Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bài thảo luận hành vi tổ chức tính cách và phân tích ảnh hưởng của tính cách đối với việc hoàn thành (hay thực hiện) công việc của bác sĩ trong bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.64 KB, 24 trang )

Môn: Hành vi tổ chức
LỜI MỞ ĐẦU
Con người làm việc trong tổ chức và là nguồn lực quan trọng nhất của tổ
chức. Họ làm việc cho tổ chức, vì mục tiêu của tổ chức. Tổ chức tuyển dụng,
đào tạo và sử dụng họ; chi phối hành vi của họ. Ngược lại chính họ là lực lượng
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức.
Mỗi cá nhân trong tổ chức đều có những đặc điểm cá nhân riêng. Một trong
những đặc điểm cá nhân rõ nét nhất và được bộc lộ đó là tính cách. Thực tế tính
cách của các cá nhân rất khác nhau và đặc điểm, nội dung và yêu cầu của công
việc cũng vậy. Tính cách là một đặc điểm cá nhân, là những nét riêng có và nó
ảnh hưởng tới hành vi của con người, cụ thể nó ảnh hưởng tới việc hoàn thành
hay thực hiện công việc của cá nhân trong tổ chức.
Nhận thấy được ảnh hưởng của tính cách đối với việc hoàn thành hay thực
hiện công việc của mỗi con người trong tổ chức, vì vậy nhóm 01 chúng tôi đã đi
tới nghiên cứu đề tài: “Tính cách và phân tích ảnh hưởng của tính cách đối
với việc hoàn thành (hay thực hiện) công việc của bác sĩ trong bệnh viện” để
hiểu được ảnh hưởng rõ nét của tính cách đối với một công việc cụ thể trong tổ
chức.
Bài thảo luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Lý thuyết về tính cách
Chương 2: Ảnh hưởng của tính cách đối với việc hoàn thành (hay thực
hiện) công việc của bác sĩ trong bệnh viện
Bài thảo luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Thuý
Hồng.
Mặc dù đã rất cố gắng để thực hiện và hoàn thiện đề tài nhưng không thể
tránh khỏi những thiếu sót, vậy nhóm chúng tôi rất mong được sự góp ý của cô
giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.

Chương 1: Lý thuyết về tính cách
Nhóm 01


1


Môn: Hành vi tổ chức
1.1.
1.1.1.

Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách.
Khái niệm tính cách

Tính cách là phong thái tâm lý cá nhân độc đáo quy định cách thức hành vi
của cá nhân trong môi trường xã hội và hoạt động. Tính cách được biểu hiện
trong hệ thống thái độ của cá nhân và trong các phẩm chất, ý chí của con người.
Hiểu một cách đơn giản, tính cách của một cá nhân là sự kết hợp của đặc
điểm tâm lý mà chúng ta sử dụng để phân loại người đó.
1.1.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách
Bẩm sinh, gen di truyền:

Những người cho rằng tính cách là do di truyền có những quan điểm và
cách giải thích khác nhau. Nhưng nói chung quan điểm của trường phái di
truyền có thể được tóm tắt như sau: “Di truyền được thực hiện thông qua gen,
gen xác định sự cân bằng hormone, sự cân bằng hormone xác định thể chất và
thể chất tạo ra tính cách”.
Ba nhánh nghiên cứu khác nhau của các học giả về hành vi tổ chức đều đưa
ra một kết luận đáng tin cậy, đó là di truyền giữ một phần quan trọng trong việc
xác định tính cách cá nhân. Những tính cách như nhút nhát, sợ sệt, hay lo lắng
hầu như là do di truyền. Tuy nhiên, nếu tính cách được hình thành hoàn toàn là

do di truyền thì nó sẽ không thay đổi từ khi sinh ra. Nhưng trên thực tế, tính
cách còn chịu tác động của những yếu tố khác liên quan đến môi trường và tình
huống.


Môi trường nuôi dưỡng, học tập, văn hóa và xã hội.

Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng và góp phần hình thành nên tính cách
chúng ta. Đó là nền văn hóa mà chúng ta sống, lớn lên cũng như các chuẩn mực
gia đình, bạn bè, cộng đồng và những yếu tố ảnh hưởng khác mà chúng ta đã
trải qua. Ví dụ, những người lớn lên ở vùng đất miền Trung Việt Nam thường
có tính cần cù, tiết kiệm trong khi những người sống ở miền Nam Việt Nam lại
có tính hồn nhiên và sống thoải mái.
Nhóm 01

2


Môn: Hành vi tổ chức


Hoàn cảnh, tình huống.

Tính cách con người cho dù ổn định và chắc chắn cũng vẫn thay đổi theo
các tình huống khác nhau. Ví dụ khi đi cắm trại và khi đi phỏng vấn xin việc,
một người có thể thể hiện hai hành vi tính cách khác nhau. Lúc cắm trại thì đùa
giỡn, nghịch ngợm nhưng lúc phỏng vấn xin việc lại tỏ ra rất nghiêm túc.
Các mô hình tính cách

1.2.


Con người thường có những nét tính cách đối lập nhau. Các nhà tâm lý
hoc đã nghiên cứu sâu rộng các đặc điểm tính cách từ đó nhận diện được 16 đặc
điểm tính cách chủ yếu.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.

Dè dặt
Không thông minh
Hay dao động tình cảm
Tuân thủ
Nghiêm trọng hóa
Tương đối
Nhút nhát
Cứng nhắc
Tin tưởng

Thực tế
Thẳng thắn
Tự tin
Bảo thủ
Dựa vào nhóm
Buông thả
Thoải mái

đối lập với Cởi mở
đối lập với Thông minh
đối lập với Ổn định về tình cảm
đối lập với Trấn áp
đối lập với Vô tư
đối lập với Cầu toàn
đối lập với Phiêu lưu
đối lập với Nhạy cảm
đối lập với Ngờ vực
đối lập với Không thực tế
đối lập với Giữ ý
đối lập với Không tự tin
đối lập với Thích thử nghiệm
đối lập với Tự lo liệu
đối lập với Tự kiềm chế
đối lập với Căng thẳng

Mỗi đặc điểm đều có tính đối lập, nghĩa là có hai thái cực. Mười sáu đặc
điểm này được phát hiện sẽ là cơ sở cho phép dự đoán hành vi của một cá nhân
trong các tình huống cụ thể bằng cách đối chiếu các đặc điểm này với các tình
huống tương ứng.



Mô hình “Năm tính cách lớn”

Nhóm 01

3


Môn: Hành vi tổ chức
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh năm tính cách
cơ bản làm nền tảng cho tất cả các tính cách khác. Năm tính cách đó là:
-

Tính hướng ngoại: dễ hội nhập, hay nói và quyết đoán, ưa hoạt động.
Tính chu toàn: trách nhiệm, cố chấp và định hướng thành tích.
Tính hòa đồng: hợp tác và tin cậy, thông cảm.
Tính ổn định tình cảm: bình tĩnh, nhiệt tình, tích cực, chắc chắn.
Tính cởi mở: có óc tưởng tượng,nhạy cảm về nghệ thuật.
Ngoài việc đưa ra một cơ cấu cá tính thống nhất, khảo cứu mô hình năm

tính cách cũng đã phát hiện ra các mối quan hệ quan trọng giữa khía cạnh tính
cách và kết quả làm việc. Đối với các khía cạnh tính cách khác, khả năng đoán
biết được phụ thuộc vào cả tiêu chí kết quả lẫn nhóm nghề nghiệp.
1.3.

