Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thực trạng tật khúc xạ và kiến thức, thực hành của giáo viên, phụ huynh trong chăm sóc mắt cho học sinh trường trung học cơ sở lê hồng phòng hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
**********

NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA

THỰC TRẠNG TẬT KHÚC XẠ VÀ KIẾN THỨC,
THỰC HÀNH CỦA GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TRONG CHĂM
SÓC MẮT CHO HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ HỒNG PHONG HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HẢI PHÒNG - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
**********

NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA

THỰC TRẠNG TẬT KHÚC XẠ VÀ KIẾN THỨC,
THỰC HÀNH CỦA GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH TRONG CHĂM
SÓC MẮT CHO HỌC SINH TRƯỜNG


TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ HỒNG PHONG HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.720.301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHẠM VĂN THỨC
PGS.TS. KHÚC THỊ NHỤN

HẢI PHÒNG - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Học viên lớp Cao học Y tế Công cộng khóa 9 trường Đại học Y Dược
Hải Phòng
Trong thời gian năm học 2014 – 2015 tôi đã nghiên cứu đề tài “Thực
trạng cận thị của học sinh và kiến thức, thực hành của cộng đồng trong
chăm sóc mắt cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong, Hải
Phòng năm 2015”.
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do tôi thực hiện. Đề tài được
nghiên cứu nghiêm túc, trung thực. Các thông tin, số liệu trong nghiên cứu
này là khách quan.
Người viết luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu đến nay tôi đã hoàn thành luận văn
Thạc sỹ y học chuyên ngành Y tế công cộng.
Tôi xin chân thành cảm:
- Ban Giám hiệu, các Thầy cô giáo, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Y
tế công cộng và cùng các bộ môn, phòng ban liên quan của Trường Đại học Y
Dược Hải Phòng.
- Ban giám đốc và cán bộ, nhân viên khoa mắt của Bệnh viện trường Đại
học Y Dược Hải Phòng, Ban giám hiệu, cán bộ, thầy cô giáo trường THCS Lê
Hồng Phong.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- GS.TS. Phạm Văn Thức - Hiệu trưởng - Trường Đại học Y Dược Hải
Phòng Người thầy luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
- PGS.TS. Khúc Thị Nhụn – Nguyên trưởng bộ môn Mắt Trường Đại học
Y Dược Hải Phòng- Cô luôn nhiệt tình truyền đạt những kiến thức hữu ích,
hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
- PGS.TS. Phạm Văn Hán - Phó hiệu trưởng phụ trách Đào tạo đại học.
Trưởng Khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khoá học và thực hiện đề tài.
- PGS.TS. Đinh Văn Thức – Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học, trường
Đại học Y Dược Hải Phòng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt khoá học và thực hiện đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn:
Toàn thể gia đình, cha mẹ, các anh chị em, chồng và con cùng những
người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi nhiều mặt
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hải phòng, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
D

Diop

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KTX

Kính tiếp xúc

SL

Số lượng

THCS

Trung học cơ sở

TKX

Tật khúc xạ


TTLB

Thông tư liên bộ

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới ( World Health Organization )

SD

Sử dụng

CH

Cửa hàng

BV

Bệnh viện

PK

Phòng khám

CB

Cán bộ

YT


Y tế

TV

Tivi

TP

Thành phố

ĐNT

Đếm ngón tay

BS

Bác sĩ

MP

Mắt phải

MT

Mắt trái


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Cấu tạo giải phẫu và sinh lý quang học của mắt ........................................ 3
1.2. Những yếu tố liên quan đến tạo ảnh lên trên võng mạc của mắt ............... 4
1.3. Đại cương về bệnh sinh của tật cận thị ...................................................... 6
1.4. Phân loại cận thị ......................................................................................... 8
1.5. Kính đeo mắt .............................................................................................. 9
1.6. Tình hình cận thị trên thế giới và ở Việt Nam ......................................... 10
1.7. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cận thị trong học sinh ................... 17
1.8. Kiến thức và thực hành của cộng đồng trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt
cho học sinh ..................................................................................................... 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 25
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................... 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.3. Phân tích và xử lý số liệu ......................................................................... 34
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 36
3.1. Thực trạng tật khúc xạ của học sinh ........................................................ 36
3.2. Kiến thức và thực hành của phụ huynh, giáo viên trong chăm sóc, bảo vệ
mắt cho học sinh.............................................................................................. 40
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 51
4.1. Thực trạng tật khúc xạ của học sinh THCS ............................................. 51
4.2. Kiến thức và thực hành của cộng đồng về TKX ...................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 66
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 67
TÍNH CẤP THIẾT, THỰC TIỄN ............................................................... 68
KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khối lớp và giới tính .............. 36
Bảng 3.2. Mức độ thị lực không kính của học sinh THCS ............................. 36
Bảng 3.3. Phân bố thị lực không kính của học sinh theo giới tính ................. 37
Bảng 3.4. Tỷ lệ học sinh mắc cận thị theo mức độ và khối học ..................... 37
Bảng 3.5. Tỷ lệ học sinh mắc cận thị phân theo khối lớp và giới tính ........... 38
Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh mắc TKX sử dụng kính để điều chỉnh thị lực theo
khối học ........................................................................................................... 39
Bảng 3.7. Tỷ lệ HS mắc TKX sử dụng kính không đúng số để điều chỉnh thị
lực theo khối học ............................................................................................. 39
Bảng 3.8. Trang thiết bị của các hiệu kính thuốc trên địa bàn........................ 40
Bảng 3.9. Kiến thức của học sinh về tật khúc xạ ............................................ 40
Bảng 3.10. Kiến thức của học sinh về chăm sóc mắt khi có TKX (n= 354 ) . 41
Bảng 3.11. Tỷ lệ học sinh lựa chọn địa điểm các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm
sóc TKX .......................................................................................................... 41
Bảng 3.12. Kiến thức của phụ huynh, giáo viên về TKX ............................... 42
Bảng 3.13. Tỷ lệ phụ huynh và giáo viên biết cách chăm sóc, bảo vệ mắt khi
có TKX ............................................................................................................ 42
Bảng 3.14. Tỷ lệ phụ huynh học sinh, giáo viên biết về yếu tố làm tăng TKX
......................................................................................................................... 43
Bảng 3.15. Tỷ lệ học sinh biết về thị lực của bản thân ................................... 43
Bảng 3.16. Một số thói quen sinh hoạt, học tập ở nhà của học sinh............... 46
Bảng 3.17. Thực hành của giáo viên, phụ huynh đối với TKX của học sinh . 47
Bảng 3.18. Nguồn thông tin về TKX cho phụ huynh, giáo viên .................... 48
Bảng 3.19. Nơi thực hiện tốt chương trình chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ mắt
đối với TKX .................................................................................................... 48
Bảng 3.20. Định kỳ phụ huynh đưa học sinh đi khám TKX .......................... 49


