1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập kỷ trước đây, tình trạng suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi
là khá phổ biến, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để cải thiện tình
trạng này.Tuy nhiên cho tới nay khi tình trạng suy dinh dưỡng đã được cải
thiện thì nước ta cũng như nhiều nước phát triển khác lại phải đương đầu với
tình trạng thừa cân, béo phì và tình trạng này có xu hướng ngày càng gia tăng.
Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn bệnh tật của Mỹ
(CDC) trong thời gian 2009-2010 có khoảng 69,2% người trưởng thành ở Mỹ
thừa cân hoặc béo phì. Hiện tại bệnh béo phì đang có tác động tới gần 78 triệu
người lớn và 13 triệu trẻ em ở Mỹ. Brazil sẽ có số lượng người béo phì đông
thứ 2 vào năm 2020, khoảng 64 triệu [36].
.Sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em đang là một trong những
mối quan tâm hàng đầu ở các quốc gia đã và đang phát triển mà nguyên nhân
không chỉ do chế độ ăn uống thiếu khoa học (mất cân bằng với nhu cầu cơ
thể) mà còn do những yếu tố có liên quan (giảm hoạt động thể lực, stress, ô
nhiễm môi trường và cả những vấn đề xã hội...). Béo phì ở trẻ em dễ dẫn tới
những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ như tự ti, nhút nhát, kém hòa đồng,
học kém.[7], [8], [9]
Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng cho thấy trong hai thập
niên qua, tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, nhất là lứa tuổi 6-11 đang có
xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế nhất là các thành phố lớn và
các đô thị.Trong những năm 1995-1996 tỷ lệ trẻ em béo phì ở TP.HCM, Nha
Trang, Hà Nội, Hải Phòng rất thấp, khoảng 1-2%. Nhưng chỉ 3-4 năm sau đó
thì tỷ lệ này đã tăng lên gấp 3 lần. Hiện nay, tỷ lệ béo phì ở trẻ em từ 6-11
tuổi đã vượt qua ngưỡng 10% ở các thành phố trên [1].
2
Tình trạng trẻ em thừa cân, béo phì, nhất là trẻ em độ tuổi tiểu học đã
làm cho nhà trường, phụ huynh và cả xã hội quan tâm .Ở lứa tuổi 6-11 trẻ có
những chuyển biến về mức tăng trưởng thể chất cũng như tinh thần và là một
giai đoạn phát triển quan trọng cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Tuy
nhiên tình trạng dinh dưỡng cũng như một số yếu tố liên quan chưa được phụ
huynh học sinh của trẻ quan tâm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
trẻ trong và sau giai đoạn này. Vì vậy, những nghiên cứu về tình trạng dinh
dưỡng ở trẻ lứa tuổi tiểu học cần được quan tâm nhằm góp phần giúp cho phụ
huynh biết rõ tầm quan trọng về tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em trong lứa
tuổi này [22].
Huyện An Dương là một huyện ven đô, nằm ở phía Tây thành phố Hải
phòng, với dân số 164.944 dân, trẻ em <15 tuổi 47.345, chiếm 28,7%, chưa
có nhiều nghiên cứu khảo sát về tỷ lệ thừa cân, béo phì và tìm hiểu các yếu tố
liên quan đến thừa cân béo phì trên địa bàn huyện. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài ”Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo
phì ở trẻ từ 6-11 tuổi tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện An Dương,
Hải phòng năm 2013” nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ từ 6-11 tuổi tại các trường tiểu
học trên địa bàn huyện An Dương, Hải Phòng năm 2013.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ từ 6-11 tuổi
tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện tỷ lệ thừa cân, béo phì ở
trẻ từ 6-11 tuổi tại trường tiểu học trên địa bàn huyện An Dương
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.
Dinh dưỡng , bệnh tật và sức khoẻ
Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với
chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình
thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
[55], [56]. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể
(Body Mass Index – BMI) để nhận định tình trạng gầy béo.
Ăn uống là một trong những bản năng quan trọng nhất để sinh tồn cuả
con người và các loài động vật khác. Nói ăn uống cần thiết với ức khoẻ đó là
một chân lý hiển nhiên. Tuy nhiên trong cả quá trình tồn tại cho mãi tới tận
thế kỷ XVIII loài người vẫn chưa hiểu được mình cần gì ở thức ăn. Danh y
Hypocrate quan niệm các thức ăn đều chứa một chất sống giống nhau và chỉ
khác nhau về màu sắc, hương vị, có chứa ít hay nhiều nước. Nhờ các phát
hiện của dinh dưỡng học người ta lần lượt biết thức ăn cóc các thành phần
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.Đó là các protein, lipid, glucid, các vitamin,
các khoàng chất và nước. Sự thiếu hụt một trong các chất này có thể gây nên
nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí chết người [22]. Vai trò của các yếu tố dinh
dưỡng với sức khoẻ thể hiện trong suốt cuộc đời con người. Một chế độ dinh
dưỡng hợp lý và đầy đủ đặc biệt là các chất dinh dưỡng, là cơ sở tạo nên một
nền tằng vững chắc cho các sức khoẻ sau này.Tuy nhiên con người muốn có
năng lực cao nhất về thể chất và trí tuệ kéo dài được hay không lại phụ thuộc
và chế độ dinh dưỡng, lối sống…của chúng ta. sự thật đã chứng minh vi phạm
về ăn uống, lối sống đã rút ngắn tuổi lao động và tuổi thọ, khí đó nhiều bệnh
liên quan đến dinh dưỡng đã xuất hiện. Trong xã hội không phải tất cả mọi
người được lao động như nhau, vì vậy mỗi đối tượng phải có một chế độ dinh
4
dưỡng hợp lý. Như vậy đề có một sức khoẻ tốt thì vẫn đề dinh dưỡng hợp lý
là một trong các yếu tố quyết định. Mỗi giai đoạn phát triển của cuộc đời, mỗi
điều kiện lao động cụ thể, mỗi trạng thái sinh bệnh lý của cơ thể … cần phải
có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.Như vậy để có sức khoẻ tốt thì vấn đề
dinh dưỡng hợp lý là một trong các yếu tố quyết định. Mỗi giai đoạn phát
triển của cuộc đời, mỗi điều kiến lao động cụ thể, mỗi trạng thái sinh bệnh lý
của cơ thể…cần phải có một chế độ dinh dưỡng cụ thể, một trạng thái sinh
bệnh lý của cơ thể…cần phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong giai
đoạn hiện nay, hơn bao giờ hết khi điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát
triển thì vấn đề dinh dưỡng càng ngày được quan tâm [7], [8], [18].