Tính cách phù hợp với công việc
Thực tế là tính cách của các cá nhân rất khác nhau và đặc điểm, nội

dung, yêu cầu của các công việc cũng vậy. Theo logic này, các nhà quản lý đã
có những nỗ lực để chọn những người có tính cách phù hợp với những yêu cầu

của công việc. Lý thuyết ghép tính cách phù hợp công việc được nghiên cứu
nhiều nhất là mô hình sáu loại tính cách. Theo mô hình này thì sự thỏa mãn của
một nhân viên với công việc của mình và sự gắn bó của họ đối với công việc sẽ
phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa tính cách của cá nhân đó với công việc. J.L
Holland đã nghiên cứu và xác định được sáu loại tính cách chủ yếu và tương
ứng với mỗi loại tính cách là loại mẫu công việc phù hợp với tính cách đó:

Loại tính cách

Nhóm 01

Đặc điểm tính cách

4

Mẫu công việc


Môn: Hành vi tổ chức
Thực tế (kỹ thuật): ưa thích
các hoạt động thể chất đòi hỏi
phải có kỹ năng, sức mạnh và sự
phối kết hợp.
Điều tra (nghiên cứu): ưa
thích các hoat động liên quan đến
tư duy, tổ chức và tìm hiểu.
Xã hội: ưa thích các hoạt động
liên quan đến giúp đỡ và hỗ trợ
những người khác.
Nguyên tắc (tổ chức): ưa

thích các hoạt động có quy tắc,
quy định, trật tự và rõ ràng.
Doanh nhân (mạnh bạo): ưa
thích các hoạt động bằng lời nói ở
nơi đâu có cơ hội ảnh hưởng đến
những người khác và giành quyền
lực.
Nghệ sĩ (nghệ thuật): ưa thích
các hoạt động không rõ ràng và
không theo hệ thống cho phép thể
hiện óc sáng tạo.

Rụt rè, thành thật, nhất
quán, ổn định, chấp
hành, thực tế.

Cơ khí, điều khiển máy
khoan, công nhân dây chuyền
lắp ráp, nông dân.

Phân tích, độc đáo, tò
mò, độc lập.

Nhà sinh học, nhà kinh tế
học, nhà toán học và phóng
viên tin tức.
Nhân viên làm công tác xã
hội, giáo viên, cố vấn, nhà
tâm lý bệnh học.
Kế toán viên, quản lý công

ty, thu ngân, nhân viên văn
phòng.
Luật sư, môi giới bất động
sản, chuyên gia về quan hệ
đối ngoại, người quản lý
doanh nghiệp nhỏ.

Dễ gần, thân thiện, hợp
tác, hiểu biết.
Tuân thủ, hiệu quả, thực
tế, không sáng tạo,
không linh hoạt.
Tự tin, tham vọng, đầy
nghị lực, độc đoán.

Có óc tưởng tượng,
không theo trật tự, lý
tưởng, tình cảm, không
thực tế.

Thực tế
(((((((( ((

Họa sỹ, nhạc công, nhà văn,
người trang trí nội thất.

Điều tra

Nghệ thuật


Nguyên tắc

Doanh nhân

Xã hội

Mô hình của John Holland về mối quan hệ giữa các tính cách và công việc
Nhóm 01

5


Môn: Hành vi tổ chức
Lý thuyết này lập luận rằng sự thỏa mãn công việc là cao nhất và mức độ
thay thế nhân công là thấp nhất khi mà tính cách và nghề nghiệp phù hợp nhau.
Các cá nhân có tính cách xã hội nên làm những công việc có tính xã hội, những
con người nguyên tắc nên làm những công việc mang tính nguyên tắc... Một
con người thực tế trong một công việc mang tính thực tế là đang ở trong một
tình huống thích hợp hơn so với những người thực tế ở trong một công việc
mang tính điều tra. Một con người thực tế trong một công việc mang tính xã hội
là đang ở trong một tình huống bất hợp lý nhất có thể có.
Luận điểm của John Holland được tóm tắt trong sáu câu sau:
1.
2.
3.

Hầu hết mọi người thuộc một trong 6 nhóm trính cách trên
Mọi người thuộc cùng một nhóm có xu hướng hội tụ lại với nhau
Những người cùng nhóm sẽ làm việc cùng với nhau và tạo dựng một môi


4.

trường phù hợp với họ.
Cũng có 6 môi trường làm việc: Kỹ thuật, Nghiên cứu, Nghệ thuật, Xã

5.

hội, Mạnh bạo và Tổ chức.
Những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách cuaur

6.

mình hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc của mình.
Những hành động của bạn và cảm xúc tại nơi làm việc phụ thuộc vào môi
trường làm việc. Nếu bạn làm việc cùng những người có cùng nhóm tính
cách với bạn, bạn sẽ có thể làm được nhiều việc mà đồng nghiệp có thể
làm, điều đó sẽ giúp bạn có một tâm lý thoải mái hơn.

Chương 2: Ảnh hưởng của tính cách đối với việc hoàn thành
(hay thực hiện) công việc của bác sĩ trong bệnh viện
2.1. Đặc điểm công việc và việc thực hiện công việc của bác sĩ trong bệnh viện
Các công việc mà bác sĩ phải làm:

-

Cấp cứu, khám bệnh và chữa bệnh cho các bệnh nhân.
Chịu trách nhiệm tiếp nhận các trường hợp cấp cứu tự đến hoặc do các tuyến

-


trên chuyển về (nếu là bệnh viện tuyến trên).
Khám bệnh: khám và điều trị cho tất cả các đối tượng có nhu cầu khám chữa

-

bệnh.
Nhóm 01

6


Môn: Hành vi tổ chức
-

Đào tạo và nghiên cứu khoa học: là nơi đào tạo cấp cứu cho các bác sĩ làm việc
tại bệnh viện và là cơ sở thực hành cho các cơ sở đào tạo về y tế trong khu vực.
Việc thực hiện công việc của bác sĩ trong bệnh viện:

-

Tổ chức tốt việc khám chữa bệnh, giúp bệnh nhân ngăn ngừa bệnh từ sớm,
chuẩn đoán bệnh, đưa ra những phương pháp điều trị theo dõi, quản lý sức khoẻ
cho các bệnh nhân trong thời gian điều trị tại bệnh viện, cần nắm vững tình hình

-

ốm đau, bệnh tật, đặc biệt là những bệnh nhân có sức khoẻ kém, bệnh nặng.
Tiếp nhận những ca khám bệnh, phẫu thuật một cách nhanh chóng nhằm đảm

