Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Cơ sở vật chất và tầm ảnh hưởng tới du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.01 KB, 19 trang )

Đề án môđun du lịch
Đề tài : Cơ sở vật chất và tầm ảnh hưởng tới du lịch

 Lí do chọn đề án :
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịchcũng như quyết định mức độ khai thác
tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy
nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng
và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá
nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du
lịch gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hoá du
lịch đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt…Tài nguyên
du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch.
Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi phải xây dựng một hệ
thống các công trình. Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc
tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của
khách du lịch. Hiện nay, cơ sở hạ tầng đã và đang được nhà nước quan tâm để
phát triển, cơ sở hạ tầng không chỉ thể hiện mức phát triển của ngành mà còn


2

thể hiện mức độ phát triển của ngành kinh tế đất nước, đồng thời đây cũng là
một thước đo để đánh giá được mức độ quan tâm quản lý của nhà nước đến
ngành du lịch dịch vụ. Chính vì những lí do trên, em xin được chọn đề tài : “
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU LỊCH “ để làm đề tài
cho đề án môđun du lịch.
_ Trong bài có sử dụng một số thông tin từ internet :
và một số thông tin từ sách “Tổng quan du


lịch” – nxb Kinh tế quốc dân, cùng một số hiểu biết của bản thân.

 Giải quyết các vấn đề :
+ Khái niệm về cơ sở vật chất trong du lịch
+ Các đặc điểm, yêu cầu và xu hướng phát triển của cơ sở vật chất kĩ thuật
trong du lịch.
+ Áp dụng thực tế tại bảo tàng Hà Nội, bảo tàng dân tộc học, công viên Thủ
Lệ.

NỘI DUNG
I.

Khái niệm và các tiêu chuẩn:

1. Khái niệm cơ sở vật chất – kĩ thuật :
cơ sở vật chất kĩ thuật được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kĩ
thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm
tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong
các chuyến hành trình của họ


3

2. Các tiêu chuẩn đánh giá :
- Rất tốt: Cơ sở hạ tầng và kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu
chuẩn quốc tế > 3 sao.
- Khá: Đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế 1 - 2 sao.
- Trung bình: Có được một số cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật nhưng
chưa đồng bộ và chưa đủ tiện nghi.
- Kém: Còn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, nếu có thì

chất lượng thấp hoặc tạm thời thiếu hẳn thông tin liên lạc.

II.

Các đặc điểm, yêu cầu, xu hướng của Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
– chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của
ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc
dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng
của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng
tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xây dựng công suất các công
trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng có ảnh hưởng đến thứ
hạng của các cơ sở này.
Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian
sử dụng chúng trong năm. Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố
trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ của đất nước
và là tiền đề cơ bản để hình thành các trung tâm du lịch.
Sự phụ thuộc của cơ sở vật chất kỹ thuật vào tài nguyên du lịch không


4

chỉ diễn ra theo một chiều, mà về phía mình các công trình, cơ sở phục
vụ du lịch cũng có tác động nhất định tới mức độ sử dụng tài nguyên
du lịch và việc gìn giữ bảo vệ chúng
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng có
những chức năng và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện

các sản phẩm du lịch. Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên qui
mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như các
khách sạn, nhà hàng, cămping, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm
y tế, nơi vui chơi thể thao… Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ
thuật là phương tiện phục vụ cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn
vốn cố định của du lịch.
Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch căn cứ vào 3 tiêu chí:
- Đảm bảo những điều kiện tốt cho nghỉ ngơi du lịch.
- Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quý trình xây dựng và khai thác cơ
sở vật chất kỹ thuật.
- Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến.
Trước hiết để đi sâu tìm hiểu nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch, chúng ta cần tìm hiểu :
1. Thành phần cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật :
a. Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải

+ là những nhân tố quan trọng hàng đầu.
+ Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều này
phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp
dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao
thông vận tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du
lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.


