Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản, giá trị dinh dưỡng nguồn gen và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (synanceia verrucosa bloch schneider, 1801)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
****** && ******

NGUYỄN TIẾN THÀNH

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN, GIÁ
TRỊ DINH DƯỠNG NGUỒN GEN VÀ THỬ NGHIỆM SINH SẢN NHÂN TẠO
CÁ MẶT QUỶ (SYNANCEIA VERRUCOSA BLOCH & SCHNEIDER, 1801)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA, 12/ 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
****** && ******

NGUYỄN TIẾN THÀNH

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN, GIÁ
TRỊ DINH DƯỠNG NGUỒN GEN VÀ THỬ NGHIỆM SINH SẢN NHÂN TẠO
CÁ MẶT QUỶ (SYNANCEIA VERRUCOSA BLOCH & SCHNEIDER, 1801)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:



60.62.03.01

Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
1.TS. VÕ THẾ DŨNG
2.TS. NGUYỄN VĂN MINH
Chủ tịch Hội đồng:
TS. LỤC MINH DIỆP
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA, 12/ 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do chính bản
thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo hết sức tận tình của TS. Võ Thế Dũng
– Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, TS. Nguyễn Văn Minh và các anh, chị
trong phòng Sinh học thực nghiệm – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực
và chưa ai từng công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả
Nguyễn Tiến Thành

iii



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nha
Trang, Viện Nuôi Trồng Thủy Sản – ĐHNT, Khoa đào tạo sau Đại học cho tôi mọi
điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi đến ban lãnh đạo của Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III lòng
biết ơn sâu sắc đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện đề tại tốt nghiệp
luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Võ Thế Dũng, TS. Nguyễn Văn Minh
đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi không những về phương pháp nghiên cứu, báo cáo
khoa học mà còn chỉ dẫn trong tác phong, lề lối làm việc của người nghiên cứu suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cám ơn chân tình tới các anh, chị trong phòng Sinh học thực nghiệm
Viện Nghiên cứu NTTS III, các bạn, các em sinh viên đang trong thời gian thực hiện
đề tài tốt nghiêp Đại học, Cao học những sự giúp đỡ, góp ý quý báu . Em gửi lòng biết
ơn sâu sắc đến các thầy, các cô trong Viện nghiên cứu NTTS – Trường ĐHNT cũng
như các chuyên gia trong và ngoài nước đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong
khóa học.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình tôi, xin cảm ơn
đến các thành viên trong lớp Cao học khóa 2012 – 2014, bạn bè đã động viên, khích lệ
tinh thần cho tôi thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Học viên
Nguyễn Tiến Thành

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
0


C

: Độ C

%

: Phần trăm



: Phần ngàn

µg

: microgram

CTV

: Cộng tác viên

DOM

: Domperidone

KDT

: Kích dục tố

HCG


: Human Chorionic

LH

: Luteinizing Hormone

NTTS : Nuôi trồng thủy sản
FSH

: Follicle Stimulating Hormone

ppt

: (parts per thousand) phần ngàn

ppm

: (parts per million) phần triệu

SSS

: Sức sinh sản

SD

: Độ lệch chuẩn

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TB


: Trung bình

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................. v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. xiii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá mặt quỷ .......................................................... 3
1.1.1. Hệ thống phân loại và phân bố....................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái.......................................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm môi trường sống ............................................................................. 5
1.1.5. Đặc điểm sinh học sinh sản ............................................................................ 7
1.2. Hiện trạng sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới và ở Việt Nam ............. 7
1.2.1. Trên thế giới.................................................................................................... 7
1.2.2. Hiện trạng sản xuất giống cá biển ở Việt Nam ............................................ 10
1.2.3. Vấn đề nuôi vỗ cá bố mẹ tại Việt Nam .......................................................... 13
1.2.4. Vấn đề kích thích sinh sản trên cá biển ......................................................... 14
1.2.4.1. Kích thích sinh sản bằng phương pháp tự nhiên ....................................... 15
1.2.4.2. Kích thích sinh sản bằng kích dục tố ......................................................... 16
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 19
2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 19
2.1.2. Thời gian nghiên cứu:................................................................................... 19

2.1.3 Địa điểm bố trí thí nghiệm: ........................................................................... 19
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, 33 Đặng Tất, thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa. ............................................................................................................. 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 19
2.2.1. Tình hình khai thác, sử dụng và giá trị dinh dưỡng của cá mặt quỷ ............ 20
2.2.2. Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản .............................. 22

vi


2.2.3. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ ................................................... 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 30
3.1.1. Tình hình khai thác, sử dụng và thương mại sản phẩm cá mặt quỷ ............. 30
3.2. Kết quả nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản ...................... 33
3.2.2. Phân biệt đực, cái và tỷ lệ đực, cái ............................................................... 34
3.2.3. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục ....................................................... 37
3.2.4. Kích thước thành thục sinh dục lần đầu ....................................................... 40
3.2.5. Sức sinh sản .................................................................................................. 41
3.2.6. Hệ số thành thục ........................................................................................... 41
3.3. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ:....................................................... 42
3.3.1. Kết quả thu gom và thuần hóa:..................................................................... 42
3.3.2. Chăm sóc quản lý.......................................................................................... 43
3.3.3. Tạo đàn cá hậu bị, đàn cá bố mẹ trong điều kiện nhân tạo ......................... 44
3.3.4. Kết quả thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ ....................................... 46
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ..................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 54

vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá mặt quỷ. .................................................................23
Bảng 2.2: Liều lượng chất kích thích sinh sản ..........................................................................................28
Bảng 3.1. Ước tính sản lượng và giá trị cá mặt quỷ qua việc điều tra từ các đại lý .................................30
Bảng 3.2: Thành phần sinh hóa trong thịt cá mặt quỷ ..............................................................................31
Bảng 3.3: Thành phần các axit béo trong thịt cá mặt quỷ.........................................................................31
Bảng 3.4. Thành phần các axit amin trong thịt cá mặt quỷ ......................................................................32
Bảng 3.5. Kết quả điều tra ngư dân khai thác ...........................................................................................33
Bảng 3.6. Tỷ lệ cá đực, cái cá mặt quỷ qua các tháng nghiên cứu ...........................................................36
Bảng 3.7. Kích thước nhóm cá thành thục sinh dục lần đầu .....................................................................40
Bảng 3.8. Sức sinh sản của cá mặt quỷ .....................................................................................................41
Bảng 3.9 Hệ số thành thục cá mặt quỷ cái qua các tháng nghiên cứu ......................................................42
Bảng 3.10. Kết quả thu gom và thuần hóa cá mặt quỷ .............................................................................43
Bảng 3.11. Tỷ lệ sống của cá mặt quỷ qua nuôi vỗ trong các hệ thống khác nhau .................................44
Bảng 3.12. Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ trong các hệ thống khác nhau ................................................44
Bảng 3.13. Các yếu tố môi trường trong quá trình sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ ....................................47
Bảng 3.14.Kết quả thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ ..................................................................48

