Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Giảng dạy trực tuyến trong thời đại số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 183 trang )

PAT SWENSON ٠ NANCY A. TAYLOR

GIÀnG DAY
TRJC
■ TUYÊ'n
TROnS THâl BAI 5□

٠

A s ‫■؛‬،"،?‫ ؛‬١‫^؟؟‬

nhAxuA
tbAn
DAI HQC Q٧ 6 C GIA TP. HÔ CHf MINH


Pat Swenson

١

Nancy A. Taylor

GIẢNG DẠY TRựC TUYẾN
TRONG THỜI ĐẠI

số

Nguyên tác: Online Teaching in the Digital Age
Người dịch: Bùi Thanh Châu

ẩầ



ĐẠI HỌC
HOA SEN

‫؛‬s s

NHA XUẤT BẢN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HÓ CHÍ MINH

2015


M ỤC LỤC
• Lởi cảm ơn
• Lời tựa

9
11

CHƯƠNG 1. LỚP HỌC ẢO:
MỘT MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG

17

·Tổng quan

17

٠ Thuyết Kiến tạo Xả hội và môi trường học tập
trực tuyến


19

• Hình dung lại vai trò lớp học:
Các học viên trực tuyến ngày nay

21

• Vai ừò của bạn với tư cách người giảng dạy trực tuyến

26

• Tóm tắt

29

CHƯƠNG 2. XÂY D ự N G TRANG WEB CỦA BẠN::
HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP
VÀ N H Ữ N G TRANG WEB CHO KHÓA HỌC

