Chương 1: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG
KHÁC
1.1. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm, phân loại hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính là các hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn để tăng thu nhập và
nâng cao hiệu quả hoạt động của DN như mua bán chứng khoán, góp
vốn liên doanh, cho vay…
Tùy theo thời gian thu hồi vốn mà các khỏan đầu tư tài chính gồm: đầu
tư ngắn hạn và dài hạn
1.1.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Nội dung doanh thu hoạt động tài chính
-
Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp;
lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng
do mua hàng hóa, dịch vụ; Lãi cho thuê tài chính;...
-
Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản
(bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần
mềm vi tính...);
-
Cổ tức, lợi nhuận được chia;
-
Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn,
dài hạn;
-
Thu nhập chuyển nhượng,
-
Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
-
Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại
tệ;
-
Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
-
...
Tài khoản sử dụng:
35
TK515- Doanh thu hoạt động tài chính
Bên nợ: Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911
Bên có: Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
TK515 không có số dư cuối kỳ
Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
(1) Định kỳ nhận lãi tiền gửi trong tài khoản ngân hàng:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
(2) Kế toán chiết khấu thanh toán:
- Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người
mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp
đồng.
Khi phát sinh số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
(3) Cuối kỳ, kết chuyển Doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh
trong kỳ sang TK911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
1.1.3. Kế toán chi phí tài chính
Chi phí tài chính là những chi phí gồm các khoản chi phí hoặc các
khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay
và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng
khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,...; khoản lập và
hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản
lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ,...
TK 635- Chi phí tài chính
Bên nợ: Chi phí tài chính phát sinh trong kỳ
36
Bên có: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (chênh
lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập
năm trước chưa sử dụng hết)
- Kết chuyển sang TK 911
TK 635 không có số dư cuối kỳ
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu:
(1) Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được
hưởng, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 131, 111, 112,...
(2) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ
sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 - Chi phí tài chính
1.1.4. Kế toán đầu tư chứng khoán
Tài khoản sử dụng:
TK 121- Chứng khoán kinh doanh
Bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh mua vào.
Bên Có: Giá trị ghi sổ chứng khoán kinh doanh khi bán.
Số dư bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo.
TK 128- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Bên Nợ:
Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng.
Bên Có:
Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm.
Số dư bên Nợ:
Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại thời điểm báo cáo.
Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
* Chứng khoán kinh doanh
- Khi mua chứng khoán với mục đích bán lại kiếm lời:
37
Nợ TK 121
Có TK 111, 112, 141, 341…
- Chi phí phát sinh liên quan
Nợ TK 121
Có TK 111, 112
- Nếu định kỳ nhận lãi bằng tiền hoặc số lãi sẽ thu nhưng chưa thu được
Nợ TK 111, 112 – thu lãi bằng tiền
Nợ TK 1388 – xác định lãi nhưng chưa thu được tiền
Có TK 515
- Khi bán chứng khoán
Nợ TK 111,112
Nợ 635 (nếu lỗ)
Có 121
Có 515 (nếu lãi)
* Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
- Gởi ngân hàng, cho vay, đầu tư đến ngày đáo hạn khác
Nợ TK 128
Có TK 111, 112
- Trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn:
(1) Nếu mua trái phiếu định kỳ thu lãi :
- Khi mua trái phiếu
Nợ các TK 128 : theo giá gốc = giá mua + chi phí đầu tư
Có các TK 111, 112, 331,...