DANH MỤC HÌNH


Hình 3.1. Tỷ lệ cận thị của học sinh THCS .................................................... 38
Hình 3.2. Định kỳ kiểm tra thị lực của học sinh THCS .................................. 44
Hình 3.3. Cách xử lý của HS khi mắc TKX ................................................... 44
Hình 3.4. Nguồn cung cấp thông tin về TKX ................................................. 45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ quan thị giác của con người là vô cùng tinh tế và nhạy bén, trong đó
thị lực là chức năng quan trọng nhất giúp ta nhận biết ánh sáng và thế giới
xung quanh. Thị lực không chỉ quan trọng đối với người lớn mà nó còn đặc
biệt quan trọng đối với trẻ em. Thị lực giúp trẻ em học tập, lao động, phát
triển nhận thức, tư duy.
Vấn đề đáng lo ngại trong những năm gần đây ảnh hưởng lớn đến thị
lực của trẻ em chính là tật khúc xạ ngày một gia tăng. Một đôi mắt bị tật khúc
xạ sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, thậm chí ảnh hưởng lớn đến tương lai
của trẻ. Ở Việt Nam, trong những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3 này, cận
thị học đường đang có chiều hướng ngày càng tăng lên ở lứa tuổi học sinh các
cấp học, đặc biệt là học sinh khối trung học cơ sở và là nguyên nhân chính
gây giảm thị lực ở học sinh [23]. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam (2008), tỷ lệ mắc cận thị học đường trong các trường học rất
cao với tỷ lệ trung bình là 26,14% [33]. Báo cáo của Viện Mắt Trung ương
(2012) tại Hội nghị nhãn khoa toàn quốc cho thấy, tỷ lệ mắc cận thị học
đường chiếm khoảng 40-50% ở thành phố và 10-15% ở nông thôn [17].
Cận thị gây nhiều tác hại như: hạn chế sự phát triển toàn diện của học
sinh; hạn chế các hoạt động thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ; hạn chế sự
lựa chọn ngành nghề trong cuộc sống; hạn chế một số hoạt động sinh hoạt
hàng ngày của học sinh và hạn chế một phần kết quả học tập do mắt chóng bị
mỏi, do nhìn bảng không rõ, viết và đọc chậm; dễ bị tai nạn trong lao động,

sinh hoạt...Bên cạnh đó khi bị cận thị nặng sẽ có nguy cơ mắc nhiều biến
chứng như vẩn đục dịch kính, đục thủy tinh thể [102], Glocom [143], thoái
hóa võng mạc [112], hoặc bong võng mạc [128].
Có rất nhiều phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ nhưng phương pháp
đơn giản nhất là đeo kính, vừa an toàn, hiệu quả đem lại sự cải thiện to lớn về


2

chức năng thị giác, vừa kinh tế, thuận tiện. Vì thế việc sử dụng kính đúng số,
mài lắp đúng kỹ thuật là điều vô cùng quan trọng trong việc cải thiện, điều
chỉnh thị lực.
Việc cải thiện tình trạng thị lực của học sinh là một vấn đề sức khỏe mà
ngành giáo dục và cả xã hội quan tâm. Điều này đã thôi thúc tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng tật khúc xạ và kiến thức, thực hành của giáo
viên, phụ huynh trong chăm sóc mắt cho học sinh trường trung học cơ sở Lê
Hồng Phong, Hải Phòng” nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ cận thị và việc sử dụng kính của học sinh trường
trung học cơ sở Lê Hồng Phong năm 2015.
2. Mô tả kiến thức, thực hành của giáo viên, phụ huynh trong chăm
sóc mắt cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong năm 2015.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Cấu tạo giải phẫu và sinh lý quang học của mắt
Mắt là một phần của hệ thống thị giác con người, cấu trúc gần như hình
cầu, bao gồm 4 mối tương quan học, đường kính trước sau vào khoảng 24,2

