Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng điều kiện lao động, sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của công nhân xí nghiệp xếp dỡ cửa lò cảng nghệ tĩnh năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 99 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu, kết quả nêu ra trong Luận văn này hoàn toàn trung thực,
chính xác và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.

Hải Phòng, ngày

tháng

Tác giả

Hoàng Khắc Tú

năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản Luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các thầy, cô, các cơ quan và bạn bè đồng nghiệp.
Lời đầu tiên, cho tôi xin được trân trọng cảm ơn GS. TS Nguyễn Trường
Sơn và TS. Trần Thị Quỳnh Chi đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học,
các phòng ban chức năng cùng các thầy cô giáo của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên
cứu.
Cho tôi được gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên
Trung tâm Y tế thị xã Cửa Lò, Công ty TNHH MTV Cảng Nghệ Tĩnh và Xí
nghiệp xếp dỡ Cửa Lò nơi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, cho tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các


bạn đồng nghiệp cùng tập thể anh chị học viên trong lớp đã động viên ủng hộ
tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này.

Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Hoàng Khắc Tú


CHỮ VIẾT TẮT
AIDS
ATVSLĐ

Acquired Immuno Deficiency Syndrome - Hội chứng
Suy giảm Miễn dịch Mắc phải
An toàn vệ sinh lao động

BHLĐ

Bảo hộ lao động

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CN

Công nhân

CTNC


Chỉ tiêu nghiên cứu

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

FEV1

Thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên

HIV
HSSH

Human Immunodeficiency Virus - virus suy giảm
miễn dịch ở người
Hằng số sinh học

ICD -10

International Classification of Diseases – 10

ILO

Tổ chức Lao động Thế giới


KQNC

Kết quả nghiên cứu

NC

Nguy cơ

NQ-TW

Nghị quyết Trung ương

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TTYT

Trung tâm Y tế

VC

Dung tích sống

VPQ

Viêm phế quản

VSCN


Vệ sinh công nghiệp

XN

Xí nghiệp

XN XD

Xí nghiệp xếp dỡ

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................... 3
1.1. Điều kiện lao động và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ người lao động .......... 3
1.1.1 Khái niệm về điều kiện lao động.......................................................... 3
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động .............................. 5
1.1.3. Các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hộ lao động ...............................10
1.2. Tình hình nghiên cứu điều kiện lao động với sức khoẻ công nhân lao
động ở cảng biển trên thế giới ....................................................................10

1.3. Tình hình nghiên cứu điều kiện lao động và sức khoẻ công nhân Cảng
biển trong nước .........................................................................................12
1.4. Về điều kiện lao động và sức khỏe, bệnh tật công nhân tại Xí nghiệp xếp
dỡ Cửa Lò .................................................................................................17
1.4.1 Một số đặc điểm chung .....................................................................17
1.4.2 Tình hình điều kiện làm việc và sức khỏe công nhân ...........................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........21
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................21
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................21
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................21
2.2. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................21
2.2.1. Điều kiện lao động ...........................................................................21


2.2.2. Công tác an toàn vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe của công nhân
Xí nghiệp xếp dỡ Cửa Lò............................................................................21
2.2.3. Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của công nhân Xí nghiệp xếp dỡ Cửa
Lò .............................................................................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................22
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................22
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ................................................................22
2.3.2.1. Điều kiện lao động.........................................................................22
2.3.2.2. Thực trạng sức khoẻ - bệnh tật .......................................................23
2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin và đánh giá các chỉ số nghiên cứu ....24
2.3.4.1. Đánh giá điều kiện lao động ..........................................................24
2.3.4.2. Đánh giá tình trạng sức khỏe của công nhân ..................................25
2.3.5. Xử lý số liệu .....................................................................................28
2.3.6. Kỹ thuật khống chế sai số .................................................................28
2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................31

3.1. Kết quả nghiên cứu điều kiện lao động.................................................31
3.1.1. Môi trường lao động.........................................................................31
3.1.2. Bảo hộ lao động và an toàn lao động ................................................34
3.1.3. Thực trạng đáp ứng của y tế trong việc chăm sóc sức khỏe công nhân. ...37
3.2.Thực trạng sức khỏe và bệnh tật của công nhân Xí nghiệp xếp dỡ Cửa Lò ..39
3.2.1. Tình trạng sức khỏe ..........................................................................39
3.2.2. Thực trạng sức khỏe - bệnh tật của công nhân....................................44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................59
4.1. Thực trạng điều kiện lao động của công nhân Xí nghiệp xếp dỡ Cửa Lò ....59
4.1.1. Môi trường lao động.........................................................................59
4.1.2. Công tác bảo hộ lao động và công tác chăm sóc sức khỏe công nhân .64


4.2. Các vấn đề sức khoẻ, bệnh tật của công nhân Xí nghiệp. .......................65
4.2.1. Các thông tin chung. .........................................................................65
4.2.2. Tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh tật công nhân Xí nghiệp xếp dỡ Cửa Lò ...66
KẾT LUẬN ..............................................................................................72
KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................75
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả đo vi khí hậu ................................................................ 31
Bảng 3.2: Nồng độ bụi tại các khu vực trong Cảng ..................................... 32
Bảng 3.3: Kết quả đo tiếng ồn ................................................................... 33
Bảng 3.4. Kết quả đo Độ rung ................................................................... 33
Bảng 3.5: Kết quả đo hơi khí độc các khu vực cảng.................................... 34
Bảng 3.6. Kết quả điều tra trang bị phương tiện bảo hộ lao động................. 34
Bảng 3.7. Kết quả điều tra ý thức sử dụng phương tiện BHLĐ .................. 35

