Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Quy trình vận hành phát sóng và sản xuất chương trình truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.8 KB, 30 trang )

1

NHẬN XÉT
(Của cơ quan thực tập)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn

Người viết nhận xét
(Ký, ghi rõ họ tên)


2


NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Giảng viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


3

MỤC LỤC
Danh Mục Sơ Đồ Hình Ảnh........................................................................................................4
Danh Mục Kí Tự Viết Tắt............................................................................................................5
Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................................................5

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................6
PHẦN 1: Giới Thiệu Về Đơn Vị Thực Tập.................................................................................7
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐÀI PT-TH HƯNG YÊN...........................................................................7
1.1. Lịch sử phát triển.........................................................................................................7
1.3. Mô hình của đài PT-TH Hưng Yên ..........................................................................10
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của đài PT-TH Hưng Yên..............................................................10
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức phòng kĩ thuật................................................................................11
PHẦN 2: Nội Dung Tìm Hiểu Trong Quá Trình Thực Tập......................................................12
2. SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI CÁC PHÒNG DỰNG.............................................................................12
2.1. Sơ đồ đấu nối trong phòng dựng tuyến tính

..............................................12

2.1.1. Nhiệm vụ của phòng dựng tuyến tính.....................................................................12
Hình 2.1: Sơ đồ phòng dựng.................................................................................................13
2.2. Sơ đồ đấu nối phòng dựng phi tuyến.............................................................................14
2.2.1. Nhiệm vụ của phòng dựng phi tuyến......................................................................14
2.2.2 Sơ đồ phòng dựng phi tuyến....................................................................................15
3. THIẾT BỊ TRONG KĨ THUẬT TRUYỀN HÌNH................................................................16
3.1. Thiết bị PVW-2800P.....................................................................................................16
3.1.1. Mặt trước của máy recorder PVW- 2800P.............................................................16
Hình 3.1: Mặt trước PVW-2800P.........................................................................................16
3.1.2. Mặt sau của máy PVW- 2800P...............................................................................17
Hình 3.2: Mặt sau PVW-2800..............................................................................................17
3.2. Thiết bị UVW1800P......................................................................................................17
3.2.1. Giới thiệu sơ lược về thiết bị BETACAM UVW-1800P........................................17
3.2.2. Mặt trước của thiết bị UVW-1800P........................................................................18
Hình 3.3:Mặt trước UVW-1800P.........................................................................................18
3.2.3. Mặt sau của thiết bị UVW-1800P...........................................................................18
Hình 3.4: Mặt sau UVW-1800P...........................................................................................18

3.3. Thiết bị DME switcher DFS-300...................................................................................19
Hình 3.5: Thiết bị DME switcher DFS-300..........................................................................19
4. QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG PHÁT SÓNG SỐ TỰ ĐỘNG VECTORBOX3. .20

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


4
4.1. Sơ đồ hệ thống phát sóng tự động.................................................................................20
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống phát đang sử dụng........................................................................20
Hình 4.2: Sơ đồ máy phát dự phòng.....................................................................................21
4.2. Quy trình vận hành hệ thống phát sóng tự động............................................................21
4.3 Các thao tác mở rộng khi tạo playlist phát sóng.............................................................23
KẾT LUẬN................................................................................................................................26
Nhật Kí Thực Tập......................................................................................................................27

Danh Mục Sơ Đồ Hình Ảnh
Danh Mục Sơ Đồ Hình Ảnh........................................................................................................4
Danh Mục Kí Tự Viết Tắt............................................................................................................5
Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................6
PHẦN 1: Giới Thiệu Về Đơn Vị Thực Tập.................................................................................7
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐÀI PT-TH HƯNG YÊN...........................................................................7
1.1. Lịch sử phát triển.........................................................................................................7
1.3. Mô hình của đài PT-TH Hưng Yên ..........................................................................10
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của đài PT-TH Hưng Yên..............................................................10
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức phòng kĩ thuật................................................................................11
PHẦN 2: Nội Dung Tìm Hiểu Trong Quá Trình Thực Tập......................................................12
2. SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI CÁC PHÒNG DỰNG.............................................................................12
2.1. Sơ đồ đấu nối trong phòng dựng tuyến tính


