Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, có hàm lượng protein và vitamin c khác nhau đến kết quả ương nuôi cá tra pangasianodonhypophthalmus (sauvage, 1878) giai đoạn từ cá hương lên cá giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

PHAN THỊ NGỌC LOAN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ HÀM LƯỢNG
PROTEIN VÀ VITAMIN C KHÁC NHAU ĐẾN KẾT QUẢ ƯƠNG NUÔI
CÁ TRA Pangasianodonhypophthalmus (SAUVAGE, 1878) GIAI ĐOẠN
TỪ CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HOÀ - 2015


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

PHAN THỊ NGỌC LOAN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ HÀM LƯỢNG
PROTEIN VÀ VITAMIN C KHÁC NHAU ĐẾN KẾT QUẢ ƯƠNG NUÔI
CÁ TRA Pangasianodonhypophthalmus (SAUVAGE, 1878) GIAI ĐOẠN
TỪ CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản


Mã số:

60620301

Quyết định giao đề tài:

1028/QĐ – ĐHNT, ngày 07/10/2014

Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
Chủ tịch Hội đồng:
Khoa sau đại học:

KHÁNH HOÀ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn
có hàm lượng protein và vitamin C khác nhau đến kết quả ương nuôi cá tra
Pangasianodonhypophthalmus (Sauvage, 1878) giai đoạn từ cá hương lên cá giống”
là công trình nghiên cứu thuộc đề tài: “Xây dựng mô hình sản xuất giống cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) theo hướng nâng cao chất lượng, năng
suất, hiệu quả và bền vững ở Đồng Tháp” mà tôi đã tham gia và chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 18 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

PHAN THỊ NGỌC LOAN


iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
ban trường Đại học Nha Trang, các thầy cô Viện nuôi trồng Thủy sản Đại học Nha Trang
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của TS. Nguyễn Văn Minh và TS. Trịnh Quốc Trọng đã giúp tôi hoàn thành tốt đề
tài. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Nguyễn Thanh Vũ, Trung tâm Quốc
gia giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm thực nghiệm
và phân tích mẫu thí nghiệm.
Cuối cùng, tôi cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về tinh
thần và vật chất, để tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Khánh Hòa, ngày 22 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Phan Thị Ngọc Loan

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .................................................................................. x

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3
1.1. Vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học của cá tra ......................................3

1.1.1. Vị trí phân loại .................................................................................. 3
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá tra ................................................. 3
1.2. Tình hình nuôi cá tra ở Việt Nam ........................................................................6
1.3. Những nghiên cứu về vai trò và nhu cầu protein trên cá tra giai đoạn giống ......8
1.4. Những nghiên cứu về vai trò và nhu cầu vitamin C trong thức ăn ở cá tra giai
đoạn giống .................................................................................................................10

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 12
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu.....................................................12

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 12
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 12
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 12
2.2. Sơ đồ nội dung nghiên cứu ...............................................................................13
2.3. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 14

2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của protein trong thức ăn đến
cá tra giai đoạn từ cá hương lên cá giống ................................................. 14
2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin C bổ
sung trong thức ăn đến cá tra giai đoạn từ cá hương lên cá giống............ 15
2.4. Thức ăn cho cá thí nghiệm .................................................................................15
2.5. Chăm sóc và quản lý ..........................................................................................16
2.6. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu ...................................................16

v



2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 16
2.6.2. Xử lý số liệu .................................................................................... 17
2.7. Đặc điểm các yếu tố môi trường nước bể ương nuôi .........................................19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 21
3.1. Ảnh hưởng của các mức protein trong thức ăn lên tăng trưởng của cá tra từ giai
đoạn cá hương lên cá giống.......................................................................................21

3.1.1. Tăng trưởng về chiều dài của cá ..................................................... 21
3.1.2. Tăng trưởng về khối lượng ............................................................. 22
3.1.4. Ảnh hưởng thức ăn có hàm lượng protein khác nhau đến hiệu quả
sử dụng protein ở cá tra giống................................................................... 26
3.1.5. Ảnh hưởng thức ăn có hàm lượng protein khác nhau đến tỷ lệ sống
của cá tra giống ......................................................................................... 26
3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin C bổ sung trong thức ăn lên tăng trưởng của
cá tra từ giai đoạn cá hương lên cá giống .................................................................27

3.2.1. Tăng trưởng về chiều dài của cá ..................................................... 27
3.2.2. Tăng trưởng về khối lượng ............................................................. 29
3.2.3. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin C bổ sung vào thức ăn lên hệ số
thức ăn và tỷ lệ sống của cá tra giống ....................................................... 31
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 35
4.1. Kết luận ..............................................................................................................35
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................36

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 37
PHỤ LỤC

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EPA

Eicosapentaenoic Acid

DHA

Docosahexaenoic Acid

ĐC

Đối chứng

NT1

Nghiệm thức 1

NT 2

Nghiệm thức 2


NT3

Nghiệm thức 3

FAO

Food Agriculture Organisation

WG

Weight gain (khối lượng tăng thêm)

SGR

Specific growth rate (Tốc độ tăng trưởng đặc trưng)

PER

Protein efficiency ratio (Hiệu quả chuyển đổi protein)

