Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ ĐỂ PHỤC HỒI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.38 KB, 37 trang )

VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ ĐỂ
PHỤC HỒI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HIỆN NAY
PGS TS Bùi Tất Thắng
Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM QUA 30 NĂM ĐỔI MỚI
Nhìn một cách tổng quát, trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, kinh tế Việt Nam đã
được xem như một trong những nền kinh tế có khá nhiều thành tích được ghi nhận. Một
trong những thành tựu nổi bật nhất là nhờ tăng trưởng kinh tế cao hơn bất cứ thời kỳ nào
trước đó mà phần lớn người dân đã thoát khỏi đói nghèo vốn đeo đẳng hàng triệu người
một cách dai dẳng. Song, cùng với thời gian, thực tiễn cũng lại đang đặt ra nhiều vấn đề
phải giải quyết để tiếp tục duy trì những thành tích đã đạt được trong quá khứ. Hiện tại,
nền kinh tế Việt Nam đang nổi lên một số đặc điểm đáng chú ý sau.
Một là, kinh tế Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước
đang phát triển có thu nhập trung bình (thấp), nhưng thực tế đang đòi hỏi định hình mô
hình tăng trưởng kinh tế mới.
Gần như trong suốt thời gian dài của gần 30 năm đổi mới vừa qua, kinh tế Việt
Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới và được xem là thuộc
loại tăng trưởng cao trên thế giới (xem bảng 1).
Bảng 1. Tốc độ tăng GDP Việt Nam (năm sau so với năm trước)

Năm
1986
1987
1988
1989
1990

BQ 5
năm

Tốc độ


tăng
GDP (%)
2,8
3,6
6,0
4,7
5,1

4,4

Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
BQ 10
năm

Tốc độ
tăng
GDP (%)
5,8
8,7
8,1

8,8
9,5
9,3
8,2
5,8
4,8
6,8

Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
BQ 10
năm

7,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê.
1

Tốc độ
tăng
GDP (%)

6,9
7,1
7,3
7,8
7,6
7,0
7,1
5,7
5,4
6,4
7,3

Năm
2011
2012
2013

BQ 3
năm

Tốc độ
tăng
GDP (%)
6,2
5,3
5,4

5,6



Ghi chú:
- Số liệu 1995-2004: theo giá so sánh 1994;
- Số liệu 2005-2013: theo giá so sánh 2010.
Tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế và từng khu vực và phân theo từng thời kỳ cụ
thể như sau:
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm (%)
Thời kỳ

GDP

1986-1990
1991-1995
1996-2000
2001-2005
2006-2010
2011-2013

4,4
8,2
7,0
7,5
7,0
5,6

Nông lâm nghiệp
và thuỷ sản
2,7
4,1
4,4
3,8

3,3
-

Công nghiệp và
xây dựng
4,7
12,0
10,6
10,2
7,9
-

Dịch vụ
5,7
8,6
5,7
7,0
7,7
-

Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Kết quả là từ năm 2008, với mức GDP bình quân đầu người đạt 1.047 USD (giá
thực tế), Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, để gia nhập
nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. (Năm 2013 GDP/người đạt 1.960
USD).
Bảng 3. Xếp hạng các nước theo tổng thu nhập quốc gia (GNI) trên đầu người
(số liệu năm 2010)
TT
1
2

3
4

Phân loại
Các quốc gia có thu nhập thấp
Các quốc gia có thu nhập trung bình thấp
Các quốc gia có thu nhập trung bình cao
Các quốc gia có thu nhập cao

Chuẩn
Dưới 995 USD
995 - 3.465 USD
3.466 - 10.725 USD
Trên 10.726 USD

Số nước
40
58
48
69

Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Hiện có ý kiến tranh luận rằng, kinh tế Việt Nam hiện đang ở trang thái tăng trưởng
khá cao, nhưng chất lượng tăng trưởng thấp. Cần hướng tới sự phát triển bền vững hơn,
coi trọng chất lượng tăng trưởng hơn.
Thông thường, người ta so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm giữa các quốc
gia dựa trên cơ sở các số liệu thống kê sẵn có. Theo cách này, từ nhiều thập niên qua,
người ta nhận thấy trong thế giới mà chúng ta đang sống, có một dải tốc độ tăng trưởng
2



