Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chuyển dịch cơ cấu lao động tại các xã nông thôn mới trong chương trình thí điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.87 KB, 10 trang )

Họ và tên: Phạm Thị Hiền
Lớp kinh tế phát triển A

Đề cương chi tiết: 01
Ngày nộp: 10/04/2012

Tên đề tài:

Chuyển dịch cơ cấu lao động tại các xã nông thôn mới trong chương trình thí
điểm giai đoạn 2009-2011. Thực trạng và giải pháp.
Mục lục
Danh từ viết tắt
Phụ lục
Lời mở đầu
Nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế
- xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Với vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy, Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung
ương Đảng khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 05/08/2008 về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn; xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng văn minh,
giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; đảm bảo điều kiện
học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu các vùng nông thôn gần với
các đô thị trung bình; xây dựngnền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại;
tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn vào quá
trình CNH-HĐH đất nước.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 26/NQ- TW, ngày 30/12/2008 Ban Bí Thư đã
ban hành Quyết định số 205-QĐ/TW thành lập ban chỉ đạo thí điểm chương trình xây dựng
nông thôn mới. Banh chỉ đạo đã xây dựng đề án chương trình thí điểm nông thôn mới
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Đề án đã chọn ra 11 xã để chỉ đạo điểm, là những xã
trung bình khá, địa diện cho các vùng kinh tế- văn hoá trong cả nước.


Qua báo cáo tổng kết của 11 xã thí điểm qua 3 năm thực hiện đề án cho thấy bộ mặt
nông thôn Việt Nam đã có những thay đổi theo hướng tích cực, đã có hình dạng của nông
thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thông mới và những yêu cầu của Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương đảng đề ra. Các xã điểm nông thôn mới đang có
sức lan toả, khích lệ thúc đẩy triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới.


Mô hình nông thôn mới cơ bản đã được hình thành ở các xã điểm nhưng vẫn còn một
số tiêu chí vẫn rất khó thực hiện. Qua kết quả tổng kết của 11 xã điểm thì hầu hết các xã
chưa thực hiện được tiêu chí cơ cấu lao động, mà cụ thể là sự chuyển dịch cơ cấu lao động
ở các xã này còn chậm. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Để trả lời câu hỏi này đề tài của tôi dựa trên cơ sở kế thừa những kết quả, kinh
nghiệm của 11 xã điểm để phân tích và tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Đề tài cũng hy
vọng đề ra những giải phảp thiết thực để quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở các xã
điểm nói riêng và nhân rộng mô hình tới các xã khác trong cả nước giai đoạn tiếp theo có
hiệu quả hơn.
Đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao động tại các xã thực hiện xây dựng thí điểm nông
thôn mới giai đoạn 2009-2011. Thực trạng và giải pháp”.
Chương I: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động và xây dựng mô hình nông
thôn mới.
I.
Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn
I.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động và phân loại cơ cấu lao động nông thôn
I.1.1. Khái niệm cơ cấu lao động nông thôn
- Cơ cấu lao động là một phạm trù KT-XH bản chất của nó là các
quan hệ giữa các phần tử các bộ phận cấu thành tổng thể lao động,
đặc trưng nhất là một quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng lao động giữa
các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.
( Giáo nguồn nhân lực của PGS.TS Nguyễn Tiệp)

- Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có
nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế,
vă hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định
và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác, phân biệt với đô thị.
Nông thôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hoá quốc gia như
phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông
nghiệp và ngành nghề các di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam
thắng cảnh… Đây cũng chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hoá
dân tộc, đồng thời là khu vực giải trí và du lịch sinh thái phong
phú và hấp dẫn đối với mọi người.
Dân cư nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ
với những qui định cụ thể cả từng họ tộc và gia đình. Những người


I.2.