Bảng 3.8. Kết quả điều tra về thời gian làm việc......................................... 36
Bảng 3.9. Kết quả điều tra về cảm giác thoải mái về tư thế làm việc............ 36
Bảng 3.10. Kết quả điều tra về chế độ chăm sóc y tế và các chế độ bồi dưỡng
giữa ca cho người lao động ....................................................................... 37
Bảng 3.11. Công tác khám và quản lý sức khỏe của y tế Xí nghiệp ............. 38
Bảng 3.12. Phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu.............................. 39
Bảng 3.13. Phân bố tuổi đời của công nhân Xí nghiệp xếp dỡ Cửa Lò ......... 40
Bảng 3.14. Phân bố theo nhóm nghề .......................................................... 41
Bảng 3.15. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới trong nhóm nghề ......... 42
Bảng 3.16. Phân bố theo tuổi nghề............................................................. 43
Bảng 3.17. Đặc điểm về thể lực của đối tượng nghiên cứu .......................... 44
Bảng 3.18. Đặc điểm về mạch và huyết áp của công nhân Xí nghiệp ........... 45
Bảng 3.19. Tỷ lệ tăng huyết áp của công nhân Xí nghiệp ............................ 45
Bảng 3.20. Phân loại tăng huyết áp ............................................................ 46
Bảng 3.21. Kết quả nghiên cứu chung về Điện tâm đồ của ĐTNC.............. 47
Bảng 3.22. Kết quả điện tâm đồ không bình thường theo vị trí làm việc của
đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 48
Bảng 3.23. Kết quả nghiên cứu chức năng thông khí phổi........................... 49


Bảng 3.24. Kết quả nghiên cứu Rối loạn chức năng thông khí phổi theo tuổi
đời ........................................................................................................... 49
Bảng 3.25. Tỷ lệ RL chức năng thông khí phổi theo tuổi nghề của ĐTNC .. 50
Bảng 3.26. Rối loạn chức năng thông khí phổi theo nhóm nghề .................. 51
Bảng 3.27: Phân loại sức khoẻ năm 2014 .................................................. 52
Bảng 3.28: Phân loại sức khoẻ công nhân Xí nghiệp theo nhóm nghề ......... 53
Bảng 3.29. Kết quả nghiên cứu bệnh tật chung ........................................... 55
Bảng 3.30. Phân bố tỷ lệ bệnh tật theo tuổi nghề đối với từng nhóm bệnh lý 56
Bảng 3.31. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm việc làm ......................................... 57



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo giới ..................................... 39
Hình 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi đời ............................... 40
Hình 3.3: Phân bổ số công nhân theo nhóm nghề ....................................... 41
Hình 3.4: Phân bổ giới tính theo nhóm nghề .............................................. 42
Hình 3.5. Phân bổ theo tuổi nghề ............................................................... 43
Hình 3.6. Tỷ lệ tăng huyết áp của công nhân Xí nghiệp .............................. 46
Hình 3.7. Phân loại tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ....................... 47
Hình 3.8: Điện tâm đồ không bình thường ở các nhóm nghề ....................... 48
Hình 3.9. Kết quả nghiên cứu RL chức năng thông khí phổi theo tuổi đời ... 50
Hình 3.10. Tỷ lệ RL chức năng thông khí phổi theo tuổi nghề.................... 51
Hình 3.11: Rối loạn chức năng thông khí phổi ở các nhóm nghề ................ 52
Hình 3.12. Phân loại sức khỏe công nhân Xí nghiệp ................................... 53
Hình 3.13: Tình hình sức khỏe ở các nhóm nghề ........................................ 54
Hình 3.14. Tỷ lệ mắc một số bệnh theo vị trí làm việc của ĐTNC ............... 58


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia có biển rộng, bờ biển dài và có chỉ số hàng hải
(maritime index) là 0,01 (trung bình 100km2 đất liền có 1 km bờ biển), cao
gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới. Dọc bờ biển có nhiều eo vụng, vũng vịnh sâu,
nằm gần các trung tâm đô thị lớn, các trung tâm du lịch biển, đảo, các khu
vực sản xuất hàng hóa có nhu cầu xuất nhập khẩu. Cả nước hiện có khoảng 90
cảng biển lớn nhỏ, tuyến giao thông quốc tế cắt qua biển Đông nước ta được
được xếp vào con đường giao thương nhộn nhịp nhất nhì thế giới. Những năm
gần đây kinh tế biển nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ và đóng góp
cho nền kinh tế quốc dân, trong đó có ngành khai thác cảng biển.

