Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu thực trạng lây truyền HIV từ mẹ sàng con và kết quả can thiệp dự phòng tại bệnh viện phụ sản hải phòng năm 2008 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 98 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV/AIDS đã và đang là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của
hàng triệu người trên thế giới mỗi năm, ảnh hưởng tới kinh tế, văn hoá, xã
hội, nòi giống của mỗi quốc gia. Bất chấp những nỗ lực trên toàn cầu, tỉ lệ lây
nhiễm HIV/AIDS vẫn không ngừng gia tăng. Theo báo cáo của UNAIDS, đến
hết năm 2008, toàn thế giới ước tính có khoảng 33,4 triệu người nhiễm HIV
trong đó 15,7 triệu là phụ nữ. Tính riêng năm 2008, có khoảng 2,7 triệu người
nhiễm HIV và 2 triệu người đã chết vì AIDS [70] trong đó có hơn 500.000 trẻ
em; châu Phi có tỉ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai cao nhất thế giới (40%)
[18]
Theo các chuyên gia y tế, thế kỉ 21 sẽ là thế kỉ HIV/AIDS của châu Á.
Khi dịch đã bùng nổ ở các nước chậm phát triển, thì việc thay đổi mạnh mẽ về
nhận thức và các biện pháp can thiệp là hết sức cần thiết để thực hiện chương
trình phòng, chống HIV/AIDS một cách hiệu quả [37].
Ở Việt Nam, tính đến cuối năm 2008 đã có 138.846 người nhiễm HIV,
29.575 bệnh nhân AIDS và 41.544 người đã tử vong [9]. Tỉ lệ nhiễm HIV ở
phụ nữ có thai đã tăng từ 0,02% năm 1994 đến 0,35% năm 2005 [18]. Số liệu
giám sát trọng điểm năm 2006 cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ mang
thai trên toàn quốc là 0,37% [34]. Với 1,5 – 2 triệu phụ nữ sinh đẻ hàng năm,
mỗi năm sẽ có khoảng 6.000 - 7000 bà mẹ mang thai nhiễm HIV và nếu
không được can thiệp dự phòng lây truyền mẹ - con, khoảng hơn 2000 trẻ sẽ
nhiễm căn bệnh thế kỉ này [4] .
Chương trình quốc gia về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
(PLTMC) đã xác định mục tiêu là khống chế tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ
truyền sang xuống dưới 10% vào năm 2010 [6] và dưới 5% vào năm 2015
[15]. Năm 2002, một khảo sát đã được tiến hành ở 7 tỉnh/thành phố có tỉ lệ


2



nhiễm HIV cao nhằm xác định những nhu cầu của hoạt động dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con tại Việt Nam cho thấy chỉ 30% phụ nữ mang thai
nhiễm HIV (n = 851) tại các tỉnh này được điều trị dự phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con bằng thuốc kháng virut, 15% (n = 253) trẻ sinh ra từ những bà
mẹ này được điều trị dự phòng bằng thuốc Nevirapin. Mặc dù các bà mẹ đều
được khuyến cáo không cho con bú, nhưng sữa thay thế dành cho trẻ sơ sinh
chỉ được cung cấp trong thời gian họ ở bệnh viện (2 – 3 ngày), 80% các cặp
mẹ - con này không được theo dõi sau khi xuất viện và con của họ không
được giới thiệu đến các bác sĩ nhi khoa để được chăm sóc [44].
Tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng, công tác can thiệp PLTMC đã được
khởi đầu bằng chương trình NVP theo hệ thống sản khoa. Từ năm 2004 đến
nay, chương trình PLTMC tại BVPS HP đã được chọn làm thí điểm dưới sự
hỗ trợ của dự án LIFE-GAP [29]. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có 1 đánh giá toàn
diện nào về chương trình này. Chính vì vậy, đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng
lây truyền HIV từ mẹ sang con và hiệu quả chương trình can thiệp dự phòng
tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng 2008 – 2012” được tiến hành nhằm mục
tiêu:
1. Mô tả thực trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con của phụ nữ
mang thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
trong 5 năm (2008 – 2012)
2. Đánh giá kết quả chương trình can thiệp dự phòng lây truyền
HIV từ mẹ sang con tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng (2008 –
2012)


3

CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm lây truyền HIV từ mẹ sang con [37]
Phần lớn trẻ em dưới 5 tuổi sống chung với HIV là do nhiễm qua
đường lây truyền từ mẹ sang con trong thời gian mang thai (25%), chuyển dạ
đẻ (50%) hoặc sau sinh qua việc bú mẹ (25%).
Lây truyền HIV từ mẹ sang con là lây truyền dọc theo 2 phương thức:
trực tiếp từ mẹ sang thai nhi và từ sữa sang con. Tất cả những trẻ sinh ra từ
các bà mẹ nhiễm HIV đều có nguy cơ bị lây nhiễm HIV nhưng thực tế sẽ có
khoảng 20 – 45% con của các bà mẹ này bị lây nhiễm HIV từ mẹ nếu không
nhận được các can thiệp thích hợp [2].
1.2. Cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con [11]
1.2.1. Trong tử cung, khi mang thai
Sự lây truyền này có thể xảy ra suốt từ 3 tháng đầu tới khi thai đủ tháng
do HIV được truyền trực tiếp từ mẹ sang thai qua bánh rau. Người ta thấy
rằng, HIV có thể truyền qua bánh rau sang thai nhi rất sớm (tuy với một tỉ lệ
thấp), và đã từng tìm thấy HIV trong các mô não, thận, gan của tổ chức thai
sau sẩy.
1.2.2. Trong chuyển dạ
Trong chuyển dạ, các cơn co tử cung làm tử cung co bóp, cổ tử cung
xoá và mở, làm tổn thương các mạch máu nhỏ và gây chảy máu. Máu chảy sẽ
làm tăng số lượng HIV có trong âm đạo dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm HIV khi
thai đi qua âm đạo người mẹ (tiếp xúc trực tiếp hoặc nuốt dịch âm đạo có
nhiều HIV vào đường tiêu hoá). Đặc biệt ở những cuộc đẻ có can thiệp như
cắt tầng sinh môn, đặt forceps hoặc giác hút thì các biểu mô và mạch máu lớn