ngoài họ tộc cùng chung sống luôn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ
nhau toạ nên tình làng, nghĩa xóm lâu bền.
Nông thôn có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển đát
nước- xuất phát từ đặc điểm của nước ta là nước sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu (70%dân số nước ta sống bằng nghề nông).
Như vậy, cơ cấu lao động nông thôn là tỷ lệ về mặt số lượng lao
động giữa các ngành nông nghiệp và các ngành phi nông nghiệp
I.1.2. Phân loại cơ cấu lao động nông thôn
- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
- Cơ cấu lao động theo ngành nghề
- Cơ cấu lao động theo tính chất các yếu tố tạo nguồn
(nguồn giáo trình kinh tế phát triển nông thôn- TS. Vũ Đình
Thắng và Nguồn nhân lực nông thôn- ngoại thành trong quá trình
đô thị hóa trên địa bàn TP.Hà Nội- PGS.TS. Nguyễn Tiệp).

Khái niệm và sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
I.2.1. Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động là quá trình phân phối bố trí
lao dộng theo những qui luật, những xu hướng tiến bộ, nhằm mục
đích sử dụng đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực để tăng trưởng và
phát triển.
(Bài viết “chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm ở VN giai đoạn
2001” của TS. Nguyễn Ngọc Sơn trên tạp chí kinh tế và dự báo số
3 năm 2008)
Theo giáo trình nguồn nhân lực- Nguyễn Tiệp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng vận động
của các bộ phận cấu thành nguồn nhân lực, được diễn ra trong
không gian, thời gian nào đó và diễn ra theo một xu hướng nào đó
Theo bài viết “chuyển dịch cơ cấu lao động” trên tạp chí khoa giáo
số 7 năm 2008. Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi qua
thời gian về tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng số lao động theo
một không gian, thời gian nào đó diễn ra theo một xu hướng nào
đó.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là sự thay đổi
quan hệ tỷ lệ lao động và những xu hướng tiến bộ nhằm mục đích


sử dụng hiệu quả nguồn lao động ở khu vực nông thôn trong một
thời gian nhất định.
I.2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn
A. Fisher cho rằng: theo xu hướng phát triển khoa học công nghệ
thì:
- Ngành nông nghiệp dễ có khả năng thay thế lao động nhất, hơn
nữa nhu cầu hàng hoá nông nghiệp có xu hướng giảm. Do vậy, tỷ
lệ lao động trong khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm.

- Ngành công nghiệp khó thay thế lao động hơn nông nghiệp và
cầu tiêu dùng hàng hoá này có xu hướng tăng chậm dân. Do vậy,
tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp tăng chậm dần
- Ngành dịch vụ được coi là khó có khả năng thay thế lao động
nhất, cầu tiêu dùng có xu hướng tăng ngày càng nhanh. Do vậy, tỷ
lệ lao động trong khu vực này ăng nhanh nhất.
Kết luận, xu hướng chuyển dịch chung là chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Tăng tỷ trọng lao động
trong các ngành phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông
nghiệp.
I.2.3. Phân loại chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
- chuyển dịch cơ cấu lao động bên cung
- chuyển dịch cơ cấu lao động bên cầu
I.2.4. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn
I.3.

II.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước
- Điều kiện KT-XH và chính trị
- Các điều kiện về dân số, tự nhiên, môi trường

(nguồn: Giáo trình nguồn nhân lực- PGS.TS. Nguyễn Tiệp)
CTMT về xây dựng mô hình NTM
II.1. Bối cảnh và nội dung của CTMTQG xây dựng NTM
- Bối cảnh
- Nội dung



II.2.

Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM
II.2.1. Sự cần thiết phải có bộ tiêu chí quốc gia
Bộ tiêu chí quốc gia là cần thiết để định hướng hành động, là công
cụ cho chỉ độ, kiểm tra, là thước đo để đánh giá kết quả phấn đấu,
thi đua…nếu ko có bộ tiêu chỉ thì sẽ dẫn tới đầu tư dàn trải, phân
tán, khó tập trung nguồn lực, dẫn đến sự không hiệu quả khi xây
dựng mô hình…
II.2.2. Nội dung
(bao gồm 5 nhóm, 19 tiêu chí)
Bảng 1: Bộ tiêu chí quốc gia về nông thông mới
III. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và xây dựng mô hình nông
thôn mới
1. Cơ cấu lao động là một bộ phận của quá trình xây dựng NTM
2. Chuyển dịch cơ cấu lao động là hệ quả của quá trình phát triển sản xuất,
mở mang là nghề phi nông nghiệp ở nông thôn
3. Chuyển dịch cơ cấu lao động có tác động tương hỗ đến các tiêu chí trong
bộ tiêu chí quốc gia về NTM: (như tiêu chí 10 (thu nhập), tiêu chí 16 (văn
hóa), tiêu chí 11(nghèo), tiêu chí 13 (hình thức tổ chức)
IV. Bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn mới tại các
nước trên thế giới
IV.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tại các nước
trên thế giới
Nhật Bản: phát triển làng nghê (mỗi làng một nghề) nhằm phát triển các làng
nghề thủ công đặc trưng của mỗi vùng.
Thái lan: Về lĩnh vực nông nghiệp, chính phủ Thái Lan tập trung vào các nội
dung: cơ cấu lại nghành nghề phcuj vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời
cũng xem xét đến nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thông, nội lực, tiềm

năng trong lĩnh vực sản xuất va tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu
dùng trong nước và nhập khẩu.
Thái lan đã tập trung các ngành mũi nhọn như sản xuát hàng nông nghiệp, thủy,
hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩu mạnh mẽ công nghiệp chế biesn nông sản cho
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các ngành công nghiệp phát triển.


Thái lan có phong trào “mỗi làng một sản phẩm” nhằm khuyến khích các làng
nghề cổ truyền phát triển để tạo việc làm cho người dân và góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế
(tạp chí cộng sản)
Hà Lan:
- Xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tập trung vào những
ngành có nhiều lợi thế
- Phát triển các trang trại qui mô lớn
- Phát triển các tổ chức của nông dân và hỗ trại tín dụng
Hàn quốc:
- Phát triển cơ sơ hạ tầng nông thôn
- Đẩy mạnh công nghiệp, đô thị hóa nông thôn
- Hỗ trợ tài chính cho lao động nông thôn
- Hỗ trợ đầu tư tư phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp
(nguồn: )
IV.2. Bài học kinh nghiệm cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở
việt nam
(có thể áp của hàn quốc, đồng thời chú trọng phát triển các làng nghề,
những ngành lợi thế của địa phương)
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại 11 xã thí điểm xây dựng mô
hình nông thôn mới giai đoạn 2009-2011
I. Tổng quan về chương trình 11 xã thí điểm nông thôn mới đầu tiên ở Việt Nam
1.1.

Tình hình KT-XH của 11 xã trước khi thực hiện nông thôn mới
1.1.1. Thu nhập và sinh kế
Bảng 2: Thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo của 11 xã trước khi thực hiện
nông thôn mới
Kết luận: các xã được chọn đề là các xã trung bình khá, hầu hết
các tiêu chí đều chưa đạt được
1.1.2. Cơ cấu lao động
Bảng 3: dân số của 11 xã
Bảng 4: lao động phân theo các ngành kinh tế (nông-công nghiệpdịch vụ)
Bảng 5: tỷ lệ lao động nông nghiệp


Bảng 6: Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Kết luận: tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp vẫn ở mức cao,
tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ở mức hạn chế
1.1.3. Hình thức tổ chức sản xuất
1.2. Đánh giá chung về kết quả thực hiện mô hình nông thôn mới
1.2.1. Kết quả thực hiện mô hình nông thôn mới
1.2.1.1. Mặt được
1.2.1.2. Tồn tại, hạn chế
1.2.2. Tác động của mô hình nông thôn mới đến đời sống KT-XH tại 11
xã điểm
1.2.2.1. Tác động về thay đổi nhận thức, tư tưởng
1.2.2.2. Tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
1.2.2.3. Tác động đến kết quả phát triển sản xuất
1.2.2.4. Tác động đến liên kết sản xuất và tiêu thụ
1.2.2.5. Tác động đến hình thành những cách làm mới trong phát
triển nông thôn
II. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại 11 xã thí điểm xây dựng
mô hình nông thôn mới giai đoạn 2009-2011

