Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đồng chí hãy phân tích tư tưởng hồ chí minh về tính chất dân chủ nhân dân, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam. Ý nghĩa của tư tưởng đó đối với việc xây dựng Nhà nước ta hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.92 KB, 7 trang )

Câu 2: Đồng chí hãy phân tích tư tưởng hồ chí minh về tính chất dân chủ nhân
dân, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam. Ý nghĩa của tư tưởng đó
đối với việc xây dựng Nhà nước ta hiện nay.
Bài làm
Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc những vấn đề cơ
bản của CM VN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mác-Lênin vào
điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liên với CNXH, ...”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất dân chủ nhân dân, bản chất giai cấp công nhân
của nhà nước vô sản Việt Nam trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết
Mác- Lê nin. Tư tưởng đó trở thành vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc xây
dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên lộ trình tìm chân lý cứu nước, HCM đã nghiên cứu nhiều mô hình nhà nước và
khởi xướng cuộc đấu tranh vì nền độc lập, tự do cho dân tộc mình, đồng bào mình bằng
việc phê phán bản chất vô nhân đạo của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến đang
thống trị ở các nước thuộc địa. Đến mô hình nhà nước tư sản ở Mỹ, Pháp, Người vạch
trần bản chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân ẩn nấp sau những câu châm ngôn “Tự do –
Bình đẳng – Bác ái”.
Khi nghiên cứu nhà nước Xô viết, Người khẳng định đó là Nhà nước kiểu mới bởi
nó phục vụ lợi ích của những người lao động bị áp bức bóc lột. Nhà nước phát ruộng cho
dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, tổ chức kinh tế mới để thực hành “thế giới đại
đồng”. Chính từ mô hình này là sự gợi mở mô hình mẫu Nhà nước Việt Nam tương lai
khi cách mạng thành công.
Sau CM/8 thành công, ngày 6/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa 1
thành công. Ba tháng sau, Chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
được Quốc hội cử ra. Tháng 11/1946, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên. Đây là
sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhà nước VN dân chủ cộng hòa thực sự là nhà
nước hợp hiến theo thông lệ quốc tế.
1



Hồ Chí Minh khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do
nhân dân cử ra... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đây là cách diễn
đạt vắn tắt của Người về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam – Nhà nước của dân, do dân, vì
dân.
Nhà nước của dân. Của dân là quyền sở hữu quyền lực Nhà nước của nhân dân.
Nhà nước do nhân dân lao động là chủ. Xác định tư cách, vị thế của dân trong Nhà
nước, dân là chủ thể quyền lực nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của
đất nước.
Cơ quan nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhân dân, cán bộ công chức
nhà nước là người được ủy quyền, được nhân dân trao quyền để gánh vác, giải quyết
những công việc chung của đất nước.
Nhà nước do dân. Dân làm chủ Nhà nước.
Nhân dân làm chủ trên 2 phương diện: quyền và nghĩa vụ.
Nhân dân là người tổ chức nên Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; Nhân dân có
quyền bãi miễn các cá nhân hoặc chính phủ đi ngược lại lợi ích của nhân dân; Nhân dân
tham gia công việc quản lý Nhà nước; Nhân dân có quyền phê bình, kiểm tra, giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước và các đại biểu do mình bầu ra.
Nhân dân có quyền làm chủ và phải có nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm chủ. Có
trách nhiệm, bổn phận đối với xây dựng và bảo vệ nhà nước. Thể hiện: Chấp hành và
thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Hiến pháp, pháp luật; Tham gia vào việc
xây dựng các chủ trương chính sách, xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước; Bảo vệ chế độ,
bảo vệ nhà nước, tham gia nghĩa vụ quân sự; Đóng thuế để nuôi bộ máy nhà nước.
Quyền và nghĩa vụ công dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn gắn bó mật thiết, hòa
quyện với nhau, không có quyền lợi nào không gắng với nghĩa vụ, không có nghĩa vụ
nào không bao hàm quyền lợi.
Nhà nước vì dân.
Nhà nước lấy mục tiêu cao nhất là phục vụ nhân dân. Nhà nước cải thiện nâng cao
đời sống nhân dân, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân; Nhà nước có trách nhiệm hướng

