Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu về thai nghén ở thai phụ từ 35 tuổi trở lên mang thai lần đầu tại bệnh viện phụ sản hải phòng từ 1 1 2011 đến 31 12 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 80 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp cho phép tôi được bày tỏ
lòng cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học trường Đại học Y Dược
Hải Phòng.
Ban Giám đốc bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư tiến sĩ
Ngô Văn Tài và bác sĩ chuyên khoa II Trần Việt Phương, những người thầy
đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Với tất cả tấm lòng kính trọng tôi xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô
trong hội đồng thông qua đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp,
những thầy cô đã cho tôi nhiều chỉ dẫn quý báu và đầy kinh nghiệm để đề tài
đi đến đích.
Tôi xin cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể Bộ môn Phụ Sản
trường Đại học Y Dược Hải Phòng, phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phụ
Sản Hải Phòng và các phòng ban đã dành những điều kiện tốt cho tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu thu thập số liệu để hoàn thành luận văn đúng
thời hạn.
Một phần không nhỏ cho sự thành công của luận văn này là sự khích lệ,
giúp đỡ quan tâm sâu sắc của Cha mẹ, Chồng con, Anh chị, Bạn bè đồng
nghiệp và những người thân trong gia đình.
Hải Phòng, ngày 6 tháng 12 năm 2014
Bác sĩ: Nguyễn Thị Duyên Hải


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu


2. BVPSHP

: Bệnh viện phụ sản Hải Phòng

3. BVBMTSS

: Viện Bảo vệ Bà mẹ và trẻ sơ sinh

4. CS

: Cộng sự

5. MLT

: Mẹ lớn tuổi

6. CNTC

: Chửa ngoài tử cung

7. TSG

: Tiền sản giật

8. RTĐ

: Rau tiền đạo

9. UXTC


: U xơ tử cung

10. RBN

: Rau bong non

11. CCTC

: Cơn co tử cung

12. TL

: Thai lưu

13. PT

: Phá thai

14. OVS

: Ối vỡ sớm

15. OVN

: Ối vỡ non

16. SS

: Sơ sinh


17. OR

: Odd- radio – Tỷ suất chênh

18. 95 % CI

: 95% Confidence interval – Khoảng tin cậy


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Một số khái niệm mẹ lớn tuổi đẻ con so ..............................................................3
1.2. Tỷ lệ thai nghén và sinh đẻ của mẹ lớn tuổi đẻ con so. .......................................3
1.3. Nguyên nhân sinh con muộn của mẹ lớn tuổi đẻ con so ......................................4
1.4. Thay đổi giải phẫu và sinh lý của phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. ...............................5
1.5. Mang thai bất thường ở mẹ con so lớn tuổi .........................................................7
1.5.1. Thai chết lưu......................................................................................................7
1.5.2. Chửa ngoài tử cung ...........................................................................................8
1.5.3. Chửa trứng .........................................................................................................9
1.6. Thực trạng về nạo phá thai ở mẹ ≥ 35 tuổi .......................................................11
1.7.Các phương pháp phá thai ...................................................................................11
1.7.1. Phá thai bằng phương pháp nội khoa: .............................................................11
1.7.2 Phá thai bằng phương pháp ngoại khoa : .........................................................12
1.8. Mẹ lớn tuổi mang thai con so và các nguy cơ ...................................................12

1.8.1. Mẹ lớn tuổi mang thai với nguy cơ tiền sản giật.............................................13
1.8.2. Mẹ lớn tuổi mang thai với nguy cơ rau tiền đạo .............................................15
1.8.3. Mẹ lớn tuổi mang thai với nguy cơ U xơ tử cung ......................................16
1.9. Mẹ lớn tuổi đẻ con so với các nguy cơ khi sinh.................................................17
1.9.1. Các nguy cơ đối với mẹ khi sinh .....................................................................17
1.9.2. Các nguy cơ đối với con khi sinh ....................................................................18
1.9.3. Các xử trí sản khoa đối với mẹ lớn tuổi đẻ con so ..........................................20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................22
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu ...........................................................22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................................22
2.2 Phương pháp nghiên cứu :...................................................................................22
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu :........................................................................................22


2.2.2. Mẫu nghiên cứu : ............................................................................................22
2.3. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................23
2.3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ....................................................23
2.3.2. Thực trạng thai nghén của đối tượng nghiên cứu. ..........................................23
2.3.3. Cách xử trí sản khoa và một số yếu tố liên quan ............................................24
2.4. Một số tiêu chuẩn đánh giá có liên quan đến nghiên cứu. .................................25
2.5. Xử trí số liệu. ......................................................................................................26
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu y học: .......................................................................26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................27
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................................27
3.2. Thực trạng thai nghén của ĐTNC mang thai lần đầu ........................................30
3.2.1. Thực trạng thai nghén bệnh lý của ĐT NC .....................................................30
3.2.2. Thực trạng phá thai của đối tượng nghiên cứu ...............................................36
3.2.3. Thực trạng sinh đẻ của phụ nữ  35 tuổi có thai lần đầu ................................39
3.3. Cách xử trí sản khoa và yếu tố liên quan ...........................................................42

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................51
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................................51
4.2. Thực trạng thai nghén ở những thai phụ ≥ 35 tuổi mang thai lần đầu ..............52
4.2.1. Thực trạng thai nghén bệnh lý của ĐTNC ......................................................52
4. 3. Cách xử trí trong chuyển dạ và một số yếu tố liên quan của những sản phụ
mang thai lần đầu ≥ 35 tuổi .......................................................................................64
4.3.1. Các cách xử trí trong chuyển dạ ......................................................................64
4.3.2 Phân tích các chỉ định mổ lấy thai ...................................................................65
4.3.3. Kết quả của mẹ sau sinh ..................................................................................65
4.3.5. Mối liên quan giữa mẹ ≥ 35 tuổi đẻ con so với các biến chứng thai nhi ...............67
4.3.6. Mối liên quan giữa bệnh mẹ lúc mang thai và sơ sinh mắc bệnh .........................68
4.3.7. Mối liên quan giữa ngạt sơ sinh và sơ sinh mắc bệnh ....................................69
4.3.8. Mối liên quan giữa mẹ mắc bệnh lúc mang thai với tử vong sơ sinh .............69
43.9. Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh của sản phụ ≥ 35 tuổi .........................................70
KẾT LUẬN ...............................................................................................................72
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ MLT đẻ con so của một số nghiên cứu trên thế giới .........................3
Bảng 1.2. Tỷ lệ MLT đẻ con so của một số nghiên cứu tại BVPSTƯ........................4
Bảng 1.3. Tỷ lệ nguyên nhân MLT đẻ con so của một số nghiên cứu .............................5
tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương ................................................................................5
Bảng 2.1. Chỉ số Apga ..............................................................................................25
Bảng 3.1. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu ...............................................27
Bảng 3.2. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .......................................27
Bảng 3.3. Phân bố địa dư của đối tượng nghiên cứu ................................................28
Bảng 3.4. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .............................................29