kinh tế hàng năm khá rộng, từ mức tăng trưởng âm – có thể tới – 10% vào một năm nào
đó, tới mức tăng trưởng dương – có thể tới 15% vào một năm nào đó, cá biệt có thể tới
trên 20%. Tuy nhiên, dải tốc độ tăng trưởng hàng năm thường được quan sát thấy chủ yếu
năm ở mức -1% đến + 10%. Vậy nên, tùy theo mục tiêu nghiên cứu, có thể phân chia tốc
độ tăng trưởng của các nên kinh tế trên thế giới thành các loại: cao – trung bình – thấp;
hoặc rất cao – cao – trung bình – thấp – rất thấp – không tăng trưởng/tăng trưởng âm.
Chẳng hạn, theo cách đơn giản, phân chia tốc độ tăng trưởng của các nên kinh tế trên thế
giới thành 3 loại: cao (7 - 10%), trung bình (4 - 6%) và thấp (0 – 3%).
Tuy những số liệu mang tính trực quan này rất thường được sử dụng để phân tích,
đánh giá so sánh về tăng trưởng giữa các nền kinh tế và không phải không hữu ích, nhưng
ở góc độ kinh tế học, chúng cũng che lấp nhiều khía cạnh mang tính bản chất, mà nếu như
không được phân tích một cách kỹ lưỡng, có thể dẫn đến những nhận định sai lệch.
Thật vậy, những nền kinh tế thuộc nhóm tăng trưởng cao (7 - 10%/năm) hầu hết
đều là những nước ở trình độ đang phát triển hoặc vừa trở thành những nền kinh tế mới
CNH, hay đúng hơn là nhờ đạt mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm mà trở thành
nền kinh tế mới CNH. Rất hiếm những nền kinh tế đã CNH (hoặc đã phát triển cao –
nhóm OECD) đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 7%/năm, thậm chí đạt mức tăng trưởng trung
bình. Hầu như nhóm này chỉ đạt mức thấp hoặc trung bình thấp (từ 1 đến dưới 4% năm).
Tuy nhiên, với mức tăng 3-4%/năm mà nếu kéo dài liên tục được nhiều năm ở nhóm này,
các kinh tế gia đã cho là “lý tưởng”.
Ở đây có hai lý do quan trọng.
Một là, về mặt thống kê, do quy mô kinh tế ở những nước này lớn và rất lớn, nên
1% tăng trưởng của họ hàm chứa một khối lượng GDP tính theo USD đôi khi lớn hơn
nhiều lần tổng GDP của nhiều nền kinh tế khác. Ví dụ, năm 2012, kinh tế Mỹ với quy mô
GNP 15.684,8 tỷ USD, 1% tăng trưởng của họ sẽ làm tăng thêm gần 157 tỷ USD, gần
tương đương với quy mô kinh tế của Peru hay New Zealand, và lớn hơn quy mô kinh tế
của Việt Nam (141,7 tỷ USD) cùng năm. Trong khi đó, 1% tăng trưởng của kinh tế Việt
Nam năm 2012 chỉ là 1,4 tỷ USD, năm 2012 tăng trưởng 5,3%, tức là chỉ tạo ra được hơn
7,4 tỷ USD tăng thêm. Nếu tăng ở mức rất cao: 10% thì cũng mới chỉ tạo ra 14 tỷ USD. Vì

vậy, đối với những nước kinh tế chậm phát triển, quy mô nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng cao
tuy rất quan trọng đối với chính họ, nhưng không “cùng chất” khi so sánh với tốc độ tăng
trưởng ở mức thấp hơn của các nền kinh tế đã phát triển. Nghĩa là, khi phân tích so sánh
kinh tế, mức tăng trưởng cao ở những nền kinh tế chưa phát triển chưa đủ nói lên rằng,
trạng thái phát triển ở đó tốt hơn trạng thái phát triển của những nền kinh tế đã đạt trình độ
phát triển cao hơn.
Hai là, lý do giải thích về mặt bản chất kinh tế cho những số liệu thống kê nêu trên
nằm ở khái niệm kinh tế: đường giới hạn tiềm năng sản xuất (production possibility curve
hay production possibility frontier). Tại mỗi thời điểm nhất định, đối với mỗi nền kinh tế,
công nghệ và nguồn lực đầu vào (như: đất đai, nguồn vốn, lao động tiềm năng) cho trước
sẽ sản xuất ra một mức giới hạn tổng sản lượng đầu ra. Trong trường hợp sản lượng của
3


các loại hàng hóa và dịch vụ nằm trên vòng cung chứa điểm A, nền kinh tế được coi là
toàn dụng mọi tiềm năng sẵn có – đạt mức hiệu quả lý tưởng (Hình 1).

