Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BÁO CÁO THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG LÒ HƠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 36 trang )

TP HCM, Tháng 12/2015

MỤC LỤC

Trong vận hành lò hơi cần nhiều thiết bị đo lường khác nhau,
thường cần đo nhiệt độ áp suất, lưu lượng, mức nước, các thành phần
trong khói, độ đen của dòng khói, v.v… Có thể có các loại thiết bị đọc
trực tiếp, có loại tự ghi và có loại đọc từ xa, có loại xách tay, có loại cố
định. Ở đây chỉ giới thiệu một vài loại chuyên dùng cho lò hơi…

A. ĐỒNG HỒ ĐO NHIỆT ĐỘ


I.Giới thiệu
Trong lò hơi, cần đo nhiệt độ trong phạm vi rộng, nhiệt độ bình
thường như không khí, nhiệt độ trung bình như nước, hơi, khói và cả
nhiệt độ cao như ngọn lửa, buồng lửa,v.v… Đồng hồ đo nhiệt độ dùng
không chỉ trong lò hơi mà còn ở rất nhiều lĩnh vực khác, cấu tạo dựa
trên những đặc tính phụ thuộc vào nhiệt độ.
1.

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Theo đặc tính dãn nở nhiệt
Dựa theo đặc tính dãn nở nhiệt của vật chất ở thể khí, thể lỏng
cũng như thể rắn. Ta thấy các nhiệt kế thủy tinh đựng các chất lỏng, các
nhiệt kế vỏ kim loại đựng chất khí hoặc chất lỏng, những nhiệt kế gồm
hai thanh hoặc hai lá kim loại có độ dãn nở khác nhau,v.v…

2.Theo đặc tính về điện trường
Dựa theo đặc tính về điện thường gặp nhiệt kế điện trở và cặp
nhiệt. Nhiệt kế điện trở dựa trên đặc tính là điện trở của dây dẫn thay


đổi theo nhiệt độ. Cặp nhiệt dựa trên hiệu ứng nhiệt điện do Seebeck
nêu lên năm 1821: “Nếu tồn tại hiệu nhiệt độ giữa hai mối hàn của hai
dây dẫn bằng kim loại khác nhau thì trong mạch cũng tồn tại hiệu điện
thế”.Nếu giữ nhiệt độ một đầu không đổi, đo được dòng điện trong mạch có thể tìm được nhiệt độ cần
biết ở mối hàn kia.
2.1. Nhiệt

kế cặp nhiệt ngẫu (Thermocouples)


Phương pháp đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt ngẫu là một trong những
phương pháp phổ biến và thuận lợi nhất.
Cấu tạo của nhiệt kế cặp nhiệt ngẫu như hình:

Gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính 1 đầu gọi là đầu
nóng ( hay đầu đo), hai đầu còn lại gọi là đầu lạnh ( hay là đầu chuẩn ).
Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ phát
sinh 1 sức điện động V tại đầu lạnh.
ET= K T (tnóng - t tự do ) = KT t nóng – KT t tự do
Trong đó:
ET : sức điện động nhiệt ngẫu
KT :độ nhạy của cặp nhiệt (µV/0 C)
tnóng : nhiệt độ đầu nóng (nhiệt độ cần đo)
ttựdo : nhiệt độ đầu tự do


Một vấn đề đặt ra là phải ổn định và đo được nhiệt độ ở đầu lạnh,
điều này tùy thuộc rất lớn vào chất liệu. Do vậy mới cho ra các chủng
loại cặp nhiệt độ, mỗi loại cho ra 1 sức điện động khác nhau: E, J, K,
R, S, T. Các bạn lưu ý điều này để chọn đầu dò và bộ điều khiển cho

thích hợp.

Các loại thermocouple

– Dây của cặp nhiệt điện thì không dài để nối đến bộ điều khiển, yếu tố
dẫn đến không chính xác là chổ này, để giải quyết điều này chúng ta
phải bù trừ cho nó ( offset trên bộ điều khiển ).
Lưu ý khi sử dụng:
– Từ những yếu tố trên khi sử dụng loại cảm biến này chúng ta lưu ý là
không nên nối thêm dây ( vì tín hiệu cho ra là mV nối sẽ suy hao rất


nhiều ). Cọng dây của cảm biến nên để thông thoáng ( đừng cho cọng
dây này dính vào môi trường đo ). Cuối cùng là nên kiểm tra cẩn thận
việc Offset thiết bị.
Lưu ý: Vì tín hiệu cho ra là điện áp ( có cực âm và dương ) do vậy cần
chú ý kí hiệu để lắp đặt vào bộ khuếch đại cho đúng.