-


bảo sức khoẻ và an toàn tính mạng của bệnh nhân.
Trách nhiệm của các tuyến chính, tuyến trung ương là giúp cho tuyến dưới xác
định rõ tình trạng sức khoẻ và nhận chữa các trường hợp khó khăn quá khả năng
của tuyến dưới. Do đó bác sĩ ở phòng khám là những người có năng lực thực sự
tốt. Đối với bệnh nhân ở tuyến dưới gửi lên bác sĩ là người phải khám xét chu
đáo, nếu cần phải tổ chức hội chuẩn để xác định bệnh rõ ràng và có hướng giải

-

quyết.
Trường hợp bệnh nhân còn yếu, sau khi ra viện các bác sĩ cần giới thiệu bệnh
nhân tới các trung tâm điều dưỡng hoặc yêu cầu giữ bệnh nhân lại để theo dõi

-

tiếp.
Ngoài việc khám chữa bệnh, bác sĩ có trách nhiệm điều dưỡng phân phối thuốc

-

men, kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
Bệnh tật của con người luôn có những chuyển biến, bác sĩ quan sát học tập trau

-

dồi kiến thức y học tại bệnh viện.
Với bác sĩ sản phụ khoa: khám định kỳ và không định kỳ cho các sản phụ, tiến
hành siêu âm, xét nghiệm..v..v để theo dõi sức khoẻ và sự phát triển của thai
nhi, sớm phát hiện những biểu hiện bất thường để tư vấn hợp lý cho sản phụ.

Đặc thù công việc của bác sĩ:
-

Thứ nhất, công việc bác sĩ là một công việc vất vả:

Ngay từ ở trường, các bác sĩ tương lai đã phải vừa học lý thuyết vừa thực
tập. Tại bệnh viện, các bác sĩ phải tiếp nhận khẩn cấp các ca bệnh nên thường
trong trạng thái vội vàng và nhanh chóng. Do công việc bác sĩ ảnh hưởng tới
Nhóm 01

7


Môn: Hành vi tổ chức
tính mạng của con người cần được quan sát liên tục nên họ thường không có
thời gian nghỉ ngơi, ngoài giờ làm việc họ còn phải trực ca. Đối với bác sĩ thì
không có ngày nghỉ Tết, nghỉ lễ.
-

Công việc bác sĩ có nguy cơ mắc bệnh cao:

Hàng ngày bác sĩ phải tiếp xúc liên tục với người bệnh mang nhiều mầm
bệnh như viêm gan siêu vi, bạch hầu, lao phổi, HIV/AIDS, đặc biệt những
người làm việc tại các chuyên khoa truyền nhiễm, lao, ngoại khoa, các khoa có
can thiệp phẫu thuật, thủ thuật (răng hàm mặt, sản khoa, hồi sức cấp cứu).
-

Công việc bác sĩ là một công việc thầm lặng:

Đóng góp của ngành y không có tính khoa trương bởi suy cho cùng, ngành

y vẫn là kẻ chiến bại trong cuộc chiến bệnh tật. Bác sĩ miệt mài với bệnh tật,
chỉnh sửa, khôi phục những vấn đề của cơ thể với mục tiêu tối thượng là cải
thiện sức khoẻ người bệnh, bác sĩ thường phải trăn trở lựa chọn, cân nhắc lợi ích
bản thân với lợi ích người bệnh.
-

Công việc bác sĩ là một công việc nhạy cảm:

Công việc này nhạy cảm với dư luận xã hội. Đối tượng của công việc này là
con người cho nên công chức của công việc này dễ đối diện với những phán
ứng từ người bệnh và cộng đồng.
-

Công viêc bác sĩ là công việc phải học suốt đời:

Bệnh tật biến vạn hoá theo thời gian cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và cách thức chữa trị hiện đại đòi hỏi bác sĩ phải hoc tập suốt đời. Cái
đúng, cái sai trong nghề nhiều khi mong manh đòi hỏi bác sĩ phải cập nhật kiến
thức liên tục.
-

Công việc này có hạnh phúc tự trị:

Nhóm 01

8


Môn: Hành vi tổ chức
Niềm vui có được khi thực hiện thành công ca phẫu thuật, cứu người bệnh

qua cơn nguy kịch, hay khi nghe được tiếng khóc chào đời của trẻ sau ca
đẻ..Nỗi buồn khi thất bại.
2.2. Phân tích ảnh hưởng theo “Năm tính cách lớn” tới việc hoàn thành
(hay thực hiện) công việc của bác sĩ
2.2.1. Ảnh hưởng của tính hướng ngoại
- Khái niệm: Bộc trực, dễ hội nhập dễ hiểu, năng động và rất có khả năng
giao tiếp, có nhiều bạn, và người quen, hay nói và quyết đoán, không thích sự
cô độc, cố gắng đạt được tất cả mọi thứ trong cuộc sống,ưa hoạt động, thích
đứng ra tổ chức các buổi họp mặt, trong cuộc sống người hướng ngoại thường
dựa vào hoàn cảnh để cư xử chứ ít dựa vào ý kiến chủ quan. Đối lập với tính
hướng ngoại là tính hướng nội.
- Biểu hiện tính hướng ngoại đối với công việc bác sĩ: Bác sĩ có tính cách
hướng ngoại là người năng động, có khả năng giao tiếp với người bệnh và với
cấp trên cũng như các đồng nghiệp của mình, luôn đặt mục đích cứu người lên
trên, luôn cố gắng đạt được những mục tiêu trong sự nghiệp.


Thích trò chuyện với từng đối tượng bệnh nhân hơn là theo nhóm.



Luôn chủ động bắt chuyện với những người khác theo cách chính thống,
không vòng vo.





Luôn ổn trong mọi tình huống




Đươc mọi người rất thích trò chuyện

Là người luôn biểu hiện tất cả mọi cảm xúc từ sợ hãi, vui vẻ, hạnh phúc... khá
rõ ràng như là biểu hiện sự vui mừng khi thành công trong ca chữa trị, lo lắng
đối với một ca khó chữa, hạnh phúc khi đỡ một em bé chào đời khoẻ mạnh...

Nhóm 01

9


Môn: Hành vi tổ chức


Đối lập với tính hướng ngoại là tính hướng nội, có các biểu hiện trái ngược với
tính hướng ngoại.

-

Một bác sĩ có tính hướng ngoại tốt thì thường thực hiện công việc của mình tốt
hơn, cụ thể như là :


Tự tin khi giao tiếp với bệnh nhân, biết trò chuyện quan tâm với từng
bệnh nhân giúp cho việc hoàn thành công việc một cách tốt nhất.




Việc trò chuyện giúp bác sĩ có thể tiếp thu được những cái mới từ những
người xung quanh, từ đó giúp hoàn thiện tay nghề của bản thân.



Tổ chức tốt việc khám chữa bệnh, đưa ra những phương pháp điều trị tốt
cho sức khỏe.


-

Sẽ dễ dàng trong việc thăng tiến vì thân thiện và có chí tiến thủ.

