Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đề tài Phân tích dọc ngang báo cáo tài chính ở công ty Cp nhựa Bình Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.17 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
-------o0o-------

BÀI TẬP NHÓM
PHÂN TÍCH BTCT
Đề tài:

PHÂN TÍCH NGANG DỌC BCTC CỦA CTCP NHỰA BÌNH MINH

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phạm Thị Thủy

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm Execllent Finance
Lớp

: Phân tích BCTC (114)_4

Hệ

: Chính quy

Hà Nội – 2013


Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thủy

Nhóm Excellent Finance

LỜI MỞ ĐẦU


Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường có sự
điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho
các cá nhân, tổ chức có cơ hội để hoạt động sản xuất kinh doanh trong mọi
lĩnh vực. Đồng thời cũng chính là thách thức cho các DN khi gặp phải sự
cạnh tranh của cơ chế thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển mọi DN phải
hoạt động có hiệu quả và mục tiêu cuối cùng mà các DN hướng đến là tối đa
hóa lợi nhuận. BCTC là một công cụ tài chính hữu hiệu phản ánh tình hình tài
chính của doanh nghiệp được tất cả các đối tượng sử dụng thông tin kế toán
quan tâm. Để ra quyết định đầu tư vào đâu, có cho vay hay không, cho vay
bao nhiêu hay cần thay đổi những chính sách gì trong việc quản lý doanh
nghiệp thì việc phân tích BTTC cần có những phương pháp phân tích thích
hợp. Một trong những phương pháp phân tích quan trọng là Phân tích ngang
dọc BTCT.
Nhận thấy tính thực tiễn cao và tầm quan trọng của phương pháp này,
dựa vào những kiến thức đã học được trong thời gian học tập và rèn luyện tại
trường cùng với sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, nhóm Excellent
Finace xin nghiên cứu đề tài: “Phân tích ngang dọc BCTC của CTCP Nhựa
Bình Minh”. Trong phạm vi bài trình bày này nhóm đi vào phân tích ngang
dọc đối với Bảng Cân đối Kế toán, Báo cáo Kết quả Kinh doanh, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ của CTCP Bình Minh. Nội dung bài trình bày gồm 3 phần:
I. Giới thiệu về CTCP Nhựa Bình Minh
II.Phân tích ngang dọc BCTC của CTCP Nhựa Bình Minh
III. Giải pháp tài chính

2

Phân tích BCTC


Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thủy


Nhóm Excellent Finance

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1

Đinh Thị Huệ (Nhóm trưởng)

CQ531572

2

Trần Trung Sơn

CQ533306

3

Vũ Thị Hoài Thương

CQ533865

4

Lục Thị Hoa Trang

CQ533993

5


Nguyễn Thị Quỳnh Trang

CQ535214

6

Phạm Thị Hằng

CQ531218

3

Phân tích BCTC


Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thủy

Nhóm Excellent Finance

I. GIỚI THIỆU VỀ CTCP NHỰA BÌNH MINH
Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh là một trong những doanh nghiệp
nhựa hàng đầu và có uy tín lớn trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam, là
doanh nghiệp nhựa hàng đầu tại Viêt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm ống
PVC cứng, PEHD(ống gân và ống trơn), phụ tùng ống, bình phun thuốc trừ
sâu, nón bảo hộ lao động và các sản phẩm nhựa kỹ thuật khác.
Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 và đội
ngũ cán bộ nhân viên lành nghề, có trình độ, có tâm huyết đang là ưu thế cạnh
tranh đáng kể của Nhựa Bình Minh trên thương trường. Nhựa Bình Minh đã đạt
được sự tín nhiệm cao của khách hàng trong và ngoài nước; đạt nhiều giải