4

có thể bị tổn thương, máu chảy nhiều làm tăng khả năng lây nhiễm HIV cho
thai. Thành âm đạo, cổ tử cung của người mẹ, da và niêm mạc của trẻ sơ sinh

có thể bị xây xước trong quá trình thăm khám hoặc thực hiện thủ thuật, virut
HIV qua những chỗ xây xước đó mà thâm nhập vào cơ thể thai nhi.
1.2.3. Sau đẻ, lây truyền qua sữa mẹ
Nghiên cứu ở Châu Phi cho thấy tỷ lệ trẻ em nhiễm HIV qua sữa mẹ
chiếm 16% đến 42%, trung bình khoảng 29% trong tổng số 100 trẻ sinh ra bị
nhiễm HIV từ mẹ [22];[54].
Trong thời kỳ sau đẻ, HIV từ những bạch cầu trong máu mẹ qua các
mạch máu thẩm thấu vào các nang sữa rồi qua sữa mẹ sang con.
1.3. Những yếu tố nguy cơ liên quan đến tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang
con
1.3.1. Những yếu tố về HIV [69]
Tải lượng HIV trong huyết thanh: tải lượng HIV trong máu mẹ có liên quan tỷ
lệ thuận với tỷ lệ LTMC ở cả những phụ nữ được điều trị dự phòng bằng
thuốc kháng virut (ARV) cũng như những người không đựơc điều trị dự
phòng. Nguy cơ LTMC đã được báo cáo đối với tất cả các mức nồng độ HIV
trong máu mẹ.
Lượng HIV huyết thanh và HIV dịch âm đạo: nhìn chung có mối tương quan
tỷ lệ thuận giữa tải lượng HIV huyết thanh và HIV dịch âm đạo. Tuy nhiên
cũng có những trường hợp ngoại lệ, không tương đồng về lượng HIV và
những trường hợp này có thể giúp giải thích một vài trường hợp mẹ có mức
HIV trong máu thấp đến mức không thể phát hiện được nhưng vẫn truyền
HIV sang con.


5

Kiểu gen của HIV: Kiểu gen có thể liên quan đến tỷ lệ lây truyền HIV trong
các giai đoạn khác nhau của thời kỳ mang thai và chuyển dạ đẻ. Nhiễm HIV-1
có tỉ lệ lây truyền cao hơn nhiễm HIV-2. Mô hình kiểu gen của HIV dịch âm
đạo cũng có thể có những khác biệt với HIV huyết thanh của cùng một người

nhiễm. Tuy nhiên, còn ít số liệu về vấn đề này [60].
Số lượng tế bào CD4: Lượng CD4 thấp hoặc tỷ lệ CD4/CD8 giảm thấp có
liên quan đến việc tăng nguy cơ LTMC. [42]
1.3.2. Những yếu tố sản khoa/lâm sàng của người mẹ [16];[20];[37]
Giai đoạn lâm sàng: người mẹ ở giai đoạn AIDS hoặc giai đoạn cửa sổ có tỷ
lệ LTMC cao vì có tải lượng virut cao.
Đồng nhiễm các bệnh khác: đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình
dục làm tăng lượng HIV trong dịch tiết ở đường sinh sản cũng như các tổn
thương ở đường sinh sản, do đó có thể tăng nguy cơ LTMC.
Thiếu hụt vitamin A: có liên quan đến gia tăng lượng HIV trong các dịch ở
đường sinh sản và HIV huyết thanh, dẫn đến tăng tỷ lệ LTMC. Tuy nhiên,
một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin A nhìn chung không làm
giảm tỷ lệ này.
Sử dụng ma tuý/ hút thuốc lá/tình dục không an toàn với nhiều bạn tình: có
liên quan đến tăng tỷ lệ LTMC.
Tuổi người mẹ cũng là 1 yếu tố nguy cơ, đặc biệt ở những bà mẹ trẻ vị thành
niên. Hệ thống sinh sản của người vị thành niên vẫn chưa có sự phát triển đầy
đủ và hoàn chỉnh về giải phẫu - sinh lý, vì vậy đây là điều kiện thuận lợi cho
HIV lây truyền từ mẹ sang con [20]
Tuổi thai: Trẻ non tháng có nguy cơ nhiễm HIV từ mẹ cao hơn so với trẻ đủ
tháng.


6

Thời gian vỡ ối: Nguy cơ LTMC tăng tỷ lệ thuận với thời gian vỡ ối đến khi
sinh. Nguy cơ này tăng khoảng 2% cho mỗi giờ vỡ ối.
Viêm màng ối: làm tăng nguy cơ LTMC.
Các can thiệp sản khoa: bấm ối, sử dụng điện cực đặt da đầu thai nhi, cắt tầng
sinh môn, đặt forceps... đều có thể làm tăng sự phơi nhiễm của thai với HIV

trong máu/ dịch âm đạo của mẹ do đó tăng nguy cơ LTMC.
Riêng hai yếu tố: mổ lấy thai và sử dụng ARV có thể làm giảm tỷ lệ lây
truyền HIV từ mẹ sang con [57].
Mổ lấy thai: các nghiên cứu cho thấy mổ lấy thai có kế hoạch và được tiến
hành trước khi chuyển dạ thật sự và trước khi vỡ ối (mổ chủ động) làm giảm
tỷ lệ LTMC khoảng 50%. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mổ lấy thai chỉ được tiến
hành khi có chỉ định sản khoa [7];[10].
Sử dụng ARV: một số thuốc ARV có hiệu quả làm giảm đáng kể tỷ lệ LTMC và
đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, dẫn tới một số phác đồ sử dụng ARV để
can thiệp PLTMC độc lập mà không nhất thiết phải có tác dụng điều trị
HIV/AIDS ở người mẹ [69].
1.3.4. Những yếu tố thai nhi/trẻ sơ sinh [11]
Trẻ non tháng, nhẹ cân ; trẻ có tổn thương răng miệng, đưòng tiêu hoá
và bú mẹ có nguy cơ cao hơn các trẻ khác.
1.3.5. Cách thức nuôi con
Nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Tỷ lệ này cao nhất ở những người nuôi con bằng phương thức hỗn hợp (sữa
thay thế + bú sữa mẹ), sau đó mới đến nhóm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
và thấp nhất là nuôi con bằng sữa thay thế hoàn toàn (hoàn toàn không bú mẹ)
Thời gian bú mẹ càng dài tỉ lệ lây truyền càng cao [11];[21];[23].