FCR

Hệ số thức ăn

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cá tra Pangasianodon hypophthalmus ............................................................3

Hình 2.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................12
Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................13
Hình 2.3. Hệ thống bể thí nghiệm .................................................................................15
Hình 2.4: Dụng cụ đo các yếu tố môi trường ................................................................ 17
Hình 3.1. Tăng trưởng về chiều dài của cá tra ở các mức protein khácnhau ................22
Hình 3.2. Sinh trưởng về khối lượng của cá tra ở các mức protein khác nhau .............24
Hình 3.3. Ảnh hưởng thức ăn có hàm lượng protein khác nhau đến hệ số thức ăn ......25
Hình 3.4. Ảnh hưởng thức ăn có hàm lượng protein khác nhau đến hiệu quả sử dụng
protein ............................................................................................................................ 26
Hình 3.5. Ảnh hưởng thức ăn có hàm lượng protein khác nhau đến tỷ lệ sống ............27
Hình 3.6. Tăng trưởng về chiều dài của cá tra ở các hàm lượng vitamin C khác nhau29
Hình 3.7. Tăng trưởng về khối lượng của cá tra ở các hàm lượng vitamin C khác nhau
.......................................................................................................................................31
Hình 3.8. Ảnh hưởng của vitamin C lên hệ số thức ăn của cá tra giống .......................33
Hình 3.9. Ảnh hưởng của vitamin C lên tỷ lệ sống của cá tra giống ........................... 34

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên (Menon và
Cheko, 1995) ............................................................................................. 5
Bảng 2.1. Các thông số môi trường nước trong thời gian thí nghiệm ................ 19
Bảng 3.1. Tăng trưởng về chiều dài cá tra ương nuôi bằng thức ăn có hàm lượng
protein khác nhau .................................................................................... 21
Bảng 3.2. Tăng trưởng về khối lượng cá tra ương nuôi bằng thức ăn có hàm
lượng protein khác nhau.......................................................................... 22
Bảng 3.3. Tăng trưởng về chiều dài cá tra ương nuôi bằng thức ăn có hàm lượng
vitamin C khác nhau ............................................................................... 28
Bảng 3.4. Tăng trưởng về khối lượng cá tra ương nuôi bằng thức ăn có hàm

lượng vitamin C khác nhau ..................................................................... 30
Bảng 3.5. Hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của cá tra giống sử dụng thức ăn có bổ
sung vitamin C ........................................................................................ 32

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) là một trong những đối
tượng nước ngọt được nuôi chủ lực ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì thế, việc cung
cấp đủ con giống cá tra có chất lượng tốt được đặt lên hàng đầu mới đáp ứng được nhu
cầu nuôi cá tra hàng năm. Thực tế cho thấy việc sản xuất giống cá tra hiện nay mặc dù
phát triển theo quy luật cung, cầu nhưng vẫn còn mang tính tự phát, sản xuất chạy theo
số lượng, không quan tâm đến chất lượng; chất lượng con giống không đảm bảo, gây
hao hụt lớn trong giai đoạn nuôi thương phẩm. Với thực trạng trên, tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng protein và vitamin C khác nhau đến
kết quả ương nuôi cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) giai đoạn từ
cá hương lên cá giống”.
Mục tiêu của đề tài nhằm xác định hàm lượng protein và vitamin C thích hợp bổ
sung vào thức ăn cho cá tra giống để nâng cao hiệu quả nuôi cá tra giống, từ đó làm tư
liệu tham khảo cho kỹ thuật ương nuôi cá hương lên cá tra giống đạt tỷ lệ sống cao và
chất lượng tốt.
Các bể thí nghiệm được bố trí vào trong 21 bể composite 1,5 m3 hình trụ tròn (thể
tích nước nuôi trong từng bể là 1,0 m3), đặt ngoài trời, đáy bể hình chóp cho phép lắng
các chất thải và rút nước dễ dàng. Các bể của các nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên,
mỗi bể thả 100 cá giống. Nguồn nước thí nghiệm được lấy trực tiếp từ ao lắng.
Thức ăn sử dụng là dạng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein 38%, 40% và
42% do công ty cổ phần sản xuất thức ăn thủy sản Tomboy sản xuất. Vitamin C dạng
bột (nhãn hiệu BIO PREMIX 22 For Fish) và sử dụng thêm dầu mực 5% để làm chất
kết dính, hạn chế vitamin C từ thức ăn tan vào trong nước.

