BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
…………………
PHAN VĂN LINH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KHOA HỌC KỸ THUẬT PHƯỢNG HẢI VỀ HÀNG
NỘI THẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM GIAI ĐOẠN 2015-2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
TP. Hồ Chí Minh 10/2015
i
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
…………………
PHAN VĂN LINH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KHOA HỌC KỸ THUẬT PHƯỢNG HẢI VỀ HÀNG
NỘI THẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM GIAI ĐOẠN 2015-2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THI
TP. Hồ Chí Minh 10/2015
ii
LỜI CAM ĐOAN
Để thực hiện luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Khoa
Học Kỹ Thuật Phượng Hải về hàng nội thất phòng thí nghiệm giai đoạn 2015-2020”,
tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi
với giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn bè…
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả trong luận văn này là trung thực.
TP. HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Người thực hiêṇ
Phan Văn Linh
i
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Thi, người đã hướng dẫn,
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình của các
anh chị đi trước và tất cả bạn bè.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn luận văn này không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình
từ quý thầy cô và các bạn.
TP. HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Người thực hiêṇ
Phan Văn Linh
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN --------------------------------------------------------------------------------- i
LỜI CẢM TẠ ------------------------------------------------------------------------------------ ii
MỤC LỤC ----------------------------------------------------------------------------------------iii
DANH MỤC CÁC BẢNG -------------------------------------------------------------------- vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ---------------------------------------------------------------------- viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ----------------------------------------------------------- ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ----------------------------------------------------------- ix
TÓM TẮT------------------------------------------------------------------------------------------x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ---------------------------------------------------------1
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI -----------------------------------------------------2
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI -----------------------------------------------2
1.3.1 Mục tiêu chung -----------------------------------------------------------------------------2
1.3.2 Mục tiêu cụ thể -----------------------------------------------------------------------------2
1.4 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG -------------------------------------------------------------------2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu----------------------------------------------------------------------2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU----------------------------------------------------------3
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ------------------------------4
1.6.1Ý nghĩa khoa học: ---------------------------------------------------------------------------4
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn: --------------------------------------------------------------------------4
1.7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU-------------------------------------------------------------4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ------------------------------------5
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------------------------5
2.1. LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÂN LOẠI CẠNH TRANH -------------5
2.1.1 Khái niệm cạnh tranh ----------------------------------------------------------------------5
2.1.2 Phân loại cạnh tranh -----------------------------------------------------------------------6
2.2 KHÁI NIỆM NĂNG LỰC CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP --------------------------------------------------------------------------------7
2.2.1 Năng lực cạnh tranh------------------------------------------------------------------------7
2.2.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp --------------------------------------------------7
2.2.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp --------------------------------------------------8
iii
2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP --------------------------------------------------------------------------------8
2.3.1 Các yếu tố từ môi trường bên trong của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành
hàng nội thất phòng thí nghiệm -----------------------------------------------------------------8
2.3.2 Yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty ---- 11
2.4 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN - 14
2.4.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới --------------------------------------------- 14
2.4.1.2 Mô hình ma trận hình ảnh cạnh tranh ----------------------------------------------- 16
2.4.1.3 Mô hình ma trận IFE ------------------------------------------------------------------ 17
2.4.1.4 Mô hình ma trận EFE------------------------------------------------------------------ 18