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cá mặt quỷ ....................................................................................................... 3
Hình 1.2: Bản đồ vùng phân bố cá mặt quỷ .................................................................... 4
Hình 1.3: Khả năng ngụy trang hoàn hảo của cá mặt quỷ............................................... 6
Hình 1.4. Sơ đồ cơ chế hormon điều khiển sự chín noãn bào và những hoạt chất ngoại
sinh có thể điều khiển quá trình này ..................................................................... 15
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dụng nghiên cứu ..................................................................... 20
Hình 2.2. Mô hình hệ thống nước chảy ......................................................................... 26

Hình 2.3: Mô hình hệ thống nước tĩnh .......................................................................... 27
Hình 3.1. Phần phụ sinh dục của cá mặt quỷ cái ........................................................... 35
Hình 3.2. Phần phụ sinh dục của cá mặt quỷ đực.......................................................... 35
Hình 3.3. Tỷ lệ đực cái qua các tháng nghiên cứu ........................................................ 36
Hình 3.4. Cấu trúc mô học tuyến sinh dục cá mặt quỷ đực giai đoạn I ........................ 37
Hình 3.5. Cấu trúc mô học tuyến sinh dục cá mặt quỷ đực giai đoạn II ....................... 38
Hình 3.6. Cấu trúc mô học tuyến sinh dục cá cái mặt quỷ giai đoạn III ....................... 38
Hình 3.7. Cấu trúc mô học tuyến sinh dục cá mặt quỷ cái giai đoạn IV ....................... 38
Hình 3.8. Cấu trúc mô học tuyến sinh dục cá mặt quỷ đực giai đoạn IV...................... 39
Hình 3.9. Hình dạng buồng trứng cá mặt quỷ cái ......................................................... 39
Hình 3.10. Hình dạng buồng sẹ cá mặt quỷ đực ........................................................... 40
Hình 3.11: Cá đực thành thục trong điều kiện nuôi vỗ ................................................. 45
Hình 3.12. Tiến hành kiểm tra mức độ thành thục ở cá mặt quỷ .................................. 46
Hình 3.13. Tiêm LHRH_A cho cá................................................................................. 49
Hình 3.14: Trứng thụ tinh. ............................................................................................. 50
Hình 3.15. Đo đường kính trứng ................................................................................... 51

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Chủ đề nghiên cứu: nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản, thử
nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ, đồng thời bước đầu nghiên cứu về giá trị dinh
dưỡng nguồn gen.
Mục tiêu của đề tài: Bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản, phân tích giá trị
dinh dưỡng nguồn gen và cung cấp các kết quả bức đầu cho việc sinh sản nhân tạo cá
mặt quỷ (Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801).
Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong thịt cá, định lượng lipid, tro, acid béo,
acid amin
Điều tra ngư dân, đầu nậu, nhà hàng hải sản tại 4 tỉnh Nam Trung Bộ ( Khánh

Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận) và 1 tỉnh Đông Bắc Bộ (Quảng Ninh).
Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản: phân biệt đực cái, tỷ lệ
đực cái; các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục; sức sinh sản; hệ số thành thục; đường
kính trứng
Thử nghiệm sinh sản nhân tạo: thu gom thuần hóa cá mặt quỷ, tạo đàn cá bố mẹ
và kích thích sinh sản bằng phương pháp tiêm kích dục tố
Bước đầu thu được một số kết quả về thành phân sinh hóa, dinh dưỡng trong thịt
cá mặt quỷ. Bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản như phân biệt cá đực, cái dựa
vào hình dạng bên ngoài.
Nuôi vỗ thành công đàn cá mặt quỷ thuần dưỡng với hệ thống nước chày, nước
tĩnh. Thu được trứng cá mặt quỷ thụ tinh ở giai đoạn 4 tế bào
Đề xuất tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa các đặc điểm sinh học sinh sản của cá
mặt quỷ trong đó chú trọng đến việc nghiên cứu các giai đoạn phát triển của tuyến sinh
dục đực, cái nhằm phục vụ tốt hơn cho việc sinh sản nhân tạo. Đồng thời, thử nghiệm
sinh sản nhân tạo cá với các chất kích dục tố khác để thu được kết quả khả quan hơn.
Ngoài ra, cần có các đánh giá chuyên sâu hơn về thành phần dinh dưỡng thịt cá,
nghiên cứu về thành phần độc dược, tạo cơ sở cho các công trình về bảo tồn giá trị
dinh dưỡng nguồn gen loài cá này trong tương lai.
Từ khóa: giá trị dinh dưỡng nguồn gen, cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa Bloch
& Schneider, 1801).

x


MỞ ĐẦU
Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3.260km, có nhiều đảo tạo nên nhiều vùng
biển, nhiều eo biển, vũng vịnh kín gió, nhiều đầm phá rộng lớn, rất thuận lợi cho việc
phát triển nuôi cá biển, đặc biệt là nuôi cá biển bằng lồng. Tuy nhiên, nghề nuôi cá
biển chỉ mới đóng góp một phần nhỏ (<1%) so với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu
của nghề cá nói chung. Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chưa tập trung nghiên cứu