Ưu nhược điểm Thermocouple
Ưu điểm:
+Giá thành thấp
+Ổn định cơ học
+Tầm hoạt động rộng (-2000C- 20000C)



Nhược điểm
+Độ nhạy thấp (µV/ 0C)

+Cần phải biết nhiệt độ tham chiếu
+Yêu cầu hiệu chỉnh định kì

2.2. Nhiệt kế nhiệt điện trở (Resistance Thermometer)
Quan hệ giữa điện trở và nhiệt độ cho bởi:
Rt = R0 (1+α.t )


– Cấu tạo của RTD gồm có dây kim loại làm từ: Đồng, Nikel,
Platinum,…được quấn tùy theo hình dáng của đầu đo. Khi nhiệt độ
thay đổi điện trở giữa hai đầu dây kim loại này sẽ thay đổi, và tùy chất
liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong một khoảng nhiệt độ nhất
định.Phổ biến nhất của RTD là loại cảm biến Pt, được làm từ Platinum.
Platinum có điện trở suất cao, chống oxy hóa, độ nhạy cao, dải nhiệt đo
được dài. Thường có các loại: 100, 200, 500, 1000 ohm tại 0 0C. Điện
trở càng cao thì độ nhạy nhiệt càng cao.
– RTD thường có loại 2 dây, 3 dây và 4 dây.
Lưu ý khi sử dụng:
– Loại RTD 4 dây giảm điện trở dây dẫn đi 1/2, giúp hạn chế sai số.
– Cách sử dụng của RTD khá dễ chịu hơn so với Thermocouple.
Chúng ta có thể nối thêm dây cho loại cảm biến này ( hàn kĩ, chất
lượng dây tốt, có chống nhiễu ) và có thể đo test bằng VOM được.
– Vì là biến thiên điện trở nên không quan tâm đến chiều đấu dây.


Ưu nhược điểm của nhiệt điện trở
Ưu điểm
+ Rất chính xác
+ Ổn định
+ Tuyến tính

Nhược điểm
+ Độ nhạy thấp
+ Cần mạch kích dòng
+ Giá thành cao

Cảm biến nhiệt độ PT100
Cảm biến nhiệt độ PT100 hay còn gọi là nhiệt điện trở kim loại
(RTD) PT100 được cấu tạo từ kim loại Platinum được quấn tùy theo
hình dáng của đầu dò nhiệt có giá trị điện trở khi ở 0 oC là 100 Ohm.
Đây là loại cảm biến thụ động nên khi sử dụng cần phải cấp một nguồn
ngoài ổn định. Giá trị điện trở thay đổi tỉ lệ thuận với sự thay đổi nhiệt
độ.
Rt = R0 ( 1+ AT+BT2+C(T-100)T3)
Trong đó:
A=3.9083x10-3
B=5.775x10-7
C=-4.183x10-12 ( t<0oC) , C=0 ( t>0oC)



Bảng thông số điện trở của PT100 ứng với nhiệt độ đo


3. Theo đặc tính về màu sắc

Dựa theo đặc tính về màu sắc thường gặp nhiệt kế quang học, đo nhiệt
độ cao như nhiệt độ trong buồng lửa. Có tác giả như Meci đã dùng
nhiệt kế đo nhiệt độ thấp nhất là 5500C, cao nhất là 16500C. Ông cũng
đề xuất một loại đồng hồ đo trong phạm vi 7750C–28000C.
Nhiệt kế quang học ( còn gọi là hỏa kế- pyrometer ).


– Cấu tạo: Làm từ mạch điện tử, quang học.
– Nguyên lý: Đo tính chất bức xạ năng lượng của môi trường mang
nhiệt.
– Ưu điểm: Dùng trong môi trường khắc nghiệt, không cần tiếp xúc với
môi trường đo.
– Khuyết điểm: Độ chính xác không cao, đắt tiền.
– Thường dùng: Làm các thiết bị đo ngọn lửa, buồng lửa.
– Tầm đo: -54 <1000 D.F.
– Nhiệt kế bức xạ ( hỏa kế ) là loại thiết bị chuyên dụng dùng để đo
nhiệt độ của những môi trường mà các cảm biến thông thường không


