Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ từ 2 tháng 5 tuổi và kiến thức thực hành của bà mẹ tại khoa hô hấp bệnh viện trẻ em hải phòng năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.25 KB, 86 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu này là do tự bản thân tôi
thực hiện, không trùng lặp với bất kỳ một công trình nào của các tác giả
khác. Các số liệu trong bản luận văn là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm
về lời cam đoan này.


ii

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành bản luận văn thạc sỹ chuyên ngành Y tế công
cộng, tôi xin bày tỏ tình cảm và những lời cảm ơn trân trọng đặc biệt nhất
tới:
- PGS.TS.Đinh Văn Thức – Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học trường
đại học Y Dược Hải Phòng, người thầy đã tận tình ủng hộ, động viên, giúp
đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành bản
luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Đại học Y Hải Phòng.
- Phòng đào tạo sau Đại học trường Đại học Y Hải Phòng.
- Đảng ủy, Ban giảm đốc Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng.
- Tập thể khoa Hô Hấp - Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng.
- Toàn bộ cán bộ, giảng viên khoa Y tế công cộng - trường Đại học Y
Hải Phòng.
- Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
các bạn đồng nghiệp cùng tập thể anh chị em học viên lớp cao học Y tế
công cộng khoá 7 đã động viên ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn
thành luận văn này.




iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BRN

Bệnh rất nặng

CL

Cảm lạnh

CS

Cộng sự

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

IMCI

Integrated management of childhood illness.
(Chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh

K.A.S

Knowledge Attitude Skill
(Kiến thức - Thái độ - Kỹ năng)


KVP

Không viêm phổi

NC

Nghiên cứu

NKHHCT

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

NVYT

Nhân viên y tế

NXB

Nhà xuất bản

PTTH

Phổ thông trung học

SDD

Suy dinh dưỡng

THCS


Trung học cơ sở

TTGDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

UNICEF

United Nations Internaltional Children’s Emergency

Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)
VP

Viêm phổi

VPN

Viêm phổi nặng

VPRN

Viêm phổi rất nặng

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. v
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Khái niệm, phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. ........................ 3
1.1.1. Khái niệm. ........................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. .................... 3
1.2. Chương trình NKHHCT. .................................................................... 4
1.3. Tình hình mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới và tại Việt Nam
....................................................................................................................... 6
1.3.1. Tình hình mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi trên
Thế giới. ........................................................................................................ 6
1.3.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Việt Nam ........................ 8
1.4. Kiến thức và thực hành của bà mẹ về NKHHCT. .......................... 11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 15
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu. ..................................... 15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................... 15
2.3 Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu. ............................................ 17
2.4. Các biện pháp khắc phục sai số. ....................................................... 21
2.5. Xử lý số liệu: ....................................................................................... 22
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu. ................................................................ 22
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 23
3.1 Đặc điểm dịch tễ học NKHHCT ở trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi tại khoa
Hô hấp – bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng. ................................................. 23



iv
3.2 Một số thông tin chung về mẹ. ........................................................... 27
3.2.1 Kiến thức của bà mẹ có con 02 tháng – 5 tuổi về NKHHCT ....... 30
3.2.2 Thực hành chăm sóc trẻ mắc NKHHCT. ...................................... 37
3.2 Kiến thức – thực hành của bà mẹ về NKHHCT. ............................. 42
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................. 47
4.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhiễm khuẩn hô cấp tính ở trẻ từ 02
tháng - 5 tuổi tai khoa Hô Hấp – bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm
2013. ............................................................................................................ 47
4.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về NKHHCT 54
4.2.1. Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT. ................................................. 54
4.2.2 Thực hành của bà mẹ về NKHHCT. ................................................ 58
KẾT LUẬN ................................................................................................ 63
1. Tỷ lệ về NKHHCT ở trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi. ..................................... 63
2. Kiến thức – thực hành của bà mẹ về NKHHCT. ............................... 63
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 66
PHỤ LỤC ................................................................................................... 73


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình NKHHCT ở một số nước Châu Á [8] .......................... 6
Bảng 1.2. Số liệu tử vong trẻ em do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại một số
nước trên Thế giới [25] ................................................................................. 7
Bảng 3.1 Phân bố tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT điều trị tại khoa Hô hấp theo số
bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện. ..................................................... 23
Bảng 3.2. Phân bố trẻ mắc NKHHCT điều trị tại khoa Hô hấp theo tháng
vào viện. ...................................................................................................... 24
Bảng 3.3. Phân bố trẻ từ 02 tháng – 5 tuổi mắc NKHHCT theo nhóm tuổi.

