Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Điều kiện tự nhiên kinh tế tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.24 KB, 11 trang )

Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ - Việt Nam. Toàn tỉnh có 10 đơn
vị hành chính, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với tổng diện tích tự nhiên
4.739,82 km2 và dân số là 613.655 người (số liệu năm 2013) [16]. Toạ độ địa lý
của tỉnh từ 16018'30'' đến 17010' vĩ độ bắc và 106030'51'' đến 107023'48'' kinh độ
đông.
Vị trí của tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân
Dân Lào (với khoảng 228km đường biên giới).

Hình 3.. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị


(Nguồn: Ảnh chụp bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị)
Nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh,
đường sắt Bắc - Nam, có Quốc lộ 9 nối từ cảng Cửa Việt qua Quốc lộ 1A đến cửa
khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào và có bờ biển dài 75km với cảng Cửa Việt cùng
với các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu La Lay,... đã tạo cho Quảng Trị điều
kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa không chỉ
với các tỉnh khác trong vùng mà cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với
nước bạn Lào, vùng Đông bắc Thái Lan, Myanma.
Cách mũi Lay khoảng 25km về phía Đông Bắc là huyện đảo Cồn Cỏ với
diện tích 2,14km2 (thời kỳ triều thấp là 2,4km 2), vị trí vào khoảng 17o08'15''17o10'05'' vĩ độ Bắc 107o19'50''-107o21'40'' kinh độ Đông. Đây là đảo duy nhất
thuộc tỉnh Quảng Trị.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Diện tích Quảng Trị tuy không lớn nhưng địa hình lãnh thổ rất đa dạng, dốc


từ Tây sang Đông tạo thành 4 vùng địa lý tự nhiên: cát ven biển, đồng bằng, trung
du và miền núi. Núi ở Quảng Trị có độ cao từ 250-2.000m xen kẽ với các dải đồi
cao thấp khác nhau, ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam tạo ra Tây và Đông Trường Sơn.
- Địa hình núi cao.
Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, chiếm diện tích
lớn nhất, có độ cao từ 250-2000m, độ dốc 20-30o. Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc
lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Các khối núi điển hình là Động Voi Mẹp,
Động Sa Mu, Động Châu, Động Vàng. Địa hình vùng núi có thể phát triển trồng
rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên phần lớn địa hình bị
chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây
dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện... cũng như tổ chức đời sống xã
hội và sản xuất. Tuy nhiên có tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú.
- Địa hình gò đồi, núi thấp.
Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình đồng bằng, chạy dài
dọc theo tỉnh. Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có độ cao trên 500m. Địa hình
gò đồi, núi thấp (vùng gò đồi trung du) tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân
cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan Gio Linh - Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100-


250m dạng bán bình nguyên, lượn sóng thoải, vỏ phong hóa dày, khối bazan Vĩnh
Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ 50-100m. Địa hình gò đồi, núi thấp
thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.
- Địa hình đồng bằng.
Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông, địa hình tương
đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30m. Bao gồm đồng bằng Triệu Phong
được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu mỡ; đồng bằng Hải Lăng, đồng
bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương
thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh
Linh.
- Địa hình ven biển.

Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối
bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu vực có địa hình phân
hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số khu
vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời sống dân cư
thiếu ổn định.
Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiều
vùng sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có hệ động thực vật phong phú và đa
dạng, trong đó có các loài cây gỗ bản địa. Đồng thời cũng tạo nên các vùng tiểu
khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp.
3.1.1.3 Khí hậu
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao,
chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản
cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi
là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng
thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2
năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ
lụt.
- Nhiệt độ.


Nhiệt độ trung bình năm từ 24-25oC ở vùng đồng bằng, 22-23oC ở độ cao
trên 500m. Mùa lạnh có 3 tháng (từ 12 đến 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp,
tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 22oC ở đồng bằng, dưới 20oC ở độ cao trên
500m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 28 oC, tháng nóng
nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40-42oC. Biên độ nhiệt giữa các
tháng trong năm chênh lệch 7-9oC. Chế độ nhiệt trên địa bàn tỉnh thuận lợi cho
phát triển thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
- Chế độ mưa.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200-2.700mm; số ngày mưa