mm, trục ngang là 24,1 mm, trục dọc 23,6 mm. Các chất lưỡng cầu này có
cùng một trục chính là một đường thẳng xuyên qua nhãn cầu. Nhãn cầu được
chứa trong hốc xương gọi là hốc mắt, mỗi hốc mắt là một hốc xương hình
tháp có 4 cạnh, đầu quay ra trước, hốc mắt nằm giữa khối xương sọ xương
mặt [28].
Cấu tạo của mắt từ ngoài vào trong gồm:
* Vỏ nhãn cầu có 3 lớp: Củng – giác mạc, màng bồ đào và võng mạc.
Giác mạc diện tích của vỏ nhãn cầu, phần còn lại củng mạc chiếm 5/6. Bên
trong củng giác mạc là màng bồ đào được chia thành 3 phần (mống mắt, thể
mi, hắc mạc). Lớp bên trong cùng là võng mạc, đây là màng thần kinh tiếp
nhận và dẫn truyền ánh sáng lên não bộ.
* Các môi trường trong suốt gồm: giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh,
dịch kính bảo đảm cho ánh sáng đi từ ngoài vào đến võng mạc.
- Giác mạc: có chỉ số khúc xạ 1.376, bề mặt giác mạc càng về phía rìa
càng dẹt hơn, có bán kính cong mặt trước 7,7mm, bán kính cong mặt sau
6,8mm. Công suất khúc xạ của giác mạc: mặt trước giác mạc 48,83 D, mặt
sau giác mạc -5,88D, công suất trung bình giác mạc 42,95 D [28].
- Thủy dịch và dịch kính: có chỉ số khúc xạ 1.336 [42].
- Thể thủy tinh: có chỉ số khúc xạ 1.406, thể thủy tinh thường hơi lệch
tâm so với trục giác mạc và trục nhìn của con mắt. Do đó, nói một cách khác
chính xác thì mắt người sống không phải là một quang học hệ có tâm do các
lớp vỏ không thực sự đồng tâm, độ cong lớp vỏ ngoài lớn hơn lớp vỏ trong.


4

Bán kính độ cong mặt trước 7,91mm, bán kính độ cong mặt sau – 5,76mm.
Có sự khác biệt về chỉ số khúc xạ giữa lớp vỏ và nhân, lực khúc xạ của thể
thủy tinh từ + 16 D đến + 20D. Khi điều tiết công xuất tối đa của thủy tinh có
thể tăng lên 33,06 D [42].

Toàn bộ hệ thống quang học của mắt có lực khúc xạ chung từ + 50,69
D đến +70,57 D. Như vậy khúc xạ của mắt phụ thuộc ba yếu tố chính là: trục
trước sau của nhãn cầu, độ cong của các lưỡng chất (chủ yếu là giác mạc và
thủy tinh thể) và chỉ số của các môi trường quang học [43].
Bình thường các tia sáng song song từ vật tiêu sau khi đi qua hệ thống
quang học của mắt sẽ hội tụ tại một điểm ở võng mạc (hoàng điểm), lúc đó
mắt sẽ nhìn rõ vật tiêu ở xa và cả ở gần, đó là mắt chính thị [28].
1.2. Những yếu tố liên quan đến tạo ảnh lên trên võng mạc của mắt
Các tia sáng từ vật liệu sau khi đi qua hệ thống quang học của mắt sẽ
hội tụ tại một điểm ở võng mạc, ảnh của vật hiện rõ hay mờ, to hay nhỏ phục
thuộc vào các yếu tố sau:
1.2.1. Độ dài trục nhãn cầu
Độ dài trục nhãn cầu tính từ mặt trước giác mạc đến cực sau của võng
mac, Trục trước sau của trẻ em mới sinh: nam là 17,9 mm ± 0,10 mm, nữ là
17,7 mm ± 0,20 mm, theo Hoàng Hồ và cộng sự nghiên cứu trên người trưởng
thành với siêu âm ký thì độ dài trục trước sau là 22,77 ± 0,06 mm đối với nữ
và 23,5 ± đối với nam, nếu dài hơn sẽ gây cận thị [29].
1.2.2. Bán kính độ cong giác mạc
Trong quá tình phát triển của cơ thể, giác mạc tăng trưởng rất ít, bán
kính độ cong trước giác mạc lúc mới sinh là 6,6 mm, 1 tuổi là 7,50 mm, đến 6
tuổi đã ổn định ở mức 7,80 mm. Công suất khúc xạ của giác mạc lúc mới sinh
cho đến tuổi trưởng thành chỉ tăng khoảng 4D và đạt công suất trung bình là
43,34 ± 1,52D. Như vậy công suất giác mạc chiếm 2/3 tổng công suất của hệ


5

thống quang học mắt và là yếu tố ít biến đổi trong quá trình chuẩn hóa khúc
xạ. Nếu bán kính độ cong giác mạc nhỏ hơn bình thường sẽ gây cận thị [42].
1.2.3. Công suất thể thủy tinh

Thể thủy tinh biến đổi không ngừng kể từ khi trẻ em ra đời cho đến tuổi
già. Khi trẻ mới sinh, thể thủy tinh có hình cầu và lực khúc xạ rất cao (khoảng
42,7 D). Càng về sau thể thủy tinh càng dẹt dần và đến 15-16 tuổi thì lực khúc
xạ chỉ còn 16 – 24 điốp. Vì vậy ở trẻ em thường có viễn thị (sinh lý) sau đó
giảm dần và đến 6 – 7 tuổi thì trở thành mắt chính thị [43].
Thể thủy tinh chịu tác động của lực điều tiết do cơ thể mi chi phối (cơ
chế điều tiết) thông qua điều tiết mà thể thủy tinh có thể co giãn làm tăng
hoặc giảm lực khúc xạ để điều chỉnh nhìn rõ vật tiêu cả ở xa và ở gần. Khi
điều tiết, lực khúc xạ của thể thủy tinh có thể thay đổi từ 19 – 24 D làm tăng
tổng chỉ số lực khúc xạ của hệ thống quang học và như vậy cơ chế điều tiết
đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi lực khúc xạ của hệ thống quang
học mắt [29].
1.2.4. Độ sâu tiền phòng
Bình thường độ sâu tiền phòng trong khoảng {2,80mm; 3,50mm}. Độ
sâu của tiền phòng thay đổi sẽ làm thay đổi khúc xạ [42].
1.2.5. Vai trò của điều tiết
Về phương diện quang học, con mắt được cấu tạo để nhìn xa ở vô cực.
Ảnh của một vật ở xa vô cực hội tụ đúng trên võng mạc (hoàng điểm). Nhưng
trên thực tế mắt vẫn nhìn rõ những vật ở rất gần, như vậy phải có một cơ chế
điều chỉnh cho phép thay đổi lực hội tụ của hệ quang học và cơ chế đó chính
là sự điều tiết của mắt [29].
Điều tiết là cơ chế mà mắt thay đổi công suất khúc xạ bằng cách thay
đổi hình dạng của thể thủy tinh. Trong khi điều tiết, tiêu điểm di chuyển về
phía trước của mắt. Do đó, viễn điểm lại gẩn mắt hơn. Lực điều tiết của mắt