thưởng trong nước, quốc tế và giải thưởng "Sao Vàng Đất Việt" dành cho
thương hiệu "Nhựa Bình Minh". Sản phẩm Nhựa Bình Minh liên tục được bình
chọn "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao" từ năm 1996 đến nay.
Sau 35 năm hình thành và phát triển đến nay, với ba nhà máy, Công ty
cổ phần nhựa Bình Minh sở hữu hơn 100 dàn máy đùn, ép với công nghệ tiên
tiến từ Đức, I ta li a, Áo, Ca na đa…Để đảm bảo sự bền vững cho tườn lai,
Nhự Bình Minh đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kèm theo nâng cao
chất lượng sản phẩm nhựa của mình.
Năm 2004 một dấu mốc quan trọng của công ty. Ngày 02/01/2004
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã chính thức đăng ký kinh doanh và đi
vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần. Công ty niêm yết tại
TTGDCK TP. HCM ngày 11/07/2006. Đến tháng 11/2006 Công ty tăng vốn
điều lệ từ 107.180.000.000 đồng lên 139.334.000.000 đồng.Giấy đăng ký
kinh doanh Thay đổi lần thứ 2 ngày 01/08/2008, tăng vốn điều lệ lên
175.989.560.000 đồng.Giấy đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 3 ngày
06/02/2010, tăng vốn điều lệ lên 349.835.520.000 đồng.
Năm 2003, Bình Minh mới sản xuất được hơn 15.000 triệu đồng sản
phẩm thì năm 2011 đã tăng lên gần 50.000 triệu đồng. Doanh thu năm 2011
4

Phân tích BCTC


Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thủy

Nhóm Excellent Finance

đạt 1.826 tỷ đồng, tăng gấp 6,5 lần so với năm 2004 (khi doanh nghiệp này
mới cổ phần hóa); lợi nhuận trước thuế đạt 384 tỷ đồng, tăng 16 lần so với
năm 2003.

Năng suất lao động và hiệu quả kinh tế ở đây được đánh giá là vào loại
cao hàng đầu trong ngành nhựa Việt Nam. Nếu tính tổng doanh thu một năm
trên số lượng công nhân thì năm 2011 mỗi thành viên ở đây làm ra 2,72 tỷ
đồng và 600 triệu đồng lợi nhuận. Trên thị trường chứng khoán, cổ tức BMP
luôn có tỷ lệ cao: năm 2010 là 20%, năm 2011: 30%.
Nhựa Bình Minh cũng là một trong số ít doanh nghiệp được tôn vinh:
hai lần được trao giải Thương hiệu quốc gia, bảy lần được trao giải Sao Vàng
Ðất Việt, 16 lần đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.

II. PHÂN TÍCH NGANG DỌC BCTC CỦA CTCP NHỰA BÌNH
MINH
Bảng tính excel về phân tích ngang dọc BCTC của CTCP Nhựa Bình
Minh chi tiết xem file đính kèm.
Đường link BCTC của CTCP Nhựa Bình Minh năm 2013:
/>1.Đánh giá tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán
1.1.

Đánh giá các biến động về tài sản

Nhận xét chung: Nhìn chung tổng tài sản của công ty cổ phần nhựa
Bình Minh có dấu hiệu tích cực , tăng ở mức vừa phải,cụ thể là năm 2013
tăng 258,681 triệu so với năm 2012 tương đương 18,183%. Nguyên nhân chủ
yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng khá mạnh cùng với sự tăng
nhẹ của 1 số tài sản. Cụ thể như sau :
+ Tiền và các khoản tương đương tiền : so với năm 212 thì năm 2013
tăng 93,343 triệu đồng ,tương đương 27,6% đồng thời tỷ trọng của khoản tiền
và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản cũng tăng nhẹ (từ 24.271%
lên 26.094%). Nguyên nhân tăng tiền có thể do doanh nghiệp đi vay ngắn hạn
5


