Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tiểu luận môn giáo dục học Cơ sở lý luận để lựa chọn phương pháp dạy học cho một tiết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.21 KB, 12 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SƯ PHẠM TOÁN HỌC
LỚP SƯ PHẠM TOÁN VĂN BẰNG 2 – KHÓA 5

THUYẾT TRÌNH

CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC CHO MỘT TIẾT HỌC


2

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

Trần Minh Thiện


Trần Thị Tuyết Vân
Phạm Văn Khôi
Phạm Đức Duy
Hoàng Diễm
Lê Thị Nĩ
Lê Thị Hồng Hoa
Đặng Trần Kim Chi
Phạm Tấn Đại
Nguyễn Nhật Khanh
Trần Trung Nghĩa
Nguyễn Hữu Thiên
Nguyễn Thị Hằng

14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.

Lý Khả Ái
Trần Thị Thanh Thảo
Trần Ngọc Thiên Kim
Phạm Thị Phương Quỳnh

Nguyễn Thanh Thông
Huỳnh Anh Vũ
Phạm Tài Thắng
Nguyễn Thành Đạt
Nguyễn Thị Kim Hoài
Võ Thị Ngọc Liễu
Phạm Thị Thanh Huyền
Phạm Thị Thanh Tuyền


Dạy học là một công việc đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo, phải luôn trau
dồi và tiếp thu những kiến thức mới, những phương pháp mới cho phù hợp với yêu cầu
đào tạo nguồn nhân lực mới của xã hội. Dạy học hướng vào người học, lấy người học
làm trung tâm là bản chất của đổi mới phương pháp dạy học, qua đó rèn luyện cho học
sinh sự tự tin, phát huy tính độc lập, tự chủ và quan trọng nhất là rèn luyện tư duy sáng
tạo, tích cực trong quá trình học. Người học được đặt trước không phải những bài
giảng, những kiến thức có sẵn mà là những vấn đề, những tình huống của thực tế cuộc
sống. Người học phải được rèn luyện cách tự lực giải quyết vấn đề, tự tìm ra cái chưa
biết, tự tìm ra chân lý, còn người dạy chủ yếu dạy cách tìm ra chân lý chứ không phải là
chỉ biết truyền đạt chân lý.
I.
1.

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Khái niệm phương pháp dạy học


Quá trình dạy học không chỉ quan trọng ở khâu truyền thụ kiến thức mới. Ðể học sinh
nắm vững kiến thức và có thể vận dụng những hiểu biết về môn học vào trong hoạt
động sống của bản thân, phục vụ cộng đồng; khâu ôn tập củng cố cũng như kiểm tra

đánh giá chất lượng học tập của học sinh không thể thiếu. Bằng sự lựa chọn các phương
pháp một cách hợp lý, năng động dựa vào nội dung kiến thức môn học, đối tượng học
sinh; người giáo viên sẽ đạt được mục đích dạy học.


Phương pháp: là cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định



Dạy học: gồm hoạt động dạy và hoạt động học, cùng phối hợp, tương tác và
hướng đến mục đích chung của hoạt động dạy học



Phương pháp dạy học là hoạt động tương tác, phối hợp, thống nhất của giáo viên và
học sinh trong hoạt động dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên
nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.

2.

-

Phương pháp dạy chi phối phương pháp học

-

Phương pháp học ảnh hưởng phương pháp dạy

-


Thay đổi phương pháp dạy học cần thay đổi phương pháp dạy và phương
pháp học.

























Phương pháp dạy học thông báo - thu nhận, làm mẫu, tái tạo
Phương pháp dạy học kiến tạo - tìm tòi
Phương pháp dạy học khuyến khích - tham gia

Phương pháp dạy học tình huống - nghiên cứu
Phương pháp hỗn hợp các phương pháp trên.

Phương pháp tổ chức và thực hiện hoạt động học tập nhận thức

Phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra kết quả hoạt động nhận thức

động tư duy và cấu trúc của





tập của con người
Phân loại theo quá trình học
lao động
Phân loại theo lý thuyết hoạt

Phương pháp kích thích và xây dựng động cơ học tập nhận thức

Phương pháp giải thích - minh hoạ
Phương pháp tái hiện
Phương pháp trình bày nêu vấn đề
Phương pháp tìm tòi - ơ rix tic

học
động nhận thức của người
Phân loại theo đặc điểm hoạt

Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp tiếp nhận tri thức
Phương pháp hình thành kĩ năng, kĩ xảo
Phương pháp ứng dụng tri thức
Phương pháp hoạt động sáng tạo

học
Phân loại theo mục đích dạy

Phương pháp dánh giá

Phương pháp dùng lời
Phương pháp trực quan
Phương pháp thực hành

và đặc điểm tri giác thông tin
Phân loại theo nguồn tri thức
2.

Phân loại các phương pháp dạy học


II.

HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Nhóm phương pháp dạy học dùng lời
- Phương pháp dạy học thuyết trình (lecturing)
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
2. Phương pháp dạy học trực quan

3. Phương pháp dạy học thực hành
- Phương pháp luyện tập
- Phương pháp ôn tập
- Phương pháp thí nghiệm
4. Nhóm phương pháp dạy học hiện đại
- Dạy học giải quyết vấn đề
- Dạy học theo nhóm nhỏ
- Dạy học theo dự án
5. Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
- Phương pháp kiểm tra “hỏi – đáp”
- Phương pháp kiểm tra viết
- Phương pháp kiểm tra thực hành
- Phương pháp trắc nghiệm khách quan
- Đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh


III.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Trong thực tiễn lập kế hoạch và tiến hành dạy học, người thầy giáo thường xuyên
đối diện với câu hỏi: làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu
quả ? Các nhà lí luận dạy học, các nhà giáo học pháp bộ môn thường đưa ra lời khuyên:
Mỗi phương pháp dạy học có một giá trị riêng, không có phương pháp dạy học nào là
vạn năng, giữ vị trí độc tôn trong dạy học, cần phối hợp sử dụng các phương pháp dạy
học…
Lời khuyên này không sai nhưng gần như không có tác dụng thao tác hoá; giá trị
giúp đỡ đối với giáo viên quá ít nếu như không chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn phương pháp dạy học. Đặc biệt trong bối cảnh đang có sự đấu tranh (lúc
công khai, lúc ngấm ngầm) giữa xu hướng muốn giữ nguyên trạng thái dạy học truyền

thụ một chiều hiện hành, với xu hướng chủ trương đổi mới thì lời khuyên chung chung
ở trên là một vị thuốc an thần, an ủi những người giữ nguyên lối dạy học cổ truyền.
Như vậy, cần phải góp phần trả lời câu hỏi: Việc lựa chọn phương pháp dạy học
được tiến hành một cách tuỳ tiện, bất kì, hay bị rằng buộc bởi những tiêu chuẩn khoa
học nào?
Câu trả lời cần được tìm kiếm ở các mối quan hệ của phương pháp dạy học (hiểu
theo cả 3 tầng nghĩa của nó) với các yếu tố liên quan, đó là: Với mục tiêu dạy học; với
nội dung dạy học; với nhu cầu, hứng thú, thói quen học tập của học sinh; năng lực, sở
trường, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên; với điều kiện giảng dạy và học tập.
Dưới đây là mấy cơ sở căn bản cần quan tâm khi lựa chọn phương pháp dạy học.


1.

Chọn những phương pháp dạy học có khả năng cao nhất đối với việc thực
hiện mục tiêu dạy học

Mỗi mô hình lí luận dạy học, PPDH đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhất
định. Nhưng khi xem xét việc thực hiện một mục tiêu dạy học nhất định thì có một số
PPDH có khả năng cao hơn các PPDH khác. Chẳng hạn nếu đặt mục tiêu nhanh chóng
truyền thụ cho xong nội dung quy định thì PPDH thuyết trình có vị trí quan trọng.
Nhưng nếu đặt mục tiêu phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh thì vấn đề sẽ
khác đi.
Sau đây là kết quả nghiên cứu về khả năng của các PPDH trong việc thực hiện các
mục tiêu (theo phân loại của Bloom và các tác giả khác):


Nhìn vào ma trận, ta có thể thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của các nhóm PPDH với
việc thực hiện mục tiêu, đặc biệt là sự hạn chế của PP thuyết trình đối với việc thực
hiện các mục tiêu quan trọng của phát triển nhân cách.

Một kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy sự hạn chế của các PP dùng lời nói và
đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động tự lập của học sinh phối hợp các PP
nhằm huy động đồng thời nhiều giác quan của học sinh tham gia vào quá trình tri giác
các đối tượng lĩnh hội.

2.

Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung học tập


Giữa nội dung và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp
quy định lẫn nhau. Ở bình diện kĩ thuật dạy học, PPDH cần tương thích với nội dung
dạy học. Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định.
3.

Lựa chọn PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh
nghiệm sư phạm của giáo viên
- Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH. Đối
với việc trình bày thông tin cần ưu tiên lựa chọn các PP sử dụng phương tiện
nghe nhìn, sử dụng truyền thông đa phương tiện càng tốt. Đối với các hoạt
động chế biến thông tin cần tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối hợp với
làm việc theo nhóm, phát huy càng tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh
càng tốt.
- Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây
hứng thú cho học sinh. Cần thay đổi PPDH sau 15, 20 phút.
- Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo.

Với các phương pháp dạy học có ưu điểm tương đương, cần ưu tiên lựa chọn phương
pháp dạy học mà giáo viên và học sinh đã thành thạo, bởi thực hiện dễ dàng hơn.
Không vì tiêu chí này mà quay trở lại vớ PP truyền thụ một chiều. Hiện nay, rất cần

thiết phải cho GV và HS trở nên quen thuộc với các kĩ thuật dạy học mới có hiệu quả
cao trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Để nâng cao tay nghề cần:


Nghiên cứu các vấn đề đổi mới PPDH qua sách, vở, giáo trình, tạp chí chuyên
môn, các lớp tập huấn...



Rút kinh nghiệm các giờ dạy của bản than kết hợp với tiến hành dự giờ, trao đổi
chuyên môn với đồng nghiệp...

4.

Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện dạy học
- Ở đây đề cập đến phương pháp dạy học diễn ra trong mối quan hệ với các
điều kiện vật chất, đặc biệt là thiết bị dạy học. Đương nhiên là cần phải lựa
chọn phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường, của phòng
thí nghiệm, của tình trạng đang có.
- Trong khuôn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ưu tiên khả năng tốt
nhất.
- Các thiết bị dạy học hiện đại không luôn đồng nghĩa với các thiết bị dạy học
đắt tiền. Tính hiện đại của thiết bị dạy học thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị
sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể
hiện rõ tư tưởng sư phạm hiện đại.


IV.

KẾT LUẬN


Tóm lại, trên đây là những cơ sở quan trọng nhất, là căn cứ xuất phát khi tiến hành lựa
chọn, lập các phương pháp giáo dục. Điều quan trọng nhất là cần xác định lựa chọn
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể giúp cho học sinh:


- Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám phá.
- Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo
phương pháp khoa học.
- Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng
nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập



×