trong năm dao động từ 154-190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động rất mạnh
theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung vào các tháng 9, 10,
11. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp xỉ 65% lượng mưa trung
bình nhiều năm. Mùa khô thường từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, khô nhất vào
tháng 7, đây là thời kỳ có gió Tây Nam thịnh hành. Tính biến động của chế độ mưa
ảnh hưởng nhiều tới sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cũng như thi công các công
trình xây dựng... Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường
gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô
hạn.
- Độ ẩm.
Quảng Trị có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83-88%. Giữa hai
miền Đông và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời gian. Tháng có
độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến 40%; trong những
tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 8890%.
- Nắng.
Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ ngày, có sự phân hóa
theo thời gian và không gian rõ rệt: miền Đông có tổng số giờ nắng lên tới 1.910
giờ, miền Tây chỉ đạt 1.840 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5,
6, 7, 8, đạt trên 200 giờ. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho quang hợp, tăng
năng suất sinh học cây trồng. Tuy nhiên, nắng nhiều và kéo dài, nhiệt độ cao dẫn
đến hạn hán ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư.


- Gió.
Tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây
Nam và gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt gió Tây Nam khô nóng ở Quảng Trị là hiện
tượng rất điển hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta. Trung bình mỗi năm
có khoảng 45 ngày. Trong các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới
40-42oC. Gió Tây Nam khô nóng làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động kinh
tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

- Bão và áp thấp nhiệt đới.
Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão
thường tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường suất gió mạnh kèm theo
mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời
sống dân cư.
Với điều kiện khí hậu và địa hình phức tạp, đã tạo cho tỉnh Quảng Trị có các
hệ sinh thái phong phú từ vùng đồng bằng, ven biển đến các vùng gò đồi - núi đá.
Các hệ sinh thái phong phú là cơ sở hình thành tính ĐDSH cao.
Ngoài ra điều kiện tự nhiên của Quảng Trị có những thuận lợi khá cơ bản:
do sự phân hóa đa dạng của độ cao địa hình tạo nên các vùng tiểu khí hậu thích
hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng vật nuôi
có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt và cận ôn đới, có giá trị kinh tế cao. Điều này mang
lại lợi thế cạnh tranh trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tiểu vùng khí hậu đỉnh
Trường Sơn với tính ôn hoà là tài nguyên quý mang lại sức hấp dẫn cho sự phát triển
các hoạt động dịch vụ, du lịch, tạo không gian mát mẻ cho tham quan, nghỉ dưỡng,
đặc biệt là trong mùa hè nóng gay gắt của vùng Bắc Trung Bộ. Đây là điểm độc đáo
của khí hậu Quảng Trị.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện khí hậu, thời tiết của
Quảng Trị cũng như ở các tỉnh miền Trung mang tính chất khắc nghiệt: thường xảy
ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa. Do đó việc khắc phục thiên tai, xây
dựng các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước chống lũ lụt nhằm
ổn định sản xuất và đời sống có ý nghĩa to lớn cần được quan tâm.
3.1.1.4. Thủy văn


Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,81km/km2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía
Tây nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có
12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông
Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh).
- Hệ thống sông Bến Hải: Bắt nguồn từ khu vực động Châu có độ cao

1.257m, có chiều dài 65km. Lưu lượng trung bình năm 43,4m 3/s. Diện tích lưu vực
rộng khoảng 809km2. Sông Bến Hải đổ ra biển ở Cửa Tùng.
- Hệ thống sông Thạch Hãn: Có chiều dài 155km, diện tích lưu vực lớn nhất
2.660km2. Nhánh sông chính là Thạch Hãn bắt nguồn từ các dãy núi lớn Động Sa
Mù, Động Voi Mẹp (nhánh Rào Quán) và động Ba Lê, động Dang (nhánh
Đakrông). Sông Thạch Hãn đổ ra biển ở Cửa Việt.
- Hệ thống sông Ô Lâu (sông Mỹ Chánh): Được hợp bởi hai nhánh sông
chính là Ô Lâu ở phía Nam và sông Mỹ Chánh ở phía Bắc. Diện tích lưu vực của
hai nhánh sông khoảng 900km2, chiều dài 65km. Sông đổ ra phá Tam Giang thuộc
địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có một số sông nhánh chảy
theo hướng Tây thuộc hệ thống sông Mê Kông. Các nhánh điển hình là sông Sê
Pôn đoạn cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn đồn biên phòng Cù
Bai, Hướng Lập (Hướng Hóa).
Hệ thống suối: Phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn. Các thung lũng suối
phần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức
tạp. Nhìn chung, hệ thống sông suối của Quảng Trị phân bố đều khắp, điều kiện
thủy văn thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống,
đồng thời có tiềm năng thủy điện cho phép xây dựng một số nhà máy thuỷ điện với
công suất vừa và nhỏ.
Thuỷ triều trên dải bờ biển Quảng Trị có chế độ bán nhật triều không đều,
gần một phần hai số ngày trong hàng tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng.
Mực nước đỉnh triều tương đối lớn từ tháng 8 đến tháng 12 và nhỏ hơn từ tháng 1
đến tháng 7. Biên độ triều lên lớn nhất hàng tháng trong các năm không lớn, dao