2.4.1.5 Mô hình ma trận SWOT -------------------------------------------------------------- 20
2.4.1.6 Mô hình ma trận QSPM --------------------------------------------------------------- 20
2.4.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước ---------------------------------------------- 22
2.5 GIẢ THUYẾT CỦA TÁC GIẢ VẾ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP --------------------------------------------------- 23
2.6 THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ----------------------------- 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ----------------------------------------------------------------------- 27
CHƯƠNG 3 THIẾT KÊ PHƯƠNG PHÁP ------------------------------------------------- 28
NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 28
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU------------------------------------------------------------ 28
3.2 THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------------------ 29
3.2.1 Phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của Phuonghai ----------------------- 29
3.2.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ---------------------------------------------------------------------- 29
3.2.1.2 Nghiên cứu chính thức ---------------------------------------------------------------- 30
3.2.1.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ------------------------------------------------------- 34
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ----------------------------------------------------------------------- 39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------- 40
VÀ THẢO LUẬN ------------------------------------------------------------------------------ 40
4.1 TỔNG QUAN VỀ PHUONGHAI ------------------------------------------------------- 40
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ------------------------------------------------------- 40
4.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh -------------------------------------------------------------------- 41
4.1.3 Thị trường và sản phẩm chính của Phuonghai --------------------------------------- 42
4.2 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------------- 43
iv
4.3 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO -------------------------------------------------- 44
4.3.1 Đánh giá thang đo trong nghiên cứu sơ bộ (50 mẫu) -------------------------------- 44
4.3.2 Đánh giá thang đo trong nghiên cứu chính thức (219 mẫu) ------------------------ 47
4.3.2.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ---------------------------------- 47
4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ---------------------------------------------------- 49
4.4 ĐẶT TÊN VÀ GIẢI THÍCH NHÂN TỐ ----------------------------------------------- 53
4.5 PHÂN TÍCH HỒI QUY ------------------------------------------------------------------- 54
4.6 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ----------------------------------------------------------- 55
4.7 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ----------------------------------------------------- 56
4.8 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT ------------------------------------------------------------- 62
4.9 THỐNG KÊ MÔ TẢ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH PHUONGHAI ---------------------------------------------- 64
4.10 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA PHUONGHAI VỀ HÀNG NỘI
THẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM --------------------------------------------------------------- 68
4.10.1 Trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành nội thất
phòng thí nghiệm-------------------------------------------------------------------------------- 68
4.10.2. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của Phuonghai về hàng nội thất phòng
thí nghiệm ---------------------------------------------------------------------------------------- 69
4.10.3 Ðánh giá ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên ngoài đến năng lực cạnh tranh
của Phuonghai ----------------------------------------------------------------------------------- 70
4.10.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Phuonghai --------------------------- 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ----------------------------------------------------------------------- 72
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------ 73
5.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA PHUONGHAI. ----------------------------- 73
5.1.1. Dự báo mức tiêu thụ hàng nội thất phòng thí nghiệm tại thị trường Việt Nam đến
năm 2020 ----------------------------------------------------------------------------------------- 73
5.1.2. Mục tiêu----------------------------------------------------------------------------------- 73
5.1.3. Định hướng phát triển tới 2020 -------------------------------------------------------- 74
5.2 GIẢI PHÁP NĂNG CAO NLCT CỦA PHUONGHAI ĐẾN NĂM 2020 -------- 74
5.2.1 Hình thành giải pháp qua phân tích ma trận SWOT--------------------------------- 74
5.2.1.1. Nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh - cơ hội ------------------------------------ 76
5.2.1.2. Nhóm giải pháp điểm yếu - cơ hội -------------------------------------------------- 78
5.2.1.3. Nhóm giải pháp điểm mạnh - nguy cơ --------------------------------------------- 79
v
5.2.1.4. Nhóm giải pháp điểm yếu - nguy cơ------------------------------------------------ 80