Ngành vận tải và khai thác cảng biển ở việt Nam thu hút hơn
1.000.000 lao động đã đóng góp không nhỏ vào kinh tế biển trong quá trình
hội nhập. Tuy nhiên, các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá là ngành
cảng biển nước ta vẫn chưa phát huy hết lợi thế, điều kiện làm việc còn lạc
hậu và thô sơ, chất lượng lao động thấp. Điều kiện môi trường vi khí hậu
(mưa nắng, nhiệt độ, độ ẩm, gió), các yếu tố vật lý, yếu tố hóa học,
ATVSLĐ, chăm sóc y tế…tại các cảng biển còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
và chất lượng lao động.
Trong hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng quốc tế Cửa Lò thuộc tỉnh
Nghệ An có vị trí địa lý quan trọng khu vực Bắc Trung Bộ, là cửa ngõ, đầu
mối quan trọng trong mắt xích kinh tế Đông - Tây với các nước khu vực Thái
Bình Dương và trên thế giới, cảng được hình thành và phát triển đến nay tròn
35 năm. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và
Tỉnh Nghệ An thì cảng Cửa Lò đã không ngừng phát triển cả quy mô và công
suất, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của khu
vực Bắc Trung Bộ và các nước bạn (Lào, Thái Lan). Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng,


2
trang thiết bị, và nhất là chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế, môi
trường làm việc của công nhân lao động trực tiếp chưa đáp ứng.
Xí nghiệp xếp dỡ Cửa Lò là xí nghiệp lớn nhất trong các xí nghiệp của
Cảng Nghệ Tĩnh với hơn 400 CBCNV. Là doanh nghiệp làm nhiệm vụ bốc
xếp, vận chuyển, giao nhận, đóng gói và bảo quản hàng hoá, lai dắt, dịch vụ
hàng hải. Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của khu vực, điều kiện làm việc
còn thô sơ, máy móc cũ kỹ; hàng hóa tại cảng chủ yếu là hàng rời, mất nhiều
nhân công, tuy gần đây đã có đầu tư một số máy móc hiện đại nhưng còn
nhiều công đoạn vẫn áp dụng phương thức lao động thủ công. Công nhân
thường xuyên tiếp xúc với các mặt hàng nặng, bụi, độc ... như quặng, than, xi
măng, nhựa đường, đá trắng, gỗ, hàng lương thực, phân bón, hàng điện tử,

thiết bị ... Tình hình điều kiện lao động trong những năm gần đây từng bước
được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người
lao động như: nhiệt độ, tiếng ồn, độ rung cao hơn tiêu chuẩn cho phép; sức
khỏe công nhân loại III và IV nhiều; cơ cấu bệnh tật đa dạng và các bệnh có
tỷ lệ cao là bệnh về Tai- Mũi- Họng, bệnh về Mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh
Răng miệng … ( Nguồn: Khoa Môi trường lao động và Sức khỏe nghề nghiệp
– Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nghệ An, 2010 – 2013).
Trong nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thực trạng sức khỏe của
công nhân tại một số cảng biển ở Việt Nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu
nào tại các cảng ven biển Bắc miền Trung, nơi có điều kiện khí hậu tương đối
khắc nghiệt. Để góp phần đánh giá tình hình lao động tại các cảng biển và có
biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho công nhân cảng một cách hiệu
quả nhất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động của công nhân Xí
nghiệp xếp dỡ Cửa Lò, năm 2014.
2. Mô tả tình trạng sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của công nhân Xí
nghiệp xếp dỡ Cửa Lò, năm 2014.


3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1.

Điều kiện lao động và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ người lao động

1.1.1 Khái niệm về điều kiện lao động
Theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế, điều kiện lao động là
tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, xã hội và văn hoá xung quanh nơi

con người làm việc. Các yếu tố này được hình thành không chỉ bởi điều kiện
địa lý tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, thời gian ban ngày hay ban
đêm..., mà phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức quá trình lao động cũng như
đặc điểm của bản thân trong quá trình lao động [20]. Nói cách khác, điều kiện
lao động được hiểu là tập hợp của rất nhiều yếu tố trong lao động như:
Yếu tố môi trường (nhiệt độ, tiếng ồn, rung, bụi, điện trường, từ trường,
hơi khí độc ...).
Yếu tố tâm - sinh lý (gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý,
thần kinh - giác quan ...).
Yếu tố tổ chức lao động (bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động thao tác, chế độ lao động - nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động ...).
Yếu tố xã hội (quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp
dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc ...).
Tính chất của quá trình lao động (lao động thể lực hay trí óc; lao động
thủ công, cơ giới, tự động ...).
Các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động rất
khác nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ
khác nhau [22]. Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nếu được
tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây
dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải


4
thiện điều kiện lao động ... thì những tác động có hại của các yếu tố trên tới
sức khoẻ của người lao động có thể hạn chế được rất nhiều.
Môi trường lao động có thể rất tiện nghi, thuận lợi cho người lao động,
nhưng cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt đối với con người (ví dụ như nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp, các yếu tố vi sinh vật…)[12]. Các yếu tố xuất hiện
trong môi trường lao động là do tác động của con người khi thực hiện quá
trình công nghệ gây ra, đồng thời cũng còn do các yếu tố của điều kiện khí
hậu, thiên nhiên gây nên.

Muốn lao động, sản xuất có hiệu quả phải có kế hoạch, biện pháp tổ
chức, bố trí hợp lý chỗ làm việc. Công việc tổ chức, bố trí sắp xếp tại nơi sản
xuất bao gồm tổ chức bố trí cho lực lượng lao động và trang thiết bị sản xuất,
tư thế lao động, chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi sức khoẻ.
Khi tổ chức bố trí lao động phải đảm bảo sắp xếp đúng người, đúng
việc, đủ cả về số lượng và chất lượng người lao động theo yêu cầu công việc.
Sau nữa, tuân thủ các qui định của Bộ luật lao động, đặc biệt khi sử dụng lao
động trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại nguy hiểm, phải lựa chọn
người có đủ sức khoẻ, có tay nghề để đảm bảo yêu cầu sản xuất, đồng thời
giảm thiểu các yếu tố có hại, đảm bảo sức khoẻ, ngăn ngừa tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp.
Sắp xếp, tổ chức dây chuyền công nghệ sản xuất trong một nhà xưởng
đầu tiên phải nói tới chủng loại thiết bị, dây chuyền công nghệ được lắp đặt,
sản xuất trong nước hay nhập ngoại phải đảm bảo Ecgonomy, có nghĩa là
thiết bị phải phù hợp với nhân trắc người lao động, điều kiện khí hậu tự nhiên
Việt Nam, trình độ khoa học kỹ thuật mà người lao động được đào tạo. Nếu
thiết bị máy móc không phù hợp với nhân trắc khiến người lao động phải sử
dụng nhiều giải pháp can thiệp hỗ trợ mới vận hành được sẽ khó tránh khỏi
trạng thái căng thẳng, gò bó, thao tác thiếu chính xác dẫn tới nhanh mệt mỏi,