7

1.4. Các can thiệp trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Nguy cơ LTMC có thể được giảm đến dưới 2% nếu người phụ nữ được
áp dụng những can thiệp thích hợp và toàn diện. Các can thiệp bao gồm:
1.4.1. Dự phòng phổ cập (DPPC)
Dự phòng phổ cập là một loạt các biện pháp phòng tránh sự lây truyền
của HIV, viêm gan B và các mầm bệnh lây theo đường máu khác khi thực

hiện chăm sóc trước sinh và/hoặc các dịch vụ sản khoa.
Dự phòng phổ cập phải được áp dụng đối với tất cả phụ nữ có thai [72]
1.4.2. Tư vấn và xét nghiệm HIV
Tư vấn và xét nghiệm HIV là điểm khởi đầu cho các can thiệp phòng
lây truyền mẹ con. Cần tư vấn và xét nghiệm HIV cho tất cả các phụ nữ mang
thai trước, trong và sau sinh bằng các hình thức tư vấn khác nhau (tư vấn cá
nhân, tư vấn nhóm, tư vấn cho cặp vợ chồng…). Qua công tác tư vấn, các phụ
nữ mang thai được cung cấp các thông tin về HIV, tình dục an toàn cũng như
phòng lây truyền mẹ - con và các dịch vụ hỗ trợ khác [4];[64].
1.4.3. Sử dụng thuốc kháng virut
Cung cấp và hướng dẫn sử dụng thuốc ARV cho mẹ và con nhằm làm
giảm tải lượng virut HIV qua đó làm giảm nguy cơ lây truyền.
1.4.4. Thực hành sản khoa an toàn [7]
Tránh lấy máu từ đầu của thai nhi để phân tích pH, tránh lấy dịch bằng
ống cứng hoặc làm mạnh dẫn đến xước rách, tránh cạo vùng mu.
Tránh dùng các thủ thuật mạnh (vỡ ối nhân tạo, nội xoay thai, cắt tầng
sinh môn, forceps, giác hút...)


8

Làm vệ sinh âm đạo trong khi chuyển dạ và sinh bằng:Chlorua de
Benzalkonium hoặc Chlorhexidin 0.2%. Nhanh chóng lau máu và các chất
dịch tiết cho trẻ sơ sinh
Xử lý an toàn các vật sắc nhọn, nhau thai và các chất thải có khả năng
lây nhiễm.
Mổ lấy thai phải tuân thủ các chỉ định sản khoa và không được lạm
dụng. Tuy nhiên, tại một số cơ sở sản khoa lớn có thể chỉ định mổ lấy thai
trước chuyển dạ để làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
1.4.5. Các dịch vụ hỗ trợ sau sinh

Thông tin, tư vấn và hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ an toàn: mục đích chính là
làm giảm tiếp xúc với HIV trong sữa mẹ cho trẻ. Tư vấn để nuôi trẻ bằng sữa
thay thế nếu có đủ điều kiện. Nếu không đủ điều kiện, cho trẻ ăn sữa mẹ hoàn
toàn và cai sữa sớm.
Chuyển tiếp cặp mẹ - con nhiễm/phơi nhiễm tới các dịch vụ chăm sóc,
điều trị và hỗ trợ khác, đảm bảo họ tiếp cận được với các dịch vụ này [11].
1.5. Các phác đồ điều trị dự phòng lây truyền mẹ con [59]
Điều trị dự phòng LTMC bằng các thuốc ARV cho phụ nữ có thai là sử
dụng ngắn hạn các thuốc ARV nhằm làm giảm sự lây truyền HIV từ mẹ sang
con. Mục đích của dự phòng LTMC bằng ARV là:
- Làm giảm tải lượng HIV ở người mẹ
- Làm giảm sự phơi nhiễm của trẻ với HIV
Dự phòng LTMC áp dụng cho người phụ nữ có thai chưa có chỉ định
điều trị ARV cho bản thân hoặc chưa tiếp cận được với điều trị ARV và tùy
thuộc vào thời điểm được xác định nhiễm HIV trong thai kì. Với những phụ


9

nữ có thai đã đủ tiêu chuẩn điều trị ARV cho bản thân thì việc điều trị cũng
đồng thời có tác dụng dự phòng LTMC
1.5.1. Một số phác đồ dự phòng LTMC đã được nghiên cứu trên thế giới:
Đã có rất nhiều phác đồ khác nhau được nghiên cứu về hiệu quả
PLTMC. Nhiều loại ARV khác nhau sử dụng trong những phác đồ một loại
hoặc kết hợp nhiều loại thuốc với một liều duy nhất hoặc kéo dài nhiều ngày,
đã được chứng minh là có hiệu quả làm giảm tỷ lệ LTMC.
 Phác đồ AZT dài ngày: mẹ dùng AZT từ 14 tuần thai cho tới lúc
chuyển dạ, trẻ uống AZT cho tới 6 tuần tuổi và không bú mẹ. Tỉ lệ
LTMC là 8,3% so với 25,5% ở nhóm không can thiệp [45].
 Phác đồ AZT + 3TC: mẹ dùng AZT + 3TC từ 36 tuần thai, trong

chuyển dạ và 1 tuần sau đẻ; trẻ uống AZT + 3TC trong 1 tuần và vẫn
được bú mẹ. Tỉ lệ LTMC ở thời điểm 6 tuần tuổi là 5,7% so với 15,3
ở nhóm không can thiệp [63].
 Phác đồ nevirapin: NVP liều duy nhất lúc chuyển dạ cho mẹ; trẻ
uống NVP liều duy nhất trong vòng 72 giờ sau sinh và vẫn bú mẹ. Tỉ
lệ LTMC là 13,1% vào thời điểm 14 - 16 tuần tuổi so với 25,1% trong
nhóm chỉ dùng AZT cho trẻ trong 1 tuần sau khi sinh [46].
 Phác đồ AZT + NVP: mẹ dùng AZT từ 36 tuần thai + liều duy nhất
NVP lúc chuyển dạ. Con uống NVP liều duy nhất + AZT 1 tuần sau
sinh, trẻ bú mẹ hoặc ăn thức ăn thay thế. Tỉ lệ LTMC ở thời điểm 6
tuần tuổi là 6,5% [48].
 Phác đồ 3 thuốc: tỉ lệ LTMC từ 0 – 2%
Nhìn chung, các phác đồ phối hợp thường có tác dụng hơn phác đồ chỉ
có 1 loại thuốc ARV đơn độc, thời gian sử dụng thuốc càng dài hiệu quả dự
phòng càng cao. Tuy nhiên, những phác đồ đơn giản và ngắn hạn vẫn có ý


