tài
chính, cụ thể liên quan đến rủi ro đầu tư tài chính, rủi ro chi phí vốn, rủi ro tỷ giá hối đoái,
rủi ro lãi suất và rủi ro pháp lý. Các rủi ro này đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các
quyết định tài chính của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nói
chung. Để kiểm soát tốt hơn các rủi ro này, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chương
trình quản trị rủi ro, điều này đồng nghĩa chi phí phòng ngừa rủi ro gia tăng.

GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 6



Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

Làm tăng chi phí đại diện của doanh nghiệp:
Vấn đề thông tin bất cân xứng được tạo ra bởi sự phân chia quyền sở hữu và quyền
quản lý. Người quản lý được thuê để quản lý công ty thay cho các cổ đông. Sự ủy quyền này
thể hiển khía cạnh tích cực là việc điều hành công ty hàng ngày do những người có chuyên
môn đảm trách. Điều này dẫn đến phần lớn quyền lực thuộc về bộ phận quản lý (cụ thể
quyền kiểm soát nguồn vốn cũng như các quyết định của công ty).
Tuy nhiên, vượt ra ngoài giới hạn quyền lực trong công ty, các nhà quản lý chỉ là
người làm thuê cho công ty. Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm đối với các kết quả xấu
nhưng lại không nhận được tất cả các thành quả đạt được vì không có sở hữu 100% vốn
công ty. Vì vậy, mục tiêu cá nhân của người quản lý luôn luôn không ngang bằng với các cổ
đông. Tại sao các cổ đông lại không thể kiểm soát người quản lý của công ty họ một cách
thích đáng:
 Thứ nhất, sự nỗ lực của nhân viên không thế quan sát hết.
 Thứ hai, các cổ đông không có kiến thức và thời gian để kiểm soát chặt chẽ hơn các
quyết định được thực hiện bởi nhà quản lý.
 Hơn nữa, với sự tồn tại của vấn đề thông tin bất cân xứng, sự không chắc chắn xung
quanh các dự án cho phép chúng ta khiển trách các kết quả xấu là do thiếu may mắn
thay vì là do việc quản lý sơ suất, không hiệu quả. Các nhân tố chính yếu này đã tạo
nên vấn đề chi phí đại diện giữa các cổ đông và nhà quản lý.
Chúng ta sẽ phân tích hai hành động quản lý mà ảnh hưởng đến giá trị của công ty.
Trước hết, giải quyết việc lợi nhuận thấp hơn các nỗ lực quản lý và thứ hai là sự ưa thích các
dự án có năng suất thấp từ quan điểm nhìn nhận của các cổ đông nhưng tỷ suất sinh lợi có
giá trị cao từ vị trí của nhà quản lý. Với mức lương cố định, độc lập với hoạt động của công
ty, chiến lược tối thiểu hoá nỗ lực làm việc có thể là sự lựa chọn hợp lý từ quan điểm của
nhà quản lý. Bởi lẽ lợi ích của người quản lý không thay đổi khi lợi nhuận của công ty gia
tăng. Ngược lại, nếu người quản lý sở hữu cổ phần của công ty và không có tiền lương cố
định, thu nhập của họ sẽ thay đổi theo thu nhập của công ty.


GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 7


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

Chúng ta sẽ xem xét đến trường hợp người quản lý chọn dự án có năng suất thấp.
Theo đúng như lời chỉ dẫn của các cổ đông, chính sách cổ tức của nhà quản lý bị áp đặt bởi
một khái niệm đơn giản: chọn tất cả dự án đem đến giá trị ròng dương. Người quản lý sẽ bị
lôi cuốn không tuân theo quy tắc này bằng cách dùng nguồn vốn vào việc gia tăng lợi ích cá
nhân hoặc quyền lực cá nhân bên trong công ty, cụ thể tất cả các khoản đầu tư đều vượt khỏi
nghĩa vụ của người quản lý và sự điều hành trực tiếp. Điều này bao gồm các đặc quyền cá
nhân, việc mua sắm các cao ốc văn phòng mới và sang trọng cũng như việc thu mua các
công ty mới. Các khoản đầu tư này làm gia tăng quyền lực của nhà quản lý nhưng không làm
gia tăng hiệu quả tiềm năng của công ty.
Như vậy, thông tin bất cân xứng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cổ đông và người quản
lý, tạo nên vấn đề người chủ người đại diện, kết quả làm tăng chi phí đại diện. Thông tin bất
cân xứng đã tạo điều kiện cho các nhà quản lý trục lợi cá nhân, tạo điều kiện cho việc thao
túng giá. Đó là việc tung tin đồn có lợi cho công ty hoặc thổi phồng lợi nhuận của công ty, là
việc liên kết của một số cổ đông trong công ty với nhà đầu cơ làm cho giá cổ phiếu công ty
tăng cao. Nhà đầu tư do không có đầy đủ thông tin để nhận biết điều này nên ồ ạt mua vào,
đến khi biết được bán cổ phiếu ra thì giá đã giảm.
Gây khó khăn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp:
Trong thị trường với thông tin bất cân xứng, nhiều rủi ro xuất hiện làm e ngại nhà đầu
tư do mọi khoản đầu tư đều trở nên mạo hiểm hơn, vì thế ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp
trong việc huy động vốn. Các nhà đầu tư thường đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao hơn để bù đắp
rủi ro, dẫn đến làm tăng chi phí huy động vốn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhà đầu tư cho rằng doanh nghiệp nắm rõ thông tin hơn họ, các giám đốc tài chính
vốn khôn ngoan không bán rẻ hay cho không ai bao giờ. Do vậy khi doanh nghiệp phát hành

cổ phần mới, họ thường đánh giá giá trị thực tế của cổ phần thấp hơn giá doanh nghiệp đưa
ra làm cho giá trị huy động của doanh nghiệp giảm sút so với dự tính ban đầu.