1.2.
Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
1.2.1 Quần thể tham khảo
Để phục vụ cho việc theo dõi đánh giá cũng như các mục địch nghiên
cứu, nhiều qutập quốc gia tập hợp số liệu điều điều tra và xây dựng các bộ số
liệu về các chỉ tiêu y sinh học riêng – trong đó có các số đo nhân trắc, cân
nặng, chiều cao, thường gọi là hằng số sinh họ quốc gia.Tuy nhiên, đó thực ra
là số đo trung bình của quần thể nghiên cứu mà trong quần thể đó bao gồm
những cá thể phát triển bình thường và những cá thể phát triển không bình
thường [44].
Những quần thể tham khảo thường gặp để phân loại các tình trạng dinh
dưỡng khác nhau là : Harvard, NCHS, Janne’s, Cannada...Một quần thể tham
khảo đã được Trung tâm thống kê sức khoẻ quốc gia và Trung tâm phòng
chống bệnh tật của Mỹ xây dựng và được sử dụng rộng rãi. Quần thể tham
khảo lần thứ nhất cho trẻ mới sinh đến 18 tuổi được xây dựng năm 1976 và
TCYTTG khuyến nghị sử dựng năm 1980. Đến năm 2000, quần thể tham
khảo lần thứ hai do Trung tâm phòng chống bệnh tật ở Mỹ sửa chữa, cập nhật
5
và hiện nay đang được sử dụng trong một số nghiên cứu cộng đồng [43].
TCYTTG đã khuyến cáo dùng quần thể tham khảo NCHS trong việc so sánh
và đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở các nước vì nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng trong giai đoạn 5 năm đầu của cuộc đời nếu đứa trẻ được nuôi
dưỡng tốt thì các đường phát triển là tương tự nhau.
Hiện nay TCYTTG đề xuất sử dụng chuẩn mới. Như vậy theo chuẩn
mới của TCYTTG, quần thể tham chiếu NCHS sẽ được thay thế bằng một
quần thể tham chiếu mới xây dựng dựa trên sự chọn mẫu tại 6 địa điểm đại
diện cho các Châu lục và các chủng tộc gồm: Davis (Mỹ), Oslo (Na-uy),
Pelotas (Brazil), Accra (Ghana), Muscat (Oman) và New Delhi (Ấn Độ).
Trong nghiên cứu này, các trẻ được chọn vào mẫu nghiên cứu có được
sự nuôi dưỡng đầy đủ và phát triển chiều dài, chiều cao tốt nhất, trẻ được
cung cấp các dịch vụ chăm sóc nhi khoa đầy đủ và các phụ huynh có hành vi
nuôi dưỡng tốt. Nghiên cứu được tiến hành hai mẫu,một mẫu trẻ từ 6 tuổi trở
xuống được theo dõi sự phát triển theo phương pháp nghiên cứu thuần tập,
trong đò có sự theo dõi chặt chẽ trong tuần đầu. Mẫu nghiên cứu thứ hai được
lựa chọn bao gồm các trẻ từ 6-11 tuổi và được tiến hành xem xét tình trạng
dinh dưỡng theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Với thiết kế nghiên cứu nhiều trung tâm và các số liệu được cung cấp
từ hai mẫu nghiên cứu trên, TCYTTG đã xây dựng tiêu chuẩn mới đánh giá
tình trạng dinh dưỡng của trẻ và được khuyến cáo sử dụng từ tháng 11 năm
2006 [35], [43].
1.2.2. Một số cơ sở lý luận của phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì.
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và
hoá sinh phản ánh mức đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [29]. Để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thời kỳ đầu người ta chỉ dựa vào các nhận xét
6
đơn giản như gầy, béo. Tiếp đó là dựa vào một số chỉ tiêu nhân trắc như cân
nặng, chiều cao, vòng bụng. Ngày nay, người ta còn thấy tình trạng dinh
dưỡng còn là kết quả tác động qua lại phức tạp giữa các yếu tố di truyền, kinh
tế, văn hoá, môi trường...cho nên tính phổ biến và nghiêm trọng của tình trạng
TC, BP có thể coi như một chỉ số hữu ích để đánh giá trình độ phát triển kinh
tế xã hội [35].
Trong đánh giá tình trạng TC, BP của trẻ em hiện nay, người ta
thườnng dùng phương pháp: nhân trắc, khẩu phần, lâm sàng, xét nghiệm và
các tỷ lệ bệnh tật tử vong. Trong đó, hai phương pháp thường sử dụng nhiều
nhất là nhân trắc và điều tra khẩu phần ăn mà các số đo nhân trắc là các chỉ số
đánh giá trực tiếp tình trạng dinh dưỡng [21].