thể tiếp xúc được ( lò nung thép, hóa chất ăn mòn mạnh, khó đặt cảm
biến).
– Gồm có các loại: Hỏa kế bức xạ, hỏa kế cường độ sáng, hỏa kế màu
sắc. Chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc các vật mang nhiệt sẽ có
hiện tượng bức xạ năng lượng. Và năng lượng bức xạ sẽ có một bước
sóng nhất định. Hỏa kế sẽ thu nhận bước sóng này và phân tích để cho
ra nhiệt độ của vật cần đo.
Lưu ý khi sử dụng:
–Tùy theo thông số của nhà sản xuất mà hỏa kế có các tầm đo khác
nhau, tuy nhiên đa số hỏa kế đo ở khoảng nhiệt độ cao. Và vì đặc điểm
không tiếp xúc trực tiếp với vật cần đo nên mức độ chính xác của hỏa
kế không cao, chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường xung quanh (góc
độ đo, rung tay, ánh sáng môi trường ).
Hình ảnh của hỏa kế:

III. Phạm vi sử dụng nhiệt kế
Trong tính toán năng lượng, nhiệt độ là một trong những thông số

quan trọng nhất cần đo để xác định tổn thất năng lượng nhiệt hoặc để
tính cân bằng năng lượng. Đo nhiệt độ được thực hiện khi tính toán
thiết bị lò hơi, lò đốt, hệ thống hơi, hệ thống thu hồi nhiệt thải vv…
Trong quá trình tính toán, nhiệt độ có thể đo ở:


-Không khí xung quanh
-Bề mặt đường ống hơi, lò hơi, lò
-Nước vào lò hơi
-Khí xả
-Nước ngưng quay trở lại
-Cung cấp không khí sấy sơ bộ cho quá trình cháy
-Nhiệt độ của dầu nhiên liệu
IV. Cách thức sử dụng nhiệt kế
Cặp nhiệt điện (nhiệt kế tiếp xúc) bao gồm hai kim loại không
đồng dạng, một đầu được nối với nhau. Khi mối nối được gia nhiệt
hoặc giải nhiệt sẽ sinh ra điện áp, điện áp này tương tác trở lại nhiệt độ.
Một que thăm được đưa vào dòng chất lỏng hoặc khí để đo nhiệt độ
của, ví dụ như khí lò, không khí nóng hoặc nước. Để đo nhiệt độ bề
mặt, người ta sử dụng que thăm dạng tấm. Trong hầu hết các trường
hợp, cặp nhiệt điện sẽ trực tiếp đưa ra kết quả của thiết bị cần đo ( oC
hoặc oF) trên màn hình số. Việc sử dụng nhiệt kế không tiếp xúc hoặc
nhiệt kế hồng ngoại rất đơn giản. Nhiệt kế hồng ngoại (súng) được
hướng về phía bề mặt cần đo nhiệt độ. Kết quả đo được đọc trực tiếp
trên màn hình.
V. Các biện pháp an toàn và phòng tránh
Khi sử dụng nhiệt kế cần thực hiện các biện pháp phòng chống và
an toàn sau:
-Que thăm phải được nhúng vào chất lưu và đo sau khoảng từ 1-2 phút,
tức là sau khi thông số đo đã ổn định.

-Trước khi sử dụng cặp nhiệt điện, cần kiểm tra dải nhiệt độ thiết kế
của cặp nhiệt điện.
-Không bao giờ được để que thăm của cặp nhịêt điện tiếp xúc với
ngọn lửa.


-Trước khi sử dụng nhiệt kế không tiếp xúc, cần thiết lập độ phát xạ
theo bề mặt cần đo nhiệt độ.
-Kiểm tra tài liệu hướng dẫn sử dụng để biết thêm hướng dẫn chi tiết
về các biện pháp an toàn và phòng tránh trước khi sử dụng thiết bị.

B. THIẾT BỊ PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CHÁY
I. Công dụng của thiết bị phân tích quá trình cháy
Thiết bị phân tích quá trình cháy dùng để đo thành phần của khí lò
sau khi quá trình cháy diễn ra. Các thiết bị phân tích quá trình cháy
khác nhau có thể được sử dụng để đáp ứng yêu cầu của một dây
chuyền. Về mặt cơ bản, tất cả các thiết bị phân tích quá trình cháy đo
phần trăm O2 hoặc CO2 trong khói lò ra và sử dụng một chương trình
sẵn có để tính hiệu suất cháy nếu cần. Các loại thiết bị phân tích quá
trình cháy khác nhau được cho dưới đây:
Đo hiệu suất của nhiên liệu
Dụng cụ này giúp đo lượng oxy và nhiệt độ của khí lò. Nhiệt trị
của các nhiên liệu thông dụng được cấp vào bộ vi xử lý để tính hiệu
suất cháy.