động từ 59-116cm. Biên độ triều xuống lớn nhất cũng chênh lệch không nhiều so
với giá trị trên. Độ lớn triều vào kỳ nước cường có thể đạt tới 2,5m.
3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tổng diện tích tự nhiên Quảng Trị là 473.982,24ha, trong đó diện tích đất

lâm nghiệp là 290.476,13ha, chiếm 61,3% tổng diện tích [16]. Các huyện có diện
tích đất lâm nghiệp lớn nhất là Hướng Hóa, Đakrông và Vĩnh Linh. Tổng diện tích
đất lâm nghiệp 3 huyện này là 199.860,74ha, chiếm 68,8% đất lâm nghiệp toàn
tỉnh Quảng Trị. Đất đai được phân bố đa dạng theo không gian và có sự đan xen
giữa vùng gò đồi, thung lũng, miền nội đồng và cồn cát ven biển với 4 vùng đặc
trưng đó là: Vùng núi, vùng gò đồi - núi thấp, vùng đồng bằng - vùng thung lũng
và vùng cát ven biển.
Bảng 3.. Hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Quảng Trị (ĐVT: ha)
Tổng
diện tích
TỔNG SỐ

473.982,24

Trong đó
Đất sản xuất
nông nghiệp

Đất lâm
nghiệp

87.837,91 290.476,13

Đất
chuyên dung

Đất ở

16.237,74 4.287,38


Đông Hà

7.295,87

1.568,51

2.370,97

1.108,9

714,86

Quảng Trị

7.291,60

915,45

4.841,83

722,49

176,95

Vĩnh Linh

61.716,55

16.709,44


33.832,31

2.823,83

548,71

Hướng Hóa

115.283,14

20.321,93

74.453,98

1.252,24

630,65

Gio Linh

47.381,85

14.166,15

23.598,41

2.280,26

387,31


Đakrông

122.444,64

5.419,29

91.574,45

759,7

262,03

Cam Lộ

34.447,39

7.112,51

20.322,15

2.753,12

313,09

Triệu Phong

35.377,38

9.825,44


16.549,79

2.157,39

501,87

Hải Lăng

42.513,43

11.798,89

22.754,56

2.355,46

751,33

230,38

0,30

177,68

24,35

0,58

Cồn Cỏ


(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị, 2014)
Quảng Trị có 12 con sông lớn tập trung thành 3 hệ thống chính đó là: Sông
Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu với trên 60 phụ lưu khác có chiều dài trên


