Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM TRONG GIÁO dục sức KHOẺ SINH sản vị THÀNH NIÊN CHO học SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.23 KB, 27 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài: Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 16 triệu
nữ tuổi từ 13 đến 18 có thai, 95% trong số này tập trung ở các quốc gia có thu
nhập trung bỡnh hoặc thu nhập thấp trong đó có Việt Nam. “Cơn bão” văn hóa
phẩm đồi trụy xâm nhập vào Việt Nam nhưng giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ
kiến thức về giới tính, nhiều trẻ bước vào đời sống “chăn gối” trong độ tuổi vị
thành niên. Thực tế này khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có
tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới trong những năm gần đây. Theo thống kê tại ba
bệnh viện công thuộc TPHCM gồm: Từ Dũ, Hùng Vương và Trung tâm chăm
sóc sức khỏe sinh sản, trong năm qua tỷ lệ nữ ở tuổi vị thành niên có thai đến
khám tại đây chiếm 4% trong số các trường hợp có thai. Trong số 90.649 ca sinh
thì có tới 2.434 sản phụ tuổi vị thành niên, 60.352 ca phá thai thì có 3.471
trường hợp nữ tuổi vị thành niên (chiếm 5,81% tổng số ca phá thai).
Qua nghiên cứu việc xác định tỷ lệ tuổi nữ vị thành niên có thai và các
yếu tố nguy cơ, cho thấy trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm dẫn đến có thai
là do thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, không áp dụng hoặc áp dụng không
thường xuyên các biện pháp tránh thai.
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên phần lớn là do nữ
vị thành niên thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường. Các phụ huynh còn
khá dè dặt trong việc trao đổi với con em mình về sức khỏe sinh sản, đùn đẩy
trách nhiệm cho nhà trường. Trong khi đó, chương trình học chính khóa đã quá
dày nên việc giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên ở trường
chỉ mang tính phong trào. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên
đẩy trẻ vị thành niên vào thế “tự tìm hiểu”.
Riêng ở Việt Nam, mỗi năm có từ 1,2 đến 1,4 triệu trường hợp nạo phá
thai, trong số này có khoảng 300.000 là nữ thanh niên chưa có gia đỡnh. So với
các nước trong khu vực, tỷ lệ nạo phá thai ở nước ta là quá cao. Điều này khụng
những chỉ tốn kộm về kinh tế, vật chất mà cũn đem lại những hậu quả nặng nề
về mặt sức khoẻ cho trẻ vị thành niên.

1




Bên cạnh đó, tỡnh hỡnh tệ nạn ma tuý đang xâm nhập vào thế hệ trẻ ngày
một gia tăng. Trên thế giới hiện nay có 300 triệu người nghiện ma tuý. Ở nước
ta, con số này cũng không ngừng tăng lên. Năm 1997 là 7.800 và năm 1998 là
10.000. Trong số 24.151 người nhiễm HIV/AIDS ở nước ta năm 2000 có tới
65% bị lây nhiễm qua tiêm chích ma tuý. Năm 2005 con số này đó tăng lên gấp
nhiều lần.
Tổ chức y tế thế giới cho biết trong số 20 phụ nữ mắc bệnh lây truyền qua
đường tình dục thì 1 ở tuổi vị thành niên. Trong tổng số người bị nhiễm
HIV/AIDS trên thế giới có 50% là dưới 25 tuổi.
Nếu gia đình và nhà trường không quan tâm đến việc giáo dục, hướng dẫn
để thanh thiếu niên có những kiến thức, kỹ năng, thái độ phòng chống các vấn
đề xá hội thì sẽ trở thành gánh nặng trực tiếp ảnh hưởng đến lao động, kinh tế
của đất nước trong tương lai không xa. Vì vậy giáo dục sức khoẻ vị thành niên,
đặc biệt là sức khoẻ sinh sản phải được đặt lên hàng đầu trong chiến lược chăm
sóc sức khoẻ nhân dân và chiến lược xây dựng con người mới, xã hội mới của
quốc gia.
Sức khoẻ vị thành niên liên quan trực tiếp đến sự phát triển của mỗi con
người từ lúc còn ở tuổi vị thành niên và cả tương lai duy trì nòi giống của họ
sau này. Nó ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc vì tuổi trẻ là tương lai của
dân tộc.
Việc cung cấp thông tin, truyền thông giáo dục sức khoẻ và đáp ứng các
dịch vụ sức khoẻ vị thành niên ở mỗi nước có cách làm riêng phù hợp với lối
sống, phong tục tập quán, văn hoá xó hội cũng như luật pháp của từng nước.
Thanh thiếu niên là một lực lượng to lớn và nòng cốt của xã hội. Ở những
nước đang phát triển có cấu trúc dân số trẻ thì lực lượng thanh thiếu niên chiếm
phần nửa dân số. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước trong tương lai.
Trong mỗi gia đình, thanh thiếu niờn cú vai trò quan trọng là lực lượng lao động
sẽ thay thế cha mẹ để bảo đảm đời sống cho các thành viên trong gia đình và sự

tồn tại, phát triển của mỗi gia đình, mỗi dân tộc. Vì vậy, nếu trẻ vị thành niên
được bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp, họ có thể có được một sức sống và

2


một ý chí để học tập, để lao động. Ngược lại, nếu họ mắc sai lầm trong thời kỳ
này thì sẽ bị tổn thương lớn về thể chất, tinh thần mà có thể không bao giờ hồi
phục lại được.
Tóm lại, tuổi vị thành niên là giai đoạn quan trọng để hình thành tính cách
và bản sắc. Đây cũng là giai đoạn nhiều thanh thiếu niên tham gia vào cuộc sống
xã hội và cú đóng góp dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối với những thách
thức của cuộc sống hiện nay mà các em đang gặp phải, không có lời giải đơn
giản hay biện pháp tác động đơn lẻ nào có thể đối phó được. Các em cần được
sống an toàn, cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của người lớn. Xã hội có nhiệm vụ dẫn
dắt và hỗ trợ thế hệ trẻ qua những năm tháng ở tuổi Trẻ vị thành niên với sự đối
xử tôn trọng và thông cảm. Khi xã hội hoàn thành tốt trách nhiệm này sẽ đem lại
lợi ích to lớn cho tương lai.