Tuy nhiên, với tính cách hướng ngoại cao độ, bác sĩ biểu hiện tất cả cảm xúc
của mình sẽ ảnh hưởng xấu tới công việc, khi cảm xúc xen vào công việc,
những lúc vui, buồn sẽ ảnh hưởng tới kết quả khám , chữa bệnh làm cho kết quả
sẽ không được chính xác.
Hay một bác sĩ có tính hướng nội, tức khó hội nhập, ít nói và thiếu tính
quyết đoán. Việc khó hội nhập gây nhiều khó khăn trong việc thực hiện công
việc của bác sĩ, chẳng hạn như khó hội nhập đối với các đồng nghiệp hay trong
điều kiện tiếp thu các biện pháp khoa học công nghệ mới trong điều trị. Gây
cảm giác khó chịu hay không thoải mái cho bệnh nhân dẫn tới kết quả chữa trị
kém, không trau dồi được kinh nghiệm do ít giao tiếp với bệnh nhân và cấp trên
cũng như những đồng nghiệp khác.
2.2.2. Ảnh hưởng của tính cách hòa đồng

-

Khái niệm: người có tính cách hoà đồng là người biết hợp tác, vui vẻ, niềm nở
với mọi người, sống năng động, chịu khó va chạm tiếp xúc với mọi người. Quan

Nhóm 01

10


Môn: Hành vi tổ chức
tâm đến mọi người, hãy luôn đặt địa vị của bạn vào địa vị của người khác để
thấy được họ đang nghĩ gì. Không nên ích kỷ sống cá nhân, hãy nghĩ cho người
khác, giúp đỡ người khác, đừng nghĩ tới chuyện sẽ được gì và mất gì.


Với một bác sĩ, tính hoà đồng được thể hiện trong công việc như:

Bác sĩ luôn coi trọng người xung quanh: Đối với nghề bác sĩ phải tiếp xúc với
rất nhiều người, với đồng nghiệp, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vì vậy bác sĩ
cần phải tôn trọng quan điểm của đồng nghiệp, lắng nghe suy nghĩ của bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân.



Bác sĩ biết hợp tác: Hợp tác cùng các đồng nghiệp để cùng tiến hành các biện
pháp chữa trị cho bệnh nhân hay trau dồi kinh nghiệm, biết phối hợp trong công
việc, hợp tác cùng với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong việc điều trị và
nghĩ dưỡng.



Bác sĩ niềm nở, quan tâm tới mọi người biểu hiện trong cách bác sĩ đối xử với
bệnh nhân,với người nhà bệnh nhân có nhiệt tình giải thích cặn kẽ những gì
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thắc mắc hay không hay là kiêu căng khi

gặp bệnh nhân nghèo, chăm sóc hay dặn dò y tá chăm sóc quan tâm tới bệnh
nhân. Cởi mở chia sẻ những kinh nghiệm với đồng nghiệp của mình.



Biết nói chuyện đúng cách với bệnh nhân, biết động viên, an ủi bệnh nhân trong
trường hợp bệnh tình nguy hiểm đang trong thời gian chữa và điều trị, bác sĩ
biết những điều gì nên nói và hạn chế hay không nên nói. Bác sĩ biết xin lỗi
đúng lúc.
-

Một bác sĩ có tính hoà đồng sẽ thực hiện công việc của mình được tốt
hơn:



Bác sĩ có tính hoà đồng sẽ tạo thiện cảm tốt đối với bệnh nhân, làm cho bệnh
nhân thoải mái và yên tâm điều trị. Tạo được mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp

Nhóm 01

11


Môn: Hành vi tổ chức
trên và cấp dưới, đó là mối quan hệ giúp cho bác sĩ có thể trau dồi kinh nghiệm
và kiến thức y khoa, tạo được sự thân thiện và được mọi người yêu quý hơn.


Biết giải quyết, ứng phó với những tình huống cụ thể để làm hài lòng bệnh

nhân và người nhà bệnh nhân.



Khi bác sĩ biết nói xin lỗi khi sai trong một số tình huống nhầm lẫn khi chuẩn
đoán bệnh hay khi chữa trị, phẫu thuật có nhầm lẫn khiến bệnh nhân và người
nhà cảm thấy nguôi ngoai phần nào.

-

Bên cạnh những thuận lợi thì tính hoà đồng cũng có đôi phần khó khăn:

Bác

sĩ có tính hoà đồng sẽ phải tiếp xúc, giải quyết với rất nhiều trường hợp khác
nhau do vậy rất dễ bị stress, mệt mỏi và áp lức khi phải làm cho bệnh nhân thoả
mãn. Hơn nữa dễ bị người xấu lợi dụng vì tính cởi mở hay giúp đõ mọi người,
và có thể mắc bệnh truyền nhiễm do phải tiếp xúc với những bệnh nhân mắc
bệnh truyền nhiễm.
Bác sĩ thiếu tính hoà đồng sẽ rất khó thực hiện công việc. Điển hình như
việc thiếu tính hợp tác trong khám chữa bệnh rất dễ dẫn tới trường hợp một
mình cá nhân làm, gây tâm lý bất mãn từ đó có thể dẫn đến xung đột, gây mất
thiện cảm đối với mọi người trong bệnh viện, bệnh nhân và người nhà.
2.2.3. Ảnh hưởng của tính chu toàn
- Tính chu toàn: Là mặt tính cách thể hiện tính kỉ luật và sự quyết tâm đạt
được kết quả. Những người có tính chu toàn thấp thường sống bất quy tắc, hành
động theo quán tính và khó để người khác trông cậy vào họ. Trong khi đó,
những người có tính chu toàn cao thường là những người sống quy tắc, cẩn
thận và có trách nhiệm.
- Một bác sĩ có tính chu toàn được thể hiện ở: Bác sĩ muốn theo đuổi công

việc của mình thì phải có khả năng thể lý và tinh thần để có thể chịu đựng
những năm tháng đối mặt với các căn bệnh của bệnh nhân. Họ phải duy trì đức
tính tự kỷ luật mình, có quy tắc, trách nhiệm để có thể tồn tại qua những nhu
Nhóm 01

12


Môn: Hành vi tổ chức
cầu, sự đau đớn, và sợ hãi của những người bệnh, theo một cách thế nào để an
ủi, đảm bảo với một lòng kính trọng bệnh nhân nhất.
Một bác sĩ có tính chu toàn thì luôn có trách nhiệm với người khác, mà
trước tiên là có trách nhiệm với bản thân mình. Việc sống có trách nhiệm xuất
phát từ những việc nhỏ nhất. Từ việc quan tâm bệnh nhân, ân cần chữa trị và
chịu trách nhiệm cho tới khi bệnh nhân khỏi bệnh đều được bác sĩ đặt lên hàng
đầu. Bác sĩ dựa vào từng tình huống, từng hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân để có
những quyết định đúng đắn nhất để không làm bệnh nhân ảnh hưởng đến tâm lý
mà thay vào đó họ có tâm lý thoải mái nhất, tin tưởng hoàn toàn vào bác sĩ để
chữa trị bệnh.
-

Tính chu toàn thuận lợi và phù hợp với công việc bác sĩ:

Những bác sĩ tỉ mỉ và cẩn thận, luôn luôn đảm bảo rằng công việc của họ
được hoàn thành với tiêu chuẩn cao nhất và thậm chí đôi khi họ còn làm tốt hơn
những gì đã yêu cầu. Chính vì vậy khi bác sĩ có tính cẩn thận, trách nhiệm và có
quy tắc thì trong công việc khám chữa bệnh, điều phối bệnh nhân, tiếp nhận
bệnh nhân sẽ giúp bác sĩ hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Điển hình như
trong khám chữa bệnh một bác sĩ có tính chu toàn sẽ cẩn trọng chuẩn đoán
trong từng hiện tượng, dấu hiệu của bệnh nhân, sẽ có những quyết định chính

xác về bệnh tình, cũng giống như trong việc điều phối bệnh nhân bác sĩ sẽ có
cái nhìn sắc sảo và có trách nhiệm trong việc sắp xếp bệnh nhân khám chữa
bệnh, sắp phòng điều này giúp bác sĩ cũng như bệnh viện kiểm soát bệnh nhân
tốt nhất.
Hàng ngày bác sĩ phải chỉ định về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống, nghỉ
ngơi của người bệnh. Kiểm tự vệ sinh cá nhân người bệnh đồng thời hướng dẫn
người bệnh tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ, cuối giờ làm việc phải ghi vào sổ
bàn giao cho bác sĩ thường trực những nguy bệnh nặng, những yêu cầu theo dõi
và những y lệnh còn lại trong ngày của từng người bệnh. Thường xuyên động
viên người bệnh tin tưởng, an tâm điều trị, bản thân phụ thực hiện tốt quy định y
đức. Nếu một bác sĩ mà không có trách nhiệm thì sẽ không thể thực hiện được
Nhóm 01

13


Môn: Hành vi tổ chức
những nhiệm vụ mà một bác sĩ phải có. Do đó tính chu toàn của một bác sĩ
trong thời đại này là vô cùng quan trọng, nó giúp bác sĩ có trách nhiệm hơn
trong công việc, giúp việc lưu, kiểm soát tài liệu, bệnh nhân một cách khoa học
và giúp bác sĩ có tinh thần hơn trong công việc để có thể phát triển sự nghiệp
sau này.
Tính chu toàn rất phù hợp hay nói cách khác nó rất thuận lợi đối với công
việc bác sĩ, tuy nhiên tính chu toàn cao độ sẽ đem lại nhiều khó khăn mà đặc
biệt ở trong công việc của một bác sĩ. Một bác sĩ có tính chu toàn cao sẽ khiến
công việc trở nên nặng nề, mang lại áp lực cao khi mà họ luôn luôn muốn đạt
tới mục đích tương lai, và rồi những công việc hiện tại bác sĩ luôn luôn làm theo
quy tắc mà không có sự linh hoạt trong từng trường hợp điều này sẽ gây nên
những nguy hiểm khó lường. Việc sống có quy tắc quá mức mà không có sự
linh hoạt, nhạy bén sẽ một phần nào đó làm tâm lí người nghe bị ảnh hưởng.

Hay việc bác sĩ thiếu tính chu toàn sẽ ảnh hưởng tới công việc như là thiếu
cẩn thận, thiếu trách nhiệm trong việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân, khám
qua loa đại khái hay việc chữa bệnh cho bệnh nhân không đến nơi đến chốn dẫn
tới việc không tìm ra bệnh hay phán xét sai bệnh, việc sai sót trong khi mổ hay
phẫu thuật gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ bệnh nhân.
2.2.4. Ảnh hưởng của tính ổn định tình cảm
- Tính ổn định tình cảm đánh giá mức độ cảm xúc của bạn. Bạn có phản ứng
tiêu cực trước tin xấu hay phản ứng một cách bình tĩnh? Bạn có lo lắng thái quá
về các tiểu tiết, hay cảm thấy thoải mái trong các tình huống căng thẳng.
- Trong một ngày bác sĩ sẽ tiếp xúc với rất nhiều người như bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân, có đủ người từ mọi độ tuổi, từ trẻ em đến người già mỗi
người một tính cách khác nhau. Việc bác sĩ tiếp xúc với nhiều người như vậy thì
việc điều chế cảm xúc, tình cảm là một điều bắt buộc phải có. Như là, bác sĩ là
phải điều tiết cảm xúc vượt qua nỗi lo lắng của một ca mổ hay phẫu thuật nguy
hiểm, bình tĩnh thực hiện hay căng thẳng khi phẫu thuật cho bệnh nhân, trước
hành động của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và của xã hội. Một bác sĩ có
Nhóm 01

14


Môn: Hành vi tổ chức
tính ổn định tình cảm tốt sẽ biết cách gạt bỏ những cảm xúc bực tức hay bất
mãn của mình mà tiếp tục thực hiện công việc, những vấn đề tâm lý khác
thường không ảnh hưởng tới công việc của bác sĩ. Bác sĩ là một nghề của xã
hội, là nghề của mọi người vì vậy bác sĩ nên có những biểu lộ cảm xúc thật phù
hợp để mọi người an tâm.
- Một bác sĩ có tính ổn định tình cảm sẽ dễ dàng thực hiện tốt được công
việc của mình: Bác sĩ trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp khẩn cấp nào có
những tiết chế cảm xúc nhất định sẽ làm sự việc trở nên dễ dàng hơn, giảm bớt

được căng thẳng, mâu thuẫn và sẽ giải quyết được sự việc ổn thỏa. Mâu thuẫn
trong xã hội ,gia đình có thể ảnh hưởng đến tâm lí trong công việc khám chữa
bệnh, điều này rất quan trọng. Nếu như bác sĩ không điều chế được cảm xúc của
bản thân, tức giận, khó chịu trong người mà lại “chút” lên bệnh nhân thì thật
nhuy hiểm có thể gây ra những hậu quả khó lường như: chuẩn đoán sai, gây gổ
với mọi người… ảnh hưởng trực tiếp đến danh phẩm của bác sĩ.
Vì vậy việc bác sĩ biết ổn định cảm xúc, tránh căng thẳng trong công việc sẽ
mang lại nhiều lợi ích trong công việc cũng như cuộc sống. Kể cả khi đang tức
giận một ai đó nhưng khi khám chữa bệnh bác sĩ có thể dẹp bỏ cơn tức đó thay
vào đó là nhưng cảm xúc thông cảm, chia sẻ sự đau thương của bệnh nhân thì
chính đó sẽ là một liều thuốc tinh thần vô cùng quý giá đối với bệnh nhân. Bệnh
nhân ngay cả khi họ tức giận nhưng lại nhân lại sự ân cần, nhẹ nhàng của bác sĩ
cũng sẽ thấy dễ chịu hơn mà nguôi ngoai đi cơn giận. Đó sẽ là những liều thuốc
giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh và bác sĩ được mọi người ca tụng, không bị
khiển trách mà còn nhận được cả sự tin tưởng của bệnh nhân.
-

