Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thực trang và nhu cầu sử dụng báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.71 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Gắn liền với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong thời
đại hiện nay, không có lĩnh vực hoạt động xã hội nào lại không chịu sự bùng nổ
của thông tin. Nó có tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới và ảnh hưởng
sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại. Đó chính là sức mạnh của báo
chí. Hiện nay, các sản phẩm báo chí như truyền hình, internet, báo mạng, báo in,
đài phát thanh đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong hệ thống các
phương tiện thông tin đại chúng, trở thành bộ phận trong cuộc sống của mỗi
người dân. Báo chí đang được sử dụng là cơ quan ngôn luận tuyên truyền đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, báo chí cũng là tiếng nói của nhân dân để
phản ánh những thực trạng XH, những tấm gương tốt cũng như những cái xấu để
lên án và góp ý. Có thể nhận thấy rằng sự tác động của sản phẩm báo chí đến đời
sống xã hội bao gồm các khía cạnh: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và khoa
học kỹ thuật… Các khía cạnh này cũng tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển
của các sản phẩm báo chí, mọi sự tác động qua lại đều nhằm vào mục đích là
phục vụ công chúng. Trong những năm gần đây sự phát triển của kinh tế Việt
Nam đã tạo ra một diện mạo hết sức mới mẻ của xã hội. Công chúng Việt Nam
dưới tác động của các chuyển biến kinh tế, xã hội đã thay đổi rất nhiều so với
trước đây, đòi hỏi phải có thêm nghiên cứu để tìm hiểu sự thay đổi về thực trạng
và nhu cầu của công chúng khi tiếp nhận các sản phẩm báo chí trong hoàn cảnh
kinh tế xã hội hiện nay cũng như trong giai đoạn sau này. Các sản phẩm báo chí
Việt Nam đang thực sự chiếm được lòng tin yêu của công chúng bởi đã có sự
vượt bậc cả về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, không tránh khỏi việc có

1


những sản phẩm báo chí chưa gây được sự hấp dẫn thu hút công chúng dẫn đến
tính hiệu quả chưa cao. Vì vậy, mô tả, xác định, phân tích thực trạng và nhu cầu
sử dụng báo chí Việt Nam là việc cần thiết và quan trọng trong sự phát triển kinh


tế xã hội.
2.Tình hình nghiên cứu
Trên cơ sở nắm bắt thực trạng và nhu cầu sử dụng báo chí Việt Nam, đề
tài đề cập đến xu hướng tiếp nhận của công chúng Việt Nam đối với bốn loại
hình báo chí cơ bản (bao gồm báo in, báo truyền hình, báo phát thanh và báo
mạng điện tử) và các phương tiện truyền thông mới. từ đó, đề tài sẽ cung cấp
những dự báo có độ tin cậy về sự phát triển của báo chí Việt Nam nói chung và
các loại hình báo chí nói riêng.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống thực
trạng và nhu cầu sử dụng báo chí Việt Nam trên phương xã hội học là cần thiết.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu:
Về công chúng: tiểu luận xác định đối tượng nghiên cứu là công chúng
Việt Nam từ 14-75 tuổi ở tại thời điểm khảo sát.
Về sản phẩm báo chí, luận án nghiên cứu dưới góc độ chủ yếu về loại hình
báo chí, bao gồm báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng và các phương tiện
truyền thông mới – hay còn được hiểu là báo chí di động.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: một số khu vực của đất nước bao gồm các tỉnh thành có
số lượng người sử dụng báo chí phổ biến.

2


- Phạm vi thời gian: Quá trình nghiên cứu, khảo sát tài liệu được giới hạn trong
phạm vi từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay. Quá trình điều tra xã hội
học, nghiên cứu thực tế được thực hiện trong 03 năm 2013 – 2015.
4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
* Phương pháp luận chung: đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác- Lênin, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về báo chí – truyền thông v.v…
* Phương pháp luận chuyên biệt: Sử dụng các lý thuyết: Truyền thông đại
chúng, lý thuyết xã hội học TTĐC, lý thuyết tâm lý báo chí, lý thuyết tiếp nhận,
lý thuyết sử dụng và hài lòng trong định hướng phân tích.
Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu chung: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu chung của khoa học xã hội nhân văn như phân tích – tổng hợp; quy
nạp – diễn dịch, so sánh...
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu Xã hội
học, bao gồm nhóm các phương pháp nghiên cứu định tính (phân tích tài liệu,
phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát – tham dự).
5. Cơ cấu của bài làm:
Phần 1: Một số vấn đề chung về báo chí
Phần 2: Thực trạng và nhu cầu sử dụng báo chí Việt Nam
Phần 3: Giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng báo chí

3


NỘI DUNG
I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CHÍ

1.1.