31

٠ Tổng quan

31

٠ Những Hệ thống Quản lý Học tập

33


٠ Biến khóa học truyền thống
thành khóa học trực tuyến
• Quản lý và giám sát sinh viên của bạn

35
38

+ Ghi danh

38

+ Nhắn tin với sinh viên

39

+ Các tùy chọn thiết lập diễn dàn

40


+ C h ứ c n ăn g ch at thời gian thự c

41

+ P h ầ n câu h ỏ i kiểm tra

42

-1- Đ á n h giá sin h viên


44

• X ây d ự n g m ộ t website; tạo ra các tran g w eb
ch o k h ó a học

٠ Tóm tắt

46
50

CHƯƠNG 3. WEB 2.0: WEB TOÀN CẨƯ
CỦA NH Ữ NG LựA CHỌN

53

٠ T ổ n g q u an

53

• Web 2.0: những ứng dụng thông dụng

55

٠ Mạng xã hội: Eacebook

58

• Google Docs

64


٠ Những tùy chọn thông dụng khác

66

+ Blog

66

+ YouTube

67

+ Phát audio và video

67

+ ưstream

69

+ Skype

70

٠ Tóm tắt

71

٠ Đường dẫn đến những website thông dụng


72

CHƯƠNG 4. LựA CHỌN ĐỊNH DẠNG
VÀ TÍNH NÃNG KHỎA HỌC CỦA BẠN

75

٠

75

q u an

• Những phương pháp hiển thị thông tin khóa học

77


• Những tùy chọn hiển thị

79

+ Sử dụng văn bản đơn giàn để tạo đề cương môn học
và thời khóa biểu

80

+ Upload tài liệu


82

+ Sử dụng diễn đàn để hiển thị nội dung khóa học

83

+ Phổ biến thông tin qua email

84

٠ Liên kết đễn các website học tập ngoài Hệ thổng
Quản lý Học tập

87

٠ Lớp học ảo: lựa chọn những đặc tính và
cống cụ học tập

90

• Lớp học không đỗng bộ: diễn đàn. tiểu luận,
và câu hỏi kiểm tra

92

+ Diễn đàn thảo luận

92

+ Đánh giá trên diễn đàn


97

+ Tiểu luận, phê binh ngang hàng và đánh giá

99

+ Trắc nghiệm và bài thi
• Đổng bộ: lóp học ảo theo thời gian thực

102
103

+ Quản lý chat

103

+ Những phòng chat dành cho nhóm nhỏ

109

+ Bổ sung tính đa dạng; kết hợp chat và diễn đàn

112

+ Xử lý sự cố vể công nghệ

115

Tóm tắt


117


CHƯƠNG 5. HOẠCH ĐỊNH NHỮNG KỲ HỌC
TRONG TƯƠNG LAI

121

٠ Những câu hòi đánh giá diễn đàn
dành cho học viên

٠ Bảng rà soát cuối học kỳ

126
129

PHỤ LỤC I. Mẳu để cương và thời khóa biểu
của khóa học không đổng bộ

133

PHỰ LỤC II. Mẫu chương trình học và
thòi khóa biểu của khóa học đổng bộ

153

PHỰ LỤC III. Những chỉ dẫn về ứng xừ
trên Internet


182

٠ Đôi dòng về các tác giả

185

• Đ ể m ục

187


ăuấ cảm ơn
Chúng tôi muốn gởi lời cảm ơn đến một
vài đổng nghiệp tại Đại học bang California,
Northridge (CSUN). Đây là những cá nhân đã
đế xướng việc giảng dạy trực tuyến, và chúng
tôi rất lấy làm biết ơn vì sự hỗ trợ của họ trong
nhiều năm qua; Pamela Bourgeouis, Cathy
Cheal, Donald E. Hall, John Hartzog, Kara L.
Klima, Barbara Kroll, Patricia Y. Murray, Robert
Noreen, Kimon Rethis, Ilene Rubinstein, Cheryl
Spector, Sandra Stanley, Sheryl Thompson, và
George Uba.
Đối với hai biên tập viên và nhà phé bình của
chúng tôi - Michelle Hutchens (tác giả chuyên về
mảng công nghệ và chủ trang web http://www.
procom.us/) và tiến sĩ Terrie Mathis (Giáo sư
Ngôn ngữ học và Anh ngữ tại CSUN) - chúng tôi
٠ 9



không thể hoàn thành công việc này nếu không
có các vị.
ChUng tôi muốn nói lời cảm On dến những
người thân trong gia dinh và bạn bè của chUng
tôi vể sự giUp dỡ và thấu hiểu của họ.
Một lời cảm On dặc biệt xin gởi tới những
người bạn thân thiết của chUng tôi - Dennis và
Alien - vì tinh yêu và sự hỗ trỌ vô diếu kiện của
họ. Cuối cUng, tới Ρ.Υ., vì nguồn cảm hứng suốt
dOi và nển tảng tinh thần của chUng tôi, chUng
tôi bày tỏ dến các bạn niềm cảm mến và lOng biểt
On vô hạn.

10

٠ PATSWENSON-NANCY^TAYLOR


^

í

' á

t ự

a

Bạn được chỉ định dạy một khóa trực tuyến

nhưng có thể có sự hiểu biết hạn hẹp vể những
công nghệ giáo dục dang thinh hành trong thế
giới ảo Web 2.0 hôm nay. Công việc mới của bạn
gỢi lên nhiểu nỗi hoang mang bất tất trong cuộc
sống thường nhật của bạn với tư cách một giáo
viên mới (hoặc có thể hỉện bạn chưa quen với
việc giảng dạy), và dang vUng vẫy với sự hoảng
loạn, bạn tự hỏi minh sẽ sống sót qua trải nghiệm
này như thế nào. Một cơn lốc những y nghĩ và
thắc mắc vể việc học tập và thực thi công nghệ
mới, quản lý thời gian, và những nhu cầu của
sinh viên tới tấp ập dến tâm tri b ạn ...
٠ Tôi làm sao có thể giảng dạy một lớp trên

mạng nếu tôi không có hiểu biết gì vể cách
lập trang web?
G!ẢNGDẠYTRỤCTUYỂN1-R0NGTHƠIDẠJSỐ