Bảng 3.5.Thực trạng thai nghén nhóm ≥ 35 tuổi mang thai lần đầu .........................30
Bảng 3.6. Tỷ lệ thai lưu của nhóm ≥ 35 tuổi/ tổng thai lưu qua các năm .................30
Bảng 3.7. Phân bố thai chết lưu theo tuổi thai ..........................................................31
Bảng 3.8. Các phương pháp xử trí thai chết lưu .......................................................32
Bảng 3.9. Tỷ lệ CNTC của nhóm ≥ 35 tuổi / tổng CNTC qua các năm ...................33
Bảng 3.10. Các phương pháp xử trí chửa ngoài tử cung ..........................................34
Bảng 3.11. Tỷ lệ chửa trứng của nhóm ≥ 35 tuổi / tổng chửa trứng qua các năm ....34
Bảng 3.12. Các hình thái lâm sàng chửa trứng .........................................................35
Bảng 3.13. Các phương pháp điều trị chửa trứng .....................................................36
Bảng 3.14 Tỷ lệ phá thai của nhóm ≥ 35 tuổi / tổng phá thai qua các năm ..............36
Bảng 3.15. Nguyên nhân phá thai của đối tượng nghiên cứu ...................................37
Bảng 3.16. Phân bố tuổi thai khi phá ........................................................................38
Bảng 3.17. Phương pháp phá thai của đối tượng nghiên cứu .................................38
Bảng 3.18. Nguyên nhân mẹ  35 tuổi có thai lần đầu. ...........................................39
Bảng 3.19. Tỷ lệ đẻ của nhóm ≥ 35 tuổi / tổng đẻ qua các năm ...............................40
Bảng 3.20. Thực trạng bệnh lý khi mang thai của đối tượng nghiên cứu ................41
Bảng 3.21. Các cách thức đẻ .....................................................................................42
Bảng 3.22. Phân bố các chỉ định mổ lấy thai ............................................................43
Bảng 3.23. Kết quả của mẹ trong và sau sinh ...........................................................44
Bảng 3.24. Cân nặng trẻ sơ sinh................................................................................45
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh và bệnh mẹ lúc mang thai ............46
Bảng 3.26 Một số đặc điểm liên quan của sơ sinh sau sinh ......................................47
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa bệnh mẹ lúc mang thai và sơ sinh bệnh lý. ....................48
Bảng 3.28. Mối liên quan chỉ số Apga và sơ sinh bệnh lý .......................................49
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa mẹ mắc bệnh lúc mang thai với .............................49
tử vong sơ sinh ..........................................................................................................49
Bảng 3.30. Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh của thai phụ ≥ 35 tuổi ..............................50
Bảng 4.1 Nguyên nhân của mẹ lớn tuổi đẻ con so ....................................................60
Bảng 4.2: Tỷ lệ mẹ lớn tuổi đẻ con so qua các năm. ................................................61
Bảng 4.3: Tỷ lệ mẹ lớn tuổi đẻ con so của một số tác giả khác ................................61



DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ................................................28
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .........................................29
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thai lưu của nhóm ≥ 35 tuổi / tổng thai lưu qua các năm ............31
Biểu đồ 3.4. Phân bố thai chết lưu theo tuổi thai ......................................................32
Biểu đồ 3.5.Tỷ lệ CNTC của nhóm ≥ 35 tuổi / tổng CNTC qua các năm ................33
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ chửa trứng của nhóm ≥ 35 tuổi / tổng chửa trứng qua các năm ..35
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ phá thai của nhóm ≥ 35 tuổi / tổng phá thai qua các năm ...........37
Biểu đồ 3.8. Phương pháp phá thai của đối tượng nghiên cứu ................................39
Biểu đồ 3.9. Nguyên nhân mẹ  35 tuổi có thai lần đầu ..........................................40
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ đẻ của nhóm ≥ 35 tuổi / tổng đẻ qua các năm ...........................41
Biểu đồ 3.11. Các cách thức đẻ .................................................................................42
Biểu đồ 3.12. Cân nặng trẻ sơ sinh ...........................................................................45
Biểu đồ 3.13. Biến chứng sơ sinh .............................................................................47
Biểu đồ 3.14. Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh của thai phụ ≥ 35 tuổi ...........................50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai nghén và sinh đẻ là thiên chức lớn lao mà tạo hóa đã trao cho
người phụ nữ. Công việc này càng cao cả hơn đối với những người lần đầu
tiên làm mẹ.
Thai nghén có nguy cơ cao là trường hợp có thai trong tình huống
không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai và diễn biến bình
thường của cuộc đẻ [1]. Đó là những thai nghén có khả năng bị biến cố nguy
hại cho thai nhi: dọa sảy thai, suy dinh dưỡng, chết trước, trong và sau đẻ
cũng như tính mạng người mẹ trong quá trình mang thai và lúc sinh đẻ [2].

Các nguy cơ cao của mẹ lớn tuổi đẻ con so đã được chứng minh và
tổng kết bằng nhiều công trình nghiên cứu khác nhau trên thế giới và trong
nước. Khi bà mẹ lớn tuổi mang thai và sinh đẻ thường tăng cao các hậu quả
như: TSG, trẻ nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ ngạt và trong cuộc chuyển dạ
thường phải có sự hỗ trợ của y tế như sử dụng thuốc tăng co bóp tử cung và
thường phải kết thúc cuộc đẻ bằng thủ thuật lấy thai [ 46,47].
Nguyên nhân của các bà mẹ lớn tuổi đẻ con so là rất khác nhau, có thể
do lập gia đình muộn, sau điều trị vô sinh hoặc tiền sử nạo phá thai. Xu hướng
những năm gần đây do xã hội phát triển, một số phụ nữ do ưu tiên cho học
vấn và nghề nghiệp nên quyết định lấy chồng muộn và chậm có con [3,
48,49].
Tỷ lệ biến chứng do thai nghén ở mẹ con so  35 tuổi nguy cơ tử
vong, đẻ non và những nguy cơ khác do nạo phá thai, chửa ngoài tử cung, thai
trứng, thai bất thường, vô sinh, tỷ lệ vòng kinh không phóng noãn cũng cao
hơn so với các lứa tuổi trưởng thành khác. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
nghiên cứu về tình trạng thai nghén ở mẹ con so  35 tuổi tại Việt Nam.
Nhằm đánh giá một cách tổng quan tình trạng thai nghén của những bà
mẹ từ 35 tuổi trở lên mang thai lần đầu được điều trị tại BVPSHP về nguy cơ