Sử dụng các số đo nhân trắc trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng là
phương pháp làm phổ thông và được áp dụng rộng rãi. Các số đo nhân trắc
của cơ thể cung cấp sơ lược sự phát triển hay kích thước cơ thế đạt được hoặc
là sự thay đổi của các kích thước này qua thời gian. Chúng được dùng để mô
tả tình trạng dinh dưỡng của các thể hay cộng đồng, phản ánh kết quả cuối
cùng là việc cung cấp thực phẩm vào, hấp thu, chuyển hoá các chất dinh
dưỡng của cơ thể [24], [29].
Sự lựa chọn các số đo nhân trắc tuỳ thuộc vào mục đích của nghiên
cứu, cỡ mẫu, tuổi...Mặc dù có nhiều số đo nhân trắc khác nhau nhưng theo đề
nghị của TCYTTG thì để đánh giá tình trạng dinh dưỡng nên dùng các số đo
cân nặng và chiều cao[18]. Khi đánh giá các chỉ số nhân trắc, TCYTTG đã
khuyến cáo có 3 chỉ số nên dùng là cân nặng/tuổi(CN/T), cân nặng/chiều
cao(CN/CC), chiều cao/tuổi (CC/T) [20], [29].
Trên thực tế có thể có một số trẻ thừa cân nhưng không béo phì do sự
phát triển quá mức của khối nạc và xương.
7
Sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng trong suốt thời kỳ
phát triển trẻ em cho thấy rằng chỉ số cân nặng/chiều cao (CN/CC) có thể là
một phương pháp đơn giản để nhận định độ béo gầy.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã đưa ra khuyến nghị rằng mối
quan hệ này thay đổi nhiều theo tuổi, có lẽ là cùng với thời kỳ dậy thì và
trưởng thành. Vì vậy chỉ số cân nặng/chiều cao chỉ nên được sử dụng trong
một khoảng tuổi nhất định mà thôi (dưới 9 tuổi). Cần lưu ý rằng trong điều tra
cộng đồng chỉ tiêu cân nặng/chiều cao là đủ đánh giá béo phì, vì đa số cá thể
có cân nặng theo chiều cao cao đều béo.
Để khắc phục nhược điểm trên, WHO đã khuyến nghị sử dụng chỉ số
BMI là một chỉ số thực hành lâm sàng đơn giản được mô tả đầu tiên vào thế
kỷ XIX bởi Quetelet. Vì vậy, BMI còn được gọi là chỉ số Quetelet, là một chỉ
số kết hợp hai yếu tố cân nặng và chiều cao. Chỉ số khối cơ thể (BMI) được
tính bằng cân nặng (kg) chia cho chiều cao bình phương (m). Chỉ số BMI
được sử dụng đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em, người trưởng thành đã
được WHO thống nhất. Là một chỉ số đơn giản, dễ thực hiện và độc lập với
chiều cao.
1.3.
Tình trạng thừa cân, béo phì trẻ em hiện nay.
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới, thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ thứ 5 gây tử vong với
gần 2,8 triệu người trưởng thành tử vong hàng năm. Bên cạnh đó, 44% béo
phì, 23% thiếu máu cục bộ ở tim và từ 7% đến 41% mắc một số bệnh ung thư
có nguyên nhân từ thừa cân và béo phì. Trong 3 thập kỷ qua (1980 – 2010) số
ca béo phì đã tăng gấp đôi trên toàn thế giới [47], [48].
Ngày nay, trẻ em cũng đã và đang trở thành nạn nhân của chứng béo
phì, nguyên nhân có thể do di truyền, chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận
8
động… Đây là nhân tố tác động lớn đến chất lượng dân số của quốc gia vì tác
động trực tiếp đến thế hệ tương lai của đất nước.
Ở Pháp, học sinh tiểu học có tỷ lệ béo phì năm 1980 là 5% thì năm
2000 đã là 16% tức là tăng lên 3 lần trong 10 năm. Hiện nay, chứng béo phì
đã trở thành xu hướng dễ phát triển nhất đối với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
không chỉ tại Mỹ mà còn ở các quốc gia phát triển khác. Theo Hiệp hội Béo
phì Mỹ (American Obesity Association), khoảng 15 % thanh thiếu niên (12 –
19 tuổi) và trẻ em (6 – 11 tuổi) bị bệnh béo phì tại nước này. Có hơn 300,000
ca tử vong mỗi năm do nguyên nhân béo phì. Tổng số tiền phải chi hàng năm
cho vấn đề béo phì ước chừng khoảng một trăm triệu đô la Mỹ. Ở Anh,
khoảng 27% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng béo phì. Nguyên nhân chủ
yếu được đưa ra là do lười vận động. Đa số những đứa trẻ béo phì do lười vận
động có bố mẹ cũng lười vận động. Theo thống kê, số lượng trẻ em béo phì
nặng ít hơn 3 đến 10 lần số lượng trẻ em vẫn tiếp tục bị thừa cân hoặc béo phì
khi đạt độ tuổi trưởng thành.
Tại châu Á, tỷ lệ TC, BP lứa tuổi học sinh cũng gia tăng nhanh chóng. Tại
Trung Quốc, các cuộc điều tra theo 4 giai đoạn khác nhau trong khoảng từ
năm 1989 và 1997 thấy tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi tăng rất nhanh
từ 15% lên 29%, đặc biệt ở các vùng đô thị [49]. Ở Thái Lan, trong những
năm 1990, tỷ lệ BP ở trẻ từ 6 – 12 tuổi tăng từ 12% lên 16 % chỉ trong vòng 2
năm [42]. Hiện nay, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề sức khoẻ ưu tiên thứ
hai trong phòng chống bệnh tật ở các nước châu Á và được xem như là một
trong những thách thức đối với ngành dinh dưỡng và y tế [53].