٠

11


٠ Nếu tôi chưa từng tham gia vào một phòng

chat hoặc diễn đàn nào, tôi sẽ xoay sở thế
nào với một cuộc thảo luận trực tuyến?
٠ Liệu trường học có cung cấp sự hỗ trỢ vế

công nghệ cho tôi chăng, hay tôi có bổn

phận tự mình học hỏi cách thức giảng dạy
trực tuyến?
٠ Tôi thu xếp thời gian kiểu gì để tự tin học

hỏi những ứng dụng Internet mới?
٠ Liệu những tài liệu giảng dạy truyền thống

của tôi có được chuyển sang hình thức trực
tuyến một cách dễ dàng và hiệu quả?
٠ Những kì vọng của người sinh viên trực

tuyến khác biệt như thế nào với của những
sinh viên truyền thống?
٠ Tôi làm thế nào để đảm bảo sự tham dự

tích cực của sinh viên?
٠ Liệu tôi có bị đè bẹp bởi núi thư của các sinh

viên liên quan đến các vấn đề kỹ thuật?
Quyển sách của chúng tôi có thể làm gì cho bạn?

Xuyên suốt quyển sách, chúng tôi bàn vê'
những khía cạnh thực tế của việc giảng dạy trực
tuyến bằng việc khảo cứu những kinh nghiệm
12 ٠ PATSWENSON.NANCYA.TAYLOR


chắt lọc hàng thập kỷ của chúng tôi. Chương 1
khảo sát và định nghĩa lý thuyết học tập vốn đóng
vai trò nển tảng cho triết lý giảng dạy trực tuyến

của chúng tôi. Chương 2 đào sâu vào những hiệu
quả nội tại của các Hệ thống Quản lý Học tập
(LMS). Chương 3 khảo sát những ứng dụng giáo
dục theo xu thế cách tân hiện có trên Internet, ở
chương 4, chúng tôi nêu ra những thí dụ cá nhân
và sự hướng dẫn trong việc tạo ra và duy trì một
môi trường ảo để học tập hiệu quả. ở chương
cuối, chúng tôi đưa ra những gợi ý hữu ích và
một danh sách kiểm tra để trợ giúp trong quá
trình tự kiểm tra của bạn. Sau hết, phần phụ lục
của chúng tôi cung cấp những thí dụ tiêu biểu về
chương trình học trực tuyến, các kế hoạch làm
việc, và các quy ước mặc nhận trong lớp học ảo.
Đối với những nhà giáo am hiểu về mạng,
chúng tôi đưa vào phần nói vể sự kết hợp mượt
mà giữa âm thanh và hình ảnh cũng như là
những đặc tính được ưa thích trên các trang
như Facebook, Go>ogle Does, Blogger, ưstream, và
YouTube. Những người giảng dạy dày dạn kinh
nghiệm có thể thích đọc những tiết đoạn cụ thể
phù hợp với hoàn cảnh của họ. Nếu bạn còn lạ
lẫm với việc giảng dạy trực tuyến, bạn có thể thích
GIẢNG DẠYTRỰC TUYẾN TRONG TH Ờ I ĐẠI

số ٠ 13


đọc từng phần quyển sách theo tuần tự. Bất luận
trinh độ chuyên môn của bạn ở mức nào, chUng
tôi đã sắp xếp quyển sách theo cách thủc cho phép

bạn tim ra những cầu trả lời cho những thắc mắc
của minh một cách nhanh chOng và dễ dàng.
Sử dụng những từ dơn giản, không nặng
chuyên môn, chUng tôi sẽ truyển dạt cho bạn nền
kiến thức cơ bản mà bạn cần dể giảng dạy một
lớp trực tuyến thành công. Bạn sẽ học cách làm
thế nào dể xử ly những tài liệu mà bạn sử dụng
trong lớp học truyền thống và chuyển chUng vào
môi trương ảo mơi mẻ của bạn. Bạn sẽ học hỏi,
với sự tự tin, cách thức dể diều hành những cuộc
thảo luận trực tuyến dồng bộ theo thời gian thực
và không dồng bộ dược sắp xểp theo trinh tự
thời gian. Có lẽ, một diều làm an tầm hơn tất
thảy, bạn sẽ biết dược rằng rất ít những yếu tố
trong khOa học truyền thống cần phải thay dổi.
Tin vui (và có không ít tin vui) là bất luận
bạn lựa chọn ứng dụng gì, những tài liệu cung
cấp trong quyển sách của chUng tôi sẽ hỗ trỢ
bạn trong việc thiết kế và thực hiện những khOa
giảng dạy trực tuyến hiệu quả trong nhiểu nâm
sắp tới. Để hỗ trợ bạn trong việc chủ dộng vun
dắp sự thành thạo công nghệ trong lớp học ảo,
14 . PATSWENON-N.CYA.TAYLOR