Phân tích BCTC


Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thủy

Nhóm Excellent Finance

(vay ngắn hạn tăng 43,78 triệu đồng, thanh lí nhượng bán một số tài sản cố
định đã thu tiền ( TSCĐ năm 2013 giảm 55,501 triệu đồng, tương đương
19,780%),các khoản đầu tư dài hạn đến ngày đáo hạn. Dự trữ nhiều tiền giúp
doanh nghiệp đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên và nhanh chóng ,tuy
nhiên lại ko đảm bảo về tính hiệu quả trong công tác quản lí( dễ gây ra hiện
tượng tham nhũng làm lợi cho bản thân, giảm khả năng qua vòng vốn khi để
tiền nhàn rỗi…). Doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc mạnh dạn đầu tư vào
các khoản đầu tư ngắn hạn
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: so với năm 2012 thì năm 2013 tăng
nhẹ chỉ 15,397 triệu đồng, tương đương 4,385%. Chứng tỏ danh nghiệp bị
chiếm dụng vốn. Tuy nhiên ta cũng thấy được nỗ lực của doanh nghiệp trong
việc giảm tỷ trọng từ 24.683% xuống 21.801% cho thấy doanh nghiệp đã có
kế hoạch trong việc thu hồi công nợ. Ban lãnh đạo cần chú trọng hơn nữa
công tác thu hồi công nợ, nhằm tránh hình thành những khoản nợ khó
đòi.Biện pháp như: chiết khấu KH khi thanh toán ngay...
+ Hàng tồn kho :chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2013 so với năm 2012 tăng
31,291 triệu đồng tương đương 9,299 %. Cho thấy doanh nghiệp đã gia tăng
sản xuất ,đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên doanh
nghiệp cũng đã có ý thức trong việc giảm tỷ trọng vốn bị ứ đọng ở hàng tồn
kho từ 23.653% xuống 21.857%. Doanh nghiệp nên có những sự báo về
cung-cầu thị trường để có mức dự trữ phù hợp ,tránh tình trạng sản xuất ồ ạt,
mà không đẩy ra được thị trường,sẽ rất lãng phí
+ Tài sản ngắn hạn khác: năm 2013 so với năm 2012 tăng mạnh 32,011

triệu đồng, tương đương 165,05%. Đây là 1 con số rất bất ngờ.
+ Tài sản cố định : năm 2013 so với năm 2012 giảm 55,501 triệu đồng
,tương đương 19,780%. Nguyên nhân chính là do trong năm doanh nghiệp đã
thanh lý nhượng bán đồng thời đầu tư ít hơn cho tài sản cố định. Doanh
nghiệp cần có chính sách hợp lý cho việc này vì tài sản cố định là một nguồn
lực quan trọng và không thể thiếu của quá trình sản xuất.
6

Phân tích BCTC


Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thủy

1.2.

Nhóm Excellent Finance

Đánh giá các biến động về nguồn vốn

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2013 so với năm 2012 tăng
258,681 triệu đồng, tương đương 18,183%. Doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng
ở mức vừa phải, nguồn vốn tăng thêm sẽ giúp ích cho doanh nghiệp mở rộng qui
mô sản xuất. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn như sau:
+Nợ ngắn hạn: năm 2013 so với năm 2012 tăng 43,78 triệu đồng ,tương
đương 22,762%. Cho khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tốt , tuy
nhiên cần theo dõi những khoản mục này để chi trả đúng hạn .
+Vốn chủ sở hữu : chỉ tiêu vốn chủ sở hữu năm 2013 so với năm 2012
tăng thêm 214,898 triệu đồng, tương đương 16,867%. Có thể thấy việc kinh
doanh đang mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần tăng vốn chủ sở hữu.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư mặc dù so

với năm 2012 tỷ trọng này có giảm cho thấy sự chủ động của doanh nghiệp. Tuy
nhiên doanh nghiệp nên có chính sách để chiếm dụng vốn tốt hơn.
2. Đánh giá tình hình tài chính qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Từ bảng phân tích số liệu ta thấy so với năm 2012 năm 2013 có sự biến
động giảm mạnh về dòng tiền thuần trong doanh nghiệp từ 256,614 triệu đồng
xuống 93,378 triệu đồng tương ứng giảm 163,236 triệu đồng hay 63.611%.
Điều này có thể lý giải được vì năm 2013 là năm khó khăn đối với toàn nền
kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cụ thể:
+ Dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm mạnh là
nguyên nhân chính khiến cho tổng dòng tiền thuần doanh nghiệp từ 420,379
triệu đồng xuống 144,946 triệu đồng tức giảm 275,433 triệu đồng tương ứng
65.520% làm cho tỷ trọng trong tổng dòng tiền thuần giảm xuống 8.593%.
Điều này đáng lo ngại vì đây là hoạt động chính của công ty nhưng lại bị
giảm sút dòng tiền thuần nghiêm trọng cho thấy mặc dù doanh nghiệp kinh
doanh có lãi nhưng lại bị khách hàng nợ nhiều (khoản phải thu tăng từ 1,934
triệu đồng lên 26,552 triệu đồng) (điều này phù hợp khi phân tích nợ phải thu
7