..................................................................................................................... 25
Bảng 3.4 Phân bố trẻ từ 02 tháng – 5 tuổi mắc NKHHCT theo giới. ........ 25
Bảng 3.5 Phân bố trẻ từ 02 tháng – 5 tuổi mắc NKHHCTtheo địa dư. ..... 26
Bảng 3.6. Phân bố trẻ từ 02 tháng – 5 tuổi mắc NKHHCT theo chẩn đoán
vào viện. ...................................................................................................... 26
Bảng 3.7 Phân bố bà mẹ có con 02 tháng – 5 tuổi theo nhóm tuổi và kiến
thức, thực hành của bà mẹ về NKHHCT. ................................................... 27
Bảng 3.8. Phân bố nghề nghiệp của các bà mẹ có con 02 tháng – 5 tuổi theo
kiến thức, thực hành của bà mẹ về NKHHCT. ........................................... 28
Bảng 3.9. Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ có con 02 tháng – 5 tuổi
theo chẩn đoán bệnh của con. ..................................................................... 29
Bảng 3.10. Phân bố kiến thức của bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi về
NKHHCT theo chẩn đoán bệnh của con. .................................................... 30
Bảng 3.11. Kiến thức của bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi về các triệu
chứng khi trẻ mắc NKHHCT. ..................................................................... 31
Bảng 3.12. Kiến thức của bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi về mốc thở
nhanh ở trẻ dưới 5 tuổi. ............................................................................... 32
Bảng 3.13. Kiến thức của bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi về các dấu
hiệu của viêm phổi nặng. ............................................................................ 32


v

Bảng 3.14. Kiến thức của bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi về các dấu
hiệu cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám bệnh. .................................. 33
Bảng 3.15. Tỷ lệ các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi biết về phòng nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính. ................................................................................ 34
Bảng 3.16. Tỷ lệ bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi cho rằng NKHHCT có
thể phòng được. ........................................................................................... 34
Bảng 3.17. Phân bố các phương pháp bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi biết

để phòng NKHHCT cho trẻ. ....................................................................... 35
Bảng 3.18 . Tỷ lệ các nguồn thông tin có con từ 02 tháng – 5 tuổi bà mẹ
biết về phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. .............................................. 36
Bảng 3.19 Phân bố các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi theo chế độ nuôi
con bằng sữa mẹ. ......................................................................................... 37
Bảng 3.20. Phân bố bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi theo thời gian bà mẹ
cai sữa cho con ............................................................................................ 38
Bảng 3.21. Phân bố thời điểm mà bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi bắt đầu
cho trẻ ăn sam theo kiến thức, thực hành của bà mẹ vềNKHHCT. ............ 39
Bảng 3.22. Phân bố tỷ lệ cho con đi tiêm chủng của các bà mẹ có con từ 02
tháng – 5 tuổi theo kiến thức, thực hành của bà mẹ vềNKHHCT . ............ 40
Bảng3.23. Tỷ lệ hút thuốc lá trong gia đình các bà mẹ có con từ 02 tháng –
5 tuổi theo chẩn đoán bệnh của trẻ. ............................................................. 41
Bảng 3.24. Tỷ lệ loại bếp đun gia đình các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5
tuổi sử dụng. ............................................................................................... 41
Bảng 3.25. Tỷ lệ bà mẹ có con 02 tháng – 5 tuổi đếm nhịp thở chính xác. 42
Bảng 3.26. Tỷ lệ bà mẹ có con 02 tháng – 5 tuổi nhận biết dấu hiệu rút lõm
lồng ngực. .................................................................................................... 42
Bảng 3.27. Địa điểm bà mẹ các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi thường
đưa trẻ tới khám bệnh. ................................................................................. 43


v
Bảng3.28. Thực hành sử dụng thuốc cho trẻ bị NKHHCT của bà mẹ các bà
mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi .................................................................... 44
Bảng 3.29. Tỷ lệ các triệu chứng bà mẹ các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5
tuổi thường theo dõi khi trẻ mắc NKHHCT. .............................................. 45
Bảng 3.30. Cách bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi cho trẻ ăn , uống khi trẻ
bị mắc NKHHCT. ....................................................................................... 46



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất
ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện và ở cộng đồng trong đó hơn 90% các
trường hợp tử vong tập trung ở các nước đang phát triển[14],[26],[32]. Ở
nhiều quốc gia, NKHHCT là nguyên nhân chính gây mắc bệnh và tử vong
nhiều nhất cho trẻ em dưới 5 tuổi, tử vong do NKHHCT chiếm trên 30% tử
vong chung ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới, hàng năm có khoảng 14 triệu
trẻ dưới 5 tuổi tử vong (95% ở các nước đang phát triển) thì có tới 4 triệu
trẻ chết vì NKHHCT.
Tổng kết của UNICEF về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại khu vực
Châu Á năm 2002 cho thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ
dưới 5 tuổi trong 2 tuần là khá cao: Nepal là 43,1%; Pakistan là 24,0%; Ân
Độ là 19,3%; Bangladesh là 18,3%; Philipin là 16,2% [5].
Do tầm quan trọng của vấn đề, vào năm 1982 Tổ chức y tế thế giới
(TCYTTG - WHO) đã xây dựng Chương trình phòng chống NKHHCT trẻ
em. Mục tiêu cơ bản của Chương trình là làm giảm tử vong do NKHHCT,
trong đó chủ yếu do viêm phổi (VP) [13]. Chiến lược để đạt được mục tiêu
của Chương trình là phát hịên sớm trẻ mắc NKHHCT ngay tại gia đình, trẻ
được đưa đến cơ sở y tế (CSYT) kịp thời và được điều trị đúng. Theo chiến
lược đó, ngoài việc huấn luyện cho cán bộ y tế (CBYT) kỹ năng xử trí trẻ
mắc NKHHCT theo phác đồ, cung cấp thuốc cho y tế cơ sở thì hiều biết
của những người chăm sóc trẻ, đặc biệt là người mẹ có vai trò rất quan
trọng [13],
Tại Việt Nam, chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đã được
triển khai từ rất sớm và đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy vậy, báo
cáo hàng năm của Bộ Y tế cho thấy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính luôn nằm