1.3.1.2 Tác động của thông tin bất cân xứng đến thị trường chứng khoán
Trên thị trường chứng khoán, hiện tượng bất cân xứng xảy ra khi: doanh nghiệp che
giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi... doanh nghiệp cung cấp thông tin
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 8


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

không công bằng đối với các nhà đầu tư; doanh nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu không
chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung vào việc “làm giá” trên thị trường
chứng khoán; có sự rò rỉ thông tin nội gián; một số nhà đầu tư tạo cung cầu ảo trên thị
trường dẫn đến phản ánh sai lệch giá trị của doanh nghiệp; một số kẻ xấu tung tin đồn thất
thiệt cho doanh nghiệp; các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch; các trung gian
tài chính cung cấp, xử lý thông tin không chính xác...
Tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết
định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp
đổ thị trường.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như bất kỳ thị trường mới nổi nào trên thế
giới, hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra phổ biến trên mọi ngành, lĩnh vực:
 Thứ nhất, ngoài các thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì các doanh
nghiệp không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt đối với các công
ty có cổ phiếu giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC), tình trạng phổ biến là
nhà đầu tư hầu như mù mờ về tình hình làm ăn, tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty. Các thông tin tìm được chủ yếu qua nguồn tin riêng, trên các diễn đàn chứng
khoán hoặc tin đồn. Một thực trạng nữa là đối với các công ty chào bán lần đầu ra

công chúng thực hiện đấu giá tại cơ sở, Ban giám đốc công ty có xu hướng che giấu
các thông tin để “dìm giá“ sao cho những người nội bộ công ty có thể mua được cổ
phiếu với giá thấp.
 Thứ hai, có hiện tượng rò rỉ thông tin chưa hoặc không được phép công khai. Sự rò rỉ
thông tin phổ biến trong công tác đấu giá cổ phiếu. Hiện nay, quy chế đấu giá do
UBCK ban hành chỉ yêu cầu các Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố tổng số
nhà đầu tư tham gia đấu giá và tổng lượng CP đặt mua, trong khi những thông tin có
ảnh hưởng rất lớn đến việc đặt giá như số lượng nhà đầu tư tổ chức/nhà đầu tư nước
ngoài tham gia đấu giá; số lượng CP đặt mua của các đối tượng này, lại không được
công bố cụ thể. Điều đáng nói là, những thông tin này không được bảo mật chặt chẽ
mà được cung cấp một cách riêng lẻ cho những đối tượng có nhu cầu. Những người
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 9


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

nắm được cụ thể, chi tiết về tổng cầu cổ phiếu của thị trường, các cá nhân tổ chức nào
tham gia đấu giá sẽ tính toán được hợp lý mức giá mà mình bỏ thầu, qua đó chiếm lợi
thế so với các nhà đầu tư khác không có thông tin. Sự rò rỉ thông tin còn thể hiện ở
việc công bố các thông tin có lợi của công ty, Ví dụ đối với các quyết định của Hội
đồng quản trị như chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng, tăng quy mô vốn... thông thường
do các nguồn quan hệ cá nhân, một số nhà đầu tư còn biết trước khi Trung tâm chứng
khoán công bố vài ngày và đã tranh thủ thu mua cổ phiếu để chờ giá lên. Đến khi các
nhà đầu tư còn lại biết được thông tin thì đã quá muộn. Chính vì vậy, không có gì
ngạc nhiên khi đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang diễn ra theo hiện
tượng "bầy đàn", vì có sự suy diễn rằng, việc mua hàng loạt hay bán hàng loạt cổ
phiếu của một nhóm nhà đầu tư nào đó là do có thông tin biết trước.
 Thứ ba, doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư: ưu

tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức mà
không công bố rộng rãi. Đến nay, một hiện tượng phổ biến cho thấy các cuộc đấu giá
thì người đấu giá thành công chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức. Loại trừ khả năng các
nhà đầu tư tổ chức có kinh nghiệm, kỹ năng phân tích và "trường vốn" hơn thì người
ta cũng nghi ngờ các nhà đầu tư nhận được nhiều thông tin chất lượng hơn so với các
nhà đầu tư cá thể.
 Thứ tư là hiện tượng lừa đảo, đây không phải là hiện tượng phổ biến trên thị trường
chứng khoán Việt Nam nhưng rất đáng cảnh báo các nhà đầu tư nghiệp dư, đặc biệt
những người không có kiến thức về chứng khoán và kinh tế lại có tham vọng làm
giàu bằng kinh doanh chứng khoán. Báo Vnexpress đăng tin, một số cá nhân đã lừa
đảo bán cổ phiếu giả cho những nhà đầu tư nhẹ dạ ở Hải Phòng để thu được gần 800
tỷ đồng. Tiếp đó là vụ lừa đảo hàng chục tỷ đồng, lợi dụng lòng tin của những người
chơi chứng khoán nhỏ lẻ để ôm tiền bỏ chạy.
 Thứ năm là việc tung tin đồn thất thiệt. Trong thời gian 15 năm hoạt động của thị
trường chứng khoán Việt Nam, có không ít tin đồn ảnh hưởng đến uy tín của các
công ty niêm yết. Các tin này thường được tung ra trên các diễn đàn chứng khoán
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 10


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

(forum), trên các sàn giao dịch chứng khoán, hoặc được truyền miệng. Do nhà đầu tư
chưa có kinh nghiệm, kỹ năng để kiểm chứng nguồn thông tin, đồng thời do cơ chế
thông tin của doanh nghiệp còn yếu kém, chậm chạp nên dẫn đến gây tâm lý hoang
mang cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu trên thị trường. Trong khi đó,
các quy định của Nhà nước về việc xử phạt đối với việc tung tin đồn trên thị trường
chứng khoán vẫn còn trong giai đoạn soạn thảo. Cơ chế phát hiện đối với việc tung
tin đồn cũng chưa rõ ràng.

 Thứ sáu là các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ. Đây
không phải là hiện tượng phổ biến nhưng khiến cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp
không mấy tin cậy vào chất lượng thông tin của các cơ quan báo chí. Ví dụ, thông tin
về SJS "sập sàn" do báo Tiền phong điện tử đăng ngày 12/1/2007. Thực chất là do
SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại nên giá cổ phiếu của công ty giảm
tương ứng từ 728.000đ/CP xuống còn 190.000đ/CP. Mặt khác, về nội dung thông tin
do cơ quan truyền thông cung cấp, chủ yếu vẫn là tin tức, diễn biến thị trường, chưa
có nhiều các thông tin nhận định phân tích mang tính định hướng cho nhà đầu tư và
thị trường.
Ngoài ra còn nhiều hiện tượng khác về việc một số nhà đầu tư làm giá, tạo cung cầu
ảo trên thị trường khiến cho giá cả biến động mạnh. Sự thua thiệt thuộc về các nhà đầu tư cá
nhân, không có nguồn tin nội bộ, khi muốn mua thì không thể nào tìm được nguồn mua do
các nhà đầu tư lớn đã thâu tóm toàn bộ, khi muốn bán thì cũng không thể nào bán được do
thị trường bão hòa...
Mặc dù đến nay chưa có những nghiên cứu định lượng nhưng có thể khái quát bức
tranh toàn cảnh tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam khá
hỗn độn. Điều này phù hợp với đánh giá của các chuyên gia về tình trạng thị trường chứng
khoán Việt Nam đang phát triển quá nóng, không phản ánh thực chất giá trị của doanh
nghiệp và cung cầu thị trường.

GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 11


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

1.3.1.3 Tác động của thông tin bất cân xứng đến nền kinh tế
Đầu tư là nền tảng cơ bản, quan trọng nhất cho phát triển. Tuy nhiên, khi các tài sản
thực và tài sản tài chính không được định giá đúng do thị trường không hiệu quả, các nhà

đầu tư sẽ không mạnh dạn mua sắm, e ngại đầu tư… và do vậy sẽ không kích thích nền kinh
tế tăng trưởng. Bên cạnh đó, nạn đầu cơ tiêu cực sẽ xảy ra làm lũng đoạn thị trường, gây bất
ổn cho nền kinh tế.
Mặt khác, thông tin không chính xác, không đầy đủ sẽ dẫn đến sự phân bổ nguồn lực
không hiệu quả, gây nguy cơ lãng phí nguồn lực ở những nơi quản trị kém và thiếu nguồn
lực cho nhà quản trị tài ba. Nền kinh tế trở nên ì ạch và bị nhiều sai lệch.
Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin làm cho người sản xuất cung cấp quá nhiều một vài
sản phẩm và quá ít những sản phẩm khác, không đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ở khía cạnh khác, một số người tiêu dùng không mua sản phẩm mặc dù họ được lợi nếu
mua, một số khác lại mua sản phẩm làm cho họ bị thiệt.

1.3.2 Hệ Quả Của Thông Tin Bất Cân Xứng
1.3.2.1 Lựa Chọn Ngược
Lựa chọn ngược là tình huống thông tin bất cân xứng xảy ra trước khi tiến hành giao
dịch: Khi một bên trong giao dịch có lợi thế thông tin về một đặc điểm nào đó (chẳng hạn
như chất lượng sản phẩm, tình trạng sức khỏe, sự lành mạnh về tài chính,…) mà bên kia
không thể quan sát với độ chính xác tuyệt đối khiến bên kia không thể đưa ra quyết định
chính xác và tối ưu. Bên có lợi thế về thông tin có thể lợi dụng đặc điểm này để che dấu, bóp
méo thông tin theo hướng có lợi cho mình. Còn bên thiếu thông tin hơn cần hiểu được bất
lợi này để tìm các biện pháp buộc bên có nhiều thông tin phải bộc lộ những đặc điểm hay
thông tin cần biết. Hãy xem xét một ví dụ trong hoạt động bảo hiểm. Một công ty bảo hiểm
phát hành một hợp đồng bảo hiểm rủi ro mất xe. Kết quả có nhiều khả năng xảy ra là đa số
những người phải để xe ở những nơi không an toàn sẽ mua bảo hiểm. Thông tin về nơi mà
người sử dụng xe hay gửi xe là thông tin chỉ riêng anh hay chị ta biết. Nói một cách khác, đó
là thông tin mà người ngoài và cụ thể là công ty bảo hiểm không thể quan sát được. Do vậy,
công ty không thể phân biệt được để tính mức phí bảo hiểm khác nhau với độ rủi ro khác
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 12



Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

nhau. Ai cũng nói là mình luôn gửi xe ở những nơi an toàn để hy vọng được hưởng phí bảo
hiểm thấp. Trường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ áp dụng một mức phí bảo hiểm bình quân.
Với một mức phí bảo hiểm bình quân như vậy, thì những người thực sự luôn gửi xe ở nơi an
toàn, khách hàng mà công ty bảo hiểm muốn hướng tới sẽ thấy không đáng để mua bảo
hiểm, còn những người có độ rủi ro cao, đối tượng khách hàng công ty bảo hiểm muốn tránh
sẽ sẵn sàng mua. Như vậy, chỉ có những người có độ rủi ro mất xe cao mới mua bảo hiểm.
Như vậy, công ty bảo hiểm đã bị đặt trong tình trạng lựa chọn ngược vì thực chất, công ty
bảo hiểm chỉ muốn bán bảo hiểm cho những khách hàng gửi xe ở nơi an toàn.
Hãy xem xét một ví dụ khác trong thị trường xe cũ: Những người muốn mua xe
thường không thể biết một cách chính xác chất lượng của những chiếc xe đã qua sử dụng.
Vấn đề này còn được miêu tả trong kinh tế học với hình ảnh “những trái chanh” (The
Lemons problem), họ không thể phân biệt được đâu là chiếc xe tốt (một quả đào), đâu là
chiếc xe đã quá cũ, chất lượng tồi (một quả chanh). Vì thế, cái giá mà họ sẵn sàng trả để mua
một chiếc xe cũ sẽ phản ánh chất lượng trung bình của những chiếc xe cũ trên thị trường, sẽ
là một mức giá nằm giữa giá của một chiếc xe tồi và giá của một chiếc xe tốt. Về phía người
bán xe cũ, anh ta biết rõ hơn ai hết chất lượng thực sự của chiếc xe của mình. Nếu chiếc xe
của anh ta là một “trái chanh”, thì người chủ xe sẽ cực kì sẵn lòng bán cho bạn với mức giá
trung bình mà bạn chấp nhận, bởi mức giá này cao hơn giá trị thực sự của chiếc xe. Trong
khi đó, nếu chiếc xe của anh ta là một “trái đào”, tức là một chiếc xe chất lượng tốt, thì anh
ta sẽ không muốn bán cho bạn theo mức giá trung bình đó. Bởi vì như chúng ta đã nói ở
trên, mức giá trung bình đó cao hơn mức giá của chiếc xe tồi nhưng lại thấp hơn mức giá của
một chiếc xe tốt thực sự. Anh ta biết rằng chiếc xe tốt của mình đã bị trả giá thấp hơn giá trị,
vì thế sẽ không muốn bán nó trên thị trường. Chính vì hiện tượng này, trên thị trường sẽ chỉ
có rất ít những chiếc xe tốt và người mua xe sẽ chỉ mua được những chiếc xe chất lượng
kém, với mức giá cao hơn giá trị thực sự của nó. Đây chính là hiện tượng lựa chọn ngược.
Hiện tượng này có thể thấy rõ ở thị trường xe máy Trung Quốc tại Việt Nam. Thị trường này
có 2 loại xe: xe chất lượng tốt và xe dỏm. Giả sử xe chất lượng tốt chiếm một phần tư số xe

bán. Và giả sử những người có xe tốt sẵn lòng bán với giá 700$, còn những người có xe dỏm
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 13