chúng tôi khuyên bạn hãy ghi lại những hoạt
động giảng dạy hàng tuẩn trong nhật kỷ cá nhân
xuyên suốt học kỳ. Việc nêu bật những sự tương
tác và kinh nghiêm của bản thân sẽ giúp bạn
đánh giá khách quan thành tích của bạn. Điểu

quan trọng sống còn cho thành công của bạn với
tư cách một người giảng dạy trực tuyến là bạn
phải có khả năng quyết định ứng dụng nào sẽ
phục vụ đắc lực nhất những nhu cầu của bạn.
Về cách giảng dạy trong lớp học truyền thống
hơn mà bạn đã quen, bạn sẽ khám phá ra, qua
phương pháp thử và sai, những cơ cấu và phương
pháp vốn có tác động hữu hiệu đối với một cử
tọa những học viên trực tuyến. Thiết kế học trình
đẩu tiên của bạn sẽ không phải là thiết kế cuối
cùng. Bạn sẽ không ngừng cải tiến phương pháp
và phong cách để' thích hợp với những nhu cẩu
liên tục thay đổi của những học viên trực tuyến.
Nhưng ngay bây giờ đừng sợ chi cả. Sự trỢ giúp
đang ở phía trước!! Bạn có thể làm được!

GIẢNG DẠYTRỰC TUYẾN TOONG TH Ờ I ĐẠI số

٠ 15


CHƯƠNG 1
LỚP HỌC ẢO; MỘT MÔI TRƯỜNG
HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG

Tổng quan
Bản chất thay đổi chóng mặt của công nghệ
đã có một tác động ấn tượng đến những phương
thức biểu đạt của các sinh viên. Môi trường trực
tuyến thúc đẩy sự tăng cường biểu đạt thông

qua ngôn ngữ viết, và nhóm các học viên trực
tuyến mới của chúng tôi đã lớn lên trong thế giới
Web 2.0 sôi nổi với những hoạt động nhắn tin,
viết blog, và viết tweet. Các sinh viên ngày nay
thường tận dụng nhiều trang mạng xã hội để
tương tác với bạn bè của mình, và khi họ tham
gia vào những hoạt động như vậy, họ luôn trình
bày những ý tưởng và quan điểm của họ bằng
văn viết. Nhờ sức tác động và sự phổ biến rộng
rãi của những trang như vậy, giới trẻ hôm nay
G I^ ١
JG DẠY TRỰC TUYỂN TRONG THỜI ĐẠI

số ٠ 17


có thể dễ dàng tương tác với nhau qua máy tính
hơn là họ có thể làm trong ngữ cảnh đổi mặt trực
tiếp.
Trong chương này, chúng tôi cung cấp khuôn
khổ lý thuyết vốn định hình và định nghĩa triết
lý giảng dạy của chúng tôi khi nó quan hệ tới
việc giảng dạy trực tuyến, và chúng tôi sẽ thảo
luận việc thực hiện hệ thống ý tưởng đó biến
thành việc sáng tạo và xây dựng một lớp học
trực tuyến hiệu quả như thế nào. Khi chúng tôi
bắt đầu việc giảng dạy, Thuyết Kiến tạo Xã hội
đã khắc họa những hệ phương pháp của chúng
tôi, và việc học tập và giảng dạy tương tác đóng
vai trò nòng cốt trong hệ thống ý tưởng vể lớp

học của chúng tôi. Kinh nghiệm của chúng tôi
cho thấy rằng những môi trường học tập hữu ích
nhất thường là những môi trường trong đó sinh
viên và giáo viên cùng nhau tạo nên trải nghiệm
giáo dục. Paulo Preire gọi đây là cách giáo dục
cùng chủ động (co-intentional education), trong
đó cả sinh viên và thầy giáo bình đẳng với nhau
trong cuộc truy cẩu kiến thức‫؛‬. Đây là khái niệm
theo quân bình chủ nghĩa phục vụ cho một mục
١Freire. Paulo. (1997). Peda^ory 0‫ﻝ‬the oppressed. New York‘. The

Continuum Publishing Company, 51.