Phân tích BCTC


Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thủy

Nhóm Excellent Finance

ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán ở trên). Từ đó cho thấy đây là một nhược
điểm của doanh nghiệp nếu cứ tiếp tục cho khách hàng nợ và không có chính
sách thu hồi nợ thì doanh nghiệp rất dễ lâm vào tình trạng không có vốn để
hoạt động. Bên cạnh đó số tiền doanh nghiệp đã chi ra nằm trong khoản mục
hàng tồn kho, trả trước các khoản chi phí đã làm cho dòng tiền thuần giảm.

+ Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư đã góp phần làm tăng dòng tiền
thuần cho doanh nghiệp từ -55,143 triệu đồng lên 32,233 triệu đồng làm tỷ trọng
tăng mạnh 56.008%. Tuy nhiên có được kết quả này lại là doanh việc thu tiền từ
thanh lý nhượng bán tài sản cố định trong kỳ và thu hồi các khoản đầu tư vốn
góp. Tiền lãi doanh nghiệp nhận được do đầu tư tăng từ 14,433 triệu đồng lên
30,326 triệu đồng cho thấy doanh nghiệp đầu tư đúng chỗ do đó doanh nghiệp
cần mạnh dạn hơn nữa trong việc đầu tư vào các công ty khác.
+ Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2013 đã giảm so với năm
2012 nhưng con số này vẫn âm. Nguyên nhân là do mặc dù doanh nghiệp đã
biết lợi dụng vốn từ bên ngoài (các khoản tiền vay tăng mạnh từ 4,006 triệu
đồng lên 45,270 triệu đồng kéo theo tỷ trọng tăng 46.919%) tuy nhiên trong
kì doanh nghiệp cũng phải chi trả một phần nợ gốc vay và chi trả cổ tức cho
cổ đông số tiền khá lớn.
3. Đánh giá tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
Từ kết quả bảng phân tích cho thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
mặc dù tăng từ 355,116 triệu đồng lên 370,112 triệu đồng tức tăng 14,996 triệu
đồng hay 4,223% nhưng tỷ trọng lợi nhuận thuần trong tổng doanh thu lại giảm
1.057%. Điều đó cho thấy trong thực tế một đồng doanh thu chi trả cho chi phí
nhiều hơn dẫn đến lợi nhuận còn lại ít hơn cho thấy doanh nghiệp hoạt động kém
hiệu quả hơn năm 2012. Điều này hoàn toàn lý giải được do nền kinh tế năm 2013
khó khăn hơn đối với tất cả doanh nghiệp. Cụ thể:

8

Phân tích BCTC


Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thủy


Nhóm Excellent Finance

+ Về doanh thu: Năm 2013 so với năm 2012 tăng 197,399 triệu đồng, tương
đương 10,44%. Nền kinh tế khó khăn nhưng doanh thu vẫn tăng đây là nỗ lực lớn
của công ty trong việc đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng mạng lưới khách hàng.
+ Về giá vốn: Cùng với việc đẩy mạnh tiêu thụ giá vốn năm 2013 so với năm
2012 tăng 165,54 triệu đồng, tương đương 12,642% đồng thời tỷ trọng giá vốn cũng
tăng 1.372% cho thấy doanh nghiệp kiểm soát đầu vào chưa tốt (có thể do giá
nguyên vật liệu tăng cao, tiền lương tăng do chính sách tăng lương tối thiểu của nhà
nước, chi phí thu mua tăng cao…). Đây là một nhược điểm của doanh nghiệp do
hầu hết chi phí trong giá vốn là chi phí biến đổi nên với doanh thu tăng lên thì tỷ
trọng này đáng lẽ phải giảm đi. Do đó doanh nghiệp cần kiểm tra và kiểm soát 1
cách hợp lí .
+ Về chi phí bán hàng: Năm 2013 tăng 4,535 triệu đồng, tương đương
7.075% tuy nhiên tỷ trọng này trong tổng doanh thu đã giảm xuống 0.103. Đây là
một điều cho thấy chi phí bán hàng của doanh nghiệp hầu hết là chi phí cố định.
Doanh nghiệp cần xem xét việc tăng tiền thưởng cho nhân viên bán hàng một cách
hợp lý dựa trên tổng doanh số bán được. Đây có thể xem là một giải pháp hay trong
khi nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn làm cho tổng doanh thu tăng lên.
+ Về chi phí quản lí doanh nghiệp : năm 2013 so với năm 2012 tăng 7,183
triệu đồng , tương đương 11,998% đồng thời tỷ trọng cũng tăng lên 0.344% cho
thấy sự bất hợp lý vì chi phí quản lý doanh nghiệp hầu hết đều gồm chi phí cố định.
Tuy nhiên việc tăng này cũng có thể do doanh nghiệp tăng cường hệ thống quản lý
nhằm đảm bảo việc quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn.
III.