1.3.2. Ở Việt Nam
9
Ở Việt Nam, thừa cân, béo phì đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức
khoẻ cộng đồng của thế kỷ XXI. Điều tra toàn quốc ở đối tượng từ 25 – 64
tuổi tại 8 vùng sinh thái năm 2005 thấy tỷ lệ TC, BP (BMI >23) là 16,3%,
trong đó 9,7% thừa cân, 6,2% béo phì độ I và 0,4% béo phì độ II. Tỷ lệ BP
gia tăng theo tuổi, ở nữ cao hơn ở nam, thành thị cao hơn ở nông thôn. Các
yếu tố liên quan đến TC, BP là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen
ăn ở ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu, bia và ít vận
động [3].
Tỷ lệ bị thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 5,6%, trong đó ở thành
phố là 6,5%, ở nông thôn là 4,2%. Ước tính cả nước có khoảng 460.000 trẻ
trong độ tuổi này bị thừa cân, béo phì. Điều đáng lo ngại là tỷ lệ trẻ thừa cân,
béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi đang có xu hướng gia tăng nhanh, từ năm 2000 đến
nay, tỷ lệ này đã tăng lên gần 10 lần (năm 2000 chỉ có khoảng 0,62% trẻ bị
thừa cân, béo phì).
Tại TP Hồ Chí Minh tỷ lệ béo phì cũng có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi
tiểu học và người trưởng thành (trên 40 tuổi). Riêng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở
trẻ em lứa tuổi tiểu học tăng hơn 85% so với 10 năm trước. Ước tính, hiện 1/4
trẻ em tuổi tiểu học ở TP Hồ Chí Minh bị thừa cân, béo phì [5]
Tình trạng TC, BP ở trẻ em cũng ngày càng tăng, đặc biệt ở các thành
phố lớn. Năm 2000, tỷ lệ thừa cân ở học sinh từ 6 -11 tuổi tại quận Hồng
Bàng, TP. Hải Phòng là 10,4%, trong đó TC nam là 13,0%, TC nữ là 7,5%
[20].Năm 2001, tỷ lệ TC, BP ở học sinh tiểu học TP. Nha Trang là 5,8% [17].
Tại TP. Hồ Chí Minh, điều tra ở học sinh tiểu học năm học 2002 – 2003 thấy
tỷ lệ TC, BP là 9,4%, nhưng tới năm học 2008 – 2009 thì tỷ lệ này đã lên tới
20,8% và 7,7% ở 2 trường thuộc quận 10 [19]. Nghiên cứu tại TP. Buôn Ma
Thuật, tỉnh Đắc Lắc năm 2004 thấy tỷ lệ TC, BP ở trẻ em tiểu học từ 6 – 11
10
tuổi là 10,4%, trong đó tỷ lệ TC, BP ở trẻ trai là 11,1% và trẻ gái là 9,5% [4].
Nghiên cứu tại TP. Huế năm 2007 ở trẻ từ 6 – 10 tuổi thấy tỷ lệ TC, BP là
7,98%, trong đó BP là 1,51% [24]. Một nghiên cứu tại TP. Huế năm 2008
thấy tỷ lệ TC, BP ở trẻ từ 11 – 15 tuổi là 8,3% [14]. Nghiên cứu tại Đà Nẵng
ở học sinh tiểu học năm 2006 – 2007 thấy tỷ lệ TC là 4,9% và nguy cơ TC là
8,7% [12].
1.4.
Phân loại tình trạng dinh dưỡng
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì thừa cân là tình trạng vượt quá
cân nặng nên có so với chiều cao còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái
quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể của lipid trong các tổ
chức mỡ tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có nhiều chỉ số có thể dùng
để đánh giá tình trạng thừa cân - béo phì. Dựa theo cách phân loại của
P.S.Shetty và W.P.T.James và được tổ chức WHO khuyến nghị như sau:
Bảng 1.1 : Phân loại TTDD dựa theo thang phân loại của WHO
Tình trạng dinh dưỡng
Chỉ số BMI
Thiếu năng lượng trường diễn
BMI < 18,5
Bình thường
18,5 ≤ BMI < 25
Thừa cân
BMI ≥ 25
Tiền béo phì
25 ≤ BMI < 30
Béo phì độ I
30 ≤ BMI < 35
Béo phì độ II
35 ≤ BMI < 40
Béo phì độ III
BMI ≥ 40
Cách tính BMI:
11
Cân nặng (kg)
BMI =
(Chiều cao)2 (m)
Ở trẻ em (từ 5 -19 tuổi) có thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa trên
BMI theo tuổi và giới do ở lứa tuổi vị thành niên cơ thể đang phát triển, chiều
cao chưa ổn định nên không dùng một ngưỡng BMI như người lớn mà phải
tính theo tuổi và giới của trẻ. Sử dụng quần thể tham khảo của WHO 2007 với
các điểm ngưỡng sau [39]
Bảng 1.2: Phân loại BMI theoWHO 1998
XẾP LOẠI
BMI
Gầy
Trung bình
Thừa cân
<18.5
Béo phì
18.5 – 24.9
25 – 29.9
Trung bình
30 – 34.9
Nặng
35 – 39.9
Rất nặng
>40
Bảng1.3: Phân loại TTDD ở trẻ em 5 - 19 tuổi (theo WHO 2007)
BMI theo tuổi
Tình trạng dinh dưỡng
<5 percentile
Trẻ gầy hoặc thiếu dinh dưỡng
85 percentile
Thừa cân
95 percentile
Béo phì
12
1.5.
