Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.67 MB, 107 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Vinh và trường Đại học Sài Gịn.
- Q thầy cơ khoa sau đại học, khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học
Vinh, q thầy cơ phịng Tổ chức cán bộ trường Đại học Sài Gịn.
- Tất cả q thầy, cơ đã tham gia quản lý, hướng dẫn, giảng dạy trong suốt
khóa học.
- Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn
Thị Mỹ Trinh, người thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt
q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
- Ban giám hiệu và giáo viên các trường tiểu học quận 5 : Trần Quốc Toản,
Lê Văn Tám, Chương Dương và Nguyễn Viết Xuân đã hỗ trợ tôi khảo sát, thu thập
xử lý nhiều thông tin số liệu để tơi hồn thành luận văn.
- Chân thành cám ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 5, Sở Giáo
dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tinh thần và kinh phí để tơi hồn
thành khóa học.
- Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn chắc chắn còn nhiều
thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
nhà quản lý thực tiễn và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cám ơn
Tác giả

Võ Thành Linh


2


Mở đầu ....................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................................9
3.1. Khách thể nghiên cứu.........................................................................................9
3.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................9
4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................10
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................10
7. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ..........................................................10
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................10
7.2.1.Phương pháp điều tra......................................................................................10
7.2.2. Phương pháp quan sát...................................................................................10
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm...............................................................10
7.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được..............................11
8. Những đóng góp của luận văn.............................................................................11
9. Cấu trúc luận văn.................................................................................................11
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................12
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.........................................................................12
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước...........................................................................14
1.2. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................15
1.2.1. Đạo đức.........................................................................................................15
1.2.2. Giáo dục đạo đức...........................................................................................17
1.2.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học........................................................18


3


1.2.4. Hoạt động ngoài giờ lên lớp..........................................................................23
1.3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp với việc giáo dục đạo đức cho HSTH................25
1.3.1. Vai trò của HĐNGLL đối với việc GDĐĐ cho HSTH.................................25
1.3.2. Mục đích, nhiệm vụ của HĐNGLL đối với việc giáo dục đạo đức..............28
1.3.3. Nội dung giáo dục đạo đức thông qua HĐNGLL.........................................31
1.3.4. Các phương pháp GDĐĐ thông qua HĐNGLL............................................34
1.4. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng GDĐĐ thông qua HĐNGLL
cho HSTH................................................................................................................34
1.4.1. Nhận thức của các đối tượng có liên quan......................................................34
1.4.2. Năng lực tham gia và quản lý HĐNGLL của đội ngũ GVCN, tổng phụ trách
Đội ở các trường Tiểu học.......................................................................................35
1.4.3 Về các điều kiện thực hiện GDĐĐ thơng qua HĐNGLL................................36
1.4.4. Sự ủng hộ của gia đình, xã hội .....................................................................37
1.5. Đặc điểm phát triển của học sinh tiểu học........................................................37
1.5.1. Đặc điểm phát triển nhận thức......................................................................37
1.5.2. Đặc điểm phát triển tình cảm........................................................................39
1.5.3. Về hành vi đạo đức........................................................................................39
Kết luận chương 1...................................................................................................40
Chương 2: Thực trạng GDĐĐ thông qua HĐNGLL ở các trường TH trên địa
bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh...................................................................42
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa và giáo
dục của quận 5, thánh phố Hồ Chí Minh. ...............................................................42
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.............................................................42
2.1.2.Đặc điểm kinh tế, văn hố dân tộc ở quận 5..................................................42
2.1.3. Tình hình giáo dục.........................................................................................45