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

sẵn lòng bán với giá 300$. Người mua xe sẵn lòng trả 800$ cho xe tốt nhưng chỉ trả 400$
cho xe dỏm. Nếu có cách biết rõ được loại xe mà mình mua, thì người mua xe sẽ trả trong
khoảng 700 - 800$ cho một chiếc xe tốt, và khoảng 300 - 400$ cho một chiếc xe dỏm. Tuy
nhiên thực tế là người bán xe biết được chất lượng của chiếc xe anh ta bán, còn người mua
thì không có cách nào quan sát được chất lượng của những chiếc xe trước khi mua. Động cơ
của người bán xe dỏm là luôn che dấu thông tin và nói rằng xe anh ta là xe tốt. Do luôn có
khả năng mua phải xe dỏm (với xác suất là 3/4) nên người mua không bao giờ trả 700 - 800$
cho một chiếc xe. Anh ta sẽ trả một mức giá kỳ vọng là 3/4*400 + 1/4*800 = 500$. Như vậy
người có xe tốt sẽ không bán vì anh ta đòi 700$. Vấn đề lựa chọn ngược nảy sinh vì những
người có động cơ bán xe chỉ toàn là những người có xe dỏm.

1.3.2.2 Rủi Ro Đạo Đức
Hiện tượng rủi ro đạo đức (tâm lý ỷ lại) là tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra sau
giao dịch, trong đó một bên trong giao dịch có ít thông tin hơn bên kia về hành động của bên
kia sau khi giao kết hợp đồng. Do bên có nhiều thông tin hơn có thể dễ dàng che đậy hành
động của mình, nên họ có xu hướng hành động đi ngược lại lợi ích của bên kia và theo
hướng có lợi cho mình. Hiện tượng này còn được nghiên cứu dưới hình thức là vấn đề người
ủy thác - đại lý (principal - agent problem). Vấn đề nảy sinh khi có sự phân ly về quyền lợi.
Một công ty muốn nhân viên bán hàng của mình chủ động tìm kiếm khách hàng, nhưng các
nhân viên thì thích ngồi không và uống trà. Khác biệt về quyền lợi đi kèm với thực tế là chủ
công ty không thể quan sát được hành động của các nhân viên bán hàng của mình. Nói một
cách khác, ta gặp phải vấn đề hành động bị che đậy. Nếu như người chủ sở hữu có thể quan

sát được nhân viên làm việc có trách nhiệm như thế nào, thì sẽ không có vấn đề về động cơ
khuyến khích nhân viên bỏ bê công việc để làm việc riêng. Bởi lúc đó, người chủ sở hữu
đơn giản chỉ cần trả lương căn cứ trên nỗ lực người nhân viên bỏ ra. Nhưng thường thì việc
đo lường các hoạt động của nhân viên, việc kiểm chứng các thông tin được báo cáo đối với
người chủ sở hữu là vô cùng tốn kém hoặc thậm chí không thể thực hiện được.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm rủi ro đạo đức, ta hãy dùng một ví dụ về bảo hiểm, nơi
thuật ngữ này bắt nguồn. Trong phần nói về lựa chọn ngược ở trên, chúng ta đã sử dụng ví
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 14


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

dụ về rủi ro mất xe máy để minh họa cho khái niệm “lựa chọn ngược”. Ta thấy rằng trước
khi ký hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm không biết được đặc điểm của các khách hàng
(thông tin bị che đậy dẫn tới lựa chọn ngược). Thậm chí sau khi đã ký hợp đồng, công ty bảo
hiểm cũng không cũng không quan sát được hành vi của khách hàng. Những người sau khi
đã mua bảo hiểm thường trở nên bất cẩn hơn. Họ không còn giữ xe cẩn thận như trước nữa
vì ỷ lại rằng nếu mất thì cũng được công ty bảo hiểm đền bù. Đây chính là tâm lý ỷ lại hay
rủi ro đạo đức. Kết quả là xác suất mất xe của những người bảo hiểm tăng lên đáng kể, từ đó
kéo theo chi phí đền bù của công ty bảo hiểm tăng lên. Nếu quan sát được hành vi của khách
hàng, công ty bảo hiểm sẽ đưa vào trong hợp đồng các điều khoản để xác định rõ những
hành vi (bất cẩn) nào dẫn tới mất xe thì sẽ không được bồi thường và sẽ thực thi những điều
khoản đó. Tuy nhiên, việc quan sát hành vi là rất tốn kém, nếu không muốn nói là không khả
thi. Do vậy, khi một khách hàng đến đòi đền bù thì công ty bảo hiểm thường không có cách
nào để xác định được là khách đó có thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng hay không.
1.3.2.3 Chi phí giám sát
Theo lý thuyết về thông tin bất cân xứng, chi phí giám sát có liên quan chặt chẽ
đến hành động không công khai của người đi vay. Do có lợi thế biết rõ thông tin về hoạt

động của mình, trong một số trường hợp, người đi vay có thể công bố thông tin không đúng
sự thật nhằm mục đích đem lại lợi ích cho bản thân, gây thiệt hại cho người cho vay. Chính
vì vậy, người cho vay buộc phải có cơ chế giám sát người đi vay. Và việc giám sát này làm
phát sinh một khoản chi phí nhất định được gọi là chi phí giám sát. Đó là chi phí thuê mướn
các kiểm toán viên thực hiện việc giám sát này thay cho người cho vay.
Đây được xem là một khía cạnh mới của vấn đề thông tin bất cân xứng. Thông tin bất
cân xứng đã phát sinh chi phí giám sát dẫn đến sự lãng phí một phần nguồn lực của xã hội.
1.4 BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VÀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
1.4.1 Thế Nào Là Thị Trường Hiệu Quả?
Một thị trường được xem là hiệu quả khi đồng thời hiệu quả trên cả ba mặt: phân
phối, hoạt động và thông tin.
 Thị trường hiệu quả về mặt phân phối khi các nguồn lực khan hiếm trong nền
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 15


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

kinh tế được đưa đến nơi sử dụng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
 Thị trường hiệu quả về hoạt động đề cập đến hành vi mua hay bán khối lượng lớn ảnh
hưởng đến giá trong một thời gian hợp lý.
 Thị trường hiệu quả về phân bổ thông tin phản ánh giá chứng khoán điều chỉnh
nhanh chóng theo các thông tin mới tiếp nhận được.
Tuy ba mặt cấu thành thị trường hiệu quả này có sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau
nhưng để xem xét vấn đề hiệu quả về mặt thông tin, giả thuyết thị trường hiệu quả giả định
rằng thị trường đã hiệu quả về mặt phân phối và hoạt động. Vì vậy, khái niệm thị trường
hiệu quả được phát biểu: Thị trường hiệu quả là thị trường trong đó giá cả của các chứng
khoán đã phản ánh đầy đủ, tức thời tất cả các thông tin sẵn có trên thị trường.
Việc giá chứng khoán tăng hay giảm là do phản ứng đối với các thông tin mới.