- Nếu không nhận tiền lãi về, mà tiếp tục bổ sung mua trái phiếu
Nợ TK 128
Có TK 515
38
- Nếu định kỳ nhận lãi bằng tiền hoặc số lãi sẽ thu nhưng chưa thu
được
Nợ TK 111, 112 – thu lãi bằng tiền
Nợ TK 1388 – xác định lãi nhưng chưa thu được tiền
Có TK 515
(2) Nếu mua trái phiếu nhận lãi trước:
Nợ TK 121, 128
Có TK 111,112 - số tiền thực chi
Có TK 3387 - phần lãi nhận trước
Định kỳ:
Nợ TK 3387
Có TK 515
(3) Nếu mua trái phiếu nhận lãi sau:
- Khi mua giống trường hợp 1
- Ghi nhận doanh thu của khoản lãi từng kỳ:
Nợ TK 1388
Có TK 515
- Khi đáo hạn, thu hồi gốc + lãi:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 128
Có TK 1388
Có TK 515 – lãi kỳ đáo hạn
(4) Khi nhượng bán trái phiếu:
- Nếu có lãi:
Nợ các TK 111, 112, 131,... Theo giá thanh toán
Có TK 128
Có TK 515 - Lãi bán chứng khoán
- Nếu lỗ:
39
Nợ các TK 111, 112, 131.. Tổng giá thanh toán
Nợ TK 635 - Lỗ bán chứng khoán
Có TK 128
- Chi phí phát sinh (hoa hồng, lệ phí..) khi nhượng bán :
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 331…
(7) Khi thanh toán trái phiếu đến hạn:
Nợ các TK 111, 112 - Số tiền nhận được khi thanh toán trái
phiếu đến hạn
Có TK 128
Có TK 515 – Lãi nhận được khi đáo hạn (nếu có)
Ví dụ 1:
1. Mua 200 cổ phiếu mục đích bán lại, mệnh giá 100.000 đ/cp đã thanh
toán bằng chuyển khoản
2. Bán 100 cổ phiếu mua ở NV1, giá bán 110.000 đ/cp đã thu bằng
chuyển khoản
3. Bán 200 cổ phiếu có giá gốc 105.000 đ/cp, giá bán 90.000 đ/cp đã
thu bằng chuyển khoản
Ví dụ 2:
Công ty X có các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Dùng TGNH để mua tín phiếu kho bạc, kỳ hạn 1 năm, trị giá 40.000.000, lãi suất
18%/năm. Lãi được trả hàng tháng, bắt đầu nhận từ tháng này.
2. Chi tiền mặt để mua một kỳ phiếu ngân hàng số tiền 40.000.000, kỳ hạn 1 năm, lãnh lãi
ngay khi mua, lãi suất 1,4%/tháng. Công ty phân bổ lãi tháng đầu tiên.
3. Mua cổ phiếu của công ty R với mục đích bán lại, mệnh giá 10.000đ/CP, giá mua
80.000đ/CP, mua 1.000 cổ phiếu bằng tiền mặt, phí môi giới 1% trên giá mua. Tất cả chi
bằng tiền mặt.
4. Nhận thông báo cổ tức được chia của công ty R 500đ/CP.
5. Chi TGNH mua kỳ phiếu thời hạn 12 tháng, số tiền 10.000.000, lãi suất 15,5%/năm,
lãnh lãi khi đáo hạn.
6. Nhận giấy báo của ngân hàng Z chuyển lãi định kỳ tháng này vào TK TGNH, biết rằng
công ty đang nắm giữ 50 kỳ phiếu với mệnh giá 1.000.000đ/KP, thời hạn 6 tháng, lãi suất
0,875%/tháng.
40
7. Cho khách hàng X vay 30.000.000 bằng TGNH thời hạn 6 tháng, lãi suất 1,2%/tháng.
Thu lãi định kỳ 3 tháng/lần.
8. Mua một trái phiếu có mệnh giá 50.000.000, giá mua thực tế 52.000.000, trả bằng
TGNH, lãnh lãi khi đáo hạn, lãi suất 17%/năm.
1.1.5 Kế toán đầu tư vào công ty con
1.1.5.1 Khái niệm
Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của 1 DN khác (Gọi là
công ty mẹ)
Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công ty con, nắm giữ trên
50% quyền biểu quyết ở công ty con trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
một công ty con khác trừ trường hợp đặc biệt khi xác định rõ là quyền
sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát
1.1.5.2 Tài khoản sử dụng: TK 221
Bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con tăng.
Bên Có: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con giảm.
Số dư bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con hiện có
của
1.1.5.3 Phương pháp kế toán
Tăng vốn đầu tư vào công ty con
Cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động góp vốn vào công ty con
Giảm vốn đầu tư vào công ty con
(1)Khi công ty mẹ đầu tư vào công ty con bằng tiền, căn cứ số tiền đầu
tư :
Nợ TK 221
Có TK111,112,341
(2)Các chi phí phát sinh (môi giới, thông tin):
Nợ TK 221
Có TK 111, 112,..