4

2.2. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở quận 5, thành

phố Hồ Chí Minh.....................................................................................................46
2.2.1.Thực trạng đạo đức của học sinh tiểu học quận 5 .........................................46
2.2.2.Thực trạng GDĐĐ cho HSTH tại quận 5- thành phố Hồ Chí Minh.............52
2.3. Thực trạng GDĐĐ cho HSTH thơng qua HĐNGLL ở quận 5, thành phố Hồ
Chí Minh.................................................................................................................55
2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về vấn đề giáo dục đạo đức cho
học sinh tiểu học thông qua HĐNGLL...................................................................56
2.3.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp, hình thức HĐNGLL để giáo dục đạo đức
cho học sinh tiểu học...............................................................................................57
2.4. Nguyên nhân của thực trạng.............................................................................66
2.4.1. Nguyên nhân thành công...............................................................................66
2.4.2. Nguyên nhân hạn chế....................................................................................68
Kết luận chương 2...................................................................................................68
Chương 3: Một số biện pháp GDĐĐ cho HSTH trên địa bàn quận 5 thông
qua HĐNGLL........................................................................................................70
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp....................................................................70
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu..................................................................................70
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học..................................................................................70
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả................................................................71
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi cao............................................................71
3.2. Một số biện pháp GDĐĐ cho HSTH thông qua HĐNGLL...........................71
3.2.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về GDĐĐ cho HSTH thông qua HĐNGLL
.................................................................................................................................71
3.2.2. Bồi dưỡng năng lực tổ chức các HĐNGLL nhằm GDĐĐ cho HSTH..........72
3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐNGLL để GDĐĐ cho HSTH. . .......73


5

3.2.4. Đổi mới phương pháp GDĐĐ thông qua HĐNGLL.....................................74

3.2.5. Xây dựng quy trình tổ chức các HĐNGLL để GDĐĐ cho HSTH...............75
3.2.6. Đảm bảo tốt các điều kiện cần thiết để GDĐĐ thơng qua HĐNGLL cho
HSTH......................................................................................................................81
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất..........76
Kết luận chương 3 ..................................................................................................84
Kết luận và kiến nghị............................................................................................85
1. Kết luận...............................................................................................................85
2. Kiến nghị.............................................................................................................86
Tài liệu tham khảo.................................................................................................88
Phụ lục luận văn ...................................................................................................91


6

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Hoạt động ngoài giờ lên lớp

HĐNGLL

Giáo dục

GD

Đào tạo

ĐT

Tiểu học

TH


Giáo viên tiểu học

GVTH

Học sinh tiểu học

HSTH

Đạo đức

ĐĐ

Giáo dục đạo đức

GDĐĐ

Xã hội

XH

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Ban giám hiệu

BGH

Ban chỉ huy


BCH


7

DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1 : Khảo sát nhận thức về các chuẩn mực đạo đức
Bảng 2.2 Khảo sát thái độ của HS với các chuẩn mực đạo đức.
Bảng 2.3 : Thực trạng thực hiện các hành vi đạo đức của HSTH.
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về nhận thức đối với chuẩn mực đạo đức "Biết ơn thầy,
cô giáo".
Bảng 2.5: Khảo sát thái độ của học sinh đối với chuẩn mực “Biết ơn thầy giáo, cô
giáo”.
Bảng 2.6: Khảo sát về hành vi của học sinh.
Bảng 2.7: Chất lượng GDTH của học sinh quận 5 trong 3 năm gần đây:
Biểu đồ 2.7.1 : Biểu đồ thể hiện kết học tập trong 3 năm gần đây của HSTH quận 5
Bảng 2.8 : Kết quả điều tra nhận thức của GVTH về HĐNGLL
Bảng 2.9: Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò của HĐNGLL
Bảng 2.10 : Khảo sát về mức độ sử dụng các biện pháp
Bảng 2.11: Các hình thức HĐNGLL dùng để giáo dục đạo đức cho HSTH:
Bảng 2.12 : Bảng khảo sát những khó khăn thường gặp khi tổ chức các HĐNGLL.
Bảng 2.13: Đánh giá về hiệu quả tổ chức các HĐNGLL để giáo dục đạo đức cho
HSTH.
Bảng 3.1 : Thăm dị sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp


8

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Thế kỉ XXI – một thế kỉ phát triển với những đặc điểm cơ bản: sự bùng nổ
của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, sự hợp tác giữa các
nước trong khu vực, giữa khu vực và các nước trên thế giới...đang diễn ra và biến
đổi cực kì nhanh chóng. Vì vậy, hơn lúc nào hết, giờ đây, con người vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội.
Sự phát triển của thời đại đòi hỏi thế hệ trẻ cần phải được trang bị những giá
trị đạo đức và nhân văn có tính phổ quát để trở thành con người: “Nhân văn - Nhân
bản - Nhân ái”, có trình độ khoa học kĩ thuật, có năng lực nghề nghiệp, có cá tính,
độc lập, tự chủ, năng động sáng tạo, có tinh thần hợp tác, cầu tiến...Vì vậy, việc bồi
dưỡng, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ - nhất là lứa tuổi tiểu học - là điều hết sức
cần thiết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh,
rèn luyện bền bỉ mới thành. Người viết “Đạo đức cách mạng khơng phải từ trên
trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển củng cố,
cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” . Phải rèn luyện,
tu dưỡng đạo đức suốt đời, trong đó tự rèn luyện có vai trị rất quan trọng
Trong Luật giáo dục ghi rõ “Mục tiêu giáo dục tiểu học là nhằm giúp học
sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo
đức, về trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học
trung học cơ sở”[1].
Như vậy, giáo dục đạo đức (GDĐĐ) là một trong những nội dung giáo dục
quan trọng ở bậc tiểu học, bởi lẽ giáo dục đạo đức nhằm hình thành ở trẻ những
hiểu biết ban đầu về các chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vi xã hội, phát triển
tình cảm đạo đức, thói quen đạo đức...từ đó, góp phần giáo dục tồn diện học sinh


9

tiểu học, cũng như tạo tiền đề thuận lợi cho công tác giáo dục đạo đức ở các bậc

học tiếp theo.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) là một hình thức, một
phương tiện quan trọng trong GDĐĐ cho học sinh tiểu học (HSTH). Công tác
GDĐĐ phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảng dạy lý thuyết và tổ chức thực hành,
kết hợp các hình thức giáo dục trong giờ lên lớp và ngồi giờ lên lớp... Thơng qua
HĐNGLL tất cả các em được tham gia, được bày tỏ và được vận dụng những kiến
thức đã học một cách tổng hợp, hình thành cho học sinh những kỹ năng, thái độ,
hành vi và các giá trị về đạo đức.
Tuy nhiên, thực tiễn GDTH cho thấy, việc GDĐĐ cho HSTH thông qua
HĐNGLL chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy việc đưa ra các biện pháp
GDĐĐ, đặc biệt khai thác thế mạnh của các HĐNGLL để nâng cao hiệu quả
GDĐĐ ở bậc tiểu học là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Từ những lý do trên, nên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện
pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu
học trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Xác định một số biện pháp GDĐĐ thông qua HĐNGLL ở các trường tiểu
học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HSTH trên địa bàn
quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDĐĐ cho HSTH thông qua HĐNGLL
3.2. Đối tượng nghiên cứu.


10

Một số biện pháp GDĐĐ thông qua HĐNGLL ở các trường tiểu học trên địa
bàn quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Giả thuyết khoa học.
Nếu tìm ra một số biện pháp GDĐĐ thơng qua HĐNGLL có tính khoa học,
khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng cơng tác GDĐĐ cho học sinh tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về GDĐĐ cho HSTH thông qua HĐNGLL.
- Nghiên cứu thực trạng GDĐĐ thông qua HĐNGLL ở các trường tiểu học
trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp GDĐĐ thông qua các HĐNGLL ở
các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .
Đề tài nghiên cứu, khảo sát thực tiễn và tổ chức thực nghiệm ở một số
trường tiểu học của quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là trường Tiểu học Trần
Quốc Toản, trường Tiểu học Lê Văn Tám, trường Tiểu học Chương Dương và
trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa
những tài liệu lý luận có liên quan để xây dựng cở sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1. Phương pháp điều tra
Nghiên cứu thực trạng GDĐĐ thông qua HĐNGLL ở các trường tiểu học
trên địa bàn quận 5 và thăm dị về tính hiệu quả của các biện pháp được đề xuất.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát các biểu hiện đạo đức, các hoạt động GDĐĐ thông qua HĐNGLL.


11

7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm của các nhà giáo dục về các vấn đề có liên quan đến

đề tài nghiên cứu.
7.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được
8. Những đóng góp của luận văn.
- Hệ thống hố lý thuyết về GDĐĐ cho HSTH thông quan HĐNGLL.
- Làm rõ thực trạng GDĐĐ thông qua HĐNGLL ở trường tiểu học, nguyên
nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất được một số biện pháp GDĐĐ cho HSTH thơng qua HĐNGLL với
một quy trình tổ chức chặt chẽ.
9. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
Chương 3: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông
qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.