Cá được cho ăn 2 lần/ngày, vào lúc 8 giờ và 15 giờ. Cá được cho ăn khoảng 20%
khối lượng thân trong ngày cho ăn đầu tiên. Trong các ngày sau đó, lượng thức ăn từng
bể được cho ăn bằng lượng thức ăn cá đã ăn ngày hôm trước cộng thêm 10% để đảm
bảo cá luôn được cho ăn thỏa mãn. Bể cá được thay nước 1 tuần/lần, khoảng 50% thể
tích nước trong bể. Việc siphon đáy bể được thực hiện vào cuối ngày. Sau khi cho ăn
khoảng 30 phút thì tiến hành vớt và đếm lượng thức ăn thừa.
Số liệu được lưu trữ và xử lý trong phần mềm Microsoft excel 2003; sử dụng
phần mềm SPSS Version 16.0 trong phân tích so sánh phương sai 1 yếu tố (One Way

x


ANOVA), ở mức ý nghĩa P<0,05 và kiểm định Duncan với độ tin cậy 95% được dùng
đánh giá sự khác biệt giữa các giá trị trung bình của các nghiệm thức.
Kết quả nghiên cứu từ đề tài được trình bày tóm tắt sau đây
+ Hàm lượng protein thức ăn ảnh hưởng đến tăng trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn và
tỷ lệ sống ở cá tra thí nghiệm.
- Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá sau khi kết thúc thí nghiệm (Le) giữa các nghiệm thức
khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiệm thức 42%P cho tăng
trưởng chiều dài cao nhất (88,2mm) và thấp nhất (77,6mm) ở nghiệm thức 38%P.
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng cá sau khi kết thúc thí nghiệm (We) giữa các nghiệm
thức khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiệm thức 42%P cho
tăng trưởng khối lượng cao nhất (376g) và thấp nhất (328g) ở nghiệm thức 38%P.
- Hệ số thức ăn (FCR) có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. FCR đạt giá trị thấp nhất
(0,75) ở ngiệm thức 42%P và cao nhất (1,2) ở nghiệm thức 38%P.
- Tỷ lệ sống của cá tra cao từ 95,7 - 98,7%, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về
tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức (p>0,05).
+ Hàm lượng vitamin C trong thức ăn ảnh hưởng lên tăng trưởng của cá tra từ giai đoạn
cá hương lên cá giống.
-Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá sau khi kết thúc thí nghiệm (Le) giữa các nghiệm thức

khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiệm thức 1%C cho tăng
trưởng chiều dài cao nhất (88,2mm) và thấp nhất (76,1mm,) ở nghiệm thức 2%C.
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng cá sau khi kết thúc thí nghiệm (We) giữa các nghiệm
thức khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiệm thức 1%C cho
tăng trưởng khối lượng cao nhất (376g) và thấp nhất (299g) ở nghiệm thức 2%C.
- Hệ số thức ăn (FCR) có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. FCR đạt giá trị thấp nhất
(0,75) ở ngiệm thức 1%C và cao nhất (1,37) ở nghiệm thức 2%C.
- Tỷ lệ sống của cá tra giống cao từ 92,7 - 98,7%, không có sự sai khác có ý nghĩa thống
kê về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức (p>0,05).

xi


- Kết quả thí nghiệm cho thấy ương nuôi tốt cá tra ở giai đoạn cá hương lên cá giống sử
dụng thức ăn có hàm lượng protein 42%, bổ sung 1% vitamin C.
- Cần tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức protein và vitamin C lên sinh
trưởng của cá tra ở phạm vi thấp hơn các mức đã sử dụng trong báo cáo này để xác định
được mức protein và vitamin C tối ưu cho cá tra.
Từ khóa: Cá tra, protein, vitamin C, cá hương, cá tra giống.

xii


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage,
1878) là một trong những đối tượng nước ngọt nuôi chủ lực ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Vì thế việc cung cấp đủ con giống cá tra có chất lượng tốt được đặt lên
hàng đầu vì như thế mới đáp ứng được nhu cầu nuôi cá tra hàng năm. Toàn vùng
ĐBSCL có khoảng 200 trại sinh sản cá tra bột và 4.000 hộ ương cá giống Theo thống
kê của Cục Thủy sản (2011). Sản lượng cá giống toàn vùng đạt trên dưới 2 tỷ con mỗi

năm, về cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi. Thực tế cho thấy việc sản xuất giống cá
tra hiện nay mặc dù phát triển theo quy luật cung, cầu nhưng vẫn còn mang tính tự
phát, sản xuất chạy theo số lượng, không quan tâm đến chất lượng; chất lượng con
giống không đảm bảo, gây hao hụt lớn trong giai đoạn nuôi thương phẩm.
Từ thực tiễn sản xuất giống cho thấy, tỷ lệ sống trung bình của việc ương cá tra
từ giai đoạn bột lên giống hiện nay chỉ đạt từ 10 - 15%. Một số nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến tỷ lệ sống thấp là do thức ăn chưa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cá ương
ở giai đoạn đầu; cá bột chất lượng kém (thường đến từ bố mẹ kém) và phương pháp
vận chuyển và thả cá chưa đúng kỹ thuật; có sự hiện diện của các loài săn mồi trong
ao ương (cá tạp, nòng nọc, bọ gạo, bắp cày); trong quá trình ương, cá bị nhiễm bệnh;
và chưa có qui trình ương ổn định. Trong đó, việc đảm bảo dinh dưỡng trong giai đoạn
đầu được xem là rất cần thiết để đạt tỷ lệ sống cao và tăng trưởng tốt ở giai đoạn lên
giống. Chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn có hàm
lượng protein và vitamin C khác nhau đến kết quả ương nuôi cá tra
Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) giai đoạn từ cá hương lên cá
giống”. Đề tài này thực hiện nhằm đánh giá tăng trưởng chiều dài, khối lượng, tỷ lệ
sống, hệ số chuyển đổi thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn cá
hương lên cá giống khi ương nuôi bằng thức ăn có hàm lượng protein và vitamin C bổ
sung khác nhau. Từ đó góp phần xây dựng công thức ăn phù hợp, nâng cao kết quả
ương nuôi cá tra ở giai đoạn từ cá hương lên cá giống. Mục tiêu và nội dung nghiên
cứu của đề tài được liệt kê ra sau đây