(3) Công ty mẹ góp vốn vào công ty con bằng tài sản phi tiền tệ
41
Nợ TK 221
Nợ TK 214
Nợ TK 811 : (nếu chênh lệch đánh giá giảm)
Có TK 211, 213, 217
Có TK 152, 153, 155, 156
Có TK 711(nếu chênh lệch đánh giá tăng)
(4)Trường hợp chuyển các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên
doanh, các khoản đầu tư tài chính khác thành đầu tư vào công ty con:
Nợ TK 221
Có TK 222, 228, 121, 128
Có TK 111, 112
(5)Khi nhận được thông báo về cổ tức, lợi nhuận được chia:
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 138
Nợ TK 221
Có TK 515
(5) Chuyển khoản đầu tư cty con thành đầu tư vào cty liên kết, các
khoản đầu tư khác:
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 222, 228
Có TK 221
(6)Thu hồi, thanh lý, nhượng bán các khoản vốn đầu tư:
Nợ TK 111, 112, 131,…
Nợ TK 635
Có TK 221
Có TK 515
42
Vd:
1/ DN chuyển TGNH mua 1.200.000 cổ phần trên 2.000.000 cổ
phần công ty E phát hành khi thành lập. Giá phát hành bằng mệnh giá
10.000đ/CP. DN chiếm 60% quyền biểu quyết và nắm quyền kiểm soát
cty E.
2/ Y đang nắm giữ 51% quyền biểu quyết của X (510.000CP, mệnh giá
10.000đ/CP). Với sự chấp nhận của đại hội cổ đông, Y chuyển nhượng
cổ phần cho Z với giá 18.000đ/CP. Z chuyển khoản thanh toán cho Y và
lệ phí ngân hàng 0,1% trên số tiền chuyển
3/ DN đang nắm giữ 30% của cty T (30.000CP, 10.000đ/CP). DN mua
thêm 25.000 CP của T từ nhà đầu tư khác với giá 15.000đ/CP trả bằng
TM, nâng số CP DN nắm giữ hiện tại là 55%.
4/ X đang nắm giữ 1.200.000 CP (12.000.000.000đ) của Y tương ứng
60% quyền kiểm soát. X chuyển nhượng 400.000 CP cho Z với giá
12.000đ/CP thu bằng TGNH. X còn nắm giữ 40%
1.1.6. Kế toán đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết
1.1.6.1. Kế toán đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết:
- Góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát
- Công ty liên kết là công ty mà trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng
kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà
đầu tư.
1.1.6.2 Tài khoản sử dụng
TK 222 - Vốn góp liên doanh, liên kết
1.1.6.3 Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
Tăng vốn góp liên doanh
Lợi nhuận được chia
Giảm vốn góp liên doanh
(1) Khi góp vốn liên doanh bằng tiền vào công ty liên doanh lien kết:
Nợ TK 222
43
Có TK 111, 112
(2) Các chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu từ vào công ty liên doanh
liên kết:
Nợ TK 222
Có TK 111, 112
(3) Khi góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ:
Nợ TK 222 – theo giá trị đánh giá lại
Nợ TK 214
Nợ TK 811 – Nếu chênh lệch giữa giá trị ghi sổ > giá trị đánh giá
lại
Có TK 211, 213, 217
Có TK 152,153, 155, 1561…giá trị ghi số
Có TK 711 – Nếu chênh lệch giữa giá trị ghi sổ < giá trị đánh
giá lại
(4) Bên góp vồn liên doanh, liên kết được chia lợi nhuận nhưng sử
dụng lợi nhuận này để góp thêm vốn:
Nợ TK 222 - lợi nhuận được chia
Có TK 515
(5) Chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết phát
sinh trong kỳ như lãi tiền vay để góp vốn, các chi phí khác:
Nợ TK 635
Nợ TK 133
Có TK 111, 112…
(6) Lợi nhuận từ liên doanh, liên kết phát sinh trong kỳ:
Nợ 111, 112 - nếu nhận bằng tiền
Nợ 1388 - nếu nhận thông báo về số lãi được chia
Có 515
44
(7) Kế toán thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư vào công ty liên doanh
liên kết
Nợ TK 111, 112, 131, 152, 153…
Nợ TK 228
Nợ TK 635 (nếu lỗ)
Có TK 222
Có TK 515 (nếu lãi)
(8) Chi phí thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư vào công ty liên doanh
liên kết
