Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

NỘI DUNG TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.1 KB, 14 trang )

NỘI DUNG
TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC
PHẦN THI TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay được ban hành ngày
tháng năm nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày nào?
a) Ngày 29/11/1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1994.
b) Ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006.
c) Ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006.
Câu 2: Luật BVMT giải thích “Ô nhiễm môi trường” là ?
a) Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
b) Sự biến đổi của các yếu tố vi khí sáng hậu, vật lý, hoá học … trong môi
trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
c) Cả a và b đều đúng.
Câu 3: Luật BVMT giải thích “Chất gây ô nhiễm” là?
a) Chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho
môi trường bị ô nhiễm.
b) Chất hoặc yếu tố vật lý, hoá học khi xuất hiện trong môi trường thì làm
cho môi trường bị ô nhiễm.
c) Cả a và b đều đúng.
Câu 4: Luật BVMT giải thích “Chất thải” là?
a) Là vật chất ở thể rắn được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác.
b) Là vật chất ở thể lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
c) Cả câu a và b
Câu 5: Luật BVMT giải thích “Chất thải nguy hại” là?
a) Là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn.


b) Là chất thải chứa yếu tố gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
c) Cả câu a và b
1


Câu 6: Điều mấy Luật BVMT quy định “Những hoạt động BVMT được
khuyến khích? Có bao nhiêu hoạt động?
a) Điều 5, có 10 hoạt động.
b) Điều 6, có 10 hoạt động.
c) Điều 6, có 12 hoạt động.
Câu 7: Điều mấy Luật BVMT quy định những hành vi bị nghiêm cấm?
Có bao nhiêu hành vi?
a) Điều 7, có 12 hành vi.
b) Điều 7, có 16 hành vi .
c) Điều 8, có 12 hành vi .
Câu 8: Điều 35 Luật BVMT quy định trách nhiệm BVMT của tổ chức, cá
nhân trong họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT; thực hiện các biện
pháp BVMT nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt,
bản cam kết BVMT đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường; phòng ngừa,
hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình.
b) Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao ý thức BVMT cho người lao động trong cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình; thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo
quy định của pháp luật về BVMT; chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra BVMT;
nộp thuế môi trường, phí BVMT.
c) Cả câu a và b.
Câu 9: Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm
công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung phải đáp ứng các yêu cầu
về BVMT sau đây:

a) Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt; quy hoạch,
bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với BVMT; thực hiện đầy
đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê
duyệt;
b) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông
thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được
phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung; có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải
đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên;
c) Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng và người lao động; có hệ thống quan trắc môi trường; có bộ phận chuyên
môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ BVMT.
d) Cả câu a, b và c.

2


Câu 10: “Bộ phận chuyên môn về BVMT trong khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung có nhiệm vụ” được quy định trong điều mấy Luật BVMT, có bao
nhiêu nhiệm vụ.
a) Khoản 4 điều 35 và có 5 nhiệm vụ;
b) Khoản 4 điều 36 và có 4 nhiệm vụ
c) Khoản 4 điều 36 và có 5 nhiệm vụ
Câu 11: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về
BVMT sau đây:
a) Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn
môi trường; trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập
trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải
tập trung; có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực
hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn;

b) Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi
thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra
môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với
môi trường xung quanh và người lao động;
c) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và
ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá
chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ.
d) Cả câu a, b và c.
Câu 12: Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau đây không
được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với
khu dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dễ gây nổ; có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh; Có
chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm;
b) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người; Gây ô nhiễm
nghiêm trọng các nguồn nước; Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu
chuẩn cho phép.
c) Cả câu a và b.
Câu 13: Bệnh viện và các cơ sở y tế khác phải thực hiện các yêu cầu BVMT
sau đây:
a) Có hệ thống hoặc biện pháp thu gom, xử lý nước thải y tế và vận
hành thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường; bố trí thiết bị chuyên dụng
để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn; có biện pháp xử lý, tiêu
huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu
chuẩn môi trường; có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố
môi trường do chất thải y tế gây ra; chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của
bệnh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ các mầm bệnh có nguy cơ lây
nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý, tiêu huỷ tập trung.
3



b) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất
thải y tế gây ra; chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của bệnh nhân phải được xử lý sơ
bộ loại bỏ các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý,
tiêu huỷ tập trung.
c) Có hệ thống hoặc biện pháp thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành
thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường; bố trí thiết bị chuyên dụng để phân
loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn; có biện pháp xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm,
rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường;
Câu 14: Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu BVMT
sau đây:
a) Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm
không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
b) Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các
phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi
trường;
c) Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom,
xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
d) Cả câu a, b và c.
Câu 15: Việc vận chuyển hàng hoá, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi
trường phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát
tán ra môi trường; có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền;
b) Khi vận chuyển phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định trong
giấy phép.
c) Cả câu a và b.
d) Câu a và b đều sai.
Câu 16: Điều 46 Luật BVMT quy định trong sản xuất nông nghiệp:
a)Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về

BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Không được kinh doanh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
thú y đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép.
c) Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; dụng
cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng
phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
d) Cả câu a, b và c.
Câu 17: Điều 47 Luật BVMT quy định trong nuôi trồng thủy sản
4


a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất
trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về
BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b). Không được sử dụng thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc
ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản; Thuốc thú y, hóa chất đã
hết hạn sử dụng, bao bì đựng thuốc thú y, hóa chất sau khi sử dụng, bùn đất và
thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử
lý theo quy định về quản lý chất thải.
c). Không được xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung trên bãi bồi
đang hình thành vùng cửa sông ven biển; phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy
sản.
d) Cả câu a, b và c
Câu 18: Luật BVMT quy định “Nơi chôn cất, mai táng phải bảo đảm các
yêu cầu sau đây:
a) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh
quan khu dân cư; Không gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất.
b) Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu
cầu về vệ sinh môi trường.
c) Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành đúng các

quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về vệ sinh phòng dịch.
d) Cả câu a, b và c
Câu 19: Các hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường được quy định như sau:
a) Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt
tiêu chuẩn môi trường;
b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo
vệ môi trường cần thiết; Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi
trường thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định.
d) Cả câu a, b và c
Câu 20: Điều 52 Luật BVMT quy định về “BVMT nơi công cộng” như
sau:
a) Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực
hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; đổ,
bỏ rác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải;
không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

5


b) Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi,
giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực
công cộng khác có trách nhiệm sau đây: Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở
nơi công cộng; Bố trí đủ công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu
gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường; Có đủ lực lượng thu
gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý.
c) Cả câu a và b

Câu 21: Luật BVMT trường quy định “Hộ gia đình có trách nhiệm thực
hiện các quy định về BVMT” sau đây:
a) Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn
vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom
nước thải; không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá
tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng đồng
dân cư xung quanh;
b) Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí BVMT theo quy định của pháp
luật; tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi
công cộng và hoạt động tự quản về BVMT của cộng đồng dân cư;
c) Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm
vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người; thực hiện các quy định
về BVMT trong hương ước, bản cam kết BVMT.
d) Cả a, b và c.
Câu 22: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT như: “hỗ trợ về đất đai,
miễn, giảm thuế, phí, ưu tiên vay vốn từ các quỹ BVMT” được quy định tại điều
mấy Luật BVMT?
a) Điều 115 Luật bảo vệ môi trường;
b) Điều 116 Luật bảo vệ môi trường;
c) Điều 117 Luật bảo vệ môi trường;
d) Điều 118 Luật bảo vệ môi trường.
Câu 23: Điều 127 Luật Bảo vệ môi trường quy định:
a) Người vi phạm pháp luật về BVMT thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây
ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì
còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền
hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi
phạm pháp luật về BVMT hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi

trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
c) Cả a và b;
6


Câu 24: Phá rừng góp phần vào bao nhiêu % lượng phát thải khí nhà kín trên toàn cầu?
a) 5%;
b) 10%;
c) 20%;
d) 50%.
Câu 25: Thiết bị điện nào sao đây phát thải nhiều khí CO2 nhất trong 01 giờ sử dụng?
a) Máy vô tuyến truyền hình;
b) Máy vi tính;
c) Máy lạnh;
d) Laptop.
Câu 26: Laptop sử dụng ít điện hơn máy tính để bàn bao nhiêu phần
trăm?
a) 10%;
b) 25%;
c) 50%;
d) 85%.
Câu 27: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa năng, năng lượng hạt
nhân được coi là năng lượng có khả năng tái tạo vì?
a) Chúng sạch và dễ sử dụng;
b) Chúng có thể chuyển thành điện và nhiệt một cách dễ dàng;
c) Chúng có thể được tái tạo lại một thời gian ngắn sau khi con người
khai thác;
d) Chúng không gây ô nhiễm không khí.

Câu 28: Lựa chọn giải pháp năng lượng cho tương lai trước mắt tốt nhất
là:
a) Sử dựng tiết kiệm điện và hiệu quả năng lượng, đa dạng hóa các
nguồn năng lượng, tăng cường năng lượng tái tại;
b) Điện hạt nhân và năng lượng tái tại;
c) Năng lượng nhiệt hạch và nền kinh tế Hydrogen;
d) Năng lượng mặt trời và địa nhiệt.
PHẦN 2
LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC
Câu 29: Luật Đa dạng sinh học được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày
tháng năm nào?
a) Ngày 28/11/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008;
b) Ngày 13/11/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008;
c) Ngày 13/11/2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009;
Câu 30: Luật Đa dạng sinh học giải thích “Đa dạng sinh học” là ?
7


a) Là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự
nhiên;
b) Là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là
môi trường sống tự nhiên của chúng;
c) Là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh
vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau.
Câu 31: Luật Đa dạng sinh học giải thích “Phát triển bền vững đa
dạng sinh học” là:
a) Là việc khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát
triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội;
b) Là việc thực hiện các biện pháp an toàn để ngăn ngừa, xử lý và khắc

phục rủi ro đối với đa dạng sinh học trong các hoạt động có liên quan đến sinh
vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
c) Cả câu a và câu b.
Câu 32: Điều mấy Luật Đa dạng sinh học quy định “Nguyên tắc bảo tồn
và phát triển bền vững đa dạng sinh học và có bao nhiêu nguyên tắc”?
a) Điều 3, có 05 nguyên tắc.
b) Điều 4, có 05 nguyên tắc.
c) Điều 5, có 05 nguyên tắc.
Câu 33: Điều mấy Luật Đa dạng sinh học quy định “Những hành vi bị
nghiêm cấm về đa dạng sinh học và có bao nhiêu hành vi”?
a) Điều 7, có 7 hành vi.
b) Điều 7, có 9 hành vi .
c) Điều 8, có 7 hành vi .
Câu 34: Điều 16 Luật Đa dạng sinh học quy định “Khu bảo tồn” bao
gồm:
a) Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên;
b) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan.
c) Cả a và b
Câu 35: Điều 37 Luật Đa dạng sinh học quy định “Loài được xem xét đưa
vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” bao gồm:
a) Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
b) Giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý,
hiếm.
c) Cả a và b

8


Câu 36: Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn; quyền và
nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; quyền

và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn”
được quy định tại điều nào trong luật Đa dạng sinh học?
a) Điều 28, 29 và điều 30;
b) Điều 29, 30 và điều 31;
c) Điều 30, 31 và điều 32.
Câu 37: Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có mấy
quyền và mấy nghĩa vụ?
a) Có 07 quyền, 06 nghĩa vụ;
b) Có 09 quyền, 07 nghĩa vụ;
c) Có 10 quyền, 08 nghĩa vụ;
Câu 38: Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có mấy quyền và mấy nghĩa
vụ?
a) Có 03 quyền, 03 nghĩa vụ;
b) Có 03 quyền, 04 nghĩa vụ;
c) Có 04 quyền, 03 nghĩa vụ;
Câu 39: Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có mấy
quyền và mấy nghĩa vụ?
a) Có 04 quyền, 04 nghĩa vụ;
b) Có 04 quyền, 05 nghĩa vụ;
c) Có 05 quyền, 04 nghĩa vụ;
Câu 40: “Tổ chức, cá nhân xâm hại khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng
sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị, loài
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, hành lang đa
dạng sinh học thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” được
quy định tại điều, khoản nào trong luật Đa dạng sinh học?
a) Khoản 1 Điều 74;
b) Khoản 1 điều 75;
c) Khoản 1 điều 76.
NỘI DUNG TRẢ LỜI PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Anh / chị hãy cho biết Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam ra đời ngày,