5.2.2 Ma trận hoạch định chiến lược QSPM ------------------------------------------------ 81
5.3 KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------------------------------------- 84
5.3.1 Đối với nhà nước ------------------------------------------------------------------------- 84
5.3.2 Đối với công ty về hàng nội thất phòng thí nghiệm --------------------------------- 84
5.4 KẾT LUẬN--------------------------------------------------------------------------------- 85
5.5 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ------------- 87
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ----------------------------------------------------------------------- 87
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------ 88
D. PHỤ LỤC -------------------------------------------------------------------------------------- i
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia -------------------------------------------------- i
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát sơ bộ định lượng -------------------------------------------------- iv
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha thang đo sơ bộ (50 mẫu) -- vii
Phụ lục 4: Phiếu khảo sát chính thức ---------------------------------------------------------- ix
Phụ lục 5: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của thang đo chính thức (219 mẫu) -- xii
Phụ lục 6: Phân tích nhân tố khám phá EFA ----------------------------------------------xviii
Phụ lục 7: Kết quả phân tích tương quan -------------------------------------------------- xxvi
Phụ lục 8: Kết quả phân tích hồi quy ----------------------------------------------------- xxviii
Phụ lục 9: Kết quả thống kê mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến năng lực cạnh tranh
Phuonghai theo các biến quan sát ----------------------------------------------------------- xxxi
Phụ lục 10: Thống kê kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia----------------------------- xxxiv
Phụ lục 10.1 Ý kiến chuyên gia mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường bên
trong đối với năng lực cạnh tranh của Phuonghai -------------------------------------- xxxiv
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ------------------------------------------------------ 17
Bảng 2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của công ty ----------------------------- 18
Bảng 2.3. Mô hình ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài -------------------------------- 19
Bảng 2.4 Ma trận QSPM ----------------------------------------------------------------------- 21
Bảng 3.1 Thang đo và mã hóa thang đo ----------------------------------------------------- 32
Bảng 4.1 Giới thiệu chung về Phuonghai ---------------------------------------------------- 40
Bảng 4.2 Chính sách chất lượng Phuonghai------------------------------------------------- 41
Bảng 4.3 Sản phẩm chính Phuonghai -------------------------------------------------------- 43
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha thang đo sơ bộ (50 mẫu) --------------- 45
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha của thang đo chính thức --------- 47
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (lần 3) các biến độc lập --------- 51
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc -------------------- 53
Bảng 4.8: Kết quả phân tích tương quan ----------------------------------------------------- 55
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định sự phù hợp mô hình ----------------------------------------- 57
Bảng 4.10: Kết quả phân tích ANOVA ------------------------------------------------------ 58
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy -------------------------------------------------------- 58
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ---------------------------------------- 62
Bảng 4.13: Kết quả thống kê mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến năng lực cạnh tranh
Phuonghai ---------------------------------------------------------------------------------------- 64
Bảng 4.14: Kết quả khảo sát năng lực quản trị của công ty ------------------------------- 65
Bảng 4.15: Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh dịch vụ của công ty ------------------ 65
Bảng 4.16: Kết quả khảo sát năng lực marketing phát triển sản phẩm của công ty---- 66
Bảng 4.17: Kết quả khảo sát nguồn nhân lực của công ty --------------------------------- 66
Bảng 4.18: Kết quả khảo sát năng lực công nghệ của công ty ---------------------------- 67
Bảng 4.19: Kết quả khảo sát năng lực tài chính của công ty ------------------------------ 67
Bảng 4.20: Kết quả khảo sát năng lực phát triển mạng lưới chi nhánh của công ty --- 67
Bảng 4.21: Kết quả khảo sát năng lực uy tín, thương hiệu của công ty ----------------- 68
Bảng 4.22: Trọng số các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh Phuonghai------------- 68
Bảng 4.23: Ma trận năng lực cạnh tranh của công ty -------------------------------------- 69
Bảng 4.24: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài --------------------------- 71
Bảng 5.1: Ma trận SWOT của Phuonghai --------------------------------------------------- 75
Bảng 5.2 Ma trận QSPM của Phuonghai ---------------------------------------------------- 82
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter ---------------------------- 15
Hình 2.2 Lưu đồ quá trình đánh giá theo mô hình ma trận hình ảnh cạnh tranh ------- 16
Hình 2.2 Ma trận SWOT ----------------------------------------------------------------------- 20