Nợ TK 635
Nợ TK 133
Có TK 111, 112
(9) Đầu tư thêm để công ty liên doanh liên kết thành công ty con và
nắm giữ quyền kiểm soát
Nợ TK 221
Có TK 222
Có TK 111, 112
1.1.7. Kế toán hoạt động đầu tư khác
Các khoản đầu tư công cụ vốn của đơn vị khác nhưng không có quyền
kiểm soát hoặc đồng kiểm soát, không có ảnh hưởng đáng kể với bên
được đầu tư
1.1.7.1 Tài khoản sử dụng
TK 228 - Đầu tư khác
1.1.7.2 Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Khi doanh nghiệp đầu tư mua cổ phiếu hoặc góp vốn dài hạn nhưng
không có quyền kiểm soát, đồng kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể với
bên được đầu tư:
Nợ TK 228
45
Có TK 111, 112
(2) Đầu tư bằng tài sản phi tiền tệ
Nợ TK 228
Nợ TK 214
Nợ TK 811 (nếu giá đánh giá lại < giá trị ghi sổ tài sản)
Có TK 211, 213, 217, 152, 153, 155, 156
Có TK 711 (nếu giá đánh giá lại > giá trị ghi sổ tài sản)
(3) Kế toán cổ tức lợi nhuận được chia
Nợ TK 138
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 228
Có TK 515
(4) Chuyển từ đầu tư vào công ty con, công ty lien doanh lien kết thành
đầu tư khác:
Nợ TK 228
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 635 (nếu lỗ)
Có TK 221, 222
Có TK 515 (nếu lãi)
(5) Thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư khác
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 635 (nếu lỗ)
Có TK 228
Có TK 515 (nếu lãi)
(6) Khi nhà đầu tư góp them vốn để trở thành công ty mẹ, có quyền
đồng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kế
Nợ TK 221, 222
46
Có TK 228
Có TK 111, 112
1.17. Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đầu
tư ngắn hạn, dài hạn của các loại chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn
hạn, dài hạn hiện có tính đến 31/12 tính toán khoản phải lập dự phòng
giảm giá cho các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn này, so sánh với số
đã lập dự phòng giảm giá năm trước (nếu có) xác định số chênh lệch
phải lập tăng thêm, hoặc giảm đi (nếu có):
- Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn,
dài hạn phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số
chênh lệch lớn hơn, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 229
- Trường hợp số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn,
dài hạn phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán
đầu tư ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì
số chênh lệch phải được hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 229
Có TK 635 - Chi phí tài chính.
Ví dụ:
Tình hình đầu tư tại DN X:
SDĐK: TK 121: 483.000.000 , chi tiết: CPX: 180.000.000 (15.000CP); CPY:
168.000.000 (12.000CP); CPZ: 135.000.000 (9.000CP).
TK 228: 604.000.000, chi tiết CPB: 270.000.000 (20.000CP); CPC: 174.000.000
(12.000CP); CPD: 160.000.000(8.000CP)
TK 2291 (CPX): 10.000.000
TK 2291B: 82.000.000; TK 2291C: 3.000.000
Trong kỳ phát sinh như sau:
1/ Bán 5.000CPX, giá bán 15.000đ/CP thu bằng TGNH, phí môi giới trả bằng TM 0,2%
trị giá giao dịch
2/ Mua 125 trái phiếu dài hạn, giá mua 990.000đ/TP thanh toán bằng chuyển khoản, phí
môi giới 1.250.000 trả bằng TM.
47
3/ Nhận được thông báo về cổ tức được hưởng của CPB là 24.000.000
4/ Chuyển nhượng 8.000CP D, giá bán 18.000đ/CP thu bằng TGNH. Chi phí môi giới
0,2% trị giá giao dịch chi bằng TM
5/ Mua thêm 64.000CP B thanh toán bằng chuyển khoản 1.344.000.000.
6/ Nhận được thông báo chia cổ tức 10.000.000 của CP C.
7/ Bán 12.000CP Y, giá bán 17.500đ/CP thu bằng TGNH.
8/ Nhượng bán 9.000CP Z giá bán 12.000đ/CP thu bằng TGNH.