Các yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì
1.5.1. Yếu tố gia đình:
Một số nghiên cứu đã cho thấy TC, BP có tính gia đình: Càng nhiều cá
nhân trong gia đình bị TC thì nguy cơ TC của các thành viên khác trong gia đình
càng cao. Hiện nay đã có những bằng chứng kết luận rằng BP thường do yếu
tố môi trường tác động lên những cá thể có khuynh hướng di truyền [39],
[41], [48].
1.5.2. Yếu tố di truyền:
Tương tác giữa các gen nhạy cảm với chế độ ăn và lối sống có thể dẫn
đến nguy cơ BP. Nhiều nghiên cứu đã xác định vai trò của các yếu tố di
truyền đối với sự phát triển của bệnh BP.
1.5.3. Khẩu phần và thói quen ăn uống của trẻ thừa cân, béo phì:
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy thực phẩm chế biến ngoài gia đình chứa năng
lượng, chất béo toàn phần, chất béo no, cholesterol và natri cao hơn một cách
có ý nghĩa so với thức ăn được chuẩn bị ở nhà. Người dân Mỹ thường ăn ở
nhà hàng có xu hướng BMI cao hơn những người ăn ở nhà và có tới 30 - 70%
số trẻ em Mỹ có sử dụng thức ăn nhanh tại các nhà hàng và những trẻ em này
tiêu thụ nhiều hơn 187 kcal/ngày, 228g chất ngọt so với trẻ không sử dụng
thức ăn nhanh. Những người thường ăn ở ngoài nhiều làm tăng tiêu thụ thức
ăn đậm độ năng lượng cao hơn khi ăn ở nhà [34], [35]. Tại Mỹ, trong suốt 2
thập kỷ qua, tỷ lệ hộ gia đình ăn ở ngoài và ăn các thức chế biến sẵn có nhiều
chất béo tăng từ 16% (năm 1977) đến 27% (năm 1995). Trẻ em từ 6 - 19 tuổi
tiêu thụ thức ăn ngoài gia đình tăng từ 55% (năm 1977) lên 66 % (năm 1994)
[30]. Một số nghiên cứu ở Việt Nam lứa tuổi học đường cho thấy những trẻ
hay ăn bữa phụ nhất là vào buổi tối dễ mắc béo phì [17], [18], [21], [22].
13
1.5.4. Hoạt động thể lực và béo phì:
Cân bằng năng lượng phụ thuộc vào năng lượng ăn vào và năng lượng
tiêu hao. Ngày nay, sự gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giầu năng lượng cùng
với giảm hoạt động thể lực của người dân thành thị đang làm gia tăng tình
trạng TC, BP. Để giảm cân cần phải kết hợp đồng thời giữa việc giảm năng
lượng ăn vào và tăng hoạt động thể lực. Những thay đổi trong mô hình ăn
uống cả ở trẻ em và người lớn luôn song hành với những thay đổi trong mô
hình hoạt động thể lực. Tình trạng thừa năng lượng của trẻ không chỉ do khẩu
phần ăn quá nhiều mà còn do tình trạng không tham gia các hoạt động thể lực,
thời gian xem vô tuyến nhiều đã làm giảm tiêu hao năng lượng ở trẻ và tăng
nguy cơ mắc TC, BP ở lứa tuổi này [56], [63].
Hoạt động thể lực bao gồm những hoạt động hàng ngày, các công việc
liên quan với hoạt động thể lực và luyện tập thể dục thể thao. Trẻ em hoạt
động thể lực nhiều thì càng có cơ thể khoẻ mạnh, và sẽ ít liên quan đến tăng
huyết áp nhất là trẻ dưới 5 tuổi và càng có ít nguy cơ trở thành béo phì khi
lớn. Hoạt động thể thao có vai trò trong giảm tích mỡ, tăng khối nạc, tuy
nhiên sau khi ngừng tập luyện quá trình này đảo lại. Thay đổi giữa khối mỡ
và nạc có thể xảy ra mà không thay đổi về cân nặng, nhưng nếu hoạt động thể
lực được duy trì thường xuyên trong suốt cuộc đời thì việc tăng khối mỡ có
thể bị ngăn chặn [55], [56].
Ngày nay xã hội càng phát triển, chương trình vô tuyến dành cho trẻ em
càng đa dạng và hấp dẫn, số giờ phát sóng lại liên tục trong ngày do đó trẻ
càng có nhiều cơ hội tiếp cận với vô tuyến[56], [57], [62].
1.5.5. Nhu cầu năng lượng cho vận động, hoạt động:
Hoạt động và vận động của cơ thể gồm 2 phần khác nhau:
- Vận động hàng ngày (làm việc và sinh hoạt).
14
- Vận động tích cực (tập luyện thể dục thể thao).
1.6. Cơ chế bệnh sinh gây ra béo phì
Cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa năng
lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt
động khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừa
vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng.
Người ta nhận thấy 60% - 80% trường hợp béo phì là do nguyên nhân dinh
dưỡng, bên cạnh đó còn có thể do các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể thông
qua vai trò điều tiết của hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết như tuyến
yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng và tuyến tụy.