Mà thông tin mới là thông tin không thể dự đoán được. Do đó, sự thay đổi về giá chứng
khoán do tác động của các thông tin mới cũng không thể dự đoán được. Hay nói cách khác,
giá chứng khoán không theo chu kỳ có thể dự báo trước mà tuân theo một bước đi ngẫu
nhiên. Bởi lẽ, nếu các thay đổi giá cả quá khứ có thể được sử dụng để dự đoán các thay đổi
giá cả tương lai, các nhà đầu tư có thể tạo ra tỷ suất sinh lợi dễ dàng. Nhưng trong thị trường
cạnh tranh, việc thu được tỷ suất sinh lợi dễ dàng sẽ không kéo dài, các nhà đầu tư cố gắng
tận dụng thông tin về giá cả quá khứ, giá cả điều chỉnh ngay lập tức cho đến khi siêu tỷ suất
sinh lợi từ việc nghiên cứu các chuyển động giá cả trong quá khứ biến mất. Kết quả là tất cả
thông tin về giá cả quá khứ sẽ được phản ánh trong giá chứng khoán ngày hôm nay chứ
không phải trong giá ngày mai. Các mẫu mực trong giá cả sẽ không tồn tại nữa và các thay
đổi giá cả trong một thời kỳ sẽ độc lập với các thay đổi trong kỳ kế tiếp.

1.4.2 Các Dạng Của Thị Trường Hiệu Quả
Tính hiệu quả của thị trường biểu hiện ở các cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ
thông tin được phản ánh trong giá của chứng khoán.
Thị trường hiệu quả dạng yếu:
Thị trường hiệu quả dạng yếu giả định rằng giá cả và dữ liệu quá khứ được phản ánh
đầy đủ trong giá chứng khoán và không thể sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật để tìm
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 16


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

kiếm lợi nhuận bất thường, dù phân tích cơ bản có thể áp dụng trong trường hợp này. Vì các
nhà phân tích kỹ thuật thường theo dõi sự thay đổi giá cổ phiếu qua một loạt các thời điểm
khác nhau. Nếu họ nhận ra sự biến động giá tuân theo một số dạng nhất định thì họ dự đoán
rằng điều này sẽ được lặp lại theo cùng quy luật trong tương lai. Tuy nhiên, nếu dạng yếu
của thị trường tồn tại thì không có bất kỳ một thông tin nào trong quá khứ được sử dụng để

dự đoán cho tương lai. Do với bất kỳ thông tin nào có được trong quá khứ đều đã được phân
tích bởi hàng nghìn nhà phân tích, nhà đầu tư trên thị trường. Họ sẽ hành động theo những gì
đã tìm được và điều này sẽ được phản ánh rất nhanh trong giá cổ phiếu. Nếu những thông tin
này chứa đựng những biến động trong tương lai, các nhà đầu tư cùng khai thác triệt để dấu
hiệu này làm cho những thông tin này trở thành sự hiểu biết của công chúng. Và vì vậy, giá
cổ phiếu sẽ nhanh chóng điều chỉnh thăng bằng lại. Nhưng với mức độ hiệu quả yếu này, giá
chứng khoán là một ước lượng không chệch tốt nhất cho giá trị thực của chúng. Người ta có
thể dùng phân tích cơ bản để biết chứng khoán đang được định giá thấp hay cao.
Thị trường hiệu quả dạng vừa phải:
Thị trường hiệu quả dạng vừa phải giả định rằng giá cả không chỉ phản ánh giá cả quá
khứ mà còn phản ánh tất cả thông tin đã công bố khác. Trong thị trường hiệu quả dạng vừa
phải, không có nhà đầu tư nào có thể đạt được lợi nhuận sau khi đã điều chỉnh rủi ro trên
mức trung bình từ các giao dịch của họ nếu việc mua bán dựa vào các số liệu đã được công
bố và những thông tin dự đoán mà cả thị trường đều biết.
Thị trường hiệu quả dạng mạnh:
Thị trường hiệu quả dạng mạnh giá định rằng giá cả phản ánh tất cả thông tin có thể
có được bằng cách phân tích tỉ mỉ về công ty và về nền kinh tế. Điều này nói lên rằng thị
trường phản ứng rất nhanh với bất kỳ thông tin nào, kể cả những thông tin mang tính chất
nội bộ hay cá nhân, khả năng đạt được lợi nhuận siêu ngạch là không thể. Tuy nhiên, thực tế
có một bộ phận cá nhân có thể có được những thông tin quan trọng trước khi chúng được
công bố ra công chúng, do đó sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Đây được xem là một trong
những biểu hiện của tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường.

GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 17


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
2.1 VẬN DỤNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH
Ở Việt Nam, dù hệ thống tài chính còn chưa phát triển và ít gắn kết với hệ thống tài
chính toàn cầu, cũng không tránh khỏi một cuộc suy thoái có thể nói là lớn nhất từ sau thời
kỳ đổi mới, đặc biệt là ngành Ngân hàng. Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã phải phân loại
9 ngân hàng vào diện yếu kém cần được tái cấu trúc. Trong toàn hệ thống ngân hàng, tỷ lệ
nợ xấu tăng cao từ năm 2010 - 2012 đã lên đến 10,3% theo báo cáo của Cơ quan thanh tra
giám sát ngân hàng, hiệu quả hoạt động giảm sút nghiêm trọng, rủi ro thanh khoản tăng...
Hệ thống tài chính còn sơ khai, phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng là những gì
chúng ta có thể thấy khi mới tiếp cận. Những đặc điểm này phần nào phản ánh thực tế thông
tin rất bất cân xứng. Các trung gian tài chính đóng vài trò là một giải pháp khắc phục tình
trạng bất cân xứng thông tin và 2 hậu quả của nó trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, điều
đó không có nghĩa là vấn đề bất cân xứng thông tin đã được gải quyết hoàn toàn. Mà có khi
ngược lại, sự hoạt động của các trung gian tài chính rất có thể không đạt hiệu quả tối đa do
bất cân xứng thông tin. Xin điểm qua một vài thực trạng về hiện tượng bất cân xứng thông
tin và hậu quả trong hệ thống tài chính Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại
của thị trường tài chính, trong đó thông tin bất cân xứng là một trong những nguyên nhân
lớn gây nên nhiều thất bại thị trường. Rủi ro đạo đức được các nhà kinh tế học nhìn thấy
trong rất nhiều tình huống.
2.1.1 Thông Tin Bất Cân Xứng Trong Hoạt Động Tín Dụng
2.1.1.1 Lựa chọn bất lợi (liên quan đến chi phí thường xảy ra ở thị trường bảo hiểm, tín
dụng)
Trong hoạt động tín dụng và phân bổ định mức tín dụng của ngân hàng, lựa chọn bất
lợi cũng thường xuyên xảy ra, do ngân hàng không thể biết đầy đủ thông tin và sự đáng tin
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 18



Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

cậy của khách hàng trong việc vay vốn để triển khai các dự án. Thực tế là, ngân hàng không
thể phân biệt chính xác khả năng trả nợ của các đối tượng đi vay khác nhau, do đó một mức
lãi suất trung bình cao hơn được đặt ra để bù đắp cho các rủi ro, dẫn đến loại bỏ các khách
hàng có khả năng trả nợ tốt do đầu tư vào các lĩnh vực ít rủi ro hơn và giữ lại các khách hàng
đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao và lợi nhuận cao.
Trong thời gian vừa qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã vấp phải vấn đề này một
cách trầm trọng, đặc biệt cho vay bất động sản (BĐS). Khi thị trường BĐS sôi động, ngân
hàng dễ dãi cho vay với mức lãi suất tăng cao, do không thể đánh giá hết khả năng trả nợ và
“sức khỏe” tài chính của các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Lúc này, các bên tham
gia thị trường đều bị “mờ mắt” bởi một tỷ suất lợi nhuận cao có vẻ như rất rõ ràng ở hàng
loạt dự án BĐS. Bản thân doanh nghiệp khi phải vay với lãi suất cao, lại nảy sinh tâm lý đầu
tư vào những dự án có tỷ suất sinh lợi cao hơn đi kèm với rủi ro lớn hơn so với dự kiến ban
đầu.
2.1.1.2 Tâm lý ỷ lại ( Liên quan đến hành vi)
Đã gây nên một loạt các vụ đổ vỡ của các định chế tài chính lớn, điển hình là 2 tập
đoàn Fannie Mae và Freddie Mac (Mỹ). Đây thực chất là 2 công ty tư nhân nhưng lại được
Chính phủ Mỹ bảo trợ (GSEs). Hai định chế này đã tập hợp các khoản vay có thế chấp dưới
chuẩn thành một nhóm và chuyển đổi thành một loại “Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp”
(MBS).Khi thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ sụp đổ, hai tổ chức này hoàn toàn mất thanh
khoản, không thể chi trả cho một lượng lớn các nhà đầu tư nắm giữ MBS. Tương tự, hàng
loạt các vụ sụp đổ khác như: Lehman Brothers, Bear Sterns, Northern Rock được cho phần
lớn là do “tâm lý ỷ lại” gây nên (Lois Duff, 2012).
Trong thị trường bảo hiểm, mọi người mua bảo hiểm để bảo vệ những thứ có giá trị,
trong đó có bản thân, tài sản, xe cộ, và khi những thứ này được bảo hiểm rồi, vì mục đích
trục lợi và do nắm được rõ thông tin hơn, bên mua bảo hiểm nảy sinh mong muốn điều xấu
xảy ra với tài sản của mình để được hưởng bảo hiểm. Nếu các công ty bảo hiểm có thể giám

sát hành vi của bên mua bảo hiểm, họ sẽ đặt mức phí cao hơn với những đối tượng đòi hỏi
nhiều bồi thường hơn. Còn trong trường hợp các công ty bảo hiểm không thể giám sát hành
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 19


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

vi, họ buộc phải tăng phí cho mọi đối tượng, hoặc từ chối bán báo hiểm cho tất cả. Như vậy,
tâm lý ỷ lại sẽ làm thị trường mất tính hiệu quả, do người cần bảo hiểm sẽ phải chịu mức phí
cao hơn hoặc không thể mua được bảo hiểm.
2.1.1.3 Vấn đề người ủy thác và người đại diện:
Xảy ra khi người đại diện (giám đốc công ty) làm việc vì lợi ích của mình bất chấp lợi
ích của người ủy thác (cổ đông). Ở các công ty cổ phần, rất khó để các cổ đông có thể hiểu
và giám sát được công việc của giám đốc. Trong lĩnh vực tài chính, do tính chất đặc thù của
ngành là đòi hỏi phải có sự am hiểu chuyên môn nên cổ đông và nhà đầu tư thường phó thác
cho người đại diện, việc giám sát và thu thập thông tin nếu làm được cũng rất tốn kém, dẫn
đến khả năng giám đốc mưu cầu lợi ích cá nhân bất chấp lợi ích của cổ đông là tối đa hóa giá
trị của công ty.
Chẳng hạn, Quỹ Hưu trí MGN của Tập đoàn Maxwell (Anh) bị đổ vỡ vào đầu những
năm 1990 là một minh chứng điển hình của vấn đề người ủy thác và đại diện trong lĩnh vực
tài chính (Howells và Bain, 2008). Chủ của Tập đoàn này đã lợi dụng sự tin tưởng của các
nhà đầu tư, dùng tiền của Quỹ để đầu tư vào các công ty mà Maxwell có mối liên hệ hoặc có
tư lợi cá nhân, đi ngược với quy định của luật pháp mà các nhà đầu tư không hề hay biết.
Khi tập đoàn Maxwell sụp đổ, Quỹ này đã bị ảnh hưởng nặng nề do không thể chi trả được
tiền hưu cho người thụ hưởng.
Thiếu thông tin dẫn tới giám sát không đầy đủ của chính phủ có thể dẫn tới các rủi ro
đạo đức ở chủ thể kinh tế được chính phủ ủy thác thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách, đó
là việc các chủ thể này sử dụng lãng phí ngân sách.

Thiếu giám sát tài chính (cả từ phía chính phủ lẫn từ phía cổ đông) có thể làm nảy
sinh rủi ro đạo đức ở các ngân hàng, đó là việc họ cho vay mạo hiểm quá mức. Niềm tin
rằng chính phủ vì lợi ích của người gửi tiền sẽ cứu các ngân hàng khỏi bị đổ vỡ có thể làm
nảy sinh rủi ro đạo đức ở các ngân hàng. Bản thân các ngân hàng lại có thể gặp phải những
rủi ro đạo đức ở người đi vay khi ngân hàng không giám sát được đầy đủ người đi vay kích
thích người này dùng khoản vay một cách mạo hiểm quá mức.

GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 20


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

Thiếu thông tin dẫn tới giám sát không đầy đủ của bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm có
thể dẫn tới rủi ro đạo đức ở bên được bảo hiểm, đó là việc họ thay đổi hành vi của mình khác
đi so với hành vi mà bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhận thức được khi ký hợp đồng bảo
hiểm. Chẳng hạn, trở nên thiếu ý thức giữ gìn sức khỏe khi có bảo hiểm y tế, hay cố ý phá
hoại xe ô tô để được nhận bảo hiểm ô tô, hay tự làm cháy nhà để được nhận bảo hiểm hỏa
hoạn, hay thậm chí giết người thân để được nhận bảo hiểm nhân thọ.
Tình trạng bưng bít, mất cân xứng thông tin rất phổ biến tại Việt Nam. Điều này
khiến khả năng đánh giá tín nhiệm tín dụng không cao, hầu hết phải cần tài sản thế chấp để
đảm bảo cho các khỏan vay. Tuy vậy, nhiều trượng hợp việc đánh giá tài sản thế chấp cũng
gặp nhiều rắc rối, cá biệt như vụ thế chấp bằng lăng mộ như các phương tiện đại chúng có
đăng tải. Việc hiểu biết mù mờ về người đi vay khiến cho rủi ro tín dụng tăng cao và tình
trạng cho vay dựa trên các mối quan hệ khá phổ biến. Nhưng rốt cuộc, các ngân hàng vẫn
khá mù mờ về người đi vay. Đây là một trong những nguyên do dẫn đến mức nợ xấu tăng
cao cũng như tình trạng suy giảm tín dụng trong những năm vừa qua
2.1.2 Thông Tin Bất Cân Xứng Và Ảnh Hưởng Đối Với Giá Trên Thị Trường Chứng
Choán

Ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và
TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Cùng ngày, chính
phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà
Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng
Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK
TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính
thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000. Trung tâm
Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005. Khác
với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn),
TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ
đồng).

GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 21


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như bất kỳ thị trường mới nổi nào trên thế
giới, hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra phổ biến trên mọi ngành, lĩnh vực và tác động
của thông tin không cân xứng tới nhà đầu tư và các doanh nghiệp tham gia TTCK cũng là tác
động chung tới TTCK. Việc nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp không còn “mặn mà” với
TTCK sẽ ngăn cản sự phát triển của TTCK nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Mặc
dù đến nay chưa có những nghiên cứu định lượng nhưng có thể khái quát bức tranh toàn
cảnh tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam khá hỗn độn.
Điều này phù hợp với đánh giá của các chuyên gia về tình trạng thị trường chứng khoán Việt
Nam đang phát triển quá nóng, không phản ánh thực chất giá trị của doanh nghiệp và cung
cầu thị trường.
Ngày 9/1/2007, Thời báo kinh tế Việt Nam đăng tin, nhiều nhà đầu tư cá nhân đã thua

lỗ hàng trăm triệu đến bạc tỷ do mua cổ phiếu của các công ty lần đầu lên sàn có giá bị đẩy
lên quá cao. Tiếp đến, là sự bất thường trong hàng loạt các cuộc đấu giá cổ phiếu, khi sự
chênh lệch giữa các mức đấu giá thành công quá cao khiến nhiều nhà đầu tư muốn bỏ tiền
đặt cọc chạy lấy người... Đây sẽ không phải là những trường hợp cá biệt mà có thể trở thành
một làn sóng làm rung chuyển toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam, mà một trong
những nguyên nhân sâu xa chính là hiện tượng thông tin bất cân xứng.
Trong số 15 doanh nghiệp mới niêm yết trên 2 SGDCK trong năm 2014, có 3 doanh
nghiệp có mức giảm điểm liên tiếp ngay sau ngày đầu tiên giao dịch với các mức giảm từ
12,6% đến 15,5%. 12 doanh nghiệp còn lại đều có mức tăng rất tốt, thậm chí là tăng đột biến
như mã NDF của CtyCP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định, trong 10 phiên
tăng liên tiếp, giá của mã cổ phiếu này đã tăng tới hơn 170% so với mức giá “chào sàn”, hay
mã TVC của CtyCP Quản lý và Đầu tư Trí Việt sau 7 phiên tăng liên tiếp, giá đã tăng 125%.
Nguyên nhân tăng mạnh của các mã cổ phiếu mới này là do nhà đầu tư được tiếp cận
những thông tin theo hướng tích cực như: BCTC của doanh nghiệp “đẹp”, kế hoạch hoạt
động trong thời gian tới “hoành tráng”... Tuy nhiên, kỳ vọng vào mức tăng trưởng của các
doanh nghiệp này trong tương lai có thể dẫn tới việc nhà đầu tư đang mạo hiểm khi theo đuổi
các mức giá cao. Phần lớn các cổ phiếu mới niêm yết chỉ có mức tăng ấn tượng trong một vài
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 22


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

tháng đầu kể từ ngày niêm yết. Sau đó, có những cổ phiếu bước vào giai đoạn điều chỉnh và
nhà đầu tư hạn chế về thông tin sẽ là những người chịu rủi ro trong tình huống này.
Mặc dù các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều giải pháp thông qua các văn bản pháp
luật, hướng dẫn cũng như xử phạt trong việc CBTT của các thành viên thị trường. Xét về
những mặt được và mất của hiện tượng bất cân xứng thông tin trên TTCK, có thể khẳng
định, đây là một khuyết tật của TTCK mà chúng ta cần khắc phục. Hiện nay, hoạt động