1


Mục tiêu
Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng protein và vitamin C bổ sung vào thức ăn
đến tăng trưởng chiều dài, khối lượng, hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của cá tra giai đoạn
cá hương lên cá giống.
Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau (38%,
40% và 42%) trong thức ăn công nghiệp đến tăng trưởng chiều dài, khối lượng, tỷ lệ
sống, hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn ở cá tra giai đoạn cá hương lên cá
giống.
- Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin C bổ sung vào
thức ăn (0,5%; 1%; 2%) đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn ở cá tra giai đoạn
giống.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu từ đề tài cung cấp dữ liệu về ảnh hưởng
của hàm lượng protein và vitamin C bổ sung đến tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn
và hiệu quả sử dụng thức ăn ở cá tra.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài sẽ góp phần trong việc xây dựng công thức thức ăn
phù hợp nhằm nâng cao kết quả sản xuất giống cá tra.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học của cá tra
1.1.1. Vị trí phân loại
Dựa vào hệ thống phân loại, cá tra được phân loại như sau:
Ngành: Chordate
Lớp: Pisce
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
Tên tiếng Anh: tra catfish, striped catfish
Tên Việt Nam: cá tra


Hình 1.1. Cá tra Pangasianodon hypophthalmus
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá tra
1.1.2.1. Phân bố
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) phân bố ở lưu vực sông Mekong, có
mặt ở cả bốn nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra
ở lưu vực sông Chao Phraya. Ở nước ta, cá bột và cá giống vớt được chủ yếu trên sông
Tiền.Cá trưởng thành chủ yếu tìm thấy trong ao nuôi, rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên

3


thuộc địa phận Việt Nam do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mekong để sinh
sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên (Phạm Văn Khánh, 2000a).
1.1.2.2. Đặc điểm hình thái
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là cá da trơn có thân dài, dẹp ngang,
đầu nhỏ vừa phải, mắt tương đối to, miệng rộng, có hai đôi râu, vây lưng và vây ngực
có gai cứnglưng màu xám đen, thân màu xám nhạt, bụng hơi bạc, vây lưng và vây bụng
xám đen, cuối vây đuôi hơi đỏ (Phạm Văn Khánh, 2000 a).
1.1.2.3. Điều kiện môi trường sống
Cá tra sống được ở thủy vực nước chảy và nước tĩnh. Cá sống chủ yếu trong
thủy vực nước ngọt, cũng có thể sống được trong thủy vực nước lợ với nồng độ muối
thấp (Phạm Văn Khánh, 2000 a, 2000 b).Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, nhưng
chúng có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7 – 10%), có thể chịu đựng
được nước phèn với pH>5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới
390C (Nguyễn Tường Anh, 1978).
Oxy hòa tan
Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá có cơ
quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng và sống được
ở những ao hồ chật hẹp, thiếu oxy hòa tan. Hàm lượng oxy hòa tan tối ưu cho cá là 3 6 mg/l (Phạm Văn Khánh, 2000a).
Nhiệt độ

Cá tra là loài chịu lạnh kém vì là loài đặc trưng phân bố trong vùng nhiệt đới.
Ở nhiệt độ 15oC thì cường độ bắt mồi của cá giảm nhưng cá vẫn sống. Ở nhiệt độ 39
C cá sẽ bơi lội không bình thường. Nhiệt độ tối ưu cho cá tra là 26 – 30 oC (Phạm Văn

o

Khánh, 2000a).
pH
Sự biến động pH có tác động rất lớn đến cường độ trao đổi chất cũng như tốc
độ tăng trưởng của cá. Khi pH < 4 thì cá bỏ ăn, bị sốc. Khi pH = 11, cá hoạt động lờ
đờ và có biểu hiện mất nhớt, pH thích hợp cho cá khoảng 7 - 8 (Phạm Văn Khánh,
2000 a).
Độ mặn

4


Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, không sống được trong nước mặn, nhưng
có khả năng sống được trong các vùng nước lợ. Độ mặn mà cá có thể chịu được là 10
– 14 o/oo (Phạm Văn Khánh, 2000 a).
1.1.2.4. Đặc điểm về dinh dưỡng
Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật, thích ăn mồi có nguồn gốc động vật và
cũng dễ dàng chuyển đổi loại thức ăn. Ở giai đoạn cá bột hết noãn hoàng thì thích ăn
mồi tươi sống. Chúng ăn các loại động vật phù du có kích thước vừa cỡ miệng như
luân trùng, trứng nước, thậm chí cá tra bột còn ăn thịt lẫn nhau trong bể ương nuôi.
Khi phân tích thức ăn trong ruột cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên, thành phần thức
ăn được tìm thấy là nhuyễn thể 35,4 %, cá 31,85 %, côn trùng 18,2 % và thực vật 10,7
%. Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn như mùn bã hữu
cơ, cám, rau, động vật đáy, thức ăn hỗn hợp, phân động vật...(Phạm Văn Khánh, 2000
a, 2000 b) Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành

phần thức ăn khá đa dạng, trong đó cá tra ăn tạp thiên về động vật. Thành phần thức
ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên được thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên (Menon và
Cheko, 1995)
Loại thức ăn