5
suy giảm sức khoẻ, dễ gây tai nạn.
Tư thế lao động: Đối với từng loại thiết bị, vị trí làm việc để có thể thao
tác, điều khiển vận hành máy móc thì tư thế lao động ngồi, đứng, đi lại của
công nhân phải phù hợp với vị trí làm việc đó. Mỗi vị trí làm việc với tư thế
ngồi, đứng hay đi lại với những thao tác lặp đi lặp lại, đơn điệu trong suốt ca
lao động dễ tạo ra mệt mỏi, tư thế lao động bất tiện, gò bó sẽ gây đau mỏi,
phát sinh bệnh tật và rối loạn phản xạ tâm lý, vận động ...
Chế độ lao động: Thời gian làm việc kéo dài trong ca, thời gian nghỉ

giữa ca ít sẽ gây tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao
động. Đồng thời sự kéo dài và liên tục cường độ công việc, thể lực và tính
chất công việc sẽ dẫn tới các biến đổi các chỉ tiêu sinh lý bình thường của cơ
thể người lao động gây nên tình trạng mệt mỏi trong lao động. Tình trạng mệt
mỏi có thể gây căng thẳng, đau đầu, đau các cơ toàn thân hoặc khu trú từng
cơ quan, bộ phận làm giảm khả năng lao động [34].
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động
* Ảnh hưởng của môi trường vi khí hậu
- Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian
thu hẹp của nơi làm việc bao gồm yếu tố nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ
gió ... liên quan đến quá trình điều hòa nhiệt của cơ thể. Các yếu tố này phụ
thuộc vào tính chất công việc, điều kiện khí hậu theo mùa và khối lượng công
việc lao động [48], [53]. Yếu tố vi khí hậu phải đảm bảo ở giới hạn nhất định,
phù hợp với sinh lý con người.
- Tác hại của vi khí hậu
Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm rối loạn quá
trình điều nhiệt, có thể làm suy nhược cơ thể, gây tê liệt sự vận động, do đó
làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị. Nhiệt độ quá cao
sẽ gây rối loạn chức năng thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say


6
nắng, đục nhân mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô
hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh, co cứng cơ, rối loạn vận mạch
ngoại vi …[38].
Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng
nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết mồ hôi, làm thải nhiệt khó khăn.
Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng
lao động của con người.

* Ảnh hưởng của một số yếu tố vật lý tới sức khỏe người lao động
- Bụi: Là tập hợp những phần tử rắn có kích thước nhỏ bé tồn tại lâu
trong không khí dưới dạng khí dung phân tán, khí dung ngưng kết.
+ Phân loại bụi:
Bụi hữu cơ: Bụi tự nhiên có nguồn gốc động vật, thực vật, các loại nấm
mốc và bào tử. Bụi nhân tạo bao gồm: các loại hóa chất, các chất tổng hợp ...
Bụi vô cơ: Gồm bụi khoáng chất như cát, đá, than ... và bụi kim loại
như sắt, nhôm ...
+ Ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe người lao động:
Bụi có thể gây nên các bệnh về đường hô hấp như bệnh bụi phổi Silic, bệnh bụi
phổi amiăng, bệnh bụi phổi than, bệnh bụi phổi sắt, bệnh bụi phổi bông, viêm
mũi họng, khí phế quản...[1]. Bụi có thể gây nhiễm độc, gây dị ứng, gây nhiễm
khuẩn (bụi chứa các phân tử nấm, vi rút hoặc các mầm bệnh do vi khuẩn).
Bụi có thể gây một số bệnh ngoài đường hô hấp như viêm da, viêm
niêm mạc, ung thư ...
Bụi làm giảm giảm khả năng quan sát, hạn chế tầm nhìn làm mắt phải
điều tiết liên tục, lâu ngày dẫn đến mỏi mắt, giảm thị lực.
Bụi có thể gây tổn thương trực tiếp tới một số cơ quan như mắt (gây
viêm giác mạc, xước giác mạc, thậm chí gây mù lòa) [52], [19].


