Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

hệ thống tài chính Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.39 KB, 6 trang )

HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM
II) Đôi nét về bức tranh hệ thống tài chính của Việt Nam.
Mô hình hệ thống tài chính ở Việt Nam
“Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước… không chịu phát triển!”
Đó là lời “nói đùa” mà rất đau của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới được
chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan thuật lại với các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong cả nước về Đà Nẵng dự hội nghị.
Tuy là lời nói đùa thế nhưng nhìn lại nền kinh tế Việt Nam chúng ta không
khỏi thừa nhận rằng đó là sự thật.
Tiếp tục bài nói chuyện “Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp (DN) nhỏ
và vừa trong hội nhập quốc tế” tại hội nghị kết nối các DN nhỏ và vừa toàn
quốc do Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức chiều 8/8 ở Đà Nẵng
( Infonet đã đưa tin ), chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan nêu rõ, nhìn
vào các FTA mà Việt Nam đã ký kết cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của nước ta với các đối tác chiếm tỉ lệ rất lớn và sắp tới sẽ tiếp tục tăng
trưởng hơn nữa. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bước đường hội nhập thì có thể
thấy điều rất đáng lo là năng lực cạnh tranh của Việt Nam cho đến nay vẫn
còn thua xa các nước ASEAN 6. Đã 20 năm tham gia ASEAN nhưng Việt
Nam vẫn còn nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu hơn của ASEAN (gồm Việt
Nam, Lào, Campuchia và Myanmar).
(-cafebiz.vn- 10/08/2015)
1.

Đến đây ta đặt ra câu hỏi: Ngay cả trong khối ASEAN Việt Nam còn
không cạnh tranh được thì khi kí kết các hiệp định như TPP thì sẽ như
thế nào nếu phải cạnh tranh với những nước như Mỹ, Singapore,…?
(TPP: là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương gồm 1 số nước như Mỹ ,
Chile, Singapore,…)
Phân tích: Khi tham gia vào khối TPP đồng nghĩa với việc làm phẳng thị
trường thương mại giữa các nước trong khối, thuế xuất, nhập khẩu bằng 0%.
Tạo nên thách thức cạnh tranh vô cùng lớn.


Tuy nhiêu, tham gia TPP lại mang lại một số động thái tích cực như sau:
Đầu tiên, TPP sẽ giúp Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại với các
khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực
thị trường nhất định. Số liệu thống kê cho thấy, khu vực Đông Á, bao gồm
ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn



chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam,
thường xuyên ở mức trên 60%, nếu tính riêng nhập khẩu thì lên tới trên
75%. Với sự gần gũi về vị trí địa lý, việc Đông Á chiếm tỷ trọng lớn trong
quan hệ thương mại với Việt Nam là việc khó tránh. Tuy nhiên, tỷ trọng trên
là quá lớn, có thể tiềm ẩn rủi ro khi kinh tế Đông Á có biến động bất lợi.
Đàm phán và ký kết FTA với một số thị trường trọng điểm như Mỹ, EU có
thể giúp chúng ta khắc phục tình trạng mất cân đối này.
Thứ hai, quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ, Canada
và việc Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP, sẽ là
cú hích thực sự cho xuất khẩu của Việt Nam. Theo tính toán của các doanh
nghiệp, nếu thuế nhập khẩu được hạ về mức 0% thì hàng dệt may và giày
dép Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội lớn trong việc mở rộng thị phần trên thị
trường các nước TPP, trong đó có thị trường Mỹ. Cơ hội cho các sản phẩm
xuất khẩu chủ lực khác như thủy sản, đồ gỗ và nông sản cũng rất lớn.
Lợi ích thứ ba là cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn gồm Mỹ, Nhật Bản,
Canada với thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về
cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp
phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là của các tập đoàn
lớn. Nếu biết tận dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng
đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới
để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực
và toàn cầu do TPP đem lại.

Cuối cùng nhưng rất quan trọng, với các cam kết sâu và rộng hơn WTO,
TPP sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu
quả hơn, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình
tăng trưởng. Ngoài ra, do TPP hướng tới môi trường cạnh tranh bình đẳng,
minh bạch hóa quy trình xây dựng chính sách và khuyến khích sự tham gia
của công chúng vào quá trình này, cho nên sẽ có tác dụng rất tốt để hoàn
thiện thể chế kinh tế cũng như tăng cường cải cách hành chính.