Hình 1: Đường giới hạn tiềm năng sản xuất
Thông thường, trên thực tế các nền kinh tế chỉ đạt mức sản lượng nằm ở đâu đó phía trong
vòng cung chứa điểm A (chẳng hạn điểm B). Đường cong chứa điểm B càng gần đường cong chứa
điểm A thì nền kinh tế càng có hiệu quả. Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế là quá trình mở
rộng đường giới hạn tiềm năng sản xuất từ trái qua phải (Hình 2).
.

Hình 2: Quá trình mở rộng đường giới hạn tiềm năng sản xuất
Do vậy, tốc độ tăng trưởng của một thời kỳ nào đó có thể do hai lý do: một là sử dụng tốt
hơn các tiềm năng sản xuất sẵn có. Đây là quá trình chuyển đường cong chứa điểm B vốn nằm rất
xa đường tiềm năng sản xuất (chứa điểm A) tiến sát lại đường tiềm năng sản xuất với tốc độ nhanh,
chẳng hạn quá trình tăng trưởng nhờ “cởi trói”, “bung ra” do cơ chế cũ kìm hãm không cho các tiềm
năng sản xuất được phát huy. Tăng trưởng nhanh dạng như thế có thể coi là sự “tăng bù” cho mức

tăng đáng ra đã xảy ra từ trước đó. Dạng tăng trưởng này có thể quan sát thấy ở các nền kinh tế
chuyển đổi. Tính chất “phát triển” của dạng tăng trưởng này khác với kiểu “diễn ra như một quá
4


trình lịch sử tự nhiên” như cách nói của K. Marx. Hai là, sự mở rộng (expansion) đường giới hạn
tiềm năng sản xuất (từ Q1Q3 lên Q2Q4 trong Hình 2) do tác động phát triển của các yếu tố tiềm
năng sản xuất: tăng thêm vốn, nguồn lực tự nhiên, số lượng và chất lượng lao động tăng, khoa học
công nghệ…. Sự tăng trưởng kiểu này là sự tăng trưởng mang tính phát triển cao, thường khó có
mức cao đột biến, nhưng bền bỉ, bền vững hơn. Dạng tăng trưởng này thường thấy ở các nền kinh tế
đã CNH hoặc đang phát triển nhưng CNH thành công. Ngoài ra, còn có thể thấy từ thực tế một số ít
trường hợp ở một thời điểm nào đó, một nền kinh tế có đường giới hạn tiềm năng sản xuất (đường
chứa điểm A trên Hình 1), nhưng sản lượng của nó lại nằm trên đường cong chứa điểm C trên Hình
1 (vượt ra ngoài đường giới hạn tiềm năng sản xuất) – tình huống sản lượng vượt tiềm năng. Điều
này chỉ xảy ra xét trong phạm vi một nền kinh tế quốc gia chứ không thể là nền kinh tế toàn cầu, vì
cái gọi là “sản lượng vượt tiềm năng” chỉ là vượt so với tiềm năng của riêng nền kinh tế ấy. Sự
“vượt” tiềm năng này có được hoặc là do chiếm đoạt/cướp đoạt (các nước từng là thực dân cũ và
mới), hoặc là do các nguồn lực từ bên ngoài (các nền kinh tế kêu gọi được nhiều FDI… từ bên
ngoài) mang lại.
Như vậy, kinh tế học vừa đồng thời coi trọng chỉ số % tăng trưởng hàng năm của các nền
kinh tế, lại vừa rất quan tâm đến cái cách mà nền kinh tế đạt mức tăng trưởng trên như thế nào. Ở
một thời điểm nào đó, có những nền kinh tế chỉ tăng 5%/năm, nhưng xuất phát điểm là từ mức đã
toàn dụng các tiềm năng sản xuất sẵn có, nên 5% tăng trưởng có được chủ yếu do mở rộng đường
giới hạn tiềm năng sản xuất, thì đã có thể nhận định là rất cao. Ngược lại, có nền kinh tế tăng trưởng
tới 10%/năm, nhưng chủ yếu do trước đó xuất phát từ tình trạng chưa toàn dụng được các tiềm năng
sản xuất sẵn có (điểm B nằm rất xa đường giới hạn tiềm năng sản xuất), nay có điều kiện tăng tốc
chuyển sản lượng về đường giới hạn tiềm năng sản xuất, hoặc có thể kết hợp với mức thu hút được
các tiềm năng sản xuất từ bên ngoài, nhưng vẫn có thể đánh giá không cao bằng trường hợp chỉ tăng
trưởng 5% đã nêu ở trên. Thậm chí, mức tăng đã là 10%, nhưng vẫn còn là “dưới” tiềm năng sản
xuất – nghĩa là vẫn có thể và đáng ra còn phải đạt mức tăng trưởng lớn hơn 10%.