Tỷ lệ (%)

Nhuyễn thể

35,4

Cá nhỏ

31,8

Côn trùng

18,2

Thực vật dương đẳng

10,7

Thực vật đa bào

1,6

Giáp xác


2,3

1.1.2.5. Đặc điểm sinh trưởng
Trong tự nhiên cá tra có thể sống trên 20 năm, khối lượng cơ thể đạt 18 kg.
Trong ao nuôi cá 10 tuổi có trọng lượng 25 kg. Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối

5


nhanh. Cá nhỏ tăng nhanh về chiều dài, cá 2 tháng tuổi đã đạt chiều dài 10 - 12 cm,
khối lượng 14 - 15 g/con. Cá từ khoảng 0,30 - 0,40 kg/con thì tăng nhanh về chiều dài
cũng như khối lượng cơ thể. Cá từ khoảng 2,5 kg/con trở đi, mức tăng khối lượng
nhanh hơn so với chiều dài cơ thể (Phạm Văn Khánh, 2000 a).
1.1.2.6. Đặc điểm sinh sản
Cá tra thành thục sinh dục từ 2 năm tuổi ở con đực và ở con cái là 3 năm tuổi.
Hằng năm, vào đầu mùa mưa thường từ tháng 5 - 6, cá tra di cư ngược dòng về nơi có
điều kiện sinh thái phù hợp ở những lưu vực vùng biên giới của Lào và Campuchia.
Cá không đẻ ở phần sông của Việt Nam. Ở Campuchia, bãi đẻ của cá nằm từ khu vực
ngã tư giao tiếp hai con sông Mekong và Tonlesap, từ Sombor, tỉnh Crache trở lên
(Phạm Văn Khánh, 2000a).Tại vùng biên giới Campuchia và Việt Nam người dân có
truyền thống vớt cá tra bằng đáy, cá bột được chuyển về ao ương lên thành cá giống,
sau đó đưa đi bán cho người nuôi cá tra ở khắp Nam Bộ (Nguyễn Tường Anh, 1978).
Trong tự nhiên không gặp tình trạng cá tái phát dục, chỉ trong điều kiện nuôi
nhân tạo, cá tra có thể tái phát dục 1 - 2 lần trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối của cá
tra có thể từ 70 - 150 ngàn trứng/kg cá cái, với kích thước trứng tương đối nhỏ. Trứng
sắp đẻ có đường kính trung bình 1 mm. Trứng sau khi đẻ và hút nước có thể đạt đường
kính 1,5 - 1,6 mm (Phạm Văn Khánh, 2000 a). Từ năm 1966, Thái Lan đã bắt cá tra
thành thục trên sông (trong đầm Bung Borapet) và kích thích sinh sản nhân tạo thành
công, sau đó họ nghiên cứu nuôi vỗ cá tra trong ao. Đến năm 1972, Thái Lan công bố
quy trình sinh sản nhân tạo cá tra với phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục trong

ao đất (Nguyễn Chung, 2007).
1.2. Tình hình nuôi cá tra ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất giống cá tra
Nghề sản xuất giống nhân tạo cá tra đã phát triển rất mạnh ở một số tỉnh trong
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong đó, Đồng Tháp là tỉnh luôn dẫn
đầu trong việc sản xuất giống cá tra. Kết quả khảo sát của Dương Thúy Yên và Nguyễn
Văn Triều (2008) cho thấy trình độ kỹ thuật sản xuất giống của các hộ sản xuất trên
địa bàn Đồng Tháp là tương đối tốt. Tổng sản lượng cá tra bột cá được sản xuất tại
Đồng Tháp tính đến thời điểm 2005 đã lên đến 5,9 tỷ con.