12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.
Giáo dục theo nghĩa xã hội học là một hiện tượng xã hội, bản chất là sự tiếp
nối kinh nghiệm xã hội, lịch sử qua các thế hệ. Quá trình giáo dục được tổ chức,
thực hiện một cách có ý thức theo định chuẩn xã hội. Giáo dục khi đó có mục tiêu,
nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức xác định.
Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là nhằm phát triển toàn diện nhân cách
người được giáo dục (chủ yếu là học sinh). Sự phát triển tồn diện nhân cách đó
bao hàm sự phát triển về thể chất (thể lực, thể hình, thể năng), tâm trí (trí tuệ tình

cảm) và năng lực thực tiễn (cái mà C.Mác gọi là năng lực kỹ thuật tổng hợp,
phương Tây gọi là kĩ năng xã hội, còn Unesco gọi là kĩ năng sống).
Học sinh không phải là khách thể mà phải là chủ thể của quá trình giáo dục,
việc giáo dục không chỉ diễn ra trên lớp, trong trường học mà cịn phải thực hiện ở
ngồi lớp, ngồi trường theo phương thức kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã
hội thơng qua các hình thức như học tập, lao động, vui chơi, giải trí, sinh hoạt dã
ngoại, tham quan, cắm trại, sinh hoạt đội nhóm, . . .
Đây chính là những tư tưởng giáo dục lớn của nhân loại và của dân tộc Việt
Nam được đúc kết từ bao đời nay và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những
nhà giáo dục tiêu biểu cho các thời kì lịch sử cổ đại cho đến nay luôn thể hiện tư
tưởng này trong quan điểm giáo dục của mình. Giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội,...
Như Khổng Tử (551- 479 trước Công nguyên), một triết gia, một nhà giáo
dục lỗi lạc của Trung Hoa cổ đại muốn rằng: qua giáo dục để tạo ra lớp người “Trị
quốc” cũng phải học gắn với hành. Ông khẳng định: “Đọc thuộc ba trăm thước


13

kinh thư giỏi, giao cho việc hành chính khơng làm được, giao cho việc đi sứ khơng
có khả năng đối đáp, học kiểu như vậy chẳng có ích gì”.
Đặc biệt J.A Kơmenxki (1592-1670) được coi là “Ơng tổ của nền sư phạm
cận đại” đã có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục trên thế giới. Trong đó,
ơng đặc biệt quan tâm đến việc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngồi lớp
nhằm giải phóng hình thức học tập “giam hãm trong bốn bức tường” của hệ thống
nhà trường giáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định “Học tập không phải là lĩnh hội
kiến thức trong sách vở mà lĩnh hội kiến thức từ mặt trời, mặt đất, từ cây sồi, cây
dẻ”[38].
C. Mác và F. Anghen - người sáng lập ra học thuyết cách mạng XHCN và là
ông tổ của nền giáo dục hiện đại. Hai ông xác định mục đích của nền giáo dục xã

hội chủ nghĩa là tạo ra “Con người phát triển toàn diện”. Muốn vậy phải theo
“Phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Đây chính là phương thức
giáo dục hiện đại”[13].
N.K.Cơrupxkaia (1869-1939) – Nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại đã phân tích rất
sâu sắc ý nghĩa của hoạt động lao động, hoạt động chính trị xã hội. Bà đánh giá cao
vai trị hoạt động của Đồn Thanh niên, Đội Thiếu niên, qua các hoạt động ngoài
trường, ngoài lớp. Bà cho rằng qua hoạt động thực tiễn thế hệ trẻ được “tự giáo
dục”,qua đó mà hình thành và phát triển nhân cách của người lao động mai sau
[21].
Petxtalozi (1746-1827), một nhà giáo dục lớn của Thụy Sĩ và thế giới ở thế
kỉ XIX, với lòng nhân ái sâu sắc, ông muốn cứu vớt trẻ em mồ côi, con nhà nghèo
bằng con đường giáo dục, thông qua thực nghiệm giáo dục của ơng, đó là việc ơng
dựng ra “trại mới” - Ở đây, trẻ vừa được học văn hóa, vừa lao động (trồng cây thiên
thảo để sản xuất thuốc nhuộm vải) - lao động ngoài lớp, ngoài trường học. Theo