Đối với Việt Nam, trong một vài thập niên sắp tới, nhu cầu tiếp tục duy trì tốc độ
tăng trưởng nhanh một cách liên tục vẫn cần được đặt ra, vì:
- Mặc dù Việt Nam đã và đang đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời kỳ đổi mới
vừa qua, nhưng khoảng cách tụt hậu so với các nước vẫn có nguy cơ tăng lên.
- Yêu cầu phải tiến tới nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình (giữa) vào
năm 2020, tránh bẫy “nước có mức thu nhập trung bình”.
- Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, cần có một quy mô kinh tế tương xứng
để tham gia các công việc quốc tế tương xứng với tầm vóc đáng có.
- Mức thu nhập đầu người thấp hạn chế khả năng nắm bắt cơ hội tối đa hóa lợi ích
trong hội nhập quốc tế trên nhiều phương diện.
- V.v…
Hơn nữa, việc nâng cao hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế không phải là không thể
đạt được. Trong quãng thời gian 1991-2013, kinh tế Việt Nam đã từng có 2 năm đạt tốc độ
5


tăng trưởng cao hơn 9%; 7 năm đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 8%. Thế giới cũng đã có
những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng rất cao trong thời gian dài. Ví dụ, kinh tế Nhật
Bản thời kỳ 1961-1970 đạt tốc độ tăng trưởng 10,2%/năm; kinh tế Đài Loan thời kỳ 19611980 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,7%/năm, thời kỳ 1981 – 1990 đạt 8,0%/năm; kinh
tế Hàn Quốc thời kỳ 1961-1980: 7,9%/năm, thời kỳ 1981 – 1990 đạt 9,2%/năm; kinh tế
Trung Quốc thời kỳ 1991-2009 đạt tốc độ tăng trưởng 9,6%/năm; v.v…
Nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh mà Việt Nam đã đạt thành tựu được quốc tế đánh
giá cao về lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Thành tích giảm đói nghèo không chỉ trực tiếp cải
thiện đời sống của nhiều chục triệu dân khỏi tình trạng thiếu ăn thiếu mặc và ít có cơ hội
được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; mà điều không kém phần quan trọng xét về
dài hạn là góp phần khẳng định các chính sách đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị
trường, mở cửa thời gian qua là đúng hướng, mở ra cơ hội chuyển dần lên các nấc thang
cao hơn trong bước đường phát triển để cùng hội nhập chung vào dòng chảy phát triển
kinh tế của các quốc gia phát triển trên thế giới.
Các báo cáo về tình hình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam tuy đôi khi không giống