18 ٠ P A T S W E N S O N -N A N C Y ^ T A ^


đích cực kỳ hữu ích trong giáo dục trực tuyến
vì các sinh viên học tập tốt hơn khi họ là những
người tham gia đổng đẳng. Như bạn sẽ đọc thấy
trong chương này, việc tạo ra một môi trường
năng động, có tính tương tác là cốt lõi cho thành
công của một lớp học trực tuyến.
Thuyết Kiến tạo Xã hội và môi trường học tập
trực tuyến

Thuyết Kiến tạo Xã hội cung cấp, một cách vô
tình hay hữu ý, nển móng cho Hệ thống Quản lý
Học tập (Learning Management System - LMS).
Sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở chương 2, LMS là
một ứng dụng phần mềm mà cơ sở giáo dục của

bạn đã đăng ký bản quyền, cho phép các khóa học
được giảng dạy trên mạng. Những nhà sáng lập
các LMS khác nhau đã xây dựng các hệ thống của
họ với ý niệm rằng sinh viên và giáo viên cùng xây
dựng cuộc đối thoại trong lớp. Thuyết Kiến tạo
Xã hội tập trung vầo những học viên như “những
ngưòi xây dựng tích cực thay vì những người tiếp
nhận tri thức một cách thụ động.”‫؛‬
‘ Lewis, Barbara A., & MacEntee, Virginia M. (2005). Learning
Management Systems Comparison. Proceeding of the 2005 Informing
Science and IT Education Joint Conference. Truy xuất ngày 15 tháng
ỉ, 2011, từ địa chỉ />ỉnSỈTE05/P03j55Lewis.ptỊf
GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN TRONG TH Ờ I ĐẠI só

٠

19


Cơ sở của chúng tôi, Đại học bang California,
Northridge (CSUN), hiện đang sử dụng phần
mểm mã nguồn mở Moodle cho các khóa học
trực tuyến của trường. Cộng đống Moodle (cùng
với nhiều hệ thống LMS khác) hỗ trợ sự giáo
dục cùng chủ động và Thuyết Kiến tạo khi các
thành phần của nó tạo ra một diễn đàn khuyến
khích mọi người tham gia chia sẻ các vai trò của
giáo viên và học viên. Thông qua cách thảo luận
tương tác, vai trò của các giáo viên thay đổi từ
“nguồn kiến thức” trở thành “người ảnh hưởng,

hình mẫu, người điều tiết” và các sinh viên tham
gia vào một “cuộc phản tư và tái thẩm định sâu
xa hơn những niềm tin hiện thời của họ.”.
Với một môi trường tích cực chủ động như
vậy, giáo viên không còn hành xử như một nhân
vật quyền lực độc nhất. Những LMS thành công
tận dụng ý tưởng này bằng cách làm cho sinh
viên tập trung vào môi trường học tập. Bằng
việc nêu bật bản chất tương tác của giáo dục trực
tuyến, việc sử dụng một LMS hiệu quả giúp duy
trì nhiệt tình cao độ đối với việc học. Với những
ai đã vận dụng Thuyết Kiến tạo Xã hội trong
‘ Philosophy. (2009). Moodle. Truy xuất ngày 17 tháng 9, 2010, từ địa
chỉ dỉe.org/en/philosophy