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
Phuonghai ---------------------------------------------------------------------------------------- 25
Hình 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu --------------------------------------------------- 28
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức Phuonghai ----------------------------------------------------------- 42
Hình 4.2: Biểu đồ tần số Histogram ---------------------------------------------------------- 60
Hình 4.3 Đồ thị P-P Plot ----------------------------------------------------------------------- 60
Hình 4.4 Biểu đồ phân tán Scatter Plot ------------------------------------------------------ 61
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Phuonghai
Ý nghĩa
Công ty CP Khoa Học Kỹ Thuật Phượng Hải
SXKD
Sản xuất kinh doanh
SWOT
Ma trận phân tích SWOT
QSPM
Quantitative Strategic Planning Matrix
CIEM
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
IFE
Mô hình ma trận các yếu tố bên trong
EFE
Mô hình ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
R&D
Phòng Nghiên cứu & phát triển sản phẩm
TVE
Tổng phương sai trıć h
VEPR
Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường đại học Kinh tế
TUV
Chứng chỉ quốc tế về bàn thí nghiệm TUV RHIENLAND (Đức) cấp
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
SPSS
Phần mềm SPSS 20 (Statistical Product and Services Solutions)
NLCT
Năng lực cạnh tranh
VIF
ANOVA
Hệ số phóng đại phương sai
Phân tıć h phương sai (Analysis Variance)
EFA
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
KMO
Hệ số Kaiser – Mayer - Olkin
Sig
Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level)
ix
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằ m đánh giá năng lực cạnh tranh của Phuonghai và các yế u tố
tác động đế n năng lực cạnh tranh của Phuonghai trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh các công ty về hàng nội thất phòng thí nghiệm. Nghiên
cứu đã thực hiê ̣n các kiể m đi ̣nh độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tı́ch nhân tố EFA,
phân tı́ch tương quan và phân tı́ch hồ i quy bội cho kế t quả có 8 nhân tố ( bao gồ m 32
quan sát) tác động đế n năng lực cạnh tranh của Phuonghai theo thứ tự giảm dầ n ”Năng
lực tài chính”, “Năng lực công nghệ”, “Năng lực chất lượng dịch vụ”, “Năng lực
marketing phát triển sản phẩm”, “Năng lực uy tín, thương hiệu”, “Năng lực nguồn nhân
lực”, “Năng lực quản trị, điều hành”, “Năng lực phát triển mạng lưới”, trong đó yếu tố
“Năng lực tài chính” có ảnh hưởng mạnh nhất và mô hình hồ i quy tuyến tı́nh không vi
phạm các giả đi ̣nh cần thiết trong hồ i quy tuyến tı́nh nên chấp nhận các giả thuyết. Đánh
giá kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Phuonghai cho
thấy 08 yếu tố đều đạt giá trị trung bình. Trên cơ sở tính giá trị trung bình và trọng số
các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tác giả xây dựng ma trận IFE và ma trận
EFE do Thompson Strickland đề xuất để đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của
Phuonghai về hàng nội thất phòng thí nghiệm. Từ những kế t quả đạt được, nghiên cứu
đã xây dựng mô hình ma trận SWOT và ma trận QSPM đưa ra những giải pháp nhằ m
cải thiê ̣n và nâng cao năng lực cạnh tranh của Phuonghai với mục đı́ch cuố i cùng là
nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty về hàng nội thất phòng thí nghiệm.
x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cạnh tranh là một hiện tượng vốn có của nền kinh tế thị trường, khi nền kinh tế
càng phát triển thì cạnh tranh càng gay gắt và quyết liệt. Các công ty không ngừng củng
cố vị thế của mình bằng nhiều cách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân.
Qua đó tạo ra những khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, giúp công ty giành lấy thị
phần. Như vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty được coi như là một trong
những phương án giúp công ty củng cố và vươn đến một vị thế mà tại đó công ty có thể
chống chọi lại và tác động đến các lực cạnh tranh một cách hiệu quả. Nâng cao năng lực
cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, không phải mọi công ty đều ý thức
được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng có những trường hợp
công ty nhận thức được ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng vẫn còn
một khoảng cách xa giữa nhận thức và hành động thực tiễn.
Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập hiện nay, quá trình quốc tế
hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ
diễn ra với tốc độ rất cao cộng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh
đặt ra cho các ngành SXKD, đặc biệt là các Công ty SXKD lĩnh vực nội thất chuyên
dụng đứng trước những thách thức lớn, ngành nội thất đang diễn ra hoạt động cạnh
tranh khá sôi nổi với sự tham gia ngày càng nhiều của các Công ty. Để có thể xâm
nhập và chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh và bền vững thì các công ty phải đánh
giá đúng năng lực cạnh tranh của mình bằng cách giải quyết các vấn đề sau:
- Thực trạng sản xuất lắp đặt ngành hàng nội thất phòng thí nghiệm như thế nào
so với các ngành hàng nội thất khác?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tích cực và cản trở đến năng lực cạnh tranh của
ngành hàng nội thất phòng thí nghiệm?
- Giải pháp nào để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng nội
thất phòng thí nghiệm?
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Khoa Học Kỹ Thuật Phượng Hải về
hàng nội thất phòng thí nghiệm giai đoạn 2015-2020”.