PHẦN NỘI DUNG

3


CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN
VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH
1: Cơ sở lý luận: Khi được khuyên bảo và tư vấn, trẻ vị thành niên sẽ
được trang bị tốt hơn để ứng phó một cách thích hợp trước những tình huống bị
lạm dụng, bị đe doạ, bị đối xử bất công. Các em có thể biết cách để thoát khỏi

các tình huống có hại hoặc đối phó một cách linh hoạt, sáng tạo, chủ động.
Nếu được bày tỏ tiếng nói và suy nghĩ của mình, trẻ vị thành niên có thể
cho biết những thông tin quan trọng về điều kiện học tập, lao động, về những
nguy cơ và vấn đề liên quan đến sức khoẻ cộng đồng. Các em có thể đề xuất
những sáng kiến mà người lớn có lẽ chưa nghĩ tới.
Sự tham gia của trẻ vị thành niên không hề làm giảm đi vai trũ quan trọng
của người lớn, trái lại nó thúc đẩy sự đối thoại một cách lành mạnh, bình đẳng
giữa trẻ vị thành niên và người lớn và cùng có chung trách nhiệm với nhau.
Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người
lớn. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời
mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi
bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ
xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên làm nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm
lý nhất so với các lứa tuổi khác.
Vị thành niên cũng giống như những con bướm đang lớn dần từ con
nhộng. Họ đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp đầy tiềm năng nhưng rất mỏng
manh. Vỡ vậy, họ cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, được sống trong một môi
trường an toàn và thuận lợi để có thể lớn lên và trưởng thành.
2: Cơ sở khoa học:
Theo Tổ chức y tế thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10-19, ở
một số nước vị thành niên là những người từ 13-20 hoặc từ 15-24 tuổi.
Cỏc nhà nghiên cứu sinh lý, tâm lý chia lứa tuổi này thành 3 giai đoạn:

4


- Giai đoạn vị thành niên sớm tương đương với tuổi thiếu niên:
Nam từ 12 - 14 tuổi, nữ từ 10 - 12 tuổi.
- Giai đoạn vị thành niên giữa tương đương với lứa tuổi thiếu niên lớn:
Nam từ 14 - 16 tuổi, nữ từ 13 - 16 tuổi.

- Giai đoạn cuối vị thành niên tương đương với lứa tuổi đầu thanh niên:
Nam từ 17 - 19 tuổi, nữ từ 16 - 18 tuổi.
Trẻ em bước vào tuổi vị thành niên bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì.
Tuổi dậy thỡ đối với nữ được tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên
(khoảng 13 - 14 tuỏi), cũn đối với nam kể từ khi xuất tinh lần đầu tiên (khoảng
14 - 15 tuổi). Tuổi dậy thì cũn tuỳ thuộc vào dõn tộc (chõu Á sớm hơn châu Âu),
nơi sinh sống (thành thị sớm hơn nông thôn), mức sống (bây giờ sớm hơn trước
đây).
Các nhà Dân số học cho biết, ngày nay đối với toàn thế giới tuổi dậy thỡ
đến sớm hơn nhiều: nữ lên 10, nam 12 - 13, trường hợp cá biệt có thể đến sớm
hơn hoặc muộn hơn bình thường.
Tuổi dậy thì là tuổi có khả năng sinh sản, nhưng cơ thể các em vẫn ở vào
tuổi vị thành niên nghĩa là chưa chín muồi về sinh dục, chưa ổn định về mặt tâm
sinh lý và chưa thể làm cha, làm mẹ được. Vì vậy, chúng ta phải giáo dục sức
khoẻ sinh sản, tạo điều kiện cho các em vị thành niên qua được giai đoạn khủng
hoảng của tuổi dậy thỡ để trở thành người lớn thực sự.
Bước vào tuổi dậy thì, tuyến yên tiết ra những lượng lớn hormone FSH
(follicle stimulating hormone) và hormone LH (lutein hormone) có tác dụng
kích thích hoạt động của buồng trứng (nếu là nữ), tinh hoàn (nếu là nam). Khi
nhận được lệnh của tuyến yên, buồng trứng của nữ giới tăng cường sản xuất 2
hormone là estrogen và progesteron; còn tinh hoàn của nam giới sẽ sản xuất
hoocmon testosterone. Cỏc hormone này khiến cho cơ thể có những biến đổi
sinh học cả bên trong và bên ngoài thật kỳ diệu: biến đổi nhanh về vóc dáng cơ
thể, cơ quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính khác như lông, râu, ngực
trở nên rừ rệt, các em gái bắt đầu có kinh nguyệt, em trai có hiện tượng xuất