9/ Cuối kỳ , CP X trên thị trường 12.000đ/CP, CP B 15.000đ/CP, CP C 14.000đ/CP
1.2. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KHÁC
1.2.1. Kế toán thu nhập hoạt động khác
Khái niệm:
Thu nhập khác là những khoản góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, chẳng hạn như: thu
từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm
hợp đồng, thu tiền bảo hiểm được bồi thường; thu được các khoản nợ
phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; khoản nợ phải trả nay mất
chủ được ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoàn
lại; các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng
hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu; thu nhập quà biếu,
quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh
nghiệp; các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót
hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra; các khoản thu
khác.
Chứng từ:
-
Hoá đơn GTGT/ hoá đơn bán hàng
-
Biên bản vi phạm hợp đồng
-
Hoá đơn bảo hiểm
-
Biên lai nộp thuế, nộp phạt, …
Tài khoản sử dụng
TK 711- thu nhập khác
Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
1/ Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế:
48
Nợ TK 111, 112, 131,
Có TK 711
2/
Nhận được tiền bảo hiểm do
các tổ các tổ chức bảo hiểm bồi
thường:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
3/ Đối với các khoản thu khó đòi đã xử lý cho xoá sổ, nếu sau đó thu hồi
được nợ
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
4/ Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi:
Nợ TK 331, 338…
Có TK 711
5/ Các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót
hay quên ghi sổ, năm nay phát hiện ra:
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 711
6/ Nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
- Ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 214 – giá trị hao mòn
Nợ TK 811 – giá trị còn lại của TSCĐ
Có TK 211, 213 – nguyên giá
- Chi phí phát sinh:
Nợ TK 811, 133
Có TK 111, 112, 331…
- Phản ánh thu nhập: nếu DN nộp thuế theo PP khấu trừ
Nợ TK 111, 131…
49
Có TK 711
Có 3331
7/ Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác vào TK 911:
Nợ TK 711
Có TK 911
1.2.2. Kế toán chi phí hoạt động khác:
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh
doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường
của doanh nghiệp, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị
còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán ; các khoản tiền bị phạt do vi
phạm hợp đồng; bị phạt khi truy nộp thuế; các khoản chi phí do kế toán
bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán; các khoản chi phí khác.
Tài khoản sử dụng: TK 811 – Chi phí khác
Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
1/ Chi phí khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong kinh doanh: bảo lụt,
cháy…:
Nợ 811, 133
Có 111, 112…
2/ Tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy thu
thuế:
Nợ TK 811
Có TK 111, 112…
hoặc
Có TK 333 - thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3/ Nhượng bán, thanh lý TSCĐ: đã trình bày ở phần thu nhập khác
Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác vào TK 911:
Nợ TK 911
Có TK 811
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN
50
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ
2.1.1.Nội dung
2.1.1.1. Nợ phải thu
- Hoạt động SXKD bất kỳ của doanh nghiệp nào cũng luôn diễn ra trong mối liên hệ
phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác và các cơ quan quản lý của nhà
nước. Mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hoạt động tài chính
của doanh nghiệp từ quá trình mua sắm các loại vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ đến
quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp dịch vụ, quá
trình mua bán các loại chứng khoán… Từ đó, có thể nói hoạt động SXKD của doanh
nghiệp luôn gắn liền với các nghiệp vụ thanh toán, thanh toán với người bán, người
mua, thanh toán với các cơ quan chức năng của nhà nước, thanh toán với công nhân
viên, với các cổ đông…
- Các khoản thanh toán chia thành 2 loại: các khoản phải thu và các khoản phải trả.
Tuy nhiên các khoản thanh toán này đều giống nhau ở chỗ tồn tại trong sự cam kết
giữa chủ nợ với con nợ theo từng khoản tiền phải thanh toán về phương thức thanh
toán, thời hạn thanh toán…
- Các khoản phải thu của doanh nghiệp gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,
phải thu khác, tạm ứng, tài sản thế chấp, ký quỹ, ký cược và thuế GTGT được khấu trừ.
2.1.1.2. Nợ phải trả
Các khoản phải trả của doanh nghiệp gồm: phải trả người bán, thuế và các
khoản phải nộp nhà nước, phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên, chi phí phải
trả, các khoản tiền vay, nhận ký quỹ, ký cược dài hạn và các khoản phải trả
khác.