5

+ Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt. Giao thông bằng ô tô tạo
điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn. Giao thông đường sắt
rẻ tiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định. Giao thông đường hàng không
rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền. Giao thông đường thuỷ tuy

chậm nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí… dọc theo sông hoặc
ven biển.
Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có
một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ
du lịch.
=> Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốc gia
không ngừng được hoàn thiện. Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời
gian nghỉ ngơi và du lịch.
b. Thông tin liên lạc

+ là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Nó là điều
kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế.
+ Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao
thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm
nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp
phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế.
+ Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu
được các phương tiện thông tin liên lạc.
c. Các công trình cung cấp điện, nước

+ Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rời
khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về
ăn, uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho


6

quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố điện, nước cũng
là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải
trí của khách.

Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong
đó có du lịch.
d. Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú.

Đây là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người (ăn và ngủ)
khi hộ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Các cơ sở lưu trú được
phân chia thành nhiều loại:
+ Các cơ sở lưu trú xã hội chủ yếu đón nhận khách du lịch trong nước vì mức
độ tiện nghi và chất lượng phục vụ ở mức độ trung bình, không cho phép tiếp
đón khách du lịch quốc tế, nhất là từ các nước phát triển đến. Các cơ sở này
thường nằm ở các đô thị và các điểm du lịch.
+ Nhà khách là các cơ sở kinh doanh nhỏ có thể phục vụ cả vấn đề ăn uống
cho khách. Có khoảng từ 1 đến 6 phòng, có kiến trúc và thiết kế nội thất kiểu
truyền thống địa phương. Các nhà khách này thường nằm ở vùng nông thôn
hoặc ngoại vi thành phố.
+ Khách sạn trung chuyển du lịch là các cơ sở kinh doanh nhỏ, đáp ứng các
tiêu chuẩn phân loại khách sạn, là một mắt xích trong các sản phẩm du lịch
trọn gói chào bán cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Thường nằm tại
các vùng nông thôn và được xây dựng theo sắc thái kiến trúc địa phương.
Thông thường có từ 6 đến 16 phòng.
+ Khách sạn thông thường là các cơ sở kinh doanh trung bình. Đối tượng
phục vụ là khách du lịch, thương nhân hay khách công vụ. Có khoảng từ 6


7

đến 60 phòng. Vị trí thường nằm ở các đô thị hoặc các danh lam thắng cảnh
có tiếng.
+ Khách sạn du lịch lớn là các cơ sở kinh doanh quy mô lớn. Đối tượng phục

vụ là các thương gia hay khách du lịch nhiều tiền. Có trên 60 phòng. Thường
nằm ở các trung tâm đô thị hay các khu du lịch nổi tiếng. Các khách sạn du
lịch lớn gồm nhiều loại, như khách sạn phục vụ các thương gia hay khách du
lịch quá cảnh, các khách sạn nghỉ ngơi (từ 3 đến 5 sao) nhằm đón các du
khách đến nghỉ dưỡng trong thời gian ngắn, các làng du lịch (từ 2 đến 3 sao)
nhằm phục vụ các khách du lịch đến nghỉ trong từng thời gian ngắn. Ngoài
các cơ sở ăn uống, lưu trú trên, trong thành phần của chúng còn bao gồm cả
hệ thống nhà kho, nhà bảo quản, nhà bếp. trang thiết bị và trang trí nội thất
phải được bố trí hợp lý, tạo được bầu không khí thoải mái, dễ chịu cho du
khách. Ngoài ra các cơ sở này còn là nơi vui chơi giải trí cho họ, vì vậy chúng
còn có thể có hệ thống công trình trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí như
dàn nhạc, sàn khiêu vũ, phòng xem video, trò chơi điện tử…
+ Các cơ sở lưu trú khác: Motel, Camping, Bungalow, Nhà trọ thanh niên…
e. Mạng lưới cửa hàng chuyên nghiệp, cơ sở y tế và cơ sở thể thao

+ Là một phần trong cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Mục đích của
chúng là đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của khách du lịch bằng việc bán các
mặt hàng đặc trưng cho khách du lịch, hàng thành phẩm và các hàng hoá
khác.
Cơ sở vật chất kỹ thuật này bao gồm 2 phần: một phần thuộc các trung tâm
dịch vụ du lịch, chúng phục vụ khách du lịch là chủ yếu. Phần khác thuộc
mạng lưới thương nghiệp địa phương với nhiệm vụ phục vụ nhân dân địa
phương, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc phục vụ khách
du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nơi đó.