đối với các đối tượng nuôi nước mặn. Các loài cá kinh tế đã và đang được nuôi hiện
nay mặc dù đã nghiên cứu sản xuất được con giống nhân tạo, nhưng số lượng chưa
nhiều, chủ yếu lấy nguồn giống từ tự nhiên, và nhập ngoại, số lượng và chất lượng
không ổn định, chưa có quy trình nuôi cụ thể cho từng loài. Tính bền vững của việc
cung cấp giống trong sự phát triển dài hạn sẽ là trở ngại lớn đối với nghề nuôi cá biển.
Cùng với đó việc đi tìm các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao sẽ có tác dụng
làm phong phú cơ cấu đàn cá nuôi, giảm áp lực khai thác tự nhiên.
Cá mặt quỷ (tên tiếng Anh Stone fish) là một trong những đối tượng thủy sản
nước mặn có giá trị kinh tế cao, giàu dinh dưỡng và hiện đang rất được ưa chuộng trên
thế giới cũng như ở Việt Nam [4]. Hiện nay, nguồn cung cấp cá mặt quỷ trên thị
trường hoàn toàn từ khai thác tự nhiên và trong thời gian gần đây sản lượng khai thác
đã giảm đáng kể, do vậy việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương
phẩm cá mặt quỷ là hết sức cần thiết. Tuy vậy, đây là đối tượng mới, những nghiên
cứu về cá mặt quỷ ở Việt Nam còn hạn chế, trong đó chủ yếu về đặc điểm vùng phân
bố, một số đặc điểm sinh học sinh sản mà chưa có công trình nào nghiên cứu thành
công về sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ. Song song với đó việc phân tích thành phần các
chất có trong thịt cá sẽ giúp chúng ta đánh giá được giá trị dinh dưỡng của loài và xa
hơn nữa là xây dựng các chương trình bảo tồn nguồn gen cho loài cá quý hiếm này.
Nhận thức được điều đó, được sự đồng ý của Hội đồng xét duyệt để cương luận
văn cao học chuyên ngành NTTS trường đại học Nha Trang, Viện nghiên cứu NTTS III và các thầy cô, cán bộ hướng dẫn tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản, giá trị dinh dưỡng
nguồn gen và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa
Bloch & Schneider, 1801)”.

1


Mục tiêu của đề tài: Bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản, phân tích giá
trị dinh dưỡng nguồn gen và cung cấp các kết quả bước đầu cho việc sinh sản nhân tạo
cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801).

Nội dung của đề tài
 Phân tích thành phần sinh hóa trong thịt cá mặt quỷ phục vụ việc đánh giá giá
trị dinh dưỡng nguồn gen.
 Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản cá mặt quỷ.
 Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ.
 Ý nghĩa khoa học
Bổ sung tư liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản
nhân tạo cá mặt quỷ, cung cấp các thông tin về giá trị dinh dưỡng có trong thịt cá. Từ
đó phục vụ cho các công trình nghiên cứu khác của cá mặt quỷ.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp ích cho việc sản xuất giống cá mặt quỷ
đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình bảo tồn và phát triển loài cá này.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá mặt quỷ
1.1.1. Hệ thống phân loại và phân bố
1.1.1.1. Hệ thống phân loại
Hệ thống phân loại:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopteryrii
Bộ: Scorpaeniformes
Họ: Synanceiidae
Giống: Synanceia
Loài: S. verrucosa Bloch & Schneider, 1801.
Tên tiếng Anh: Stone fish.

Hình 1.1. Cá mặt quỷ

Cá mặt quỷ hay còn gọi là cá mang ếch, cá mao ếch, có tên tiếng Anh là Stone
fihs là một giống thuộc họ cá mao mặt quỷ (Synanceiidae) loài điển hình của chi này
là cá mặt quỷ rạn san hô (Synanceia verrucosa) [44]. Đây được xem là loài cá có độc
tính nhất trong các loài cá. Nọc độc của chúng tập trung ở các gai trên khu vực lưng,
mỗi trong số đó chứa hai túi nọc độc [39]. Ý nghĩa về thương mại chính của cá mặt
quỷ là làm cá cảnh, tuy nhiên tại một số thị trường như HongKong, Nhật Bản,
Philippines, Việt Nam... chúng được biết đến như là một trong những món ăn xa xỉ.
Thịt cá mặt quỷ dai ngon, giàu canxi, giàu dưỡng chất omega-3 giúp tuần hoàn máu
tốt, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chống đột quỵ
[39]. Hiện nay, tại các thành phố lớn, giá bán cá mặt quỷ tại các nhà hàng có thể lên

3


đến 2 - 3 triệu đồng cho 1kg cá. Đồng thời cá mặt quỷ cũng rất có tiềm năng về giá trị
dược liệu.
1.1.1.2. Phân bố
Cá mặt quỷ được tìm thấy tại các vùng ven biển Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương: Biển Đỏ và Đông Phi đến Polynesia thuộc Pháp, phía Bắc đến các đảo Ryukyu
và Ogasawar, phía Nam đến Queensland, Úc cũng như ngoài khơi bờ biển Florida và
vùng biển Caribbean [43]. Ngoài ra có bằng chứng cho thấy cá mặt quỷ có thể tồn tại ở
biển Địa Trung Hải [25]. Vùng phân bố cá mặt quỷ trên thế giới được thể hiện qua
hình 1.2.

Hình 1.2: Bản đồ vùng phân bố cá mặt quỷ [50]; màu đỏ là nơi bắt gặp cá với
xác suất cao (0,8-1,0)
Cá mặt quỷ được tìm thấy chủ yếu tại các đảo, rạn san hô, bãi đá hay vũng vịnh
kín với màu sắc phù hợp với môi trường sống. Độ sâu phát hiện loài cá này có thể lên
tới 30 m [41]. Theo Võ Thế Dũng và CTV (2011), ở Việt Nam cá mặt quỷ phân bố tại
các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận [4]. Tại vùng biển thuộc

đảo Phú Quý (Bình Thuận), cá mặt quỷ có thể phân bố ở độ sâu 30m [11].
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá mặt quỷ sống ngoài khơi thường có màu nâu hoặc có nhiều vết lốm đốm và
có nhiều vạch kẻ dọc màu đen trên nền sáng màu hơn, thường là màu xám hoặc màu
hơi đỏ ở phía bụng. Cá phân bố ở những vùng nước sâu hơn thường có màu đỏ sẫm,
nâu hoặc đen và những đường kẻ màu trắng trên da [41].