Khi vào cơ thể, các chất protein, lipit, gluxit đều có thể chuyển hóa
thành chất béo dự trữ. Vì vậy không nên coi ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây
béo mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Các hành vi
ăn uống có liên quan tới thừa cân và béo phì bao gồm tần suất ăn/ăn vặt, khẩu
phần ăn quá dư thừa, ăn uống nhậu nhẹt, ăn thức ăn nhanh ở bên ngoài và vấn
đề bú sữa mẹ hoàn toàn. Các yếu tố chất dinh dưỡng được nghiên cứu bao
gồm chất béo, các loại carbohydrat (bao gồm các loại carbohydrat tinh chế
như đường), chỉ số đường huyết của thực phẩm và chất xơ [10], [41], [59].
15
Cân bằng năng lượng
Năng lượng ăn vào
Năng lượng tiêu hao
Chất béo
Hoạt động thể lực
Glucid
Tiêu hoá thức ăn
Protein
Chuyển hoá cơ bản
Tăng cân
Cân nặng ổn định
Giảm cân
Dự trữ mỡ
Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì
1.7. Hậu quả của béo phì.
1.7.1. Ảnh hưởng tới sức khoẻ:
Thừa cân và béo phì đang là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con
người. Trọng lượng dư thừa ở bất kỳ lứa tuổi nào đều không tốt cho sức khoẻ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự tiến triển trực tiếp từ một trẻ béo tới một
người lớn béo. Người ta nhận thấy 50% phụ nữ trưởng thành mắc BP có béo
phì ở tuổi thanh thiếu niên, 30% người lớn béo đã béo trong suốt thời kỳ trẻ
em, 80% thanh thiếu niên sẽ tiếp tục béo khi trưởng thành và mức độ béo càng
nghiêm trọng ở trẻ thì béo càng dai dẳng tới tuổi trưởng thành. Do sự gia tăng các
nguy cơ bệnh lý cộng với các yếu tố xã hội, người BP trung bình sẽ giảm 6 – 10
năm tuổi thọ [39], [41].
16
Bảng 1.4: Béo phì ở trẻ em và nguy cơ béo phì ở tuổi trưởng thành
Béo phì ở trẻ em
Nguy cơ béo phì tuổi trưởng thành
Trẻ em 6 tuổi (Mỹ):
- Có béo phì
-14% sẽ béo phì
- Không béo phì
- 8% sẽ béo phì
Trẻ em 1 tuổi (Pháp):
- Có béo phì
- 41% sẽ thừa cân
- Không béo phì
- 20% sẽ thừa cân
Trẻ em từ 1 – 3 tuổi (Mỹ):
- Có béo phì
- 26% sẽ béo phì
- Không béo phì
- 15% sẽ béo phì
Trẻ em từ 7 – 8 tuổi (Anh):
- Có béo phì
- 40% sẽ béo phì
- Không béo phì
- 10% sẽ béo phì
Trẻ em từ 12 -15 tuổi (Mỹ):
- Có béo phì
- 40% sẽ béo phì
- Không béo phì
-10% sẽ béo phì
Bảng 1.5. Hậu quả của béo phì
Các hậu quả thường gặp
1
Tăng trưởng sớm: Tăng chiều
Các hậu quả ít gặp
1
Tăng huyết áp.
cao, tuổi xương, dậy thì sớm.
2
Rối loạn tâm thần.
2
Giả u não.
3
Tăng lipit máu.
3
Đái tháo đường.
4
Không dung nạp glucose.
4
Ngừng thở khi ngủ.
5
Gan thoái hoá mỡ và sỏi mật.
5
Bệnh buồng trứng đa nang.
17
1.7.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong:
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mạn
tính không lây như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, viêm xương khớp, sỏi
mật, bệnh đái tháo đường týp II không phụ thuộc insulin. Béo phì thường
kết hợp với tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong [45].
Béo phì thời thơ ấu có thể dẫn đến mắc bệnh mạn tính không lây như
rối loạn dung nạp glucose, kháng insulin, đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp,
rối loạn lipit máu, gan nhiễm mỡ, rối loạn tiêu hoá, cơn ngừng thở khi ngủ và
buồng trứng đa nang khi trưởng thành. Đặc biệt, nếu BP lúc còn nhỏ tuổi sẽ
có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2, bệnh mạch vành khi lớn lên.
Nghiên cứu cho thấy trẻ mắc BP bắt đầu từ khi bé và kéo dài cho đến tuổi
trưởng thành, sẽ có nguy cơ cao mắc các rối loạn trong cuộc sống .
Cần quan tâm đến các hậu quả nhiều mặt của BP ở trẻ em. Nguy cơ đầu
tiên của béo phì ở trẻ em là khả năng kéo dài BP đến tuổi trưởng thành với
các hậu quả của nó, đặc biệt là các bệnh tim mạch và tiểu đường. Những
nghiên cứu gần đây ở Mỹ về thừa cân ở thanh thiếu niên đã chỉ ra: Trẻ có cân
nặng/chiều cao cao, hay BMI cao có nguy cơ gia tăng đối với một số bệnh
mãn tính ở người lớn và nguy cơ tử vong tăng. Các nghiên cứu theo chiều dọc
cũng cho thấy BMI tăng ở thanh thiếu niên sẽ dự đoán xảy ra sớm những
nguy cơ của các bệnh mãn tính, và BP khởi phát sớm có ảnh hưởng lớn đến
bệnh tim mạch hơn là khởi phát muộn [9], [14], [58].
1.8. Chương trình phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em.
Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 cần triển khai
các giải pháp can thiệp đặc thù cho các vùng miền và các nhóm đối tượng cụ
thể. Trong đó chú trọng đến vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em, góp
phần nâng cao tầm vóc của người Việt Nam. Đồng thời, phải kiểm soát tình
18
trạng thừa cân béo phì để hạn chế sự gia tăng các bệnh mãn tính không lây
liên quan đến dinh dưỡng.