5


tinh. Sự phát triển đó đưa trẻ bước vào một cuộc sống mới của tuổi vị thành

niên.
Sự đột biến về chiều cao và hành động cụ thể là do sự phát triển nhanh
của các xương dài ở chân tay. Chiều cao có khác nhau giữa nam và nữ do thời
kỳ dậy thì xảy ra ở độ tuổi khác nhau, thường gặp sớm hơn ở các em gái. Ở thời
kỳ này giữa các phần của cơ thể như thân mình, chân, tay, vai có tỷ lệ cân đối
hơn. Ở các em gái bắt đầu có sự tiết mỡ ở ngực, chậu hông và đằng sau vai, ở
các em trai có sự phát triển và tiết mỡ ở các khối cơ. Đến cuối tuổi dậy thì, các
em đó trở thành những chàng trai, cô gái với vóc dáng, khả năng thể chất và sức
mạnh khác nhau.
Trong thời kỳ ấu thơ, sự tăng trưởng xảy ra theo trình tự từ đầu đến chân.
Nhưng ở vị thành niên thỡ ngược lại, chân tay đạt được chiều dài đầy đủ trước
thân mỡnh và đầu. Đây là hiện tượng sinh học bình thường. Sự vụng về, chưa
thành thục của vị thành niên có thể là những đặc điểm cá thể chứ không hẳn do
sự lớn nhanh không đồng bộ. Các công trình nghiên cứu cho thấy đa số các em
ở tuổi này không có khủng hoảng phát triển, chỉ có khoảng 20% trẻ em ở độ tuổi
này có khó khăn trong sự phát triển, rối nhiễu tâm lý.
Tuy nhiên, đôi khi những biến đổi quá nhanh gây tình trạng sốc hoặc cảm
giác thẹn, xấu hổ, không yên tâm, thiếu tự tin, lúng túng ở một số vị thành niên
do các em chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ về mình.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN
VỊ THÀNH NIÊN Ở TRƯỜNG THPT
1: Thực trạng của việc giáo dục SK SSVTN :
+ Thuận lợi: Phòng học được xây dựng cơ bản, có các phòng chức năng
đảm bảo cơ bản cho việc giảng dạy và học tập. Trang thiết bị và đồ dùng dạy
học được trang cấp theo dự án phát triển giáo dục, tạo điều kiện thận lợi cho
việc sử dụng đồ dùng phục vụ giảng dạy và học tập đặc biệt là tổ chức các hoạt

6



động NGLL. Nhà trường có một tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí cao, các tổ
chức trong trường như: Công Đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Chữ Thập Đỏ, Hội
khuyến học… đó phối hợp chặt chẽ, là những tổ chức vững mạnh. Cỏc hoạt
động tập thể như: Thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ luôn đứng đầu các trường
trong huyện và cấp Tỉnh.
+ Khó khăn: Là một trường miền núi nên cơ sở vật chất, nhưng vẫn chưa
đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu giảng dạy và học tập. Số học sinh mới tuyển chất
lượng giữa các vùng miền trong huyện không đồng đều, học sinh là người dân
tộc thiểu số như: Mường, Dao, Kinh,Thái.. phần nào đó gõy khú khăn việc hoà
đồng của cỏc em HS trong quỏ trỡnh tổ chức cỏc hoạt động NGLL
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là những hoạt động
giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá. Đây là những hoạt động
nối tiếp các hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp. Nói một cách hình ảnh thì
HĐGDNGLL là chiếc cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo
dục học sinh ngoài lớp.
HĐGDNGLL là một bộ phận bắt buộc trong kế hoạch dạy học ở trường phổ
thông đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, là một nội dung trong công
tác quản lý của các cấp chỉ đạo và quản lý giáo dục. HĐGDNGLL có quan hệ
chặt chẽ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống
nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần quan trọng vào sự hình thành và
phát triển nhân cách toàn diện của học sinh trong giai đoạn hiện nay.
HĐGDNGLL là dịp đề học sinh củng cố kiến thức đã học trên lớp, biến tri
thức thành niềm tin ở mỗi học sinh. Đây là điểm rất cơ bản của HĐGDNGLL,
khác với hoạt động ngoại khoá môn học.
HĐGDNGLL là cơ hội cho mỗi học sinh có thể tự so sánh bản thân mình
với những người khác, kích thích các em vươn lên trong quá trình giáo dục. Vì
vậy HĐGDNGLL sẽ phát triển tối đa năng lực, nhu cầu và thiên hướng của học
sinh.
HĐGDNGLL phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của tập thể học sinh

nói chung, của mỗi học sinh nói riêng. Dưới sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh

7


sẽ cùng nhau tổ chức các hoạt động với nhiều nội dung giáo dục khác nhau,
trong đó có nội dung về giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên (SKSSVTN).
Đây là một nội dung giáo dục quan trọng đối với lứa tuổi vị thành niên. Nội
dung này vừa khó, lại nhạy cảm và tế nhị. Nếu tiến hành không khéo thì có thể ít
mang lại hiệu quả giáo dục. Vì vậy, HĐGDNGLL là cơ hội rất thuận lợi để tiến
hành giáo dục SKSS cho lứa tuổi vị thành niên.
Giáo dục SKSSVTN đã được đưa vào chương trình nhà trường THPT mới,
đó là trường THPT phân ban dưới hình thức tích hợp. Có ba cấp độ tích hợp:
Cấp độ 1: nội dung giáo dục SKSSVTN trùng hoàn toàn với nội dung của bài
học, có nghĩa là toàn bộ nội dung bài học đề cập tới vấn đề SKSSVTN hay nói
cách khác đó là bài riêng. Cấp độ 2: nội dung giáo dục SKSSVTN được lồng
ghép vào một phần nội dung của bài học một cách tự nhiên, không làm ảnh
hưởng đến nội dung của bài. Cấp độ 3: có thể lỉên hệ nội dung giáo dục
SKSSVTN vào trong nội dung của bài học một cách nhẹ nhàng, không được
khiên cưỡng.
HĐGDNGLL là cơ hội, là điều kiện thuận lợi để tiến hành giáo dục
SKSSVTN cho học sinh trường THPT. Các nội dung giáo dục SKSSVTN đã
được đưa vào chương trình HĐGDNGLL dựa theo ba cấp độ tích hợp ở trên. Có
thể nói rằng với các hình thức hoạt động đa dạng thể hiện ở các chủ đề hoạt
động trong chương trình HĐGDNGLL, nội dung giáo dục SKSSVTN sẽ có một
vị trí xứng đáng trong quá trình tổ chức hoạt động ở nhà trường THPT. Báo cáo
sẽ lần lượt làm sáng tỏ mục tiêu, nội dung và hình thức tổ chức giáo dục
SKSSVTN thông qua HĐGDNGLL.
Mục tiêu giáo dục SKSS vị thành niên qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp ở trường THPT

Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của sự gia tăng dân số có ảnh hưởng tới sự
phát triển kinh tế xã hội, tới môi trường sống và chất lượng cuộc sống.
- Hiểu rõ vai trò của gia đình trong giáo dục thanh thiếu niên, trách nhiệm
của vị thành niên trong quan hệ gia đình và cộng đồng.

8


- Hiểu được trách nhiệm của giới trong việc thực hiện sự bình đẳng giới,
sự khác nhau giữa vai trò của nam giới và nữ giới.
- Nâng cao hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn và không an toàn; tác
dụng của những biện pháp tránh thai và hậu quả của việc phá thai.
- Hiểu rõ quyền của vị thành niên, khắc sâu những kiến thức về tình bạn,
tình bạn khác giới ở tuổi vị thành niên.
- Nắm được những yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ vị thành niên, hậu quả
của các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Về kỹ năng:
- Có kĩ năng tuyên truyền, vận động gia đình, cộng đồng thực hiện chính
sách DS - KHH GĐ của Đảng và Nhà nước.
- Biết cách ứng xử có văn hoá trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới.
- Có kỹ năng sống, luyện tập thể thao để tăng cường sức khoẻ.
Về thái độ:
- Có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới để không
ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình; biết tôn trọng và yêu quý mọi người trong gia
đình, bảo vệ và tôn trọng người cùng giới, khác giới.
- Kiên quyết đấu tranh với những thái độ và hành vi thô bạo, thiếu văn
hoá trong quan hệ tình bạn, có nguy cơ xâm hại tình dục.
Nội dung :
Giáo dục SKSSVTN được coi là một nội dung giáo dục quan trọng trong

quá trình giáo dục của trường THPT. Nội dung giáo dục SKSSVTN có thể được
đưa vào nhà trường theo hai hướng: Thứ nhất là tích hợp vào một số môn học có
nhiều khả năng hơn cả như: môn GDCD, môn Sinh học, môn Địa lý, môn Ngữ
văn; thứ hai là tích hợp vào nội dung chương trình HĐGDNGLL.
Nếu như các môn học cung cấp cho học sinh một cách hệ thống những
kiến thức cơ bản về SKSSVTN thì ưu điểm của HĐGDNGLL là giúp các em
củng cố và mở rộng những hiểu biết về các vấn đề của SKSSVTN, đồng thời tạo
thời cơ thuận lợi để bồi dưỡng thái độ đúng đắn, rèn luyện các kỹ năng sống tích
cực, biết cách phòng tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

9


Chương trình HĐGDNGLL ở THPT là chương trình hoàn toàn mới mà từ
trước tới nay chưa có. Nội dung chương trình HĐGDNGLL rất phong phú về
nội dung và đa dạng về hình thức tổ chức. Nội dung của HĐGDNGLL ở THPT
tập trung vào sáu vấn đề lớn:
- Lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước.
- Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình
- Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn hoá.
- Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp
- Những vấn đề có tính nhân loại như: bệnh tật, đói nghèo, dân số, môi
trường, hoà bình, hợp tác giữa các dân tộc, tệ nạn xã hội...
Sáu vấn đề này được cụ thể hoá thành 10 chủ đề hoạt động phù hợp với
hoàn cảnh, điều kiện học tập và rèn luyện của học sinh THPT. Trong 10 chủ đề
hoạt động, có những chủ đề có nhiều khả năng tích hợp nội dung giáo dục
SKSSVTN. Đó là các chủ đề hoạt động của các tháng:
- Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình
- Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Tháng 6+7+8: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Nội dung giáo dục SKSSVTN được đề cập khá rõ nét trong nội dung hoạt
động của các chủ đề này. Có những chủ đề hoạt động có nội dung gần như trùng
hoàn toàn với nội dung giáo dục SKSSVTN như chủ đề tháng 10. Những chủ đề
hoạt động của các tháng 12, tháng 1 và hè đều có khả năng tích hợp được nội
dung giáo dục SKSSVTN vào nội dung hoạt động của mình. Cụ thể là:
- Chủ đề tháng 10 bao gồm các nội dung và hình thức hoạt động như: Thi
hỏi đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình; Hội thi “Những người bạn gái đáng
mến”; thi ứng xử linh hoạt; diễn đàn thanh niên “Vẻ đẹp trong tình bạn và tình
yêu”; hoạt động tư vấn tâm lý lứa tuổi; tìm hiểu Luật hôn nhân và gia đình; tiểu
phẩm về tình bạn và tình yêu.

