Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Cơ sở định vị trên thiết bị di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.26 KB, 25 trang )

Module: Cơ sở định vị trên thiết bị di động
và phần mềm ArcPad
Mục lục
I.

Cơ bản về định vị GPS và cơ sở định vị trên thiết bị di động ................................................................ 2
I.1. Cơ bản về định vị GPS ......................................................................................................................... 2
I.1.1. Sơ lược về hệ thống định vị và định vị GPS: thông tin cơ bản và nguyên lý ................................ 2
I.1.2. Các thông số trong định vị .......................................................................................................... 4
I.1.3. Định vị trên phần mềm GIS .......................................................................................................... 4
I.2. Cơ sở định vị trên thiết bị di động ...................................................................................................... 5
II.2.1. Những vấn đề kỹ thuật cần quan tâm với định vị bằng thiết bị di động..................................... 5
II.2.2. Phương thức định vị................................................................................................................... 7

II.

Phần mềm ArcPad ............................................................................................................................... 12
II.1. Tổng quan về ArcPad và Windows Mobile ...................................................................................... 12
II.2. Phần mềm ArcPad: Cài đặt .............................................................................................................. 16
II.2.1. Cài đặt ArcPad trên Windows ................................................................................................... 16
II.2.2. Cài đặt hệ thống kết nối Windows Phone từ máy tính và ArcPad trên hệ thống di động........ 18
II.3. Một số thao tác cơ bản trên ArcPad ................................................................................................ 20
II.4. Một số thao tác nâng cao trên ArcPad ............................................................................................ 23
II.5. ArcPad: vai trò và liên kết trong hệ thống ArcGIS............................................................................ 24

III.

Thảo luận một số ứng dụng về quản lý rừng trên thiết bị di động ................................................. 25

1



I.

Cơ bản về định vị GPS và cơ sở định vị trên thiết bị di động

I.1. Cơ bản về định vị GPS
I.1.1. Sơ lược về hệ thống định vị và định vị GPS: thông tin cơ bản và nguyên lý

Trắc địa vệ tinh bao gồm các kỹ thuật đo đạc và tính toán để cho phép giải các bài toán trắc địa
bằng cách dùng các trị đo chính xác từ vệ tinh nhân tạo, chủ yếu là các vệ tinh gần trái đất. Xác
định chính xác vị trí 3 chiều ở phạm vi địa phương, vùng và toàn cầu (như thành lập mạng lưới
khống chế trắc địa) là một trong ba bài toán cơ bản (ngoài ra còn hai bài toán khác là: xác định
trọng trường và đo đạc/mô hình các hiện tượng địa động học)

-

-

-

-


-

Lịch sử phát triển của trắc địa vệ tinh:
Bắt đầu với việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất SPUTNIK-1 vào ngày
4/10/1957.
Lưu ý: vệ tinh SPUTNIK-1 là một hình cầu bằng nhôm, có đường kính dài 58cm, gắn 4
ănten dài 2.4 đến 2.9 mét. Trọng lượng 83.6kg, bên trong gồm bộ phát tín hiệu chu kì 0.3

giây (hoạt động trong 3 tuần đến khi hết pin, đủ để kiểm chứng hiệu ứng Doppler), bộ ghi
nhận nhiệt độ trong và ngoài bề mặt cầu. Sputnik-1 hoạt động 92 ngày, hoàn tất 1400
vòng quay xung quanh trái đất với quãng đường khoảng 70 triệu km.
Giai đoạn 1958 – 1970: phát triển các phương pháp cơ bản cho việc quan trắc vệ tinh,
cho việc tính toán và phân tích quỹ đạo vệ tinh. Những hệ thống định vị được phóng
trong giai đoạn này là: TRANSIT (Mỹ, 1961), TSIKADA (Liên Xô cũ).
Giai đoạn 1970 – 1980: phát triển các đồ án khoa học, các kỹ thuật đo mới được phát
triển và tinh lọc. Như hệ thống TRANSIT được sử dụng cho định vị Doppler. Đặc biệt
trong giai đoạn này là việc phóng thành công hai hệ thống định vị vệ tinh thế hệ mới GPS
của Mỹ và GLONASS của Liên Xô cũ.
Giai đoạn 1980 đến nay, ứng dụng các kỹ thuật vệ tinh vào trắc địa. Các phương pháp vệ
tinh ngày càng được cộng đồng sử dụng rộng rãi thay cho các phương pháp truyền thống.

Các hệ thống định vị vệ tinh:
TRANSIT (Mỹ): Hoạt động từ 1964; có 4-6 vệ tinh ở độ cao 1075km; phục vụ cho hệ
thống quân sự của Mỹ.
TSIKADA (Liên Xô cũ): tương đương với TRANSIT
NAVSTAR GPS (nay tên thường gọi là GPS) (Mỹ): thay thế TRANSIT, hiện có 31 vệ
tinh.
GLONASS (Liên Xô cũ, nay thuộc Nga): tương đương với GPS, hiện có 24 vệ tinh.
GALILEO (Châu Âu): mục đích thương mại, bắt đầu từ năm 2005, hiện có 24 vệ tinh.
COMPASS (Trung Quốc): hiện có 24 vệ tinh.

2



-

-


-

-

-

-


-

Hệ thống GPS:
Tên đầy đủ là NAVigation System with Time and Ranging Global Positioning System.
Đây là một hệ thống radio hàng hải dựa vào các vệ tinh để cung cấp thông tin về vị trí 3
chiều và thời gian chính xác. Hệ thống luôn luôn sẵn sàng trên phạm vi toàn cầu và hoạt
động trong mọi điều kiện thời tiết.
Hoạt động từ năm 1973 để thay thế TRANSIT. Là kết quả phối hợp của hai đề tài độc lập
nhau vào đầu những năm 1960: chương trình TIMATION (hải quân Mỹ) và đề án 621B
(của không lực Mỹ).
GPS sẵn sàng cho dân sự từ năm 1984. Hiện nay GPS sử dụng miễn phí cho cộng đồng
dân sự nhưng ở một mức độ giới hạn.
Thông tin cơ bản: góc nghiêng 55 độ so với trục, có 6 mặt phẳng quỹ đạo, (ít nhất) 4 vệ
tinh trên mỗi mặt phẳng quỹ đạo, bay ở độ cao 20200km, bay ở các quỹ đạo gần tròn.
Hệ thống gồm 3 thành phần: Mảng không gian (các vệ tinh), mảng (05 trạm) điều khiển
trên mặt đất và mảng người sử dụng (các máy thu tín hiệu GPS, và các phần mềm xử lý).
Chức năng của các vệ tinh:
Thu nhận và lưu trữ dữ liệu từ mảng điều khiển;
Cung cấp thời gian chính xác bằng các chuẩn tần số nguyên tử đặt trên vệ tinh;
Truyền thông tin và cùng một loại tín hiệu đến người sử dụng trên một hay hai tần