20

٠ PATSWENSON-NANCYA. TAYLOR


lớp học, các bạn sẽ dễ dàng bị cuốn hút bởi cấu
trúc học tập do LMS mang lại; với những người
phụ trách những lớp học chủ yếu dựa vào các
bài giảng, đây có thể là một thay đổi cách mạng
từ lớp học lấy giáo viên làm trung tâm chuyển
thành lớp học lấy học viên làm trung tâm. Bất
luận bạn ở vào trường hợp nào, bạn sẽ khám phá
ra rằng Thuyết Kiến tạo Xã hội tạo ra một nền
tảng hữu hiệu cho lớp học ảo.
Nhờ có Thuyết Kiến tạo Xã hội làm căn bản,

các nhà sáng tạo nên LMS cung cấp hàng loạt
những diễn đàn đổng bộ (sống động, theo thời
gian thực) và không đổng bộ (sắp xếp theo trình
tự thời gian) khác nhau, trên đó những người
giảng dạy có thể phát triển các lớp học hấp dẫn
một bộ phận đông đảo công chúng bao gổm các
học viên hôm nay. Theo kinh nghiệm của chúng
tôi, các học viên trực tuyến hôm nay hoạt động
tốt hơn trong những môi trường nơi họ có một
mức độ trách nhiệm nào đó đối với việc giáo dục
chính mình.
Hình dung lại vai trò lớp học: các học viên trực
tuyến ngày nay

Sự giáo dục trực tuyến đã trợ giúp chúng tôi
trong việc hình dung lại những vai trò của lớp
GIẢNG D ẠYTRỰ CTUYẾNTRONGTHỜI ĐẠI

số

٠ 21


học truyền thống trong bối cảnh lớp học không
truyền thống. Sự thảo luận thông qua trang web
thiết lập một sự trao đổi lẫn nhau trong đó sinh
viên vừa là người tham dự vừa là cử tọa, biểu diễn
lý thuyết về giáo dục cùng chủ động của Paulo
Freire, nơi mọi người trong lớp học (giáo viên
và sinh viên) chia sẻ nhiệm vụ khơi mở, phân

tích phê phán, và sáng tạo lại tri thức.‘ Việc kết
hợp những công nghệ học tập như các diễn đàn,
trang blog và phòng chat dành cho từng nhóm
nhỏ hoặc cả lớp có thể tăng cường sự tương tác
và tính sáng tạo của sinh viên.
Khi bạn đòi hỏi sự tham gia, bạn tạo ra một
nển sư phạm tập trung vào sinh viên trong lớp
học trực tuyến của bạn và cải thiện mạnh mẽ
chiều sâu bài giảng của bạn. Bằng việc áp dụng
lý thuyết về sự trao quyền của Paulo Freire nhằm
khuyến khích sinh viên cảm thấy họ làm chủ tư
tưởng họ, bạn sẽ:
٠ đổng đẳng hóa mọi tiếng nói;
٠ trao quyền và tạo động cơ thúc đẩy cho

sinh viên;
^ Freire, Paulo. (1997). Pedagogy of the Oppressed. New York: The
Continuum Publishing Company, 51
22

٠ PATSWENSON-NANCYA. TAYLOR


• khích lệ sự tương tác (và cộng tác) giữa
sinh viên với sinh viên;
٠ tạo ra một cộng đồng những người viết

lách;
• cung cấp một lực lượng cử tọa rộng lớn
hơn, đưa đến sự tập trung cao độ vào sự

sáng tỏ, tính vững vàng, sự chính xác, văn
phong, và tư duy phê phán; và
٠ tăng cường khả năng giao tiếp với vô số

những tiếng nói và quan điểm.
Theo những nguyên tắc chỉ dẫn đó, bạn thử
thách các sinh viên xem xét lại những quan điểm
khuôn sáo và giản dị thái quá. Bằng việc khuyến
khích những ý kiến đối nghịch, các sinh viên
bắt đầu phân tích quá trình tư duy của chính
họ. Kết quả là một mối quan hệ sâu sắc hơn với
những tài liệu nắm trong tay khi các sinh viên
có nhiều cơ hội hơn để vận dụng kiến thức họ
đã học được khi họ không còn ngồi trong lớp
học.
Các học giả đã nhận thấy sự hiện diện của
những cuộc đối thoại sắc sảo trong các cuộc
thảo luận trực tuyến của các sinh viên. Trong
GIẢNG DẠY TRỰC TUYỂN TRONG TH Ờ I ĐẠI số