6


Hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp là hai trọng điểm về sản xuất giống cá tra ở
ĐBSCL. Trung bình một năm, một cơ sở sản xuất giống đã sản xuất ra được 729,2
triệu bột, đạt năng suất 3.226,5 cá tra bột/lít/năm, với tổng chi phí là 588,3 triệu
đồng/năm, lợi nhuận 802,2 triệu đồng/năm và tỷ suất lợi nhuận 0,5/năm. Do đó, với
công suất sản xuất giống như thế thì các trại sản xuất có thể cung cấp cho nghề nuôi cá
tra thâm canh 52,4 tỉ cá bột/năm (Lê Lệ Hiền, 2008).
Năm 2009, toàn vùng ĐBSCL có 152 trại sinh sản cá bột, với khoảng 4.441 hộ
ương cá giống trên diện tích hơn 1.929 ha, năng lực sản xuất được hơn 15,6 tỷ cá bột
và 1,93 tỷ cá giống, vượt xa so với nhu cầu ương và nuôi. Sản lượng cá giống sản xuất
tập trung nhiều nhất ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang. Ước tính lượng
cá bố mẹ khoảng hơn 210.500 con và cá hậu bị là khoảng 166.000 con năm 2009. Số
lượng này vượt xa so với nhu cầu cá bột và giống (Nguyễn Văn Sáng và ctv, 2010).
Tuy nhiên, năng suất ương từ cá bột lên cá giống giảm dần. Từ năm 2001 trở về
trước năng suất đạt trung bình 40%, hiện nay giảm xuống còn 10 – 15%. Theo kết quả
điều tra của Nguyễn Văn Sáng và ctv (2010) về qui trình ương cá giống, tỷ lệ sống đạt
thấp, trung bình khoảng 12,6%. Tỷ lệ sống đến cá hương đạt trung bình 23% và tỷ lệ
sống từ cá hương đến cá giống trung bình 56%. Tuy nhiên, có một số hộ ương đạt tỷ

lệ sống cá bột lên giống là 30 - 40%. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cá hương và
cá giống là nguồn gốc cá bột, mật độ ương, kỹ thuật cải tạo ao, gây nuôi thức ăn tự
nhiên, xử lý môi trường ao ương, thức ăn và cách cho ăn theo từng giai đoạn, phòng
và trị bệnh. Trong 6 tháng đầu năm 2013 nhu cầu giống cá tra trong khoảng 1,8 - 2,0
tỷ con. Hiện nay toàn vùng ĐBSCL có gần 200 trại sản xuất cá bột, với trên 4.000 hộ
ương cá giống trên diện tích hơn 2.250 ha, tập trung nhiều nhất ở Đồng Tháp, An
Giang, Cần Thơ, Tiền Giang. Tuy nhiên, hiện nay nuôi cá tra gặp khó khăn nên giống
cá tra không tiêu thụ được, nhiều vùng ương cá tra ở Cần Thơ, Đồng Tháp treo ao hoặc
chuyển nuôi cá truyền thống. Hiện tại, Viện Nghiên cứu NTTS II đã chuyển giao cho
cơ sở sản xuất giống cá tra tại các tỉnh ĐBSCL số lượng cá tra hậu bị chọn giống
khoảng hơn 110 nghìn con (Tổng cục thủy sản, 2013).

7


1.3. Những nghiên cứu về vai trò và nhu cầu protein trên cá tra giai đoạn giống
Protein là phần chất hữu cơ chính của cơ thể động vật thủy sản chiếm 60 – 80%
vật chất khô (Lại Văn Hùng, 2004). Protein có vai trò quan trọng trong việc xây dựng
cấu trúc cơ thể: tạo mô mới, thay thế các tế bào chết, tạo nên các sản phẩm có hoạt tính
sinh học cao, vận chuyển hồng cầu, kháng thể, năng lượng (Cho, 1983 ; Lại Văn Hùng,
2004). Protein đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các giai đoạn đầu của ấu
trùng động vật thủy sản, đặc biệt là các loài cá (Slembrouck và ctv, 2009). Hàm lượng
protein thích hợp cho giai đoạn ấu trùng của cá thường từ 50 – 60% (O'keefe, T, 2001).
Thiếu hụt protein là nguyên nhân gây ra di hình ở cá: dị tật xương, cong quẹo xương
sống, mất nắp mang và dị tật hàm dưới (Slembrouck và ctv, 2009). Tuy nhiên, sự dư
thừa protein cũng làm giảm tăng trưởng của cá liên quan đến sự bảo hòa các axit amin
trong ruột (Tatum, 1992).
Nhu cầu protein của cá dao động trong khoảng từ 25 – 60%, tùy thuộc vào nhiều
yếu tố. Đối với nhóm cá ăn động vật, nhu cầu protein khoảng 40 – 60%. Sở dĩ có sự
khác biệt như vậy là do một số nhân tố khác nhau như: kích cỡ, độ tuổi, trạng thái sinh

lý của cá, các yếu tố sinh thái, mật độ ương, khẩu phần thức ăn hằng ngày của cá, chất
lượng protein trong thức ăn cũng như nguồn gốc protein (tỷ lệ protein và năng lượng,
thành phần axit amin và khả năng tiêu hóa protein) (Lại Văn Hùng, 2004).
Khi động vật thủy sản sử dụng thức ăn không có protein hoặc hàm lượng protein
quá thấp, cơ thể giảm khối lượng, bởi vì chúng sẽ sử dụng protein của cơ thể để duy
trì chức năng sống tối thiểu để tồn tại. Trái lại, nếu thức ăn được cung cấp quá nhiều
protein thì protein dư không được cơ thể hấp thụ để tổng hợp protein mới mà sử dụng
để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài. Hơn nữa, cơ thể còn phải tốn năng
lượng cho quá trình tiêu hóa protein thừa, vì thế sinh trưởng của cơ thể giảm (Lại Văn
Hùng, 2004).
Nhu cầu protein của cá tra giai đoạn giống cao hơn so với cá ở giai đoạn trưởng
thành, đối với các loài cá khác nhau thì nhu cầu protein trong thức ăn cũng khác nhau.
Thông thường, những loài cá dữ có nhu cầu protein cao hơn những loài cá hiền. Ví dụ,
nhu cầu protein trên cá hanh đỏ (Chysophrys major) và cá bơn sao (Pleuronectes
platessa) 50 – 55%, cá mú chuột (Cromileptes altivelis) và cá vược mõm rộng
(Micropterus salmoides) 40 – 45%, trong khi nhu cầu protein ở cá nheo (Lactalurus