14

ơng hoạt động ngồi lớp khơng chỉ tạo ra của cải vật chất mà còn là con đường để
giáo dục tồn diện học sinh [21].
A. X. Macarencơ (1888-1939) nhà giáo dục Xơ Viết vĩ đại, người có cơng
làm một cuộc thực nghiệm giáo dục vĩ đại gần 20 năm ở “trại lao động Goocki và
Deczinxki” nhằm cải tạo trẻ em phạm pháp. Thành cơng của cuộc thực nghiệm này
chính là ở chỗ Macarencô không chỉ giáo dục trẻ em phạm pháp trong trường mà
ông đã gắn liền giáo dục trong lao động, trong sinh hoạt tập thể và hoạt động xã
hội. Ông đã chứng minh chân lý giáo dục của học thuyết Mác- Lê nin và khái quát
thành các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa rất cơ bản, đó là:
+ Giáo dục trong hoạt động xã hội.
+ Giáo dục trong tập thể, bằng tập thể.
+ Giáo dục trong lao động.

+ Giáo dục bằng tiền đồ, viễn cảnh.
Từ triết lý của C.Mác về bản chất xã hội của cá nhân là “Tổng hoà các quan
hệ xã hội” đến những lý luận về sự kết hợp giáo dục, xây dựng môi trường giáo
dục…là một chặng đường dài hơn nửa thế kỷ của thế kỷ XX. Tất cả những lý
thuyết giáo dục xã hội chủ nghĩa là cơ sở lý luận cơ bản của việc tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước.
Ở nước ta có nhiều cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh
khác nhau của HĐNGLL như vai trị, hình thức tổ chức, biện pháp tổ chức trong
nhà trường và ngoài nhà trường ở các bậc học khác nhau: Giáo dục mầm non, giáo
dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông, giáo dục đại
học.
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, HĐNGLL được chính thức đưa vào trong
chương trình giáo dục phổ thông với yêu cầu thực hiện bắt buộc và thống nhất


15

trong toàn quốc dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để triển khai chương
trình và sách giáo viên “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” ở phổ thông, nhiều
tác giả, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới nhiều lĩnh vực khác nhau của HĐNGLL.
Trong sách “Hoạt động ngoài giờ lên lớp” Hà Nhật Thăng- Sách giáo viên từ
lớp 6 đến lớp 9 [27], [28], [29], [30] cũng đã nêu lên mục tiêu, nội dung, chương
trình, phương tiện, trang thiết bị của việc tổ chức HĐNGLL, hướng dẫn cụ thể việc
thực hiện các chủ điểm giáo dục, cũng như đánh giá kết quả tổ chức hoạt động này.
Trong bài viết của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà [11] đã đưa ra một số biện
pháp giáo dục quyền trẻ em cho HSTH qua HĐNGLL.
Trong bài viết của tác giả Nguyễn Dục Quang đã đề cập đến vấn đề đổi mới
nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐNGLL, giáo dục quốc tế cho học
sinh qua HĐNGLL [19], ngồi ra cịn có các luận văn Thạc sĩ, các khoá luận đại

học đã nghiên cứu vấn đề này ở các khía cạnh khác nhau.
- Tác giả Đỗ Ngun Hạnh trong cơng trình nghiên cứu của mình [14] đã
xuất phát từ đặc điểm ham thích HĐNGLL của học sinh đã đề xuất các hình thức
hoạt động: trưng bày ảnh, bình thơ, tiếp xúc với người thực, việc thực, tham
quan…có tác dụng tốt đối với việc củng cố, giáo dục tình cảm, bổ sung kiến thức,
ý thức tập thể của học sinh.
- Còn tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy với bài viết “Các hình thức tổ chức
hoạt động ngồi giờ lên lớp để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học” [33] đã
giúp cho giáo viên và học sinh có thêm nhiều hình thức tổ chức HĐNGLL đạt hiệu
quả.
Như vậy hầu hết các cơng trình đã đề cập đến vấn đề HĐNGLL chú trọng
nhiều đến bậc phổ thông trung học, mà ít đề cập đến các biện pháp giáo dục đạo
đức cho HSTH thông qua HĐNGLL.
1.2. Một số khái niệm cơ bản.