2

khi có thai và khi sinh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu về thai
nghén ở thai phụ từ 35 tuổi trở lên mang thai lần đầu tại BVPSHP từ
1/1/2011 đến 31/12/2013” với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu thực trạng thai nghén ở những thai phụ  35 tuổi mang
thai lần đầu tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng từ 01/01/2011 – 31/12/2013.
2. Mô tả cách xử trí trong chuyển dạ và một số yếu tố liên quan tới sinh
đẻ của các sản phụ con so ≥ 35 tuổi được điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản
Hải Phòng trong thời gian trên.



3

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm mẹ lớn tuổi đẻ con so
Mẹ lớn tuổi đẻ con so là những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên mới đẻ lần đầu
tiên [4,5,6].
Hội nghị Sản phụ khoa quốc tế năm 1958 giới hạn rằng: một phụ nữ 
35 tuổi đẻ con so được coi là mẹ lớn tuổi [49,50,51].
Gần đây, một số nước phát triển nghiên cứu về giới hạn tuổi muộn hơn
như trong nghiên cứu của Spellacy [44], của Scholz [45], Gilbert [46] cho
rằng mẹ  40 tuổi đẻ con so là mẹ lớn tuổi hoặc trong nghiên cứu của Duliztki
[47] và Hansan[48] gần đây cũng nghiên cứu với giới hạn mẹ  40 tuổi.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đinh Văn Thắng và CS [7] thấy rằng
tuổi sinh đẻ tốt nhất của người phụ nữ là 25-35 tuổi và theo Phạm Thị Hoa
Hồng [8] mẹ đẻ con so  35 tuổi được coi là mẹ lớn tuổi.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng giới hạn tuổi của hội sản phụ
khoa quốc tế: mẹ đẻ con so  35 tuổi được gọi là mẹ lớn tuổi đẻ con so.
1.2. Tỷ lệ thai nghén và sinh đẻ của mẹ lớn tuổi đẻ con so.
Tỷ lệ thai nghén và sinh đẻ của MLT đẻ con so trong mỗi nghiên cứu
có khác nhau.
Bảng 1.1. Tỷ lệ MLT đẻ con so của một số nghiên cứu trên thế giới
Năm

Tác giả

Nước


Tỷ lệ (%)

1975

Morrison [57]

Canada

0,64

1986

Spellacy [52]

Hoa Kỳ

1,2

1999

GilbertWM [54]

Hoa Kỳ

2


4

Bảng 1.2. Tỷ lệ MLT đẻ con so của một số nghiên cứu tại BVPSTƯ

Năm

Tác giả

Tỷ lệ %

1962

Huỳnh Thúc Quỵ [9]

1992

Nguyễn Thị Ngọc Khanh [3]

5.49

2001

Tô Thị Thu Hằng [10]

3.06

2004

Lê Thị Thu Hương [11]

1.97

2


1.3. Nguyên nhân sinh con muộn của mẹ lớn tuổi đẻ con so
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến MLT đẻ con so. Trong khi nghiên cứu
các tác giả đã chú ý đến nguyên nhân, đặc biệt là các nguyên nhân chính.
Morrison nghiên cứu năm 1975 trên 19.681 cuộc đẻ tại Winnipeg ở
Canada cho thấy một trong những nguyên nhân của MLT đẻ con so là vô sinh
chiếm 22% [52].
Kessler nghiên cứu năm 1980 tại Kaplan ở Israel cho thấy nguyên nhân
MLT đẻ con so do kết hôn muộn chiếm 40,8%, vô sinh chiếm 24,4%, còn lại
do liên quan đến tiền sử nạo sẩy thai hoặc do có sử dụng thuốc tránh thai
trước đó [58].
SuSan MT nghiên cứu năm 1988 trên 268 MLT đẻ con so tại bệnh viện
John Radiffe thuộc Oxfort nước Anh cho thấy nguyên nhân vô sinh chiếm
26,86% [50].


5

Bảng 1.3. Tỷ lệ nguyên nhân MLT đẻ con so của một số nghiên cứu
tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Tỷ lệ (%) nguyên nhân
Năm

Tác giả

Kết hôn
muộn

Vô sinh

Tiền sử


Không rõ

nạo, sẩy

nguyên

thai

nhân

1962 Huỳnh Thúc Quỵ [9]

42,7

6,3

2001 Tô Thị Thu Hằng [10]

68,9

13,9

3,7

13,5

60

22,1


8,6

9,3

2004 Lê Thị Thu Hương [11]

51

1.4. Thay đổi giải phẫu và sinh lý của phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.
Từ tuổi 35 người ta thấy có những thay đổi về giải phẩu và sinh lý của
người phụ nữ , đặc biệt là sự thay đổi ở hệ thống sinh dục, làm khả năng sinh
đẻ của người phụ nữ trong lứa tuổi này giảm hẳn.
Người ta thấy rằng những vòng kinh không phóng noãn thường gặp ở
lứa tuổi dưới 20 hoặc trên 35, điều này làm người ta liên tưởng đến lý do vô
sinh ở những năm cuối của tuổi sinh đẻ [59]. Theo nhận xét của Nguyễn Khắc
Liêu [12] vòng kinh không phóng noãn của phụ nữ Việt Nam thường gặp ở
lứa tuổi dậy thì và lứa tuổi tiền mãn kinh. Tuổi mãn kinh trung bình của người
Việt Nam là 44- 45, trước đó là giai đoạn tiền mãn kinh có thể kéo dài một vài
năm hoặc hơn. Vào tuổi tiền mãn kinh buồng trứng không còn đủ nhạy cảm
để trả lời thích đáng hormon của tuyến yên, nên nang noãn không chín và
không phóng noãn do vậy nồng độ estrogen giảm và làm giảm khả năng sinh
sản của người phụ nữ trong lứa tuổi này. Đặc biệt, theo Phạm Thị Minh Đức
[5] khoảng 45 tuổi buồng trứng của người phụ nữ, số nang noãn có đáp ứng
với kích thích của FSH và LH còn rất ít, vì vậy lượng estrogen giảm dần đến
mức thấp nhất, đưa đến những biểu hiện là:


6


 Buồng trứng teo nhỏ, các nang noãn thoái hoá
 Teo bộ phận sinh dục ngoài như: âm đạo trở nên mỏng hơn, hẹp hơn,
ngắn hơn và kém đàn hồi hơn
 Tử cung và cổ tử cung nhỏ lại
 Dễ mắc bệnh xơ vữa động mạch …
Tất cả những yếu tố trên làm cho quá trình thai nghén và sinh đẻ của
người phụ nữ trong lứa tuổi này không thuận lợi .
Năm 1983, Naeye [51] nghiên cứu các dữ liệu trên 12 bệnh viện ở
Mỹ cho thấy tỷ lệ những động mạch trong tử cung bị xơ hoá tăng dần theo
lứa tuổi:
17-19 tuổi:

11%

20-29 tuổi:

37%

30-39 tuổi:

61%

>39 tuổi:

83%

Nguyên nhân xơ hoá những mạch máu trong tử cung đem lại hậu quả là
những mạch máu dẫn truyền giữa mẹ và thai không còn đủ khả năng làm tuần
hoàn tử cung – rau làm tốt chức năng của mình, dẫn đến nuôi dưỡng thai bị
kém giống như hậu quả của tăng huyết áp gây ra do thai nghén hoặc phát sinh

rau tiền đạo và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung.
Theo nhận xét của Trần Ngọc Can [13], ở người con so lớn tuổi có âm
hộ hẹp, tầng sinh môn dài và rắn nên kém giãn nở, góp phần làm cho cuộc đẻ
của người con so lớn tuổi không được thuận lợi so với các lứa tuổi khác. Điều
này được khẳng định trong nghiên cứu của Huỳnh Thúc Quỵ [9] cho thấy chỉ
định mổ đẻ do cổ tử cung không tiến triển ở các bà mẹ lớn tuổi đẻ con so là
11.8% và tỷ lệ này theoTô Thị Thu Hằng [10] là 16.5%.
Tóm lại qua một số công trình nghiên cứu và một số nhận xét trên cho
thấy qua tuổi 35 khả năng sinh sản kém hơn so với lứa tuổi dưới 35 do khả


7

năng phóng noãn kém,nội tiết tố buồng trứng giảm sút nhất là sự giảm sút của
estrogen làm cho hệ thống sinh dục thay đổi không còn thích ứng tốt với khả
năng thai nghén và sinh đẻ. Hơn nữa những mạch máu bị xơ hoá trong tử
cung tăng dần theo lứa tuổi làm khả năng dẫn truyền máu từ mẹ đến thai giảm
dễ đem đến hậu quả không tốt cho sự phát triển bình thường của thai nhi
1.5. Mang thai bất thường ở mẹ con so lớn tuổi
1.5.1. Thai chết lưu
* Khái niệm
- Thai chết lưu là những thai bị chết mà còn lưu lại buồng tử cung > 48
giờ [14].
- Trong nhiều trường hợp nguyên nhân gây thai chết khó xác định được.
- Sau khi thai chết, người mẹ có thể đứng trước 2 nguy cơ lớn:
+ Các sản phẩm thoái hóa của thai đi vào tuần hoàn mẹ gây nên tình
trạng rối loạn đông máu gây chảy máu, đe dọa tính mạng của người mẹ.
+ Nguy cơ nhiễm trùng cao, tiến triển nhanh và nặng nề, đặc biệt là sau
khi ối vỡ.
- Ngoài ra, thai chết còn gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, tình cảm của

người mẹ.
* Nguyên nhân :
- Nguyên nhân về phía mẹ:
+ Cao huyết áp trong thai kỳ, sản giật đều có thể gây chết thai nếu
không được điều trị hay điều trị không đúng. Khi tiền sản giật càng nặng tỷ lệ
thai chết càng cao.
+ Các bệnh mạn tính: viêm thận, xơ gan, suy tim…
+ Mẹ bị các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng giáp, đái tháo đường,
thiểu năng hay cường tuyến thượng thận.
+ Các bệnh nhiễm khuẩn ( bệnh lậu, giang mai…), nhiễm ký sinh trùng,
nhiễm virus. Trong các trường hợp thai chết có thể là do tác động trực tiếp của


8

nguyên nhân gây bệnh lên thai, bánh rau hoặc do tình trạng sốt của mẹ ( vì hệ
thống điều hòa nhiệt của thai chưa hoạt động, khả năng điều hòa nhiệt kém).
- Nguyên nhân do thai
+ Đa thai
+ Dị tật bẩm sinh
+ Dị tật di truyền
+ Nhiễm khuẩn
- Nguyên nhân do phần phụ của thai.
+ Bất thường của dây rốn: Dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn, dây rốn quấn
cổ, dây rốn bị chèn ép hoặc bị xoắn quá mức.
+ Bệnh lý bánh rau: phù rau thai, bánh rau xơ hóa, bánh rau bị bong
+ Vỡ ối sớm
Có một tỷ lệ thai chết không rõ nguyên nhân
1.5.2. Chửa ngoài tử cung
* Khái niệm

- Chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh, làm tổ và phát
triển ở ngoài buồng tử cung [15].
- Tỷ lệ thai ngoài tử cung tăng có liên quan với tiền sử nạo phá thai, các
bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt Chlamydia trachomatis, viêm
nhiễm tiểu khung, tiền sử đặt dụng cụ tử cung…
* Nguyên nhân
Gồm tất cả những nguyên nhân ngăn cản hoặc làm chậm quá trình di
chuyển của trứng qua vòi tử cung để vào buồng tử cung. Thường gặp là do
biến dạng và thay đổi nhu động vòi tử cung:
- Viêm vòi tử cung ( hay gặp nhất).
- Các khối u trong lòng hoặc bên ngoài chèn ép, ngăn cản sự di chuyển
của trứng.
- Dị dạng vòi tử cung hoặc vòi tử cung bị co thắt bất thường.