8


punctatus) chỉ từ 32 – 36% (Zhang, ctv., 2006). Nhu cầu protein trong khẩu phần thức
ăn của cá tra giống từ 5 – 50 gam là 34 – 36 % (Hung, 1999). Ở cá tra nhỏ hơn 25 ngày
tuổi có nhu cầu protein là 38,2% (Trần Thị Thanh Hiền, 2003).
Về vấn đề dinh dưỡng trong ương nuôi cá giống, thức ăn và chế độ ăn ảnh hưởng
đến tỷ lệ sống, sự sinh trưởng của cá (Halver, J.E, 1972). Watanabe và Fujita (1983)
đã chỉ ra một số loài thuộc nhóm zooplankton được sử dụng thành công trong việc
ương nuôi cá giống; một số loài thuộc nhóm zooplankton, moina (cladocereans) đã
được chứng minh là thức ăn rất tốt trong giai đoạn đầu của việc ương nuôi cá Chanos
chanos (Villegas, 1990) và cá trê (Clarias macrocephalus) (Fermin, ctv., 1991).
Nghiên cứu của Hung và ctv. (2002) đã chứng minh Artemia, Moina sp. và trùng đỏ

(Tubifex) là những thức ăn phù hợp trong ương nuôi giống cá basa Pangasius bocourti
(Asian catfish) và tỷ lệ sống đạt được dao động từ 91,0% đến 93,0% và không khác
nhau có ý nghĩa khi so sánh với 03 loại thức ăn trên.
Slembrouck và ctv. (2009) đã nghiên cứu và báo cáo có mối liên hệ mật thiết
giữa tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của cá đến mật độ nuôi khi cho cá ăn Artemia spp.
và tác giả cũng khẳng định rằng tỷ lệ hao hụt trong ương nuôi cá tra (P. hypophthalmus)
cũng bị ảnh hưởng bởi đặc tính ăn thịt đồng loại. Trong quá trình ương nuôi, điều cần
thiết là nên tăng lượng thức ăn đủ cho cá nhằm tăng khả năng bắt mồi của cá, điều này
sẽ giúp làm giảm bớt sự hao hụt cá. Cá tra 36 giờ sau khi nở, miệng bắt đầu mở, hàm
mở 4,2% chiều dài thân, có các răng miệng và tia vây, răng miệng và vây có kích cỡ
như nhau 20 – 25µm. Sau 60 giờ răng miệng phát triển được 60 µm, lúc này cá bắt đầu
ăn thức ăn ngoài. So sánh chiều dài cơ thể và miệng cá sau 2 ngày đến 7 ngày từ 5,5mm
đến 8,5 mm, miệng cao hơn chiều dài cá, dễ dàng bắt thức ăn vào miệng (Millikin,
M.R, 1982). Ngoài việc tăng lượng thức ăn đủ cho cá, thì việc chọn lựa thức ăn phù
hợp với đặc điểm sinh học của cá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến tỷ lệ sống và tốc
độ tăng trưởng của cá. Cá tra mới nở ăn thức ăn tươi sống như Moina và Artemia. Khi
cá còn nhỏ khả năng bắt mồi của cá ảnh hưởng tỷ lệ thuận với mật độ con mồi. Do đó
tăng lượng thức ăn đầu vào có ảnh hưởng tốt đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
(Millikin, M.R, 1982).
Theo kết quả của Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản vùng Nam Bộ của Mỹ
(SRAC) cho thấy nhu cầu protein ở cá nheo con(Lactalurus punctatus), với giai đoạn
cá con (từ 2 – 4g) tương ứng với hàm lượng protein trong thức ăn vào khoảng 40 –

9


50%, của cá giống (10 – 15g) vào khoảng 35 – 40 %. Giai đoạn nuôi cá nheo lớn cần
thức ăn 24 – 32% protein (Võ Hồng Thanh Trúc, 2014).Nhu cầu protein trong khẩu
phần thức ăn của cá tra từ 35 – 40% (Fermin, ctv., 1991); ở cá giống từ 5 – 50 gam,
nhu cầu protein là 34 – 36% (Hung, ctv., 1999); ở cá tra nhỏ hơn 25 ngày tuổi có nhu