2


dẫn nhân dân phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình để tự chăm lo đời sống của
mình; Nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các lợi ích khác nhau trong nhân dân.
Người thường nói: dân là chủ thì chính phủ là đày tớ, công bộc của dân và nhấn
mạnh, làm đày tớ công bộc của nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng; không
phải “đè đầu cưỡi cổ dân”. Muốn được như vậy: đòi hỏi Nhà nước phải trong sạch, liêm
khiết, vững mạnh.
NN VN mang bản chất giai cấp công nhân, thống nhất với tính nhân dân và
tính dân tộc.
Theo nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác – Lê nin: bất cứ nhà nước nào cũng
mang bản chất giai cấp, giai cấp nào cầm quyền thì nhà nước sẽ mang bản chất của giai
cấp ấy. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, sự xuất hiện nhà nước là một tất yếu kinh tế chính trị. Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hòa được. Bất kỳ ở đâu, hễ lúc nào xuất hiện những mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hòa được thì nhà nước xuất hiện. Ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng,
những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được. Nhà nước luôn luôn mang bản
chất của một giai cấp, không có một nhà nước siêu giai cấp.
Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh xác định dứt khoát, rõ ràng Nhà nước Việt Nam mang
bản chất giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước Việt Nam được
thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, Nhà nước Việt Nam luôn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng
sản – Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân. Sự lãnh đạo ấy phải thế chế hóa
trong Hiến pháp và thể hiện chính quyền nhà nước thuộc về giai cấp nào, phục vụ lợi ích
cho ai.
Thứ hai, bản chất Nhà nước còn được thể hiện ở việc Nhà nước quản lý, điều hành
các lĩnh vực đời sống xã hội quá độ lên chủ nghĩa xã hội, theo quan điểm đường lối của
Đảng.
Thứ ba, Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ nguyên tắc phổ biến theo lý luận Mác – Lê nin. Thực hiện dân chủ đồng thời nhà nước
cần thiết và phải thực hiện chuyên chính. Chuyên chính mà Hồ Chí Minh nói tới là

3


chuyên chính của giai cấp công nhân, nhân dân lao động chống sự phá hoại của các lực
lượng thù địch, chống sự phản kháng của các giai cấp bóc lột ngóc đầu dậy phá thành quả
cách mạng, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Tuy nhiên, tính giai cấp và tính nhân dân, tính dân tộc không mâu thuẫn với nhau
mà có sự thống nhất chặt chẽ với nhau. Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước ta mang bản chất
giai cấp công nhân bởi nhà nước do giai cấp công nhân, thông qua chính đảng cách mạng
của mình lãnh đạo. Vì thế, nó không làm lu mờ, không triệt tiêu tính nhân dân và tính dân
tộc.
Cơ sở của thống nhất được thể hiện: Cơ sở xã hội của Nhà nước là thực hiện đoàn
kết toàn dân. Nhà nước đó luôn bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm
nền tảng và thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhà nước điều hành và
quản lý xã hội bằng pháp luật, mà pháp luật đó đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của giai
cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
Thực tế lịch sử đã chứng minh Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam ra đời là thành
quả hi sinh xương máu, đấu tranh gian khổ của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước
qua các thời kỳ lịch sử. Nhà nước ấy coi lợi ích dân tộc là trên hết, trước hết, lấy lợi ích
của dân tộc, của các tầng lớp giai cấp bị áp bức bóc lột là mục tiêu phục vụ. Hơn thế nữa,
nó được hình thành xây dựng trên nền tảng đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Chính sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa tới chiến thắng trước các
thế lực ngoại xâm hung bạo. Đây là thực tiễn về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp
công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước ta.
Ý nghĩa của tư tưởng đó đối với việc xây dựng Nhà nước ta hiện nay.
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Bản chất công nhân quy định nội dung hoạt động của chính quyền. Cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội, cơ cấu giai cấp, bản chất công nhân của nhà nước ngày càng được
hoàn thiện, bộc lộ rõ nét. Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước gắn liền
với bảo vệ chế độ chính trị, con đường phát triển độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa

xã hội. Theo tư tưởng HCM, để đảm bảo và giữ vững bản chất giai cấp công nhân của
nhà nước, cần quán triệt những vấn đề có tính nguyên tắc sau:
4