..............................................12

2.1.1. Nhiệm vụ của phòng dựng tuyến tính.....................................................................12
Hình 2.1: Sơ đồ phòng dựng.................................................................................................13
2.2. Sơ đồ đấu nối phòng dựng phi tuyến.............................................................................14
2.2.1. Nhiệm vụ của phòng dựng phi tuyến......................................................................14
2.2.2 Sơ đồ phòng dựng phi tuyến....................................................................................15
3. THIẾT BỊ TRONG KĨ THUẬT TRUYỀN HÌNH................................................................16
3.1. Thiết bị PVW-2800P.....................................................................................................16
3.1.1. Mặt trước của máy recorder PVW- 2800P.............................................................16
Hình 3.1: Mặt trước PVW-2800P.........................................................................................16

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


5
3.1.2. Mặt sau của máy PVW- 2800P...............................................................................17
Hình 3.2: Mặt sau PVW-2800..............................................................................................17
3.2. Thiết bị UVW1800P......................................................................................................17
3.2.1. Giới thiệu sơ lược về thiết bị BETACAM UVW-1800P........................................17
3.2.2. Mặt trước của thiết bị UVW-1800P........................................................................18
Hình 3.3:Mặt trước UVW-1800P.........................................................................................18
3.2.3. Mặt sau của thiết bị UVW-1800P...........................................................................18
Hình 3.4: Mặt sau UVW-1800P...........................................................................................18
3.3. Thiết bị DME switcher DFS-300...................................................................................19
Hình 3.5: Thiết bị DME switcher DFS-300..........................................................................19
4. QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG PHÁT SÓNG SỐ TỰ ĐỘNG VECTORBOX3. .20
4.1. Sơ đồ hệ thống phát sóng tự động.................................................................................20
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống phát đang sử dụng........................................................................20

Hình 4.2: Sơ đồ máy phát dự phòng.....................................................................................21
4.2. Quy trình vận hành hệ thống phát sóng tự động............................................................21
4.3 Các thao tác mở rộng khi tạo playlist phát sóng.............................................................23
KẾT LUẬN................................................................................................................................26
Nhật Kí Thực Tập......................................................................................................................27

Danh Mục Kí Tự Viết Tắt
STT
1
2
3
4
5
6

Tên Viết Tắt
PT-TH
THVN
VHXH
UBND
HĐND
SCCTPT

Ý Nghĩa
Phát thanh và truyền hình
Truyền hình Việt Nam
Văn hóa xã hội
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Sản xuất chương trình phát thanh


Danh mục tài liệu tham khảo
-KS Trần Quang Hưng, Truyền dẫn phát sóng truyền hình với lộ trình số hóa,
2011. Tạp chí Khoa học kĩ thuật truyền hình (lưu hành nội bộ), số 1, trang 18-25.

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


6

-KS Võ Đình An, Thục hiện số hóa sản xuất-lưu trữ-phát sóng chương trình
truyền hình tại HVTV, 2011. Tạp chí Khoa học kĩ thuật truyền hình (lưu hành nội bộ),
số 1, trang 35-40.

LỜI MỞ ĐẦU

Hệ thống PT-TH nước ta ra đời từ rất sớm. Từ khi ra đời đến nay, đài THVN
ngày càng đổi mới và trưởng thành có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước, khẳng định được vị thế của mình trong làng báo toàn quốc, với quy mô
ngày càng mở rộng và phát triển nên không chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin cho
đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào trong nước mà còn cả cho kiều bào ở nước
ngoài thông qua các kênh chương trình VTV1 - VTV5. Từ đó có thể khẳng định PTTH
là một tờ báo, một kênh thông tin không thể thiếu trong đời sống xã hội.
Là sinh viên với chuyên ngành Điện Tử Viễn Thông của trường Đại Học Điện
Lực em được giới thiệu về thực tập tại đài PT-TH Hưng Yên. Đây là điều rất vinh dự
để em mang kiến thức nhỏ bé của mình vận dụng vào thực tiễn tại một Đài có sự phát
triển từ rất sớm.
Trải qua gần 55 năm hình thành và phát triển Đài PT-TH Hưng Yên có nhiều
đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao phó. Với những thành tích đã

đạt được như vậy Đài PT-TH Hưng Yên rất vinh dự được nhà nước trao tặng huân
chương Độc lập hạng Ba và nhiều huân, huy chương khác.
Bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, ban lãnh đạo cùng với các cán bộ công
nhân viên trong Đài tiếp tục phát huy truyền thống để xứng đáng là người chiến sĩ
xung kích trên mặt trận văn hoá, tư tưởng phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, VHXH của Đảng và Nhà nước giao cho UBND Thành phố.
Với chuyên ngành Điện Tử Viễn Thông và được thực tập phòng kĩ thuật của Đài
PT-TH Hưng Yên em đã được các cô chú, anh chị trong phòng kĩ thuật và thầy giáo

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


7

giúp đỡ tận tình trong quá trình thực tập cũng như hướng dẫn để em có thể hoàn thành
bản báo cáo của mình.