2
trong nhóm bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất đặc biệt là ở trẻ dưới 5
tuổi [5]. Các thống kê, nghiên cứu ở cả tuyến bệnh viện và ở cộng đồng đều
cho thấy tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em trong những năm gần đây không có
xu hướng thuyên giảm. Tỷ lệ này là 37,50% số trẻ tại bệnh viện và 39,75%
khi nghiên cứu cắt ngang tại cộng đồng [14],[24],[27].
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc NKHHCT chiếm hàng đầu trong các bệnh ở
trẻ em dưới 5 tuổi, tần suất mắc NKHHCT trung bình hàng năm ở trẻ dưới
5 tuổi là 4,1 lần/trẻ/năm. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi đến khám và điều trị
NKHHCT luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong mô hình bệnh tật của trẻ dưới 5
tuổi tại các cơ sở y tế, đồng thời tử vong do NKHHCT luôn chiếm tỷ lệ cao
trong tổng số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Tại các Bệnh viện có khoảng 3040% số trẻ dưới 5 tuổi chết do NKHHCT, trong đó đa phần là chết trong
vòng 24h đầu sau khi nhập viện [13].
Các nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về tử vong do NKHHCT
chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ tử vong trong
những giờ đầu của trẻ khi đến cơ sở y tế là do trẻ không được đưa tới các
cơ sở y tế kịp thời, bà mẹ tự điều trị tại nhà, không được xử trí trước khi
đưa đến Bệnh viện hoặc xử trí nhưng không thích hợp [27].
Với những lý do như trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ 02
tháng - 5 tuổi điều trị tại khoa Hô Hấp- bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
năm 2013
2. Khảo sát kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính của các bà mẹ có con từ 02 tháng - 5 tuổi điều trị tại khoa
Hô Hấp- bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2013


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm, phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
1.1.1. Khái niệm.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) được định nghĩa là tất cả
các trường hợp nhiễm khuẩn (do vi khuẩn hoặc virus) ở đường hô hấp từ
mũi họng cho đến phế nang. Thời gian bị bệnh kéo dài không quá 30 ngày
[14],[28],[43].
1.1.2. Phân loại các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
- Phân loại theo vị trí tổn thương (vị trí giải phẫu)

Theo TCYTTG ranh giới để phân chia nhiễm khuẩn đường hô hấp
trên và đường hô hấp dưới là nắp thanh quản: đoạn trên nắp thanh quản là
đường hô hấp trên, đoạn dưới nắp thanh quản là đường hô hấp dưới.
Nhiễm khuẩn hô hấp trên thường hay gặp và nhẹ như ho - cảm lạnh,
viêm họng cấp, viêm V.A, viêm Amiđan, viêm xoang, viêm tai giữa
Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT dưới gặp ít hơn (1/3 trường hợp) nhưng
thường là nặng và dễ tử vong như: Viêm thanh quản, viêm nắp thanh quản,
viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phế quản cấp, viêm phổi, đặc biệt là
viêm phổi cấp tính ở trẻ nhỏ có tỷ lệ tử vong cao nhất [8].
- Phân theo mức độ nặng nhẹ của bệnh

Theo TCYTTG có thể đựa vào các dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút
lõm lồng ngực và một số dấu hiệu nguy hiểm khác để phân loại xử trí theo
mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Không viêm phổi ( nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ): Trẻ chỉ có dấu hiệu
ho, chảy nước mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực.
- Viêm phổi ( NKHHCT thể vừa): Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, không
rút lõm lồng ngực.



4
- Viêm phổi nặng( NKHHCT thể nặng ): Rút lõm lồng ngực, không
tím tái, vẫn uống được.
- Bệnh rất nặng: Trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau: không
uống được, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, suy dinh
dưỡng nặng. Ở trẻ dưới 2 tháng có dấu hiệu bỏ bú, sốt hoặc hạ nhiệt độ, thở
khò khè [8],[27],[56].
1.2. Chương trình NKHHCT.
Đứng trước tính cấp bách của vấn đề NKHHCT đối với sức khoẻ trẻ
em, vào năm 1982 TCYTTG đã đề nghị xây dựng chương trình phòng
chống NKHHCT ở trẻ em trên toàn cầu. Mục tiêu của chương trình bao
gồm [42]:
1. Giảm tử vong do NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi trong đó chủ yếu là
viêm phổi.
2. Từng bước giảm tỷ lệ mắc bệnh NKHHCT ở trẻ em.
3. Hạn chế sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, không hợp lý trong
điều trị NKHHCT.
Hiện nay Bộ y tế đang thực hiện chương trình xử trí lồng ghép bệnh
trẻ em ( IMCI ) với sự tài trợ của WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
trong đó có phần xử trí và phòng chống bệnh NKHHCT. Việt Nam là nước
thứ 2 tên thế giới(sau Brazil) thành lập và triển khai chương trình này. Bộ y
tế Việt Nam đã sớm đưa chương trình phòng chống NKHHCT vào một
trong các chương trình Y tế quốc gia và bắt đầu triển khai trên cả nước từ
năm 1984, điều này thể hiện sự quan tâm, chú trọng của Đảng và ngành y
tế đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em. Theo chương trình Hợp
tác Quốc gia, tình đến năm 2000 thì 100% số xã trong cả nước đã triển
khaii chương trình phòng chống NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi với 3 mục
tiêu chính là giảm tỷ lệ mắc, chết và sử dụng kháng sinh trong điều trị