Fyrite


Một bơm cầm tay dưới đây hút mẫu khí lò vào một dung dịch bên
trong fyrite. Một phản ứng hoá học thay đổi lưu lượng dung dịch cho

biết khối lượng khí. Phần trăm Oxy và CO2 đọc trên đồng hồ.

Thiết bị phân tích khí
Dụng cụ này có một ngăn chứa hoá chất bên trong dùng để đo các
loại khí khác nhau như CO2, CO, NOX, SOX , etc.

II. Phạm vi sử dụng thiết bị phân tích quá trình cháy
Thiết bị phân tích quá trình cháy được sử dụng để xác định thành
phần của khí lò trong đường ống. Đường ống gồm các ống được sắp
xếp theo hình chữ nhật được sử dụng để thải khói vào ống khói. Giá trị
của các thành phần trong khí lò dựa trên thể tích. Phần lớn những công
cụ này đo phần trăm Oxy và CO2 và nhiệt độ của khí lò. Trong quá
trình kiểm toán năng lượng, cần biết được thành phần của khí lò để


đánh giá các điều kiện cháy, hiệu suất và rò rỉ ở không khí khí quyển
vào hệ thống.
III. Cách thức sử dụng
Các loại thiết bị phân tích quá trình cháy khác nhau hoạt động
khác nhau. Với tất cả các loại thiết bị phân tích quá trình cháy, một que
thăm được đưa vào đường ống qua một lỗ nhỏ để đo. Với bộ phân tích
quá trình cháy fyrite, sử dụng bằng tay, khí lò từ ống được lấy ra bằng
một thiết bị bơm thủ công. Khí lấy được sẽ phản ứng với hoá chất và
cho thông số % Oxy và CO2
IV. Các biện pháp phòng chống và an toàn
Khi sử dụng thiết bị phân tích quá trình cháy, cần thực hiện các
biện pháp phòng chống và an toàn sau:
- Luôn điều chỉnh kích cỡ của thiết bị ở không khí ngoài trời trong lành
trước khi thực hiện đo.
-Kiểm tra tắc nghẽn trong bộ lọc không khí của thiết bị.

-Trong quá trình đo, cần đảm bảo là đường ống cao su dẫn khí từ
đuờng ống tới thiết bị đo không bị bẻ cong.
- Sau khi đưa que thăm vào đường ống, cần cẩn thận bọc phần hở bằng
vải côtton để đảm bảo không khí không lọt vào hoặc thoát ra từ hệ
thống.
- Sử dụng găng tay côtton dày, kính và mũ bảo hộ và các dụng cụ bảo
hộ khác trước khi đo.
Chú ý là khí bạn đang xử lý rất nóng!
- Kiểm tra tài liệu vận hành của thiết bị đo để biết thêm các chỉ dẫn chi
tiết về an toàn và các biện pháp phòng tránh trước khi sử dụng thiết bị.


C. ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT
I. Giới thiệu:
Trong lò hơi cần đo áp suất không khí, áp suất khói, áp suất nước,
áp suất hơi... đồng hồ đo áp suất cũng dùng rất phổ biến trong nhiều
lĩnh vực khác.
Loại áp kế dùng phổ biến nhất là loại dùng ống kim loại rỗng, tiết
diện hình elip uốn cong, áp suất lớn hay nhỏ làm cho ống cong dãn nở
nhiều hay ít. Một đầu uốn cong cố định đầu kia tự do, nối với một hệ
thống bánh răng truyền động đến kim, loại này do kỹ sư Bourdon
người Pháp đưa ra năm 1849, nhưng đến nay vẫn còn dùng phổ biến,
cùng một tác dụng tương tự, còn có loại áp kế màng mỏng dùng ít hơn
và chỉ đo được trong phạm vi dưới 300 milibar.
II. Vật liệu chế tạo đồng hồ đo áp suất
Vật liệu chế tạo đồng hồ đo áp suất có nhiều loại khác nhau:


Vỏ inox 316L – chân kết nối Inox 316L – mặt kính bảo vệ


Vỏ inox 316L – chân kết nối Inox 316L – kính thường
• Vỏ Inox 304 – chân kết nối bằng đồng – kính bảo vệ
• Vỏ Inox 304 – chân bằng đồng – kính thường
• Vỏ Inox 304 – chân đồng – kính nhựa
• Thép đen – chân đồng
• Vỏ nhựa – chân đồng
Đối với các môi trường ăn mòn có tính axit hay nước biển hay các
loại hoá chất khác ta phải dùng loại vỏ Inox 316L – chân kết nối 316L
– mặt kính bảo vệ để có thời gian sử dụng lâu hơn .


III. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
1.

Cấu tạo:


2. Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất dạng này cực kỳ đơn
giản:






Khi có lưu chất chảy qua (nước, dầu, khí nén…). Lưu chất len
vào ống Bourdon làm ống này giãn ra.
Thông qua cơ cấu truyền động làm xoay trục kim đồng hồ giúp
hiển thị giá trị áp suất.

Áp lực càng lớn dẫn đến ống bourdon càng giãn ra, kim đồng hồ
xoay càng nhiều.
IV. Các rủi ro khi sử dụng đồng hồ đo áp suất và biện pháp xử lý
1. Sự ăn mòn của hóa chất:
Khi sử dụng đồng hồ đo áp suất đối với những loại chất lỏng, khí,
hoặc hơi có hóa chất như: xút, axit, dầu, nước biển, vi sinh, nước
mắm… thì hiện tượng ăn mòn thường hay xảy ra. Điều này đồng nghĩa
với việc có phản ứng hóa học diễn ra giữa môi chất và vật liệu cấu
thành thiết bị. Sẽ gây ra rất nhiều rủi ro, thiếu an toàn cho hệ thống
máy móc và cả người sử dụng, do đó cần khắc phục vấn đề này một
cách triệt để để quá trình làm việc đạt hiệu quả cao.
Hiện nay tại nhiều nhà máy sản xuất thực phẩm, hóa chất, dung môi,
dược phẩm… sử dụng đồng hồ đo áp suất không đúng với ứng dụng


thực tế của môi trường làm việc khác nghiệt. Và tất nhiên có thể quan
sát được sự hư hỏng một cách trực quan như: rơi kim, thủng vỏ, mục
vỏ… Bất kỳ loại đồng hồ nào có vật liệu không tương thích đồng nghĩa
với việc không có sự bảo vệ việc ăn mòn và sẽ có lỗ thủng, rò rỉ lưu
chất rất nguy hại.
Biện pháp
1. Cần thay thế ngay vật liệu chế tạo của đồng hồ đo áp suất đối với
trường hợp dùng trong môi trường có hơi ăn mòn. Phổ biến nhất trên
thị trường là Inox (Stainless Steel) và Nhựa (PP, PVDM, PVC)
Nhiều kỹ thuật vẫn dùng đồng hồ làm bằng thép, sơn đen trong khi nó
có sự tồn tại của những hợp chất ăn mòn nhanh, chúng gây gỉ sét, mục
nát các chi tiết, dẫn đến kết quả đo không chính xác thậm chí hư hỏng
hoàn toàn. Ở đây việc chuyển đổi sang Inox hoặc Nhựa để điều cấp
bách để duy trì và nâng cao hiệu quả công việc.
2. Sử dụng thêm phụ kiện kèm theo để loại bỏ triệt để quá trình ăn

mòn đồng hồ đo áp suất. Bằng cách sử dụng loại đồng hồ đo áp suất
màng các dạng như: tiêu chuẩn, màng flange kết nối ren, clamp kẹp…
Màng được sản xuất bằng nhiều loại vật liệu như: inox 316 (316FF),
Teflon (PTFE)… chủ yếu có nhiệm vụ ngăn không cho lưu chất thẩm
thấu vào bên trong thiết bị đo, cách ly hoàn toàn nguy hại cũng như giữ
đúng chi số hiển thị trên đồng hồ áp suất.
3. Với các máy ngành thực phẩm, dược phẩm có yêu cầu rất cao về
tiêu chuẩn an toàn như: cấp độ kín, chuẩn FDA, chuẩn vi sinh và lưu
chất cần đo áp suất có thêm giá trị nhiệt độ (80oC trở lên) thì ngoài
việc sử dụng đồng hồ đo áp suất màng cần có thêm phụ trợ làm mát
(cooling device) dạng góc, trục xoắn rời hoặc dạng lỗ (hình dưới). Phụ
tùng này cơ bản giúp giải nhiệt cho lưu chất trước khi đi vào đồng hồ
mà không làm ảnh hưởng đến tính chất hóa học của chất lỏng hoặc khí.
Nói tóm lại có rất nhiều phương pháp để sử dụng tốt đồng hồ đo áp
suất cho các môi trường làm việc khắc nghiệt, tuy nhiên phải tùy vào
từng ứng dụng cụ thể mà chọn phương pháp đúng đắn nhất để làm