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông – giáo dục sức khỏe (TT - GDSK) là
một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe, góp
phần giúp mọi người đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất. Sức khỏe được Tổ
chức Y tế Thế giới định nghĩa là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất,
tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay
thương tật. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người, là nhân tố cơ bản trong
toàn bộ sự phát triển của xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của
mỗi người: Yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như
di truyền, thể chất. Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sống lành
mạnh và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, gia
đình và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Đẩy mạnh
công tác TT- GDSK là biện pháp quan trọng giúp mọi người dân có kiến thức
về sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, từ đó có cách nhìn nhận vấn đề sức
khỏe đúng đắn và hành động thích hợp vì sức khỏe [15].
Giáo dục sức khỏe ở trường học có tác động rất lớn đến hình thành các
hành vi sức khỏe, lối sống lành mạnh cho học sinh, vì giai đoạn học ở trường
của mỗi học sinh thường rất dài. Với tất cả mọi người, thời gian học ở trường
là thời gian quan trọng có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ sự phát triển toàn diện,
cả về thể chất, tinh thần và nhân cách, vì đây là giai đoạn nhạy cảm, dễ tiếp
thu, học hỏi những kiến thức mới, hình thành thái độ và hành vi vững bền của
mỗi người.
Giáo dục ở thời kỳ này dễ đem lại hiệu quả cao, nó không chỉ tác động
đến các em học sinh mà thông qua các em tác động đến những người xung
quanh, như những người trong gia đình, cộng đồng xã hội. Mỗi học sinh có
19
thể trở thành nhân tố tích cực như một nhà “giáo dục sức khỏe tự nguyện”
trong cộng đồng [16].
1.9. Tình hình dinh dưỡng tại huyện An Dương.
Huyện An Dương là một huyện ở phía Tây thành phố Hải Phòng với
diện tích 98,29km2, dân số 164.944, có 15 xã, 1 thị trấn gồm 17 trường tiểu
học, riêng tại xã Đại Bản có 2 trường tiểu học: Đại Bản 1và Đại Bản 2.
Hoạt động phòng dinh dưỡng đã được triển khai rộng khắp ở các xã,
TT đặc biệt là các trường tiểu học. Nhờ vậy đã nâng cao nhận thức cho toàn
thể cộng đồng về dinh dưỡng, đặc biệt là dần thay đổi quan niệm và thói quen
của các phụ huynh học sinh tiểu học. Nhưng vấn đề thừa cân, béo phì cũng
như yếu tố liên quan đến tình trạng này hiện chưa được phụ huynh học sinh
quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu về tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ lứa tuổi
tiểu học là cần thiết để biết rõ tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trong lứa tuổi
này tại địa phương.
.
20
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh tiểu học từ 6-11 tuổi trên địa bàn huyện An Dương
Phụ huynh học sinh tiểu học 6-11 tuổi tương ứng
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện An Dương Hải Phòng.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3-9 năm 2013.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu cho điều tra:
p x (1-p)
n = Z21-α/2
2
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu
- Z1-α/2: với α = 0,05 thì Z1-α/2 = 1,96.
- p: Tỷ lệ thừa cân của trẻ ước tính = 10,4% [21]
- : Sai số cho phép = 0,03.
Áp dụng công thức ta có:
21
0,104 x (1-0,104)
n =
(1,96) 2
x
= 412
(0,03)2
Chúng tôi dự kiến chọn các cặp học sinh và phụ huynh của trẻ vào
nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu chùm nhiều giai đoạn. Trong đó đơn
vị mẫu là chùm theo lớp học. Do đó, để đáp ứng cỡ mẫu tối thiểu của nghiên
cứu áp dụng chọn mẫu chùm, chúng tôi nhân cỡ mẫu tính toán trên đây với hệ
số ảnh hưởng của thiết kế là 2.
Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu này là 824 trẻ.
2.2.3. Cách chọn mẫu:
* Giai đoạn 1: Chọn trường tiểu học:
- Chọn 3 trường tiểu học thuộc 3 xã đại diện cho 3 khu vực kinh tế
chính của huyện bao gồm 1 trường thuộc thị trấn (trường tiểu học An
Đồng), 1 trường thuộc xã thuần nông (trường tiểu học Nam Sơn) và 1
trường thuộc khu vực trồng cây thương mại (trường tiểu học An Hồng).
* Giai đoạn 2: Chọn lớp học.
Theo số liệu từ các trường, trường tiểu học An Đồng có 924 học sinh
phân làm 29 lớp học từ lớp 1 đến lớp 5; trường tiểu học Nam Sơn có 16
lớp, 523 học sinh; và trường An Hồng có 21 lớp học, 751 học sinh.
Tổng cộng 3 trường có 66 lớp học từ lớp 1 đến lớp 5. Trung bình mỗi
lớp học của các trường có 33 học sinh.
Tại mỗi trường thuộc 3 xã đã chọn, lập danh sách toàn bộ các lớp từ lớp
1 đến lớp 5 của các trường của 3 xã đã chọn. Xem mỗi lớp học là 1
chùm và là đơn vị mẫu để chọn. Chọn lớp học vào nghiên cứu bằng
phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng. Tại mỗi trường, chúng tôi
chọn ngẫu nhiên 2 lớp trong mỗi khối.
22
Như vậy tại mỗi trường chúng tôi sẽ chọn được 10 lớp học sinh cho các
khối từ lớp 1 đến lớp 5 ứng với khoảng 330 học sinh. Tổng cộng 3 xã
chúng tôi sẽ chọn mẫu khoảng 990 học sinh để điều tra. Số lượng này
thoả mãn cỡ mẫu tối thiểu là 824 học sinh.