Những bác sĩ có tính ổn định tình cảm kém hay không có tính ổn định tình cảm
thường những cảm xúc không được giấu kín, tức giận, căng thẳng trong những
tình huống xảy ra sẽ khiến tâm trạng bệnh nhân tồi tệ hơn. Bác sĩ đã có những
tình cảm như vậy thì bệnh nhân cũng sẽ không an tâm mà chữa bệnh. Khi cảm
xúc xen vào công việc, những cảm xúc vui thì sẽ khiến tâm trạng bác sĩ vui, bác
sĩ khám chữa bệnh nhiệt tình, chuẩn đoán bệnh chính xác hơn nhưng ngược lại
Nhóm 01

15


Môn: Hành vi tổ chức
nếu như tâm trạng không tốt, nó được biểu hiện ra bên ngoài ảnh hưởng đến

công việc của một bác sĩ khám chữa bệnh sẽ gây ra hậu quả như thế nào. Bệnh
tình của bệnh nhân thực sự đã được chuẩn đoán đúng,thuốc có kê đúng không?
Bệnh nhân sẽ không tin tưởng bác sĩ, tâm trạng lo âu bênh tình sẽ càng lâu khỏi.
Việc một bác sĩ không biết kiềm chế cảm xúc trong hoàn cảnh bất ngờ,
trong công việc đời sống sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc hoàn thành
công việc của một bác sĩ. Vì vậy, nếu không biết điều chỉnh cảm xúc của mình
thì bác sĩ rất có thể gây ra những lỗi sai trong công việc mà nó sẽ để lại những
hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
2.2.5. Ảnh hưởng của tính cởi mở
Tính cởi mở là mặt tính cách thể hiện sự bộc lộ tình cảm của bản thân. Một
con người có tính cởi mở bao giờ cũng cảm thấy vui vẻ, tự tin và có trí tiến thủ
làm việc thận trọng, thẳng thắn, nghiêm túc và nhiệt tình. Ngược lại, những
người không có tính cách cởi mở bao giờ cũng cảm thấy đau khổ, ân hận, căng
thẳng, hay giận dữ, khiếp sợ, luôn cảm thấy mình cô đơn, thất vọng, hay gây
xích mích với người khác.
Đặc điểm của tính cởi mở:
Nhanh nhẹn, sởi lởi, cầu tiến. Thích thực tế, thích thể hiện
Không thích tư duy phức tạp.
Làm việc phải có trình tự, kế hoạch.
Có óc tưởng tượng, nhạy cảm về nghệ thuật
Trong công việc của bác sĩ tính cởi mở được thể hiện:
Cởi mở trong nghề bác sĩ biểu hiện trong cách bác sĩ đối xử với bệnh nhân,với




-




người nhà bệnh nhân có nhiệt tình giải thích cặn kẽ những gì bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân thắc mắc hay không hay là kiêu căng khi gặp bệnh nhân
nghèo, bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm thì lại không nhiệt tình, chỉ nói qua


loa đại khái.
Tính cởi mở thể hiện ở mức có những quan tâm rộng rãi, đa dạng đến người
bệnh, có thói quen phán xét những giá trị độc lập, khả năng thiết lập những
tương quan mật thiết, bác sĩ cởi mở đón nhận những tư tưởng khác và mới lạ có
Nhóm 01

16


Môn: Hành vi tổ chức
ích cho công việc cứu người, và có khả năng đặt những vấn đề về sức khoẻ của



bệnh nhân vào những trường hợp cụ thể.
- Tính cởi mở đem lại nhiều thuận lợi cho công việc của một bác sĩ:
Tính cởi mở giúp bác sĩ dễ hòa đồng, dễ dàng quan tâm chăm sóc tới bệnh
nhân, đưa ra những lời khuyên hữu ích, có khả năng giúp bệnh nhân giải tỏa



được những áp lực tâm lý khi điều trị bệnh.
Chia sẽ những khó khăn gặp phải trong công việc với bạn bè, đồng nghiệp từ đó
học hỏi,kinh nghiệm, nâng cao tính sáng tạo, khả năng tư duy đa chiều về bệnh


-

lý, đưa ra nhiều phương án điều trị cho bệnh nhân.
Bên cạnh những thuận lợi, tính cách cởi mở cũng có những ảnh hưởng khó khăn



như:
Đôi khi cởi mở không đúng lúc đúng chỗ tiết lộ bệnh tình, có thể gây chán nản



cho người bệnh.
Cởi mở dễ đánh mất các cơ hội thăng tiến của bản thân, cởi mở quá dễ gây phản



cảm cho bạn bè và đồng nghiệp.
Nếu người cởi mở tư duy không nhạy bén, tiếp thu kinh nghiệm, bệnh lý, tiếp
nhận quá nhiều tri thức nhưng không nắm bắt được sẽ không đưa ra được
phương án chữa trị bệnh lý một cách hiệu quả nhất.
2.3. Các thuộc tính tính cách khác ảnh hưởng tới việc hoàn thành (hay thực
hiện) công việc của bác sĩ
2.3.1. Mức độ tự chủ
- Là một trong các dạng tính cách của con người, con người có tính cách tự
chủ tin rằng chính họ là người làm chủ số phận của mình (tính tự chủ cao),
nhưng cũng có những nguời cho rằng những điều xảy đến với cuộc sống của họ
là do may mắn hoặc ngẫu nhiên đem lại (tính tực chủ thấp). Thể hiện sự hài
lòng hay không hài lòng với công việc, có khả năng kiểm soát hay không kiểm
soát được hành động của bản thân, có động cơ hay không có động cơ trong công

việc.
- Tính tự chủ của bác sĩ được thể hiện trong công việc như sau: Bác sĩ có
tính tự chủ cao sẽ ra quyết định xử lý các tình huống mổ, phẫu thuật một cách
nhanh chóng, ít bị phụ thuộc nhiều vào sự ảnh hưởng hay giúp đỡ của đồng
Nhóm 01

17


Môn: Hành vi tổ chức
nghiệp hay người khác bởi họ tin rằng tự mình có thể làm được. Bác sĩ có tính
tự chủ cao thường là những người có nhiều kinh nghiệm.
Bác sĩ có tính tự chủ cao thường cảm thấy không hài lòng với công việc của
mình và có xu hướng thuyên chuyển sang những bệnh viện mà ở đó họ có khả
năng làm việc và thăng tiến tốt với mức lương cao hơn. Họ tìm kiếm thông tin
trước khi đưa ra một quyết định trong việc khám, chữa và điều trị. Họ ít vắng
mặt vì lý do sức khoẻ, họ nhận thức rằng mình phải quyết định sức khoẻ của
mình nên rất có trách nhiệm chăm sóc bản thân.
Bác sĩ có tính tự chủ thấp thường hài lòng với công việc của họ, họ cảm
thấy rằng không kiểm soát được kết quả công việc của mình cũng như của bệnh
viện. Họ thường do dự lâu trong các tình huống cấp cứu bệnh nhân và cảm thấy
lo lắng rằng họ không làm được. Họ phải phụ thuộc vào người khác nhiều thì
mới có thể hoàn thành công việc.
-