5
NKHHCT. Chiến lược và các hoạt động của chương trình để đạt được mục
tiêu được trình bày theo sơ đồ dưới đây [42].
Mục tiêu:
Trẻ mắc NKHHCT
được đưa đến CSYT
kịp thời

Trẻ mắc NKHHCT đến
CSYT được chẩn đoán,
điều trị đúng

Chiến lược
Bà mẹ hiểu
biết về
NKHHCT

CSYT ở
gần dân,
được dân
tin

CBYT
được
huấn
luyện, có
trình độ


Thuốc và
trang
thiết bị
đầy đủ

Xây dựng,
củng cố
mạng lưới
y tế

Đào tạo,
huấn
luyện

Cung cấp
thuốc,
trang
thiết bị

Hoạt động
TTGDSK

Đến tháng 12 năm 2000, Chương trình đã được triển khai ở 97% số xã,
phường thuộc 61 tỉnh thành trong toàn quốc, khoản 98% số trẻ dưới 5 tuổi
được bảo vệ [16].
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả làm giảm tử vong do viêm
phổi một cách rõ rệt khi triển khai Chương trình tại tuyến y tế cơ sở, đồng
thời góp phần làm giảm tử vong chung ở trẻ dưới 5 tuổi. Không những thế
tử vong do viêm phổi phối hợp với các nguyên nhân khác (sởi, ho gà, suy
dinh dưỡng…) cũng giảm rõ rệt [28].



6
1.3. Tình hình mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1 Tình hình mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi trên
Thế giới.
Hiện nay, trên thế giới, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được thống kê là
bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ
dưới 5 tuổi. Theo số liệu của WHO, mỗi trẻ trung bình trong một năm mắc
NKHHCT từ 4 - 9 lần, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt
trẻ mắc NKHHCT, trong đó khoảng 40 triệu lượt là viêm phổi và cũng theo
thống kê của WHO hàng năm có khoảng 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử
vong, trong đó có 4,3 triệu trẻ chết do viêm phổi (VP) cấp tính. Như vậy có
khoảng trên 10.000 trẻ chết do viêm phổi cho mỗi ngày, trong đó hơn 90%
số tử vong tập trung ở các nước đang phát triển [8],[25].
Bảng 1.1. Tình hình NKHHCT ở một số nước Châu Á [8]
Nước
Bangladesh

Trẻ < 5 tuổi mắc NKHHCT

Trẻ mắc NKHHCT

trong 2 tuần (%)
18,3

được chăm sóc (%)
27,2

Ân Độ


19,3

64,0

Nepal

34,1

18,2

Pakistan

24,0

53,0

Philipin

16,2

63,7

Ở khu vực Châu Á, nghiên cứu về tỷ lệ mắc VP ở trẻ dưới 5 tuổi tại
Đông Quan - Trung Quốc cho thấy tỷ lệ này là 74,6/100.000 trẻ; Ở bang
Punjab - Ấn Độ là 94,1 trẻ/100.000 trẻ [8],[39].
Tại hội nghị Washington (1991) về NKHHCT ở trẻ em, báo cáo về tỷ
lệ mới mắc viêm phổi hàng năm/10 0 trẻ ở Bangkok (Thái Lan) là: 7,0/100
trẻ, tại Gadchirol (Ân Độ) là 13,0/100 trẻ. Các nước khu vực Châu Phi có tỷ
lệ mới mắc VP ở trẻ cao hơn như Basse (Gambia) là 17,0/100 trẻ, Maragua



7
(Kenya) là 18,0/100 trẻ, trong khi đó tại các nước phát triển, tỷ lệ này thấp
hơn hẳn như Chapel Hill (Mỹ) là 3,6/100 trẻ còn tại Setle (Mỹ) là 3,0/100
trẻ. Như vậy các kết quả nghiên cứu về NKHHCT cho thấy đây là bệnh phổ
biến ở các nước thuộc thế giới thứ 3 - các nước đang phát triển [26].
Nghiên cứu ở 19 điểm tại 16 nước đang phát triển đã cho thấy tỷ lệ tử
vong do NKHHCT chiếm khoảng 1/3 so với tử vong chung ở trẻ dưới 5
tuổi, dao động từ 21% - 62% và như vậy trung bình có khoảng 7 - 20 trẻ
chết /1000 trẻ/ năm là do NKHHCT. Nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy
tỷ lệ tử vong do viêm phổi chiếm 75,4% trong tổng số tử vong; tại Nepal,
tỷ lệ này là rất cao 79,8% [8].
Trẻ càng nhỏ tuổi thì tử vong do NKHHCT càng cao. Thống kê hàng
năm tại các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong do NKHHCT xảy ra ở trẻ
dưới 2 tháng tuổi dao động từ 20 - 25% chết, ở trẻ dưới 1 tháng tỷ lệ tử
vong dao động từ 50 - 60%, rất ít tử vong xảy ra ở trẻ em trên 5 tuổi [8].
Như vậy NKHHCT ở trẻ thực sự là vấn đề thời sự của nhiều nước
trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Bảng 1.2. Số liệu tử vong trẻ em do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại một
số nước trên Thế giới [25]
Địa điểm nghiên cứu

Tử vong NKHHCT Tử vong chung trẻ < 5
/1000 trẻ đẻ sống/ năm

tuổi (%)