2.2.
Nhiệm vụ của kế toán
- Ghi chép, phản ảnh nay đủ, kịp thời, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụ thanh toán
theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán.
- Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán,
ngăn ngừa tình trạng vi phạm kỷ luật thanh toán, thu nộp ngân sách nhà nước, chiếm
dụng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn không hợp lý.
2.3.
Nguyên tắc kế toán
- Hạch toán chi tiết từng đối tượng phải thu, phải trả theo từng nội dung.
- Trong hạch toán chi tiết kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ để
thu và trả nợ đúng hạn. Xác lập số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện
pháp xử lý các khoản phải thu không đòi được.
2.4. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
2.4.1. Kế toán phải thu của khách hàng
2.4.1.1. Nội dung
51
Phải thu của khách hàng là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về
tiền bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp lao vụ, dịch vụ…
2.4.1.2. Tài khoản sử dụng: TK 131- Phải thu khách hàng
Bên Nợ: - Số tiền phải thu của khách hàng.
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
Bên có: - Số tiền khách hàng đã trả nợ.
- Số tiền đã nhận trước của khách hàng.
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng.
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại.
- Số tiền chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại cho người mua.
Số dư bên Nợ: phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng.
Số dư bên Có: số tiền nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách
hàng.
2.4.1.3. Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Đối với DN nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ
(1) Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản khác thu nhập khác nhưng chưa thu
tiền:
Nợ TK 131
Có TK 511, 515, 711
Có TK 3331
(2) Khi xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa dịch vụ chưa thu tiền, căn cứ vào tỷ giá thực
tế phát sinh khi ghi nhận doanh thu ghi:
Nợ TK 131
Có TK 511
Sau khi khách hàng thanh toán tiền, căn cứ vào tỷ giá khi thu nợ ghi:
- Nếu TGTT khi thu nợ > TGTT khi ghi nhận nợ :
Nợ TK 111, 112 - TGTT khi thu nợ
Có TK 515 - Chênh lệch tỷ giá
Có TK 131- Tỷ giá lúc ghi nhận nợ
- Nếu TGTT khi thu nợ < TGTT khi ghi nhận nợ:
Nợ TK 111, 112 - TGTT khi thu nợ
Nợ TK 635 - Chênh lệch tỷ giá
Có TK 131- Tỷ giá lúc ghi nhận nợ
52
(3) Các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại được giảm nợ cho khách
hàng:
- Khoản chiết khấu thanh toán:
Nợ TK 635
Có TK 131
- Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán:
Nợ TK 521
Nợ TK 3331
Có TK 131
(4) Nhận tiền khách hàng thanh toán:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
(5) Nhận tiền khách hàng ứng trước tiền mua hàng:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
(6) Thanh toán bù trừ giữa khoản phải thu và khoản phải trả cho cùng một đối tượng
(vừa mua hàng vừa bán hàng):
Nợ TK 331
Có TK 131
2.4.2. Kế toán phải thu nội bộ
Các khoản phải thu nội bộ là các khoản phải thu giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị
cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
Tài khoản sử dụng: TK 136- Phải thu nội bộ
Bên Nợ: - Các khoản vốn, kinh phí đã cấp cho cấp dưới.
- Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp trên, cấp dưới;
- Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp;
- Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống;
- Số tiền phải thu về bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Bên Có: - Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vi6 thành viên;
- Quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử
dụng;
- Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ;
53
- Bù trừ phải thu phải trả trong nội bộ của cùng 1 đối tương.
Số dư bên Nợ: Số còn phải thu ở các đơn vị nội bộ .
- TK 136 có 2 TK cấp 2:
+ TK 1361: “ Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” - chỉ mở ở đơn vị cấp
trên
+ TK 1368: “ Phải thu nội bộ khác”.
Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
Hạch toán ở đơn vị cấp dưới:
(1) Nhận vốn do cấp trên giao:
Nợ TK 111, 112, 152…
Có TK 411
Nếu nhận bằng TSCĐ:
Nợ TK 211: NG
Có TK 214: GTHM
Có TK 411: GTCL
(2) Chi hộ cho đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác:
Nợ TK 1368
Có TK 111, 112…
(3) Số lỗ về hoạt động SXKD đã được cấp trên chấp nhận cấp bù:
Nợ TK 1368
Có TK 421
(4) Phải thu đơn vị cấp trên, các đơn vị nội bộ về doanh thu bán hàng nội bộ:
Nợ TK 1368
Có TK 511, 3331
Hạch toán ở đơn vị cấp trên:
(1) Giao vốn cho đơn vị cấp dưới:
Nợ TK 1361
Có TK 111, 112, 152…
(2) Giao vốn cho đơn vị cấp dưới bằng TSCĐ:
54
Nợ TK 1361- Giá trị còn lại
Nợ TK 214- Giá trị hao mòn
Có TK 211, 213 - Nguyên giá
(3) Nếu đơn vị cấp dưới nhận vốn trực tiếp từ ngân sách nhà nước theo sự ủy
quyền của đơn vị cấp trên:
Nợ TK 1361
Có TK 411
(4) Thu lãi hoạt động SXKD, các quỹ của đơn vị cấp dưới:
Nợ TK 1368
Có TK 421
Có TK 353, 414, 441
(5) Chi hộ cho đơn vị cấp dưới:
Nợ TK 1368
Có TK 111, 112…
2.4.3. Kế toán phải thu khác
Phải thu khác bao gồm các khoản sau:
- Giá trị tài sản thiếu hụt chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý.
- Các khoản phải thu về tiền hay tài sản đơn vị cho mượn (có tính chất tạm thời).
- Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài
doanh nghiệp) gây ra mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa đã được xử lý bồi thường.
- Các khoản phải thu khác như: phải thu khoản nộp phạt, các khoản chi hộ cho
khách hàng…
Tài khoản sử dụng: TK 138- Phải thu khác
Bên Nợ: - Giá trị tài sản thiếu chờ xủ lý.
- Các khoản nợ phải thu khác.
Bên Có: - Giá trị tài sản thiếu được xử lý
- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác.
Số dư bên Nợ: giá trị tài sản thiếu chưa xử lý và các khoản nợ khác còn phải thu.
Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
55
(1) Khi phát hiện tài sản thiếu khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân chờ
xử lý:
Nợ TK 1381
Có TK 152, 153, 156, 111, 112..
Riêng TSCĐ bị thiếu, mất chưa xác định được nguyên nhân :
Nợ TK 1381 - Giá trị còn lại
Nợ TK 214 - Giá trị hao mòn
Có TK 211 - Nguyên giá
(2) Khi phát hiện tài sản thiếu trong quá trình mua hàng chưa xác định được
nguyên nhân
Nợ TK 152, 153, 156 - Trị giá thực nhập
Nợ TK 1381 - Trị giá tài sản thiếu
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
(3) Khi xử lý tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý:
Nợ TK 1388 - Bắt bồi thường
Nợ TK 632 , 641, 811..
Nợ TK 334 - trừ vào lương
Có TK 1381
Có TK 133
(4) Khi xuất kho vật liệu, hàng hóa hoặc sử dụng tiền để cho mượn tạm thời:
Nợ TK 1388
Có TK 111, 112, 152,…
(5) Số phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia:
Nợ TK 1388
Có TK 515
(6) Khi thu hồi khoản phải thu bằng tiền mặt hoặc bằng vật liệu, hàng hóa:
Nợ TK 111, 112, 152, 156
Có TK 1388
(7) Khi khấu trừ khoản phải thu khác vào tiền lương công nhân:
Nợ TK 334
Có TK 1388
56
Ví dụ: 1. Kiểm kê phát hiện mất 1 TSCĐ hữu hình có nguyên giá 40tr, đã khấu
hao 18tr – đang chờ xử lý. Sau đó, xử lý bằng cách trừ vào lương của nhân viên
trong tháng này.
2. Mua 200 kg nguyên liệu giá mua chưa gồm VAT 10% là 20.000 đ/kg
chưa thanh toán. Khi nhập kho phát hiện thiếu 20 kg chưa rõ nguyên nhân chờ xử
lý. Sau đó, xử lý bằng cách bắt bồi thường người phụ trách mua hàng.
3. Nhận được thông báo về cổ tức được chia trong kỳ 20tr.
2.4.4. Kế toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi
2.4.4.1. Nội dung
- Trong kinh doanh có những khoản phải thu mà người thiếu nợ không có khả
năng trả nợ. Các khoản nợ này gọi là nợ phải thu khó đòi và được coi là một khoản
lỗ hoặc chi phí, khi chúng thực sự phát sinh.