số (L1: 1575.42MHz và L2: 1227.60MHz); tín hiệu gồm 3 phần: mã dân sự C/A,
mã quân sự P và thông báo hàng hải (do các trạm điều khiển gửi nội dung là
lịch/quỹ đạo của các vệ tinh). Lưu ý: C1 sai số 3 mét, P1 và P2 sai số 0.3 mét,
L1&L2 sai số vài mm.
Chính sách SA – Selective Availability (bắt đầu từ 1/7/1991 – kết thúc vào 5/2000): gồm
2 thành phần gây nhiễu lên thông tin quỹ đạo trong thông báo hàng hải để tọa độ vệ tinh
không được tính toán một cách chính xác (tuy nhiên các nghiên cứu không tìm ra ảnh
hưởng thực) và làm “run” tần số xuất của đồng hồ vệ tinh, làm đồng hồ vệ tinh giảm độ
chính xác 15-16 lần (ảnh hưởng đến việc tính toán giả cự li và trị đo pha).
Chính sách AS – Anti-spoofing: từ 31/01/1994 đến nay. Cơ bản là một mã W trộn vào
mã P tạo ra mã Y và chỉ những máy thu quân sự mới giải mã được mã Y. Do đó, máy thu
chỉ còn thu được mã C/A và sóng tải L1, nghĩa là thu 1 tần số. Tuy nhiên, các nhà sản
xuất đã giải mã thành công mà không cần biết cấu trúc mã Y. Nhưng giá thành các máy
thu hai tần số trở nên đắt.
Ngoài 2 chính sách làm sai số trên, trong trị đo khoảng cách còn nhiều các sai số hệ thống
khác như: sai số đồng hồ (vệ tinh và máy thu), sai số do môi trường truyền tín hiệu, sai số
đa đường truyền,...

Nguyên tắc định vị vệ tinh:
Định vị tuyệt đối: mỗi vệ tinh phát tín hiệu và máy thu GPS nhận được: tọa độ vệ tinh,
thời gian truyền (suy ra khoảng cách). Do đó, trên lý thuyết, khi nhận được >=03 vệ tinh
3


-

sẽ tính được vị trí trên mặt đất bằng. Trên thực tế, cần >=04 vệ tinh để khử sai số đồng hồ
máy thu.
Định vị tương đối: định vị vị trí so với 1 trạm tĩnh trên mặt đất.
Cấu hình vệ tinh: nguyên tắc: các vệ tinh tập trung vào một vùng trên không thì tín hiệu

không chính xác như các vệ tinh trãi đều trên bầu trời! Chỉ số ảnh hưởng: GDOP.

I.1.2. Các thông số trong định vị

Khi làm việc trong rừng, hoặc dưới những nơi che khuất, giá trị PDOP sẽ thấp! Và vệ tinh sẽ ở
rất cao!
Ngoài giá trị cấu hình vệ tinh GDOP, các giá trị khác bao gồm:
-

PDOP (Position Dilution of Precision hay còn gọi là Spherical DOP): hệ số suy giảm độ
chính xác vị trí.
HDOP (Horizontal Dilution of Precision): hệ số suy giảm độ chính xác theo phương
ngang (kinh độ - vĩ độ).
VDOP (Vertical Dilution of Precision): hệ số suy giảm độ chính xác theo phương đứng
(độ cao).
TDOP (Time Dilution of Precision): hệ số suy giảm chính xác về thời gian.

I.1.3. Định vị trên phần mềm GIS

Thực tập thử nghiệm định vị GPS trên phần mềm ArcGIS.

- Demo kết nối bằng phần mềm GPS Information (
)
- Thử nghiệm kết nối bằng phần mềm ArcGIS.
• Kết nối đến GPS và hiển thị các thông tin GPS, các vệ tinh bằng chương trình
GPS Information:

4



I.2. Cơ sở định vị trên thiết bị di động
Các dịch vụ có liên quan đến vị trí địa lý (LBS – Location-based services) là một trong những
đặc trưng của các ứng dụng web trên thiết bị di động hiện đại. Theo đó, những website phục vụ
di động có nhiều kỹ thuật cung cấp thông tin về vị trí. Bản đồ và các dịch vụ LBS rất phổ biến
ngày nay và chúng ta dễ dàng tìm thấy những dịch vụ web cũng như các API từ những nhà cung
cấp để tích hợp vào trang các web phục vụ thiết bị di động.
II.2.1. Những vấn đề kỹ thuật cần quan tâm với định vị bằng thiết bị di động

Chúng ta có nhiều kỹ thuật khác nhau để định vị trí của thiết bị, dự vào nền tảng, dựa vào trình
duyệt, dựa vào hoạt động của máy,… Hầu hết các phương pháp đều liên quan đến việc tìm kiếm
máy chủ, nhưng một số kỹ thuật lại dựa vào việc tìm kiếm tại máy trạm và thậm chí chúng ta có
thể tự nhập vị trí. Dưới đây là một số vấn đề cần quan tâm:

• Mức độ chính xác: Mỗi công nghệ định vị trí đều có sai số độ chính xác. Điều này được





xác định trong phép đo, như sai số mét hoặc kilomet. Tất nhiên, độ chính xác của từng kỹ
thuật được định nghĩa tùy thuộc cấp độ như: chính xác cấp tỉnh thành hoặc chính xác chỉ
cần cấp quốc gia
Định vị trong nhà: Khi nghĩ đến định vị địa lý, hầu như chúng ta chỉ nghĩ đến định vị
ngoài trời, nghĩa là định vị vị trí trên bề mặt trái đất. Gần đây, những dịch vụ hấp dẫn sẽ
định vị vị trí người sử dụng trong một tòa nhà. Ví dụ, định vị vị trí trong một văn phòng
hoặc trong một cửa hàng của tòa nhà thương mại. Ý tưởng để cung cấp vị trí chính xác
người sử dụng bên trong tòa nhà như: tầng của tòa nhà hoặc căn hộ mà người sử dụng
đang ở trong chung cư. Và những dịch vụ thế có thể được đưa lên trên Internet, hoặc
thậm chí các dịch vụ có thể cung cáp trên intranet với người sử dụng bằng các kết nối
mạng LAN không dây

Các kỹ thuật máy trạm: Các thiết bị cung cấp nhiều giải pháp để định vị chúng. Các
giải pháp khác nhau sẽ đưa ra những kết quả khác nhau
- GPS: Hệ thống GPS là hệ thống kỹ thuật đầu tiên mà mọi người sẽ nghĩ đến với vấn
đề định vị vị trí. Hệ thống được chính phủ Mỹ tạo để định vị các thiết bị với khoảng
24 – 32 vệ tinh bay xung quanh trái đất. Nhiều thiết bị di động được tích hợp thiết bị
nhận tín hiệu vệ tinh GPS (tối thiểu nhận được tín hiệu tốt từ 4 vệ tinh) để định thông
tin vị trí hiện hành. Hiện nay, các thiết bị di động có sai số độ c hính xác dao động từ
2 mét đến 100 mét. Điều kiện sử dụng là ngoài trời và thời gian cần để thu tín hiệu là
5 giây đến 5 phút để tính vị trí.
- AGPS: Hệ thống trợ giúp định vị GPS (A-GPS, Assisted GPS) là hệ thống phần mềm
có trên các máy điện thoại di động để kết nối đến mạng để định vị vị trí máy điện
thoại. Phương pháp định vị như thế có đặc điểm là tín hiệu tốt hơn tín hiệu vệ tinh, vị
trí định vị kém chính xác hơn so với định vị GPS. Ví dụ: năm 2006, điện thoại Nokia
N95 có hỗ trợ GPS có thể định vị vị trí trong thời gian 5 phút với sai số 10 mét. Và

5


-



khi được nâng cấp firmware hỗ trợ A-GPS thì thời gian định vị là 10 giây, nhưng sai
số độ chính xác là 100m.
Định vị phương pháp Cell: Đây là kỹ thuật sử dụng nhiều máy thu được tín hiệu
của điện thoại để định vị vị trí điện thoại. Độ chính xác phục thuộc vào vùng có tín
hiệu điện thoại chung của các máy thu. Chúng ta biết được vị trí của máy thu, do đó,
chúng ta có thể biết được vị trí của thiết bị di động. Tuy nhiên, độ chính xác sẽ từ một
vài tòa nhà đến một vài kilomet khi ở khu vực ngoại thành.