Abotabad (Pakistan)


14

35,0

T ekney (B anglades)

18

30,0

Gadchirol (India)

18

43,0

Kanmadu (Nepal)

20

31,0

Tari (Papua New Guinea)

13

36,0

Bagamoyo (Tanzania)


14

30,0


8
1.3.2 Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Việt Nam
Ở nước ta hiện nay kinh tế đang trên đường phát triển, hệ thống và
dịch vụ y tế đã có nhiều tiến bộ, rất nhiều các chương trình, dự án về y tế
được triển khai, trong đó có chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em nói chung
đã có kết quả tương đối tốt. Tuy vậy hiện nay NKHHCT vẫn là nguyên
nhân gây mắc bệnh và tử vong cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi [21].
Kết quả điều tra tại cộng đồng của dự án NKHHCT trẻ em cho thấy
tần xuất mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 4 - 5 lần/ trẻ/ năm . Ước
tính ở nước ta hiện nay có 9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thì mỗi năm có khoảng
36 - 45 triệu lượt trẻ mắc NKHHCT ở các thể [8],[11].
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm tỷ lệ cao nhất (40 - 50%) trong
tổng số trẻ đến khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Hiện nay tại các cơ sở
chữa bệnh từ tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, đến tuyến huyện đều quá tải do
trẻ mắc NKHHCT vào điều trị [8].
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em cũng là nguyên nhân gây tử
vong cao nhất ở bệnh viện và cộng đồng. Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế
năm 2004 đã cho thấy tình hình mắc bệnh và tử vong do NKHHCT ở trẻ
em ở một số bệnh viện như sau: Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ nhập
viện do NKHHCT là 32,5% , tỷ lệ tử vong chiếm 20,2% tổng số tử vong ở
trẻ. Tỷ lệ nhập viện do NKHHCT cao gấp gần 2 lần so với bệnh tiêu chảy
cấp (17,7 %) và đứng đầu trong các nguyên nhân nhập viện ở trẻ; Số trẻ
mắc NKHHCT vào viện điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa thành phố
Đà Nẵng là 45,6%, số trẻ chết do viêm phổi 32,5%; Tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Sơn La tử vong do viêm phổi ở trẻ em chiếm 63,2% trong tổng số tử

vong ở trẻ dưới 5 tuổ i; Tại bệnh viện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang số trẻ
mắc NKHHCT vào điều trị 92,8%, tử vong do viêm phổi 88,9% ,[14],[16].
Về tử vong trẻ em trước 24 giờ tại bệnh viện: Thái Nguyên 63,5%,


9
bệnh viện Nhi Trung ương 18,8%, Sơn La 41,7% [10],[30].
Theo báo cáo "Đánh giá hoạt động y tế cơ sở" năm 2004 của dự án
NKHHCT trẻ em, hiện nay viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất
(31,3%) trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong trẻ, cao gấp 6 lần so
với tử vong do tiêu chảy (5,1%). Trong số trẻ chết do viêm phổi chỉ có
52% trẻ được chăm sóc trước khi tử vong [5]. Nguyên nhân trẻ không
được chăm sóc y tế trước khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh
viện cao là vì các bà mẹ không phát hiện được dấu hiệu của bệnh, hoặc khi
trẻ mắc bệnh không được chữa trị đúng đắn, đến khi bệnh nặng chuyển đi
bệnh viện thì bệnh đã quá nặng [6],[29],[30].
Điều tra 14.290 trẻ dưới 5 tuổi tại 18 xã thuộc đồng bằng sông Hồng
của Viện Lao và bệnh phổi cho thấy tỷ lệ tử vong là 7/1000 trẻ đẻ sống
trong đó tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp là 2,7/1000 trẻ đẻ sống [5]. Kết
quả điều tra ở một số phường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ tử vong chung là
5,2% trong đó do NKHHCT là 2,8% [13],[14].
Tác giả Nguyễn Thu Nhạn (2001) cũng nhận thấy tình hình tử vong
trẻ em tại các khoa Nhi bệnh viện tỉnh trong 2 năm 1998 - 1999 tập trung
vào 10 nhóm bệnh và đứng đầu vẫn là nhóm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.
Trong khi tỷ lệ tử vong chung ngày một giảm thấp, thì tỷ lệ tử vong do
viêm phổi chýa giảm nhiều (nãm 1970 là 37%, nãm 1990 là 42% nãm
1995 là 35% và nãm 2000 là 40%). Như vậy tỷ lệ tử vong do viêm phổi
hầu như không giảm trong suốt 30 năm qua [23],[24].
Nghiên cứu của chương trình phòng chống NKHHCT trên 8.799 trẻ
tại 50 xã đồng bằng thấy tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh NKHHCT cao gấp

từ 1,2 đến 2 lần so với trẻ từ 1-5 tuổi [5].
Để giải quyết vấn đề NKHHCT ở trẻ em, chương trình phòng chống
NKHHCT được Bộ Y tế Việt Nam sớm đưa vào một trong các chương