Khái niệm báo chí

Báo chí là sản phẩm hoàn chỉnh về nội dung cũng như hình thức chuyển tải

như tờ báo in, báo mạng, chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí trên điện
thoại di động. Báo chí là một bộ phận của truyền thông đại chúng nhưng là bộ
phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất,
khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại
chúng. Do đó, trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thống
đại chúng và ngược lại nói đến truyền thông đại chúng trước hết phải nói đến
báo chí. Theo nghĩa rộng, báo chí được hiểu là bao gồm báo in, báo chí phát
thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện tử (phát hành trên mạng internet) và
hãng thông tấn. Theo nghĩa hẹp, báo chí bao gồm báo, tạp chí, và bản tin thời
sự.
Như vây, báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách
tiếp cận không giống nhau trong các xã hội có thể chế chính trị xã hội khác nhau.
1.2.

Khái niệm công chúng báo chí
Công chúng trong đề tài nghiên cứu là toàn bộ người dân Việt Nam độ

tuổi từ 13 tuổi tới 70 tuổi. Là những người đã và đang tiếp nhận các sản phẩm
báo chí truyền thông Việt Nam. Đây là đối tượng mà báo chí (bao gồm báo in,
truyền hình, phát thanh, báo mạng, báo chí trên thiết bị di động) hướng vào để
tác động nhằm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình. Đồng thời
công chúng cũng tương tác trở lại, tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩm –
4


phát tán thông tin, giám sát, quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo
chí – truyền thông.
II.

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG BÁO CHÍ VIỆT NAM


2.1.

Thực trạng sử dụng báo chí hiện nay ở Việt Nam

2.1.1. Những mặt ưu điểm và hạn chế của báo chí đối với công chúng
Trong những năm gần đây cơ quan báo chí không ngừng phát triển đội ngũ;
tăng số lượng, chất lượng các ấn phẩm và loại hình báo chí (báo viết, báo nói,
báo hình, báo điện tử); Phần lớn các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ,
mục đích và định hướng chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Công
chúng báo chí có bước phát triển về số lượng, trình độ, tham gia ngày càng tích
cực vào quá trình truyền thông; Tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, máy
móc, điều kiện làm việc, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động báo chí; Tham gia tích
cực các hoạt động báo chí thế giới và khu vực;Công tác chỉ đạo, quản lý báo chí
có nhiều cố gắng.
Người dân ngày càng tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại, đặc
biệt là Internet, với khoảng 20 triệu người truy cập, chiếm 23,5% dân số, cao hơn
mức trung bình của châu Á (18%). Với hơn 850 ấn phẩm báo in, 68 đài phát
thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh và đài truyền hình kỹ thuật số mặt
đất (đài truyền hình Việt Nam phủ sóng đến 85% hộ gia đình Việt Nam), 80 báo
điện tử và hàng nghìn trang tin điện tử trên mạng Internet, báo chí đang là một
phương tiện chủ lực trong việc đưa thông tin đến người dân và ngược lại đưa ý
kiến, quan điểm, đánh giá và kiến nghị của người dân đến các cơ quan quản lý.
Báo chí thông tin cho người dân về những vụ việc tiêu cực, phanh phui những
sai trái của các cá nhân vi phạm trong và ngoài bộ máy công quyền. Đây là một