4


Cá mặt quỷ có thân hình thon dài, chiều dài khi trưởng thành đạt 30 - 40cm, cá
mặt quỷ lớn nhất được ghi nhận có chiều dài thân lên đến 51cm [41]. Khối lượng cơ
thể cá mặt quỷ trưởng thành có thể lên đến 2,4 - 3kg. Chúng có đầu to phủ nhiều gai,
miệng khá rộng, chếch lên trên, có thể kéo dài được. Răng có dạng lông nhung (một
vài loài thuộc họ cá mặt quỷ có răng nanh nhỏ) được sắp xếp theo dạng đường hoặc
mảng ở hàm trên, hàm dưới và vòm miệng (thường ở trên xương lá mía, thỉnh thoảng
ở xương vòm miệng). Mắt cá mặt quỷ khá to, xương chóp dưới mắt cá kéo dài về phía
trước và bám chắc vào phía trước của nắp mang. Lề của phần trước mang có từ 3 - 5
gai, trong đó 3 gai trước rất phát triển, nắp mang có 2 gai riêng rẽ, hoặc chỉ là 1 gai
đơn. Mang của cá mặt quỷ có khả năng mở rộng, lược mang ngắn. Vây lưng là vây
đơn, thường có dạng hình chữ V ở phía sau của phần gai, có 8 - 18 gai đơn và 4 - 14
tia vây. Vây hậu môn thường có từ 2 - 4 gai đơn và 5 - 14 tia vây. Trong hầu hết các
trường hợp, các tia ở vây lưng và ở vây hậu môn tách rời nhau. Vây ngực rộng hơn,
giống như cái quạt với 11 - 23 tia vây. Vây đuôi có dạng hình tròn hoặc hình vuông,
không phân nhánh. Tuyến nọc độc gắn liền với các gai trên vây. Cá mặt quỷ có thể có
hoặc không có vẩy (không kể đường bên). Ở một số loài cá mặt quỷ có đường bên, vẩy
thường có dạng lược (hình tròn, dài), dạng vòng (bề mặt nhẵn), hoặc cả hai dạng này
hoặc dạng thô sơ gắn chặt trên da. Tất cả các loài cá mặt quỷ đều có đường bên, tuy
nhiên, đường bên có thể không hoàn chỉnh hoặc chỉ như một đường rãnh mà không có
vẩy. Hầu hết các loài đều có nhiều mụn nhỏ mọc trên đầu và toàn bộ cơ thể [41]. Cá

mặt quỷ được biết đến như là loài cá độc nhất trên thế giới. Thông qua những chiếc gai
trên vây lưng nó có thể tiêm một chất độc có khả năng giết chết một người trưởng
thành trong vòng chưa đầy một giờ. Trong tự nhiên, cá mặt quỷ sử dụng nọc độc của
nó để tự vệ thay vì tấn công con mồi. Nọc độc của cá mặt quỷ có độc lực rất lớn và có
hiệu quả cao trong việc chống lại những kẻ thù. Từ năm 1959, người ta đã bắt đầu phát
triển được chất kháng nọc độc của loài cá này, điều đó góp phần làm giảm tỷ lệ tử
vong do nhiễm nọc độc của nó [24].
1.1.3. Đặc điểm môi trường sống
Cũng như những loài thủy sản khác, môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến
cá mặt quỷ. Những ảnh hưởng, tác động từ môi trường bao gồm các thay đổi từ nguồn
nước, các thông số môi trường. Tùy theo mức độ thay đổi môi trường nhiều hay ít mà
gây ra ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản, dịch bệnh, màu

5


sắc, tỉ lệ sống của cá. Điều kiện môi trường sống thích hợp đối với sinh trưởng của cá
mặt quỷ là pH: 7,5 - 8, độ mặn 30 - 32‰, nhiệt độ 23 - 280C [41]. Với đặc tính là loài
sống đáy, ít di chuyển, không có sự di cư nên trong suốt vòng đời nên môi trường sống
của loài cá này ít thay đổi và khá ổn định.

Hình 1.3: Khả năng ngụy trang hoàn hảo của cá mặt quỷ [37]
Có thể nhận định cá mặt quỷ là bậc thầy về ngụy trang, chúng vùi mình trong
cát hoặc ẩn giữa đá và san hô để phục kích con mồi cũng như trốn tránh kẻ thù của nó.
Khả năng pha trộn hoàn hảo với môi trường sống làm cho các loài thủy sinh vật khác,
thậm chí các thợ lặn rất khó phát hiện ra chúng. Cá mặt quỷ hầu như nằm yên tĩnh
hoàn toàn dưới đáy biển với màu sắc tương đồng với môi trường sống xung quanh.
Một số con cá mặt quỷ bên ngoài được phủ bởi một lớp tảo xung quanh [37]. Ngoài
khả năng ngụy trang và thích nghi rất tốt với môi trường sống, cá mặt quỷ còn có thể
sống trên cạn trong nhiều giờ trong điều kiện đảm bảo đủ độ ẩm [37].

Cá đuối và cá mập là hai loài địch hại chủ yếu của cá mặt quỷ. Johnson đã tìm
thấy cá mặt quỷ trong ruột của cá mập lớn (cá mập hổ và cá mập trắng), bên cạnh đó
cá mặt quỷ nhỏ cũng là loại thức ăn ưa thích của loài rắn biển Astrotia stokesii [24].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn chủ yếu của cá mặt quỷ là cá nhỏ, các loài cá sống ở rạn san hô, tôm và
một số động vật giáp xác khác. Chiếc hàm mạnh mẽ của chúng cùng với miệng lớn
giúp chúng dễ dàng có thể đớp và nuốt trọn con mồi. Cá mặt quỷ không chủ động đuổi
theo con mồi, thay vào đó chúng chờ đợi để bữa ăn tự đến với mình. Cá mặt quỷ có thể
chờ đợi con mồi trong nhiều giờ tại cùng một địa điểm sau đó tấn công con mồi với
một tốc độ cực nhanh. Nếu có đầy đủ thức ăn trong khu vực sinh sống, loài cá này sẽ