tháng, năm nào? Có hiệu lực thi hành khi nào? Anh /chị hãy cho biết bảo vệ môi
trường đem lại lợi ích gì?
Trả lời:
Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực kể
từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.
Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam đem lại rất nhiều lợi ích: giữ cho môi
trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi
9


trường, ứng phó với sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm suy thoái, phục hồi và
cải thiện môi trường; khai thác và sự dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ
đa dạng sinh học.
Câu 2: Anh /chị hãy cho biết Luật Đa dạng sinh học Việt Nam ra đời ngày,
tháng, năm nào? Có hiệu lực thi hành khi nào? Anh /chị hãy cho biết đa dạng
sinh học đem lại lợi ích gì?
Trả lời:
Luật Đa dạng sinh học Việt Nam được Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2009.
Luật Đa dạng sinh học đem lại rất nhiều lợi ích: bảo vệ sự phong phú của
các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường
sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã, cảnh quan
môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; môi trường, chăm sóc loài thuộc Danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài
các mẫu vật.
Câu 3: Anh /chị hãy cho biết “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn” bắt nguồn
từ đâu? Hiện nay trên thế giới đã tổ chức chiến dịch này lần thứ mấy? Nước ta
đã tổ chức chiến dịch này mấy lần? Chủ đề chiến dịch Làm cho thế giói sạch

hơn năm 2011 là gì? Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn có ý nghĩa như thế
nào?
Trả lời:
- Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” bắt nguồn từ quốc gia Ôx-trâyli-a vào năm 1993. Chương trình nay do Liên hiệp quốc trên phạm vi toàn thế
giới vào tuần lễ thứ 3 của tháng 9 hàng năm nhằm hướng cộng đồng trên khắp
hành tinh tham gia bảo vệ môi trường.
- Hiện nay trên toàn thế giới đã tổ chức chiến dịch này 19 lần.
- Nước ta đã tổ chức chiến dịch này từ năm 2009, đến nay được ba lần.
- Chủ đề chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2011 là “Nơi sinh
sống của chúng ta, hành tinh của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta”.
- “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn” có ý nghĩa sau:
Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích những hành động cụ
thể nhằm bảo tồn thiên nhiên; đẩy mạnh và duy trì hoạt động toàn dân tham gia
giữ gìn vệ sinh môi trường nơi mình sinh sống, làm việc; khu vực công cộng
nhằm tạo cảnh quan “Xanh – Sạch – Đẹp”; phát động phong trào bảo vệ rừng,
trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Câu 4: Anh chị hảy nêu quan điểm của Đảng “ Bảo vệ môi trường trong thời kì
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”? Nhiệm vụ của cá nhân tổ chức trong
10


công tác bảo vệ môi trường? Liên hệ thực tiển tại đơn vị của đồng chí đang công
tác.
Trả lời:
- Việc bảo vệ môi trường hiện nay là hết sức quan tâm đối với Đảng ta.
Vì tình hình Nước ta trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Vì sự sinh tồn và phát triển hiện nay nền công nghiệp đang phát triển các
khu công nghiệp thải ra các chất độc ô nhiểm làm hủy hoại không khí thiên
nhiên hiện có. Diệt chuẩn các vi sinh vật ô nhiểm nguồn nước sinh hoạt. Làm
cạn kiệt nguồn sinh sản của vi sinh vật, động vật.