1
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Thị trường ngành hàng nội thất phòng thí nghiệm tuy là thị trường nhỏ trong
ngành nội thất nhưng lại đóng vai trò quan trọng cho sự nghiệp hiện đại hóa công
nghiệp hóa đất nước. Đối tượng khách hàng tiềm năng là:
o
Các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề.
o
Các viện nghiên cứu, các trung tâm công nghệ.
o
Các sở khoa học công nghệ, các sở tài nguyên & môi trường.
o
Các bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng, phòng khám đa khoa
o
Các công ty, nhà máy sản xuất thuộc nhiều ngành công nghiệp
o
Các dự án đầu tư trong nước và quốc tế
Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của các
công ty cung cấp về lĩnh vực này. Tuy nhiên việc các công ty tham gia vào thị trường
này ngày một tăng lên tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó năng cao năng
lực cạnh tranh cho công ty cần thiết và cấp bách cần thực hiện.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Mục tiêu chung
Luận văn dùng lý thuyết cạnh tranh để phân tích và xác định năng lực cạnh
tranh của Phuonghai về hàng nội thất phòng thí nghiệm, đánh giá tổng hợp các yếu tố
cấu thành năng lực cạnh tranh từ đó đề xuất các giải pháp và các khuyến nghị nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của Phuonghai.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Phuonghai về hàng nội
thất phòng thí nghiệm.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Phuonghai
nói riêng và ngành hàng nội thất phòng thí nghiệm nói chung.
1.4 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Phuonghai và các yếu tố tác
động đến năng lực cạnh tranh của Phuonghai về hàng nội thất phòng thí nghiệm.
- Đối tượng khảo sát: Tác nhân tham gia trong các khâu kinh doanh, tiêu dùng
khách hàng Phuonghai, cỡ mẫu 219.
2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của
Phuonghai về hàng nội thất phòng thí nghiệm và kiến nghị một số giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Về không gian: Đề tài được giới hạn tại Phuonghai và khách hàng sử dụng
sản phẩm Phuonghai.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện để tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định tính kết
hợp với phương pháp định lượng, cách chọn mẫu phi xác suất (thuận tiện), thang đo
Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số. Phương pháp nghiên
cứu được tiến hành qua 2 bước:
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ
- Nghiên cứu định tính dùng phương pháp thảo luận nhóm 15 người là chuyên
gia trong lĩnh vực nội thất phòng thí nghiệm nhằm tham khảo ý kiến chuyên gia xây
dựng thang đo năng lực cạnh tranh, gởi bảng câu hỏi 30 người là chuyên gia kinh tế
ban giám đốc trưởng phòng phó trưởng phòng các phòng ban Phuonghai xác định
mức độ quan trọng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty về hàng nội
thất phòng thí nghiệm, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến
năng lực cạnh tranh của ngành hàng nội thất phòng thí nghiệm. Từ đó đánh giá sơ bộ
về thang đo và điều chỉnh bảng câu hỏi khảo sát cho phù hợp, gần gũi với người trả
lời.
Qua thông tin thảo luận nhóm, các thành viên đều đưa ra quan điểm của mình
và thống nhất chọn 8 yếu tố
Bước 2: Nghiên cứu chính thức (219 mẫu): được thực hiện bằng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp các khách hàng tác nhân tham gia trong khâu sản xuất, kinh
doanh tiêu dùng hàng nội thất phòng thí nghiệm thông qua phiếu khảo sát đã soạn sẵn
trong bảng câu hỏi khảo sát chính thức.
Phân tích dự liệu bằng phần mềm SPSS 20, thực hiện qua các bước để thực
hiện các thống kê mô tả, các kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích tương
quan hồi quy.
Đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty nội thất phòng thí nghiệm.
3
Xây dựng ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty nội thất phòng
thí nghiệm. Xây dựng ma trận SWOT và chạy mô hình QSPM để đề xuất chiến lược
cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt, diễn biến phức tạp thì các giải pháp
làm thế nào để các công ty về hàng nội thất phòng thí nghiệm tồn tại và phát
triển là những vấn đề cấp bách.
1.6.1 Ý nghĩa khoa học:
Đề xuất phương pháp nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của Phuonghai
về hàng nội thất phòng thí nghiệm thông qua các biến được đưa ra.
Đề xuất giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Phuonghai về hàng
nội thất phòng thí nghiệm dựa vào ma trận định lượng QSPM.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của
Phuonghai về hàng nội thất phòng thí nghiệm,
Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để định hướng cho các Công ty về hàng
nội thất phòng thí nghiệm xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế để có thể xâm
nhập và chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng và bền vững.
Giúp ban lãnh đạo công ty nhận diện được những điểm mạnh, yếu trong việc
cạnh tranh với các đối thủ, những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, từ đó có những quyết định đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản
xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.