8

Do khách du lịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về hàng hoá của họ
rất phong phú, đa dạng, tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng như tính truyền thống,

tính dân tộc… Từ đó cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu trên cũng phong
phú, đa dạng, từ cửa hàng bán thực phẩm, rau quả, cửa hàng bán đồ lưu niệm
đến các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng (bằng
ngoại tệ hay nội tệ…).
+ Các cửa hàng có thể được bố trí trong khách sạn, tại khu du lịch, đầu mối
giao thông.
_Cơ sở thể thao
Là một bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chúng có tác dụng tạo
điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của khách du lịch, làm cho nó trở nên tích cực
hơn. Các cơ sở thể thao gồm có các công trình thể thao, các phòng thể thao
hay trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho
mỗi loại (bể bơi, xe đạp nước, cầu trượt nước, cho thuê ô tô…).
Ngày nay, công trình cơ sở thể thao là một bộ phận không thể thiếu ở các
trung tâm du lịch. Chúng làm tăng hiệu quả sử dụng của khách sạn,
cămping… và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch.
_Cơ sở y tế
Nhằm mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại
các điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm các trung tâm chữa
bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời, bùn, các món ăn kiêng…), các
phòng y tế với các trang thiết bị trong đó (phòng tắm hơi, massage).
Các cơ sở y tế luôn luôn gắn liền với các cơ sở thể thao và có thể được bố trí
trong khách sạn.


9

f. Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch

Các công trình này nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hoá – xã
hội cho khách du lịch, tạo điều kiện giao tiếp xã hội, tuyên truyền về truyền

thống, thành tựu văn hoá của các dân tộc.
Các công trình bao gồm trung tâm văn hoá, phòng chiếu phim, nhà hát, câu
lạc bộ, phòng triển lãm… Chúng có thể được bố trí trong khách sạn hoặc hoạt
động độc lập tại các trung tâm du lịch.
Hoạt động văn hoá thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội
hữu nghị, hội hoá trang, đêm ca nhạc, tuần lễ biển, buổi gặp gỡ trao đổi giữa
những khách du lịch có cùng một nghề, buổi chiếu phim, xem kịch, tham
quan viện bảo tàng…
=> Tuy các công trình này có ý nghĩa thứ yếu đối với quá trình phục vụ du
lịch, nhưng chúng giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp
lý, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình tại khu du lịch.
Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu,
xưởng sửa chữa, phòng rửa tráng phim ảnh, bưu điện… Nhìn chung, các công
trình này được xây dựng chủ yếu phục vụ nhân dân địa phương, còn đối với
khách du lịch nó chỉ có vai trò thứ yếu. Nhưng tại các điểm du lịch, chúng
góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch.
1. Đặc điểm của cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch
_ Cơ sở vật chất – kĩ thuật có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch
_Cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch có tính đồng bộ trong xây dựng và sử
dụng cao
_ Cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch có giá trị một đơn vị công suất sử dụng
cao


10

_ Thời gian hao mòn thành phần chính của hệ thống cơ sở vật chất – kĩ
thuật du lịch tương đối lâu
_ Một số thành phần của hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch được sử
dụng không cân đối

2. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất- kĩ thuật du lịch
_ Mức độ tiện nghi : là mức độ trang bị các thiết bị tiện nghi có khả năng
mang lại sự tiện lợi và cảm giác thoải mái của du khách có được từ việc sử
dụng các thiết bị tiện nghi đó. Để đáp ứng thì cơ sở vật chất phải đáp ứng về
mặt lượng , đồng thời đảm bảo về mặt chất. Quá trình hiện đại hóa phải liên
tục được thực hiện để tạo nên sự tiện lợi trong sử dụng của khách.
_ Mức độ thẩm mĩ : trước hết thể hiện ở khâu thiết kế, hình thức bên ngoài,
cách bố trí và màu sắc. Thiết kế rất quan trọng vì nó sẽ tạo ra hình ảnh về khu,
điểm du lịch in đậm trong đầu du khách. Vì thế cần quan tâm đến thiết kế ,
phần bên ngoài phải đẹp, lịch sự, màu sắc phải hài hòa, xác định được gam
chủ đạo để gây ấn tượng với khách
_ Mức độ vệ sinh : luôn xác định ở mức cao nhất để tạo ấn tượng cho khách ,
mức độ vệ sinh còn phải đảm bảo với cả môi trường xung quanh
_ Mức độ an toàn : Cơ sở vật chất – kĩ thuật phải được thiết kế đảm bảo an
toàn trong sử dụng, phải thực hiện an toàn từ lắp đặt đến việc duy tu , bảo
dưỡng.
3. Xu hướng phát triển của cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch :
_ Xu hướng đa dạng hóa cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch : khách du lịch thuộc
nhiều quốc gia khác nhau nên có các đặc điểm khác nhau, chính vì vậy mà cơ
sở vật chất – kĩ thuật . Xu hướng này nhằm tạo ra các dịch vụ thỏa mãn nhu