16

1.2.1. Đạo đức.
Đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris): lề thói (moralis nghĩa là
có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Cịn “ln lí” thường xem như đồng nghĩa với
“đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là "Êthicos" nghĩa là lề thói, tập tục. Chứng tỏ
rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói, tập tục và biểu hiện mối
quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày.
Ở phương Đông, "Đạo" là một trong những phạm trù quan trọng nhất của
triết học Trung Quốc cổ đại. "Đạo" có nghĩa là con đường, đường đi, con đường
sống của con người trong xã hội. Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh
văn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều.
“Đức” dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo,
là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung

Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi
người phải tuân theo.
Trong từ điển Liên Xô do M.M. Rodentan chủ biên (1986) định nghĩa rằng
“Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội, thực
hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội”.
Trong giáo trình “Đạo đức học” do tác giả Trần Hậu Kiểm định nghĩa “Đạo
đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội hạnh phúc của con người trong
mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã
hội” [3, tr 9].
Đạo đức hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm
những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác


17

dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và
tồn xã hội [7].
Có thể nói đạo đức là một hình thái ý thức được hình thành rất sớm trong lịch
sử phát triển nhân loại và được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. Sự
phát triển của đạo đức xã hội từ thấp đến cao như những nấc thang giá trị của văn
minh con người trên cơ sở phát triển của sức sản xuất vật chất và thông qua sự đấu
tranh gạn lọc, kế thừa mà nội dung đạo đức ngày càng phong phú và hoàn thiện
hơn.
Đạo đức xã hội bao gồm: ý thức xã hội, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.
+ Ý thức đạo đức : là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương
tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành
vi, ứng xử của cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân.
+ Hành vi đạo đức : là sự biểu hiện trong ứng xử thực tiễn của ý thức đạo đức

mà con người đã nhận thức và lựa chọn, đó là sự ứng xử trong các mối quan hệ
giữa cá nhân với cá nhân, với tự nhiên, với xã hội và với chính mình.
+ Quan hệ đạo đức : là hệ thống những mối quan hệ giữa người với người trong
xã hội, xét về mặt đạo đức quan hệ đạo đức thể hiện dưới các phạm trù bổn phận,
trách nhiệm, quyền lợi… giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, cộng đồng,
và toàn xã hội.
1.2.2. Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong tồn bộ cơng tác
giáo dục ở nhà trường. Bác Hồ đã dạy “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả
tài lẫn đức”. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng “đạo đức là cái
gốc quan trọng của con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thơng có
trách nhiệm đào tạo, do đó cơng tác giáo dục đạo đức phải được xem là then chốt


18

trong nhà trường. Nếu công tác này được quan tâm đúng mức sẽ có tác dụng thúc
đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.
Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển ý thức, tình cảm,
niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức của học sinh dưới những tác động có mục
đích có kế hoạch được lựa chọn về nội dung, phương pháp, phương tiện phù hợp
với đối tượng giáo dục và sự phát triển kinh tế - xã hội nhất định.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thơng là một q trình giáo dục bộ
phận trong quá trình giáo dục tổng thể và có quan hệ biện chứng với các bộ phận
giáo dục khác như: giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động và hướng
nghiệp, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách tồn diện.
Q trình giáo dục đạo đức giống như các quá trình giáo dục khác là có sự
tham gia của chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục.
- Chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là: Thầy cô
giáo, cha mẹ học sinh và những lực lượng giáo dục trong xã hội.

- Học sinh là đối tượng của quá trình giáo dục, chịu tác động của giáo viên
và các lực lượng giáo dục khác. Học sinh cịn là chủ thể tích cực, tự giác tiếp thu
các chuẩn mực đạo đức và tham gia các hoạt động giao lưu để thể hiện các giá trị
đạo đức.
- Mục đích của giáo dục đạo đức là hình thành những phẩm chất tốt đẹp
trong nhân cách học sinh.
- Nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức học sinh hiện nay cũng chính là
những phẩm chất đạo đức quan trọng của thế hệ trẻ Việt Nam cần phải có: đó là lao
động sáng tạo, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, u hịa bình, có tinh thần cộng
đồng và quốc tế, có lịng nhân ái xã hội chủ nghĩa tinh thần đồn kết hợp tác giúp
đỡ lẫn nhau có thái độ xây dựng và bảo vệ mơi trường, có thái độ đúng đắn với tự
nhiên và bản thân.