nhau về số liệu do cách tính toán và áp dụng các mức chuẩn nghèo không giống nhau,
nhưng đều thống nhất ở một điểm: thừa nhận Việt Nam là một trong những quốc gia có
thành tích xóa đói giảm nghèo tốt. Ngân hàng thế giới trong “Báo cáo đánh giá nghèo Việt
Nam năm 2012” đã viết: “Thành tích của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo
trong hai thập kỷ qua rất lớn. Nếu sử dụng chuẩn nghèo “dựa theo nhu cầu cơ bản” như
thống nhất từ đầu vào năm 1998, tỉ lệ nghèo tính theo đầu người giảm từ 58% vào đầu
thập kỷ 1990 xuống 14,5% năm 2008, và theo chuẩn này tỉ lệ nghèo ước giảm xuống dưới
10% vào năm 2010. Những thành tựu tương tự khi tính đến yếu tố thu nhập tăng đều cũng
thể hiện rất rõ khi đánh giá theo chuẩn “quốc tế” bình quân đầu người 1,25 USD và 2
USD/ngày (tính ngang giá sức mua tương đương 2005). Việt Nam cũng tiến bộ đáng kể ở
các khía cạnh đời sống khác, từ tỉ lệ nhập học tiểu học và trung học cao và cải thiện về y
tế, tới giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong. Việt Nam đã đạt được và, trong một số trường hợp
thậm chí còn vượt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG). Những cải cách theo cơ
chế thị trường nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở tốc độ cao và bền vững đóng vai trò tối
quan trọng đối với thành công của Việt Nam, và những nỗ lực đó lại được củng cố thêm
bởi các chính sách đảm bảo công bằng trong cung cấp các dịch vụ cơ bản, trong sử dụng
đất, và đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo người nghèo được tiếp cận cơ hội rộng
rãi”. (Ngân hàng thế giới: “Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012; Hà Nội 2012).
Tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong gần suốt cả thời kỳ đổi mới vừa qua,
nhưng việc định hình mô hình tăng trưởng kinh tế tiếp theo vẫn còn chưa thực sự rõ ràng,
đặc biệt là xét từ góc độ phát triển bền vững. Tính chưa định hình của mô hình tăng
trưởng, một mặt thể hiện ở tình trạng tăng trưởng còn dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu
tư, trong khi với một nước nghèo như Việt Nam, vốn đầu tư luôn là một nguồn lực khan
hiếm. Mặt khác, sau gần 30 năm đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và mở cửa,
hội nhập; nhưng đến nay, tiến trình chuyển sang kinh tế thị trường vẫn chưa hoàn tất, việc
6


mở cửa, hội nhập vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là nhìn từ góc độ hài hòa hóa các
quy định trong nước với thông lệ kinh doanh quốc tế. Trong cam kết khi gia nhập WTO,

thời điểm hoàn tất các quy định để được xem xét công nhận nền kinh tế thị trường là năm
2018.
Hai là, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP cao, nhưng hiệu suất đầu tư còn hạn
chế, năng lực cạnh tranh thấp
Những nỗ lực đổi mới của thời gian qua đã giúp cho môi trường đầu tư liên tục
được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển. Tổng đầu
tư xã hội cũng như tỷ trọng vốn đầu tư xã hội so với GDP tăng liên tục và duy trì ở mức
cao, trong đó giai đoạn 2004 đến 2009 lên đến hơn 40%, thuộc vào nhóm nước có mức
đầu tư cao nhất thế giới và không khác mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào vốn như các
nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung trướcđây.
Nếu so sánh tốc độ tăng vốn đầu tư hàng năm với tốc độ tăng GDP hàng năm trong
thời gian từ 1991-2010 thì thấy tốc độ tăng vốn đầu tư cao gấp 3 lần tốc độ tăng GDP
(22,9% so với 7,4%).
Bảng 3. Tốc độ tăng vốn đầu tư thời kỳ 1991-2010
19911995

Chỉ tiêu
Tốc độ tăng vốn

19962000

19912000

20012005

20062010

20012010

19912010


bình quân năm (%)

60,8

12,2

34,3

13,2

11,7

12,4

22,9

1. Nông nghiệp

20,1

13,2

16,6

0,0

10,9

5,3


10,8

2. Công nghiệp

61,4

15,4

36,5

14,9

10,4

12,6

24,0

127,2

9,7

57,8

14,7

12,8

13,8


34,0

3. Dịch vụ

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tốc độ tăng vốn cao hơn hẳn tốc độ tăng GDP đã phần nào cho thấy hiệu suất đầu
tư chưa được cải thiện.
Bảng 4. Tổng vốn đầu tư xã hội và tổng sản phẩm quốc nội

Năm

(1)

Tổng Chỉ số
Tổng vốn vốn đầu tăng
đầu tư xã
tư xã
vốn
hội (giá hh) hội (giá đầu tư
ss)
*
(2)

(3)

(4)

GDP
(giá hh)


GDP
(giá ss)

Tăng
trưởng
GDP*

(5)

(6)

(7)

7

Tỷ lệ
vốn
đầu
tư/
GDP
(%)
(8)=

ICOR

(9)


(2):