9

- Xơ dính do phẫu thuật đã thực hiện trước đó trên vòi tử cung, các phẫu
thuật vùng bụng, hoặc hậu quả của lạc nội mạc tử cung.
- Thuốc ngừa thai chứa Progestin đơn thuần .
- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như kích thích phóng noãn bằng
Gonadotropin, thụ tinh trong ống nghiệm…
- Tiền sử vô sinh
* Tình hình CNTC :
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Anh Động tại Bệnh viện Phụ Sản Nam Hà tỷ
lệ CNTC cao nhất ở độ tuổi 30 -34, thấp nhất ở độ tuổi 15-19 và 45 – 49 [16].
Theo Đặng Thị Thành, tại khoa sản Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lai Châu từ năm
1996 – 2001 có 36 ca CNTC có độ tuổi  35 trên tổng số 233 ca CNTC [17].
Theo Phạm Yến Vân, tỷ lệ CNTC ở phụ nữ  35 tuổi tại BVPS Hải
Phòng chiếm tỷ lệ 31,3 % trong tổng số trường hợp CNTC trong 5 năm 20052010 [18].

1.5.3. Chửa trứng
* Đại cương
- Chửa trứng là bệnh của tế bào nuôi, do sự tăng sinh của các hợp bào
và lớp trong lá nuôi của gai rau, tạo thành những túi chứa dịch, dính vào nhau
như chùm nho.
- Chửa trứng là một bệnh bắt nguồn từ thai nghén. Trong phần lớn các
trường hợp, chửa trứng là một dạng lành tính của nguyên bào nuôi do thai
nghén.
* Tỷ lệ
Trên thế giới, tỷ lệ chửa trứng rất khác biệt, tỷ lệ này khá cao ở các nước
Đông Nam Á.


10

Quốc gia/ Vùng

Tỷ lệ

Mỹ

1/1500 thai nghén

Nhật

1/522 thai nghén

Pháp

1/2000 thai nghén


Philippine

7/1000 trường hợp sinh

Malaysia

2,8/1000 trường hợp sinh

Việt Nam
Hà Nội( BVPS Trung ương)

1/500 trường hợp sinh

TP Hồ Chí Minh( BVPS Từ Dũ)

1/100 trường hợp sinh

Hải phòng (BVPS Hải phòng

2/1000 trường hợp sinh

1990 - 1994)
* Các yếu tố nguy cơ
- Điều kiện sống: Dinh dưỡng kém và điều kiện sống thiếu thốn, điều
này có thể lý giải tình trạng mắc bệnh cao ở Châu Á.
- Tuổi: Khi so sánh những người phụ nữ mang thai ở các độ tuổi khác
nhau cho thấy nguy cơ mắc bệnh tương đối khác nhau, chẳng hạn như: khi
mang thai trước tuổi 20 thì tỷ lệ này là 1,5%, nhưng sau tuổi 40 thì tỷ lệ là
5,2%. Theo Nguyễn Thị Lan Anh tỷ lệ biến chứng ác tính của nhóm > 40 tuổi

tăng 9.3 lần [19].
- Bất thường nhiễm sắc thể:
+ Chửa trứng toàn phần: Nghiên cứu di truyền học tế bào đã chứng
minh 94% số chửa trứng có nhiễm sắc đồ là 46XX có nguồn gốc từ người bố,
đó là sự thụ tinh của một noãn không có nhân với một tinh trùng, sau đó nhân
đôi để tạo thành 46 nhiễm sắc thể. Có khoảng 4 - 6% chửa trứng toàn phần có
46 nhiễm sắc thể với giới tính XY.
+ Chửa trứng bán phần: Có cả thai nhi và rau thai. Trên phương diện di
truyền đó là một tam bội thể do hai tinh trùng thụ tinh với một tế bào noãn


11

bình thường, có kiểu gen là 69 XXY, XXX hay XYY. Khả năng ác tính của
chửa bán phần thấp hơn chửa trứng toàn phần.
- Suy giảm miễn dịch [20].
1.6. Thực trạng về nạo phá thai ở mẹ ≥ 35 tuổi
- Phụ nữ ≥ 35 tuổi mang thai lần đầu ngoài ý muốn phải phá thai chiếm
tỷ lệ rất thấp (Năm 2011 theo số liệu của khoa Sinh đẻ kế hoạch BVPSHP, mẹ
con so lớn tuổi tỷ lệ phá thai chiếm 3 %). Quan hệ tình dục khi chưa được
chuẩn bị đầy đủ những hiểu biết về sức khỏe sinh sản dẫn đến những hậu quả
khó lường. Các trường hợp không thể giữ thai vì lý do đặc biệt sẽ phải sử
dung biện pháp đình chỉ thai nghén thông thường áp dụng cho mọi lứa tuổi.
- Nạo phá thai sẽ khiến thai phụ chịu rất nhiều áp lực về mặt tâm lý lẫn
thể chất, làm cho tâm trí của người mẹ không những bị ám ảnh sợ hãi, đau
đớn về thể xác, căng thẳng tâm lý mà còn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và
phải chịu nỗi đau tinh thần suốt cả cuộc đời nhất là ở lứa tuổi ≥ 35 và tuổi vị
thành niên . Nghiêm trọng hơn hậu quả về sau có thể tắc hai vòi trứng, dính
buồng tử cung, vô kinh, vô sinh, nếu có thai dễ chửa ngoài tử cung, sảy thai,
đẻ non, sang chấn đường sinh dục..., có nguy cơ tử vong mẹ.

- Ngoài ra biến chứng về tâm thần và tâm lý cũng có thể xảy ra sau nạo
phá thai vì bệnh nhân thường có cảm giác tội lỗi sau phá thai .
1.7.Các phương pháp phá thai
1.7.1. Phá thai bằng phương pháp nội khoa:
- Mifepristone là một chất kháng progestin, được sáng chế năm 1988 tại
Pháp. Có tác dụng ức chế hoạt động của progesterone, tạo cơn coTC, làm TC
tăng nhậy cảm với prostaglandine, làm mềm cổ TC.
- Misoprostol là loại prostaglandine E1. Các prostaglandine E1, E2,
E2α... đều có tác dụng gây chuyển dạ và sẩy thai, ứng dụng trong sản chuyển
dạ và duy trì cơn co TC, ngoài ra cũng làm mềm cổ TC.