10
trình Y tế Quốc gia và bắt đầu triển khai trên cả nước từ năm 1984, chỉ sau
1 năm WHO triển khai chương trình ARI trên toàn cầu năm 1983 và là
nước thứ 2 trên thế giới triển khai chương trình này (sau Brazil) [11]. Điều
này thể hiện sự quan tâm và chú trọng của Đảng và Ngành y tế đối với việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em. Theo chương trình Hợp tác Quốc
gia, tính đến năm 2000 thì 100% số xã trong cả nước đã triển khai chương
trình phòng chống NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi với 3 mục tiêu chính là
giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ chết và giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong điều
trị NKHHCT. Tuy vậy theo các nghiên cứu hàng năm về NKHHCT cho
thấy tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ nhỏ vẫn không thuyên giảm trong những
năm gần đây [23].
Trong suốt 2 thập kỷ triển khai thực hiện chương trình ARI, người ta
thấy rằng tiến hành những chương trình hoạt động riêng biệt cho một đối
tượng là trẻ em mặc dù có sự thành công nhất định nhưng bên cạnh đó lại
bộc lộ nhiều mặt hạn chế như tốn thời gian, nhân lực, kinh phí... Mặt khác,
trên thực tế, hầu hết trẻ bị bệnh thường có triệu chứng của nhiều bệnh kết
hợp, xử trí từng bệnh có thể dẫn đến việc điều trị thiếu toàn diện. Để nâng
cao hiệu quả của các chương trình y tế, WHO kết hợp UNICEF đưa ra một
chiến lược mới nhằm quan tâm toàn diện đến trẻ em đó là hoạt động lồng
ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI). Đây là một hoạt động nhằm mục đích
giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ mắc, giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và hạn
chế di chứng cho trẻ em tại cộng đồng, đồng thời cải thiện sức khỏe trẻ em
ở các nước đang phát triển. Một trong những điểm nổi bật của chương
trình này là nhấn mạnh việc phát hiện sớm bệnh cho trẻ, phân loại và xử trí

đúng bệnh ngay tại tuyến cơ sở. [21],[11].
Như vậy NKHHCT ở trẻ thực sự là vấn đề thời sự của nhiều nước
trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.


11
1.4. Kiến thức và thực hành của bà mẹ về NKHHCT.
* Kiến thức về NKHHCT của bà mẹ.

Nghiên cứu của WHO cho thấy nếu bà mẹ biết dấu hiệu của viêm
phổi và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, đồng thời nếu trẻ được xử trí đúng
thì sẽ giảm được tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi ở trẻ [45]. Nghiên cứu
tiến hành ở vùng thành phố tại Ethiopia, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
chiếm tỷ lệ 33% trong tổng số các bệnh ở trẻ nhỏ và 20% trong số tử vong
ở trẻ dưới 5 tuổi [40]. Trong nghiê cứu này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn
222 bà mẹ, hầu hết các bà mẹ không nhận biết được các dấu hiệu của viêm
phổi bao gồm thở nhanh và rút lõm lồng ngực. Một số các mẹ nhận biết
được dấu hiệu này nhưng không phân tích lý giải được tình trạng nặng của
bệnh. Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận bằng cách đưa ra các khuyến cáo
là cần tăng cường công tác giáo dục sức khoẻ và nghiên cứu sâu hơn về
niền tin của cộng đồng đối với NKHHCT ở trẻ, đặc biệt nhấn mạnh vào
các dấu hiệu, triệu chứng của NKHHCT mà các gia đình có thể xác định
được có phải con cái của họ có bị mắc NKHHCT hay không [40].
Nghiên cứu được tiến hành tại một cơ sở y tế tại Enugu, miền đông
Nigeria để xác định kiến thức của các bà mẹ về việc nhận biết viêm phổi ở
trẻ trước tuổi đi học [45]. Nhóm tác giả phỏng vấn 400 bà mẹ bằng bảng
câu hỏi có cấu trúc và thấy rằng 65% bà mẹ nhận biết được viêm phổi qua
dấu hiệu khó thở, 42% bà mẹ nhận biết được dấu hiệu thở nhanh và 26,5%
biết dấu hiệu ho ở trẻ. Chỉ rất ít bà mẹ nhận biết được viêm phổi qua dấu
hiệu: Rút lõm lồng ngực (8,5 %) và tím tái (1%). Nghiên cứu này cũng cho

thấy điểm kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu viêm phổi gia tăng một
cách có ý nghĩa với trình độ học vấn và tầng lớp xã hội của các bà mẹ (p
<0,05). Trong khi đó 51% các bà mẹ tin rằng dấu hiệu thở nhanh là một
dấu hiệu quan trọng để xác định viêm phổi ở trẻ, một số khá lớn các bà mẹ


12
(87,5%) không tin tưởng rằng các dấu hiệu muộn như là rút lõm lồng ngực,
tím tái có phải là dấu hiệu biểu hiện của tình trạng bệnh nặng hay không.
Trên cơ sở các các tiêu chuẩn của WHO, nghiên cứu đã đưa ra kết luận
rằng nhận biết viêm phổi ở trẻ em của các bà mẹ ở mức trung bình, trong
khi đó kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu chỉ điểm viêm phổi nặng ở
mức rất kém. Vì thế cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức
khoẻ về NKHHCT cho các bà mẹ đặc biệt là cách nhận biết các biểu hiện
của viêm phổi và viêm phổi nặng [45].
* Thực hành của bà mẹ về NKHHCT.
Một thực tế là dù CBYT có giỏi, được trang bị đủ thuốc men và các
phương tiện, nhưng bà mẹ không biết phát hiện dấu hiệu, chỉ đưa trẻ dến cơ
sở y tế khi bệnh đã nặng, thì khả năng cứu sống trẻ cũng rất thấp. Cho nên,
trong nhiều năm qua, một chiến lược mà TCYTTG cũng như chương trình
NKHHCT ở Việt Nam đề ra là nâng cao khả năng phát hiện dấu hiệu
NKHHCT cho bà mẹ, để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời [16]. Một số
nghiên cứu đã cho thấy nên bảo bà mẹ phát hiện dấu hiệu VP và đưa trẻ
đến cơ sở y tế kịp thời, đồng thời trẻ được xử lý đúng sẽ làm giảm khả năng
tử vong khoảng 20%. Cách chăm sóc trẻ của bà mẹ cũng ảnh hưởng đến
sức khoẻ của trẻ. Bà mẹ biết cho trẻ bú sữa mẹ cũng có ảnh hưởng đến sức
khoẻ của trẻ. Bà mẹ biết cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu,
đồng thời biết cho trẻ ăn bổ sung đúng, đủ chất dinh dưỡng sẽ phòng ngừa
được 10% tử vong do NKHHCT.
Với tất cả những ưu thế đó, Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu chỉ ra,