6

bắt đầu xuất hiện khi cơ thể mi co và các sợi dây zinn chùng lại dưới tác dụng
của hệ thần kinh đối giao cảm. Con người có phản xạ điều tiết vào khoảng 30

– 36 tháng tuổi. Lực điều tiết nhanh chóng trở lên rất mạnh. Để đáp ứng điều
tiết là do tăng độ cong (chủ yếu mặt trước) của thủy tinh, tức là công suất thủy
tinh thay đổi. Công suất này thể hiện biên độ điều tiết, biên độ điều tiết tức là
khoảng cách giữa viễn điểm của mắt và điểm gần nhất mà mắt vẫn nhìn thấy
được vật tiêu. Biên độ điều tiết khác nhau ở hai mắt, nó được đo ở từng mắt
riêng rẽ. Biên độ điều tiết hai mắt thường lớn hơn một mắt. Biên độ điều tiết
rất lớn từ 12 D – 14 D ở trẻ 12 – 14 tuổi. Khi tuổi tăng, lực điều tiết và biên
độ điều tiết giảm dần dẫn đến cận điểm ngày càng xa mắt. Đến tuổi 40 cận
điểm cách mắt 22,2cm, lúc đó đọc sách bắt đầu có hiện tượng mỏi mắt, đó là
dấu hiệu giới hạn của tuổi bắt đầu lão thị [29].
Như vậy, trên thực tế khi nhìn gần phải huy động lực điều tiết, mà lực
điều tiết ở trẻ em tuổi học sinh lại rất mạnh, nếu sử dụng mắt nhìn gần thường
xuyên sẽ tạo thành thói quen điều tiết. Khi đó sử dụng thị lực xa sẽ không rõ,
lâu dần trở thành bệnh cận thị.
1.3. Đại cương về bệnh sinh của tật cận thị
Cận thị là một tật khúc xạ, gây nên bởi hệ quang học có lực hội tụ hoặc
quá mạnh, do sự mất cân xứng giữa công suất hội tụ của hệ thống quang học
với độ dài trục trước sau của nhãn cầu, làm cho các tia sáng song song từ vật
đến nhãn cầu quy tụ quá sớm, do đó ảnh của vật tiêu hội tụ ở phía trước võng
mạc, tạo ra ở hoàng điểm một vòng khuyếch tán làm cho mắt nhìn vật tiêu bị
mờ và nhỏ hơn bình thường, vòng khuyếch tán càng to mắt nhìn vật tiêu càng
mờ [35].
Mắt cận thị lại càng phát triển điều tiết, càng điều tiết lại càng gia tăng
độ cận thị. Bình thường lực điều tiết kèm theo một lực quy tụ tương ứng
(được đo bằng đơn vị góc mét). Do đó điều tiết 1 D sẽ kèm theo quy tụ 1 góc


7

mét. Vì thế ở những người cận thị nếu có khuynh hướng buông thả điều tiết

và đồng thời cả quy tụ (phản xạ điều tiết quy tụ) dẫn đến khả năng bị lác ẩn
ngoài hoặc lác phân kỳ [27], [50].
Viễn điểm của mắt cận thị là một điểm thực ở cự ly trước mắt. Khoảng
cách của viễn điểm đến mắt là do độ cận thị, khoảng cách càng ngắn độ cận
thị càng cao. Độ cận thị được tính theo công thức [42].
P=

1
f

Trong đó: f là khoảng cách của viễn điểm tính bằng m
P là độ cận thị tính bằng điốp (ký hiệu là D)
Sự mất cân xứng giữa trục nhãn cầu và lực hội tụ của bán phần trước
nhãn cầu có thể gây nên bởi:
Độ cong giác mạc.
Độ cong và chỉ số khúc xạ thể thủy tinh.
Chiều dài trục nhãn cầu.
Độ cong giác mạc gia tăng trong dị tật giác mạc hình chóp, biến đổi
giác mạc trong bệnh glocom bẩm sinh. Sự gia tăng độ cong giác mạc dẫn đến
sự gia tăng công suất hội tụ của giác mạc. Đây là loại cận thị trục, chiếm đa số
người cận thị. Nếu độ dài trước sau của trục nhãn cầu dài thêm 1mm thì sẽ
gây cận thêm -3D. Trong đó một số bệnh nội tiết như đái tháo đường, làm chỉ
số khúc xạ của lớp vỏ và nhân thể thủy tinh tăng lên dẫn đến cận thị [42],
[57].
Sự gia tăng trục nhãn cầu là kết quả của sự mất cân xứng giữa áp lực
nội nhãn với độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc [50], [63].
Áp lực nội nhãn gia tăng có thể tăng tiết thủy dịch. Sự tăng tiết thủy
dịch có thể được quy cho là sự điều tiết quá mức và quá lâu trong điều kiện
mắt làm việc gần, do mất cân bằng của thần kinh thực vật hoặc sự rối loạn