7
- Tiếng ồn:
+ Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác
nhau, được sắp xếp một cách không có trật tự, khi vượt quá ngưỡng nghe sinh
lý sẽ gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người làm việc và
nghỉ ngơi [50], [53].
Trong môi trường lao động, tiếng ồn phát sinh do sự chuyển động của
các chi tiết hoặc bộ phận của máy móc, do va chạm, do các động cơ nổ .. tạo ra.
+ Tác hại của tiếng ồn: Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn cao, đầu tiên cơ

thể có hiện tượng thích nghi thính giác, nếu kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi thính
giác, giảm dần thính lực và cuối cùng là giảm hoàn toàn thính lực [58]. Ở
những nơi tiếng ồn quá lớn có thể gây nguy hiểm vì tiếng ồn che lấp các tín
hiệu báo động, khó nghe các chỉ dẫn, mất tập trung gây căng thẳng liên tục,
mệt mỏi. Khi tiếng ồn quá lớn trên 130 dBA có thể gây thủng màng nhĩ [59].
Tiếng ồn cũng có thể gây ức chế tiêu hóa, rối loạn chức năng hệ tim mạch,
suy nhược thần kinh, đặc biệt hệ thần kinh thực vật làm giảm năng suất lao
động và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn lao động [3], [4], [53].
Ánh sáng: Ánh sáng được phân loại
+ Ánh sáng tự nhiên: Là ánh sáng trực tiếp của mặt trời và ánh sáng
phân tỏa.
+ Ánh sáng nhân tạo:
Chiếu sáng toàn diện: Ánh sáng đều nhưng sấp bóng, không đủ mạnh.
Chiếu sáng cục bộ: Ánh sáng tập trung vào một chỗ, đủ ánh sáng,
không lóa mắt nhưng ánh sáng không đều.
Chiếu sáng hỗn hợp: Khắc phục được nhược điểm của hai loại chiếu
sáng trên.
Làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng trong một thời gian dài là một
trong những nguyên nhân gây giảm thị lực.


8
Ngược lại chói loá là hiện tượng chiếu sáng gây khó chịu và làm giảm
khả năng nhìn của mắt, không thể làm việc được bình thường, không nhìn rõ
các vật, thần kinh căng thẳng, giảm khả năng làm việc, dễ xảy ra tai nạn lao
động [55].
* Tác hại của các hoá chất độc
Hoá chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, xây dựng cơ bản… như chì, Asen, Crôm, Benzen, rượu, các khí bụi
(SO, NO, CO…), các dung dịch Axit, bazơ, kiềm, muối… các phế liệu, phế

thải khó phân huỷ.
Hoá chất độc có thể gây hại cho người lao động dưới các dạng: Vết tích
nghề nghiệp như mụn cóc, mụn chai, da biến màu … Nhiễm độc cấp tính khi
nồng độ chất độc cao; bệnh nghề nghiệp khi nồng độ chất độc thấp dưới mức
cho phép nhưng thời gian tiếp xúc với chất độc lâu đối với cơ thể suy yếu
hoặc trên mức cho phép với mức đề kháng cơ thể yếu [ 2], [49], [51].
Tác hại của một số khí thường gặp trong công nghiệp vận tải:
+ Ô xit cácbon (CO): là chất khí không màu, không thấy được, được
tạo ra khi nhiên liệu chứa cácbon cháy không hết đe doạ nghiêm trọng đến
sức khoẻ con người. Đặc biệt nguy hại với thai nhi và người mắc bệnh tim.
Do áp lực của Hêmôglobin trong máu đối với ôxit cácbon lớn hơn 200 lần so
với ôxy, nên CO cản trở vận chuyển ôxy từ máu vào tới các mô. Vì thế, để
vận chuyển cùng một lượng ôxy cần thiết phải bơm máu nhiều hơn [44].
Rất nhiều nghiên cứu trên con người và động vật chứng tỏ rằng những
người yếu tim sẽ bị tăng thêm căng thẳng khi lượng CO trong máu vượt quá
mức. Đặc biệt các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy khi tiếp xúc với CO ở
mức cao thì những người hay bị đau thắt ngực sẽ tăng thời gian đau. Những
người khoẻ mạnh cũng bị ảnh hưởng, khi tiếp xúc với CO cao sẽ dẫn đến khả
năng suy giảm thị lực, năng lực làm việc, sự khéo léo, khả năng học tập và


9
hiệu suất công việc.
+ Ôxit nitơ (NO): là một dạng hợp chất, ôxit nitơ được người ta quan
tâm đến nhiều do tác hại của nó tới môi trường, sức khoẻ con người và cộng
đồng. Điôxit nitơ (NO 2) gắn liền với việc gia tăng ô nhiễm đường hô hấp, làm
nghẽn thở ở người mắc bệnh hen, và giảm chức năng của phổi. Đối với trẻ em,
người ta chỉ ra rằng chỉ tiếp xúc với NO 2 trong thời gian ngắn cũng dẫn đến
một loạt các vấn đề đường hô hấp; chủ yếu là ho, chảy nước mũi và đau họng.
+ Bụi hạt: Chất bụi hạt là đại diện cho một loạt lớn các chất khác nhau

về hoá và lý tính, tồn tại dưới hình thức những phần tử riêng biệt (dạng rắn
hoặc lỏng) với các kích thước khác nhau. Nguồn bụi do con người tạo ra gồm
các nguồn cố định và di động. Bụi có thể thải trực tiếp ra không khí hoặc có thể
được tạo ra từ quá trình biến đổi khí thải như: điôxit sunphua hoặc ôxit nitơ.
Đặc tính hoá của bụi hạt là thay đổi rất lớn theo thời gian, khu vực, khí tượng
và loại nguồn, làm phức tạp việc đánh giá tác động đến sức khoẻ cộng đồng vì
nó liên quan đến nhiều chỉ số khác nhau về độ ô nhiễm của bụi hạt. Ở nồng độ
cao, bụi hạt có thể gây tác hại tới sức khoẻ con người, làm giảm tầm nhìn và
huỷ hoại các loại vật chất. Thành phần của bụi hạt như axit sunfuaric hay axit
nitric góp phần lắng đọng axit [14]. Đối với khí ô nhiễm, chỉ có NO2 hấp thu
một lượng lớn ánh sáng; nó là một phần nguyên nhân gây ra màu nâu của bầu
trời bị ô nhiễm. Tuy nhiên, nó chỉ gây nên suy giảm tầm nhìn ít hơn 10%.
* Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn điệu:
Điều kiện lao động phải đảm bảo ecgonomy nghĩa là yêu cầu phương
tiện, phương pháp sản xuất, môi trường lao động phù hợp với đặc điểm hình
thái, sinh lý, tâm lý của con người để hoạt động có năng suất, an toàn, thoải
mái [19], [54].
Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có
thể phải làm việc ở cường độ lao động quá mức: theo ca, kíp, tư thế làm việc