1.7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được kết cấu gồm 5 chương
• Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
• Chương 2: Tổng quan lý luận và đề xuất mô hình nghiên cứu
• Chương 3: Thiết kế phương pháp nghiên cứu và phương pháp kiểm định giả thuyết
nghiên cứu
• Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
• Chương 5: Kết luận và kiến nghị
4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÂN LOẠI CẠNH TRANH
2.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để
thu được lợi nhuận siêu ngạch ". Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ
nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh
tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó
hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch
giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng
vân thu đựơc lợi nhuận.
Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt
động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các
điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế
học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng: Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các
công ty cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho
cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).
Ở Phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Mỹ thì: Cạnh
tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và
công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị
trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân
nứơc đó.
Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra khái
niệm như sau: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua tìm
mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông
thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất,
5
thị trường có lợi nhất”.
2.1.2 Phân loại cạnh tranh
Cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại:
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại:
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Giá cả cuối cùng được hình thành
sau quá trình thương lượng giữa hai bên.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc
vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
- Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành
giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua.
Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được phân thành hai loại:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các công ty trong cùng
một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các công ty trong các
ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
Căn cứ vào tính chất cạnh tranh, cạnh tranh được phân thành 3 loại:
- Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect competition): Là hình thức cạnh tranh giữa
nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá
cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là
không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã.
- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh tranh
giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau, đây là loại hình
cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có nột
hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá cả của sản phẩm hoặc
dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.
Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh, cạnh tranh chia thành:
- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực
xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công
khai.
6
- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẻ hở của luật pháp, trái
với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc, vv...)
2.2 KHÁI NIỆM NĂNG LỰC CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
2.2.1 Năng lực cạnh tranh
Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Wesrtgren thì năng lực
cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì một cách tốt nhất mức lợi nhuận cao và thị
phần lớn trong các thị trường trong và ngoài nước. Hiệu quả của các biện pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên mức chi phí thấp, chi phí sản xuất thấp
là điệu kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh.
Michael Porter cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản
phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu
cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận.
Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ: Năng lực cạnh
tranh cấp quốc gia, cấp ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm
hàng hoá. Chúng có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau.
Qua các khái niệm trên, theo tác giả: Năng lực cạnh tranh là năng lực của một
doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không bị công ty khác, ngành khác hoặc
nước khác đánh bại về năng lực kinh tế.
2.2.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được thống
nhất. Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp:
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng
thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện
nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ
và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các
công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991),
Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM.
Hai là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức
OECD năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao
7
trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển
bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và
chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và
phát triển bền vững.
Từ những khái niệm trên, theo tác giả có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp như sau: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện
thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt
nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Nhờ lợi thế này, doanh
nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo
được khách hàng của đối thủ cạnh tranh”.
2.2.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
2.3.1 Các yếu tố từ môi trường bên trong của doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh ngành hàng nội thất phòng thí nghiệm
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, đối
với những công ty sản xuất hàng nội thất phòng thí nghiệm, với những đặc điểm của
mình, năng lực cạnh tranh về cơ bản chịu sự ảnh hưởng qua các yếu tố từ môi trường
bên trong như sau:
Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của công ty được thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động
và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính, trong doanh nghiệp, là một
trong những điều kiện để công ty duy trì và mở rộng hoạt động của mình.
Năng lực tổ chức, quản lý
Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý được thể hiện ở năng lực lãnh đạo trong
8
các công việc đối nội và đối ngoại của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Năng lực tổ chức
quản lý tác động trực tiếp đến sức cạnh tranh của công ty thể hiện qua việc hoạch định,
thực hiện chiến lược, lựa chọn phương pháp quản lý, tạo động lực cho doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực
Trong doanh nghiệp, lao động vừa là yếu tố đầu vào, vừa là lực lượng trực tiếp
sử dụng phương tiện máy móc để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, trình độ
lao động sẽ tác động rất lớn đến chất lượng và độ tinh sảo của sản phẩm, ảnh hưởng
đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp.
Năng lực phát triển sản phẩm
Thể hiện những thuộc tính đặc trưng của sản phẩm thõa mãn được những yêu
cầu đặt ra. Phát triển sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn, thu hút người mua và tạo lợi thế
cạnh tranh cho công ty và làm tăng uy tín, danh tiếng và hình ảnh công ty. Là cơ sở
cho hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tạo ra sự phát triển lâu dài và bền vững
cho công ty.