٠ 23


cuộc nghiên cứu so sánh về các Hệ thống Quản
lý Học tập của mình, Lewis và MacEntee nhấn
mạnh bản chất xã hội của việc học tập trực
tuyến, và để cho phù hợp với thuyết kiến tạo
hiện đại, họ đề nghị sử dụng những thành phần
của khóa học trực tuyến có tính tương tác và
năng động để đáp ứng những nhu cầu và kỳ vọng

của các học viên tích cực trong xã hội. Khóa
học được thiết kế theo phương pháp tập trung
vào sinh viên (bao gồm những đơn vị thảo luận
khác nhau) sẽ cho phép những người tham dự
đóng vai trò tích cực trong trải nghiệm học tập
của chính họ.' Trong phân tích của mình, Lewis
và MacEntee cũng chỉ ra những khác biệt then
chốt giữa sinh viên truyền thống và sinh viên
trực tuyến:

Các sinh viên theo học những khóa trực tuyến
thường ỉà những học viên tự quản, tự định
hướng. Họ thể hiện óc sáng tạo, tính độc lập,
và sự kiên trì trong việc học. Khi họ chịu trách
nhiệm cho việc học của bản thân, họ coi các
^ Lewis, Barbara A., & MacEntee, Virginia M. (2005). Learning
Management Systems Comparison. Proceedings of the 2005 Informing
Science and IT Education Joint Conference. Truy xuất ngày 15 tháng
J. 2011, từ địa chỉ />InSITE05/P03f55Lewis.pdf

24 ٠ PA TSW EN SO N -N A N C Y A. TAYLOR


vấn để như những thử thách thay vì những
trở ngại. Họ có chung một niềm hiếu kỳ cao
độ, một khao khát học hỏi mãnh liệt, và khả
năng kỷ luật tự giác. Họ có thể lập ra những
mục tiêu, đề ra những kế hoạch, tổ chức thời
gian, và xác lập một nhịp độ thích hợp cho
việc học.‘

Vể phẩn các tuýp sinh viên đăng ký các khóa
học trực tuyến, chúng tôi cần nêu ra đây một
cuộc quan sát nữa. Khi chúng tôi giảng dạy tại
một trường đại học bang, những bức bách vể
tài chính đã hạn chế sự cung ứng lớp học. Cũng
vì lẽ đó, tại trường đại học của chúng tôi có vài
dạng sinh viên đăng ký những khóa học trực
tuyến. Hấu hết là do động cơ tự thân, còn một số
khác có lẽ ghi danh một lớp trực tuyến vì những
khoản cắt giảm ngân quỹ của nhà trường có thể
đã thu hẹp mức độ cung ứng những khóa học
truyển thống. Hãy cảnh giác với một nhóm học
viên online đông đảo hỗn tạp đăng ký khóa học
trực tuyến của bạn; hoàn cảnh kinh tế có thể bức
‘ Lewis, Barbara A., & MacEntee, Virginia M. (2005). Learning
Managrement Systems Comparison. Proceedings of the 2005
Informing Science and IT Education Joint Conference. Truy xuất
ngày 15 tháng L 2011, từ địa chì />proceedings/ỉnSỈTE05/P03f55Lewỉs.pdf
G1^ ١
JG DẠY TRỰC TUYẾN TRONG TH Ờ I ĐẠI SỐ

٠ 25


bách những học viên kém “ý thức tự quản” hơn
ghi danh vào lớp học ảơ của bạn.
Vai trò của bạn với tưcách người giảng dạy trực
tuyến

Là người giảng dạy trong một lớp học ảo, vai

trò của bạn là da diện; tất nhiên, mối quan tâm chủ
yếu của bạn là giảng dạy chủ dế chuyên môn của
minh. Tuy nhiên, cách thức bạn xây dựng những
hoạt dộng của khóa học củng có tầm quan trọng
không kém. Một lần nữa, ý niệm then chốt cẩn ghi
nhớ (ý niệm định nghĩa môi trường trực tuyến của
LMS) là bản chất xâ hội của ١dệc học tập. Lewis
và MacEntee xác nhận tinh thiết yếu của việc lựa
chọn những thành phần thích hợp của khóa học
- với nội dung tập trung vào sinh viên như những
diễn đàn và những buổi thảo luận trò chuyện vốn
nhẩn mạnh việc học tập tích cực, có tinh phản tư
và xẵ hội.. Bằng việc tạo ra một diều kiện thoải
mái, các sinh viên sẽ phát triển tốt trong những
môi trường noi mà họ dOng vai trò là những người
dự phần tích cực vào cuộc theo đuổi tri thức.
I Lewis, Barbara ị } & MacEntee, Virginia M. (2005). Learning
Management Systems Comparison.
0‫ ﺃ‬i k lOCiS
Informing Science and IT Education Joint Conference. Trtiy xuat
ngàỵ 15 tháng ỉ) 201ỉề từ địa chỉ />proceeđmgs/lnSlTE05/P03í55lewis.pdf