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH

Để góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong năm 2014 dựa vào việc
phân tích ngang dọc BCTC trên nhóm tôi xin đề xuất một số giải pháp cho CTCP

Nhựa Bình Minh như sau:

 Tăng cường hoạt động kinh doanh, tiếp thị, đặc biệt chú trọng đến
các chính sách hậu mãi để duy trì tốt quan hệ với khách hàng;

9

Phân tích BCTC


Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thủy

Nhóm Excellent Finance

 Tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu và truyền thông tiếp thị
thông qua hoạt động chăm sóc khách hàng, chuỗi hội nghị khách hàng, hội
chợ, hội thảo giới thiệu công ty ở trong và ngoài nước;
 Theo dõi sát sao tình hình thị trường, kịp đưa ra những chính sách
kinh doanh linh hoạt để tăng tính cạnh tranh. Tranh thủ nắm bắt cơ hội ngay
trong lúc gặp khó khăn;
 Kiểm soát chặt chẽ chi phí, điều chỉnh kế hoạch đầu tư cho phù hợp
với thực tiễn nhằm sử dụng hiệu quả nhất đồng vốn của công ty;
 Tăng cường các hoạt động nâng cao hiệu quả Hệ thống quản trị nội
bộ để chuẩn bị cho việc phát triển trong tương lai. Kiện toàn bộ máy nhân sự
và nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc xây dựng chiến lược và hệ
thống quản trị rủi ro mang tính chuyên nghiệp trong quản trị nội bộ;
 Nâng cao năng lực và tăng cường hoạt động quản trị tài chính chủ động
hơn trong quản trị nguồn vốn, chi phí, lợi nhuận theo định hướng cân bằng hơn.
Tăng cường quản lý công nợ vừa đảm bảo hạn chế nợ xấu, thu hút nguồn tiền
của khách hàng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc kinh

doanh sản phẩm Nhựa Bình Minh. Quy định phù hợp và thường xuyên kiểm tra
công nợ của khách hàng để tránh thất thoát và chiếm dụng vốn;
 Tham gia những buổi hội thảo về chiến lược kinh doanh – tiếp thị
trong năm 2014 và những năm sau. Tích cực tham gia các cuộc hội thảo
chuyên ngành;
 Giám sát việc đầu tư một số máy móc thiết bị mới bổ sung;
 Lập kế hoạch tài chính hằng năm nhằm chủ động được nguồn tiền.
Có chính sách thu hút nguồn lực từ đối tác để tận dụng được nguồn tiền lãi
xuất thấp;
 Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng hiện có, phát triển sản
phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường.

10

Phân tích BCTC


Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thủy

Nhóm Excellent Finance

Trên đây là bài trình bày của nhóm tôi về Phân tích ngang dọc BCTC
của CTCP Nhựa Bình Minh. Do thời gian và kiến thức có hạn nên không
tránh khỏi những sai sót mong cô giáo và các bạn góp ý để nhóm chúng tôi
hoàn thiện tốt hơn bài trình bày của nhóm.

11

Phân tích BCTC




×