- Để hạn chế bớt những thiệt hại và để chủ động hơn về tài chính trong các trường
hợp thất thu trên. Doanh nghiệp cần lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
2.4.4.2. Mục đích của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Để giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính bù đắp khoản tổn thất có thể xảy ra
trong năm kế hoạch, nhằm bảo tồn vốn kinh doanh.
- Để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.
- Xác định giá trị thực của khoản tiền phải thu trong thanh toán khi lập báo cáo tài
chính.
2.4.4.3. Nguyên tắc
• Điều kiện lập dự phòng:
- Phải có tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng con nợ,
trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.
- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của con nợ về số tiền còn nợ chưa
trả.
• Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng:
Thực hiện ở thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.
• Phương pháp xác định số lập dự phòng phải thu khó đòi:
- Doanh nghiệp lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi.
- Sau đó, tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để
hạch toán vào chi phí QLDN.
Mức trích lập dự phòng như sau:
• 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm
• 50% giá trị khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm
57
• 70% giá trị khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
• 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên
2.4.4.4. Tài khoản sử dụng: TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi
Bên Nợ: - Hoàn nhập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã lập ở cuối niên độ
kế toán trước.
- Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi
Bên Có: - Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí QLDN (cuối
niên độ kế toán).
Số dư bên Có:
Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ.
2.4.4.5. Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Cuối niên độ kế toán, tính và lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu lập lần
đầu):
Nợ TK 642
Có TK 2293
(2) Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu có khoản nợ phải thu khó đòi thực sự
không thể thu được, kế toán xóa sổ:
Nợ TK 2293 - nếu đã lập dự phòng
Nợ TK 642 - nếu chưa lập dự phòng
Có TK 131, 138
(3) Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nếu sau này thu được
nợ:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
(4) Cuối niên độ kế toán năm sau, so sánh mức lập dự phòng năm trước với
mức dự phòng năm nay:
TH1: Mức lập dự phòng năm nay < mức dự phòng còn lại đã lập năm trước:
Nợ TK 2293- chênh lệch hoàn nhập dự phòng
Có TK 642
TH2: Mức lập dự phòng năm nay > mức lập dự phòng còn lại đã lập ở cuối niên
độ trước:
Nợ TK 642
Có TK 2293 - chênh lệch lập dự phòng
2.5. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
2.5.1. Kế toán phải trả người bán
58
2.5.1.1. Nội dung
Khoản phải trả cho người bán là khoản nợ phải trả về giá trị của vật tư, thiết bị,
CCDC, hàng hóa, dịch vụ (điện, nước, sữa chữa,…) mà doanh nghiệp đã mua chịu của
người bán hàng hay người cung cấp, kể cả khoản phải trả cho người nhận thầu về XDCB
hay sữa chữa lớn TSCĐ.
2.5.1.2. Tài khoản sử dụng: TK 331- Phải trả người bán
Bên Nợ: Số tiền đã trả cho người bán.
o Số tiền ứng trước cho khách hàng.
o Số tiền được người bán giảm giá, CKTM, CKTT…
Bên Có: Số tiền phải trả cho người bán.
Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả người bán.
* Chú ý: TK này có thể có số dư bên Nợ: phản ánh số tiền đã ứng trước cho người
bán hoặc đã trả nhiều hơn số phải trả.
2.5.1.3. Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Mua vật liệu hàng hóa, TSCD, các chi phí… chưa thanh toán tiền cho người
bán:
Nợ TK 152, 155, 211, 627, 641…
Nợ TK 133
Có TK 331
(2) Dùng tiền để trả nợ hoặc ứng trước cho người bán:
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
(3) Thanh toán bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả của cùng một đối tượng:
Nợ TK 331
Có TK 131
2.5.2. Kế toán phải trả nội bộ
Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả về thu nội bộ, được chi hộ, tiền sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ được cung cấp nhưng chưa thanh toán và một số khoản khác giữa đơn
vị cấp trên với đơn vị cấp dưới và giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
Tài khoản sử dụng: TK 336 - Phải trả nội bộ
• Bên nợ:
59