Hình minh họa kỹ thuật định vị Cell [ />- Định vị bằng hệ thống Wifi: Nếu chúng ta sử dụng máy tính xách tay truy cập WiFi
đến trang GoogleMap và nhấp vào vòng tròn xanh (vị trí của tôi) thì chúng ta có thể
định vị được vị trí. Điều này do hệ thống định vị WiFi (WPS) định vị trí của thiết bị
không dây ở khu vực chúng ta (do đó, chỉ đúng với các thành phố và đô thị lớn). Điều
này có được do các bộ định tuyến (router) có sẵn cơ sở dữ liệu mã vị trí. Và Skyhook
Wireless là đơn vị cung cấp, hỗ trợ các chương trình đối với hầu hết các máy di động
và máy để bàn. Google cũng có cơ sở dữ liệu riêng của họ và được cung cấp bởi
Firefox. Như vậy, chỉ cần có trình duyệt cho thiết bị di động có hỗ trợ danh sách các
thiết bị WiFi.
Các kỹ thuật có hỗ trợ/sử dụng máy chủ: Trên server, chúng ta có thể thu nhận các
yêu cầu từ các HTTP. Đó là cơ sở để định vị người sử dụng mà không cần sử dụng các kỹ
thuật máy trạm như GPS, và điều này có thể áp dụng cho các thiết bị có ít tính năng (lowend devices).
- Kỹ thuật địa chỉ IP: Kỹ thuật chính để định vị trí người sử dụng là địa chỉ IP. Tuy
nhiên, tùy thuộc vào loại kết nối của người sử dụng (2G, 3G hoặc WiFi), mà địa chỉ
nhận được có thể chỉ là những địa chỉ gateway (địa chỉ của các thiết bị trung gian),
hoặc địa chỉ IP động trong một vùng hoặc địa chỉ IP của kết nối WiFi. Phức tạp hơn,
với kỹ thuật sử dụng những proxy trong trình duyệt, các thiết bị có thể kết nối đến các
máy chủ Internet. Khi đó, địa chỉ có thể là những địa chỉ của các hệ thống máy chủ
trên mạng thay vì máy của người sử dụng. Ví dụ: một số họ máy BlackBerry sử dụng
kết nối Internet công ty, khi đó, mọi yêu cầu kết nối có thể đến từ vị trí xa người sử
dụng vài nghìn kilomet. Do đó, với địa chỉ IP, chúng ta chỉ có thể xác định được vị trí
tương đối từ địa chỉ IP. Độ chính xác sẽ là mức cấp quốc gia đến cấp thành phố, mặc
6




dù trong một số trường hợp, thông qua các mạng WiFi công cộng, chúng ta có thể
định vị chính xác vị trí.
- Kỹ thuật kết nối đến các trạm: Một số hoạt động trên toàn cầu cho phép các chương

trình do người lập trình phát triển với các web portal để thu thập thông tin về người
sử dụng (thông tin nhận diện, vị trí và các dịch vụ thanh toán). Tổ chức GSM (GSM
Association) cho ra đời OneAPI nhằm mục tiêu cung cấp cho các ứng dụng web có
thể thêm thông tin thông qua các API của nó.
- Kỹ thuật ngôn ngữ: Kỹ thuật kém chính xác để xác định là ngôn ngữ người sử dụng
chọn trên trình duyệt. Nếu người sử dụng cài đặt đúng ngôn ngữ vào thiết bị và những
thông số đó sẽ được truyền đến máy chủ. Điều này sẽ cho biết người sử dụng có khả
năng ở khu vực địa lý nào. Tuy nhiên, mức độ định vị có độ chính xác ở cấp độ quốc
gia (rất thấp).
- Định vị trí trong tòa nhà: Khi người sử dụng kết nối với các hotspot WiFi trong
một tòa nhà, chúng ta có thể cấu hình các router để biết được người sử dụng đang ở
khu vực nào. Vì mỗi WLAN sẽ có một địa chỉ IP duy nhất trên mạng, do đó, chúng ta
sẽ biết được hotspot được kết nối và với thông tin đó, chúng ta có thể định vị được
lầu hoặc khu vực người sử dụng đang hiện hành
Kỹ thuật hỏi người sử dụng: Phương thức cuối cùng để định vị người sử dụng là người
sử dụng cung cấp thông tin vị trí. Thông thường độ chính xác định vị bằng phương pháp
này sẽ cao nhưng đôi khi người sử dụng có thể không biết họ đang ở đâu (như khi người
sử dụng đang ở nước ngoài). Khi đó, thông tin cần thu thập sẽ bao gồm cơ sở dữ liệu về
tên thành phố, địa chỉ, các địa vật, địa danh (POI – Point of Interest) như nhà hàng, khách
sạn, các trụ sở, chợ, chùa, nhà thờ,… Các web API của Yahoo! Place Maker, FourSquare
và Google Places được cung cấp. Từ đó, chúng ta có thể chuyển đổi qua lại với tọa độ địa
lý. Một số gợi ý về thông tin vị trí người sử dụng như: Nhà (Home), Vị trí yêu thích
(Favorite place), History (Nơi từng đến). Những dữ liệu vị tí lưu trong cơ sở dữ liệu trên
máy sẽ là thông tin phụ trợ đối với người sử dụng. Những dữ liệu đó sẽ hỗ trợ định vị vị
trí người sử dụng. Ví dụ: theo thống kê, mỗi sáng người sử dụng đến nơi làm việc.

II.2.2. Phương thức định vị

Đến nay, hai phương thức để định vị vị trí địa lý người sử dụng là: sử dụng các API Geolocation
của tổ chức W3C, có trong các hàm API của HTML5; hoặc sử dụng các API của các hãng thứ 3,

thường trong các mạng điện thoại.