6


thể hiện bản chất chậm chạp của nó và sẽ định cư trong khu vực rạn san hô trong thời
gian dài [37].
Việc phân tích tính ăn của cá theo các loại thức ăn khác nhau là cơ sở cho các
nhà nuôi trồng thủy sản xác định được loại thức ăn, khẩu phần thức ăn, cách thức cho
ăn thích hợp với đối tượng nuôi trên nguyên tắc: "tôn trọng đặc tính dinh dưỡng của
loài". Việc tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của loài có thể giúp chúng ta chủ động về vấn
đề thức ăn cho từng loài trong quá trình nuôi vỗ, phục vụ sinh sản nhân tạo [7].
1.1.5. Đặc điểm sinh học sinh sản
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của loài là điều hết sức cần thiết trong
sản xuất giống các loài thủy sinh vật nói chung và cá mặt quỷ nói riêng. Tuy nhiên,
hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu cũng như thông tin về loài cá này. Các nghiên
cứu về cá mặt quỷ tại Việt Nam đã cho biết một số thông tin về đặc điểm sinh học sinh
sản của loài như: Cá mặt quỷ thành thục sinh dục lần đầu có khối lượng 600g trở lên,
kích thước 23,5 - 26cm, mùa vụ sinh sản chính là từ tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 9
đến tháng 10 trong năm [4], [11]. Năm 2012, Nguyễn Cao Lộc cho biết, tỷ lệ đực, cái
trong bầy đàn đánh bắt tự nhiên là 1:1,5; tuy nhiên, chưa phân biệt được đực cái nếu

chỉ dựa vào hình dạng bên ngoài, hệ số thành thục của cá dao động từ 0,51(± 0,05) 6,41(±1,21). Tác giả cũng cho biết sức sinh sản tuyệt đối của cá dao động từ 1.208.040
- 2.098.566 trứng, cao hơn so với một số loài cá biển khác [11].
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá mặt quỷ
của các tác giả nêu trên được thực hiện trong thời gian ngắn với số lượng mẫu không
nhiều. Vì thế cần thiết phải có nghiên cứu trên đối tượng này trong thời gian dài và với
quy mô lớn hơn để có thể rút ra được các kết luận chính xác nhất.
1.2. Hiện trạng sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Hiện trạng sản xuất giống cá biển trên thế giới
Trong các khu vực nuôi trồng thủy sản trên thế giới hiện nay, Châu Á - Thái
Bình Dương đang là nơi có nghề nuôi cá biển phát triển sôi động với số lượng loài
được nuôi nhiều nhất, trong đó có nhiều loài đã được sản xuất giống thành công ở qui
mô thương mại [42], [26].
Ở Trung Quốc, việc cho đẻ và sản xuất giống nhân tạo các loài cá biển đã phát
triển hơn 50 năm, số lượng loài nghiên cứu thành công và số lượng cá giống sản xuất

7


ra tăng lên nhanh chóng từ những năm 1980, cung cấp một lượng lớn con giống cho
nghề nuôi cá lồng và nuôi cá ao [34]. Từ cuối những năm 1950, các loài thuộc họ cá
đối (Mugilidae) đã được nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công đầu tiên tại Trung
Quốc. Từ những năm 1970, Trung Quốc đã hoàn thiện kỹ thuật sinh sản nhân tạo loài
cá đối Liza haematocheila đã sản xuất ra một lượng lớn cá giống đáp ứng nhu cầu phát
triển nuôi với qui mô lớn. Đến những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu cho sinh sản
thành công các loài cá khác như cá tráp, cá bơn Nhật (Paralichthys olivaceus), cá tráp
đen (Sparus macrocephalus) và cá đù vàng (Pseudosciaena crocea) đã thiết lập được
kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và sản xuất ra hàng triệu con giống của các loài cá
này. Từ những năm 1990, sản xuất giống nhân tạo cá biển ở Trung Quốc phát triển
tăng nhanh về cả số lượng loài và số lượng cá giống sản xuất ra, tập trung vào các loài

có giá trị cao. Đến năm 2000, có ít nhất 52 loài cá biển thuộc 24 họ đã được nghiên
cứu sản xuất giống thành công. Loài được sản xuất giống nhiều nhất là cá đù vàng đạt
hơn 1,3 tỉ con giống. Các loài sản xuất được hơn 10 triệu con giống trong năm 2000
gồm có: cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus), cá vược Nhật (Lateolabrax japonicus), cá
đối Liza haematocheila, cá Nibea miichthioides, cá tráp đỏ (Pagrosomus major), cá
măng biển (Chanos chanos) và cá Plectorhynchus cinctus. Các loài sản xuất được vài
triệu con giống trong năm 2000 gồm: cá bơn Nhật, cá tráp đen, cá chẽm (Lates
calcarifer), cá hồng chấm đen (Lutjanus russelli), cá sạo (Pomadasys hasta), cá đù
(Miichthys miiuy), cá bống bớp (Bostrichthys sinensis) và cá sạo vây đen
(Hapalogenys nitens) [34]. Hiện nay, các loài cá biển thuộc họ cá đù (Sciaenidae) là
những loài chủ yếu đang được sản xuất giống nhân tạo ở Trung Quốc, tiếp theo là các
loài cá thuộc các họ tráp (Sparidae), họ cá sạo (Pomadasyidae), họ cá mú
(Serranidae), họ cá bơn vĩ (Paralichthyidae) và họ cá hồng (Lutjanidae) [34].
Trong khu vực, Nhật Bản đang dẫn đầu về số lượng loài cá biển được sản xuất
giống nhân tạo trên thế giới và đa số con giống sản xuất ra được thả ra biển để tái tạo
nguồn lợi [29]. Năm 1998, Nhật Bản đã sản xuất 107,8 triệu cá giống, trong đó cá bơn
Nhật chiếm 34%, cá tráp đỏ chiếm 28%, cá Arctoscopus japonicus và cá
Acanthopagrus schlegeli mỗi loài chiếm khoảng 9%. Khoảng 81 triệu cá giống từ số
lượng trên đã được thả lại môi trường tự nhiên [42], [47].
Ở Đài Loan, theo Liao (1960), cá đối mục được sản xuất giống thành công tại
Đài Loan từ lâu [35], và kỹ thuật này được áp dụng nghiên cứu trên nhiều loài cá khác.