10
gò bó trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang
vác nặng, động tác lao động đơn điệu buồn tẻ … hoặc với trách nhiệm cao
gây căng thẳng về tâm lý, điều này gây nên những hạn chế cho hoạt động
bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản
dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh … Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt
mỏi uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, có khi dẫn đến tai nạn
lao động.
1.1.3. Các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hộ lao động

* Biện pháp y tế:
- Giám sát môi trường: tiến hành đo các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
người lao động trong môi trường lao động và so sánh với tiêu chuẩn cho phép.
- Khám tuyển: khám kiểm tra sức khoẻ trước khi tuyển dụng công nhân.
- Khám sức khoẻ định kỳ: định kỳ khám sức khoẻ cho công nhân.
* Bảo hộ lao động:
Đó là biện pháp sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân nhằm hạn chế
tác hại nghề nghiệp [7].
Các loại bảo hộ thường được sử dụng: khẩu trang, mặt nạ, kính, găng
tay, mũ, quần áo bảo hộ, giầy, ủng cao su…
1.2. Tình hình nghiên cứu điều kiện lao động với sức khoẻ công nhân lao
động ở cảng biển trên thế giới
Cho đến nay giới khoa học và vệ sinh công nghiệp trên thế giới đã tổ
chức nhiều hội nghị khoa học quốc tế về "Tác động phối hợp của môi trường
lao động” như tại Phần Lan (1987), Nhật Bản (1986) [2].
Scheffer M, Dupuis H (1989) nghiên cứu tác động phối hợp của nhiệt
độ không khí với nhiệt độ da.
Tác giả Voscresemski (1998) đã phân tích được nồng độ bụi chứa Silic
ở trong phổi và các hạch phế quản. Ông đã khẳng định rằng khối lượng bụi


11
chứa silic trong phổi của thợ mỏ nhiều hơn của những người khác.
Từ đầu thế kỷ XX, nhờ có các phương pháp kỹ thuật tiến bộ, nhất là
máy X-quang nên việc nghiên cứu bệnh bụi phổi nói chung và bệnh bụi phổi
Silic nói riêng cũng đạt được kết quả về nhiều mặt, được tiến hành ở nhiều
nước trên thế giới.
ILO (1980) đưa ra bảng phân loại kèm theo bộ phim mẫu, áp dụng cho
tất cả các nước có bệnh bụi phổi Silic .
Nhiều nước trên thế giới đó co những công trình nghiên cứu về bệnh

bụi phổi Silic. Vì tác hại nghiêm trọng của nó đến sức khoẻ, tính mạng của
công nhân lao động, do đó nhiều hội nghị quốc tế, quốc gia về bệnh bụi phổi
Silic đã được tổ chức .
Một số tác giả Ba Lan, Pháp, Đức… đã nghiên cứu về điều kiện lao
động, các tác nhân gây một số bệnh mang tính chất nghề nghiệp của công
nhân cảng:
Jerzy Waskiewicz (1983) (Ba Lan) đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi
trường lao động tại cảng đến hệ thống tuần hoàn của các công nhân cảng cho
thấy, tỷ lệ công nhân mắc các bệnh tăng huyết áp chiếm 10,7% và gia tăng
theo tuổi nghề [67].
Krystyna de Walden-Galuszko và cộng sự (Ba Lan) đã nghiên cứu
chứng đau cột sống thắt lưng do tư thế làm việc ở một số nhóm công nhân
cảng và công nhân đóng tàu nhận thấy chứng đau cột sống thắt lưng chiếm
28% số công nhân vận hành cần trục trong khi tỷ lệ này là 19% trong số công
nhân đóng tàu. Còn tỷ lệ công nhân bị căng thẳng thần kinh - tâm lý là 98
công nhân vận hành cần trục so với 127 công nhân lái cẩu 59. Điều này đã
cho thấy tư thế và môi trường làm việc đã ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ
người lao động.


12
Nghiên cứu của Appies. C . E (2002) (Cộng hoà Nam Phi) đã xác nhận
sự ảnh hưởng của các yếu tố vật lý trong không khí ở môi trường lao động
của ngành chế biến thuỷ sản có nguy cơ cao đối với bệnh lý đường hô hấp,
trong đó có 10% công nhân bị hen phế quản nghề nghiệp, tỷ lệ viêm da dị ứng
tiếp xúc trong ngành chế biến thuỷ sản chiếm 34% và được coi là bệnh lý
nghề nghiệp [55]. Ngoài ra, do tư thế lao động không hợp lý có thể gây ra:
Công việc lặp đi lặp lại, đi lại nhiều, và đứng lâu có gây ra các rối loạn: đau
mỏi cơ bắp (cổ, vai - gáy, đau thắt lưng, bắp chân...)
Về tâm lý: cường độ làm việc căng thẳng nhất là khi đang thời vụ, tổ