10


- Chủ đề tháng 12 với nội dung hoạt động “Thanh niên và nhiệm vụ
phòng chống tệ nạn xã hội”.
- Chủ đề tháng 1 với các nội dung và hình thức hoạt động như: Đóng kịch
dựa trên các tình huống giả định; Hội hoá trang thanh niên các dân tộc trên đất
nước Việt Nam.
- Chủ đề hè với các hình thức hoạt động của câu lạc bộ dân số, hoạt động
tuyên truyền cổ động, hoạt động tham quan dã ngoại v.v.... đều phản ánh được
nội dung của giáo dục SKSSVTN.
Từ những nội dung hoạt động của các tháng nêu trên, có thể thấy rõ nội
dung giáo dục SKSSVTN trong HĐGDNGLL tập trung ở những vấn đề cơ bản
sau đây:
+ Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình.
+ Tình dục và sinh sản, tránh thai và nạo phá thai.
+ Vị thành niên và sức khoẻ vị thành niên.

+ Vấn đề giới và bình đẳng giới.
+ Dân số và sự phát triển, chính sách dân số của Việt Nam.
Đây là những nội dung cốt lõi mà HĐGDNGLL hoàn toàn có thể thực
hiện được nhằm giúp cho học sinh nâng cao nhận thức, chuyển biến trong thái
độ và hành vi có liên quan đến SKSS vị thành niên.
Nội dung giáo dục SKSSVTN tích hợp vào nội dung chương trình hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THPT được thể hiện ở bảng sau:
ĐỊA CHỈ TÍCH
HỢP

Nội dung và hình thức hoạt động giáo dục SKSSVTN
LỚP 10
LỚP 11
LỚP 12
- Thi hỏi đáp về - Diễn đàn thanh - Tìm hiểu Luật hôn

Tháng 10: Thanh tình bạn, tình yêu niên
niên với tình bạn, và gia đình.

“Vẻ

đẹp nhân và gia đình.

trong tình bạn và - Tiểu phẩm về tình

tình yêu và gia - Hội thi “Những tình yêu”.
đình

người


bạn

đáng mến”.

bạn và tình yêu.

gái - Hoạt động tư
vấn tâm lý lứa

- Thi ứng xử linh tuổi.
11


hoạt.
Tháng 12: Thanh Thanh

niên



niên với sự nghiệp nhiệm vụ phòng
xây dựng và bảo chống tệ nạn xã
vệ Tổ quốc.
hội.
Tháng 1: Thanh - Hội thi “Nét đẹp Đóng

kịch

dựa Hội hoá trang thanh


niên với giữ gìn văn hoá tuổi thanh trên

các

tình niên các dân tộc trên

bản sắc văn hoá niên”.
dân tộc.

-

Hội

huống giả định.
thi

đất nước Việt Nam.

thời

trang
Tháng 6 + 7 + 8: - Câu lạc bộ dân số
Mùa



tình - Phát thanh tuyên truyền về chính sách dân số của Đảng và

nguyện vì cuộc Nhà nước.
sống cộng đồng.


- Hoạt động tham quan dã ngoại
- v.v....

Như vậy, ở cả ba lớp của THPT, nội dung giáo dục SKSSVTN đều được
quán triệt vào trong nội dung của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp.
Các chủ đề giáo dục SKSSVTN vị thành niên được tích hợp một cách hợp
lý vào những chủ đề hoạt động có nhiều khả năng nhất. Trong mỗi chủ đề hoạt
động sẽ có những hình thức hoạt động có khả năng tích hợp giáo dục SKSSVTN
nhiều hơn cả.
2: Một số hình thức giáo dục SKSSVTN thông qua HĐGDNGLL:
Chương trình HĐGDNGLL ở THPT với nhiều hình thức hoạt động đa dạng
được thể hiện trong các chủ đề hoạt động của các tháng. Như trên đã nêu, việc
tích hợp nội dung giáo dục SKSSVTN vào chương trình HĐGDNGLL được thể
hiện ở một số chủ đề hoạt động của các tháng: 10, 12, 1 và ba tháng hè. Đây là
những thời điểm có nhiều khả năng tích hợp nội dung giáo dục SKSSVTN trong
chương trình HĐGDNGLL. Cùng với các hình thức hoạt động đã có trong
chương trình HĐGDNGLL, cần phải xây dựng những hình thức hoạt động mang

12


đặc trưng của giáo dục SKSSVTN. Có thể kể ra đây một vài hình thức cụ thể
như:
- Thi hỏi đáp về một chủ đề giáo dục SKSSVTN
- Trình diễn trang phục có liên quan đến nhận thức, thái độ của học sinh
về chăm sóc SKSS
- Thi giải quyết các tình huống có liên quan đến quan hệ tình bạn, tình yêu
tuổi học trò

- Trình bày tiểu phẩm về chủ đề giáo dục SKSSVTN
- Biểu diễn văn nghệ
- Vẽ tranh châm biếm, đả kích những hành vi và thói quen xấu trong quan
hệ tình bạn, tình yêu tuổi học trò
- Thi tìm hiểu về Luật hôn nhân và gia đình
- Thi hùng biện về một chủ đề nào đó trong giáo dục SKSSVTN
Sau đây là một vài VD về tớch hợp giáo dục SKSSVTN vào
HĐGDNGLL ở trường THPT. Rất mong được quan tâm của cỏc thầy cô giáo
để việc giáo dục SKSSVTN cho học sinh THPT đạt được kết quả.
3: Những kết quả đạt được trong việc giáo dục SK SSVTN:
Trước những thuận lợi và khó khăn như đã nêu trên, để thực hiện được
mục tiêu giáo dục SK SSVTN cho học sinh trường luôn quan tâm, chăm lo bồi
dưỡng kiến thức về SK SSVTN cho học sinh thông qua tích hợp vào các hoạt
động tập thể, môn hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi hoạt động ngoài giờ lên
lớp, lồng ghép trong các bài giảng ...các môn học như GDCD, Sinh học ..... Từ
những việc làm trên trong các năm học 2009 - 2010, 2010 - 20110, 2011 – 2012
việc giáo dục SK SSVTN cho học sinh trong nhà trường đó thu được những kết
quả như sau:
Năm học
2009 - 2010
2010 - 2011
2011 - 2012