8


Việc sản xuất giống cá biển ở qui mô thương mại bắt đầu ở Đài Loan từ những năm
1980, cùng với thời gian Nhật Bản đã sản xuất mạnh giống cá tráp đỏ và Châu Âu phát
triển mạnh trên 2 loài cá chẽm Châu Âu và cá tráp vàng [35]. Cho đến 2001, Đài Loan
đã sản xuất giống nhân tạo thành công hơn 90 loài cá khác nhau [35]. Mặc dù có hơn
52 loài cá mú phân bố dọc bờ biển Đài Loan nhưng chỉ có một số loài đã được sản

xuất giống nhân tạo bao gồm: cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus), cá mú
chấm nâu (E. coioides), cá mú cọp (E. fuscoguttatus), cá mú nghệ (E. lanceolatus),
trong đó, loài cá mú chấm nâu đã được khép kín vòng đời. Các loài cá mú khác: cá mú
chấm xanh (Plectropomus leopardus), cá mú chuột (Cromileptes altivelis) chỉ sản xuất
được một số lượng ít con giống. Việc nghiên cứu ương nuôi ấu trùng cá mú chấm đen
(E. malabaricus) bắt đầu từ năm 1985, tỉ lệ sống của ấu trùng loài cá này nói chung
thấp hơn các loài khác [35].
Tại Đông Nam Á, các loài cá biển có giống cung cấp từ các trại sản xuất bao
gồm: cá chẽm, cá dìa, cá măng biển, cá mú cọp, cá mú chấm nâu, cá mú chuột, cá
hồng bạc, cá giò, cá chim vây vàng (Trachinotus blochii ). Các loài đang được tiếp tục
nghiên cứu là cá mú nghệ, cá mú chấm xanh và cá mó đầu khum [29].
Ở Châu Âu, hệ thống ương nuôi ấu trùng hai loài cá chẽm Châu Âu và cá tráp
vàng đã biến đổi từ dạng đơn giản, gây nuôi tảo trực tiếp trong bể, đến các trại sản
xuất giống lớn, qui mô công nghiệp, sản xuất vài chục triệu cá giống mỗi năm [28],
[43]. Việc sản xuất giống 2 loài cá này ở qui mô thương mại phát triển mạnh ở Châu
Âu từ cuối những năm 1980 và những năm 1990. Số lượng cá giống của 2 loài này
năm 1999 khoảng 450 triệu con. Mặc dù có sự đa dạng hóa đối tượng nuôi trong thời
gian sau này nhưng số lượng cá giống sản xuất nhân tạo của 2 loài chẽm Châu Âu và
cá tráp vàng vẫn chiếm chủ yếu ở Châu Âu [43]. Theo Shields (2001), Châu Âu có
khoảng 90 trại sản xuất giống 2 loài cá này với năng suất 1-5 triệu giống/năm, khoảng
10 công ty sản xuất với số lượng lớn với năng suất 10 triệu giống/năm [43].
Tại Mỹ, theo báo cáo của Lee và Ostrowski (2001), có ít nhất 20 loài cá biển
được nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất giống nhân tạo với mức độ khác nhau,
từ đang nghiên cứu cho đến sản xuất thương mại. Tám loài cá biển được sản xuất
giống nhằm mục đích thương mại là: cá đối mục, cá nhụ Thái Bình Dương
(Polydactylus sexfilis), cá hồng Mỹ, cá măng biển, cá bơn mùa hè (Paralichthys
dentatus ), cá nục heo cờ (Coryphaena hippurus), cá hồng Mutton (Lutjanus analis) và

9



cá chim Florida (Trachinotus carolinus) [36]. Tại Mỹ, từ 2001, cá giò đã được nuôi vỗ
thành công trong điều kiện nuôi nhốt, kích thích sinh sản bằng hormone và cho đẻ tự
nhiên trong hệ thống nước chảy tuần hoàn hoặc trong hệ thống nuôi bán tĩnh (semistatic), với nguồn cá bố mẹ thu từ tự nhiên và cá bố mẹ nuôi nhốt [36].
Như vậy, mặc dù nghề sản xuất giống cá biển còn rất non trẻ so với lịch sử phát
triển của nghề sản xuất giống cá nước ngọt nhưng hiện nay trên thế giới đã sản xuất
được rất nhiều loài cá biển cho giá trị kinh tế cũng như dinh dưỡng cao. So với tiềm
năng diện tích mặt nước chắc chắn trong tương lai tiềm năng phát triển nghề sản xuất
giống cá biển sẽ còn rất lớn. Hiện nay, trên thế giới chưa có một công trình nghiên cứu
nào thành công trong việc sản xuất nhân tạo cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa) được
công bố.
1.2.2. Hiện trạng sản xuất giống cá biển ở Việt Nam
Ngành NTTS ở nước ta đóng vài trò quan trọng trong phát triển kinh tế và đã
được FAO đánh giá là một trong những hoạt động hiệu quả giúp xoá đói giảm nghèo.
Theo kết quả thống kê ở các tỉnh/thành phố, năm 2010, cả nước có trên 1 triệu ha mặt
nước nuôi trồng thủy sản, bình quân giai đoạn 2001 – 2010, tăng 4,2%/năm. Năm
2012, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt 1.200.000 ha với tốc độ tăng
bình quân 4,3%/năm giai đoạn 2001 - 2012 [17].
Diện tích nuôi mặn, lợ có sự tăng lên rõ rệt cùng với sự tăng diện tích nuôi
trồng thủy sản cả nước. Năm 2010, diện tích nuôi mặn, lợ cả nước đạt 705.524
ha (chiếm 64,3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản). Năm 2012, diện tích nuôi trồng
thủy sản mặn lợ của cả nước đạt 750.000 ha [17].
Trước kia, nghề nuôi cá biển ở nước ta chủ yếu sử dụng hình thức đánh bắt khai
thác giống tự nhiên, đồng thời nuôi cá bằng các phương pháp cổ truyền dân gian, chưa
áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có
một số cơ quan nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo một số loài cá biển có giá trị kinh
tế. Gần đây, một số đề tài nghiên cứu trên đối tượng cá biển đã được đề cập đến:
Nghiên cứu kỹ thuật vớt và sản xuất giống, ương nuôi, vận chuyển giống cá mú, cá
cam, cá vược từ năm 1991 – 1995 [3].
Trong những năm gần đây đã có một số cơ quan nghiên cứu sản xuất giống

nhân tạo một số loài cá biển có giá trị kinh tế:

10


Cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, nhiều nghiên cứu về sản xuất
giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá biển được tiến hành tại Viện nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản II trên các đối tượng như: nuôi và sản xuất giống nhân tạo cá song
(Epinephelus spp) ở miền Bắc Việt Nam [21], nuôi cá đù đỏ, sản xuất giống cá tráp
vây vàng [3]. Trong thời gian 1998-2000, đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất
giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam” do
Đỗ Văn Khương chủ nhiệm được thực hiện và xây dựng qui trình công nghệ sản xuất
giống nhân tạo cá mú mỡ (Epinephelus tauvina), cá giò (Rachycentron canadum), cá
chẽm (Lates calcarifer), cá tráp vây vàng (Mylio latus), xây dựng qui trình công nghệ
nuôi thương phẩm cá giò, cá song [10]. Năm 2000, Nguyễn Tuần và CTV đã báo cáo
công nghệ nuôi vỗ cá bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo cá chẽm, là một phần kết quả
của đề tài lớn trên [21]. Năm 2003, tại Hội nghị khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy
sản, Lê Xân và CTV có báo cáo về kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá mú chấm nâu
(Epinephelus coioides), Đỗ Văn Minh và CTV báo cáo hoàn thiện qui trình sản xuất
giống cá giò (Rachycentron canadum) [22].
Tại Trường Đại học Nha Trang, trong thời gian từ 1998-2000, Nguyễn Duy
Hoan và CTV đã nghiên cứu sản xuất giống thành công cá chẽm [9]. Năm 2001-2002,
Nguyễn Trọng Nho và CTV đã thành công trong việc nghiên cứu sản xuất giống cá
chẽm mõm nhọn - Psammoperca waigiensis (Cuvier & Valenciennes, 1882) [13]. Tuy
nhiên, trong giai đoạn trước 2003, gần như các nghiên cứu sản xuất giống cá biển ở
Việt Nam chưa thực sự thành công trong việc sản xuất giống ở qui mô thương mại.
Nguồn cá giống cung cấp cho nghề nuôi cá biển gần như nhập từ Trung Quốc, Đài
Loan hoặc từ khai thác tự nhiên.
Từ năm 1996-2006, được sự tài trợ của Hội đồng Đào tạo Đại học Na Uy

(NUFU), Đại học Nha Trang thực hiện chương trình “Nghiên cứu và Đào tạo Sau Đại
học về Nuôi trồng Hải sản tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án NUFU) với sự tham gia của
các nhà khoa học đến từ Na Uy, Bồ Đào Nha, Bỉ. Giai đoạn 2 của dự án (2002-2006)
đã tập trung nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện qui trình sản xuất giống nhân tạo cá
chẽm (Lates calcarifer). Cuối năm 2003 đến nay, từ việc kế thừa các kết quả nghiên
cứu trước, ứng dụng các thành quả nghiên cứu được của dự án, cá chẽm giống đã được
sản xuất ở qui mô thương mại với qui trình sản xuất ổn định, cung cấp số lượng lớn

11


con giống cho nghề nuôi cá chẽm thương phẩm, chuyển giao công nghệ cho nhiều địa
phương trong cả nước [3]. Năm 2009, Viện Nuôi trồng Thủy sản, trường Đại học Nha
Trang đã nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống cá chim vây vàng và nhanh
chóng phát triển, mở rộng sản xuất đối tượng này. Kết quả là năm 2010, sản lượng đạt
khoảng 300 nghìn con (cỡ 3-5 cm), ba năm tiếp theo, mỗi năm sản xuất gần 1 triệu
con. Dự kiến trong năm 2014 sẽ sản xuất được 1,2 triệu con cá giống cung cấp cho các
cơ sở nuôi thương phẩm đã đặt hàng. Bên cạnh việc tự sản xuất giống, cung cấp cho
thị trường, trường Đại học Nha Trang còn cung cấp trứng cá chim vây vàng và tư vấn
kỹ thuật cho một số cơ sở ở trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa, giúp các cơ sở này sản
xuất được 300 nghìn con cá giống (năm 2012), 1 triệu con (năm 2013) và dự kiến đạt
1,5 triệu con (năm 2014). Với nhu cầu giống cá chim vây vàng nuôi thương phẩm của
cả nước (đặc biệt là khu vực Nam Trung Bộ) ngày càng tăng, nhiều cơ sở sản xuất
giống đã tích cực tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá này.
Trong những năm gần đây, mặc dù nghề sản xuất giống cá biển ở nước ta đã đạt
được một số thành công đang kể, tuy nhiên sản lượng giống sản xuất được chỉ đáp ứng
được 1/10 nhu cầu con giống cho người nuôi. Trong khi đó sản lượng giống nhập
ngoại có giá thành cao, chất lượng không đảm bảo do quá trình vận chuyển, hoặc thay
đổi môi trường sống, sản lượng khai thác tự nhiên suy giảm mạnh. Nguyên nhân chủ
yếu hiện này là công nghệ sản xuất giống chưa cao, trình độ kỹ thuật nhân lực còn

thấp, các cơ sở sản xuất giống chưa được đầu tư đúng mức, sản xuất mang tính đại trà
tự phát và thời vụ, chưa đúng với tiềm năng. Để nghề nuôi cá biển ở nước ta phát triển
bền vững nhà nước và các doanh nghiệp cần có sự đầu tư mạnh mẽ hơn trong việc sản
xuất giống nhân tạo các loài cá biển cũng như tìm tòi phát triển để nhân rộng các loài
cá có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, ở nước ta có 5 công trình nghiên cứu về cá mặt quỷ. Công trình
nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phụng (1999) nêu lên một vài đặc điểm phân bố của loài
[14]. Công trình nghiên cứu của Võ Thế Dũng và CTV (2011) nêu lên một vài đặc
điểm sinh học sinh sản của cá mặt quỷ như: kích thước thành thục sinh dục lần đầu,
sức sinh sản tuyệt đối, tỷ lệ thành thục sinh dục, tỷ lệ đực cái theo thời gian [4], [5].
Năm 2012, Võ Thế Dũng và CTV cho biết một số kết quả ban đầu về thử nghiệm sinh
sản nhân tạo cá mặt quỷ [5]. Cũng trong năm 2012, Nguyễn Cao Lộc cho biết thêm
một số đặc điểm về đặc tính lựa chọn chất đáy và một số kết quả về thử nghiệm sinh