2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đồng hồ đo áp suất:
Những rủi ro chắc chắn xảy ra nếu quá trình lắp đặt đồng hồ áp
suất không thực hiện đúng qui trình:
-Gây sai số dương: Bạn biết rằng cấu tạo của chúng có dạng ống
bourdon bằng kim loại (đồng hoặc inox). Khi chịu ảnh hưởng bởi nhiệt
độ cao, kim loại sẽ giãn nở ra và gây sai lệch là vấn đề rất dễ hình
dung.
-Không quan sát được các chỉ số (đối với trường hợp dùng đồng
hồ đo áp suất dầu – glixerin filled): Theo phản ứng hóa học, dưới sức
nóng lớn loại chất lỏng chống rung này sẽ bị ngả màu từ trong (không
màu) sang màu đen. Chúng là thành phần nằm bên trong nên che mất
mặt số làm cản trở sự quan sát của bạn. Hiện tượng này thường thấy ở

các nhà máy do người mua hàng không am hiểu vấn để kỹ thuật và bị
tư vấn sai.
-Vỡ mặt kính: Trong môi trường làm việc có sức nóng cao, những
loại đồng hồ đo áp suất thông thường không mang lại an toàn do chúng
được thiết kế vật liệu kính bình thường, không có khả năng chịu lực,
chịu nhiệt.
Biên pháp
Đối với những điều đơn giản nếu không giải quyết triệt để sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất công việc, vậy khắc phục vấn đề này
như thế nào?
1. Điều tiên quyết đầu tiên, khi cần mua thiết bị đo áp suất cho các máy
móc, hệ thống như: nồi hơi, lò sấy, lò nấu, động cơ diesel… có chất
lỏng hoặc hơi nóng bạn phải mua đồng hồ đo áp suất khí (không dầu).
Một nhà cung cấp chuyên nghiệp khi nhận được nhu cầu từ bạn phải
hỏi rõ bạn cần để làm gì và có hướng tư vấn chính xác, hiệu quả.
2. Chọn mua đồng hồ áp suất có mặt kính đạt chuẩn Safety Glass được
chế tạo bằng thủy tinh có khả năng chịu áp lực và nhiệt độ, tuyệt đối
không mua loại mặt nhựa hoặc mê-ca sẽ bị rạn nứt hoặc tan chảy với
khi đặt trong khu vực nhiệt độ lớn.
3. Sử dụng những loại ống syphone (xy-phông) dạng thẳng, chữ U,
vuông góc… để làm tăng khoảng cách tiếp xúc giữa nhiệt độ và đồng
hồ áp suất, đồng thời một lượng nước ngưng tụ sẽ làm mát và giữ lại
sức nóng đẩy vào trong thiết bị đo.


4. Lắp thêm một thiết bị phụ trợ để làm mát, trong tiếng Anh là
“Cooling device” hay ” Cooling tower”. Hãy xem hình ảnh bên dưới để
thấy cách lắp đặt. Cấu tạo của phụ kiện này khá đơn giản, gồm một ống
dẫn xoắn dạng lò xo nằm bên trong một ống inox với mục đích tăng
chiều dài tiếp xúc của lưu chất khi đi qua để tăng thời gian tản nhiệt ra

bên ngoài trước khi được đưa vào đồng hồ đo áp suất.
5. Với nhiều trường hợp lưu chất qua đồng hồ vừa có nhiệt độ nóng
vừa ăn mòn, vừa có hạt rắn nên sử dụng thêm phụ tùng khác có dạng
ống dẫn dài với độ dài tính sao cho phù hợp. Điều này đồng nghĩa với
việc thiết bị đo áp suất được lắp đặt ở một đầu ống, đầu kia lắp vào
máy và thường có một màng (dạng clamp hoặc thread) có nhiệm vụ
cách ly tiếp xúc lưu chất với đồng hồ đo. Giá trị hiển thị được tạo ra
nhờ trong ống dẫn này có một loại dầu thủy lực có tác dụng dẫn áp từ
màng đến ống bourdon. Cách nối dây này vừa chống lại được sự ăn
mòn lẫn sức nóng tác dụng lên thiết bị. Hãy căn cứ vào từng nhu cầu
thực tế cụ thể để lựa chọn phương án thích hợp, đảm bảo tuổi thọ của
tất cả các chi tiết.
3. Hiện tượng rung kim đồng hồ đo áp suất