Hàm Geolocation cung cấp bởi W3C: Chuẩn W3C cho phép định vị trí người sử dụng
bằng hàm JavaScript với bộ hàm Geolocation. Bộ hàm Geolocation không dựa trên công
nghệ định vị. Thay vào đó, nó cho phép các trình duyệt tự quyết phương pháp sử dụng
của trình duyệt. Với hàm API này được cài đặt trên trình duyệt di động, đối tượng
navigator trong JavaScript sẽ được là thuộc tính chỉ đọc gọi đến geolocation. Truy vấn vị
trí là một quá trình bất đồng bộ. Nó có thể diễn ra bất cứ lúc nào khi người sử dụng cần;

7


và do đó, những hàm API này sẽ trả về giá trị tọa độ địa lý lat và lon. Người sử dụng sẽ
cần cung cấp phương thức nhận vị trí bằng API.
- Định vị trí:
Hàm getCurrentPosition() là hàm trả về vị trí người sử dụng. Nó sẽ trả về 2 giá trị: vị
trí người sử dụng và giá trị (tùy chọn là) về lỗi hàm.
Cú pháp cơ bản: navigator.geolocation.getCurrentPosition(vi_tri, loi_vi_tri)
Giá trị đầu tiên sẽ trả về vị trí với các thuộc tính tọa độ. Và giá trị thứ hai sẽ trả về lỗi:
function vi_tri(position) {
var latitude = position.coords.latitude;
var longitude = position.coords.longitude;
var timeOfLocation = position.timestamp;
}
function loi_vi_tri(error) {
alert(error.code);
}
Thuộc tính coords có các thông tin thuộc tính, định nghĩa trong chuẩn W3C:
Latitude - vĩ độ, có đơn vị là độ thập phân;

Longitude – kinh độ, có đơn vị là độ thập phân;
Altitude – chiều cao, (tham số tùy chọn) có đơn vị là mét (thể hiện độ cao so với
ellipsoid tại khu vực đó);
Độ chính xác theo mét;
Độ chính xác chiều cao (tham số tùy chọn) theo mét;
Heading (tham số tùy chọn) tính theo độ liên quan đến hướng Bắc;
Speed – Tốc độ, (tham số tùy chọn) đơn vị tính là mét trên giây.
-

Các thông báo lỗi:
Tham số về lỗi có các giá trị mã và message (phục vụ việc lưu log). Các giá trị hằng
trong hàm Geolocation được tổ chức W3C quy định bao gồm:
PERMISSION_DENIED: người sử dụng không có quyền thực hiện lệnh lấy vị trí.
POSITION_UNAVAILABLE: vị trí người sử dụng không thể định được do lỗi của
phía cung cấp vị trí.
TIMEOUT: vị trí người sử dụng không thể định được vì thời gian quá hạn được định
nghĩa trong phần tùy chọn.
Đoạn mã minh họa xử lý lỗi:
function locationError(error) {
switch (error.code) {
case error.PERMISSION_DENIED:
// xử lý lỗi
break;
case error. POSITION_UNAVAILABLE:
8


// xử lý lỗi
break;
case error. TIMEOUT:

// xử lý lỗi
break;
}
}

-

Theo vệt (track) vị trí: Phương thức thứ hai của các hàm API W3C Geolocation là
theo vệt (track) vị trí người sử dụng. Khi có sự theo vệt vị trí, người sử dụng sẽ nhận
được thông báo nếu có sự thay đổi về vị trí. Ví dụ: chúng ta có thể tạo trang tin về thể
thao để theo dõi bước chạy, tốc độ và tính toán khoảng cách của người sử dụng và lưu
thông tin đó cục bộ hoặc sử dụng kỹ thuật Ajax để lưu thông tin trên máy chủ.
Tiến trình theo vệt liên quan đến phương thức watchPosition() với hai tham số (vị trí
nhận được và tham số lỗi và một mã watchId() của đối tượng navigator.geolocation.
Phương thức sẽ trả về những tham số như hàm getCurrentLocation() bên trên. Để
dừng việc theo vệt, chúng ta gọi hàm clearWatch() và truyền và giá trị watchId nhận
được bên trên. Minh họa:
// Global variable to store the watch ID
var watchId = false;
// This function may be called by an HTML element
function trackingButtonClick() {
if (watchId==false) {
// Tracking is off, turn it on
var watchId = navigator.geolocation.watchPosition(userLocated,
locationError);
} else {
// Tracking is on, turn it off
navigator.geolocation.clearWatch(watchId);
watchId = false;
}

}

-

Định nghĩa các thuộc tính tùy chọn:
Tham số thứ 3 của các hàm getCurrentLocation() và watchPosition() nhận được là
các thuộc tính tùy chọn được liệt kê như sau:
enableHighAccuracy (kiểu boolean): giá trị mặc định False. Giá trị này nếu là true
thì thiết bị sẽ phải trả về phương thức định vị tốt nhất cho vị trí người sử dụng
(như sử dụng tín hiệu GPS nếu có sẵn)
timeout (kiểu Long, đơn vị mili giây): mặc định vô cùng
maximunAge: (kiểu Long, đơn vị mili giây): mặc định 0. Thuộc tính này sử dụng
khi muốn sử dụng vị trí được lưu cached trong thiết bị. Thời gian lưu cached là
9


giá trị của thuộc tính này. Khi thời gian nhiều hơn thì thiết bị sẽ định vị trí mới.
Nếu giá trị là mặc định thì thiết bị luôn yêu cầu vị trí mới khi gọi hàm
getCurrentPosition().
Thông thường, các tham số trên được định nghĩa bằng câu lệnh như sau:
navigator.geolocation.getCurrentPosition(userLocated, locationError, {timeout:10000,
maximumAge: 30000, enableHighAccuracy:false});

Lưu ý:
o Đối với một số trình duyệt cũ trong các thế hệ Android 1.x, BlackBerry 5.0 và
Opera Mobile 9.5 không hỗ trợ các hàm Geolocation; nhưng chúng có thể hỗ
trợ plugin Google Gears có tính năng tương tự như các hàm của chuẩn W3C.
o Trình duyệt trên BlackBerry trước phiên bản 5.0 sử dụng đối tượng độc
quyền: blackberry.location có tốc đọ nhanh hơn và ít tốn năng lượng (pin) hơn
nhưng cung cấp độ chính xác và thông tin kém hơn so với Google Gear hoặc

chuẩn W3C.
-



Geolocation API phiên bản 2.0:
Chuẩn W3C đang phát triển thế hệ tiếp theo của các hàm Geolocation API, bao gồm
thêm các thông tin bổ sung vị trí xác định, chủ yếu là khả năng truy vấn đề các địa chỉ
theo bưu điện.
Hai thuộc tính boolean mà chúng ta cần sử dụng khi truy vấn về vị trí, đó là: yêu cầu
tọa độ và yêu cầu địa chỉ (tên đường, số nhà, thành phố, đất nước).
Một khi sử dụng phương thức getCurrentPosition() hoặc watchPosition(), các thuộc
tính về địa chỉ sẽ là thuộc tính tùy chọn. Đối tượng địa chỉ sẽ chứa các thuộc tính: đất
nước, vùng, hạt, tên thành phố, tên đường, số đường, cơ sở, và mã bưu cục (nếu có).
Các thuộc tính đều là tùy chọn và tùy theo vị trí hiện tại của chúng ta do trình duyệt
cung cấp.
Tại thời điểm năm 2013, chưa có trình duyệt cho thiết bị di động hỗ trợ các đặc tính
đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể lấy được những thông tin nhờ vào các hàm API của
Google Maps.