Tính tự chủ có nhiều thuận lợi đối với công việc của một bác sĩ:

Người bác sĩ có mức độ tự chủ sẽ giải quyết công việc một cách nhanh
chóng, quyết đoán, không để mất thời gian của, chẳng hạn như trong tình huống
bệnh nhân cần phẫu thuật ngay thì mới có thể qua khỏi, bác sĩ tự chủ cao sẽ tìm

kiếm thông tin và quyết đoán tiến hành ngay mà không phải do dự làm mất thời
gian và không làm bệnh tình của bệnh nhân càng nguy hiểm hơn, do đó có thể
cứu người một cách nhanh chóng và đảm bảo hơn. Người có mức độ tự chủ
thường là người có năng lực tốt và cứu chữa người tốt hơn.
-

Những khó khăn của tính tự chủ đối với công việc bác sĩ: bác sĩ có mức độ tự
chủ cao thường không biết lắng nghe những đóng góp của đồng nghiệp dễ mắc
sai lầm trong khi thực hiện ca mổ hay phẫu thuật. Đồng thời, bác sĩ có tính tự
chủ thấp đôi khi không tin tưởng vào bản thân, thiếu mức độ tự chủ sẽ gây mất
thời gian của bệnh nhân, đánh mất cơ hội của người bệnh, khó kiểm soát được
hoạt động trong bệnh viện.
2.3.2. Định hướng thành tựu
Nhóm 01

18


Môn: Hành vi tổ chức
- Định hướng thành tựu là một trong nhiều loại tính cách ảnh hưởng đến
việc thực hiện, hoàn thành công việc của bác sĩ. Một người bác sĩ có nhu cầu
thành tựu cao là người luôn theo đuổi việc giải quyết công việc tốt hơn: Đơn
giản như việc khám cho người bệnh. Thay vì chỉ đơn giản là tiếp xúc, khám,
đưa ra chẩn đoán và cách điều trị một cách thông thường thì người có nhu cầu
thành tựu cao sẽ làm những việc này một cách chỉnh chu hơn, nhiệt huyết hơn
giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện và thấu đáo bệnh tình của mình, tư vấn
cho họ các phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng và tình hình tài chính,
làm cho họ cảm thấy thỏa mãn hơn, hài lòng hơn ...
Họ muốn vượt qua các khó khăn, trở ngại và cảm thấy rằng thành công hay
thất bại đều do những hành động của họ mang lại. Con người không phải chỉ có

một, hai loại bệnh mà có rất rất nhiều loại bệnh khác nhau với những dấu hiệu
nhận biết ban đầu có thể giống nhau hoặc dễ bị nhầm lẫn. Phải là người có kinh
nghiệm mới có thể phân biệt và đưa ra cách điều trị đúng đắn, nếu không sẽ gặp
khó khăn trong quá trình giải quyết. Khi gặp trường hợp này, những người có
nhu cầu thành tựu cao sẽ nỗ lực hơn trong việc tìm cách khắc phục và giải quyết
vấn đề một cách triệt để. Họ không ngừng học tập, trau dồi kiến thức cũng như
kĩ năng để có thể làm việc tốt hơn, tạo dựng tên tuổi và giành cho mình những
thành công xứng đáng.
-

Ảnh hưởng tích cực tính định hướng thành tựu đối với công việc của bác sĩ là
họ có năng lực tốt hơn, giúp cho việc khám chữa bệnh diễn ra thuận lợi và đạt
kết quả cao, làm hài lòng người bệnh. Việc không ngừng phát triển bản thân
không những giúp họ đạt được vị trí, danh tiếng mong muốn mà còn góp phần
vào việc nâng cao trình độ y tế, làm người bệnh yên tâm hơn khi giao sức khỏe,

-

tính mạng của mình cho họ...
Bên cạnh đó, người bác sĩ có tính định hướng thành tựu cũng gặp phải một số
khó khăn nhất định. Nếu họ có nhu cầu thành tựu cao mà khả năng, năng lực có
hạn thì việc nâng cao trình độ, khẳng định bản thân là rất khó. Khi họ không
được thỏa mãn dễ gây hiện tượng tâm lý, stress dẫn đến một số hành động
không phù hợp.
Nhóm 01

19


Môn: Hành vi tổ chức

-

2.3.3. Độc đoán
Nói về độc đoán là nói về một niềm tin rằng có những sự khác biệt về quyền lực
và địa vị giữa các thành viên trong tổ chức.Những người độc đoán thái quá
thường không phù hợp với những công việc đòi hỏi sự nhạy cảm với cảm xúc
của những người khác, năng lực thích ứng với những tình thế phức tạp và thay
đổi nhanh.Khi công việc rõ ràng và sự thành công dựa trên sự tuân thủ chặt chẽ

-

các luật lệ thì những người độc đoán làm rất tốt.
Biểu hiện của độc đoán trong công việc của bác sỹ được thể hiện như: Bác sỹ
luôn cho rằng có sự khác biệt giữa địa vị và quyền lực giữa các thành viên trong
bênh viện như giám đốc bệnh viện, các bác sỹ cấp trên có kinh nghiệm, các bác
sỹ cấp dưới mình, các y tá và các nhân viên khác.
Với những bác sĩ độc đoán cao độ biểu hiện ở sự cứng nhắc về nhận thức ,
hay phán xét người khác, không tin tưởng những bác sĩ cấp dưới và chống lại sự
thay đổi chẳng hạn sự thay đổi trong cách chữa trị, trong việc tiếp thu khoa học
kỹ thuật vào chữa trị...

-

Tính cách độc đoán ảnh hưởng xấu đến công việc bác sĩ. Với những người có
tính độc đoán thì không thích hợp đối với công việc của một bác sĩ. Bởi vì công
việc bác sĩ đòi hỏi phải có sự nhạy cảm trước những tình cảm. Chẳng hạn như
cách cư xử với bệnh nhân, với người nhà bệnh nhân, phải biết an ủi động viên
và quan tâm tới bệnh nhân. Và hơn nữa công việc bác sĩ đòi hỏi phải có tinh
thần hợp tác trong công việc đó là việc phải hợp tác cùng các bác sĩ khác trong
quá trình khám, phẫu thuật, trong việc trau dồi kinh nghiệm y học. Phải luôn

thích nghi với những tình huống phức tạp và đang thay đổi như là phải đối diện
và thích nghi với những ca bệnh phức tạp và sự chuyển biến của bệnh... Như
vậy tính cách độc đoán ảnh hưởng xấu tới việc thực hiện công việc của một bác
sĩ, bác sĩ có tính cách độc đoán sẽ không làm tốt công việc của mình, rất khó để

-

tiến bộ trong công việc và trong các mối quan hệ.
2.3.4. Chủ nghĩa thực dụng
Chủ nghĩa thực dụng: Người theo chủ nghĩa thực dụng luôn giữ khoảng cách về
tình cảm và luôn cho rằng kết quả cuối cùng lý giải cho phương tiện. Là người
luôn gắn công việc với thực tế và lấy kết quả thực tế để đánh giá.
Nhóm 01