Những hậu quả có thể xảy ra do việc rung kim đến đồng hồ đo áp
lực:
Gây sai số lớn cho quá trình đo lường, điều này là do sự lệch kim
do quán tình sau khi rung một cách liên tục.
Cong kim, thậm chí văng kim ra ngoài => hỏng đồng hồ áp đo áp
suất.
Nếu rung quá mạnh tác động co giãn liên tục lên ống bourdon bên
trong, gây hỏng lò xo và nhiều chi tiết khác.
Biện pháp:
Cách xử lý tốt nhất vấn đề này là sử dụng một loại dầu Glixerin và

thường được kỹ thuật gọi là dầu chống rung. Bạn thường thấy trên các
nhãn mác của đồng hồ đo áp lực thường ghi bằng tiếng Anh “Filled


Glixerin” có nghĩa là loại đồng hồ này đã được nhà sản xuất chế tạo
theo một chuẩn cấp độ kín để chứa sẵn dầu trong đó..
Dầu Glixerin là một loại chất lỏng có thể hòa tan vào trong nước,
chúng có một độ nhớt nhất định để khi được rót vào bên trong đồng hồ
đo áp suất, tiếp xúc với kim và tạo ra một lực ma sát nhỏ để làm giảm
tốc độ (xung nhịp rung) của kim. Hạn chế gần như triệt để hiện tượng
cộng hưởng rất nguy hại cho thiết bị. Sự cộng hưởng tức thời có thể
làm hỏng hoặc văng kim ngay lập tức.
4. Lắp đặt đồng hồ đo áp suất không đúng cách
Tác nhân này gây hư hỏng đáng kể. Việc lắp không phù hợp có
thể gây nứt vỏ, hở chân ren nên khi đưa chất lưu vào bị xì, vì vậy hiển
thị kim cũng sẽ không chính xác
Các lắp đặt chính xác và hiệu quả:
Các bước tiến hành lắp đặt:
B1. Kiểm tra đồng hồ đo áp suất trước khi lắp
Để giảm thiểu thời gian lắp đặt đồng hồ áp suất chúng ta nên kiểm tra
trước khi lắp đặt. Đối với trường hợp đồng hồ áp suất đã kiểm định, thì
chúng ta an tâm vì nó đã kiểm tra và sử dụng tốt. Nhưng đối với trường
hợp chưa kiểm định thì chúng dùng những thiết bị để kiểm tra nó, tùy
theo áp suất lớn hay nhỏ mà chúng ta có thể dùng máy nén khí hoặc
máy móc để kiêm tra chúng.
B2. Sự tác động
Bạn nên xác định rung vị trí lắp ráp đồng hồ đo áp suất sao cho cho
rung chấn của tác động là nhỏ nhất. Tùy theo các ứng dụng cụ thể mà
chúng ta có thể xác định độ rung và nhiệt độ môi trường khác nhau.
VD: Như các máy móc có độ rung lớn thì chúng ta sẽ lắp đồng hồ đo

áp suất ở vị trí xa hơn. Hoặc nếu với các máy tạo nhiệt thì chúng ta lắp
đặt đồng hồ đo áp suất thêm ống xy-phon để giảm nhiệt độ.
Nếu trong trường hợp ít khi sử dụng đồng hồ đo áp suất thì chúng ta
nên lắp kiêu song song và dùng van chuyển cách ly. Lắp đặt theo dạn
này thì sẽ dữ đồng hồ đoa áp suất được lâu hơn và kéo dài tuổi thọ.


Thường thì với những ứng dụng không cần hoặc không nên đo áp suất
bằng đồng hồ bourdon thường xuyên sử dụng mô hình này.
B3. Lắp đặt
Việc lắp đặt trể nên đồng hồ áp suất trở nên đơn giản hơn nhiều. Đặc
biệt chúng ta không nên tác dụng lực vào đồng hồ vì có thể gây móp
méo hoặc làm bể mặt đồng hồ. Với một số ứng dụng, các bạn nên sử
dụng cao su non (Teflon) hoặc keo để quấn vào chân ren của đồng hồ
trước khi lắp nhằm đảm độ kín tốt nhất cho quá trình sử dụng.
RƠ LE ÁP SUẤT
I. Giới thiệu và phân loại:
Rơ le áp suất là thiết bị điều khiển và bảo vệ áp lực, đây là loại
thiết bị chuyển đổi các tín hiệu áp suất và hiệu áp suất thành tín hiệu
đóng cắt của tiếp điểm điện (ON/ OFF) để điều khiển và bảo vệ áp lực.
Tùy thuộc vào số lượng các phần tử cảm biến nhận tín hiệu để có thể
phân rơ le áp lực thành các loại sau:
• Rơ le áp lực đơn: Rơ le áp lực cao và Rơ le áp lực thấp riêng lả chỉ
có một đường tín hiệu.
• Rơ le áp lực kép: Rơ le áp lực cao và Rơ le áp lực thấp chung một
khối có hai đường tín hiệu, một bên là áp lực cao, một bên là áp lực
thấp.