12

- Phối hợp tác dụng của 2 loại Mifepristone và Misoprostol đã cho tác
dụng hơn hẳn khi dùng đơn độc một loại thuốc trên.
 Phá thai bằng thuốc đến hết tuần thứ 9
Là phương pháp chấm dứt thai kỳ trong tử cung bằng cách sử dụng
phối hợp 2 loại Mifepristone và Misoprostol gây sảy thai, cho các thai đến
hết 9 tuần.
 Phá thai bằng thuốc từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 22
Sử dụng Misoprostol đơn thuần hoặc sử dụng Mifepristone kết hợp với
Misoprostol để phá thai từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 22 .
1.7.2 Phá thai bằng phương pháp ngoại khoa :
- Phá thai bằng hút chân không: Từ tuần thứ 6 đến hết tuần thứ 12.
- Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần 13 đến hết tuần 18.
- Phá thai bằng phương pháp cắt tử cung cả khối (Áp dụng cho bệnh
tim và thai nghén).
- Phương pháp đặt túi nước (Kovac cải tiến).
1.8. Mẹ lớn tuổi mang thai con so và các nguy cơ

Sinh đẻ là một thiên chức của người phụ nữ và trong trường hợp bình
thường thì không có ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe nói chung của người phụ
nữ. Tuy nhiên nếu nhiều tuổi mà còn sinh đẻ thì đó là hoàn cảnh không tốt có
thể gây ra bệnh mới và làm nặng thêm những bệnh có từ trước khi có thai [8].
Theo nhận xét của Thatcher thì một người phụ nữ càng có cuộc sống
kéo dài thì càng có nhiều yếu tố gây bệnh và khi mang thai sẽ là điều kiện để
lộ ra những rối loạn tiềm ẩn bấy nay [60].
Tình trạng thai nghén có thể làm sức khỏe của người mẹ xấu đi hay
ngược lại, tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người mẹ có thể ảnh hưởng đến
sự phát triển của thai nhi nằm trong tử cung người mẹ. Nếu người mẹ có thể
trạng yếu thì thai có thể bị yếu do kém phát triển, đồng thời người mẹ cũng


13

khó chịu đựng được một cuộc chuyển dạ hao tốn sức lực để tới đích một cách
an toàn [8].
Bệnh lý của người mẹ liên quan nhiều đến sự phát triển của thai nhi
trong tử cung bởi 1 trong 3 cơ chế sau:
- Hậu quả của những triệu chứng hoặc những bệnh này làm giảm năng
lượng đưa vào, nếu kéo dài lượng dinh dưỡng cung cấp cho người mẹ và thai
nhi không đủ, hậu quả dẫn đến thai suy yếu.
- Sự trao đổi chất của người mẹ phải duy trì hoặc tăng lên để bảo vệ cơ
thể sẽ làm giảm năng lượng cung cấp cho thai.
- Có thể do giảm dòng máu đến nuôi dưỡng cho tử cung, bánh rau,
màng ối làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến trẻ đẻ nhẹ cân.
Các triệu chứng bệnh tật liên quan đến thai nghén như: tiền sản giật,
sản giật, thiếu máu…sẽ làm cản trở sự phát triển của thai gây đẻ non và chậm
phát triển trong tử cung [8].
1.8.1. Mẹ lớn tuổi mang thai với nguy cơ tiền sản giật

Tiền sản giật (TSG) là bệnh lý toàn thân thường xảy ra ở 3 tháng cuối
của thời kỳ thai nghén. TSG gồm 3 triệu chứng chính: phù, protein niệu và
tăng huyết áp. Nguyên nhân và bệnh sinh của bệnh chưa rõ rệt nên thái độ
xử trí, điều trị còn có điểm chưa thống nhất. Bệnh lý này có tầm quan trọng
vì các lý do:
- Tỷ lệ thai phụ mắc bệnh này cao 5 - 10%.
- Là nguyên nhân gây tử vong mẹ, tử vong chu sinh cao.
- Là nguyên nhân gây thai chậm phát triển trong tử cung [20].
Về ảnh hưởng của TSG đối với mẹ và thai nhi người ta thấy:
- Đối với mẹ: bị đe doạ bởi các biến chứng sản giật, rau bong non, xuất
huyết não, có thể tử vong trong các biến chứng này. Ngoài ra có thể gặp xuất


14

huyết võng mạc, gây mù tạm thời hay vĩnh viễn. Có những trường hợp để lại
di chứng mạch thận (viêm thận mạn, suy thận).
- Đối với con: thai nhi thường là những thai suy dinh dưỡng, nhẹ cân
so với thai cùng tuổi, có khi làm thai chết trong tử cung, đẻ non. Hoặc có biểu
hiện giảm glucose huyết thanh, giảm calci huyết thanh, có những bệnh lý về
phổi, não [20,21,22,23].
Theo Kessler nghiên cứu năm 1980 trên 98 phụ nữ đẻ con so từ 35 tuổi
trở lên tại Israel thấy tỷ lệ TSG tăng gấp 3 lần so với nhóm phụ nữ trẻ tuổi đẻ
con so [58].
Spellacy và cộng sự nghiên cứu năm 1986 trên 13 bệnh viện của Hoa
Kỳ về các trường hợp mẹ từ 40 tuổi trở lên mà sinh đẻ cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh cao huyết áp của lứa tuổi này là 9,6%, trong khi đó tỷ lệ mắc của mẹ ở
lứa tuổi 20 - 30 chỉ có 2,7% [52].
Trần Thị Phúc và Nguyễn Văn Thắng nghiên cứu năm 1998 trên 249
trường hợp TSG tại VBVBMTSS khi mẹ từ 35 tuổi trở lên là 33,3%, đặc biệt

các sản phụ đẻ con so có tỷ lệ TSG là 53% trong số bị TSG nói chung. Tuy
nhiên trong nghiên cứu này không tổng kết tỷ lệ MLT đẻ con so mắc TSG [21].
Theo Phan Trường Duyệt nhận xét tuổi mẹ có ảnh hưởng đến sự phát
sinh bệnh TSG, tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi từ 35 trở lên gần gấp đôi lứa tuổi
dưới 35. Các thai phụ lớn tuổi đẻ con so tỷ lệ bệnh tăng cao gấp 4 lần so với
các thai phụ ít tuổi đẻ con so [1].
Tô Thị Thu Hằng nghiên cứu tình hình các bà mẹ đẻ con so tại
VBVBMTSS từ năm 1996 - 2000 cho thấy bệnh lý TSG ở nhóm bà mẹ lớn
tuổi chiếm 11,9% nhiều gấp 7 lần so với nhóm tuổi mẹ 25 - 29 [10].
Lê Thị Thu Hương tìm hiểu tình hình đẻ con so ở các sản phụ lớn tuổi
tại BVPS TƯ trong 2 năm 2002 - 2003 cho thấy tỷ lệ mắc TSG ở các sản phụ
này chiếm 13,5% [11].