8

vận mạch. Sự gia tăng áp lực nội nhãn còn có thể xảy ra do sự bất thường
trong cấu trúc và sự hình thành của góc tiền phòng hoặc sự cản trở do lưu
thông thủy dịch qua đồng tử [53], [60].
Những biến đổi về độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc, đặc biệt là
củng mạc của vùng cực sau nhãn cầu, cũng là nguyên nhân gây gia tăng trục
trước sau của nhãn cầu góp phần vào sự tiến triển của cận thị [47], [59].
Sự suy giảm độ cứng của củng mạc, đặc biệt củng mạc ở vùng cực sau,
mà nguyên nhân suy tuyến giáp hoặc do rối loạn của chế tiết các hormone vỏ,
dẫn đến rối loạn chuyển hóa collagen làm thoái hóa củng mạc. Bên cạnh đó
sự thiếu dinh dưỡng có liên quan đến gia tăng bệnh cận thị. Đặc biệt là thiếu
hụt các Vitamin A, Vitamin E và một số vi chất khác cũng góp phần làm giảm
độ rắn của củng mạc [66].
Tiển triển của cận thị có thể dẫn đến những biến đổi của bệnh lý của
hắc võng mạc như: thoái hóa hắc võng mạc, bong võng mạc cũng như những
thoái hóa của dịch kính [42].
1.4. Phân loại cận thị
Cận thị được chia làm hai nhóm chính là cận thị sinh lý và cận thị bệnh
lý, trong đó:
- Cận thị sinh lý (thường gọi là cận thị đơn thuần hoặc cận thị học
đường), bao gồm cận thị trục (đa số cận thị đơn thuần là cận thị trục) và cận
thị khúc xạ. Cận thị sinh lý là cận thị do sự mất cân xứng giữa chiều dài trục
nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt làm cho ảnh của vật hội tụ ở phía trước
võng mạc. Nhưng chiều dài trục nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt đều ở
trong giới hạn bình thường [29].
- Cận thị bệnh lý (còn gọi là cận thị ác tính, cận thị tiến triển hoặc cận
thị thoái hóa).



9

+ Cận thị bệnh lý do trục nhãn cầu phát triển quá mức ngoài giới hạn
bình thường trong khi đó các thành phần khác của nhãn cầu phát triển bình
thường [42].
+ Cận thị bệnh lý do độ cong: do biến dạng ở giác mạc và thể thủy tinh.
1.5. Kính đeo mắt
1.5.1. Lịch sử kính đeo mắt
Chiếc kính đeo mắt đầu tiên xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ 13 ở
Trung Quốc và Châu Âu, đến giữa thế kỉ 14 thì được dùng rộng rãi. Đó là loại
kính có thấu kính lồi cho người già. Đến đầu thế kỉ 16, thấu kính dùng cho
người cận thị đeo mới ra đời.
Thời kì đầu, kính đeo mắt là loại kính đơn, khi mang kính phải cầm
trên tay. Sau đó là đeo kính phải đặt ở trên mũi, khiến người dung khó chịu.
Sau này, phát minh ra gọng kính, người ta dùng dây da buộc kính lên đầu.
Năm 1748, Fulakelin (Mỹ) mới phát minh ra kính đeo hai mắt giống như hiện
nay.
1.5.2. Những sai lầm thường mắc khi sử dụng kính
+ Không đeo kính dù có tật khúc xạ: những người này khi đeo kính là
cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ khi phải mang kính, nhưng cũng có khi cho rằng
mang kính làm cho bệnh nặng thêm. Hậu quả là bệnh nhân luôn phải nheo
mắt khi nhìn, dẫn đến mỏi mắt, co quắp mi, mất độ phối hợp của thị giác hai
mắt, lác hai mắt. Trường hợp biến chứng nặng, bệnh nhân có thể bị đục dịch
kính, thoái hóa hoặc bong võng mạc.
+ Đeo kính mặc dù không có bệnh: nguyên nhân thường là do bệnh
nhân nghĩ là mình có tật khúc xạ nên tự mua kính để đeo. Một số trường hợp
do bệnh nhân khám mắt và được chẩn đoán là có tật khúc xạ ở những cơ sở
không có chuyên môn. Có trường hợp bệnh nhân mang kính cận thị -5D,
nhưng khi bệnh nhân được nhỏ thuốc liệt điều tiết và đo mắt đúng quy trình



10

thì phát hiện bệnh nhân không có cận. Những trường hợp đó có thể được coi
là cận thị giả.
+ Đeo kính không đúng số:
Tình trạng này phổ biến và có nhiều nguyên nhân:
- Đo khúc xạ không chính xác
- Bệnh nhân chủ động hạ thấp số kính vì cho rằng đeo kính dưới độ cận
sẽ giúp giảm độ cận.
- Bệnh nhân không thường xuyên đi khám kiểm tra lại nên độ khúc xạ
đó thay đổi mà kính vẫn giữ nguyên.
+ Kính lắp không đúng quy cách: mắt kính đúng công suất được lắp
đúng kỹ thuật mới đảm bảo hiệu quả và không gây hại cho mắt. Gọng kính
phải phù hợp với khuôn mặt, khoảng cách tâm 2 mắt kính đúng với khoảng
cách đồng tử hai mắt, khoảng cách từ mắt đến kính là 12mm, độ nghiêng của
kính là 12 độ. Kính lắp không đúng kỹ thuật có thể làm bệnh nhâ thấy biến
dạng, méo mó, mắt hoa, đau đầu. Theo một nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân lắp
kính đúng rất thấp, Hà Nội từ 60-70%, Hải Phòng 50%, thành phố Hồ Chí
Minh là 51%...
1.6. Tình hình cận thị trên thế giới và ở Việt Nam
1.6.1. Các nghiên cứu về cận thị trên thế giới
Những nghiên cứu đầu tiên về bệnh cận thi trong học sinh trên thế giới
mới chỉ bắt đầu từ những thập kỷ 70 của thế kỷ 19. Trước đó cận thị được coi
như là một bệnh di truyền mà người ta hoàn toàn bất lực, nhất là thể tiến triển
và ác tính [13].
Kết quả đầu tiên của các công trình nghiên cứu của F.Erismen năm
1870 ở Nga và của Hermann Cohan ở Đức vào năm 1876 đã làm cho các nhà
nhãn khoa, các nhà vệ sinh học đường, các nhà giáo dục bắt đầu thấy tầm