PHẦN 1: Giới Thiệu Về Đơn Vị Thực Tập
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐÀI PT-TH HƯNG YÊN
1.1. Lịch sử phát triển
Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954 đã có Đài Phát thanh Hưng
Yên trực thuộc cơ quan tuyên truyền của Ủy ban hành chính tỉnh Hưng Yên, đến
khoảng 1958 thì chính thức thành lập Đài Phát thanh Hưng Yên là một cơ quan chuyên
trách.
Đài Phát thanh Hưng Yên, trải qua nhiều lần tách ra, nhập vào với các cơ quan
khác như: Bưu điện, văn hóa, thông tin. Đài Phát thanh Hưng Yên lúc đầu phát thanh
trên hệ thống dây truyền thanh tới các huyện, xã, thôn, xóm; sau đó phát trên sóng phát
thanh. Cùng với Đài Phát thanh tỉnh, Đài truyền thanh các huyện, thị xã, xã, phường,
thị trấn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ là tiếng nói của cấp ủy, chính quyền và là
diễn đàn của nhân dân tỉnh Hưng Yên. Tuyên truyền có hiệu quả đường lối, chính sách,

pháp luật của Đảng, Nhà nước và các phong trào cách mạng qua từng thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc lúc bấy giờ.
Năm 1968, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương sáp nhập thành tỉnh Hải Hưng. Đến năm
1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập. Trên cơ sở đó, Đài PT-TH Hưng Yên được thành
lập từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách Đài PTTH Hải Hưng thành 2 đài là Đài PT-TH
Hưng Yên và Đài PT-TH Hải Dương.
Thời kỳ đầu, cơ sở vật chất có rất nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng của tập
thể cán bộ, công chức viên chức của Đài đã kịp thời phát sóng phát thanh và truyền
hình ngay từ ngày đầu tái lập tỉnh. Lúc đầu, đài có 14 cán bộ, phóng viên, phát thanh
viên, biên tập viên, kỹ thuật viên từ đài Hải Hưng chuyển về.

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


8

Trụ sở còn đặt tạm ở Đài Truyền thanh thị xã Hưng Yên số 105 đường Bãi Sậy.
Máy phát thanh FM công suất 2kw, máy phát hình màu VHF công suất 0,5 kw. Đã
phát sóng 02 chương trình phát thanh/ngày với tổng thời lượng 60 phút. Chương trình
truyền hình có thời lượng 5 giờ/ngày.
Được sự quan của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các cấp ngành
cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức viên chức của Đài, đến năm 1999,
Đài đã phát sóng phát thanh và truyền hình tại trụ sở mới số 164 đường Nguyễn Văn
Linh thị xã Hưng Yên. Máy phát thanh FM công suất 5kw, máy phát hình UHF công
suất 5kw. Cột phát sóng phát thanh, truyền hình cao 108m. Chương trình phát thanh
tổng thời lượng 90 phút/ngày, chương trình truyền hình phát 10h/ngày. Ngoài chương
trình thời sự, còn có gần 20 chuyên mục, chuyên đề hấp dẫn. Đến năm 2008, chương
trình phát thanh nâng lên 120 phút/ngày, chương trình truyền hình 14h/ngày. Để nâng
cao chất lượng phục vụ và mở rộng diện phủ sóng ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ, được
sự quan tâm của tỉnh, năm 2010 Đài đã xây dựng Trung tâm Phát sóng tại xã Tân Dân

huyện Khoái Châu là địa điểm trung tâm tỉnh. Trung tâm có cột phát sóng cao 108m,
máy phát hình UHF công suất 5+5kw đã phủ sóng với chất lượng cao trên toàn bộ địa
bàn tỉnh và các tỉnh thành lân cận gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam
Định, Hà Nam. Thời lượng phát sóng truyền hình được nâng lên 18h/ngày. Ngoài
4 chương trình thời sự sáng, trưa, tối và đêm còn có hàng chục chuyên mục, chuyên đề,
tạp chí, phim tài liệu hấp dẫn. Mỗi ngày Đài phát 05 bộ phim truyện, 01 vở sân khấu,
nhiều chương trình chính luận, khoa giáo, ca nhạc, dân ca, thiếu nhi. Chương trình
truyền hình của Đài đã được đưa vào hệ thống MyTV và đang triển khai dự án đấu nối
với hệ thống truyền hình cáp toàn quốc cũng như phủ sóng vệ tinh VINASAT1. Đến
2011, chương trình phát thanh đã nâng lên 4 chương trình/ngày: sáng, trưa, chiều với
tổng thời lượng 150 phút/ngày.
Đài đã tổ chức mạng lưới cộng tác viên bao gồm: cộng tác viên Đài Truyền
thanh các huyện, thành phố và các ngành, cơ sở. Trong đó, duy trì trang địa phương
hàng tháng của Đài các huyện, thành phố trên sóng phát thanh và sóng truyền hình đài