10

nghĩa ở những nơi nguồn lực còn hạn chế hoặc ở những phụ nữ có thai được
xác định nhiễm HIV muộn (giai đoạn cuối của thai kì, lúc chuyển dạ hoặc sau
sinh) [72];[74].
1.5.2. Phác đồ dự phòng lây truyền mẹ con đang áp dụng tại Việt Nam:
Các phác đồ PLTMC được xây dựng và áp dụng cho tới nay ở Việt
Nam đều dựa trên các bằng chứng khoa học sẵn có trên thế giới, được cập
nhật và sửa đổi theo từng thời kì, phần lớn dựa trên khuyến cáo của các tổ
chức quốc tế lớn như WHO, UNICEF…
Khi bắt đầu triển khai chương trình PLTMC ở Việt Nam, các phác đồ
ban đầu được dùng là AZT từ tuần thai thứ 36 hoặc SD-NVP cho mẹ và siro
NVP và AZT cho con [16]. Năm 2005, Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn chẩn

đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS” với 3 phác đồ khác nhau là: (1) AZT từ
tuần thai 28 + SD-NVP khi chuyển dạ; (2) SD-NVP khi chuyển dạ và (3)
phác đồ 3 thuốc AZT/d4T + 3TC + NFV/SQV/r từ tuần thai 36 [3].
Năm 2009, Bộ Y tế ban hành quyết định số 3003/QĐ-BYT về việc
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS”. Theo quyết định này, dự
phòng LTMC sử dụng một phác đồ thống nhất là AZT từ khi mang thai (tuần
thai thứ 28 hoặc muộn hơn, nếu phát hiện HIV dương tính sau thời điểm đó)
cùng với SD-NVP khi chuyển dạ, AZT + 3TC 1 - 4 tuần sau đẻ cho mẹ; cũng
như siro AZT và NVP cho con [8],[10]. Đây cũng là phác đồ ưu tiên trong
PLTMC được WHO khuyến cáo cho những phụ nữ chưa đủ tiêu chuẩn và
chưa cần điều trị cho bản thân bằng ARV [73].
Mới đây nhất, đến cuối năm 2011, phác đồ một lần nữa được cập nhật,
sửa đổi và bổ sung. Theo đó, dự phòng LTMC có 2 phác đồ [12]:


11

Phác đồ A (phác đồ ưu tiên):
Cho mẹ
Khi mang thai

Cho con

AZT từ tuần thai thứ 14
hoặc ngay khi phát hiện
nhiễm HIV sau tuần thai
thứ 14 cho đến khi chuyển
dạ

Khi chuyển dạ


NVP 200mg + AZT 600mg
+ 3TC 150mg
Sau đó 12h một lần AZT
300mg + 3TC 150mg cho

NVP liều duy nhất 6mg
trong vòng 48h đầu sau
sinh và AZT 4mg/kg
uống ngày 2 lần trong 4
tuần sau khi sinh

đến khi đẻ
Sau đẻ

AZT 300mg + 3TC 150mg
ngày 2 lần trong 7 ngày

Phác đồ B (phác đồ bổ sung): AZT + 3TC + LPV/r
- Mẹ : uống hàng ngày từ tuần thai thứ 14 hoặc ngay khi phát hiện
nhiễm HIV sau tuần thai 14 cho đến khi sinh con. Nếu không cho
con bú sữa mẹ thì dừng uống, nếu cho con bú tiếp tục uống hàng
ngày đến sau cai sữa 1 tuần
- Con: AZT 4mg/kg uống ngày 2 lần trong 4 tuần sau sinh
1.6. Chương trình PLTMC trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Các yếu tố cần thiết của một chương trình phòng lây truyền HIV từ
mẹ sang con
Một chương trình PLTMC Quốc gia cần đồng thời 3 chiến lược là :
- Phòng lây nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh sản



12

- Dự phòng thai sản trong nhóm phụ nữ nhiễm HIV
- Các can thiệp cụ thể để PLTMC [71]
Hai chiến lược đầu là các nỗ lực dự phòng điển hình gồm giáo dục
truyền thông thay đổi hành vi, giảm nguy cơ và các biện pháp phòng tránh
thai; chiến lược thứ ba là cung cấp các dịch vụ dành riêng cho PNMT nhiễm
HIV và con của họ, đây chính là trọng tâm của hầu hết các chương trình
PLTMC [72]. Nhờ các tiến bộ y học cũng như hiểu biết ngày càng sâu về cơ
chế lây truyền HIV từ mẹ sang con, các thuốc ARV…, mà tỷ lệ lây nhiễm
HIV từ mẹ sang con đã giảm từ 30-40% xuống còn dưới 5%, thậm chí ở một
số nước trên thế giới tỉ lệ này chỉ còn 1 -2 % [4];[33];[36];[49].
1.6.2. Một số can thiệp phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên thế giới
Những năm gần đây, các quốc gia trên Thế giới đã đáp ứng rất tích cực
trong cuộc chiến với HIV/AIDS. Số tiền dành cho các chương trình dự phòng
HIV đã tăng từ 2,1 tỉ đô la Mỹ (2001) tới 6,1 tỉ (2004) [50];[52];[62]. Chương
trình PLTMC đã giảm đáng kể số trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Với tỷ lệ lây
truyền HIV từ mẹ sang con khoảng 30%, nếu can thiệp như dùng thuốc ARV
cho mẹ hoặc cho trẻ dùng sữa ăn thay thế sữa mẹ thì tỷ lệ này đã giảm chỉ còn
15%. Nếu cả mẹ và trẻ đều được dùng thuốc ARV, trẻ được cung cấp sữa ăn
thay thế sữa mẹ thì tỷ lệ này chỉ còn từ 5-7%. Bên cạnh đó nếu trẻ nhiễm HIV
thì tỷ lệ chết vào năm 2 tuổi cao gấp bốn lần trẻ không nhiễm HIV, như vậy
chương trình PLTMC đã làm giảm tỷ lệ chết ở trẻ em một cách đáng kể.
[51];[57];[59];[61];[67]
Tại Châu Âu: PLTMC được thực hiện sớm từ những năm đầu của dịch, tỷ lệ
lây truyền HIV từ mẹ sang con còn dưới 2% [70];[72].
Tại Châu Á: đến năm 2001 hầu hết các nước có tỷ lệ nhiễm HIV/ AIDS cao ở
Châu Á đã phát triển những chính sách PLTMC và xây dựng một số dự án
trọng điểm thực hiện các hoạt động này [4];[24];[64];[75].