12


sản nhân tạo cá mặt quỷ với các loại kích dục tố khác nhau [11]. Tuy nhiên, các tác giả
cho biết không phân biệt được đực, cái dựa vào hình thái bên ngoài và chưa có công
trình nghiên cứu nào thành công trong việc cho sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ
(Synanceia verrucosa). Năm 2014, Võ Thế Dũng và CTV cho biết kết quả bước đầu
nghiên cứu giá trị dinh dưỡng nguồn gen của cá mặt quỷ [6].
1.2.3. Vấn đề nuôi vỗ cá bố mẹ tại Việt Nam
Theo Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, nuôi vỗ cá mú (Epinephelus
coioides) bố mẹ bằng hai phương pháp:
- Nuôi lồng trên biển :Lồng nuôi vỗ cá bố mẹ thường được đặt ở những nơi kín
gió, có dòng chảy nhẹ và liên tục, xa nguồn nước thải, mực nước thuỷ triều lên xuống
ổn định và gần trại sản xuất giống. Ngoài ra còn chú ý đến vị trí thuận tiện giao thông
để thuận tiện quá trình vận chuyển. Lồng có hình vuông, tròn thông thường sử dụng
những lồng có kích thước: 3x3x3m, 4x4x4m, 5x5x5m, kích thước mắt lưới 2a = 4cm,

mật độ nuôi vỗ 1–2 con/ m3. Thức ăn: Tốt nhất là sử dụng các loại thức ăn như cá tạp,
mực... còn tươi, định kỳ bổ sung vitamin và khoáng chất, hàng ngày cho ăn 1 lần vào
buổi chiều. Khẩu phần cho ănlà 3-5% trọng lượng thân.
- Nuôi trong bể xi măng: Nguồn nước cung cấp vào bể cá bố mẹ được lọc qua
hệ thống lọc cơ học, sinh học để loại bỏ các chất vẩn và mầm bệnh. Nước được cung
cấp vào bể phải đảm bảo các thông số môi trường như: Nhiệt độ 27 – 280C, độ mặn 30
- 32‰, NH3 < 0,1mg/l, NO2< 0,05mg/l , pH 7,5 - 8,2. Bể nuôi vỗ thường có kích
thước lớn, hình tròn hoặc hình vuông tuỳ theo thiết kế. Dung tích bể thường từ 100 –
200m3. Bể được vệ sinh sạch, khử trùng bằng chlorine nồng độ 40ppm sau đó rửa sạch
lại bằng nước ngọt trước khi cấp nước biển sạch vào. Mật độ nuôi vỗ thông thường từ
1-2kg/m3 hoặc 1 con/2m3. Hàng ngày cho cá ăn bằng các loại thức ăn như cá trích, cá
nục, cá ngân, mực… có bổ sung vitamin và các chất khoáng. Khẩu phần cho ăn hàng
ngày khoảng từ 3-5% trọng lượng thân. Cho ăn vào chiều muộn (16 -17h). Sau khi cho
ăn 2 giờ tiến hành kiểm tra, nếu còn thức ăn thừa trong bể phải vớt ra để đảm bảo cho
môi trường nuôi thường xuyên sạch, không gây ra dịch bệnh cho cả đàn cá trong bể.
Hàng ngày thay từ 100-200% nước trong bể [22].
Năm 2003, Đỗ Văn Minh và CTV đã nêu phương pháp nuôi vỗ cá giò bố mẹ
bằng lồng. Lồng nuôi vỗ phải được đặt ở nơi ít sóng gió, dòng chảy nhẹ từ 0,2-0,5 m/s,
độ mặn 25-32‰, độ trong > 2m. Kích thước lồng 3mx6mx3m hoặc 10x10x10m, kích

13


cỡ mắt lưới thích hợp là 2a=10cm. Chọn những con cá bố mẹ khỏe mạnh, trọng lượng
từ 8-10 kg/con. Xác định cá đực và đánh dấu (bằng chíp điện tử). Nuôi vỗ với mật độ
5-6kg cá/1m3 lồng. Chia làm 3 thời kỳ:
+ Nuôi duy trì: Thời gian nuôi vỗ từ tháng 6 - 9, thức ăn là cá tạp tươi, khẩu
phần cho ăn bằng 3% trọng lượng thân. Đối với cá đã nuôi vỗ từ năm trước nhưng
không cho đẻ thì dùng LRHa (liều lượng 10-15mg/kg cá mẹ) tiêm để loại bỏ hết sản
phẩm sinh dục cũ. Đối với cá mới tuyển chọn lần đầu không cần tiêm.

+ Nuôi vỗ tích cực: Kéo dài từ tháng 10 - 12, lượng cho ăn bằng 5% trọng lượng
thân, thức ăn bổ sung một số loại cá có chất lượng cao như mực, cá nục…
+ Nuôi vỗ thành thục: Từ tháng 1 năm sau cho đến khi cá đẻ. Đây là thời kỳ rất
quan trọng, giảm khẩu phần thức ăn xuống từ 2-2,5% trọng lượng thân. Tuy nhiên, giai
đoạn này cần bổ sung khoáng, các vitamin E [12].
1.2.4. Vấn đề kích thích sinh sản trên cá biển
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục (chín) của noãn bào, trong đó
bao gồm cả các yếu tố bên trong (các hormon) cũng như các yếu tố ngoại sinh (các yếu
tố sinh thái). Cơ chế điều tiết hormon cũng như các tác động của các yếu tố ngoại sinh
đến sự chín của noãn bào được thể hiện ở hình 1.4.

14


Hình 1.4. Sơ đồ cơ chế hormon điều khiển sự chín noãn bào và những hoạt
chất ngoại sinh có thể điều khiển quá trình này [1]
1.2.4.1. Kích thích sinh sản bằng phương pháp tự nhiên
Một trong những phương pháp kích thích sinh sản cho cá biển đã và đang được
áp dụng và đem lại thành công chính là tạo môi trường tương tự như trong tự nhiên để
cá đẻ trứng.
Các yếu tố bên ngoài môi trường có tác động đến sự phát triển của tuyến sinh
dục. Dòng nước để kích thích cũng là yếu tố đóng góp cho kết quả sinh sản và thụ tinh
của trứng. Trong quá trình phát triển của tuyến sinh dục cá cần có sự tác động tổng
hợp của các yếu tố môi trường khác nhau như sự thay đổi về nhiệt độ, chất nước dòng
chảy...Nếu các yếu tố này không phù hợp với nhu cầu sinh lý của cá có thể gây nên
những rối loạn trầm trọng [1].

15



×