Vậy tại sao năng lực cạnh tranh của Việt Nam lại kém như vậy?

Để có 1 đồng lợi nhuận phải mất… 1,02 đồng “bôi trơn”!


“Một điều tra cho thấy, ở Việt Nam, trung bình cứ 1 đồng lợi nhuận thì DN
phải mất 1,02 đồng cho “bôi trơn”. Có nghĩa, nếu tham nhũng ở nước ta
giảm đi 50% thì đã làm tăng được 50% lợi nhuận của DN rồi. Đây là một
trong những điều giải thích tại sao DN Việt Nam cứ nhỏ mãi. TS Trần Đình
Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam từng nhận xét DN Việt Nam
hiện nay có xu hướng… li ti hóa, tức là nhỏ đi so với trước!” – chuyên gia
Phạm Chi Lan cho hay.
Dẫn số liệu điều tra của Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam cho
thấy, so với 10 năm trước đây thì quy mô của DN Việt Nam hiện chỉ còn
bằng một nửa, chuyên gia Phạm Chi Lan bức xúc đặt câu hỏi. “Đáng lẽ sau
10 năm, quy mô của DN Việt Nam phải lớn lên chứ tại sao lại nhỏ đi?”.
Rồi bà trả lời: “Một trong những nguyên nhân chính là tham nhũng đã lấy
mất lớn hơn so với lợi nhuận của DN. Bị lấy mất lợi nhuận rồi thì DN còn gì
để tái đầu tư, để mở rộng được? Và DN sẽ co lại vì họ làm được 1 nhưng có
những ông khác không làm gì cả mà tước đoạt của họ hơn 1 thì tội gì họ làm
nữa”.


-

-

2.
-

Lí do nói rằng Việt Nam là mô hình nước không chịu phát triển?
Nhà nước phải cố gắng rất nhiều để đàm phán và ký kết các FTA, trong
đó phải có những nhượng bộ để các đối tác mở cửa thị trường cho mình.
Nhưng trên thực tế, đến thời điểm này tận dụng được tốt nhất FTA đã ký
chỉ là với Hàn Quốc. Theo đó, hơn 73% chứng nhận xuất khẩu sang Hàn
Quốc là được hưởng ưu đãi. Nhưng đi sâu vào 73% này thì lại thấy đa
phần DN được hưởng ưu đãi lại là DN Hàn Quốc chứ không phải Việt
Nam. Điều đó cho thấy DN Việt Nam chưa tận dụng được những ưu thế
từ FTA.
Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ
vào Việt Nam lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát
triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển.
Niềm tin của giới đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam vào ngân hàng Nhà
nước.
Ngày 19/08/2015 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã phá vỡ cam kết về tỉ
giá


Từ đầu năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra phương hướng điều hành
chính sách tỷ giá là biến động không quá 2%. Thông điệp này được lãnh đạo
NHNN lặp lại khá nhiều ở những lần sau đó, và cách đây 1 tháng tức là hồi
tháng 7, lãnh đạo NHNN vẫn tái khẳng định điều này, cùng với thông tin

chính thức về dự trữ ngoại hối cho thấy chúng ta có khoảng 37 tỷ USD và 10
tấn vàng (hàm ý đủ nguồn lực để can thiệp thị trường khi cần thiết ).
Tuy nhiên, cam kết về tỷ giá biến động không quá +/-2% đã chính thức bị
phá vỡ trong ngày 19/8, khi NHNN quyết định nới tỷ giá thêm 1% nữa, sau
khi đã có 2 lần điều chỉnh tổng cộng 2% trong nửa đầu năm.
Ngoài việc phá giá đã 3 lần với tổng cộng 3% từ đầu năm tới nay, NHNN
còn có 2 lần nới biên độ tỷ giá, từ +/-1% áp dụng suốt từ tháng 2/2011 lên
+/-2% vào ngày 12/8/2015. Và rồi đúng 1 tuần sau đó, biên độ này được nới
lên +/-3%, bằng mức áp dụng trước thời điểm 11/2/2011 (khi NHNN điều
chỉnh biên độ +/-3% xuống +/-1% và nới tỷ giá 9%).
Như vậy, tiền đồng đã mất giá gần 5%, từ mức trần 21.458 đồng hồi đầu
năm lên 22.547 đồng/USD hiện nay
Vì sao ngân hàng nhà nước lại phá vỡ những cam kết về tỉ giá?
Lý giải cho động thái này, NHNN cho biết, bên cạnh sự mất giá của Nhân
dân tệ còn là mối lo Fed sẽ điều chỉnh lãi suất, và NHNN đưa ra quyết định
như vậy là nhằm “tiếp tục chủ động dẫn dắt thị trường, đón đầu các tác động
bất lợi của khả năng Fed điều chỉnh tăng lãi suất trong thời gian tới”.