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


9

tỉnh, chuyên mục An ninh của Công an tỉnh và chuyên mục Quốc phòng toàn dân của
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
Được Bộ Thông tin truyền thông cấp phép, ngày 01/03/2011, Đài PT-TH Hưng
Yên đã khai trương trang thông tin điện tử www.hungyentv.vn được nâng cấp lần 1
vào ngày 01/11/2011 và lần 2 vào ngày 01/12/2012 và trở thành website hàng đầu của
tỉnh Hưng Yên.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Đài ngày càng được tăng cường. Đài PTTH Hưng
Yên đã triển khai sản xuất chương trình trên hệ thống kỹ thuật số phi tuyến và thực
hiện phát sóng số tự động, có xe truyền hình lưu động để sản xuất các chương trình
truyền hình trực tiếp.

Ngoài ra, Đài PT-TH Hưng Yên còn thường xuyên cộng tác tin bài với Đài
Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, tham gia đầy đủ các kỳ liên hoan
phát thanh toàn quốc và liên hoan truyền hình toàn quốc và đạt được nhiều giải, trong
đó có giải cao.
Từ 14 cán bộ, công chức, viên chức lúc ban đầu, đến 2013 đài đã có hơn 100
cán bộ, công chức, viên chức, lao động. Trong thời kỳ 30 năm chung tỉnh Hải Hưng,
cũng như tỉnh Hưng Yên sau tái lập năm 1997, Đài PT-TH Hải Hưng và Đài PT-TH
Hưng Yên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một cơ quan tuyên truyền lớn của
tỉnh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cũng như phát triển kinh tế, xã hội sau thống
nhất đất nước, sau này là thực hiện công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với những thành tích đã đạt được, Đài PTTH tỉnh đã được Chủ tịch nước tặng
thưởng Huân chương lao động hạng Ba, Nhì, Nhất. Nhiều cờ thi đua, bằng khen của
Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Lãnh đạo đài:
- Giám đốc - Tổng biên tập
- Phó Giám đốc - Phó tổng biên tập phụ trách khối Nội dung

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


10

- Phó Giám đốc phụ trách khối kỹ thuật
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm:
- Văn phòng (Tổ chức, tổng hợp, hành chính, quản trị, thi đua, khen thưởng, kỷ luật)
- Phòng Kế hoạch - Tài vụ
- Phòng Thư ký chương trình

- Phòng Thời sự và chuyên đề
- Phòng Khoa giáo và giải trí
- Phòng Văn nghệ, thể thao
- Phòng Kĩ Thuật
- Phòng Dịch vụ thông tin quảng cáo
1.3. Mô hình của đài PT-TH Hưng Yên
Ban lãnh đạo

Phòng
hành
chính
tổng hợp

Biên tập
chương
trình cho
phát
thanh

Biên tập
chương
trình cho
truyền
hình

Khối

thuật

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của đài PT-TH Hưng Yên


* Ban lãnh đạo: gồm Giám đốc, Phó giám đốc điều hành mọi công việc của Đài.
* Phòng hành chính tổng hợp: Phòng này có chức năng và nhiệm vụ như một
khối hậu cần tham mưu cho ban lãnh đạo, xây dựng kiện toàn bộ máy tổ chức công tác
cán bộ, bồi dưỡng lao động, phân công tiền lương và việc làm, tổng hợp báo cáo vấn
đề của Đài và điều hành mọi công việc trong Đài.
* Khối biên tập gồm 2 Ban là: Ban biên tập chương trình cho phát thanh và Ban
biên tập chương trình cho truyền hình. Đây là khối quan trọng trong việc hình thành tờ
báo điện tử, thực hiện nhiệm vụ biên soạn, các tin bài, các sự kiện, các vấn đề diễn ra