10km. Theo tính toán lý thuyết mạng lưới sông ngòi Quảng Trị có thể cung cấp
nguồn điện năng khoảng 3 tỷ kw/h. Trong đó có công trình thuỷ điện, thuỷ lợi
Quảng Trị nằm trên sông Rào Quán.
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, đặc
biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. Đây
là điều kiện để tỉnh có thể phát triển mạnh công nghiệp xi măng và Vật liệu xây
dựng.
Quảng Trị có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn khá phong phú,
phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thông chính nên
rất thuận lợi cho khai thác. Đặc biệt, Quảng Trị có hệ thống di tích chiến tranh cách
mạng gắn liền với cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, trong đó có
những địa danh nổi tiếng thế giới như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, di
tích Hiền Lương, Cồn Tiên, Dốc Miếu, đường mòn Hồ Chí Minh, Khe Sanh, Làng
Vây, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn... Quảng Trị còn là bảo tàng sinh động nhất về
di tích chiến tranh cách mạng, đó là cơ sở để tạo sản phẩm du lịch hoài niệm về
chiến trường xưa độc đáo. Quảng Trị có bờ biển dài với những cảnh quan đẹp, còn
nguyên sơ với những bãi tắm nổi tiếng như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu
Lăng, Cồn Cỏ... để phát triển du lịch sinh thái biển. Quảng Trị có vị trí đầu cầu trên
hành lang kinh tế Đông - Tây, điểm kết nối giữa sản phẩm du lịch Đông - Tây, Con
đường di sản miền Trung và Con đường huyền thoại. Ngoài ra, Quảng Trị còn có
những cánh rừng nguyên sinh, suối nước nóng ở Đakrông, khu vực hồ Rào Quán Khe Sanh... cho phép phát triển du lịch lâm sinh thái; có tiềm năng phát triển du
lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc như lễ hội dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, lễ hội truyền
thống cách mạng; du lịch nghiên cứu tâm linh như lễ kiệu La Vang... Tiềm năng du
lịch cho phép Quảng Trị phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh
trong giai đoạn tới.

3.1.2. Kinh tế - xã hội
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Hệ thống giao thông thuận lợi, bao gồm
cả đường bộ, đường sắt và đường thủy: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, đường
sắt chạy xuyên qua tỉnh theo hướng Bắc - Nam, Quốc lộ 9 gắn với Cửa khẩu quốc
tế Lao Bảo chạy theo hướng Đông - Tây; cảng Cửa Việt đang được đầu tư nâng
cấp để đón tàu có trọng tải 5.000 đến 6.500 DWT. Cảng biển Mỹ Thủy có khả năng


đón tàu có trọng tải 50.000 DWT ra vào thuận lợi đã được Chính phủ phê duyệt
quy hoạch và đang được tỉnh đẩy mạnh xúc tiến đầu tư xây dựng.
- Phát triển kinh tế: Sau 35 năm khôi phục và phát triển, kinh tế xã hội của
tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
hàng năm giai đoạn 2005-2013 đạt trên 10%, thu nhập bình quân đầu người năm
2013 là 26,8 triệu đồng (khoảng 1.300 USD/ người); Cơ cấu kinh tế của tỉnh
chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng sản xuất công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ tăng dần trong khi tỷ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm. Năm
2013 tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37,9%, ngành
nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 23,8 %, ngành dịch vụ chiếm 38,4% [16].
+ Sản xuất công nghiệp: Đang có bước phát triển khá. Giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2013 đạt 5.545.741 triệu đồng, trong giai đoạn 2005-2013 tăng bình
quân trên 25%/năm [16]. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là vật liệu xây dựng,
cơ khí, khai khoáng, và chế biến các sản phẩm nông - lâm - thủy hải sản.
+ Sản xuất nông nghiệp: Thế mạnh là sản xuất lương thực, cây công nghiệp
dài ngày: cao su, hồ tiêu, cà phê; trồng rừng; chăn nuôi trang trại; nuôi trồng và
đánh bắt hải sản. Sản lượng lương thực có hạt năm 2013 đạt 233.644,9 tấn. Cơ cấu
cây trồng, vật nuôi đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích cây
công nghiệp dài ngày hiện có trên 18.000ha cao su; 4.800ha cà phê; 2.000ha hồ
tiêu, và đang tiếp tục tăng lên hàng năm [16].
+ Thương mại và dịch vụ: Đây là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Trung tâm thương mại Đông Hà, khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo đang

phát huy tác dụng tốt, là những trung tâm động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Hệ
thống chợ được quy hoạch và xây dựng khá đồng bộ. Hoạt động du lịch đang được
quan tâm tăng cường đầu tư phát triển mạnh.
+ Thu hút đầu tư: Đến cuối năm 2013, tỉnh đã thu hút được 14 dự án đầu từ
nước ngoài nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 49,99 triệu đô la. Đầu tư
trong nước đạt 6.388,107 tỷ đồng trong đó vốn địa phương là chủ yếu.
- Phát triển xã hội: Đến cuối năm 2013, dân số tỉnh Quảng Trị gần 613.000
người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 345.000 chiếm trên 55 %. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo chiếm 30%, trong đó đào tạo nghề là 21,5% [16]. Mạng lưới