26

٠ PATSWENSON

٠٠

NANCYA.TAYLOR



Sự tương tác giữa sinh viên và sinh viên
là m ột trong những khái niệm cốt lõi vể môi
trường ảo hữu ích; do đó, bạn nên hợp nhất
những quy cách thảo luận khác nhau trong lớp
học của mình, cho phép các sinh viên kết nối với
tài liệu và với nhau ở những cấp độ học thuật
sâu hơn và ý nghĩa hơn. Mặc dù công nghệ cung
cấp nhiều quy cách thảo luận có vẻ nghèo nàn
khô khan so với cách đối thoại trực diện, một
vài trong số các diễn đàn này thật sự đã cung
cấp những phương tiện kết nối sâu sắc hơn giữa
các sinh viên và giáo viên, đưa đến một mức độ
xác thực hơn trong sự truyền đạt viết và nói.
Nếu bạn có thể tìm ra cách thức để hỢp nhất
những yếu tổ đổng bộ và không đồng bộ của
khóa học, lúc ấy bạn sẽ nhận thấy bạn có thể
hướng dẫn và giám sát sự tương tác giữa sinh
viên với tài liệu m ột cách dễ dàng hơn, và các
sinh viên sẽ lĩnh hội và kết nối một cách hiệu
quả hơn với các chủ đề được thảo luận.

Empowering Education: Critical
Teaching for Social Change, Ira Shor tán thành
giá trị của sự trao quyển cho sinh viên:
Trong

Sự tham gia là điểm quan trọng nhất để bắt đầu
vỉ lẽ sinh viên bị cuốn hút ít nhất trong các lớp học
GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN TRONG TH Ờ I ĐẠI


số ٠ 27


truyen thong va vt hanh dong Id thietyeu de thu
ddc tri thiic vdphdt trim tritue... Con ngUdi chdo
ddi nhunhdngkehieu hocsoinoi, chdkhongnhU
nhdng sink vat thu dong. NhUng ndm thdng dd
mdi mon nhiet t'lnh hoc hoi cua ho trong cdc Idp
hoc thu dong... Tinh hieu ky vd nhdng ban ndng
xd hoi cua ho sa sut, mdi den khi nhieu ngUdi trd
thdnh nhdngke thd d Idnh dam... Nhdng Idp hoc
de cao sU thorn gia coi trong vd khoi phuc ban
tinh hieu ky cua sinh vien.‘
Sii ap dung tich cpc cong nghe, bat luan
trong mot Idp hoc dong bo hay khong dong bo,
nang cao bau khong khi tdi mdc do tao dieu kien
phat trien tot nhat cho mot hoc vien tich oJc,
gop phan tao nen sp doi thoai h ٥ u ich hon g i.a
sinh vien vdi nhau va gi٥ a sinh vien vdi giao
vien. Trong viec xay dting s\i doi thoai c6 y nghia
vdi cac sinh vien cua minh. ban cho phep n h .n g
ngiidi tham gia cat cao tieng noi hon va sin long
de cho tieng noi cua hp diipc nghe thay. Hay theo
duoi triet ly ve s\i tham gia cdi md, va cac sinh
vien cua ban se cd xu hiidng doi thoai nhieu hOn
vdi ban va vdi tai lieu hoc trinh.
^ Shor, Ira. (1992). Empowering Education: Critical Thinking for
Social Change. Chicago: The University o f Chicago Press, 17-18.


28

٠ PAT SWENSON-NANCYA. TAYLOR


×