11

quan trọng của cận thị học đường, là một tật khúc xạ xuất hiện và tiến triển
trong thời gian đi học [13].
Tật khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng liên quan tới thành tích học
tập, vấn đề vệ sinh học tập, sinh hoạt, vui chơi của trẻ em. Qua các thống kê
được thông báo chúng ta thấy tỷ lệ cận thị và sự phân bố cận thị trong cộng
đồng nói chung và trong học sinh nói riêng tùy thuộc vào nghiên cứu của từng
tác giả ở các vùng khác nhau, ở các đối tượng lứa tuổi khác nhau cũng cho
các kết quả khác nhau.
Theo nghiên cứu của Cohan (1876) ở các thành phố Đức tỷ lệ cận thị
trong học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 là 6,7% - 26,2% [12].
Theo F. Erisman (1970) nghiên cứu của ông trong học sinh các trường
học Saint Peterbourg tỷ lệ cận thị đối tượng này là 30,2% [13].
Theo Maija I.Mantyarvi, MD nghiên cứu năm 1983 tỷ lệ cận thị ở học
sinh Phần Lan là 23,4% [26].
Sau các nghiên cứu trên thì có nhiều thống kê của các tác giả khác cho
thấy rằng học sinh ở các lớp học cuối cấp tỷ lệ cận thị là 20 – 40% [12].
Turacli – M.E và cộng sự trong điều tra năm 1995 trên 23.810 học sinh
ở 39 trường mẫu giáo và tiểu học ở các vùng khác nhau thuộc Ankara. Trong
đó có 10 trường tư thục, 11 truờng trung bình, 7 trường tốt và 11 trường ở
nông thôn, kết quả cho thấy tỷ lệ cận thị ở lứa tuổi này là 3,53% [67].
Morgan – KS, Kenemer-J.C nghiên cứu tại Mỹ năm 1997. Khám
14.075 em ở lứa tuổi nhà trẻ và học sinh lớp 1 đến lớp 4 của 70 trường thuộc
Tây Nam nước Mỹ. Kết quả cho thấy tỷ lệ cận thị trong trẻ em ở lứa tuổi này
là 4,5% [61].
Kali Kivayi va cộng sự điều tra năm 1997 với 1029 đối tượng từ 3 đến
18 tuổi thuộc 9 trường ở miền Nam Ấn Độ thấy tỷ lệ cận thi là 6,8% [58].



12

Trong cộng đồng dân cư sống ở các quốc gia tại quần đảo Solomon tỷ
lệ cận thị chỉ xấp xỉ 1% [60]. Trong khi đó tỷ lệ cận thị ở các nước khu vực
châu Á lại khá cao [63]. Tỷ lệ cận thị thường cao ở các quốc gia: Trung Quốc,
Nhật Bản nhưng cao hơn cả là Đài Loan và Singapore [56]. Cận thị trở thành
một vấn đề sức khỏe quan trọng trong cộng đồng học sinh ở Đài Loan. Tỷ lệ
cận thị trong học sinh lứa tuổi 18 là 80% [52].
Nghiên cứu ở lứa tuổi từ 5-12 tuổi (phương pháp đo khúc xạ bằng liêt
điền kế) tại Bangkok – Thái Lan thấy tỷ lệ khúc xạ bình thường 25,8%, viễn
thị 61,3%, cận thị 12,5%, tỷ lệ đeo kính 9,43% [25].
Tại Lào, điều tra trên 5.452 học sinh từ 6-12 tuổi, có 54 học sinh (1%)
có thị lực thấp hơn 6/10. Với máy đo khúc xạ tự động kế, kết quả thu được là
2,4% bị viễn thi và 97,6% bị cận thị (trong số giảm thị lực) [25].
Tại Campuchia điều tra trên 4.402 học sinh từ tiểu học đến trung học
của tỉnh Battambong cho thấy ty lệ bị tật khúc xạ ở đôi tượng này là 1%,
trong số đó cận thị chiếm 70% [25].
Tại Mông Cổ, theo điều tra năm 1980- 1982, tỷ lệ bị tật khúc xạ gây
giảm thị lực ở học sinh phổ thông chiếm 20,2% [25].
Tại tỉnh Quảng tây – Trung Quốc, theo điều tra năm 1997, ty lệ tật khúc
xạ khoảng 9% dân số, trong đó cận thị chiếm 40% [12].
Theo một sô nghiên cứu người ta thấy sự khác biệt về tỷ lệ cận thị giữa
các dân tộc. Một nghiên cứu so sánh tật khúc xạ ở miền Tây Malaysia cho
thấy: tỷ lệ cận thị thay đổi trong ba cộng đồng dân tộc sinh sống tại đây
(người gốc Malaysia, gốc Trung Quốc và gốc Ấn Độ). Kết quả cho thấy tỷ lệ
cận thị cao nhất trong cộng đồng trung Quốc, thấp nhất ở cộng đồng Ấn Độ
[50]. Những học sinh có nguồn gốc Trung Quốc và Nhật Bản thường hay bị
cận thị và tỷ lệ cận thị trong cộng đồng học sinh này thường cao [54]. Tỷ lệ