15

Đặng Văn Pháp, Võ Văn Đức nghiên cứu ở Huế cho thấy TSG là
nguyên nhân chủ yếu gây đẻ non và trẻ nhẹ cân [22].
Walker BR và cộng sự nghiên cứu ở Edinburgh cho thấy trẻ nhẹ cân có
liên quan với mức độ huyết áp của mẹ trong thời gian mang thai [61].
1.8.2. Mẹ lớn tuổi mang thai với nguy cơ rau tiền đạo
Rau tiền đạo (RTĐ) là bánh rau bám ở đoạn dưới và cổ tử cung, nó
chặn phía trước và cản trở đường ra của thai khi chuyển dạ đẻ. RTĐ là một
trong những bệnh lý của bánh rau về vị trí rau bám. Nó gây chảy máu trong 3
tháng cuối của thời kỳ thai nghén, trong chuyển dạ và sau đẻ. RTĐ có khả
năng gây tử vong và mắc bệnh cho mẹ hoặc cho con do chảy máu và đẻ non.
RTĐ còn có khả năng gây khó khăn cho sự bình chỉnh của ngôi thai, vì vậy
làm tăng tỷ lệ MLT ở những bà mẹ bị RTĐ [20].
Về nguyên nhân sinh ra RTĐ chưa tìm hiểu đầy đủ, nhưng người ta
thấy tần suất RTĐ tăng lên theo những người có nguyên nhân làm tổn thương

niêm mạc tử cung dẫn đến sự hình thành màng rụng và làm tổ ở vùng đáy tử
cung không đầy đủ nên dẫn đến RTĐ. Ngoài ra vì một lý do nào đó, gây co
thắt động mạch tử cung và thiếu oxy dẫn đến cường phát rau thai nhưng bánh
rau lại rộng, mỏng hơn và hình thành RTĐ [20].
Nghiên cứu của Edge và Laros khi tìm hiểu về hậu quả thai nghén của
những sản phụ từ 35 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ mắc RTĐ ở nhóm sản phụ lớn
tuổi đẻ con so cao gấp 4 lần so với nhóm sản phụ dưới 35 tuổi [62].
Nghiên cứu của Prysak và Lorentz cho thấy tỷ lệ mắc RTĐ ở nhóm tuổi
MLT đẻ con so nhiều gấp 2,8 lần so với nhóm mẹ tuổi trẻ hơn [63].
Theo Đỗ Trọng Hiếu tỷ lệ RTĐ ở những người con so lớn tuổi cao gấp
4 lần so với những người đẻ con so ở lứa tuổi khác [24].
Theo nhận xét của Phan Trường Duyệt thì người mẹ từ 35 tuổi trở lên
có tỷ lệ RTĐ tăng gấp 3 lần so với tuổi người mẹ 25 tuổi [1].


16

Nghiên cứu của Tô Thị Thu Hằng cho thấy bệnh lý RTĐ ở nhóm
mẹ lớn tuổi đẻ con so chiếm 3,1% cao hơn gấp 7,6 lần so với nhóm tuổi
mẹ 25 - 29 đẻ con so [10].
Nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương cho thấy tỷ lệ mắc RTĐ ở nhóm
mẹ lớn tuổi đẻ con so chiếm 2.5% [11].
1.8.3. Mẹ lớn tuổi mang thai với nguy cơ U xơ tử cung
U xơ tử cung (UXTC) là loại u phần lớn lành tính thường thấy nhất
ở cơ tử cung. Người ta ước lượng có khoảng 20% phụ nữ trên 35 tuổi có
UXTC nhưng rất nhiều trường hợp trong số đó không có triệu chứng lâm
sàng [20].
UXTC còn được gọi là u xơ cơ tử cung vì cấu tạo mô liên kết và cơ
trơn tử cung. Đã có nhiều giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của UXTC, giả
thuyết về cường Estrogen được nhiều tác giả ủng hộ.

Theo Đỗ Bình Dương sự kết hợp của UXTC và thai nghén hiện nay
tăng lên. U xơ tác động đến thai nghén và thai nghén làm thay đổi cấu
trúc, thể tích của u xơ. Bệnh sinh của những khối u lành tính này gắn liền
với sự tăng của Estrogen và tỷ lệ của sự kết hợp này là 0.5-1% ở những
phụ nữ có thai [25].
Theo Đỗ Trọng Hiếu biến chứng của UXTC và tử cung xơ hóa ở
những phụ nữ trên 35 tuổi có thai lần đầu chiếm 6.5-8% [24].
Edge và Laros nghiên cứu năm 1993 tại Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ mắc
UXTC của các bà mẹ lớn tuổi đẻ con so nước này là 7.6 % cao gấp 9.5 lần
so với nhóm tuổi mẹ trẻ hơn [62].
Tô Thị Thu Hằng nghiên cứu năm 2001 trên 1192 bà mẹ lớn tuổi đẻ
con so cho thấy tỷ lệ mắc UXTC là 6.7 % cao hơn nhóm mẹ 25-29 tuổi là
13 lần [10].
Lê Thị Thu Hương nghiên cứu năm 2004 trên 475 bà mẹ lớn tuổi đẻ
con so cho thấy tỷ lệ mắc UXTC là 10.3 % [11].


17

1.9. Mẹ lớn tuổi đẻ con so với các nguy cơ khi sinh
1.9.1. Các nguy cơ đối với mẹ khi sinh
1.9.1.1. Mẹ lớn tuổi đẻ con so với ngôi thai bất thường.
Thatcher [60] thấy khi mẹ lớn tuổi đẻ con so thì có một tỷ lệ không
nhiều ngôi thai bất thường. Khi nhận xét khái quát về thai nghén và sinh đẻ
của mẹ lớn tuổi Đỗ Trọng Hiếu [24] kết luận rằng: một trong những nguy cơ
thường gặp là ngôi thai bất thường.
Theo nghiên cứu của Kirz và CS [64] thấy rằng ở những mẹ lớn tuổi đẻ
con so có tỷ lệ ngôi mông là 7.8% cao gấp 2 lần so với nhóm mẹ trẻ tuổi.
Tô Thị Thu Hằng [10] tổng kết thấy tỷ lệ ngôi mông của nhóm mẹ lớn
tuổi đẻ con so là 7.2% cao hơn 1.58 lần so với nhóm mẹ trẻ tuổi.

