ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NGÔ QUYỀN
TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO SÁNG 3
======&=======
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mét sè biÖn ph¸p gióp trÎ
3 – 4 tuæi ph¸t triÓn ng«n ng÷ th«ng
qua
t¸c phÈm v¨n häc
Tác giả: Nguyễn Thị Thiên Nga
Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non
Đồng tác giả: Vũ Hoài Thu
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng mầm non
Đồng tác giả: Vũ Thị Nữ
Trình độ chuyên môn: Trung cấp mầm non
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường mẫu giáo Sao Sáng 3
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
Ngày.......tháng.......năm
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuæi phát triển ngôn
ngữ thông qua tác phẩm văn học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Có thể áp dụng vào tất cả các giờ họat
động dạy và học phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thiên Nga
N g à y / t h á n g / n ăm sinh: 3 0 / 0 7 / 1 9 8 5
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mẫu giáo Sao Sáng 3
Điện thoại: 0 9 3 6 9 8 1 9 4 1
Email:
4. Đồng tác giả:
Họ và tên: Vũ Hoài Thu
N g à y t h á n g / n ăm sinh: 2 3 / 0 8 / 1 9 9 1
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mẫu giáo Sao Sáng 3
Điện thoại: 0902023348
Email:
5. Đồng tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Nữ
N g à y t h á n g / n ăm sinh: 0 5 / 0 5 / 1 9 6 3
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mẫu giáo Sao Sáng 3
Điện thoại: 01662485407
Email:
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mẫu giáo Sao Sáng 3
Địa chỉ: 319 Đà Nẵng - Vạn Mỹ - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 0313.262552
I. Mô giải pháp đã biết:
Việc nâng cao chất lượng phát tiển ngôn ngữ đã được thực hiện tại trường
mẫu giáo Mầm Non I trong nhiều năm nay. Có rất nhiều giải pháp được đưa ra.
Qua tham khảo các giải pháp của đồng nghiệp, đã giúp tôi tích lũy được vốn
kinh nghiệm và tổ chức hiệu quả hơn các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
tại lớp. Tuy nhiên tôi nhận thấy các giải pháp ấy vẫn còn tồn tại các mặt hạn
chế.
Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớn. Trong quá trình cho
trẻ tiếp xúc với tác phẩm, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kể
chuyện văn học, cô giáo ở trường Mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẽ đẹp nội
dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ
thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc.
Cần phải dạy trẻ biết lắng mình với tác phẩm văn học, hòa vào cõi mộng
mơ, trau rồi thói quen đón nhận được các hòa âm tinh tế thoáng qua, bất chợt
đến từ các nguồn sống khác, nghĩa là dạy trẻ tập trung rung động, cái rung động
của mình chứ không phải của người khác.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
II.1 Tính mới, tính sáng tạo:
Đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi phát triển
ngôn ngữ thông qua tác phẩm văn học”, tôi nhận thấy bước đầu có những thành
công rõ nét, thể hiện được sự mới mẻ và sáng tạo, cụ thể.
a) Đề tài có cải tiến nội dung của giải pháp đã đăng kí sáng kiến
trước, chưa bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu; chưa
trùng với giải pháp của người khác và chưa được quy định thành tiêu
chuẩn, quy trình bắt buộc phải thực hiện.
b) Đề tài góp phần cải thiện phương pháp, hình thức tổ chức hoạt
động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:
Trước đây nhiều giáo viên cho rằng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn
học và cho trẻ thuộc lòng các bài thơ, câu truyện. Vì vậy hình thức dạy trẻ làm
quen với tác phẩm văn học chủ yếu là hình thức cô đọc thơ ( kể chuyện) cho
cháu nghe và dạy trẻ học thuộc lại. Tuy nhiên, một tác phẩm văn học ẩn chứa rất
nhiều cảm xúc, tình cảm và các bài học đạo đức cần giáo dục cho trẻ. Giải pháp
mà tôi đưa ra đổi mới trong cách tổ chức 1 giờ làm quen với tác phẩm văn học.
Tác phẩm văn học đưa đến cho trẻ một cách tự nhiên, trẻ có thể cảm nhận từ từ,
không bắt buộc trẻ phải học thuộc lòng, mà chỉ cần trẻ hiểu được nội dung và
bày tỏ cảm xúc của mình khi được tiếp xúc với nó.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với truyện “Tích Chu”. Trẻ được kích thích để
đến với câu truyện qua những câu đó, bài hát…Trẻ cảm nhận từ từ nội dung câu
truyện khi cô kể. Khắc sâu ấn tượng về câu chuyện hơn, trẻ được nghê câu
chuyện qua việc cô sử dụng rối, đóng kịch…Qua đó sẽ đưa trẻ đến một thế giới
cổ tích, trẻ được hòa mình vào thế giới đó và biết bày tỏ tình yêu thương của
mình thông qua việc nghe, tiếp xúc với câu chuyện
Trẻ xem truyện qua máy chiếu
Bộ rối nhân vật truyện Tích Chu
c) Đổi mới trong việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
Trước kia, đồ dùng để giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe còn hạn chế,
nhiều giáo viên còn dạy chay, hoặc là sử dụng tranh vẽ minh họa. Hiện nay,
công nghệ thông tin đã đem đến nhiều lợi ích trong việc làm đồ dùng để dạy trẻ.
Chúng ta có thể làm powerpoint, sử dụng tranh truyện hoặc làm rối tay, dựng
hoạt cảnh. Chính đồ dùng làm thu hút trẻ, để lại nhiều ấn tượng cho trẻ hơn.
Rối tay các con vật
Các bé kể chuyện sáng tạo với rối tay
Đồ dùng, đồ chơi tận dụng các nguyên vật liệu phong phú và hấp
dẫn trẻ. Các nguyên vật liệu này dễ kiếm, dễ làm.
Đồ dùng, đồ chơi tận dụng nguyên vật liệu
II.2 Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Đề tài đã áp dụng với lớp 3 tuổi C2 - trường mẫu giáo Sao Sáng 3 năm
học 2014 – 2015 và đã thu được những thành công của nó. Nó có khả năng áp
dụng, nhân rộng hơn tại trường mẫu giáo Sao Sáng 3 và các cơ sở mầm non
khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
II.3 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
a. Hiệu quả kinh tế:
Tiết kiệm được tiền bạc qua việc tận dụng tối đa các nguyên vật liệu, phế
liệu. Những nguyên vật liệu ấy dễ kiếm, dễ tìm và dễ làm.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
Kích thích, thu hút trẻ trong các hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học.Phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ, giúp trẻ phát triển mạnh mẽ về ngôn
ngữ.
Nâng cao kĩ năng sư phạm và nghệ thuật lên lớp của giáo viên.
c. Giá trị làm lợi khác:
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà truòng.
Kích thích tính sáng tạo của mỗi giáo viên và làm cho tiết học phong phú,
nhiều màu sắc hơn.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Truờng mẫu giáo Sao Sáng 3
NGUỜI VIẾT ĐƠN
Nguyễn Thị Thiên Nga
Vũ Hoài Thu
Vũ Thị Nữ