13

cận thị cũng khác nhau giữa các dân tộc trong cùng một quốc gia, giữa thổ
dân và người đồng bằng sống cùng một nơi, trong cùng một lứa tuổi [42].
1.6.2. Cận thị ở Việt Nam
Ở nước ta mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn song công tác bảo
vệ và chăm sóc cho thế hệ trẻ nói chung và đặc biệt là học sinh nói riêng góp
phần đáng kể trong việc đào tạo, xây dựng một lớp người vừa có sức khỏe,
vừa có kiến thức, đây là nguồn tài nguyên của đất nuớc luôn được Đảng, Nhà
nước cũng như các ban ngành đã sớm quan tâm. Những năm 1960, công tác y
tế trường học nhận được sự chỉ đạo của Bộ y tế, Bộ giáo dục – Đào tạo và
cũng từ đây có nhiều công trình nghiên cứu về sức khỏe học sinh, các tiêu
chuẩn về vệ sinh học đường, về cận thị đã được bắt đầu ở nước ta.
Năm 1963 – 1964 trong điều tra của Ngô Như Hòa – Viện mắt Trung
Ương, nghiên cứu 10.823 học sinh Hà Nội thì tỷ lệ cận thị trong đối tượng
này là 4,2% [13], [24].
Năm 1975 trong kết quả điều tra của Đoàn Cao Minh thì tỷ lệ cận ở học
sinh Hà Nội cũng có kết quả tương tự như điều tra của Ngô Như Hòa năm
1964 là 4,2% [12], [24].
Năm 1978 theo điều tra của Trần Văn Dần tỷ lê cận thị tỷ lệ cận thị học
sinh ở Hà Nội là 1,9% [6]. Năm 1980 theo Hà Huy Tiến – Viện mắt Trung
ương nghiên cứu tình hình phát triển thị lực và tật khúc xạ ở 3.929 học sinh
phổ thông nông thôn và thành thị cho thấy học sinh mắc bệnh cận thị là 5%
[39].
Năm 1980 theo kết quả điều tra của Trần Văn Dần và Phạm Năng
Cường thì học sinh trung học ở Hà Nội tỷ lệ cận thị từ 7-8% [5].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung ở học sinh khối 12 của trường
Amsterdam kết quả tỷ lệ học sinh mắc bệnh cận thị 28,57%.



14

Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Liên tại Nam Định năm học 1997 –
1998 ở học sinh từ bậc tiểu học đến bậc phổ thông trung học tỷ lệ cận thị
chung trong học sinh ở đây là 13,6% [20].
Theo tác giả Nguyễn Thị Hiền, tình hình cận thị học đường của học
sinh Hà Nội trong năm học 1998 – 1999, điều tra 6.791 học sinh ở cả 3 bậc
học thấy tỷ lệ mắc bệnh cận thị trong học sinh là 23,3% [11].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Trí tỷ lệ măc bệnh cận thị của học
sinh phổ thông tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh năm 2000 là: trong trung
học cơ sở là 4,9%, trong trung học phổ thông là 5,6% [41].
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc – Viện vệ sinh lao động
năm 2002 tỷ lệ bệnh cận thị của học sinh tiểu học ở nội thành Hà Nội là
16,88%, ngoai tỉnh là 1,13%, tỷ lệ mắc chung là 9,0% [25].
Năm 2002 – 2003 kết quả nghiên cứu của Lê Minh Thông và cộng sự
tỷ lệ mắc bệnh tật khúc xạ ở trẻ em từ 5-15 tuổi tại 16 trường ở Quận Bình
Thạnh TPHCM tỷ lệ mắc bệnh cận thị trong học sinh là 27,1% [37].
Năm 2002 – 2003 kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Bắc và cộng sự
tỷ lệ măc bệnh tật cận thị của học sinh ở một số huyện và thành phố Hải
Dương, tỷ lệ chung là 10,9% [3].
Năm 2004 kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng và Trần
Mạnh Đô cho thấy tỷ lệ cận thị của học sinh chung là 23,4 %, nội thành là
43,7%, ngoại thành là 13,3%. Tỷ lệ mắc cận thị học đường cao nhất là khối
lớp trung học cơ sở.
Tỷ lệ cận thị theo cấp học
Theo thống kê và qua điều tra của những tác giả Việt Nam thì tỷ lệ cận
thị cũng tăng theo các cấp (bậc) học.
Năm 2003, tác giả Nguyễn Văn Khoa và cộng sự nghiên cứu tình trạng

giảm thị lực do tật cận thị ở học sinh các trường phổ thông ở Thái Nguyên


15

cho kết quả là: tỷ lệ học sinh mắc bệnh tật cận thị là 13,25%, tỷ lệ học sinh
mắc bệnh tật cận thị tăng dần theo cấp học: tiểu học là 14,68%, trung học cơ
sở là 37,7%, trung học phổ thông là 47,62% [19].
Theo Ngô Như Hòa năm 1964 tỷ lệ cận thị ở học sinh các cấp như sau:
Cấp I: 2,1%, Cấp II: 4,2%, Cấp III: 9,6%. Tỷ lệ cận thị nặng thường gặp
nhiều hơn ở các cấp học cao hơn. Các trường hợp cận thị trên – 3D hầu như
không có ở cấp I, bắt đầu xuất hiện ở cấp II và cấp III. Cận thị trên 3D ở
thành phố cao hơn ở nông thôn ở mọi cấp học [13], [15].
Theo Đoàn Cao Minh năm 1975 tỷ lệ cận thị của học sinh ở các cấp
học như sau: Cấp I: 0,49 %, Cấp II: 1,61 %, Cấp III: 8,12% [24].
Năm 1978 theo điều tra của Trần Văn Dần, tỷ lệ cận thị ở học sinh tại
Hà Nội ở các cấp như sau: Cấp I: 2,2%, Cấp II: 3,9%, Cấp III: 8,7% [6].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Liên năm 1998 tỷ cận thị của học
sinh ở các cấp học như sau: Cấp I: 10 %, Cấp II: 16,2 %, Cấp III: 15,4% [20].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Trí tỷ lệ mắc bệnh cận thị của học
sinh phổ thông tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh năm 2000 là: THCS 4,9%,
trong THPT 5,6% [41].
Năm 2002 – 2003 theo kết quả nghiên cứu của Lê Minh Thông và cộng
sự, tỷ lệ mắc tật cận thị ở trẻ em từ 5-15 tuổi tại 16 trường ở quận Bình Thạnh
TP Hồ Chí Minh ở các bậc học như sau: Cấp I: 16,6 %, Cấp II: 29,8 %, Cấp
III: 35,1 % [37].
Theo tác giả Nguyễn Thị Hiền, tình hình cận thị học đường của học
sinh Hà Nội trong năm học 1998-1999, điều tra 6.791 học sinh ở cả ba cấp
học thấy tỷ lệ cận thị trong học sinh như sau: bậc tiểu học: 9,5%, bậc THCS:
36,5%, bậc THPT: 23,65% [11].