Phụ huynh được mời vào nghiên cứu là cha/mẹ/ông/bà.. là người chăm
sóc chính tương ứng cho mỗi trẻ.
2.2.4. Quy trình tổ chức nghiên cứu và thu thập số liệu
2.2.4.1.Quy trình tổ chức nghiên cứu:
- Nhóm nghiên cứu gồm:
Nghiên cứu viên chính: 01 người.
Giám sát viên: 03 người/ trường tiểu học (Khoa y tế công cộng, Khoa
CSSKSS của Trung tâm Y tế huyện, Trưởng Trạm y tế xã)
Điều tra viên: 06 người/ trường tiểu học (thuộc các Khoa y tế công
cộng, Khoa CSSKSS của Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế xã).
Người hướng dẫn: thầy giáo Phạm Minh Khuê – chỉnh sửa nội dung
luận văn, hướng dẫn lấy số liệu.
- Người nghiên cứu chính cùng với trạm y tế xã xuống các trường tiểu học
để liên hệ, tổ chức, lên danh sách các học sinh của từng lớp.
- Trường tiểu học lập giấy mời, mời các phụ huynh học sinh tham gia.
- Phối hợp với Khoa y tế công cộng, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản, của
Trung tâm Y tế huyện, Trạm y tế xã và Trường tiểu học sẽ tổ chức vào đợt
khám sức khỏe sức khỏe định kỳ và điều tra dinh dưỡng tại các trường tiểu
học.
- Điều tra viên của khoa YTCC của Trung tâm Y tế huyện, sẽ cân, đo cho
học sinh; khoa CSSKSS và trạm y tế xã phỏng vấn trực tiếp các phụ
huynh, thu thập các thông tin.
23
- Người nghiên cứu kết hợp với người hướng dẫn chỉnh sửa, hoàn thành
luận văn đúng thời gian theo dự kiến.
2.2.4.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1: Các biến số, chỉ số và cách thu thập
Mục
tiêu
Phương pháp
thu thập
Công cụ thu
thập
Cân nặng của trẻ
Cân
Cân
Chiều cao của trẻ
Đo
Thước đứng
Tên biến số cần thu thập
Tuổi của trẻ
Mục
tiêu 1
Thứ tự sinh của trẻ
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Cân nặng khi sinh của trẻ
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Đặc điểm hộ gia đình
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Kiến thức về bệnh béo phì của trẻ
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Nguyên nhân của gây ra béo phì
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Kiến thức về thực phẩm dinh dưỡng
hàng ngày
Mục
tiêu 2
Phỏng vấn phụ
Phiếu điều tra
huynh
24
Điều kiện kinh tế gia đình của trẻ
Thái độ với bệnh béo phì khi trẻ bị
béo phì
Khẩu phần và thói quen ăn uống
của trẻ
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Sở thích ăn uống của trẻ
Phỏng vấn
phụ huynh
Thời gian học và ngủ của trẻ
Phỏng vấn
phụ huynh
Hoạt động thể lực hàng ngày của trẻ
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Bệnh tật của trẻ
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Các biện pháp phòng chống béo phì
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Phỏng vấn
phụ huynh
Phiếu điều tra
Truyền thông dinh dưỡng của phụ
huynh đối với trẻ
Phiếu phỏng
vấn
Phiếu điều tra
2.2.4.3.Các kỹ thuật thu thập số liệu (Viện dinh dưỡng TW – Bộ Y tế) :
Phương pháp nhân trắc:
*Cân:
- Sử dụng cân điện tử Seca 770 (độ chính xác 0,1kg).
-
Đơn vị đo cân nặng là kg, kết quả được ghi với 1 số lẻ. Ví dụ 35,4kg.
-
Kỹ thuật cân:
25
Khi cân, trẻ, phụ huynh chỉ mặc quần áo gọn nhất và trừ bớt cân
nặng trung bình của quần áo khi tính kết quả.
Cân được kiểm tra và chỉnh trước khi sử dụng, sau đó cứ cân
khoảng 10 trẻ lại kiểm tra và chỉnh cân 1 lần.
Đối tượng đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng
lượng bổ đều cả hai chân. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng
phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng số 0 [9], [46].
* Đo chiều cao:
- Đo chiều cao đứng bằng thước Microtoise (độ chính xác 1mm).
- Đơn vị đo chiều cao là cm, kết quả được ghi với 1 số lẻ. Ví dụ 145,3cm.
- Kỹ thuật đo:
Đối tượng bỏ guốc dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước
đo.
Đảm bảo 5 điểm chạm lên bề mặt thước: Chẩm, vai, mông, bắp
chân, gót chân. Mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm ngang,
hai tay bỏ thẳng hai bên mình. Kéo thước từ trên xuống dần và khi
thước áp sát đỉnh đầu nhìn vào thước và đọc kết quả [9], [46].
* Cách tính tuổi của trẻ:
Cách tính tuổi và phân loại lớp tuổi: Sử dụng cách tính tuổi bằng cách
lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ và phân loại
lớp tuổi của WHO 1983, 1995. Các nhóm tuổi trong đánh giá thừa cân, béo
phì như sau:
6 tuổi: 72 tháng ( 5 năm 11tháng 30 ngày)
7 tuổi: 84 tháng (6 năm 11 tháng 30 ngày)
8 tuổi: 96 tháng (7 năm 11 tháng 30 ngày)
9 tuổi: 108 tháng (8 năm 11 tháng 30 ngày)