19

1.2.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
1.2.3.1. Mục đích của hoạt động GDĐĐ cho HSTH
- GDĐĐ cho HSTH nhằm cung cấp cho các em những tri thức đạo đức, bồi
dưỡng tình cảm đạo đức và hình thành ở các em những thói quen hành vi đạo đức.
1.2.3.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho HSTH.
Nội dung giáo dục đạo đức chính là giáo dục các mối quan hệ xã hội như:
a) Quan hệ giữa cá nhân với bản thân. Các quan hệ này gắn chặt với sự tự ý
thức, với ý chí hành động, các tác động điều chỉnh bản thân học sinh được thể hiện
trong học tập, trong lao động, trong sinh hoạt, và trong đời sống cộng đồng của học
sinh, đó là:
+ Tính kỷ luật.
+ Tính thật thà, khiêm tốn.
+ Lịng dũng cảm, lịng tự trọng, trau dồi văn hố ứng xử.
+ Có ý chí nghị lực, tự tin và khát vọng vươn lên.

b) Quan hệ giữa cá nhân đối với những người xung quanh. Đây là mối quan
hệ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của học sinh với các phẩm chất đạo đức biểu
hiện:
+ Kính trọng, lễ phép và biết ơn ơng bà, cha mẹ, anh chị và những người lớn
tuổi trong gia đình, thương u, chăm sóc, nhường nhịn em nhỏ, tơn trọng phụ nữ.
+ Kính trọng và biết ơn thầy cơ giáo, có tinh thần dồn kết và giúp đỡ bạn bè,
thơng cảm, đồn kết hợp tác, tơn trọng lợi ích của người khác và của tập thể.
c) Quan hệ cá nhân đối với xã hội: mối quan hệ đó được thể hiện ra ở phẩm
chất chủ yếu đó là:
+ Trung thành với lý tưởng xây dựng một xã hội theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, yêu quê hương đất nước, hiểu biết về các quốc gia khác, tích cực tham gia
các hoạt động bảo vệ hịa bình, chống chiến tranh.


20

+ Tự hào với quá khứ và truyền thống vẻ vang của dân tộc.
+ Biết ơn các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sĩ đã có cơng dựng nước và giữ
nước.
d) Quan hệ cá nhân đối với lao động. Đó là các phẩm chất:
+ Yêu lao động, tinh thần trách nhiệm, tính cần cù, ý thức kỷ luật trong lao
động, thái độ chăm chỉ học tập, lòng say mê khoa học và kỹ thuật, quý trọng người
lao động, quý trọng và bảo vệ các thành quả lao động xã hội và các di sản văn hoá.
+ Biết tiết kiệm tiền của và thời giờ.
Trong qua trình giáo dục đạo đức cho HSTH phải rèn luyện để có được các
phẩm chất đạo đức thể hiện trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
e) Những thói quen, những đức tính sơ đẳng…thực hiện theo các chuẩn mực
đạo đức nhân đạo của loài người là các yếu tố quan trọng tạo nền tảng để hình
thành và phát triển nhân cách mới. Lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, thái độ lao
động, tinh thần kỷ luật tự giác chỉ có thể hình thành trên nền tảng được giáo dục từ

bậc tiểu học. Để HSTH thực hiện tốt các mối quan hệ, những điều quy định, quy
tắc, luật lệ… một cách tự giác và lâu bền thì địi hỏi giáo viên ở trên lớp phải có sự
giảng giải giúp HSTH nhận thức ý nghĩa và nội dung chuẩn mực đạo đức trong các
quy định đó và phải làm thường xuyên kết hợp với giảng dạy có hệ thống: giải
thích, nhắc nhở, động viên, hình thành được bầu khơng khí đạo đức, xây dựng được
nền nếp lớp tự quản tốt. Ngoài ra, việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
là hết sức quan trọng. Đó là điều kiện, phương tiện có tác dụng tốt nhất trong việc
giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
1.2.3.3. Hình thức giáo dục đạo đức.
a) Giáo dục đạo đức thông qua môn học nhằm giúp học sinh nắm được các
yêu cầu về đạo đức của xã hội đối với mỗi cá nhân, biểu thị dưới dạng: Chuẩn mực



×