Năng lực Marketing
Năng lực marketing của công ty trước hết là khả năng nắm bắt nhu cầu thị
trường, hoạch định chiến lược marketing và triển khai các chương trình marketing hỗn
hợp, là khả năng quảng bá và phát triển thương hiệu. Năng lực marketing tác động trực
tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng
doanh thu, tăng thị phần, nâng cao vị thế của công ty. Khảo sát nhu cầu thị trường để
lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp, xây dựng chiến lược sản phẩm, định giá và phát
triển hệ thống phân phối là những hoạt động sống còn của công ty. Trong điều kiện
bùng nổ thông tin về hàng hoá sản phẩm, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương
hiệu công ty là một vấn đề hết sức quan trọng. Bên cạnh đó chính sách khuyến mãi,
dịch vụ bán hàng và hậu mãi đóng vai trò quan trọng đến việc thu hút và xây dựng đội
ngũ khách hàng truyền thống. Do đó, có thể nói, năng lực marketing là yếu tố quan
trọng của năng lực cạnh tranh.
Năng lực chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ có thể định nghĩa như là sự khác biệt giữa mong đợi của
khách hàng và dịch vụ nhận biết được. Nếu mong đợi của khách hàng lớn hơn sựthực
hiện thì chất lượng nhận biết được kém thỏa mãn, khách hàng không hài lòng. Chất
9
lượng dịch vụ sản phẩm bao gồm cả dịch vụ sau bán hàng tốt hay không cũng ảnh
hưởng lớn đến tâm lý khách hàng, tác động lớn đến xây dựng hình ảnh công ty chuyên
nghiệp sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh.
Trình độ thiết bị, công nghệ
Công nghệ phù hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao
năng lượng, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm thấp, chất lượng
sản phẩm được nâng cao, tạo nên những lợi thế nhất định của sản phẩm công ty cạnh
tranh trên thị trường. Hệ thống thông tin hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng của các
quyết định quản trị, sẽ thu thập mã hóa, lưu trữ tổng hợp và đưa ra các thông tin nhanh
chóng.
Năng lực uy tín thương hiệu
Chỉ tiêu này có tính chất khái quát, nó bao gồm rất nhiều yếu tố như: Chất
lượng sản phẩm, các hoạt động dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, hoạt động
marketing, quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức tài chính,...Thương hiệu được
coi là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp.
Các lợi ích kinh tế do thương hiệu mang lại:
- Tăng doanh số bán hàng.
- Thắt chặt sự trung thành của khách hàng.
- Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
- Mở rộng và duy trì thị trường.
- Tăng cường thu hút lao động và việc làm.
- Tăng sản lượng và doanh số hàng hóa.
- Tăng giá trị sản phẩm do người tiêu dùng phải trả tiền mua uy tín của sản
phẩm.
Năng lực phát triển mạng lưới phân phối
Đây là yếu tố quan trọng đưa sản phẩm dịch vụ đến gần với khách hàng hơn.
Khả năng của một công ty mở rộng hệ thống chi nhánh đến những nơi được dự báo là
có nhu cầu của khách hàng sẽ tạo cho công ty đó thế mạnh trong việc chiếm lĩnh thị
phần. Để thực hiện điều này, lãnh đạo công ty phải có tầm nhìn chiến lược, công ty
phải đủ năng lực tài chính và nhân sự cho việc mở rộng quy mô này.
Tóm lại, năng lực cạnh tranh của công ty được cấu thành bởi 9 yếu tố cơ bản
10
nêu trên, nhưng thực tế các yếu tố này có tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên
một thể thống nhất hệ thống các tiêu chí xuất phát từ bên trong của công ty.
2.3.2 Yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của
công ty
Môi trường vĩ mô
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp biết được hiện tại doanh
nghiệp đang đối mặt với những vấn đề gì, những thay đổi và xu hướng của môi trường,
những khả năng có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có những
chiến lược cụ thể để tận dụng cơ hội cũng như hạn chế nhưng rủi ro do sự tác động của
môi trường bên ngoài.
Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến doanh nghiệp bao gồm những
yếu tố sau:
Yếu tố kinh tế.
Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức
mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố
kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp.
Để đảm bảo thành công của doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh
nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải
pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác
những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
Yếu tố chính phủ và chính trị
Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố
này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính
trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ
diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra
được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo
sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
Yếu tố xã hội.