Thứ nhất, xây dựng, tổ chức và hoàn thiện chính quyền nhà nước phải trên cơ sở
các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước, nhà nước chuyên chính
vô sản, áp dụng vào điều kiện, đặc điểm nước ta để có hình thức và cơ chế vận hành thích
hợp.
Thứ hai, xác lập và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà
nước. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc số một bảo đảm bản chất giai cấp công nhân của
nhà nước. Về mặt lịch sử, Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh giành
chính quyền, sau đó trở thành Đảng cầm quyền. Chính quyền nhà nước ở Việt Nam xét
đến cùng là kết quả phấn đấu bền bỉ của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở thực hiện ý
nguyện của nhân dân và của toàn dân tộc. Sự lãnh đạo Nhà nước của Đảng được quy
định bởi các nhân tố lịch sử nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt
Nam.
Thứ ba, thiết chế, tổ chức và hoạt động của Nhà nước phải theo nguyên tắc tập trung
dân chủ. Nguyên tắc này bảo đảm bản chất giai cấp công nhân và là nguyên tắc tổ chức
đặc thù của nhà nước kiểu mới.
Thực hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề có tính nguyên tắc trên đây sẽ duy
trì và bảo đảm bản chất giai cấp công nhân của nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngày nay, những nguyên tắc cơ bản đó vẫn chỉ đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
Kể từ ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đến nay, Đảng ta đã có những
kinh nghiệm quý báu, những bài học lý luận và thực tiễn trong lãnh đạo xây dựng Nhà
nước.
Tình hình thời kỳ cách mạng mới, nhiệm vụ của Nhà nước có rất nhiều nội dung
mới. Vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin, theo tư tường Hồ Chí Minh, Nhà nước ta thể
hiện rõ là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với

tính nhân dân và tính dân tộc vẫn được giữ vững.

5


Chúng ta xây dụng nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa trong bối cảnh mở rộng hội nhập và xu thế toàn cầu hóa càng đòi hỏi phải có
bộ máy chính quyền nhà nước vững mạnh, trong sạch, quản lý điều hành có hiệu lực cao.
Hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dựa trên nền tảng lý luận Mác Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và những điều kiện thực tế của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức, mở cửa và hội nhập quốc tế.
Đảng ta đã khẳng định: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân-mà
nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp-nông dân và đội ngũ trí thức,
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhẩt; có sự phân
công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật
và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân thực hiên đầy đủ quyền
dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lăng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của
nhân dân; có cơ chế vả biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ
nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của
nhân dân”.
Trong thời gian gần đây, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã
có một số chuyển biến tích cực, chất lượng hoạt động của Quốc hội - cơ quan quyền lực
cao nhất của Nhà nước từng bước được nâng cao. Hệ thống pháp luật được bổ sung; công
tác giám sát đã tập trung vào một số vấn đề, vụ việc bức xúc, nổi cộm. Cơ cấu bộ máy
Chính phủ được điều chỉnh, sắp xếp theo hướng gọn nhẹ, giảm đầu mối. Công tác cải

cách hành chính được quan tâm. Hoạt động của các cơ quan tư pháp, tòa án có nhiều đổi
mới. Luật Phòng chống tham nhũng được ban hành và cơ quan chỉ đạo chống tham
nhũng được đổi mới, kiện toàn...

6


Tuy vậy, những chuyển biến trên chưa đáp ứng được đòi hỏi nhiệm vụ của thời kỳ
mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhận định: Xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chù nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất
nước. Biểu hiện cụ thể của khuyết điểm yếu kém này là: Năng lực xây dựng thể chế,
quản lý, điều hành, tồ chức thực thi pháp luật còn yếu. Tố chức, bộ máy ở nhiều cơ quan
còn chưa hợp lý... Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước; Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra;
năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên một số lĩnh vực yếu; công
tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham
nhũng lãng phí còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp chưa được ngăn
chặn đẩy lui, gây bức xúc xã hội.
Để đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý điều hành, những nhiệm vụ cụ thể đã được Đại hội XI xác định:
Một là, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hai là, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu
trong tình hình mới.
Bốn là, tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết phòng chống tham
nhũng, lãng phí.
Tóm lại: Di sản tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh và những thành tựu dân chủ do
Người để lại mà ngày nay chúng ta đang thừa kế là nền tảng tinh thần và vật chất vô giá
cho dân tộc ta và Đảng ta vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới. Đặc biệt, tư tưởng của
Người về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân có giá trị vô cùng to lớn, soi

đường, chỉ lối cho chúng ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do của Tổ
quốc và tiếp tục là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc, đất nước ta xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phấn đấu
vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

7



×