cầu protein là 38,2%. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển của cá tra bột lên giống,
hệ thống enzyme trong đường ruột chưa hoàn thiện và chưa hoạt động mạnh mẽ để
tiêu hóa lượng thức ăn thương mại để ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa cũng như chức
năng gan suy yếu. Tuy nhiên, để giai đoạn đầu cho ăn thức ăn công nghiệp cá có thể
thiếu một số loại enzyme cho tiêu hóa thức ăn nên việc bổ sung vào thức ăn enzyme
và vitamin C rất cần thiết. Hỗn hợp enzyme chứa lipase, protease, amylase, phytase và
Lactobacillus sp. sử dụng hàng ngày tương đối hiệu quả, sử dụng trộn vào thức ăn ở
các liều khác nhau.
1.4. Những nghiên cứu về vai trò và nhu cầu vitamin C trong thức ăn ở cá tra giai
đoạn giống
Vitamin là thành phần vi lượng trong thức ăn. Mặc dù hàm lượng của chúng
trong nhu cầu dinh dưỡng của động vật không cao, song nếu thức ăn thiếu hụt vitamin
sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cá nói riêng và động vật
nuôi nói chung. Thiếu hụt vitamin thậm chí gây ra còi cọc, bệnh tật và giảm tỷ lệ sống
ở cá tra. Chính vì vậy, nghiên cứu về vai trò và nhu cầu vitamin trên cá là cần thiết.
Vitamin là những chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau, cơ thể động vật
có nhu cầu một lượng nhỏ trong thức ăn để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình
thường. Vitamin không phải là một hợp phần quan trọng trong cơ thể như protein,
lipid, carbohydrate mà nó có vai trò như là chất bổ dưỡng, giữ gìn sức khỏe cho động
vật, đối với những động vật khác nhau có nhu cầu vitamin khác nhau (Lại Văn Hùng,
2004).
Hầu hết các vitamin có vai trò như một co – enzym hoặc các tác nhân hỗ trợ các
enzyme thực hiện các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Vai trò dinh dưỡng của vitamin
được ứng dụng vào nuôi trồng thủy sản từ rất lâu, nhất là từ khi nghề nuôi trồng thủy
sản phát triển hình thức thâm canh cùng với việc dùng thức ăn tổng hợp (Lại Văn
Hùng, 2004).

10



Vitamin có bản chất hóa học rất cần thiết cho chức phận chuyển hóa cơ thể trong
quá trình đồng hóa. Vitamin phần lớn không được tổng hợp trong cơ thể mà vào theo
nguồn thức ăn của động vật (Dương Tấn Lộc, 2007). Tuy nhiên, hàm lượng vitamin
cần thiết ở cá cũng như các động vật khác chưa được xác định. Nhu cầu vitamin phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: Tập tính dinh dưỡng, điều kiện sinh lý(Lại Văn Hùng,
2004).
Nhu cầu vitamin ở cao hơn động vật trên cạn (đặc biệt là vitamin C) do cá không
tổng hợp được trong cơ thể, do vậy nhu cầu vitamin phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn.
Thông thường vitamin bổ sung vào thức ăn chỉ chiếm 1 – 2% nhưng chi phí lại chiếm
đến 15% tổng giá tiền của thức ăn (Tổng cục Thủy sản, 2012). Việc bổ sung vitamin
vào thức ăn là dựa trên các nhu cầu được biết trên các loài cá khác nhau. Nghĩa là sử
dụng số liệu từ cá hồi vân cho các loài cá xứ lạnh và từ cá da trơn và cá chép cho cá
vùng nước ấm (Lê Anh Tuấn, 2006).

11


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại Trung Tâm Quốc gia giống Thủy sản Nước ngọt
Nam Bộ. Địa chỉ: ấp 2, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Hình 2.1. Địa điểm nghiên cứu
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 14/10/2014 đến ngày 01/11/2015.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá tra (Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878).

12



2.2. Sơ đồ nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng protein và vitamin C khác
nhau đến kết quả ương nuôi cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage,
1878) từ giai đoạn cá hương lên cá giống

Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin C
bổ sung lên sinh trưởng ở cá tra

Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong
thức ăn đến sinh trưởng ở cá tra

38%P

40%P

42%P

0%C

0,5%C

1%C

Theo dõi diễn biến môi trường nước nuôi
Đánh giá tăng trưởng chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống
Đánh giá FCR và hiệu quả sử dụng thức ăn

Kết luận và kiến nghị

Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Cá tra giai đoạn cá hương 15 ngày được lấy làm thí nghiệm. Sau khi nuôi thuần
dưỡng tiến hành lọc những con khỏe mạnh cho vào hệ thống nuôi thí nghiệm. Cá được
phân bố ngẫu nhiên vào 9 bể, số lượng cá thả trong mỗi bể là 100 con, tương ứng với
3 nghiệm thức thức ăn. Mỗi nghiệm thức bao gồm 3 bể. 3 nghiệm thức cho ăn thức ăn
công nghiệp khác nhau về hàm lượng protein, lần lượt là 38%, 40%, 42%. Hàm lượng
protein 38%, 40%, 42% là mua thức ăn nhãn hiệu Micro của công ty Tomboy có sẵn
hàm lượng protein 38%, 40%, 42% và không có phối trộn thêm . Thời gian ương nuôi
cá thí nghiệm là 21 ngày.
Dựa vào kết quả ương nuôi ở thí nghiệm 1, lựa chọn loại thức ăn có hàm lượng
protein tốt nhất để bổ sung hàm lượng vitamin C phục vụ cho thí nghiệm 2. Tương tự

13

2%C


×