11

cầu đa dạng của khách , cũg là điều kiện để huy động mọi nguồn lực trong
dân cư để phát triển du lịch.
_ Xu hướng hiện đại hóa cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch : xuất phát từ nhu
cầu du lịch của con người ngày càng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn , tiện
nghi hơn. Đây là một xu hướng khách quan phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất xã hội.

_ Xu hướng xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch kết hợp giữa truyền
thống và hiện đại :Xu hướng này làm cho các sản phẩm du lịch đa dạng hơn,
hấp dẫn hơn, thu hút khách du lịch nhiều hơn. Xu hướng này không chỉ nâng
cao hiệu quả kinh doanh du lịch mà còn góp phần tích cực vào việc giữ gìn
nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
_ Xu hướng xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch hài hòa với môi trường
thiên nhiên : Xu hướng này xuất phát từ việc thỏa mãn một nhu cầu du lịch
đang phát triển mạnh hiện nay là “ du lịch sinh thái “, khách du lịch bao giờ
cũng muốn được hưởng thụ một môi trường trong lành, được hòa mình trong
khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp để thư giãn tinh thần và thể xác.


12

III.

Áp dụng thực tế:

1. Bảo tàng dân tộc học :

Hình ảnh 1: Bảo tàng dân tộc học

• Giới thiệu chung
Loại hình bảo tàng dân tộc học rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn về
nhiều phương diện trên qui mô quốc gia cũng như ở từng địa phương,
bởi vì Việt Nam có tới 54 dân tộc. Cho nên, ngay từ năm 1981 Nhà nước
đã chủ trương hình thành một Bảo tàng Dân tộc học đặt tại thủ đô Hà
Nội. Công trình Bảo tàng Dân tộc học được chính thức phê duyệt luận
chứng kinh tế - kỹ thuật ngày 14-12-1987 và được Nhà nước cấp đất để
xây dựng: năm 1987 - 2.500m2, năm 1988 - 9.500m2, đến năm 1990 Thủ

tướng Chính phủ có quyết định giao toàn bộ 3,27 ha.
Bảo tàng bắt đầu được cấp vốn chuẩn bị đầu tư vào năm 1986. Công việc
xây dựng móng triển khai từ cuối năm 1989. Theo luận chứng kinh tế kỹ thuật, tổng kinh phí để xây dựng là 27 tỷ đồng, chưa kể khoảng 4 tỷ


13

đồng cho việc sưu tầm hiện vật, tư liệu và tổ chức trưng bày
Suốt nhiều năm, Ban quản lý công trình Bảo tàng và Phòng Bảo tàng là
một bộ phận của Viện Dân tộc học. Ngày 24-10-1995, Thủ tướng Chính
phủ ra quyết định về việc thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (trực
thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, nay là Viện
Khoa học xã hội Việt Nam).
Ngày 12 tháng 11 năm 1997,
đúng vào dịp Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng
Pháp họp tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Tổng
thống Cộng hòa Pháp Jacques Chirac đã cắt băng khai trương Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam toạ lạc bên đường Nguyễn Văn Huyên ở
quận Cầu Giấy, cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 8 km. Đây vốn là
vùng đất ruộng của cư dân sở tại. Tất cả các công trình cơ sở hạ tầng
đều mới được xây dựng cùng với quá trình hình thành Bảo tàng. Đường
Nguyễn Văn Huyên và đường Nguyễn Khánh Toàn chạy qua phía trước
Bảo tàng cũng đều mới được xây dựng.
Công trình Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh
(người dân tộc Tày, thuộc Công ty Xây dựng nhà ở và công trình công
cộng, Bộ Xây dựng) thiết kế. Nội thất công trình do Bà kiến trúc sư
Véronique Dollfus (người Pháp) thiết kế.
Trong khoảng một chục năm qua, Bảo tàng có 2 khu vực chính. Một
khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện,