chức lao động không hợp lý, nhàm chán, bồi dưỡng sức lực không đảm bảo
gây ra căng thẳng thần kinh tâm lý và mệt mỏi, dễ xảy ra tai nạn... Nghiên
cứu của Varonen U và cộng sự (2000) ở Phần Lan, tại các cơ sở sản xuất gỗ
dán, đóng tàu, chế biến lâm sản, xây dựng và bốc dỡ hàng hóa, đánh giá môi
trường làm việc an toàn qua các phiếu câu hỏi. Kết quả cho thấy môi trường
làm việc càng an toàn thì tần suất tai nạn lao động và bệnh tật càng thấp [73].
1.3. Tình hình nghiên cứu điều kiện lao động và sức khoẻ công nhân
Cảng biển trong nước
Vai trò và vị trí của các ngành kinh tế biển của nước ta trong sự nghiệp
phát triển kinh tế đất nước đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm.
Từ ngay sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, các Đại hội Đảng toàn
quốc từ Đại hội lần thứ IV đến Đại hội lần thứ IX vấn đề kinh tế miền biển
đến kinh tế biển luôn được đề cập đến trong các Nghị quyết của Đại hội, mà
đỉnh cao của tư duy chiến lược này là Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020”. Hiện nay tổng
GDP của đất nước ta từ các nguồn kinh tế biển đã đạt tới trên 50% và trong
tương lai còn cao hơn nữa [45]. Trong các ngành kinh tế biển, vai trò của hệ
thống cảng biển quốc gia đóng vai trò đặc biệt quan trọng với vị trí là cửa ngõ


13
lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền trong nước và trong nước với thị
trường quốc tế.
Nước ta nằm bên bờ Biển Đông, nơi đây là con đường giao thông huyết
mạch, nhộn nhịp vào loại nhất, nhì trên thế giới. Biển Đông nằm trong số
mười tuyến đường giao thông đường biển lớn nhất trên thế giới, biển Đông là
nơi nối liền 2 đại dương lớn nhất hành tinh là Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương. Đây là vùng biển có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các nước trong
khu vực về địa lý chiến lược, giao thông hàng hải, thương mại và kinh tế.
Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng

không huyết mạch thông thương giữa ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,
giữa châu Âu, Trung cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong
khu vực. Vùng biển và ven biển của cả nước có vai trò là chiếc “cầu nối” cực
kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp
tác giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu
vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động và có
một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Biển và vùng ven biển là cửa mở
lớn, là “mặt tiền” quan trọng của đất nước để thông ra Thái Bình Dương và
rộng mở giao lưu, hội nhập với các nước khác trên thế giới.
Để thực hiện được những nhiệm vụ chiến lược quan trọng đó, song
song với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần có một đội ngũ lao động chất
lượng cao và trước hết phải có sức khoẻ tốt.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về sức khoẻ cho các lao
động trên các vùng biển, đảo của đất nước ngày càng được các nhà nghiên
cứu quan tâm chú trọng. Có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước
đã đề cập đến đặc điểm môi trường lao động trên biển, đảo, ven biển ở một số
địa phương và ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của lao
động biển.


14
Nghiên cứu của Nguyễn Trường Sơn và cộng sự năm 2000 cho thấy
điều kiện vệ sinh của môi trường lao động không đảm bảo tiêu chuẩn cho
phép, đặc biệt là tiếng ồn đã ảnh hưởng đến chức năng tim mạch của người
lao động một cách rõ rệt. Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp và rối loạn điện tâm
đồ khá cao [74].
Nghiên cứu của Phạm Hải Yến và cộng sự về môi trường lao động và
sức khoẻ công nhân bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam cho thấy ảnh hưởng
của các yếu tố vi khí hậu và vật lý của môi trường lao động như tiếng ồn,
nhiệt độ… không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đã ảnh hưởng rõ rệt

đến tình hình sức khoẻ của công nhân, số công nhân có sức khoẻ loại II, III
chiếm đa số, loại IV cũng chiếm tới 5,7%. Về cơ cấu bệnh tật có đến 3,2 %
công nhân bị điếc nghề nghiệp và 3,1% mắc các bệnh lý tim mạch [64].
Kết quả khảo sát môi trường và khám bệnh nghề nghiệp cho 152 cán bộ
công nhân viên công ty Đảm bảo an toàn hàng hải phía Nam năm 2010 cho
thấy có 37 người giảm thính lực 2 tai, 3 người giảm thính lực 1 tai [23].
Nghiên cứu về đặc điểm sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của công nhân chế
biến thuỷ sản Hải Phòng (Nguyễn Trường Sơn, 2006) cho thấy môi trường
lao động, đặc biệt yếu tố vi khí hậu, vật lý, tư thế lao động và vệ sinh, dinh
dưỡng chưa hợp lý đã dẫn đến tỷ lệ bệnh tật khá cao với bệnh tai mũi họng
chiếm tỷ lệ cao nhất (53,02%), trong đó viêm họng mãn tính chiếm tỷ lệ
43,02%, viêm mũi dị ứng chiếm 26,81%, viêm da dị ứng tiếp xúc chiếm
35,63%, xạm da 24,71%, mày đay sẩn ngứa 23,55%, Bệnh lý cơ khớp, thần
kinh cũng gặp một tỷ lệ đáng lưu ý, trong nghiên cứu này là 22,59% [39].
Đề tài “Tình hình môi trường lao động ở vùng mỏ Quảng Ninh 19951998” của Nguyễn Bá Chẳng, Vũ Quang Thiện, Nguyễn Minh Chung cũng
cho thấy: điều kiện vi khí hậu khắc nghiệt ở khối hầm lò thuộc khu vực khai
thác than: nhiệt độ 28-350C, độ ẩm 90-100%, tốc độ gió 0,4-1,5m/s; Bên cạnh