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


11

trong ngày, trong nước, ngoài nước để cung cấp thông tin một cách nhanh nhất đến
người xem.
* Khối kỹ thuật: Trong quá trình xây dựng và phát triển Đài PT-TH Hưng Yên
công tác kỹ thuật luôn giữ vai trò quan trọng và then chốt, luôn đi đầu trong việc tiếp
thu kỹ thuật tiên tiến, đổi mới quy trình công nghệ. Khối kỹ thuật chia thành 02 khối
nhỏ là:
- Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình: đó là công việc thực hiện thu quay
hình ảnh, âm thanh theo kịch bản của biên tập sau đó dựng thành một chương trình
hoàn thiện.
- Kỹ thuật truyền dẫn và phát sóng: đây là khối tiếp nhận các chương trình của
phòng sản xuất chương trình để phát sóng và chuyển tiếp các chương trình của Đài
truyền hình Việt Nam rồi phát sóng.
1.4. Cơ cấu tổ chức của Phòng Kĩ Thuật

Phòng Kĩ Thuật


Phòng
Camera

Phòng
dựng
hình

Kĩ thuật
studio

Xe lưu
động

Phòng
SXCT
PT

Truyền
dẫn phát
sóng tín
hiệu

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức phòng kĩ thuật

*Phòng camera và dựng: Thực chất đây là một phòng sản xuất chương trình:
tiến hành quay các chương trình thời sự, chuyên đề, hay một chương trình nào đó và nó
tạo nên một chương trình hoàn thiện phát trên kênh 8 VHF.

* Kĩ thuật studio: Chuyên làm về quảng cáo và các chương trình văn nghệ

* Xe lưu động: Chuyên làm các chương trình truyền hình trực tiếp

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


12

* Phòng sản xuất chương trình phát thanh: Chuyên làm và sản xuất các
chương trình phát thanh phát sóng từ 11 h - 12h các ngày thứ 2, 5, 7 hàng tuần với tần số
sóng phát FM 93,7 MHz.

PHẦN 2: Nội Dung Tìm Hiểu Trong Quá Trình Thực Tập
2. SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI CÁC PHÒNG DỰNG
2.1. Sơ đồ đấu nối trong phòng dựng tuyến tính
2.1.1. Nhiệm vụ của phòng dựng tuyến tính
Là phòng dựng các chương trình như:
+ Thời sự
+ Phóng sự
+ Văn hoá xã hội
+ Giới thiệu phim
+ Làm hình mục …
2.1.2. Sơ đồ

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


13

Hình 2.1: Sơ đồ phòng dựng
Phòng dựng tuyến tính gồm:

- 2 máy phát: UVW 1600P
- 1 máy ghi: UVW 1800P
- 1 bàn dựng: PVE- 850
- 1 Bàn kỹ xảo: DFS-300P
- 1 bàn Mix âm thanh: VRP- S200
- 1 TASCAM
- 4 Monitor
- 1 máy tính dùng để bắn chữ
- 1 CAMERA BETA CAM kèm một CCU
- 1 mirco
* Dây tín hiệu
+ Dây điều khiển 9 pin dùng để điều khiển các VTR và bàn kỹ xảo
GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


14

+ Jack BNC để dẫn tín hiệu video và audio cho các thiết bị
+ Jack canon để dẫn tín hiệu audio CH1 CH2 cho các VTR và MIC
+ Dây dẫn tín hiệu đồng bộ cho các thiết bị
2.2. Sơ đồ đấu nối phòng dựng phi tuyến
2.2.1. Nhiệm vụ của phòng dựng phi tuyến
+ Nhiệm vụ chính của phòng dựng là làm các hình mục của các chương trình của đài
+ Làm các chương trình có kỹ xảo khó mà các bàn kỹ xảo tuyến tính không làm được
+ Đưa các thông tin về truyền hình cũng như các thông tin của đài, tình hình kinh tế
của Hưng Yên lên mạng internet bằng trang web của đài.
+ Đưa lịch phát sóng của đài lên mạng để người xem có thể biết được thời gian phát
sóng các chương trình.
+ Các thông tin qua trang web đươc cập nhật thường ngày chính vì vậy mà phòng dựng
phi tuyến đóng vai trò quan trọng để làm lên một chương trình phong phú về thông tin

cũng như giao diện các chương trình đến cho người xem.
+Sau khi thưc hiện xong chương trình sẽ xuất ra file chương trình dưới định dạng avi
và gửi lên phòng phát sóng qua hệ thống máy tính nội bộ giữa các phòng.