Loại tốt
53.1%
72.%
81%

Kết quả đánh giá bằng phiếu hỏi
Loại khá

Loại TB
33.4%
12.6%
19.86%
7.44%
11%
7.8%

Loại yếu
0.9%
0.7%
0.2%

13


CHƯƠNG III
TÝch hîp gi¸o dôc SK SSVTN vµo ch¬ng tr×nh
H§GDNGLL ë trêng THPT
CHỦ ĐỀ THÁNG 10
THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN- TÌNH YÊU- GIA ĐÌNH
I: MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: giúp học sinh
- Hiểu rõ hơn về tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu ở tuổi học trò. Các em
có quyền được tự do, được bảo vệ các mối quan hệ đó ở lứa tuổi vị thành niên.
- có ý thức xây dựng một tình bạn trong sáng và tự hào về tình bạn trong sáng
của mình.
- Có cách ứng xử đúng mực trong quan hệ tình bạn, đặc biệt là tình bạn khác
giới và tình yêu.
II: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Tổ chức cho các tổ trong lớp thi và tìm hiểu về tình bạn,. tình yêu với các nộ

dung sau:
- Tình bạn chân chính, vai trò của tình bạn trong cuộc sống của mỗi người
- Tuổi học sinh có nên có tình bạn khác giới không ?
- Trách nhiệm của bạn bè trong việc giúp nhau học tập và rèn luyện
- Vấn đề tình yêu ở tuổi học trò
III: HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: Thi tìm hiểu
- Hoạt động 1: Thi hiểu biết
- Hoạt động 2: Thi xử lí tình huống
- Hoạt động 3: Thi hùng biện
IV: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Giáo viên
Xây dựng chi tiết nội dung hoạt động theo mục tiêu đề ra
14


2. Học sinh
Họp bàn nội dung công việc, giao cho tổ; chọn đội chơi, cử nhóm trưởng, cử
người thi hùng biện
3. Phương tiện
- Trang trí: Tiếp chữ, phông màn….
- Đĩa hát, máy chiếu, máy vi tính
- Loa đài, bàn ghế, hoa…
- Phần thưởng
- Bộ phận câu hỏi và các tiểu phẩm…
V: TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Người

NỘI DUNG

thực hiện

Dẫn
- Cả lớp xem băng hình (bài hát tình thơ).
chương

- Trong đời sống tình cảm cá nhân, tình bạn tình yêu giữ một vị

trình 1

trí quan trọng, nó là nền tảng căn bản của cuộc sống con người,

Thời
gian

đồng thời phản ánh vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của mỗi con
người góp phần nâng giấc thanh lọc tâm hồn, bồi dưỡng nuôi
dưỡng những giấc mơ đẹp, làm cho cuộc sông.
- Tình bạn tình yêu là những cung bậc tình cảm mang đậm giá
trị nhân bản, nhân văn. Nói về tình bạn có câu:
“ Sống trên đời mà không có bạn chẳng khác nào hạn không
mưa”.
Còn về tình yêu, Ông Hoàng của thơ tình - Xuân Diệu từng
khẳng định: “ làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào”
Dẫn

Có thể nó đè tài tình bạn, tình yêu đã trở nên quen thuộc,

chương

trở thành vấn đề muôn thuở của nhân loại, những biểu hiện


trình 2

của tình bạn tình yêu rất phong phú đa dạng và luôn mới
luôn được mọi người quan tâm. Chúng ta, những học sinh
đang ngồi trên ghế nhà trường- những người đang sống

15


trong tình bạn và đứng trước ngững cửa của tình yêu; thế
giới đó chứa bao điều bí ẩn, bao điều mới mẻ. Bởi lẽ đó,
ngày hôm nay cùng nhau đến với cuộc thi ìm hiểu với chủ
đề:
Dẫn

“ TUỔI 9X VỚI TÌNH BẠN VÀ TÌNH YÊU”
- Đến với cuộc thi ngày hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có

chương thầy giáo chủ nhiệm lớp và toàn thể các bạn học sinh trong lớp
trình 1
Dẫn

10A. Xin được nhiệt liệt hoan nghênh.
- Đóng vai trò là người cố vấn- Những người cầm cân, nảy

chương mực và làm việc hết công sức đó là ban giám khảo. Xin trân
trình 2

trọng giới thiệu: Vị giám khảo số 1:……………

Vị giám khảo số 2: …………

Dẫn
chương
trình 1
Dẫn

Vị giám khảo số3: …………..
- Ban thư kí: Số 1:………….
Số 2:…………
- Sau đây xin được vui mừng chào đón nhân vật chính ngày

chương hôm nay. Ba đội chơi đó là: Đội Tuổi trẻ
trình 2

Đội Tình bạn
Đội Tình yêu

Dẫn
chương
trình 1
Dẫn

Xin mời ban giám khảo cùng 3 đội chơi lên vị trí
- Chúng ta chờ phần giới thiệu của ba đội.
(phỏng vấn từng đội)
- Thưa thầy giáo chủ nhiệm và các ban trong lớp. Có lẽ chúng

chương ta cùng có chung tâm trạng hồi hộp, chời diễn biến của cuộc
trình 2


chơi và không để mọi người chời đợi lâu, xin được thông qua
nội dung thi như sau:
- Cuộc thi trải qua ba phần
Phần thứ 1: Thi tìm hiểu
Phần thứ 2: Thi xử lí tình huống
Phần thứ 3: Thi hùng biện
16