13

* Tại Thái Lan, năm 1998 đã thực hiện một dự án thí điểm về PLTMC
tại những bệnh viện lớn gồm tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN), chăm
sóc phụ nữ trước đẻ, điều trị Zidovudin (AZT) đơn giản từ tuần mang thai thứ
36 đến khi sinh, cung cấp sữa miễn phí cho trẻ đến 12 tháng tuổi. Từ 1998 –
2000, hơn 100.000 phụ nữ mang thai (PNMT) đến khám thai, xét nghiệm
HIV và khoảng 1% có HIV (+). Đến năm 2000, chương trình PLTMC triển
khai trên toàn quốc. Những yếu tố quan trọng quyết định thành công ở Thái
Lan là : Tiếp thị và quảng cáo chương trình TVXNTN; Cung cấp dịch vụ xét
nghiệm HIV cho phụ nữ trong quá trình mang thai và chuyển dạ; Sử dụng
phác đồ dự phòng bằng AZT; Cung cấp sữa thay thế cho trẻ sinh ra từ mẹ
nhiễm HIV; Lồng ghép chương trình PLTMC vào hệ thống cung cấp dịch vụ
sản khoa. Chương trình PLTMC đã giảm đáng kể số trẻ nhiễm HIV từ 0 – 4
tuổi: từ 1250 trẻ (1997) còn 680 trẻ (2001)[58]. Đến tháng 7/2001, Thái Lan
đã có 93% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được TVXNTN ; 69% số PNMT
nhiễm HIV được sử dụng AZT và 80% được cung cấp thức ăn thay thế. Tỉ lệ
lây truyền HIV từ mẹ sang con đã giảm đáng kể từ 30% còn 10%.
* Tại Malaysia: chương trình PLTMC triển khai trên toàn quốc vào
năm 1998, gồm: TVXNTN, điều trị thuốc ARV cho mẹ và trẻ em sinh ra từ
mẹ nhiễm HIV, tư vấn cho cặp bạn tình, đã giảm tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ
sang con từ 25 -30 % xuống 4,06% (2003).
* Tại Ấn Độ: tháng 3/2000, một nghiên cứu tiến hành tại 11 trường đại
học Y khoa ở 5 bang có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất Ấn độ với hoạt động
TVXNTN, điều trị AZT ngắn hạn, cung cấp Acid Folic và Vitamin A, thực
hành cho con bú sữa mẹ. Trẻ sinh ra được theo dõi 18 tháng và được làm xét
ngiệm HIV bằng kỹ thuật PCR sau khi sinh 48 giờ, lúc 2 tháng tuổi. Đến
3/2001, có 150.000 PNMT đến TVXNTN, 77 % được làm xét nghiệm. Kết

quả: 1,8% có HIV (+), 600 bà mẹ được điều trị AZT.


14

* Tại Myanmar: từ năm 2000, chương trình PLTMC gồm TVXNTN,
cung cấp Nevirapin (NVP) cho PNMT nhiễm HIV và con của họ, cải thiện
điều kiện chăm sóc sau đẻ và chăm sóc sản khoa, tư vấn thực hành dinh
dưỡng [4];[38];[42];[58];[68].
Bên cạnh những kết quả đã được, chương trình PLTMC trên thế giới còn
nhiều thách thức [39];[40];[47];[53];[61] :
- Số PNMT nhiễm HIV và PNMT ngoài ý muốn ngày càng tăng nên
nhu cầu PLTMC ngày càng lớn. Hệ thống y tế khó đáp ứng được
nhu cầu này nếu không kiểm soát và khống chế được tỷ lệ nhiễm
HIV ở PNMT.
- Hệ thống chăm sóc trước sinh chưa được triển khai rộng khắp, ở
những nước bị ảnh hưởng nhiều của dịch HIV thì việc cung cấp
những dịch vụ chăm sóc trước đẻ có chất lượng cao còn hạn chế.
- Hệ thống y tế hiện tại còn chưa đáp ứng được nhu cầu PLTMC về
nguồn lực, chất lượng cũng như tính sẵn có của dịch vụ.
- Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là một trong
những rào cản lớn nhất làm giảm tỷ lệ PNMT xét nghiệm HIV, quay
lại nhận kết quả xét nghiệm đề được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc –
điều trị.
- Thiếu sự hỗ trợ cho trẻ em và PNMT nhiễm HIV và các dịch vụ hỗ
trợ người nhiễm HIV nói chung.
1.6.3. Chương trình PLTMC tại Việt Nam
Tại Việt Nam, với tỷ lệ nhiễm HIV ở PNMT là 0,35% (2004), ước tính
mỗi năm khoảng 5.600-7000 PNMT nhiễm HIV và số trẻ được sinh ra từ
những bà mẹ này phơi nhiễm với HIV. Nếu không được can thiệp sẽ có

khoảng 2000 - 2.500 trẻ em nhiễm HIV thậm chí có thể cao hơn. Vì vậy
PLTMC tại Việt Nam là một hoạt động quan trọng trong chương trình phòng,