Năm 2002-2003 theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Bắc và cộng
sự tỷ lệ mắc bệnh cận thị của học sinh của một số huyện và thành phố Hải


16

Dương. Bậc tiểu học: 5,6%, bậc THCS: 10,6%, bậc THPT: 19,7%, tỷ lệ
chung là 10,9%. Trong đó tại thành phố Hải Dương tỷ lệ mắc tật cận thị theo
cấp học là: bậc tiểu học 15,3%, bậc THCS: 28,5%, bậc THPT: 29,7% [3].
Tại Hải Phòng, năm 2012, phát hiện hơn 70% số học sinh bị bệnh khúc
xạ học đường (cận thị). Đây là chương trình do Bệnh viện Mắt thành phố Hồ
Chí Minh, Bệnh viện Mắt Trung ương, nhãn hàng New V.Rohto thuộc Công
ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) phối hợp tổ chức, được triển khai tại 30
trường học của 5 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
Đà Nẵng. Bác sĩ Đỗ Lê Hà, Phó bí thư Đoàn Thanh niên Bệnh viện Mắt
Trung ương, thành viên tham gia đoàn khám mắt miễn phí cho học sinh, cho
biết: Trong số hơn 6 nghìn học sinh được khám mắt đợt này, hơn 4200 em bị
các tật khúc xạ học đường, trong đó chủ yếu là bệnh cận thị. Ở Trường THPT
chuyên Trần Phú, tỷ lệ học sinh bị cận thị chiếm hơn 90% (cứ 30 em khám có
28 trường hợp bị cận thị).
Tỷ lệ cận thị theo giới tính
Theo kết quả nghiên cứu của Saul. Gosis. Yu.Zh-Riga (năm 1998) tỷ lệ
học sinh nam mắc bệnh cận thị thấp hơn học sinh nữ là 1,59 lần (nam 36,7%,
nữ 55%) [65].
Không thật sự khác biệt giữa nam và nữ ở những người 20 tuổi trở lên
và cận thị nhẹ hoặc trung bình. Cận thị nặng ở nữ có tỷ lệ cao hơn gấp 2,5 lần
ở nam [16]. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Minh Thông và cộng sự năm
2002 – 2003, cho thấy tỷ lệ mắc tật cận thị được phân theo giới tính từ 5-15
tuổi tại 16 trường ở Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh là: nam
16,93%, nữ 21,88% [37].

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Bắc [3] tỷ lệ mắc tật cận thị
của học sinh ở một số huyện và thành phố Hải Dương: tỷ lệ tật cận thị của học
sinh nữ là 14,7% và nam là 7,7 %. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Khoa năm


17

2003 “Nghiên cứu tình trạng giảm thị lực do tật cận thị ở học sinh các trường
phổ thông tại Thái Bình” tỷ lệ học sinh mắc tật cận thị được phân theo giới:
nam 43,5%, nữ 56,5% [19].
Tỷ lệ cận thị theo vùng
Tỷ lệ cận thị thay đổi theo đặc điểm dân cư thành phố, nông thôn và
miền núi [39]. Theo nghiên cứu của Ngô Như Hòa, số học sinh bị cận thị ở
các trường thành phố cao hơn hẳn so với các trường ở nông thôn. Tỷ lệ cận
thị ở học sinh Hà Nội là 5,15% trong khi đó cận thị ở học sinh của các vùng
nông thôn chỉ có 1% [14].
Năm 2002-2003 kết quả nghiên cứu của Lê Minh Thông và cộng sự, tỷ
lệ mắc tật cận thị ở trẻ em từ 5-15 tuổi tại 16 trường ở Quận Bình Thạnh
thành phố Hồ Chí Minh có sự khác biệt giữa nội và ngoại thành (nội thành:
37,84%, ngoại thành: 23,3%) [20].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Bắc và cộng sự năm 20022003 tỷ lệ mắc tật cận thị của một số huyện và thành phố Hải Dương: tỷ lệ
mắc tật cận thị tại các trường nông thôn: bậc tiểu học 2,2%, bậc THCS 6,0%.
Trong khi đó tỷ lệ mắc tật cận thị tại các trường thành phố Hải Dương là: bậc
tiểu học 15,3%, bậc THCS 28,8% [3].
Năm 2003 kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Khoa và cộng sự
nghiên cứu tình trạng giảm thị lực do tật cận thị ở học sinh các trường phổ
thông tại Thái Bình tỷ lệ học sinh mắc tật cận thị ở thành thị cao gấp 3,3 lần
nông thôn [19].
1.7. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cận thị trong học sinh
Người ta thấy rằng cận thị thường xuất hiện và tiến triển khi em bé đi

học. Nhiều tác giả cho rằng vì trẻ đi học mới bị cận thị do đó từ Cận thị học
đường xuất hiện từ đây.


×