Dẫn

HOẠT ĐỘNG 1

chương

Và ngay bây giờ là phần thi hiểu bíêt. Thể lệ cuộc thi như sau:

trình 1

Có nhiều câu hỏi trong các lá thăm được đặt trên cây hoa, mỗi
đội có 3 lượt chơi, lần lượt cử người chơi lên bốc thăm có ghi
câu hỏi. Sau khi lựa chọn (người dẫn chương trình đọc to câu
hỏi), người bốc thăm sẽ được quyền suy nghĩ và trả lời trong
khoảng thời gian 3 phút. Nếu trả lời đúng được 10 điểm, trả lới
sai độ bạn có quyền trả lời, nếu đúng cũng được 10 điểm.

Dẫn

( Ba đội chơi thi theo diễn biến và bộ câu hỏi)

Ba đội vừa hoàn thành suất sắc phần thi của mình. Sau đây là

chương phầnđánh giá của BGK giành cho 3 đội
trình +

Đội Tuổi trẻ

….. điểm

BGK+

Đội Tình bạn

….. điểm

TK

Đội Tình yêu

…... điểm

Xin cảm ơn BGK!
Chúng ta vừa trải qua phần thi thứ nhất với sự trả lời xuất sắc

Dẫn

chương của 3 đội. Sau đây chúng ta cùng đến với một sáng tác của nhạc
trình 1

sĩ Vũ Hoàng- Bài “ Phượng hồng”

HOẠT ĐỘNG 2
- Tiếp theo chúng ta sẽ bước vào phần thi thú vị và hứa hẹn
nhiều điều bất ngờ, phần thi có tên gọi: Xử lí tình huống
- Thể lệ phần thi như sau: Có 4 tình huống(được trình bày dưới
dạng tiểu phẩm) được đánh số thứ tự từ 1 đến 4 mỗi đội chơi sẽ
có 1 lượt lựa chọn tình huống và trả lời sau khi hội ý 2 phút; hời
gian trả lời 3 phút. Mỗi tình huống trả lời hợp lí sẽ được 20
điểm. Nếu trả lời chưa hoàn toàn chính xác thì khán giả có
quyền trả lời. Nếu đúng sẽ được phần quà của ban tổ chức.
- Tình huống 1:
- Tình huống 2:

17


Dẫn
chương

- Tình huống 3:

trình 2

18


- Tình huống 4:

19



- Phần giao lưu với khán giải:
Ba đội vừa hoàn thành suất sắc phần thi của mình. Sau đây là
Dẫn

phầnđánh giá của BGK giành cho 3 đội

chương

Đội Tuổi trẻ

….. điểm

trình 1

Đội Tình bạn

….. điểm

Đội Tình yêu

…... điểm

Dẫn
chương

Xin cảm ơn BGK và chúc mừng 3 đội
- sau đây ta sẽ đến với một tiết mục văn nghệ qua sự trình bày
của tốp ca lớp 10A bài hát “ Tia nắng hạt mưa”

trình 2

Cuộc thi đã đi được 2/3 chặng đường. Trước khi đến với phần
Dẫn

thi thứ 3 chúng ta cùng nhìn lại số điểm của 3 đội đã được trải

chương qua 2 phần thi:
trình 1

Đội Tuổi trẻ

….. điểm

Đội Tình bạn

….. điểm

Đội Tình yêu

…... điểm

HOẠT ĐỘNG 3
Phần thi thứ 3 là phần thi hùng biện theo chủ đề:

“ Tuổi 9X với tình bạn- Tình yêu”
Dẫn

Thể lệ cuộc thi: Ba đội sẽ lần lượt trình bày phần thi của mình.

chương Yêu cầu: Hùng biện đúng chủ đề, trình bày lưu loát, mạch lạc,
trình 2 lập luận chặt chẽ, lí lẽ chắc chắn, bố cục rõ ràng, lời văn sinh

động, giàu hình ảnh, giọng điệu hùng hồn, phong cách chững
chạc….. thời gian hùng biện là 3 phút, điểm tối đa là 30 điểm.
(Ba đội hùng biện theo thứ tự)
Sau đây xin mời phần đánh giá của ban giám khảo dành cho 3
đội ở phần thi này:

Đội Tuổi trẻ

….. điểm

Dẫn

Đội Tình bạn

….. điểm

chương

Đội Tình yêu

…... điểm

trình+BG Tổng điểm 3 phần thi của 3 đội là:
K +3đội

Đội Tuổi trẻ ….. điểm

20



chơi
Dẫn

Đội Tình bạn

….. điểm

Đội Tình yêu
…... điểm
Mời cả lớp cùng lắng nghe ca khúc có tựa đề: Tình bạn

chương
trình 1
Dẫn

Xin mời thầy giáo chủ nhiệm nhận xét và đánh giá chung và

chương trao phần thưởng cho 3 đội
trình 2
VI: KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
Giáo viên tổng kết, nhấn mạnh và khẳng định ý nghĩa vai trò của tình bạn,
tình yêu trong cuộc sống.
Nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động và khẳng định hiểu biết của học
sinh qua các phần thi và biểu dương thành tích của 3 đội
CÂU HỎI VÀ GIẢI THÍCH TÌNH HUỐNG
BẰNG CÁC ĐOẠN PHIM
TÌNH HUỐNG 1:
Xem kỹ đoạn phim và trả lời 2 câu hỏi sau:
1/ Bạn trai dùng cách nào để thuyết phục bạn gái có quan hệ tình dục?
1/ Nêu những điều đúng và sai đối với 2 bạn nam và nữ trong tình huống trên.