15
đó, bụi do khai thác than lộ thiên, sàng tuyển than, sản xuất vật liệu xây
dựng... với mật độ vượt ngưỡng cho phép; tiếng ồn ở các cơ sở sản xuất lên
đến 90-100 dBA cũng gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của
công nhân, đặc biệt tỷ lệ các bệnh như nhức đầu, mất ngủ, viêm họng, phế
quản, giảm trí nhớ, giảm thính lực, cơ khớp chiếm đến 58% [15]...
Nghiên cứu của Lê Văn Khoa về “Tình hình bệnh ngoài da và môi
trường lao động của công nhân nhà máy đóng tàu biển Hyundai - Vinashin
Khánh Hoà” thời gian từ 2005 - 2007, cho thấy ảnh hưởng của môi trường lao
động đã gây ra tỷ lệ bệnh ngoài da chung là 12% và đặc biệt ở những công
nhân sản xuất trực tiếp gấp 1,71 lần nhóm sản xuất gián tiếp, bệnh tăng dần

theo tuổi đời, tuổi nghề, phát triển nhiều hơn ở mùa nóng [32].
Khi nghiên cứu về mạng lưới an toàn vệ sinh viên ngành Giao thông
vận tải khu vực miền Duyên Hải, BS Nguyễn Minh Châu đã nhận thấy mạng
lưới an toàn vệ sinh viên tuy đã có ở các đơn vị sản xuất nhưng cũng chỉ giới
hạn trong các đơn vị doanh nghiệp lớn và vừa, còn doanh nghiệp nhỏ có từ 50
người trở xuống như Ban quản lý dự án Hàng hải, cảng vụ Hải Phòng… đều
không có. Đại đa số an toàn viên thường phải đảm đương nhiều công việc do
đó hiệu quả kém, không đáp ứng được kịp thời về hướng dẫn vệ sinh an toàn
lao động, tổ chức sơ cấp cứu các tai nạn lao động nói chung tại hiện trường,
đôi khi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc [16].
Cảng là nơi lưu thông hàng hoá từ tàu bè nước ngoài đến Việt Nam, chính
vì vậy đây cũng là nơi lây truyền các bệnh dịch nguy hiểm. Một trong các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua hệ thống các cảng biển, do một loại
virut ký sinh trên chuột, lây truyền sang người qua vết cắn, gây bệnh cảnh lâm
sàng tương tự như sốt xuất huyết, đó là virut Hantaan. Thạc sỹ Trần Đức, Bệnh
viện Việt Tiệp đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu dịch tễ học, các yếu tố liên
quan, đề xuất một số giải pháp phòng và chống nhiễm vi rút Hantaan tại cảng


16
Hải Phòng” cho thấy yếu tố vệ sinh môi trường lao động, nhà ở của công nhân,
lao động tại cảng Hải Phòng đã có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh của công
nhân 16. Một nghiên cứu của Vũ Nguyên gần đây (2006) về “Tỷ lệ nhiễm
virus Hantaan, một số yếu tố liên quan trên chuột và công nhân cảng Hoàng
Diệu, Hải Phòng năm 2005 cho thấy có tới 45,31 % số chuột được bắt tại cảng
Hoàng Diệu có nhiễm virus Hantaan, còn số công nhân làm việc trực tiếp tại
Cảng có từ 4-6% bị nhiễm virus Hantaan. Tác giả cũng nhận thấy những công
nhân làm ca đêm và các công nhân không mang phương tiện bảo hộ lao động bị
nhiễm virus Hantaan cao hơn 42.
Nghiên cứu của Hồ Thị Tố Nga về Thực trạng điều kiện lao động, sức

khỏe và cơ cấu bệnh tật công nhân Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu thuộc Công
ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Hải Phòng năm 2009, với kết
quả: Nhiệt độ nơi làm việc của công nhân vượt quá giới hạn cho phép, 85%
người lao động được trang bị quần áo, mũ , giày bảo hộ lao động; cơ cấu bệnh
tật công nhân bị mắc một số bệnh tương đối cao (bệnh về Tai Mũi Họng là
56,9%, bệnh về Răng miệng 37,5%, bệnh về Mắt 37,55%, bệnh về đường hô
hấp 24,4%, bệnh về tuần hoàn 17,7%, bệnh về xương khớp 10,3%, người có
rối loạn về điện tâm đồ chiếm 41,4%...Tuổi nghề công nhân càng cao thì tỷ lệ
mắc bệnh càng tăng [37].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuyên ( 2013) về đặc điểm ô nhiễm bụi và
tình hình bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp của công nhân một số nhà máy sửa
chữa, đóng tàu quân đội . Trong đó nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và
ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động tại 5 nhà máy, xí nghiệp quốc phòng
phía Nam trong 5 năm (2005-2010), cho thấy: nồng độ bụi toàn phần từ 18-21
mg/m³, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 9-10,5 lần và nồng độ bụi hô hấp từ 10-13
mg/m³, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10-13 lần. Hàm lượng silic tự do trong bụi
hô hấp từ 25-46%. Tỉ lệ rối loạn chức năng hô hấp của công nhân là 22,9% (thể


×