NHNN tự tin rằng, “Sự điều chỉnh này sẽ giúp tỷ giá có dư địa đủ lớn để linh
hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế và trong nước không
chỉ từ nay đến cuối năm mà cả những tháng đầu năm 2016, tạo sự ổn định
vững chắc cho thị trường ngoại tệ và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng
hóa Việt Nam”.


Những ảnh hưởng từ việc tăng tỉ giá?
• Ảnh hưởng đến thị trường vàng
Không chỉ ngoại tệ, giá vàng cũng được đẩy lên khá cao. Lúc
gần 9h sang ngày 19/08, giá bán vàng được đẩy tăng 1 triệu

đồng/lượng so với ngày hôm trước, trong khi giá mua vào chỉ






tăng chưa đến 300 nghìn đồng. Khoảng cách giá bán ra và mua
vào lên tới 700 nghìn đồng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng này là không đáng kể.
Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán
Từ đầu năm tới giờ, Chính Phủ rất quan tâm đến TTCK Đó là
nền tảng để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi rót vốn vào
VN.Việc phá giá cũng là một cơ hội đối với các nhà đầu tư mới,
đang tích luỹ USD sẽ được mua cổ phiếu giá rẻ
Ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.
Tăng tỉ giá sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tuy
nhiên lại tạo nên nỗi lo cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

Việc NHNN điều chỉnh tỉ giá đã hợp lý chưa?
Theo tuyên bố của NHNN, sau điều chỉnh lần này, tỷ giá đồng Việt Nam
có dư địa đủ lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường
quốc tế và trong nước không chỉ từ nay đến cuối năm mà cả những tháng
đầu năm 2016, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ và đảm
bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
TS. Nguyễn Trí Hiếu chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng NHNN
điều chỉnh là đúng. Nếu không tăng tỷ giá thì NHNN sẽ rơi vào tình thế
khó khăn đầu tiên và bán ngoại tệ can thiệp thị trường nhiều lần sẽ khiến
NHNN hụt hơi và mất dự trữ quốc gia rất nhanh.
“Tỷ giá của chúng ta thấp vì đang theo chính sách đồng tiền mạnh. Ngoài

thị trường, giá trị của tiền đồng đâu đó vào khoảng 40.000 VND/USD,
trong khi NHNN niêm yết ở mức 22.106 đồng. Nếu giá rẻ như vậy,
những kẻ đầu cơ tha hồ kiếm hời, ăn ngay trên sống lưng của NHNN”,
ông nhận định.


-

-

-

3.

NHNN điều chỉnh lần này khác nhiều với lần trước, bởi mức độ thay
đổi rất mạnh và khoảng cách với lần trước (ngày 12/8) chỉ cách nhau
1 tuần, tần suất khá gần.
Ông Hiếu bình luận thêm: “Rõ ràng chúng ta đang bị chi phối bởi
đồng Nhân dân tệ và chính sách đồng tiền mạnh đang có vấn đề chính
vì vậy NHNN phải điều chỉnh thật nhanh và mạnh mới có thể ổn định
thị trường”.
Kết luận:






Các động thái cảu NHNN rất quan trọng, ảnh hưởng trưc tiếp đến
từng ngành của nền kinh tế Việt Nam trong hệ thống tài chính.

Mọi việc làm của NHNN đều phải được cân nhắc kĩ lưỡng rồi đưa ra
quyết định có nên hay không.
Việc hệ thống tài chính có hoàn thiện được hay không cũng phụ
thuộc rất nhiều vào ý thức của các quan chức nhà nước. Làm sao để
giảm những khoản tiền “bôi trơn” tạo điều kiện cho doanh nghiệp
phát triển.

III) Giải pháp





Đưa nền kinh tế Việt Nam vào hội nhập, cạnh tranh cao nhưng cững
phải có những chính sách riêng để không phụ thuộc vào các nước
khác.
Hoàn hành hệ thống pháp luật kinh tế, đưa ra những dự báo chính xác,
Nâng cao ý thức, đào tạo cán bộ, chống tham nhũng.



×