5


công việc khó khăn dù ở bất kỳ quốc gia nào, song ở Việt Nam nỗ lực của đội

ngũ báo chí là đáng ghi nhận. Vụ việc ông Đoàn Văn Vươn bị cưỡng chế đất trái
pháp luật ở Tiên Lãng Hải Phòng là một ví dụ nóng hổi. Chính việc bị hành xử
thô bạo, nguy cơ bị tước đoạt tài sản đã mất bao xương máu, công sức gây dựng
nên đã khiến người nông dân có bằng kỹ sư nông nghiệp này có hành vi manh
động, nổ súng vào lực lượng cưỡng chế. Với cách thông tin khách quan, kiên trì,
đầy quả cảm và trách nhiệm, báo chí đã giúp công chúng và các cơ quan Nhà
nước tiếp cận vấn đề một cách khách quan, đa diện, đầy đủ hơn. Đó là một kênh
thông tin quan trọng để các chuyên gia, các vị lãnh đạo lên tiếng phân tích về các
góc độ khác nhau của vụ việc và Thủ tướng Chính phủ đã chính thức kết luận
những sai trái của chính quyền cơ sở ở Tiên Lãng và Hải Phòng, nguyên nhận
trực tiếp đẩy ông Đoàn Văn Vươn và người thân đến chỗ phạm tội.
Tuy nhiên, truyền thông, nhất là báo chí có vai trò quan trọng trong định
hướng dư luận, tác động làm thay đổi nhận thức và hành vi con người. Báo chí là
lực lượng tiên phong tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, thành tựu của công cuộc đổi mới và là nơi thể hiện ý
chí, nguyện vọng chính đáng của người dân; qua đó, làm cầu nối giữa “ý Đảng”
với “lòng dân”, tạo sự đồng thuận xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển. Sẽ là
ngược lại, nếu người làm báo, tờ báo xa rời chức năng, nhiệm vụ, thực hiện
không đúng tôn chỉ, mục đích, để kẻ địch lợi dụng thì báo chí có thể trở thành
công cụ tiếp tay cho những hành động chống phá của chúng, gây mất ổn định
chính trị - xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, làm giảm lòng tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Hoặc lợi dụng báo chí để lăng xê, tạo sử
nổi tiếng cho mình như giới showbiz hiện nay.
2.2.2 Nhu cầu sử dụng các loại hình báo chí ở Việt Nam
6


2.2.2.1. Công chúng truyền hình lớn nhất, nhưng đang có xu hướng giảm dần: tỷ
lệ công chúng xem truyền hình với tần suất đều đặn hàng ngày chiếm tới 72.3%,
cao hơn hẳn các loại hình khác. Tuy nhiên, xét trong khoảng từ 2006 trở lại đây,

tỷ lệ người theo dõi truyền hình trên phạm vi cả nước đã có sự sụt giảm khá rõ
rệt qua khảo sát của các công ty truyền thông. Có thể thấy rằng sự suy giảm này
là một xu thế chuyển dịch khá thú vị: công chúng suy giảm về số lượng tổng
cũng như mức độ xem hàng ngày, tuy nhiên công chúng của các kênh, các
chương trình, đặc biệt các chương trình hấp dẫn sẽ gia tăng do sự bùng nổ, cạnh
tranh mạnh mẽ của các kênh, các Đài trung ương cũng như địa phương.
2.2.2.2. Công chúng báo mạng tăng lên mạnh mẽ: Từ 2008 – 2010, báo mạng và
các trang thông tin điện tử đã bắt đầu có sự dịch chuyển, soán ngôi phát thanh
lên vị trí thứ 3. Và đến năm 2011, báo mạng nhanh chóng soán ngôi báo in, vươn
lên vị trí thứ 2, chỉ sau truyền hình. Khảo sát của tác giả cho thấy, mặc dù vẫn
còn 17% công chúng không sử dụng báo mạng do chưa biết tới Internet, số
người sử dụng với tần suất “hàng ngày” hiện nay lên đến 67%.
2.2.2.3. Công chúng báo in giảm dần và chững lại với lượng độc giả thấp: Có
30,5% số người được hỏi khẳng định sử dụng báo in với mức độ “hàng ngày”.
21,5% trả lời thỉnh thoảng đọc ở tần suất “vài lần/tuần”; 9,3% là “vài lần/tháng”;
“vài lần/năm” là 3,3%. So sánh với những năm trước đây, sự suy giảm công
chúng báo in là điều dễ hiểu. Tuy vậy, vẫn có một tỷ lệ công chúng nhất định
trung thành với loại hình này bởi chất lượng thông tin và những ưu thế tiện lợi
khi tiếp nhận như vận chuyển dễ dàng, đọc báo miễn phí… Đặc biệt là công
chúng đọc tạp chí vẫn tỉ lệ thuận với số lượng tạp chí gia tăng.

7


2.2.2.4. Công chúng phát thanh suy giảm nhưng có dấu hiệu hồi phục: Từ 2008
đến nay, công chúng phát thanh luôn có số lượng ít nhất so với các loại hình còn
lại. Tỷ lệ người nghe đài hàng ngày chúng tôi khảo sát được thấp nhất với
23%, chỉ bằng 1/3 so với tỷ lệ người xem truyền hình. Tuy vậy, xét theo
tương quan phát triển so với truyền hình hay báo in, phát thanh lại có dấu hiệu
khả quan hơn. Công chúng phát thanh vẫn giữ được một lượng nhất định với

công chúng ở vùng nông thôn và gia tăng trên các phương tiện giao thông tại
thành thị.
III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHU CẦU SỬ DỤNG BÁO CHÍ
3.1.

Nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí, củng cố uy tín, lòng tin với
công chúng
Hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào chất lượng thông tin báo chí. Muốn nâng

cao hiệu quả báo chí phải tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận, các yếu tố nội
dung và hình thức của tác phẩm báo chí. Hiệu quả báo chí còn phụ thuộc vào sức
hấp dẫn của việc truyền thông tin, cách thể hiện thông tin. Cho nên, bên cạnh
việc nâng cao chất lượng nội dung, tăng cường hàm lượng thông tin, việc lựa
chọn những phương thức chuyển tải phù hợp và hình thức biểu hiện thông tin
một cách sinh động, gây được những xúc cảm tốt cũng là yêu cầu cần thiết đối
với báo chí, làm cho báo chí phát huy tác dụng thực sự trong việc hướng dẫn dư
luận và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.
Như vây, việc nâng cao chất lượng thông tin báo chí là nâng cao chất lượng
nội dung, tăng hàm lượng thông tin của tác phẩm báo chí, đồng thời đổi mới
mạnh mẽ cách tiếp cận và phương thức thể hiện thông tin.

8


3.2.

Đáp ứng nhu cầu và cải tiến hình thức tương tác phù hợp
Báo chí nói chung cần không ngừng cải tiến hình thức nhằm đáp ứng nhu

cầu ngày càng đa dạng của công chúng. Tuy nhiên, hình thức sử dụng vẫn phải

đảm bảo tính hợp pháp và đúng với thuần phong mỹ tục tránh những hình ảnh,
nội dung phản cảm gây bức xúc cộng đồng. Chú trọng phát triển các loại hình
báo chí cho phù hợp với đặc điểm của cá nhân, địa phương, địa lý,…
3.3.

Công chúng cần xây dựng văn hóa báo chí tích cực
Cộng đồng sử dụng báo chí cần thiết lập riêng cho mình văn hóa ứng xử

với các sản phẩm báo chí được phát hành một cách tích cực, có cái nhìn đa
chiều. Công chúng cần chọn lọc các thông tin báo chí một cách phù hợp, khoa
học và chuẩn xác để tránh hiểu sai lệch, phiến diện về một vấn đề nào đó của đời
sống xã hội. Công chúng cần tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, phản biện
những vấn đề của đất nước và báo chí tạo không khí dân chủ công khai, minh
bạch trong thông tin hai chiều góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

9


KẾT LUẬN
Trong thời đại bùng nổ thông tin, công chúng có quyền lựa chọn những
sản phẩm phù hợp với mình. Nếu báo chí thiếu sức cạnh tranh, không tạo được
sự thu hút công chúng, thì dù số lượng bản in có tăng, thời lượng phát sóng có
nhiều đến đâu thì hiệu quả tác động cũng rất thấp và không đạt mục tiêu đề ra.
Mặt khác, tác động xã hội của báo chí là rất lớn, do đó, nếu người đưa tin không
có sự cân nhắc, suy xét thấu đáo về hiệu quả, hệ quả của bài báo thì sức ảnh
hưởng của nó đến đời sống xã hội có thể vượt xa tầm kiểm soát, tốn nhiều công
phu sửa chữa, khắc phục hậu quả thông tin hơn. Điều đó đòi hỏi nỗ lực tự thân
của đội ngũ báo chí cũng như cơ chế xử lý thông tin của các cơ quan báo chí,
tránh những vấn đề phức tạp nảy sinh khiến quyền được thông tin của người dân
bị hạn chế.


10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học truyền thông đại chúng, NXB Đại
học Mở thàn phố Hồ Chí Minh;
2. Trần Bá Dung (2007), “Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo của công
chúng Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Báo chí Học viện Báo chí tuyên chí
tuyên truyền, Hà Nội;
3. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb CTQG, Hà Nội;
4. Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận các sản phẩm báo chí của sinh viên
hiện nay (Khảo sát một số trường đại học và cao đăng ở Hà Nội), đề
tài kho học cấp Phân viện, Hà Nội, 2001, Tác giả: Nhóm sinh viên lớp
Báo in 17A, Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và tuyên truyền;
5. Nguyễn Văn Dũng, Đối tượng tác động của Báo chí, Tạp chị Xã hội
học số 4 – 2004;
6. www.nghebao.com
7. www.vietnamnet.vn

11



×