II.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động tại 11 xã điểm mô hình nông thôn mới
giai đoạn 2009-2011
Bảng 7: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu của 11 xã thí điểm
II.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động tại 11 xã sau khi xây dựng mô hình
nông thôn mới
II.2.1. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động tại 11 xã sau khi xây dựng
mô hình nông thôn mới ( đánh giá dựa trên mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tuy khó đạt được nhưng so với trước khi xây dựng mô hình NTM
thì đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực)
Bảng 8: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2009-2011 của 11
xã thí điểm.
Bảng 9: Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của 11 xã thí điểm
II.2.1.1. Mặt được
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng
lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong


lĩnh vực phi nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong các làng nghề
thủ công.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng
Bảng 10: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của 11 xã thí điểm giai đoạn
2009-2011
II.2.1.2. Tồn tại, hạn chế
Hầu hết các xã đều chưa đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao
động
Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tuy đã được cải thiện
nhưng vẫn ở mức cao
II.3. Đánh giá các chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động.
II.3.1. Các chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động
II.3.1.1. Nhóm 1: hỗ trợ trực tiếp người dân, bao gồm chính sách khuyến

nông, đâò tạo nghề
II.3.1.2. Nhóm 2: hỗ trợ về cơ chế, tháo gỡ khó khăn, bao gồm chính sách
tín dụng nông thôn, chính sách khuyến khích nông nghiệp đầu tư
vào nông thôn
II.3.1.3. Một số chính sách địa phương: chính sách khuyến khích chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ven đô
(TP.HCM), chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất (Tỉnh
Điện Biên- đại diện xã Thanh Chăn)
II.3.2. Ảnh hưởng của các chính sách đến chuyển dịch cơ cấu lao động
II.3.2.1. Tích cực
II.3.2.2. Hạn chế
III.
Nguyên nhân dẫn đến chuyển dịch cơ cấu chậm tại 11 xã chương trình nông
thôn mới ở Việt Nam
III.1. Cơ chế chính sách
III.2. Các nguyên nhân khác
Chất lượng nguồn nhân lực kém
Ngân sách hạn hẹp
Hình thức tổ chức sản xuất chưa chặt chẽ, chưa có sự liên giữa sản xuất và
tiêu thụ


Một số nguyên nhân khác: chưa có chính sách thu hút người lao động của xã
đi làm việc nơi khác về phục vụ cho xã, hay việc thu hút nhân tài là những
con em của xã đi học đại học về phục vụ cho xã…
(nguồn: rút ra từ cuốn Kỷ yếu báo cáo kết quả xây dựng thí điểm mô hình
nông thôn mới giai đoạn 2009-2011)
Chương III: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động tại các xã mô hình nông thôn mới
I.
Mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020

II.
Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động tại 11 xã mô hình nông thôn
mới
II.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
II.2. Giải pháp về vốn: huy động và sử dụng vốn
II.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất
II.4. Một số giải pháp khác
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kỷ yếu báo cáo kết quả xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 20092011, vụ nông nghiệp- Bộ KH & ĐT.
2. Giáo trình kinh tế phát triển (2005), GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, NXB Lao ĐôngXã Hội,
3. Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, TS. Vũ Đình Thắng, NXB Thống Kê.
4. Giáo trình nguồn nhân lực, TS. Nguyễn Tiệp.
5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Khánh Hòa theo hướng CNH-HĐH, Tác
giả Nguyễn Xuân Long
6. Tạp chí kinh tế phát triển và dự báo số 3 năm 2008
7. Tạp chí khoa giáo số 7 (18/07/2008)
8. Để tài 49-11
9. Số liệu về 11 xã thí điểm nông thôn mới từ bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
10. Một số trang web










×