Trong ý thức người dân chưa cao, trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.
Chúng ta cần khẳng định rằng trước mắt cũng như lâu dài. Mỗi cá nhân, mỗi tổ
chức cần phải nắm bắt am hiểu rộng việc bảo vệ môi trường là hết sức quan
trọng, để cùng nhau tuyên truyền hoạt động thực hiện gìn giữ môi trường, để
đem lại sự thiên nhiên đảm bảo sự sống của loài người .
- Là một cơ sở trường học việc giáo dục đến các em học sinh nhận thức về
bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Nhằm cho các em thấy được trong bài
giảng cũng như trong thực tế để các em cùng gìn giữ môi trường.
Làm cho các em có ý thức như phải biết trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh
sạch, đẹp. Biết phân biệt thế nào là làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Biết gìn giữ cho cá nhân và nơi công cộng.
Câu hỏi 5: Anh/chị hãy viết một bài khoảng 800 chữ về một tấm gương người
tốt, việc tốt trong việc tham gia bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Tất cả cán bộ giáo viên trường THCS Đông Hưng 2 luôn quan tâm sâu
sắc về việc thực hiện và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, trong
nhà trường đã có nhiều tấm gương người tốt, việc tốt trong việc tham gia bảo vệ
môi trường, một trong những tấm gương tiêu biểu ấy đó là cô giáo Nguyễn Thị
Vĩnh Phượng:
Trong gia đình luôn có ý thức bảo vệ môi trường gia đình gọn gàng sạch
sẽ khu vực trong và ngoài gia đình. Làm cỏ dọn vệ sinh khu vực quanh nhà,
phân loại rác hữu cơ, vô cơ để phân hủy, không thải rác xuống sông, đường đi
làm ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông, làm cho dòng sông bị
ô nhiễm. Giúp đỡ gia đình xung quanh làm tốt việc vệ sinh, nhất việc xử lý rác,
góp phần làm trong sạch môi trường ở địa phương.
Ý thức bảo vệ môi trường tập thế, cơ quan trường học và ý thức đối với
cộng đồng xã hội. Sống trong môi trường tập thể có ý thức bảo vệ môi trường
của tập thể làm sạch môi trường xung quanh cơ quan, phòng làm việc vệ sinh
rác thải, xử lý rác vô cơ và hữu cơ một cách có hiệu quả nhất làm đẹp cảnh quan
môi trường trồng hoa và cây xanh trong khuôn viên cơ quan, trồng các dây leo

gây bóng mát cho môi trường trong sạch, cây xanh hoá lớp học,... Tự bản thân
làm tốt ngày trực vệ sinh, trồng cây cảnh gây hứng thú được cho tập thể giử gìn
môi trường. Để làm tốt điều này bằng nhiều hình thức như phối hợp với TPT
11


Đội trong nhà trường đề ra các kế hoạch quy định, phân công công việc cụ thể,
đặc biệt hơn phát động phong trào thi đua về môi trường đến các lớp học, các cá
nhân tích cực tham gia mạnh mẽ và có hiệu quả. Có phần thưởng cho cá nhân
tập thể làm tốt phong trào và nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm.
Trách nhiệm là giáo viên của trường THCS Đông Hưng 2 luôn giáo dục
về bảo vệ môi trường cho học sinh: Xác định được mục tiêu chính giáo dục môi
trường bắt nguồn trong tư tưởng của mỗi cá nhân. Trách nhiệm giáo dục môi
trường sống trong sạch là điều cần thiết. Từ trong những tiết dạy, những bài thực
hành, tiết ngoại khóa về môi trường. giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường
xung quanh phòng học, xử lý rác thải, nhặt hết các vỏ quà bánh khu vực quanh
sân trường phòng học. Phục vụ tốt và an toàn cho việc dạy và học trong nhà
trường.
Câu hỏi 6b: Hoạt động bảo vệ môi trường mang lại ý nghĩa thiết thực trong tình
hình hiện nay.
Trả lời:
Trong xã hội hiện đại ngày nay, cuộc sống mỗi con người ngày càng
được cải thiện, từ các điều kiện về vật chất cho đến các điều kiện về tinh thần.
Tuy nhiên, song song với những lợi ích đó, con người đang phải đối mặt với
những rủi ro thách thức vô cùng lớn: bệnh tật hiểm nghèo, thiên tai, tệ nạn xã
hội, nạn khủng bố ... luôn đe dọa cuộc sống mỗi con người chúng ta. Nhưng hơn
cả, con người phải đối diện với một hiểm họa vô cùng lớn, đặt cả nhân loại vào
một hoàn cảnh hết sức cấp bách đó chính là sự ô nhiễm môi trường. Môi trường
sống của chúng ta đã bị ô nhiễm một cách trầm trọng và đang lên tiếng kêu cứu
với toàn thể nhân loại. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường? Hoạt