nhờ được hướng dẫn về tác dụng của sữa mẹ mà đa số các bà mẹ hiện nay
biết cho trẻ bú ngay sau khi trẻ sinh ra. Bà mẹ cũng cho trẻ bú sữa non mà
không vắt đi, trẻ được bú mẹ sau 12 tháng tuổi là phổ biến. Tuy nhiên tỷ lệ
trẻ ăn thêm sớm từ tháng thứ 2 còn khá phổ biến, đa số bà mẹ biết sữa mẹ


13
là thức ăn tốt nhất cho trẻ, có thể cho trẻ bú đến 2 tuổi, nhưng do bận làm
không thể về nhà cho trẻ bú thường xuyên được, nên phải cho trẻ ăn thêm
sớm. ở nông thôn đa số sau khi sinh khoảng 2 tháng đã phải đi làm, nên trẻ
đã phải cho ăn thêm khi mẹ vắng nhà, có một số bà mẹ do thiếu hiểu biết
nên cho rằng sau khi sinh khoảng 2- 3 tháng sữa mẹ bị nhạt, cho nên phải
cho trẻ ăn thêm sớm mới đủ cho nhu cầu của trẻ [13].
Hiện nay ở các nước đang phát triển, vẫn còn nhiều bà mẹ không
biết nhận biết dấu hiệu NKHHCT, cũng như không biết chăm sóc đúng cho
trẻ mắc NKHHCT [20]. Một nghiên cứu ở El Alto, Bolovia cho thấy 57%
số bà mẹ được phỏng vấn không biét dấu hiệu NKHHCT, 99% trẻ mắc
NKHHCT không được chăm sóc đúng, 42% số tử vong do NKHHCT và
tiêu chảy là không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời. Tình trạng lạm dụng
kháng sinh đẻ chữa ho, sốt đơn thuần rất phổ biến. TCYTTG ước tính mỗi
năm trên toàn thế giới tiêu tốn hàng tỷ đô la chỉ để chữa triệu chứng ho và
sốt, trong đó một phần là do bà mẹ và gia đình tự ý mua kháng sinh chữa
bệnh cho trẻ. Một tổng kết của TCYTTG về điều tra hoạt động của tuyến y
tế cơ sở ở 19 nước trên thế giới (1997) cho thấy chỉ khoảng 35% bà mẹ biết
dấu hiệu thở nhanh, khó thở; 57,6% bà mẹ tự mua thuốc chữa cho trẻ, nếu
không đỡ mới đưa đến cơ sở y tế [35]. Tại Việt Nam qua các cuộc điều tra
hộ gia đình và điều tra về kiến thức và thực hành của bà mẹ về NKHHCT
cũng cho thấy, chỉ khoảng 40% bà mẹ biết dấu hiệu thở nhanh hoặc khó
thở, khoảng 27% bà mẹ đã tự ý dùng thuốc kháng sinh để chữa ho cho trẻ
[11]

Tình trạng cho trẻ ăn kiêng khi trẻ ho, sốt không còn phổ biến. Đa số
bà mẹ cho rằng, khi trẻ có ho, sốt mà cho trẻ ăn kiêng, trẻ sẽ lâu khỏi bệnh
hơn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Chính vì vậy mà nhiều bà mẹ biết cho
con mình ăn ngon hơn, mỗi lần cho ăn ít một, ăn nhiều bữa trong một ngày.


14
Tuy vậy vẫn còn nhiều bà mẹ không chú ý cho trẻ uống nhiều nước khi trẻ
ho, sốt; nhiều bà mẹ không biết được tại sao trẻ có ho, sốt lại phải cho trẻ
uống thêm nước. Những bà mẹ đó đều cho rằng họ không được ai giải thích
và hướng dẫn. Do thiếu hiểu biết nên có nhiều bà mẹ chỉ coi trọng về bú và
ăn của trẻ chứ không chú ý đến trẻ cần uống thêm nước [16], [20].
Để bà mẹ dễ nhớ và có thể áp dụng được trong thực tế, TCYTTG
khuyến cáo là cần hướng dẫn bà mẹ phát hiện 2 dấu hiệu VP quan trọng
nhất là thở nhanh và rút lõm lồng ngực. Thực tế ở Việt Nam cho thấy việc
phát hiện dấu hiệu rút lõm lồng ngực là rất khó, ngay cả với CBYT cơ sở.
Hơn nữa, khi trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực thì có nghĩa là trẻ đã bị
viêm phổi nặng, như thế không phải là phát hiện sớm. Một thực tế khác là
còn nhiều bà mẹ tự ý dùng kháng sinh cho trẻ, mà không có chỉ định của
CBYT. Vì các lý do đó, trong nhiều năm qua, trên các kênh truyền thông
giáo dục sức khoẻ, Chương trình chỉ tập trung hướng dẫn cho bà mẹ một số
nội dung như sau [45]:
* Khi trẻ có ho, sốt cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
* Phát hiện dấu hiệu thở bất thường hoặc thở khác thường (tương
đương với thở nhanh hoặc khó thở-kết quả nghiên cứu về sử dụng thuật
ngữ địa phương của bà mẹ).
* Khi trẻ có ho, sốt, nếu thấy trẻ bất thường cần đưa trẻ đến ngay
CSYT.
* Chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ khi có chỉ định của CBYT.
* Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ.