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


15

2.2.2 Sơ đồ phòng dựng phi tuyến

Hình 2.2: Sơ đồ phòng dựng phi tuyến
Các thiết bị trong phòng dựng phi tuyến:
Phần cứng:
- Máy in (canon) LBP - 1120 (USER SOF + WARE)
- Máy quét (SCAN) UMAX POWER LOOK 2100 x L
- Card tager 3000, máy chủ IBM work station MPro, hệ thống loa,
Creativeinspire 5.1
- VTRR: Betacam PVW 2800P; 1 monitor Anaky + Moniter cho PC (có khả năng
chia màn hình)
Phần mềm:
- Drive cart tagar T3K stoftwave
- Avid Liquid 7.0 phần mềm dựng hình

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


16

- Adobe 6.5 dùng để bổ sung các kỹ xảo

- Ngoài ra còn các phần mềm khác để hỗ trợ cho công tác dựng hình, đồ hoạ, vẽ
vật thể trong không gian.

3. THIẾT BỊ TRONG KĨ THUẬT TRUYỀN HÌNH
3.1. Thiết bị PVW-2800P
PVW -2800P là thiết bị chuyên dụng có chất lượng cao sử dụng cả kỹ thuật xử lý tín
hiệu tương tự và tín hiệu số. Máy này được sử dụng làm máy ghi lại các chương trình
truyền hình trực tiếp hoặc làm các chương trình khác.
3.1.1. Mặt trước của máy recorder PVW- 2800P

Hình 3.1: Mặt trước PVW-2800P

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


17

3.1.2. Mặt sau của máy PVW- 2800P

Hình 3.2: Mặt sau PVW-2800

3.2. Thiết bị UVW1800P
3.2.1. Giới thiệu sơ lược về thiết bị BETACAM UVW-1800P
Cũng như thiết bị DVCPRO, thiết bị BETACAM SP UVW-1800P là một trong
những thiết bị chuyên dụng dùng trong các trung tâm sản xuất chương trình của hãng
Sony. Đây là một thiết bị chuyên dụng chất lượng cao sử dụng cả các kỹ thuật xử lý tín
hiệu tương tự và xử lý tín hiệu số UVW -1800P kết hợp với UVW-1600P, REMOSTE
PVE-500, Mixer Video DFS-300 tạo thành một bộ dựng hoàn hảo. Thiết bị này có thể
kết nối đồng bộ với các thiết bị dựng hình khác các hãng khác như: panasonic, JVC ...
Trên mặt máy UVW được thiết kế với các chức năng điều khiển Video, Audio thuận

lợi cho việc quan sát và điều chỉnh.

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


18

3.2.2. Mặt trước của thiết bị UVW-1800P

Hình 3.3:Mặt trước UVW-1800P

3.2.3. Mặt sau của thiết bị UVW-1800P

Hình 3.4: Mặt sau UVW-1800P

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


19

3.3. Thiết bị DME switcher DFS-300

Hình 3.5: Thiết bị DME switcher DFS-300
Thiết bị kỹ xảo số DFS -300 là một hệ thống đa kỹ xảo số, có thể tạo ra nhiều các kỹ
xảo và hình ảnh chất lượng cao.
Hệ thống bao gồm một bàn điều khiển và một khối xử lý.
Khối xử lý có đầy đủ các đầu vào số thành phần với các đầu ra và đầu vào SDI, có thể
ghép nối với các hệ thống như: cung cấp DVC PRO, DV CAM, BETACAM ...
giao tiếp với các bàn điều khiển dựng: cung cấp cổng điều khiển cho phép giao tiếp với
các bàn điều khiển dựng: PVE-500, AG- A850...

kết nối dòng bộ ngoài cho phép dựng chính xác hơn, dễ dàng thao tác cho các chương
trình trực tiếp.
Cung cấp các chức năng chèn hình ảnh, ký tự, đồ hoạ: Chroma key, Downstream key...
Đồng thời các chức năng sửa màu, chỉnh màu... các kỹ xảo tự tạo của người sử dụng và
bộ nhớ chương trình với 99 Snap Shot.