hệ thống kho bảo quản, hệ thống các bộ phận kỹ thuật, hội trường... Các
khối nhà liên hoàn với nhau, có tổng diện tích 2.480m2, trong đó 750 m2
dùng làm kho bảo quản hiện vật. Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời,
rộng khoảng 2 ha, bắt đầu xây dựng năm 1998 và hoàn thành công trình


14

trưng bày cuối cùng trong năm 2006.
Bên cạnh đó, hiện nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được cấp thêm
hơn 1 ha đất, nâng diện tích khuôn viên của Bảo tàng lên gần 4,4 ha. Tại
phần đất mở rộng này, từ giữa năm 2007 bắt đầu xây dựng một tòa nhà 4
tầng, sẽ mang tên “nhà Cánh diều”, để giới thiệu về văn hóa các dân tộc
ngước ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Đông Nam Á. Đây sẽ là khu
trưng bày thứ 3 của Bảo tàng.
Mười năm đầu mở cửa, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã đón tiếp
khoảng 1.200.000 lượt khách tham quan, trong đó có trên 530.000 khách
quốc tế đến từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số du khách đến Bảo
tàng ngày càng gia tăng, năm 2007 đạt 337.000 lượt người, trong 6 tháng
đầu năm 2008 – hơn 210.000 lượt người…
• Đánh giá về bảo tàng dân tộc học :
_Ưu điểm :
+ Cơ cấu hạ tầng phong phú với khu vực trưng bày trong nhà và ngoài trời
+ Hiện vật khá đầy đủ, phong phú
+ Hiện vật được bảo quản tốt
+ Có trang web riêng, thiết kế trang web hợp lý, đầy đủ thông tin => du
khách có thể tìm hiểu thông tin về bảo tàng
+ Nằm ở đường Nguyễn Văn Huyên, đường rộng đẹp, giao thông tốt nên dễ
tìm
_Nhược điểm :

+ Diện tích hẹp


15

+Không có điều hòa ở khu trưng bày trong nhà
+ Sắp xếp các hiện vật chưa hợp lý
2. Bảo tàng Hà Nội

Hình ảnh 2: Bảo tàng Hà Nội

• Giới thiệu chung:
Bảo tàng Hà Nội được xây dựng trên diện tích đất khoảng 54.150m2, là nơi
lưu giữ, trưng bày, giới thiệu một cách hệ thống và sinh động các di sản văn
hoá vật thể và phi vật thể về lịch sử ngàn năm văn hiến của Thủ đô Hà Nội và
con người Hà Nội.
Bảo tàng gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm với tổng kinh phí xây dựng hơn 2.300
tỷ đồng. Bảo tàng có kết cấu hình kim tự tháp ngược, trong đó tầng 4 có diện
tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần.
Theo thiết kế nội dung trưng bày tại Bảo tàng, tầng 1 sẽ là không gian trưng
bày hình ảnh Rồng thiêng - linh hồn, lịch sử văn hoá của Hà Nội; là không


16

gian dành cho các phòng trưng bày tạm thời và không gian phục vụ. Tầng 2 là
không gian trưng bày về đặc điểm tự nhiên; không gian trưng bày Thời tiền
Thăng; khu văn hoá các dân tộc Hà Nội và không gian giành cho sảnh đón
tiếp khách tham quan.
Tầng 3 sẽ là không gian trưng bày về Chủ đề Kinh đô Thăng Long thời Đại