15

chống HIV/AIDS Quốc gia. Tuy nhiên, đến năm 2005 vẫn chưa có một giải
pháp nào cụ thể và toàn diện cho chương trình PLTMC ngoài chương trình
Thông tin- Giáo dục- Truyền thông về HIV/AIDS. Năm 2000, Bộ Y tế xây
dựng một “Kế hoạch hành động” toàn diện về PLTMC với sự hỗ trợ của
nhiều tổ chức quốc tế. Kế hoạch này đề ra những mục tiêu lớn nhưng chưa
cân nhắc tới những hạn chế về nguồn lực. Chỉ có một số những Trung tâm sản
khoa tại các tỉnh/thành phố lớn đã huy động nguồn lực riêng hoặc tham gia
vào các chương trình thử nghiệm. Các bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương, BVPS
Trung ương , BVPS Hà Nội đều có phòng tư vấn HIV cho PNMT và việc tập
huấn PLTMC được tiến hành ở nhiều nơi nhưng hiểu biết chung của PNMT
và việc tập huấn PLTMC còn rất hạn chế. Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV
là một nội dung được đưa vào trong những năm gần đây nhưng còn trong giai
đoạn thử nghiệm và thủ tục vào cung cấp thuốc cho các cơ sở còn phức tạp
ngay cả trong một số thử nghiệm lâm sàng. Có thể nói đến năm 2005, điều trị
PLTMC ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn thử nghiệm, kinh nghiệm điều trị chưa
nhiều. Tuy nhiên đã đạt được một số kết quả nhất định, [24];[34].
- Quản lý, chỉ đạo: Tại Trung ương, Tiểu ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ
sinh thành lập từ năm 1995, BVPS Trung ương lập kế hoạch, hướng dẫn triển
khai, theo dõi đánh giá chương trình. Tại tuyến tỉnh, Tiểu ban Bảo vê bà mẹ
và trẻ sơ sinh thành lập trên cơ sở BVPS tỉnh hoặc khoa Sản bệnh viện đa
khoa tỉnh. Công tác PLTMC chủ yếu do ngành sản phụ khoa đảm nhận. Chính
phủ và Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản về phòng, chống HIV/AIDS và
PLTMC. Ngày 17/3/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định
36/2004/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống

HIV/AIDS ở Việt Nam ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 trong đó
PLTMC là một trong 9 chương trình hành động. Bộ Y tế ban hành Quyết định
06/2005/QĐ- BYT ngày 07/03/2005 và Quyết định số 3003/ QĐ – BYT ngày


16

19/8/2009 về hướng dẫn chấn đoán, điều trị PLTMC và ban hành tài liệu tập
huấn : “ Những vấn đề cơ bản về PLTMC”, Quyết định 20/2006/ QĐ- BYT
ngày 07/7/2006 về triển khai chương trình hành động Quốc gia về P:TMC
giai đoạn 2006/-2010; Quyết định 4361/QĐ – BYT ngày 07/11/2007 ban
hành Quy trình chăm sóc và điều trị PLTMC; Quyết định 3821/QĐ – BYT
ngày 03/10/2008 ban hành hướng dẫn phác đồ điều trị PLTMC bằng thuốc
kháng vi rút (ARV). Đây là những văn bản quan trọng tạo hành lang pháp lý
và từng bước cụ thể hóa việc thực hiện chương trình PLTMC tại Việt Nam
[3];[5];[7];[8];[10].
Một số kết quả chính: Hệ thống PLTMC được thiết lập và hoạt động.
Hàng năm, số PNMT đến tư vấn, xét nghiệm HIV và nhận các dịch vụ dự
phòng đều tăng. Tại BVPS Trung ương, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Từ
Dũ, Hùng Vương, tỉ lệ xét nghiệm HIV có năm lên tới 100%. Các tỉnh đã
cung cấp thuốc AZT, Nevirapin theo hướng dẫn quốc gia về PLTMC. Tuy
nhiên việc xét nghiệm HIV cho PNMT và điều trị dự phòng cho PNMT
nhiễm HIV phần lớn do các cơ sở thực hiện dựa trên khả năng về nguồn lực
thực có để đáp ứng nhu cầu tại địa phương. Đến 30/12/2004, có 605 trẻ nhiễm
HIV được tiếp nhận ở các cơ sở sản khoa lớn trên toàn quốc. Trong năm 2004
đã điều trị cho 257 trẻ nhiễm HIV/AIDS, riêng Bệnh viện nhi Trung ương
điều trị cho 63 trẻ. Một số mô hình thí điểm về PLTMC đã được triển khai tại
Bệnh viện Từ Dũ , BVPS Trung ương, BVPS Hải Phòng… Tại đây 100% phụ
nữ tới khám thai được truyền thông nhóm, tư vấn xét nghiệm HIV, tư vấn cho
PNMT nhiễm HIV, cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng cho 100% trẻ nhiễm

HIV và trẻ bị bỏ rơi từ mẹ nhiễm HIV [2];[4];[31];[33].
- Khó khăn thách thức: Đến năm 2005, chưa có chế độ, chính sách cho
những PNMT nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn, cho trẻ nhiễm HIV, trẻ
nhiễm HIV bị bỏ rơi. Các văn bản hướng dẫn triển khai chương trình PLTMC


17

chưa xác định cụ thể vai trò, trách nhiệm triển khai chương trình tại các cơ sở
y tế liên quan như các khoa sản, trung tâm kế hoạch hóa gia đình… Hoạt
động Thông tin- Giáo dục- Truyền thông thay đổi hành vi chưa cụ thể về
PLTMC, tài liệu truyền thông về PLTMC chưa được phổ biến rộng rãi. Phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ thiếu kiến thức về PLTMC và các biện pháp dự
phòng. Kết quả khảo sát của Dự án Quỹ Toàn cầu thì chỉ 46,1% PNMT có
kiến thức về PLTMC. Một khảo sát do BVPS Trung ương và Vụ Bảo vệ bà
mẹ trẻ em thực hiện trên 300 PNMT đến khám thai tại các trung tâm y tế
huyện của 5 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV ở PNMT tử 0,25%- 1,9% thì chỉ 14% có
kiến thức đầy đủ về PLTMC; 17% các bà mẹ tương lai biết HIV có thể lây
truyền vào lúc sinh nở và 9% biết HIV có thể lây truyền qua sữa mẹ khi cho
con bú [11];[55];[56]. Số PNMT được quản lý và số PNMT chỉ tới khám thai
trong ba tháng cuối trước khi sinh dẫn tới rất khó khăn trong công tác chẩn
đoán và điều trị PLTMC. Chương trình PLTMC chủ yếu được triển khai tại
các BVPS lớn, một số khoa sản của bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến quận
huyện trong các dự án có tài trợ cho hoạt động PLTMC. Các dịch vụ
TVXNTN chưa được thiết lập tại cấp phường xã cũng làm giảm số PNMT sử
dụng dịch vụ này. Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV
trong gia đình, cộng đồng, các cơ sở y tế tại một số nơi vẫn còn nặng nề. Đây
là những rào cản phụ nữ đến với các dịch vụ TVXNTN, từ chối xét nghiệm
HIV, không quay lại nhận kết quả xét nghiệm [25].Các nhân viên y tế thiếu
kiến thức về PLTMC, kỹ năng tư vấn về HIV cũng như kinh nghiệm trong