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


20

4. QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG PHÁT SÓNG SỐ TỰ ĐỘNG
VECTORBOX3
4.1. Sơ đồ hệ thống phát sóng tự động

Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống phát đang sử dụng

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


21

Hình 4.2: Sơ đồ máy phát dự phòng
Nguyên lý hoạt động máy phát dự phòng
Tín hiệu ra từ các đầu DVcam, Betacam, Panasonic, DVD một phần được hiển thị
trên màn hiển thị, một phần được đưa vào đầu chuyển mạch, đến bộ trộn; qua bộ chia
và thiết bị TBC có nhiệm vụ chỉnh sửa tín hiệu hình, đồng bộ hình ảnh, nối đến máy
tính dùng phần mềm compix media để bắn chữ, một phần tín hiệu từ bộ chia đi lên
oselo để hiển thị mức phổ tín hiệu video tương tự. Tín hiệu được đưa đến máy phát.
* Tại máy phát: Tín hiệu được được xử lý, khuếch đại, kết hợp rồi đưa qua bộ lọc (tín

hiệu nằm trong giải thông 8MHZ) trước khi đưa vào cáp feeder để phát.
4.2. Quy trình vận hành hệ thống phát sóng tự động
1. Bật tắt máy
Các bước bật tắt máy như sau:
Bật máy autovia và đăng nhập (máy số 02 từ dưới lên), user name: administrator;
password: 9

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


22

Bật máy backup và đăng nhập (máy số 3 từ dưới lên), user name: administrator;
password: 9
Bật máy main và đăng nhập (máy số 4 từ dưới lên), user name: administrator;
password: 9
Bật máy playlist và đăng nhập (máy số 1 từ dưới lên), user name: administrator;
password: 9
2. Sử dụng chuột và bàn phím chung
Máy số 1 và máy số 2 (auto via và playlist sử dụng chung bàn phím, chuột và màn
hình. Để chuyển giữa 2 máy này, bấm đúp phím SCROLL trên bàn phím.
3.Copy dữ liệu từ chương trình copy Mcsendto
Chọn clip cần copy, chuột phải và chọn SEND TO trên menu chuột phải, chọn gửi
đến VECTORBOX. Lúc này trên máy VECTORBOX, chương trình Task Executor
sẽ xử lý copy clip vào thư mục BOXMEDIA và tạo file quản lý vào thư mục
\\Vbox-m\D\catalogue\batchfiles.
Các bước cài đặt chương trình Mcsendto: Copy thư mục MCSENDTO trong máy
chủ \\Vboxm\c\Vectorbox4.08\Mediacopier đến máy tính cần thực hiện copy. Máy
tính này phải cài đặt hệ điều hành Windows XP để tương thích với phần mềm.
Mở file Mcsendtou.exe; chọn nút “open ini file”, chọn file “McSendTo.ini”

Dòng destination machines: VBOX-M
Dòng destinaition media folder: \\vbox-m\d\boxmedia
Dòng destination BXX folder: \\vbox-m\d\catalogue\batchfiles
Dòng netid: 12380000.
Trên cửa sổ task owner và destination machine bấm vào 2 nút guess.
Chọn nút “redo link”
Chọn nút “save ini file”

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


23

4. Vào cửa sổ catalogue, chọn thư mục batchfiles, chọn clip vừa gửi vào. Trường
hợp chưa thấy clip hiện lên, bấm F5 để refresh hoặc chọn chuột phải, chọn create
new item, from media file để tạo mới. Muốn xóa file đã sử dụng, chọn file, chọn
chuột phải, chọn delete; sau đó chọn chuột phải chọn special option, chọn purge
media file để xóa clip trên máy.
5. Kéo và thả clip vào cửa sổ playlist. Lặp lại với các clip khác để tạo thành
playlist.
6. Đặt thời gian bắt đầu cho sự kiện đầu tiên trong playlist. Sau khi đã hoàn thiện
danh mục, chọn chuột phải, chọn “save playlist as” để lưu danh mục phát sóng.
7. Bấm nút START để chạy danh mục phát sóng. Lúc này máy dự phòng sẽ cùng
khởi động theo. Trên máy chính hiện chữ ON AIR, trên máy dự phòng hiện chữ
*BACKUP ON AIR*. Nếu máy dự phòng không chạy thì bấm vào nút START trên
máy dự phòng để chạy; hoặc không hiện đúng chữ *BACKUP ON AIR* thì chọn
chuột phải, chọn “special option” chọn “autoreload”.
8. Chuyển sang máy điều khiển Auto Via, chọn kích hoạt nút Active. Khi máy chạy
đúng chế độ, sẽ có chữ Onair màu đỏ hiện lên bên cạnh dòng trạng thái của máy
Main. Nếu không có chữ này hoặc chữ này hiện lên ở máy Backup, cần bấm chuột