Một số hàm địa chỉ do các mạng điện thoại cung cấp:
Một số mạng điện thoại cung cấp các API giúp người lập trình ứng dụng có thể sử dụng
miễn phí hoặc tính tiền theo dịch vụ. Các hàm như sau:
- GSMA OneAPI: OneAPI là hàm API hoạt động chéo (cross-operator) của tổ chức
GSM. Với bộ hàm API này, chúng ta có thể truy cập vị trí người sử dụng với server
bằng số điện thoại của người sử dụng. Bộ API này hỗ trợ SOAP Webservices và
REST thông qua HTTP. Một trong những dịch vụ cung cấp bởi OpenAPI là vị trí địa
lý. Với bộ hàm Location API, chúng ta có thể lấy được vị trí kinh vĩ độ của người sử
dụng thiết bị di động thông qua vị trí các ô nhận sóng của thiết bị di động. Để sử dụng
các API này, chúng ta phải có khóa của trang web (khóa được gán cho tài khoản của

người lập trình trên hệ thống).
10


Ví dụ: (trong ví dụ này <tel> là số điện thoại quốc tế của điện thoại cần định vị)

/>=tel:<tel>&accuracy=coarse
-



Một số API của các nhà cung cấp xác định:
Minh họa dưới đây là danh sách các bộ hàm API lấy vị trí địa lý được sử dụng trên
các dịch vụ mạng mà người sử dụng đăng ký:
Nền Verizon Network API, nhà cung cấp Verizon (Mỹ), địa chỉ:
developer.verizon.com
Nền BlueVia, nhà cung cấp Movistar (Mỹ Latin, Tây Ban Nha), 02 (Anh, Đức),
Telenor (Châu Á, Scandinavia, Đông Âu), địa chỉ: bluevia.com
Nền AT&T Location API, nhà cung cấp: AT&T (Mỹ), địa chỉ:
developer.att.com/developer.
Nền LBS Sprint API, nhà cung cấp Sprint (Mỹ), địa chỉ: developer.sprint.com
Nền Orange Location API, nhà cung cấp Orange (Pháp), địa chỉ: api.orange.com
Ngoài ra, nhà cung cấp LocAid cung cấp giải pháp cho hơn 350 triệu thiết bị với một
API từ AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon. Nhà cung cấp Location Labs cung cấp
khả năng định vị 250 triệu thiết bị với một hàm đơn API.

Phương pháp IPGeolocation: Nhiều dịch vụ vị trí địa lý của địa chỉ IP miễn phí và có phí
trên mạng. Khi sử dụng như một giải pháp, chúng ta cần nhớ rằng BlackBerry có thể
duyệt thông qua mạng của công ty nào đó, do đó, địa chỉ IP sẽ là địa chỉ của công ty đó
chứ không phải của người sử dụng. Và tương tự đối với Opera Mini, các trình duyệt cũng

sử dụng proxy.
- Đọc địa chỉ IP: Một người dùng Opera Mini truy cập thành công vào thì địa chỉ IP sẽ
là như nhau, vì máy trạm kết nối đến máy chủ thật sự là máy chủ Opera Mini. Khi đó,
các server Opera Mini cung cấp cho chúng ta một HTTP header khác để cung cấp địa
chỉ thật sự cho các yêu cầu từ thiết bị di động, đó là: X-Forwarded-For header chứa
dang sách CSV địa chỉ IP cho tất cả các máy chủ proxy yêu cầu để chuyển thông qua
nó trên đường đi từ thiết bị đến proxy Mini, và địa chỉ IP cuối sẽ là địa chỉ của thiết bị
di động. Một khi chúng ta có địa chỉ IP để truy vấn, chúng ta có thể sử dụng dịch vụ
web để lấy chi tiết về đất nước, hoặc download cơ sở dữ liệu mã nguồn mở Geo-IP.
Lưu ý: IP geocoding có tác dụng đối với các mạng điện thoại trong nước của người sử
dụng cho thiết bị kết nối trên Internet thông qua 2.5G hoặc 3G. Vì chúng ta chỉ nhận
được địa chỉ IP của gateway. Và khi sử dụng kết nối WiFi, tùy theo vùng, chúng ta có
thể có nhiều thông tin cụ thể chính xác hơn.
- Đối tượng ClientLocation của Google: Google cung cấp tập hàm JavaScript API (bản
đồ, tìm kiếm) ddeer có thể sử dụng tạo ra các trang web động có nhiều tính năng. Một
khi những API này được tải trên máy trạm, Google Loader cố gắng định vị địa lý
người sử dụng bằng địa chỉ IP của thiết bị.
11


Để các hàm API hoạt động, chúng ta cần thêm đoạn code sau:
<script src=" />
Để sử dụng đặc tính đối tượng của máy trạm, một API phải load. Ví dụ:
<script type="text/javascript">
google.load("search", "1");
</script>

Đối tượng google.loader.ClientLocation sẽ có các thông tin trong các thuộc tính sau:
latitude: Kinh độ
longitude: Vĩ độ

address.city
address.country
address.country_code
address.region
Lưu ý: Kỹ thuật này chỉ hoạt động trên các thiết bị tương thích và có khả năng thực
thi các API Ajax như tìm kiếm Ajax, bản đồ, cung cấp thông tin Ajax Feed, Earth,
Data, hiển thị, kết nối bạn bè – Friend connect, hoặc Ajax về ngôn ngữ)

Tài liệu tham khảo và trích dẫn:
[1]. Maximiliano Firtman, Chương 14, sách: Programming the Mobile Web, second edition, nhà
xuất bản O’Reilly, năm 2013.
[2]. Mobile Network Geolocation: Obtaining the Cell IDs & the Signal Strength of Surrounding
Towers From a GSM Modem & Triangulating Device Location
10/2013.
[3]. />
II.

Phần mềm ArcPad

II.1. Tổng quan về ArcPad và Windows Mobile
II.1.1. Về ArcPad

ArcPad hỗ trợ hiển thị dữ liệu vector và dữ liệu ảnh raster gồm nhiều loại chuẩn định dạng. Hơn
nữa, ArcPad hỗ trợ nhiều symbol sử dụng trong ArcGIS Desktop. Điều nay cho phép việc hiển
thị các lớp dữ liệu mobile GIS đồng nhất với chuẩn chung của tổ chức.
ArcPad hỗ trợ tập công cụ mạnh cần thiết cho việc thu thập dữ liệu trên thực địa. Các công cụ
ngoài được hỗ trợ như: máy thu GPS, rangefinder, và camera.
12



ArcPad có đầy đủ công cụ điều khiển bản đồ như: Zoom và Pan, Fixed Zoom, Zoom đến một lớp
hoặc tạo và di chuyển đến một bookmark bản đồ. Hoặc di chuyển đến vị trí GPS hiện hành.
ArcPad hỗ trợ việc identify đối tượng bằng cách chọn đối tượng. Hơn nữa, với hyperlink, các
thông tin về đối tượng sẽ được hiển thị thêm. Di chuyển đến một toạ độ xác định và định vị đối
tượng trong phạm vi bản đồ. Sau đó, gán nhãn và phóng to đến vị trí.
Đo khoảng cách trên bản đồ: ArcPad cho phép việc đo độ dài, diện tích với ba công cụ đo:
Measure, Freehand Measure và Radial Measure.