Việt và là không gian trưng bày lối sống của người Hà Nội, Bác Hồ với Hà
Nội và các bộ sưu tập cá nhân.
Tầng 4 là không gian trưng bày về Chủ đề Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà và cuộc trường chinh từ 1945-1975 và Chủ đề Hà Nội, Thủ
đô nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất. Ngoài ra, tầng 4
cũng là nơi trưng bày các bộ sưu tập tiền cổ; đồ mỹ nghệ, cổ vật nước
ngoài…
• Đánh giá về cơ sở hạ tầng của Bảo tàng Hà Nội :
_Ưu điểm :
+ Vị trí rộng, đáp ứng được tiêu chuẩn về đi lại cho du khách từ khắp nơi đến
thăm quan.
+ Độc đáo với thiết kế kim tự tháp ngược
_Nhược điểm:
+ Tuy được đầu tư rất nhiều kinh phí nhưng hiệu quả chưa cao, vẫn chưa phát
triển được hết tiềm năng có thể phát triển.
+ Cơ sở hạ tầng vẫn chưa thực sự hoàn thiện , vẫn còn nhiều chỗ hỏng hóc ,
vẫn xảy ra tình trạng dột , ẩm thấp và mạng lưới điện phục vụ chưa hoàn thiện


17

+ Các hiện vật được sắp xếp chưa thực sự thống nhất, nhiều hiện vật hỏng hóc
+ chưa có mạng lưới các cửa hàng lưu niệm và các dịch vụ phục vụ du khách
( cũng có các “tủ” lưu niệm nhưng không có ai bán hàng, ngoài ra thì không
có gì thêm ) => bỏ qua một nguồn lợi lớn qua các sản phẩm lưu niệm, giảm
cơ hội quảng bá.
+ Chưa được quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin liên lạc như
báo, đài, truyền hình, mạng internet, chưa nhiều thông tin được công bố trên
các phương tiện này, không có trang web, những điều này khiến cho khách du
lịch rất khó khăn khi tìm hiểu thông tin về bảo tàng.


3. Công viên thủ lệ:

Hình ảnh 3: Công viên Thủ Lệ

• Giới thiệu chung


18

_ Vị trí :
Công viên cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía tây, góc đường
Kim Mã, Cầu Giấy, đường bưởi, Đào Tấn và phố Nguyễn Văn Ngọc. Chính
thức khởi công vào ngày 19/05/1975. Công viên được xây dựng trên một địa
hình khá đẹp khoảng 29 ha.
_Vườn thú : Khi mới thành lập vườn thú có khoảng 300 cá thể của hơn 30
loại động vật. Đến nay , Vườn bách thú đã có gần 600 cá thể thuộc 95 loài
trong đó có rất nhiều loài quý hiếm như sư tử , hà mã, hổ, voi, cá sấu, ngựa
hoang… Tổng diện tích hiện nay là 20 ha, mỗi năm đón 1,5- 2 triệu lượt
khách thăm.
Công viên thủ lệ được chia làm nhiều khu : khu bò sát, khu chim chóc , khu
thú dữ
• Đánh giá:
_ Ưu điểm :
+Có diện tích rộng
+ Vị trí thuận lợi
_ Nhược điểm:
+ Không được đầu tư đúng đắn dẫn đến việc không phát huy hết được tiềm
năng phát triển.
+ Cơ sở hạ tầng không tốt, nhiều hỏng hóc, trang thiết bị sơ sài, không tận

dụng được tối đa diện tích, rất nhiều khu bị bỏ hoang


19

+ Chưa có nhiều các khu phục vụ nhu cầu ăn uống cho du khách, rất thưa
thớt.
+ Không có các cơ sở y tế để phục vụ khách khi cần
+ Không có nhiều các cửa hàng bán, kinh doanh đồ lưu niệm. Những cửa
hàng bán đồ lưu niệm tại đây hầu như đều là các cửa hàng tư nhân do dân
xung quanh mở
 Không đem lại được nguồn lợi cho khu công viên.
+ Các khu trưng bày sơ sài, động vật trong công viên thì không được chăm
sóc ăn uống nhiều và tắm rửa thường xuyên nên khá bẩn.
+ Không được quan tâm nhiều, không được quảng bá rộng rãi nên không
được biết đến nhiều.
+ Không có các khu vui chơi giải trí, chỉ có một số các loại đu quay được bố
trí rải rác trong khu công viên, tuy nhiên lại rất cũ kĩ và không thu hút
 Việc vào công viên này chỉ đơn thuần là đi dạo và xem thú, không có nhiều
thu hút khách.



×