15
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại
khoa hô hấp bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng trong thời gian nghiên cứu và
các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi mắc NKHHCT điều trị tại khoa hô
hấp trong thời gian nghiên cứu.
2.1.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.
- Trẻ có độ tuổi từ 02 tháng – 5 tuổi được phân loại là NKHHCT theo tiêu
chuẩn của TCYTTG (WHO)
● Viêm phổi(NKHHCT thể vừa) : trẻ có dấu hiệu thở nhanh( trẻ từ 2
tháng- 1 tuổi tần số thở ≥ 50l/p, 1tuổi – 5 tuổi ≥ 40l/p), không rút lõm lồng
ngực, không có dấu hiệu nguy kịch.
● Viêm phổi nặng( NKHHCT thể nặng) : Trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng
ngực.
● Bệnh rất nặng : Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau :
Không uống được, ngủ li bì khó đánh thức, co giật, thở rít khi nằm yên, suy
dinh dưỡng nặng. ở trẻ dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bỏ bú, sốt hoặc hạ
nhiệt độ, thở khò khè.
- Những bệnh nhân trên được phân loại và điều trị do các bác sỹ chuyên
khoa hô hấp bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng.
- Các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi mắc NKHHCT điều trị tại khoa
hô hấp trong thời gian nghiên cứu
2.1.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Trẻ không viêm phổi( NKHHCT nhẹ): Trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy
nước mũi, không thở nhanh, không RLLN và không có dấu hiệu nguy kịch.



16
- Bà mẹ bị câm, điếc hoặc mắc các bệnh tâm thần.
- Các bà mẹ có con từ 5 tuổi trở lên nhập khoa Hô Hấp.
- Các bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/8/2012 đến tháng 31/7/2013.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Hô Hấp - bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.
* Mẫu điều tra tỷ lệ NKHHCT ở trẻ từ 02 tháng -5 tuổi:
Lấy toàn bộ 3395 trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi điều trị tại khoa hô hấp từ
ngày 01/3/2013 đến ngày 31/8/2013.
* Mẫu điều tra kiến thức, thực hành của bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi
về NKHHCT.
pq
n = Z2(1-α /2)
d2
Trong đó: n: Cỡ mẫu cho điều tra
Z2(1-α /2): Giá trị Z được lấy ở ngưỡng α = 0,05 (Z2(1-α /2)= 1,96)
p: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng theo nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thùy Hương( p= 0.65) [22]
q: = 1 – p
d: Hệ số tương đối so với tỷ lệ ước tính, được lấy là d = 0,4.
Cỡ mẫu đã tiến hành nghiên cứu là 350. Việc chọn mẫu được thực hiện
theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Chọn tất cả các bà mẹ có con từ 02



17
tháng- 5 tuổi bị NKHHCT điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Trẻ Em Hải
Phòng từ ngày 01 tháng 03 năm 2013 đến khi đủ cỡ mẫu. Trung bình 1
ngày khoa Hô hấp có từ 10 – 15 bệnh nhân nhập khoa, như vậy một ngày
phỏng vấn ngẫu nhiên 10 bà mẹ (sáng phỏng vấn 6 người, chiều phỏng vấn
4 người)
2.3 Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu.
Mục tiêu

Tên biến

Cách thu
thập số liệu

Định nghĩa biến

1. Mô tả 1.1 Về phía trẻ
đặc

điểm - Tuổi

-4 nhóm tuổi:

Tham khảo hồ

dịch tễ học

+ từ 2 - 11 tháng


bệnh

+từ 12 - 35 tháng

NKHHCT

tuổi

ở trẻ 02 - Giới

+từ 36 -60 tháng

tháng - 5 - Địa dư

tuổi.

tuổi

điều

trị tại khoa


Hấp- - Chẩn đoán

bệnh viện
Trẻ

em - Tháng vào viện


sơ bệnh án.

Nam hoặc nữ
-Nội

thành

Hải

Phòng, ngoại thành
Hải Phòng
các tỉnh khác

Hải Phòng

Chẩn

đoán:

năm 2013

VPN, VPRN.

VP,

- Tháng 1, 2, 3...12

2.
sát


Khảo Thông tin về mẹ:
kiến - Văn hoá.

-

Phỏng

vấn

+ Mù chữ: là những trực tiếp các bà

thức, thực

người

không

hành của

đọc, biết viết.

biết mẹ bằng bộ câu
hỏi được chuẩn


×