13


Định vị với máy thu GPS: Kết nối đến GPS từ thiết bị di động và ArcPad sẽ hiển thị vị trí hiện
hành. Chức năng GPS tracklog sẽ mô phỏng lộ trình di chuyển.
Hiệu chỉnh dữ liệu: ArcPad cho phép chúng ta tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gian bằng chuột,
viết, GPS và rangefinder. ArcPad cũng hỗ trợ các kỹ thuật và chức năng (như offsets, traverser,
repeated attributes và segmented lines) để việc thu thập dữ liệu thêm phần chính xác và hiệu quả.
ArcPad là một thành phần của giải pháp ArcGIS, các phiên bản sau ArcPad mở rộng liên kết và
đồng bộ dữ liệu với hệ thống ArcGIS Server. Bằng cách sử dụng thanh công cụ ArcPad Tools
trong ArcGIS, chúng ta có thể trích xuất, chuyển đổi dữ liệu vào trong môi trường ArcGIS
Desktop (ArcView, ArcEditor, hoặc ArcInfo).

II.1.2. Về Windows Mobile

Hiện nay, nhiều hệ điều hành cho các máy di động trên các công nghê như: Windows,
iOS, Android, BlackBerry. Trong đó, Windows Mobile là một trong những hệ điều hành
trên các thiết bị di động.
• Các thế hệ trước: Windows Mobile và Windows CE
TT
1


Tên
Đặc điểm và tính năng
Windows
CE
32bits, đa nhiệm, đa luồng. Có giao diện
và quản lý tập tin như Windows thông
thường . Lõi của Windows CE được ghi
trên ROM.
Thêm nhiều ứng dụng như Pocket
Word. Thực tế, lõi của hệ điều hành này
chính là Windows CE cũ
Chương trình và dữ liệu vẫn lưu trên
RAM. Vì vậy, các thiết bị sử dụng hệ
điều hành này nếu hết pin thì mọi
chương trình và dữ liệu cài đặt xem như
bị xoá hoàn toàn.

Phần cứng hỗ trợ

Ghi chú

Máy tính cầm tay,
PDA, gas pumps, máy
tính cho game, máy tự
động cho bò ăn.

Trước
2000, Có
tích hợp
tập nhỏ

Win32 API
Năm 2000

Pocket PC

2

CE 3.0

3

MS đặt mới tên thiết bị Năm 2003
Pocket PC là: Window
Mobile. Năm 2004, MS
cập nhật phiên bản
Windows và loại bỏ tên
“Pocket PC”
CE 5.0
Có thể sử dụng thẻ nhớ để lưu trữ
Năm 2005
chương trình và dữ liệu
Windows Có lõi như Windows CE nhưng giao
Mobile
diện hoàn toàn khác. Các hoạt động
thông thường (như copy tập tin) giống
với Windows CE. Điểm khác biệt duy
nhất là phần mềm truyền thông với
Windows trên desktop: Microsoft

4

5

CE 4.2

14


Active Sync. ArcPad cũng tận dụng
phần mềm này khi chuyển đổi dữ liệu
qua lại với các hệ GIS để bàn.
ESRI sử dụng chung thuật ngữ Windows CE cho cả hai loại thiết bị trên Windows CE và Pocket
PC. Với ArcPad 7, ESRI chuyển sang thuật ngữ “Windows Mobile” chung cho các thiết bị
Windows Mobile và Windows CE.
Windows Mobile không sử dụng các thiết bị lưu trữ như Windows desktop truyền thống, ngoại
trừ việc sử dụng đĩa flash, thẻ nhớ. Khác với Windows trên desktop, với Windows Mobile, việc
reboot hoặc shutdown không thể xoá hết bộ nhớ RAM. Trên thực tế shutdown hay reboot trên
Windows Mobile chỉ là tắt màn hình hiển thị. Hệ điều hành Windows Mobile được lưu trữ trên
ROM. Trong khi đó, các ứng dụng, dữ liệu được được lưu và cài đặt trên bộ nhớ RAM (thông
thường là 64MB), chỉ riêng phiên bản Windows Mobile 5.0 dữ liệu và chương trình được lưu trữ
trên thẻ nhớ.
Thẻ nhớ có thể gia tăng dung lượng lưu trữ, nhưng thẻ nhớ cũng không thể tăng dung lượng bộ
nhớ cho chương trình, do chương trình chỉ sử dụng bộ nhớ RAM. Vì vậy, chúng ta nên giới hạn
lượng dữ liệu và chương trình lưu trữ để có nhiều bộ nhớ trên RAM.
Các thiết bị Windows Mobile khác nhau gọi tên bộ nhớ trong khác nhau:
STT
Tên thiết bị
Tên bộ nhớ trong
1
Dell
Built-in Storage

2
HP
iPAQ File Store
3
Thales
MyDevice
4
Trimble
Disk
Windows Mobile tự quản lý việc cấp phát bộ nhớ lưu trữ và các chương trình thực thi. Để xem
lượng bộ nhớ đang được cấp phát, Windows Mobile cung cấp chức năng trong hộp thoại
Memory hoặc trang Memory trong hộp thoại System
Properties trên Windows CE.
Để cấu hình bộ nhớ trên Windows Mobile, nhấn
Start>Setting. Trong System tab, nhấn chọn biểu tượng
Memory để mở hộp thoại Memory. Đối với Windows CE,
nhấn Start>Settings>Control Panel. Sau đó nhấn đôi để mở
hộp thoại System Properties.
Hộp thoại về bộ nhớ cho ta các thông tin như sau:
+ Phần bên trái của thanh thể hiện dung lượng lưu trữ.
+ Phần bên phải là dung lượng các chương trình đang thực thi.
15


Điều chỉnh dung lượng bộ nhớ cấp phát sử dụng cho chương trình thực thi hoặc lưu trữ bằng
cách điều chỉnh thanh trượt qua bên trái hoặc phải.