1.9.1.2. Rối loạn cơn co tử cung ( CCTC)
Một cuộc chuyển dạ muốn tiến triển bình thường thì CCTC phải nhịp
nhàng, phải đều đặn, nhịp độ và cường độ của các cơn co phải tăng dần,
khoảng cách giữa 2 cơn co càng ngắn lại theo tiến triển của cuộc chuyển dạ,
nghĩa là tần số cơn co ngày càng tăng lên.
Đối với sản phụ  35 tuổi do tâm lý quá lo lắng, kém chịu đựng cơn
đau của CCTC trong chuyển dạ cũng dẫn tới tăng co bóp tử cung hơn. Do
chất lượng cơ tử ở tuổi 35 TC bị xơ hóa, TC có u xơ gây rối loạn cơn co, có
thể tăng , có thể giảm.
Các rối loạn CCTC thường gặp:
+ Rối loạn tăng CCTC: Cơn co mạnh (Tăng cường độ), Cơn co mau
(Tăng tần số), Cơn co mạnh và mau (CCTC tăng toàn bộ cả về tần số và
cường độ).
+ Rối loạn giảm CCTC : Cơn co yếu ( giảm cường độ), cơn co
thưa (giảm tần số), cơn co yếu và thưa (CCTC giảm toàn bộ cả về tần số
và cường độ).


18

+ Rối loạn tăng trương lực cơ bản tử cung: gặp trong rau bong non đặc
biệt thể phong huyết tử cung rau, do đa ối, đa thai, các trường hợp có cản trở
cơ học như khung chậu hẹp, u tiền đạo, ngôi thai bất thường, lạm dụng
Oxytocin.
1.9.2. Các nguy cơ đối với con khi sinh
1.9.2.1. Tuổi thai lúc đẻ.
Theo nhận xét của Phan Trường Duyệt [1] các bà mẹ trên 35 tuổi có
nguy cơ thai già tháng cao gấp 4 lần so với các bà mẹ dưới 35 tuổi. Tuổi
càng cao tỷ lệ mắc thai già tháng càng cao.
Bên cạnh đó, Morrison [57] khi nghiên cứu 19.681 sản phụ thấy rằng

những bà mẹ lớn tuổi đẻ con so thì đẻ non chiếm 14% so với nhóm chứng
(5%). Prysak và CS [63] khi nghiên cứu về hậu quả và biến chứng của mẹ
lớn tuổi đẻ con so cho thấy tỷ lệ đẻ non chiếm 8.9% so với nhóm chứng là
4.6%. tỷ lệ đẻ non con so mẹ ≥ 35 tuổi.
Theo Lại Nguyệt Hằng tỷ lệ đẻ non con so mẹ ≥ 35 tuổi và < 18 tuổi
cao gấp 2 lần con so trong độ tuổi sinh đẻ bình thường [26].
Trong nghiên cứu của Tô Thị Thu Hằng [10] thông báo tỷ lệ đẻ non ở
mẹ lớn tuổi đẻ con so là 15.8% nhiều gấp 7 lần so với nhóm mẹ trẻ tuổi.Đặc
biệt trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đẻ non với tuổi thai 28-32 tuần là
2.9% nhiều gấp 2.5 lần so với nhóm mẹ trẻ tuổi.
Trong nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Thủy tại BVPSHP mẹ ≥ 35
tuổi đẻ con so, tỷ lệ thai kém phát triển trong tử cung cao gấp 1.76 lần so
với mẹ con so trong độ tuổi sinh đẻ [27].

1.9.2.2. Cân nặng trẻ sơ sinh.
Theo nghiên cứu của Kessler [58] trọng lượng trẻ sơ sinh thấp cân
(1000-2500 gam) của các bà mẹ lớn tuổi đẻ con so là 12.2% so với ở những
bà mẹ trẻ tuổi đẻ con so là 6.9% và so với các bà mẹ đẻ con rạ là 5.9%.


19

Yuan và CS [65] nghiên cứu trên 14.676 phụ nữ đẻ con so thấy tỷ lệ đẻ
trẻ nhẹ cân ở các bà mẹ trên 35 tuổi cao gấp 2.2 lần so với mẹ trẻ tuổi.
Tại Việt Nam , nghiên cứu của Huỳnh Thúc Quỵ [9] cho thấy tỷ lệ trẻ
đẻ nhẹ cân của mẹ lớn tuổi đẻ con so tương đối cao chiếm 2.6 lần. Tô Thị Thu
Hằng [10] nghiên cứu trong 5 năm cho biết tỷ lệ này là 17.6% nhiều hơn 2.8
lần so với nhóm mẹ trẻ tuổi đẻ con so.
1.9.2.3. Một số nguy cơ khác của con.
Theo nhận xét của tác giả Dương Thị Cương [28] các bà mẹ lớn tuổi

không còn thích ứng với cuộc đẻ vì cơ thể lúc này đã suy yếu, chưa kể đẻ
muộn dễ đưa đến những bất thường về phía thai nhi.
Tác giả Cordier [66] khuyến cáo các bà mẹ trước khi sinh về nguy cơ sinh
ra những đứa trẻ mắc chứng ba nhiễm sắc thể 21 có liên quan tỷ lệ thuận với các
bà mẹ lớn tuổi đẻ con so:
Tuổi mẹ

 20

20-29

30-34

35-36

37

38-39

 40

Nguy cơ

1/1000

1/1300

1/800

1/300


1/225

1/150

1/75

Scholz và CS [53] thông báo tỷ lệ trẻ dị dạng sinh ra từ mẹ lớn tuổi đẻ
con so là 5% so với 1% ở nhóm chứng. Khi điều tra tỷ lệ mắc bệnh Down
trong cộng đồng tạị13 phòng xét nghiệm tế bào di truyền học cho biết tỷ lệ trẻ
mắc hội chứng Down được phát hiện qua cuộc điều tra sinh ra từ mẹ lớn tuổi
là 66.5% .
Theo nhận xét của Đỗ Trọng Hiếu [24] mẹ lớn tuổi đẻ con so có tỷ lệ tử
vong sơ sinh 8-13% so với 2.8-3.5% tỷ lệ tử vong nói chung và nguyên nhân
tử vong chủ yếu là đẻ non. Nghiên cứu của Tô Thị Thu Hằng [10]cho thấy
tỷlệ tử vong là 4.8% cao hơn 3.2 lần so với nhóm mẹ trẻ tuổi và nguyên nhân
tử vong do đẻ non chiếm 38.6%.
Trong nghiên cứu của Prysak [63] nhận thấy ở mẹ lớn tuổi đẻ con so
hay gặp trẻ sơ sinh mắc bệnh và có mối liên quan với mẹ mắc UXTC , đẻ non


×