Trả lời:
1/
- Đã yêu nhau thì việc có quan hệ tình dục trước là chuyện bình thường
- Yêu nhau thì cần phải chứng tỏ tình yêu với nhau
2/ Những điều đúng và sai:
Bạn trai: Sai
- Muốn có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- Cố thuyết phục bạn gái quan hệ tình dục với mình.
Bạn gái: Đúng
- Từ chối quan hệ tình dục.
- Nêu nhiều lý do để khéo léo từ chối quan hệ tình dục.

21


TÌNH HUỐNG 2:
Xem kỹ đoạn phim và trả lời 2 câu hỏi sau:
1/ Hai bạn trẻ trong đoạn phim trên gặp phải vấn đề gì?
2/ Bạn trai lo lắng điều gì? có đúng không? Hãy giải thích và cho lời khuyên đối
với bạn trai.
Trả lời:
1/ Hai bạn trẻ trong đoạn phim trên gặp phải vấn đề:
- Hai bạn đã có quan hệ tình dục với nhau.
- Sau đó bạn trai bị sưng đau dương vật, đi tiểu đục và buốt
2. Bạn trai lo lắng:
- Bạn ấy đã bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Điều này chưa chắc đã đúng, bởi vì sự thiếu vệ sinh ở bộ phận sinh dục cũng
gây viêm nhiễm.
- Để xác định bạn đang gặp phải vấn đề gì, bạn ấy phải đi khám chuyên khoa.
TÌNH HUỐNG 3:

Xem kỹ đoạn phim và trả lời 2 câu hỏi sau:
1/ Đoạn phim trên đang nói lên điều gì?
2/ Cần làm gì để không bị tác động xấu của hiện tượng trên ?
Trả lời:
1/ Các bạn trẻ đang chuyền tay và dự định tổ chức xem những loại phim khiêu
dâm
2/
- Không lưu trữ, không phát tán.
- Không xem, không tổ chức xem loại phim này trong các bạn trẻ.
- Tham gia các hoạt động xã hội, thể thao lành mạnh tại cộng đồng hoặc đoàn
thể của mình.
TÌNH HUỐNG 4:
Xem kỹ đoạn phim và trả lời 2 câu hỏi sau:
1/ Theo bạn, hai bạn trẻ đang gặp phải tình huống gì ? Tại sao lại xảy ra như
vậy?

22


2/ Giải pháp thích hợp nhất là gì ? Vai trò của bạn trai là như thế nào ?
Câu hỏi và giải thích:
1. Theo bạn hai bạn trẻ gặp phải tình huống gì?
- Hai bạn trẻ đã để xảy ra có thai ngoài ý muốn.
- Do đã có quan hệ tình dục không an toàn.
2. Giải pháp thích hợp và vai trò của bạn trai:
- Giải pháp phá thai sớm là lựa chọn thích hợp nhất.
- Bạn trai cần chủ động và có trách nhiệm tìm kiếm dịch vụ tin cậy và giúp bạn
gái đến điểm cung cấp dịch vụ cũng như chăm sóc bạn gái sau khi sử dụng dịch
vụ
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Để hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng trẻ vị thành niên quan hệ tình dục
sớm dẫn đến có thai, các bậc phụ huynh cần quan tâm và định hướng một cách
tế nhị cho con em mình về kiến thức giới tính cũng như sức khỏe sinh sản VTN.
Bên cạnh đó kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần cụ thể hóa các chương trình
giảng dạy giới tính, sức khỏe sinh sản phự hợp theo các cấp học trang bị kiến
thức trong giai đoạn nhạy cảm của học sinh.
1 : Đối với sở GD&ĐT Thanh Hoá: Tăng cường bồi dữơng chuyên môn
nghiệp vụ thường xuyên cho giáo viên cần cung cấp những thông tin mới về
giáo dục SK SSVTN cho HS.
2: Đối với trường THPT: Tăng cường các biện pháp quản lý nề nếp HS,
thắt chặt hơn nữa mối quan hệ thường xuyên giữa gia đình nhà trường và xã hội.
Chủ động đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất nhất là cơ sở vật chất phục vụ cho các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tổ chức một cách có hiệu quả công tác
giáo dục toàn diện trong nhà trường trong đó chú trọng việc tổ chức các hoạt
động giáo dục SK SSVTN và tích hợp giáo dục SK SSVTN vào các môn học
sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất .
TÀI LIỆU THAM KHẢO

23


1- Sách giáo viên hoạt động NGLL 10,11,12.
2- SGK môn hoạt động GD NGLL 10,11,12.
3- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT- Hoạt động NGLL.
4- Báo cáo tổng kết năm học, 2009-2010, 2010 -2011, 2011-2012 của Trường
THPT Cảm Thuỷ 1.

24



MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu………………………………………………………………….
……..1
*. Lý do chọn đề tài:………………………………………………………….
……....2
Nội dung ……………………………………………………………………….
…….2
Chương I : Cơ sở khoa học của việc giáo dục SK
SSVTN………………………….2
1. Cơ sở lý luận:…………………………………………………………………2
2. Cơ sở khoa học……………………………………………………………3
Chương II: Thực trạng giáo dục SK SSVTN ở trường THPT…………………4
1: Thực trạng của việc giáo dục SK SSVTN ……………………………………4

25


×