• Windows Phone: đến 13/11/2014 là phiên bản 8.10.14203.306.
Một số lưu ý về các phiên bản bao gồm:
TT

1
2
3

4

5

Tên phiên bản
Windows Phone 7.0

Ngày
21/10/2010

Ghi chú
hỗ trợ vào

kết thúc
ngày
14/10/2014
Windows Phone 7.5
2011
(bản sau đó được cập nhật thành bản
Mango)
“Tango” (2012)
Windows Phone 7.8
1/2013
Phiên bản này giành cho các thiết
bị Dell, LG và những mạng ở Mỹ
như T-Mobile không hỗ trợ cập

nhật thiết bị.
Windows Phone 8.0
29/10/2012
Lưu ý: hiện tại các thiết bị trên
Windows Phone 7 không thể cập
nhật sang phiên bản 8. Và chương
trình biên dịch cho Windows
Phone 8 không thể thực thi cho
Windows Phone 7.
Windows Phone 8.1 (hiện 14/04/2014
đến nay là phiên bản cập nhật thứ
hành: 8.10.14203.306)
11

Chi tiết cụ thể hơn tại tại:
/>
II.2. Phần mềm ArcPad: Cài đặt
II.2.1. Cài đặt ArcPad trên Windows



Thực tập cài đặt ArcPad trên Windows: cài đặt ArcPad 10 thông qua 5 bước chính:
- Bước 1: [Cài đặt phần kết nối giữa máy tính và thiết bị di động] Cài đặt Microsoft
Active Sync (với Windows XP) hoặc cài đặt Windows Mobile Device Center (đối với
Windows Vista, 7) trên máy tính cần cài ArcPad.
- Bước 2: Thiết lập cơ chế đồng bộ (Synchronization) giữa máy tính và máy di động.
Bước này cần thiết nếu chúng ta muốn cài đặt ArcPad trên thiết bị di động.
- Bước 3: Cài đặt ArcPad 10. Lưu ý: nên cài đặt trọn bộ (all components).

16



-

-

Bước 4: [Cài đặt ArcPad trên thiết bị di động] Sau khi cài đặt phía máy tính, chương
trình cài đặt sẽ hỏi việc cài đặt ArcPad Deployment Manager để cài đặt ArcPad vào
các thiết bị có cài đặt hệ điều hành Windows Mobile.
Thực hiện bằng cách:
Start > All Programs > ArcGIS > ArcPad 10.0 > ArcPad Deployment Manager
Bước 5: [Để đồng bộ dữ liệu giữa ArcPad với hệ thống ArcGIS Server] Đưa đĩa
nguồn cài đặt ArcPad vào máy đã cài đặt ArcGIS Server (yêu cầu phiên bản từ 9.3 trở
lên) và cài đặt gói ArcGIS Server ArcPad Extension.

Lưu ý: với phiên bản dùng thử (evaluation mode), ArcPad cho phép người sử dụng sử dụng 20
phút mỗi phiên.

Và sau khi sử dụng được 20 phút, phần mềm thông báo dừng chương trình để đóng như sau:

17




Các lưu ý thêm khi cài đặt ArcPad:
- Cấu hình và phần mềm tối thiểu của máy: Tốc độ hơn 750MHz, hệ điều hành
Windows XP, Vista, 7, bộ nhớ RAM: 512, dung lượng đĩa trống: 192MB, nếu sử
dụng thêm các extension đồng bộ dữ liệu thì các phần mềm ArcView, ArcEditor,
ArcInfo phiên bản từ 9.3 phải được cài đặt (cho gói: ArcPad Data Manager for

ArcGIS Desktop), ArcGIS Server phải được cài đặt nếu cần cài đặt gói đồng bộ dữ
liệu ArcPad và ArcGIS Server; Liên thông với thiết bị di động: Microsoft ActiveSync
4.5 (hay phiên bản lớn hơn) cho Windows XP hoặc Windows Mobile Device Center
6.1 (cho Windows Vista, 7); phần mềm hỗ trợ chuẩn XML: MSXML 4.0 Service
Pack 2.
- Cần phải: uninstall các phiên bản ArcPad trước.
- ArcPad Studio: được tự động cài đặt cùng với ArcPad. Để sử dụng được ArcPad
Studio phải cài đặt Microsoft ActiveSync/Windows Mobile Device Center trước.
- ArcPad 10.0 StreetMap Extension: được tự động cài đặt cùng với ArcPad.
- ArcPad 10.0 sample data: được tự động cài đặt cùng với ArcPad.
- ArcPad 10.0 language packs: được tự động cài đặt cùng với ArcPad.
- Menu các chương trình sau khi ArcPad được cài đặt:
(trong: Start > All Programs > ArcGIS > ArcPad 10)

II.2.2. Cài đặt hệ thống kết nối Windows Phone từ máy tính và ArcPad trên hệ thống di động



Cài đặt ArcPad trên máy di động:

18


-



Yêu cầu tối thiểu (yêu cầu): bộ xử lý nền tảng ARM (của Intel, Samsung, Texas
Instrument, Atmel); hệ điều hành: Windows 5, 6, 6.1, 6.5; bộ nhớ tối thiểu 64MB
(yêu cầu 128MB);

- Cài đặt phần mềm Zune: />Một số hình ảnh cài đặt:
- Hủy phiên bản ArcPad trước đã cài đặt trên thiết bị di động:

-

Chạy ArcPad Deployment Manager trên menu Start > All Programs > ArcGIS >
ArcPad 10:

-

Lưu ý các chương trình sau là tùy chọn (optional):
+ ArcPad StreetMap extension (optional)
+ Microsoft SQL Server Compact Edition for Windows Mobile (optional):
gói Microsoft SQL Server này chỉ làm việc với tập tin AXF do ArcPad tạo ra.
+ ArcPad language packs (optional): hỗ trợ ngôn ngữ cho phần mềm ArcPad
19


-

+ ArcPad sample data (optional): dữ liệu mẫu.
+ VBScript Runtime Library for Windows Mobile (optional): cài đặt thư viện
thực thi VBScript.
Sau khi cài đặt, các tài liệu sẽ nằm ở vị trí: C:\Users\Public\Documents\ArcPad
Và các ví dụ mẫu sẽ nằm ở vị trí: C:\Users\Public\Documents\ArcPad\Samples

II.3. Một số thao tác cơ bản trên ArcPad
- Khởi động ArcPad, mở bản đồ, lưu bản đồ và thoát khỏi ArcPad
- Thanh công cụ với các thao tác cơ bản: xem dữ liệu phóng to, thu nhỏ, thêm
lớp, di chuyển, xoay, tạo bookmark không gian bản đồ.

- Quản lý các lớp dữ liệu: bật/tắt lớp dữ liệu, thay đổi thứ tự hiển thị.
- Chọn đối tượng, Identify dữ liệu.
- Đo trên bản đồ.
- Thay đổi thuộc tính (cho) lớp dữ liệu.
Một số hình ảnh về phần mềm ArcPad:
Hình ảnh phần mềm ArcPad

Hình ảnh phần mềm ArcPad

Menu đầu tiên:

Menu File:

Menu Layer: quản lý các lớp dữ liệu

Menu GPS: chức năng xử lý tín hiệu thu GPS

20


Menu Option: Tùy chỉnh tính năng phần Menu About: Xem thông tin phần mềm
mềm

Main Tools: nơi chứa các công cụ chính Browse Tools - Các công cụ hỗ trợ xem bản
và menu
đồ:

Draw Tools: các công cụ hỗ trợ vẽ

Quick Capture Tools: công cụ thu thập hình

ảnh, media

Navigation Tools: Các công cụ điều Thông báo cần khóa kích hoạt (nếu không
hướng bản đồ
phần mềm chỉ sử dụng được 20 phút mỗi
phiên làm việc):

21


Khởi động ArcPad:

Giao diện phần mềm ArcPad ban đầu:

• Các tập tin của ArcPad:
- *.apg: tập tin graphic layer (lớp đồ họa) trên ArcPad.
- *.aph: tập tin photo layer (lớp ảnh) trên phần mềm ArcPad.
- *.apm: tập tin “project” của ArcPad (như tập tin mxd trong ArcGIS). Chứa các
đường dẫn để tải các lớp dữ liệu có sẵn và và biên tập sẵn có.
- *.aps: tập tin về style của ArcPad.
- *.shp: tạo ra các tập tin shapefile (khi tạo shapefile hoặc quickform).
- Tập tin ArcPad.apx: trong các hệ ArcPad cũ. Tập tin cấu hình xuất hiện các
chức năng trong phần mềm ArcPad.
- Tập tin ArcPad.apa: sử dụng để tải các project, customize các project một các
tự động, thuộc các hệ ArcPad cũ.