1.


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Cấu tạo


1,10,16. Lò xo.
2. Giá đỡ tay đòn vi sai.
3. Tay đòn vi sai.
4,17. Trục quay.
5. Lò xo vi sai.
6. Thang vi sai.
7. Vít điều chỉnh vi sai.
3. Thang điều chỉnh áp lực làm việc.
11. Thanh đảo mạch.
12. Khung công tắc di động.
13. Lò xo chính.
14. Tay đòn góc.
15. Vít hiệu chỉnh.
18. Thanh chuyền.
19. Xi phông.
20. Vỏ xi phông
2. Nguyên lý làm việc:
Hơi môi chất theo đường ống đi vào xi phông được lấy từ phần hạ
áp, thông thường được lấy ở đầu hút máy nén. Khi áp suất môi chất
tăng lên, xi phông 19 bị ép lại, đẩy thanh truyền 18 đi lên, chống lại lực
nén lò xo chính 13. Khi tay đòn góc 14 đi đến phần trên của tay đòn
chữ U 3 thì lực kéo lò xo vi sai 5 tác động lên tay đòn góc 14. Tay đòn
góc 14 quay theo chiều kim đồng hồ, khi trục của lò xo 10 cắt qua trục


thanh đảo mạch 11 thì khung công tắc làm việc và cắt (đóng) tiếp điểm

dứt khoát. Lò xo đảo mạch 10 nối vào tay đòn góc bằng khớp cầu, nối
vào khung đảo mạch bằng khe có sẵn. Khi áp suất môi chất giảm
xuống, xi phông dãn ra, thanh truyền đi xuống. Tay đòn góc đi ngược
chiều kim đồng hồ. Khi trục lò xo 10 cắt qua trục khung đảo mạch 11
công tắc điện đóng (cắt) dứt khoát. Lò xo chính xác định áp suất cắt
(đóng) tiếp điểm điện, tổng áp suất của thang chính và thang vi sai xác
định áp suất đóng (cắt) tiếp điểm điện. Điều chỉnh áp suất đóng, cắt
nhờ các vít điều chỉnh 7 và 9. Lò xo 1 có tác dụng làm cho thanh
chuyền luôn luôn tì sát vào tay đòn góc.

VAN AN TOÀN
-

I .Giới thiệu:
Van an toàn (Safety valve) là một thiết bị thủy lực thường được gọi
một tên thông dụng là van xả áp suất dùng để điều chỉnh áp suất tự
động xả khí, hơi nóng từ trong lò hơi, bồn chứa áp suất hoặc những hệ
thống khác khi áp lực hoặc nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép đã cài
đặt trước đó đảm bảo an toàn cho hệ thống đường ống và thiết bị trong
trường hợp áp suất tăng đột ngột. Trong quá trình hoạt động làm việc
thì van an toàn luôn ở trạng thái đóng.

1.

II .Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Cấu tạo:


1 – Thân van;
2 – Cửa van;

3 – Bộ định hướng;
4 – Lò xo;
5 – Ty van;
6 - Ốc chỉnh lực;
7 - Ốc bịt kín;
8 – Chụp ty van.;
9 – Kẹp chì an toàn
2.
-

-

-

Nguyên lý hoạt động:
Khi áp lực đầu vào của van hoạt động tạo nên một lực đẩy để nâng trục
chính, lực này sẽ phản ứng chống lại các lực hướng xuống từ lò xo.
Nếu áp lực của đầu vào tăng lên đến thời điểm mà tổng lực lên lớn
hơn lực đẩy hướng xuống của lò xo khi đó cửa van sẽ mở ra và môi
chất được truyền qua.
Khi áp lực của đầu vào giảm xuống đến thời điểm mà tổng lực lên nhỏ
hơn lực đẩy hướng xuống của lò xo khi đó cửa van sẽ đóng lại.

D. ĐỒNG HỒ ĐO LƯU LƯỢNG NƯỚC


×