động bảo vệ môi trường nào mang lại ý nghĩa thiết thực trong tình hình hiện
nay?
Trong những năm gần đây, việc ô nhiễm môi trường đã gây ra nhiều thảm
họa cho con người: động đất, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, ... liên tiếp xảy ra nhiều
nơi trên thế giới, gây thiệt hại lớn về của cải và tính mạng. Theo số liệu thống kê
cho thấy, hàng ngày có hơn 25 ngàn người chết do uống nước không đạt chuẩn
và các bệnh có liên quan đến nguồn nước. Dự đoán đến năm 2025, hơn 3 tỷ
người trên thế giới sẽ bị thiếu nước. Ở các nước đang phát triển, tốc độ mất rừng
tự nhiên hơn 8% mà nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí và cháy rừng
gây ra. Ô nhiễm không khí còn gây ra hậu quả nặng nề hơn đó là hiệu ứng nhà
kính. Dự báo nếu không có biện pháp nào để khắc phục hiện tượng trên thì đến
năm 2050 nhiệt độ của trái đất sẽ tăng từ 1,5 đến 4,5 0 C. Nhiệt độ trái đất tăng
cao dẫn đến những hậu quả nặng nề khác: làm thay đổi khí hậu, mực nước biển
dâng cao. Đồng thời hàng loạt các vấn đề về môi trường đã nảy sinh: suy thoái
đa dạng sinh học, suy thoái tầng ô zôn, hoang mạc hóa đất đai, ... các vần đề
nêu trên đang là những thách thức đối với sự sống còn của loài người. Vậy
nguyên nhân nào dẫn đến hiện trạng trên?
Hiện nay dân số của thế giới đã vượt qua con số trên 7 tỷ người, tốc độ
gia tăng ngày càng nhanh. Việt Nam là một quốc gia có số dân trên 80 triệu
12


người. Gia tăng dân số tăng nhanh gây sức ép lớn đến tài nguyên thiên nhiên,
nhu cầu việc làm, sinh sống. Dự trữ các nguồn tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt.
Con người phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp gây mất cân bằng sinh thái, ...
bên cạnh đó, tình trạng rác thải từ các hoạt động của con người: sinh hoạt, lao
động, sản xuất ... ngày càng nhiều và đang là một vấn đề nan giải. Cùng với sự
phát triền của khoa học và công nghệ là sự hoạt động của các nhà máy, xí
nghiệp ... đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Tuy
nhiên, nó cũng gây ra những hậu quả vô cùng lớn đối với môi trường sống của

chúng ta. Tình trạng các chất thải, nước thải công nghiệp được thải trực tiếp ra
các sông, kênh rạch, môi trường không khí... đã làm ô nhiễm trầm trọng nguồn
nước, không khí, làm phát tán nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến con người, hủy
diệt sự sống của nhiều loài sinh vật trên trái đất, đặc biệt là các loài sinh vật quý
hiếm. Còn những vụ rò rĩ hạt nhân ở các nhà máy điện nguyên tử thì tác hại với
môi sinh là không thể lường trước được. Tóm lại, chính con người bằng những
hoạt động tạo ra của cải vật chất để nuôi sống bản thân, gia đình và phát triển xã
hội đã tác động xấu đến môi trường và gây ô nhiễm môi trường. Chính con
người đã tự tay phá hại sự sống của chính mình. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn
nhận lại những hành động của mình. Cả thế giới “Hãy cứu lấy trái đất của
chúng ta”.

Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những
thành quả đáng kể trong việc chống chế nạn ô nhiễm môi trường và làm chậm
tốc độ suy thoái, giảm cường độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam,
ngay trong năm 1972, năm diễn ra hội nghị liên hiệp quốc về môi trường và con
người (Stockholm- Thụy Điển), đã ban hành pháp lênh bảo vệ rừng và thành lập
lực lượng kiểm lâm nhân dân. Ngày 27/12/1993, luật bảo vệ môi trường đã được
Quốc hội nước CHXHCNVN khóa IX thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày
10/01/1994. Từ năm 2004-2007, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được
phát động đã góp phần quan trọng, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức
và hành động của mọi người dân và cộng đồng xã hội về nhiệm vụ bảo vệ môi
trường. Nhiều hoạt động thiết thực về bảo vệ môi trường đã diễn ra: các lớp tập
huấn về môi trường cho đội ngũ cán bộ Mặt trận, các chuyên mục về bảo vệ môi
trường được mở trên các phương tiện thông tin của hệ thống Mặt trận, mít-tinh
kỉ niệm hưởng ứng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường bằng các
hoạt động làm vệ sinh đường làng ngõ xóm; các khu vực cộng đồng, trồng và
chăm sóc cây xanh, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xây dựng các
13



công trình vệ sinh...nhiều tổ chức, cá nhân đã bị pháp luật xử lí, dư luận lên án
vì những hành vi làm ô nhiễm môi trường.
Hơn bao giờ hết, nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam phải có những
hoạt động bảo vệ môi trường mang ý nghĩa thiết thực nhất, để nhanh chóng giảm
thiểu những tác hại đối với môi trường, xây dựng môi trường Xanh - Sạch Đẹp. Thường xuyên tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về môi trường, luật bảo vệ
môi trường ở địa phương, trường học, ... cũng như tuyên truyền qua các thông
tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức mọi tầng lớp trong xã hội nhằm bảo vệ môi
trường, phải làm cho họ thấy rằng, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi cá
nhân, tổ chức. Đó là bảo vệ chính ngôi nhà chung - nơi sinh sống của chúng ta,
là sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. Mỗi địa phương cần có đội giữ gìn
vệ sinh môi trường có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra công tác xử lí rác, nước
thải của từng hộ dân. Các cơ quan có chức năng thường xuyên kiểm tra hệ thống
xử lí rác, nước thải của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, ... và có biện pháp xử lí
thích đáng cho những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, chúng ta cần
đẩy mạnh phong trào trồng cây cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt tạo điều
kiện cho lực lượng học sinh, sinh viên trong các trường học tham gia phong trào
Tết trồng cây vì đây là hoạt động vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa mang ý nghĩa
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sâu sắc.
Là một giáo viên, nhận thức được vai trò của bảo vệ môi trường đối với
sự sống và phát triển của xã hội, bản thân tôi và gia đình luôn thực hiện tốt các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Gia đình có nơi xử lí rác hợp vệ
sinh, có công trình vệ sinh đầy đủ. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên tuyên
truyền, vận động mọi người xung quanh giữ gìn vệ sinh môi trường sạch, đẹp
trong đường làng, ngõ xóm, khu công cộng ... Trong nhà trường, tôi và đồng
nghiệp luôn cố gắng xây dựng trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. Thường
xuyên giáo dục học sinh có ý thúc bảo vệ môi trường được lồng ghép trong các
tiết dạy, tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp ... để mỗi học sinh là một nhân tố tích
cực trong việc chung tay bảo vệ môi trường.


Xã hội không ngừng phát triển, nhưng phát triển phải gắn liền với bảo vệ
môi trường. Có như vậy mới đem lại sự phát triển bền vững cho cả nhân loại. Đã
đến lúc con người hãy cứu lấy môi trường sống của chúng ta bằng những hành
động thiết thực chính bởi môi trường là “Nơi sinh sống của chúng ta - hành tinh
của chúng ta - trách nhiệm của chúng ta”.
14



×