• Các bảng thông báo về GPS trong ArcPad:
STT

Tên thông báo


Diễn giải

Ghi chú
22


(alerts)
No GPS data
being received
Maximum
PDOP exceeded

Thông báo xuất hiện khi máy thu GPS hoạt động
nhưng ArcPad không thu được tín hiệu gì từ máy thu.
Thông báo xuất hiện khi giá trị PDOP vượt ngưỡng Các chế độ và
và chế độ Non-Compulsory hoặc Compulsory giá trị ngưỡng
Warning được bật.
cực đại PDOP
được xác lập ở
tùy
chọn
Quality.
Maximum EPE Thông báo xuất hiện khi giá trị EPE vượt ngưỡng và Các chế độ
exceeded
chế độ Non-Compulsory hoặc Compulsory Warning ngưỡng cực đại
EPE được xác
được bật.
lập ở tùy chọn
Quality.

No
current Thông báo xuất hiện khi GPS không thể tính toạ độ Trường hợp xảy
position fix
chính xác và do đó ArcPad không thể thu thập tín ra khi số vệ tinh
hiệu toạ độ từ GPS.
GPS thu được
nhỏ hơn 3
No DGPS fix
Thông báo xuất hiện khi tín hiệu GPS đến không có Các chế độ
hiệu chỉnh sai phân và chế độ DGPS và chế độ Non- được xác lập ở
Compulsory hoặc chế độ Compulsory Warnings được tùy
chọn
chọn.
Quality.
Not a 3D fix
Thông báo xuất hiện khi tín hiệu GPS đến không có Các chế độ
tọa độ z (chỉ có toạ độ x,y) và chế độ 3D Mode Only được xác lập ở
và chế độ Non-Compulsory hoặc chế độ Compulsory tùy
chọn
Warnings được chọn.
Quality.
Approaching
Thông báo xuất hiện khi khoảng cách từ GPS đến vị Giá trị khoảng
Destination
trí đích đến nhỏ hơn khoảng cách DST định sẵn.
cách DST được
xác lập ở tùy
chọn Location.

1

2

3

4

5

6

7

II.4. Một số thao tác nâng cao trên ArcPad
Các thao tác nâng cao:
-



Biên tập dữ liệu.
Truy vấn dữ liệu.
Kết nối với hệ thống thu tín hiệu định vị toàn cầu.
Cập nhật dữ liệu: bằng GPS, đặt thông số bắt dính, cho lớp đường,...
Tạo các lớp dữ liệu ảnh và đồ họa.
Tạo Quickform.

Thực tập:
23


-


Kết nối với thiết bị GPS.
Tạo Quick Form.

II.5. ArcPad: vai trò và liên kết trong hệ thống ArcGIS
Thông tin trong phần này bao gồm:
-

Liên kết ArcPad và ArcGIS
Vai trò của ArcPad trong hệ thống ArcGIS Server

Hệ thống Mobile GIS theo công nghệ ArcGIS gồm 3 loại sản phẩm:
-

ArcPad
ArcGIS for Windows Mobile và Windows Tablet
ArcGIS for Smartphones and Tablet

Tiêu chí

ArcPad

ArcGIS for
Windows
Mobile/Tablet

ArcGIS for
iOS

ArcGIS for

Windows Phone

ArcGIS for
Android

Không
Có (tablet)


WM 5,6,
Windows
XP,7,Vista

Không



WM 5,6,
Windows
XP,7,Vista



Không
Không
iOS


Không
Không

Không
Windows Phone



Không
Không
Android





















Không














Không

Không

Không







Không



Không




Không



Không



Không

Không

Không

Không






















Không

Không







Thiết bị hỗ trợ
Smart phones
Tablet
Laptops
Thiết bị ngoại vi
Hệ điều hành

Kết nối mạng
Wi-Fi
Cell
Bluetooth


Chức
thực địa

năng

Task and Workflow
Driven
Disconnected
Editing
Data Collection
Photo Collection
Ad
Hoc
Data
Collection
Editing of Layer
Display Properties
Map Services (via
ArcGIS for Server)
ArcGIS
Online
Services
Share Maps (SMS,
e-mail, social media)

Tùy biếnCustomization

24



Developer SDK



ArcGIS Runtime
SDK for Windows
Phone


ArcGIS
Runtime SDK
for iOS


ArcGIS Runtime
SDK for Windows
Phone


ArcGIS
Runtime SDK
for Android






Không


Không

Không

ActiveSync

ActiveSync

iTunes

Website

Không



Android SDK
Tools


Application
Store/Marketplace

Không

Không

Có (bản
Enterprise)



Windows Phone
SDK Tools





Customize ArcGIS
Application via SDK
Application
Extensions/Add-ins

ArcPad Studio

Đóng gói ứng
dụng
(App
Deployment)
Enterprise

III.

Thảo luận một số ứng dụng về quản lý rừng trên thiết bị di động

Các hướng thảo luận:







Hai dạng ứng dụng di động phổ biến trên Mobile GIS:
- GIS thực địa (Field-base GIS): tập trung vào thu thập dữ liệu, hiệu chỉnh và cập nhật
dữ liệu (cả không gian và thuộc tính).
- Dịch vụ định vị (Location-based services - LBS): tập trung vào các chức năng quản lý
vị trí cho các hoạt động, như: định hướng, lộ trình di chuyển, tìm kiếm và xác định vị
trí phương tiện,...
Các công việc của Mobile GIS:
- Tạo bản đồ trên thực địa.
- Quản lý tài sản/tài nguyên (rừng).
- Bảo trì/bảo dưỡng tài sản
- Giám sát
- Báo cáo sự cố/tai nạn/địa điểm xảy ra.
- Phân tích và ra quyết định trên nền tảng GIS.
Quản lý rừng:
- Khai thác, như gỗ (timber), trong rừng: ghi nhận các hoạt động trồng rừng, chặt cây
trong rừng,... (harvest scheduling), các hoạt động như: tỉa cây (thinning), tái trồng
rừng (reforestation), lâm sinh (silvicultural prescription), chăm sóc rừng (stand
tending),..
- Bảo vệ và quản lý chung (stand and management in general)
- Quy hoạch và bảo vệ rừng (forest planning & protection)
- Quản lý về PCCC (fire management)
- Hệ sinh thái rừng (ecology)
- Đường nước trong rừng (water way)
- Và quản lý rừng trong đô thị.
25



×