Yếu tố xã hội bao gồm: Dân số, cơ cấu dân cư, tôn giáo, phong tục tập quán,
11
chuẩn mực đạo đức và giá trị văn hóa. Những yếu tố này ảnh hưởng đến chiến lược
phát triển của công ty, do đó khi xây dưng chiến lược kinh doanh các doanh nghiệp
cần phải tìm hiểu và nghiên cứu yếu tố xã hội để giảm các nguy cơ và tận dụng các cơ
hội.
Yếu tố tự nhiên.
Là những yếu tố liên quan đến vị trí địa lý, khí hậu môi trường sinh thái, đất
đai, sông biển và tài nguyên khoáng sản. Những yếu tố này tác động rất lớn đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt
động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên
quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, nội thất, thực phẩm theo mùa, kinh doanh
khách sạn, du lịch...Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các
doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động
phân tích, dự báo của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn.
Yếu tố công nghệ.
Công nghệ thực chất là quá trình biến đổi nguyên liệu tự nhiên để giải quyết và
đáp ứng nhu cầu của thị trường, thị trường là nơi yêu cầu và lựa chọn công nghiệp.
Những công nghệ nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì tăng trưởng và ngược
lại thì bị diệt vong. Vậy thực chất thị trường là nơi lựa chọn công nghệ, những công
nghệ nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì luôn gắn chặt với thị trường.
Trong thực tế những công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của doanh nghiệp
bị lạc hậu một cánh trực tiếp hay gián tiếp, khi khoa học công nghệ phát triển làm ảnh
hưởng đến bản chất của cạnh tranh, chuyển từ cạnh tranh giá bán sang chất lượng,
cạnh tranh phần giá trị gia tăng của sản phẩm. Đây là một vấn đề quan trọng mà các
doanh nghiệp cần quan tâm để ổn định và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Môi trường vi mô
Môi trường vi mô có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc xác định được ảnh hưởng của môi
trường vi mô đến hoạt động của công ty đồng thời cũng là tìm ra cơ hội cũng như
thách thức của môi trường này tới doanh nghiệp.
Các yếu tố tác động mà ta cần xác định bao gồm:
Nhà cung ứng:
12
Đó chính là áp lực đầu vào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty
luôn phải cần đến nguyên vật liệu, dịch vụ từ các nhà cung ứng khác. Số lượng và quy
mô nhà cung ứng trên thị trường sẽ quyết định áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán
của họ đỗi với ngành. Nhà cung ứng sẽ gây áp lực nhất định nếu họ có quy mô và sở
hữu các nguồn lực quý hiếm. Áp lực từ nhà cung ứng sẽ tăng lên:
-
Khi sản phẩm nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động
của khách hàng.
-
Khi sản phẩm nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi đối
thủ của người mua.
-
Chỉ có một sỗ ít các nhà cung ứng.
Các sản phẩm dịch vụ thay thế
Là những sản phẩm dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương các sản
phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả
năng đáp ứng nhu cầu so với sản phẩm trong ngành như nhân tố về giá, chất lượng, …
Những sản phẩm thay thế mà công ty cần để ý là:
-
Những sản phẩm có sự biến đổi theo hướng hoàn thiện chất lượng và giá cả
-
Những sản phẩm được sản xuất trong ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.
Khách hàng:
Khách hàng được chia thành 2 nhóm: Khách hàng lẻ và nhà phân phối. Khách
hàng luôn đòi hỏi công ty phải đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của mình cả về sản phẩm
lẫn giá cả. Vì vậy họ luôn mặc cả với công ty sao cho nhận được sản phẩm tốt nhất với
chi phí thấp nhất, nên công ty luôn phải chịu áp lực từ khả năng thương lượng của
khách hàng. Áp lực từ khách hàng xuất phát từ các điều kiện sau:
-
Khi số lượng người mua là nhỏ
-
Khi người mua chiếm tỉ trọng lớn trong sản lượng của người bán
-
Các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản
-
Khách hàng đe dọa hội nhập về phía sau
Các đối thủ tiềm ẩn
Các đối thủ tiềm ẩn sẽ xuất hiện và tạo một áp lực đối với doanh nghiệp. Nguy
cơ xâm nhập vào ngành của các đối thủ mới phụ thuộc vào rào cản xâm nhập ngành.
Theo Michael Porter có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu, đó là lợi thế theo quy mô,
13