CBTT trên TTCK Việt Nam đã được đẩy mạnh hơn so với trước đây cả về chất lượng và số
lượng. Thông tin đến với các nhà đầu tư đạt được tính minh bạch và có độ chính xác cao hơn.
Tuy nhiên, bất cân xứng thông tin trên TTCK vẫn luôn tồn tại, nguyên nhân có thể đến từ
nhiều phía như:
 Thứ nhất, ngoài các thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì các doanh
nghiệp công bố thông tin không đầy đủ, sai lệch, chậm trễ:
 Đặc biệt đối với các công ty có cổ phiếu giao dịch trên thị trường phi chính thức
(OTC), tình trạng phổ biến là nhà đầu tư hầu như mù mờ về tình hình làm ăn, tình
hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và các khoản nợ vay của công ty.
Các thông tin tìm được chủ yếu qua nguồn tin riêng, trên các diễn đàn chứng
khoán hoặc tin đồn... không có cơ sở, không được kiểm soát gây tác động bất lợi
cho NĐT... Nhiều bản cáo bạch còn sơ sài, thông tin vừa nghèo nàn vừa không
chuẩn mực. Hơn nữa, nhiều công ty kiếm cớ thoái thác cung cấp bản cáo bạch cho
NĐT, chậm nộp báo cáo tài chính, báo cáo số liệu thiếu chính xác hoặc lợi dụng sự
linh hoạt của pháp luật để lập những báo cáo tài chính thiếu chính xác. Để che giấu
thông tin, nhiều công ty đã “lách” bằng cách đăng thông báo trên những tờ báo rất
ít người theo dõi. Ngoài ra, những thông tin, những bản cáo bạch, BCTC trước khi
được công bố ra thì vẫn chưa được kiểm tra kỹ lưỡng, vẫn còn nhiều sai lệch,
không rõ ràng, thậm chí còn nhiều sai lệch trọng yếu, những sai lệch chưa được
các công ty kiểm toán chấp nhận.
 Một thực trạng nữa là đối với các công ty chào bán lần đầu ra công chúng thực
hiện đấu giá tại cơ sở, ban giám đốc công ty có xu hướng che giấu các thông tin để
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 23


Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

“dìm giá“ sao cho những người nội bộ công ty có thể mua được cổ phiếu với giá

thấp.
 Trong năm 2012, UBCK đã ban hành 180 quyết định xử phạt vi phạm hành chính
với tổng số tiền phạt là 11 tỷ đồng. UBCK đã ban hành 40 quyết định xử phạt vi
phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 2,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, những quyết định
xử phạt các đối tượng trên TTCK trong nhiều năm gần đây hầu hết là xử lý hành
chính với mức phạt vài chục cho tới vài trăm triệu cho các lỗi: chậm công bố thông
tin, công bố thông tin sai, tạo cung cầu cổ phiếu ảo… dường như việc xử phạt hành
chính không đủ sức răn đe trên một thị trường dễ kiếm lợi khổng lồ này.
 Thống kê trên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Tp.HCM (HOSE) cho thấy,
trong 10 tháng đầu năm 2014, số lượng DNNY vi phạm CBTT lên tới 112 trường
hợp. Trong danh sách đó có cả những DNNY vốn được đánh giá là có chất lượng
tốt trên thị trường như Công ty cổ phần (CtyCP) Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)... Trong số các vi phạm
về CBTT, vi phạm phổ biến nhất là chậm công bố báo cáo tài chính (BCTC), nghị
quyết đại hội cổ đông (ĐHCĐ) hay báo cáo thường niên... Phần lớn các vi phạm về
CBTT của các DNNY thường xảy ra vào đầu năm và có xu hướng tăng mạnh vào
mùa ĐHCĐ (tháng 4 hàng năm). Chỉ tính riêng trong tháng 4/2014, có tới 37 công
ty vi phạm CBTT về BCTC hợp nhất năm 2013. Điều này được lý giải là do thời
điểm đầu năm các DNNY thường phải công bố các BCTC hoặc báo cáo hợp nhất
theo quy định. Việc chậm công bố các thông tin hoặc thông tin có sự sai lệch trước
và sau kiểm toán sẽ ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trên thị
trường, thậm chí còn dẫn tới thua lỗ trong giao dịch do các thông tin về kết quả
kinh doanh (KQKD) sai lệch từ lỗ thành lãi và ngược lại lên tới vài trăm tỷ đồng.
 Đối với các DNNY trên SGDCK Hà Nội (HNX), tuy chưa có thống kê chính thức
về số lượng doanh nghiệp cũng như các vi phạm trong CBTT nhưng theo báo cáo
mới nhất về đánh giá CBTT và minh bạch 2014 của các DNNY trên HNX (gồm
346 doanh nghiệp) thì các DNNY đạt số điểm CBTT trung bình là 61,3 điểm, điểm
GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 24



Thuyết trình môn TCTT đề tài: “Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính”

cao nhất là 78,8 điểm và thấp nhất là 19,5 điểm (tính theo thang điểm 100 - mức tốt
nhất)1. Đáng chú ý trong các thông tin được công bố, thông tin về tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong các BCTC năm đã được kiểm toán được hầu hết các
doanh nghiệp tuân thủ tốt (mức độ tuân thủ đạt tới 97,7%). Tuy nhiên, tỷ lệ chậm
công bố BCTC bán niên còn ở mức 15,7% và tương tự đối với BCTC quý.
 Thứ hai, có hiện tượng rò rỉ thông tin hay giao dịch nội gián chưa hoặc không được
phép công khai:
 Việc lợi dụng thông tin nội gián để giao dịch chứng khoán, tạo cung cầu ảo trong
một thời gian dài với nhiều loại cổ phiếu có thể khiến thị trường tiềm ẩn nguy cơ
sụp đổ. Sự rò rỉ thông tin phổ biến trong công tác đấu giá cổ phiếu. Hiện nay, quy
chế đấu giá do UBCK ban hành chỉ yêu cầu các Trung tâm giao dịch chứng khoán
công bố tổng số nhà đầu tư tham gia đấu giá và tổng lượng CP đặt mua, trong khi
những thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến việc đặt giá như số lượng nhà đầu tư tổ
chức/nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá; số lượng CP đặt mua của các đối
tượng này, lại không được công bố cụ thể. Điều đáng nói là, những thông tin này
không được bảo mật chặt chẽ mà được cung cấp một cách riêng lẻ cho những đối
tượng có nhu cầu. Những người nắm được cụ thể, chi tiết về tổng cầu cổ phiếu của
thị trường, các cá nhân tổ chức nào tham gia đấu giá sẽ tính toán được hợp lý mức
giá mà mình bỏ thầu, qua đó chiếm lợi thế so với các nhà đầu tư khác không có
thông tin. Sự rò rỉ thông tin còn thể hiện ở việc công bố các thông tin có lợi của
công ty.
 Ví dụ: đối với các quyết định của Hội đồng quản trị như chia cổ tức bằng cổ phiếu
thưởng, tăng quy mô vốn... thông thường do các nguồn quan hệ cá nhân, một số
nhà đầu tư còn biết trước khi Trung tâm chứng khoán công bố vài ngày và đã
tranh thủ thu mua cổ phiếu để chờ giá lên. Đến khi các nhà đầu tư còn lại biết
được thông tin thì đã quá muộn. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi đầu tư

trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang diễn ra theo hiện tượng "bầy đàn", vì

GVHD: Trương Minh Tuấn

Page 25


×