y tế, giáo dục được đầu tư khá hoàn chỉnh. Chính sách xã hội được quan tâm giải
quyết, đời sống văn hóa tinh thần, tự do, dân chủ, bình đẳng không ngừng được
nâng cao.
3.1.3. Truyền thống văn hóa - tập quán sử dụng tài nguyên rừng
Nhân dân Quảng Trị có truyền thống cần cù, hiếu học; sáng tạo trong lao
động sản xuất và có tình tương thân, tương ái, giúp nhau trong đời sống, nhất là khi
thiên tai, dịch bệnh, trong xóa đói giảm nghèo. Trải qua những giai đoạn khốc liệt
của các cuộc chiến tranh, người dân Quảng Trị vẫn bất khuất, kiên trung vượt qua
gian khó vươn lên. Quảng Trị còn là vùng đất lịch sử nổi tiếng, có truyền thống yêu
nước, cách mạng, sản sinh những người con kiệt xuất cho đất nước, tiêu biểu là
Tổng bí thư Lê Duẩn. Qua các thời kỳ phát triển, Quảng Trị đã có nhiều danh nhân
đạt những danh hiệu cao quý.
Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều
và Pa Cô. Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số [67]. Mỗi dân
tộc đều có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, đặc biệt
là văn hóa dân gian. Đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Cô sinh sống
chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như: Hướng Hóa, Đakrông. Một
số phong tục tập quán của đồng bào dân tộc có tác dụng trong bảo tồn và phát triển
tài nguyên rừng như: Những phong tục tập quán lâu đời nhằm giữ gìn một số vùng

đất quan trọng cho thôn bản. Những tập quán này góp phần giữ gìn các vùng đất
đầu nguồn nước, hay những nơi rừng tốt khỏi việc khai thác một cách bừa bãi. Một
loại rừng cấm khác cũng bị nghiêm ngặt trong việc khai thác là “Rừng ma” - là nơi
chôn người chết của bản và các khu miếu thờ. Những khu rừng này cũng bị cấm
khai thác.
Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc miền núi đã có thói quen khai thác và sử
dụng lâm sản ngoài gỗ như mây, lồ ô, giang, tre, nứa, lá nón, các loại rau rừng, cây
thuốc… cho mục đích sinh hoạt và phát triển kinh tế gia đình.
Tuy nhiên, hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bào là nông - lâm nghiệp với
phương thức canh tác nương rẫy truyền thống, đời sống kinh tế còn nghèo, người
dân chưa được tiếp cận kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc các loại cây trồng; thu nhập
chưa đảm bảo cuộc sống nên tình trạng phát rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra


thường xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân làm mất rừng và giảm đa
dạng sinh học; đất đai ngày càng thoái hoá, lũ lụt xói mòn diễn ra ngày càng nặng,
ảnh hưởng phòng hộ đầu nguồn và môi trường.
Nhằm hạn chế nạn “chảy máu rừng” và góp phần bảo vệ rừng có hiệu quả,
những năm qua nhiều chính sách tạo sinh kế đã được triển khai hỗ trợ người dân
sống ở rừng, nhất là cạnh các khu bảo tồn. Trong đó, dự án trồng mây dưới tán
rừng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên
Việt triển khai trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã bước đầu mang lại
hiệu quả đã tạo ra tín hiệu khả quan cho việc bảo vệ rừng tốt hơn.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã phối hợp các cấp, ngành và các chương
trình dự án về hỗ trợ cho người dân canh tác bền vững trên đất nương rẫy đã từng
bước tạo thu nhập ổn định cho đồng bào. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, Chi cục Kiểm lâm phối hợp chính quyền địa phương tiến hành giao đất đến
từng hộ gia đình để ổn định sản xuất; xây dựng đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu
số canh tác nông, lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy. Đồng thời tăng cường
các hoạt động quản lý nương rẫy và giám sát việc canh tác nương rẫy, tăng cường

công tác kiểm tra, giám sát hoạt động canh tác nương rẫy; quy vùng sản xuất
nương rẫy, trồng rừng trên đất nương rẫy; đất canh tác nương rẫy tại địa phương.
Bên cạnh đó còn có các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng có hiệu quả đất
nương rẫy như hỗ trợ lương thực, tập huấn kỹ thuật, công tác khuyến nông khuyến lâm…



×