trái chọn máy Main, sau đó chọn nút “Restore Hung Yen” để chữ Onair hiện lên ở
máy Main.
Trên panel điều khiển chuyển mạch, ở chế độ chạy từ máy chính, đầu ra 3 được nối
với đầu vào 1; ở chế độ chạy máy dự phòng, đầu ra 3 chuyển sang đầu vào 2.
9. Sau khi phát hết danh mục phát sóng hiện tại, chuyển sang máy Auto Via, bỏ
chọn nút Active trước khi lập danh mục tiếp theo.
4.3 Các thao tác mở rộng khi tạo playlist phát sóng
1. Cấy key/logo vào dòng chương trình: có 03 cách cấy logo vào dòng chương trình
a. Bật cửa sổ điều khiển key/logo lên, kéo thả logo từ cửa sổ catalogue vào cửa sổ
điều khiển. Nháy đúp vào dòng key/logo vừa thả vào để chạy. Nháy đúp lần nữa để
GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


24

tắt. Ấn nút CLEAR ALL để xóa toàn bộ key/logo. Cách làm này ảnh hưởng đến
toàn bộ playlist.
b. Kéo thả trực tiếp file key/logo vào cửa sổ playlist, sẽ hiện lên 02 dòng sự kiện là
CG IN/CGOUT, kéo các file clip thả vào giữa 2 dòng này. Các dòng sự kiện nằm
giữa 2 sự kiện này sẽ được key. Nếu kéo thả và ấn thêm nút CTL trên bàn phím, file
key/log sẽ được đối xử như một sự kiện thông thường.
c. Chọn một sự kiện, nháy đúp để mở cửa sổ EDIT LINE. Kéo thả file key/logo vào
trong cửa sổ sublines của sự kiện này. Các file key/logo sẽ chỉ hiện lên trong sự
kiện đó mà không ảnh hưởng đến các sự kiện khác. Có thể đặt thời gian bắt đầu/kết
thúc/khoảng thời gian xuất hiện của file key/logo trong sự kiện đó.
2. Chèn một quảng cáo vào trong một dòng chương trình đang chạy
Có 2 cách để chèn
a. Chèn với thời gian thay đổi: kéo thả file quảng cáo vào ngay phía sau file đang
phát sóng. Chọn file quảng cáo, chọn chuột phải, chọn “next splitting” chọn “split
and jump”.

b. Chèn với thời gian cố định: Trong quá trình tạo playlist, cần đặt sự kiện cần chèn
quảng cáo với tính năng FIXED and SPLIT, kéo sự kiện quảng cáo vào phía sau sự
kiện cần chèn vào đặt tính năng AD BREAK.
3. Chèn thông báo khẩn cấp/thông báo mất điện: Để chèn thông báo khẩn cấp/thông
báo mất điện, cần tạo trước thông báo này.
a. Nếu thông báo là dạng clip video, kéo và thả vào ngay sau dòng sự kiện đang
phát sóng, chọn chuột phải, chọn “next splitting” chọn “split and jump”. Cần kéo
dài thời gian thông báo so với thời lượng thực tế của clip thông báo, ấn nút HOLD
trên phần mềm. Muốn thả ra và nhảy về sự kiện đã ngắt trước đó, ấn nút NEXT.
b. Nếu thông báo là dạng key/logo, cần ấn CTL trên bàn phím khi kéo thả file
key/logo từ cửa sổ catalogue vào cửa sổ playlist, ngay phía sau sự kiện đang phát

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn


25

sóng. Sau đó chọn chuột phải, chọn “next splitting” chọn “split and jump”. Cần kéo
dài thời gian thông báo so với thời lượng thực tế của clip thông báo, ấn nút HOLD
trên phần mềm. Muốn nhả ra và nhảy về sự kiện đã ngắt trước đó, ấn nút NEXT.
4. Tạo playlist với sự kiện phát hình trực tiếp: Để phát hình trực tiếp, cần kéo thả
clip mẫu từ thư mục VBOX trong cửa sổ catalogue. Có 2 loại clip mẫu đã tạo sẵn
với tên mặc định là:
a.LIVE HUNG YEN : cho phép chạy trực tiếp nhưng không lưu lại clip đã chạy lên
máy.
b.HUNG YEN REC-LIVE: cho phép chạy trực tiếp và có lưu lại clip trên máy. Mỗi
lần sử dụng các clip mẫu, cần thay đổi tên sự kiện trong cửa sổ EDIT LINE để tránh
trùng lặp.

GVHD: TS Đỗ Văn Tuấn



×