20


Môn: Hành vi tổ chức
Đặc điểm của chủ nghĩa thực dụng đối với công việc của một bác sĩ:
Bác sĩ theo chủ nghĩa thực dụng luôn có đầu óc thực tế tức luôn coi kết quả
trong việc chữa bệnh gắn liền với hành động thực tế của mình đối với bệnh
nhân. Luôn tin rằng sự thật có thể được chứng minh, chẳng hạn đó là như gặp
phải một ca bệnh khó (tai nạn, bị bệnh nguy hiểm...) bác sĩ theo chủ nghĩa thực
dụng thường luôn tin rằng bệnh sẽ được chữa khỏi khi tiến hành chữa trị theo
một phương pháp nào đó, điều đó lý giải cho lý thuyết, tức tin vào kết quả chứ
không phải theo lý thuyết xuông.
Bác sĩ theo chủ nghĩa thực dụng luôn giữ khoảng cách về tình cảm, chẳng
hạn như luôn đối mặt với những cảm xúc thực tế về việc nếu có sai sót hay gặp
vấn đề gì đó đối với việc chữa trị cho bệnh nhân thì bác sĩ đều xác định đối mặt
với thái độ của người nhà bệnh nhân chứ không mơ mộng hoang tưởng rằng

người ta sẽ thế này, sẽ thế kia ....
Bác sĩ theo chủ nghĩa thực dụng thường khéo léo trong việc khám và chữa
cho bệnh nhân vì cái họ quan tâm là kết quả.
-

Những thuận lợi của chủ nghĩa thực dụng đối với công việc của một bác sĩ: Một
bác sĩ theo chủ nghĩa thực dụng thường khéo léo, dễ thành công trong việc
khám và chữa bệnh của mình. Họ luôn hướng tới kết quả thực có chứ không
hoang tưởng hão huyền, điều đó khiến cho việc thuyết phục các đồng nghiệp
hay cấp trên theo cách hành động của mình. Họ làm việc có năng suất hơn vì họ
bạo dạn, dám hành động chứ không chờ đợi một cơ hội xa vời nào đó vì thời
gian và suy nghĩa đó sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh. Những kinh
nghiệm thường đúc kết từ thực tế nên những bác sĩ thực tế luôn là những người

-

giàu kinh nghiệm, điều đó giúp họ hoàn thành công việc của mình được tốt hơn.
Bên cạnh những thuận lợi thì chủ nghĩa thực dụng cũng gây một số khó khăn
trong việc thực hiện công việc của bác sĩ. Nếu một bác sĩ theo chủ nghĩa thực
dụng vấn đề đầu tiên gặp phải là việc tiếp thu ý kiến của người khác, bác sĩ thực
dụng luôn tin vào kết quả để chứng minh rằng à chỉ có mổ, phẫu thuật kiểu này
thì mới chữa được..., mà không nghe theo những đóng góp của người khác dẫn
Nhóm 01

21


Môn: Hành vi tổ chức
tới kết quả xấu xảy ra đối với bệnh nhân ở nguy cơ cao. Dễ gây mất thiện cảm
đối với đồng nghiệp.

2.3.5. Xu hướng chấp nhận rủi ro
-

Người theo thiên hướng chấp nhận rủi ro cao thường có những quyết định
nhanh chóng hơn và sử dụng ít thông tin hơn so với các cá nhân có thiên hướng
rủi ro thấp, chấp nhận những thử thách của cuộc sống và tự tin vào khả năng của

-

bản thân mình.
Biểu hiện của một bác sĩ theo thiên hướng chấp nhận rủi ro: Bác sĩ có thiên
hướng chấp nhận rủi ro thường ra quyết định nhanh chóng đối với các trường
hợp cấp cứu hay chữa bệnh, quyết định mổ phẫu thuật hay để một thời gian theo
dõi, chấp nhận thử thách của việc tiến hành phẫu thuật và luôn tin vào khả năng
của bản thân mình có thể cứu được người bệnh, có xu hướng chấp nhận kết quả

-

dù trong trường hợp xấu nhất.
Thiên hướng chấp nhận rủi ro có những ảnh hưởng tích cực đối với công việc
của bác sĩ như: Với một bác sĩ có thiên hướng chấp nhận rủi ro cao thường
quyết định nhanh chóng, do đó không làm mất thời gian của người bệnh, đưa ra
những quyết định kịp thời có ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Thiên
hướng chấp nhận rủi ro cao dẫn tới sự thành công hơn của bác sĩ, khả năng

-

thăng tiến cao hơn.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì đối với bác sĩ có thiên hướng chấp nhận
rủi ro cao có thể ra những quyết định sai lầm dẫn tới kết quả đáng tiếc cho bệnh

nhân và người nhà. Hay với những bác sĩ có thiên hướng chấp nhận rủi ro thấp
thường chậm tiến, chậm đưa ra quyết định cũng có thể dẫn tới những kết quả
đáng tiếc.
Chẳng hạn như tình hình y học Việt Nam những năm gần đây đã có rất nhiều
thành tựu đáng kể: ca mổ, phẫu thuật cũng như các cuộc trị liệu thành công bởi
sự quyết đoán của các bác sĩ. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có các trường hợp như
việc cắt nhầm buồng trứng tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ và gần đây nhất là
vụ mờ mắt sau phẫu thuật do hóa chất nhiễm khuẩn ở Bệnh viện Mắt
TPHCM..., đó là những rủi ro ngoài ý muốn mà bất cứ một bác sĩ nào đều

Nhóm 01

22


Môn: Hành vi tổ chức
không muốn xảy ra nhưng có những rủi ro ngoài khả năng của bác sĩ, đó là đặc
thù của ngành Y.

KẾT LUẬN
Từ những nghiên cứu trên, có thể nhận thấy rằng với mỗi tính cách khác
nhau thì có những ảnh hưởng khác nhau tới công việc của bác sĩ. Mỗi tính cách
đều có những ảnh hưởng tính cực, nhưng bên cạnh đó cũng có những ảnh
hưởng tiêu cực đối với công việc, ảnh hưởng đó có thể giúp cho việc hoàn thành
(hay thực hiện) công việc được tốt hơn nhưng nó cũng là những khó khăn cản
trở việc hoàn thành công việc của bác sĩ. Vì vậy, mỗi cá nhân chúng ta nếu có
thể thì nên chọn những công việc phù hợp với tính cách của mình để có thể đạt
được kết quả tốt hơn. Nắm bắt và biết được tính cách của cá nhân mình cũng
như tính cách của cấp trên cùng với các đồng nghiệp khác để có thể hợp tác
cùng làm việc nhằm phát huy được sức mạnh của tập thể.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Giáo trình Hành Vi Tổ Chức (Đại học Kinh tế quốc dân)
/>
3.

marketing/quan-tri-kinh-doanh-khac/771140-mon-hoc-hanh-vi-to-chuc
/>
Nhóm 01

23


Môn: Hành vi tổ chức
4.

/>
Nhóm 01

24



×