điều trị PLTMC. Kết quả khảo sát nhân viên y tế của BVPS Trung ương :
84% cho rằng khám bệnh nhân, 75% cho rằng hỗ trợ trong quá trinh sinh đẻ là
có khả năng nhiễm HIV, 74% nhân viên y tế tuyến quận, huyện và 25% nhân
viên y tế tuyến xã, phường biết HIV có thể lây truyền qua sữa mẹ. Khảo sát
của Dự án Quỹ toàn cầu cho thấy chỉ 10% các tỉnh thuộc dự án có thể đảm


18

bảo chất lượng tư vấn trước và sau xét nghiệm. Việc xét nghiệm HIV cho
PNMT được thực hiện ở 100% các BVPS lớn tuy nhiên giá thành một lần xét
nghiệm HIV từ 30.000-50.000VNĐ là một rào cản cho nhiều PNMT [24]. Chi
phí xét nghiệm khẳng định HIV dương tính vẫn cao, khoảng 120.000VNĐ,
chưa tính các chi phí thực tế khác mà PNMT phải trả cho một số xét nghiệm
trước khi được điều trị bằng thuốc ARV. Chỉ một số bệnh viện lớn như BV
Từ Dũ mới có khả năng điều tiết kinh phí để xét nghiệm miễn phí cho bệnh
nhân nghèo. Hiện nay, chỉ ở các BVPS lớn mới xét nghiệm HIV cho tất cả
các PNMT [30].
Để đạt được mục tiêu cung cấp dịch vụ PLTMC cho 100% PNMT
nhiễm HIV, ngân sách mua sinh phẩm để xét nghiệm HIV cho PNMT đã
được cấp nhiều hơn, đặc biệt là cho các tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Để cung
cấp được các dịch vụ điều trị dự phòng bằng thuốc ARV cho PNMT cần có
kết quả khẳng định HIV dương tính, nhưng tại hầu hết các BVPS, các phòng
xét nghiệm đều chưa có khả năng thực hiện xét nghiệm khẳng định HIV (+)
vì vậy PNMT phải mất thời gian đợi kết quả khẳng định. Một số trường hợp
không được điều trị dự phòng do chậm nhận được kết quả xét nghiệm HIV
khẳng định, đặc biệt là những PNMT đến khám thai muộn và có xét nghiệm
sàng lọc HIV (+). Cũng trong khảo sát do quỹ Toàn cầu tiến hành thì chỉ
17.4% PNMT được xét nghiệm HIV trong đó 45.7% là do yêu cầu, 34.8% là
tự nguyện và 60.7% PNMT nhận kết quả xét nghiệm. Do nguồn lực hạn chế,

đến năm 2005, Bộ Y tế chủ yếu cung cấp Nevirapin cho các BVPS tuyến
trung ương và một số BVPS lớn ở Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam
Định, TP HCM và Cần Thơ. Việc cấp thuốc chưa được tiến hành thường
xuyên và chưa đáp ứng được nhu cầu của các bệnh viện này. Từ năm 2000 2002, có 253/851 (29.7%) PNMT có HIV (+) sinh con tại 8 bệnh viện được
điều trị bằng ARV (điều trị ngắn ngày bằng AZT hay NVP trong khi sinh), và


19

chỉ có 39/253 (15%) số trẻ sơ sinh có mẹ được điều trị ARV được uống NVP.
Đặc biệt, không có siro AZT dành cho trẻ em, hơn nữa việc cung cấp NVP
còn hạn chế [1],[24]. Phần lớn các PNMT nhiễm HIV đều rất nghèo, không
đủ tiền mua sữa cho con. Chi phí mua sữa ăn thay thế sữa mẹ khoảng
300.000VNĐ/ tháng trong khi thu nhập trung bình chỉ có 500.000VNĐ/ tháng
(2000). Rất ít các cơ sở y tế cung cấp sữa ăn thay thế cho trẻ em, trừ phi
trong dự án có hạng mục PLTMC. Hệ thống chăm sóc và theo dõi các bà mẹ
nhiễm HIV và con của họ còn yếu. Nhiều bà mẹ nhiễm HIV cung cấp địa chỉ
sai (do sợ bị kỳ thị), gây khó khăn khi tiến hành các hoạt động chăm sóc và
theo dõi sau này. Nhiều người quay lại cơ sở y tế quận huyện gần nhà nhưng
có rất ít hoặc không có khả năng tới từng nhà bệnh nhân để tiếp tục chăm sóc
họ. Các gia đình đều được thông báo rằng con họ cần được xét nghiệm HIV
trong các tháng tiếp theo, tuy nhiên không có hỗ trợ hoặc hướng dẫn cụ thể
đối với xét nghiệm HIV cho trẻ sơ sinh. Thậm chí ngay khi có các quy định
dự phòng cho trẻ đến 18 tháng tuổi thì các quy định này cũng không được
tuân thủ [25]. Vì vậy, hiện chưa có số liệu đáng tin cậy về tỷ lệ lây truyền
HIV từ mẹ sang con tại Việt Nam.
Ngân sách hàng năm của chương trình quốc gia cho hoạt động PLTMC
còn hạn chế, từ 120- 810 triệu VNĐ/ năm (8000-54.000 USD/ năm). Năm
2000 ngân sách là 500 triệu đồng (34.000 USD) phần lớn trong số đó sử dụng
cho Thông tin - Giáo dục – Truyền thông. Ngoài nguồn ngân sách Chính phủ

cấp không có bất kỳ nguồn tài chính nào từ các tổ chức xã hội, hoặc các ban
ngành đoàn thể hỗ trợ cho chương trình PLTMC[24]. Đến cuối năm 2004, có
rất ít dự án hỗ trợ chương trình PLTMC ở Việt Nam. Từ năm 2001 dự án do
UNICEF tài trợ thí điểm tại 5 Quận/huyện tại Lạng Sơn, Hải Phòng , Quảng
Ninh , TP HCM và An Giang. Tuy nhiên đến cuối năm 2004 mới chỉ khảo sát
cơ bản, tập huấn các nhân viên y tế. Dự án dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS


20

tại Việt Nam đang thí điểm chương trình PLTMC ở 3 thành phố Hải Phòng,
Quảng Ninh, TP HCM. Dự án Quỹ Toàn Cầu đã thực hiện chương trình
PLTMC trên 20 tỉnh/thành phố [4]. Các hoạt động PLTMC cũng như các hoạt
động hỗ trợ cho các bà mẹ nhiễm HIV và con của họ chủ yếu do các cơ sở y
tế thực hiện, ít nhận được hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể như Đoàn TN,
Hội phụ nữ … Đến năm 2005 cả Trung ương và tuyến tỉnh chưa có giám sát
hoặc đánh giá về thực hiện chương trình PLTMC, các quy trình do Bộ y tế
ban hành. Các hoạt hộng giám sát chủ yếu dựa vào hệ thống báo cáo của các
BVPS. Chưa có đơn vị tiến hành giám sát và đánh giá chương trình với các
chỉ số được thống nhất. Vì vậy, mặc dù chúng ta đã tiến hành được rất nhiều
hoạt động nhưng thực tế chưa có nhiều kết quả được ghi nhận.
Chính vì thế, với việc nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ hơn về
công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Bệnh viện Phụ Sản Hải
Phòng trong 5 năm (2008 – 2012), tôi hy vọng sẽ đưa ra được những nhận xét
cơ bản có giá trị thực tiễn trong việc phòng lây truyền mẹ con ở những phụ nữ
nhiễm HIV đến sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng, góp phần nâng cao
hiệu quả của chương trình dự phòng LTMC tại một tỉnh trọng điểm về
HIV/AIDS cũng như góp phần xây dựng chiến lược cho những năm tiếp theo
về công tác phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của ngành y tế Hải Phòng
cũng như của cả nước.



21

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
- Trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV đến sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hải
Phòng
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Thai phụ đến sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng (hoặc sinh tại các cơ sở
sản khoa khác nhưng được chuyển tới BVPS HP trong vòng 48h đầu sau sinh)
từ tháng 01/01/2008 đến hết 31/12/2012
- Có xét nghiệm khẳng định HIV dương tính
- Có hồ sơ bệnh án sản khoa hoặc hồ sơ điều trị PLTMC con lưu trữ tại bệnh
viện
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Thai phụ không có bằng chứng xét nghiệm HIV dương tính hoặc kết quả xét
nghiệm không ghi danh
- Thai phụ có xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính nhưng xét nghiệm khẳng
định âm tính
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
Phòng khám ngoại trú Nhi, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014



22

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu.
2.3.2. Cỡ mẫu
- Chúng tôi chọn mẫu thuận tiện, không xác suất cho nghiên cứu này.
(Chọn toàn bộ hồ sơ bệnh án thoả mãn đủ tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn
loại trừ)
- N = 277 thai phụ và con của họ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa
chọn và tiêu chuẩn loại trừ là đối tượng nghiên cứu.
2.3.3. Các biến số nghiên cứu
2.3.3.1. Thực trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại BVPS HP
 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian
 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư:
- Nội thành Hải Phòng
- Ngoại thành Hải Phòng
- Ngoại tỉnh
 Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
- < 20 tuổi
- Từ 20 – 29 tuổi
- Từ 30 – 39 tuổi
- ≥ 40 tuổi
 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
 Thời điểm được xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV:
- Trước khi có thai
- Trong khi mang thai



23

- Lúc chuyển dạ
- Sau đẻ
 Tuổi thai khi chuyển dạ:
- < 37 tuần
- Từ 37 – 42 tuần
- ≥ 42 tuần
 Số lần sinh
- Con so
- Con rạ
 Trọng lượng con khi sinh:
- < 2500g
- ≥ 2500g
 Chỉ số Apgar của trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV
- < 7 điểm
- ≥ 7 điểm
 Giai đoạn lâm sàng của các thai phụ nhiễm HIV sinh tại BVPS HP
 Giai đoạn 1:
 Không có triệu chứng
 Hạch to toàn thân dai dẳng
 Giai đoạn 2:
 Sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (<10% trọng
lượng cơ thể)
 Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan,
viêm tai giữa, viêm hầu họng)
 Zona (Herpes zoster)



24

 Viêm khoé miệng
 Loét miệng tái diễn
 Phát ban dát sẩn, ngứa
 Viêm da bã nhờn
 Nhiễm nấm móng
 Giai đoạn 3:
 Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (>10% trọng lượng
cơ thể)
 Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài > 1 tháng
 Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài
hơn 1 tháng
 Nhiễm nẫm Candida miệng tái diễn
 Bạch sản dạng lông ở miệng
 Lao phổi
 Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm màng
não, nhiễm khuẩn huyết…)
 Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh
răng
 Thiếu máu (Hb< 80g/l), giảm bạch cầu trung tính
và/hoặc giảm tiểu cầu mạn tính không rõ nguyên nhân
 Giai đoạn 4:
 Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân >10% trọng lượng
cơ thể, kèm theo sốt kéo dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy


25

kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân)

 Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP)
 Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan
sinh dục, quanh hậu môn kéo dài hơn 1 tháng)
 Nhiễm candida thực quản (hoặc khí quản, phế quản,
phổi)
 Lao ngoài phổi
 Sarcoma Kaposi
 Bệnh do CMV ở võng mạc hoặc các cơ quan khác
 Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương
 Bệnh lý não do HIV
 Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi
 Bệnh do MAC lan toả
 Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển
 Tiêu chảy mạn tính do Cryptosporidia hoặc Isospora
 Bệnh do nấm lan toả
 Nhiễm trùng huyết tái diễn
 U lympho ở não hoặc u lympho non – Hodkin tế bào B
 Ung thư cổ tử cung xâm nhập
 Bệnh lý thận do HIV
 Viêm cơ tim do HIV


×