(5).
(%)
1986
1987
1988
1989
1990
10.581
1991
20.070
1992
31.236
1993
44.176
1994
57.296
1995
72.447
1996
87.394
1997 108.370
1998 117.134
1999 131.171
2000 151.183
2001 170.496
2002 200.145
2003 239.246
2004 290.927
2005 343.135
2006 404.712

2007 532.093
2008 616.735
2009 708.826
2010 830.278
2011 924.495
2012 989.300
2013 1.091.100

6.017
7.127
10.907
14.877
51.157
64.685
74.315
88.607
90.953
99.854
115.111
129.455
147.992
166.814
189.319
447.135
506.454
649.506
696.173
762.843
830.278
770.087

785.755
-

18,5
53,0
36,4
243,9
26,4
18,5
14,9
19,2
2,6
9,8
15,3
12,5
14,3
12,7
13,5
13,7
13,3
28,2
7,2
9,6
8,8
-7,2
2,0
8,0

599
2.870

15.420
28.093
41.955
76.707
110.532
140.258
178.534
228.892
272.036
313.623
361.017
399.942
441.646
481.295
535.762
613.443
715.307
914.001
1.061.565
1.246.769
1.616.047
1.809.149
2.157.828
2.779.880
3.245.419
-

109.189
113.154
119.960

125.571
131.968
139.634
151.782
164.043
178.534
195.567
213.833
231.264
244.596
256.273
273.666
292.535
313.246
336.242
362.435
1.588.646
1.699.501
1.820.667
1.923.749
2.027.591
2.157.828
2.292.483
2.412.778
-

2,84
3,63
6,01
4,68

5,09
5,81
8,70
8,08
8,83
9,54
9,34
8,15
5,76
4,77
6,79
6,89
7,08
7,34
7,79
7,55
6,98
7,13
5,66
5,40
6,42
6,24
5,25
5,42

25,2
26,2
28,3
31,5
32,1

31,65
31,13
34,55
32,46
32,80
34,23
35,42
37,36
39,00
40,67
37,5
38,1
42,7
38,2
39,2
38,5
33,3
30,5
30,4

4,95
4,51
3,25
3,90
3,64
3,32
3,33
4,24
5,64
6,88

5,04
5,14
5,28
5,31
5,22
4,97
5,46
5,99
6,75
7,26
6,00
5,34
5,81

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ghi chú: * 1986-2004: theo giá so sánh 1994; 2005-2013: theo giá so sánh 2010
Theo bảng trên, chỉ có giai đoạn 1995-1997 và năm 2005, chỉ số ICOR của Việt
Nam nhỏ hơn 5 (tương đương như các nước ghi trong bảng 5), còn lại trong suốt thời gian
từ 1998 đến nay (trừ năm 2005), chỉ số ICOR đều lớn hơn 5, cao hơn hẳn các nước trong
khu vực thời kỳ CNH (ghi trong bảng 5).

8


Nếu so sánh với các nền kinh tế mới công nghiệp hóa như Hàn Quốc, Đài Loan thời
kỳ 20 năm CNH của họ (1961 – 1980), với mức đầu tư/GDP cao như Việt Nam hiện nay
(31-45%/năm), nếu đạt hiệu quả đầu tư cao như hai nền kinh tế này thì mức tăng trưởng
kinh tế hàng năm của Việt Nam có thể đã vượt quá 10%/năm.
Bảng 5: Tỷ lệ vốn đầu tư/ GDP của một số nền kinh tế
Nước


Giai đoạn

Tăng trưởng
GDP (%/năm)

Tổng đầu tư
(% của GDP/năm)

ICOR

Hàn Quốc

1961-80

7,9

23,3

3,0

Đài Loan

1961-80

9,7

26,2

2,7


In-đô-nê-xia

1981-95

6,9

25,7

3,7

Malaysia

1981-95

7,2

32,9

4,6

Thái lan

1981-95

8,1

33,3

4,1


Trung Quốc

2001-06

9,7

38,8

4,0

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Chỉ số Phát triển Thế giới và Niên giám Thống kê Đài
Loan 1992. Trích lại từ: Harvard University – John F. Kennedy School Government: Lựa
chọn Thành công - Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam.
Ngoài ra, xét về xu hướng, tương quan đầu tư – tăng trưởng cũng cho thấy, mức
tăng đầu tư liên tục và khá “nóng”, nhưng mức tăng trưởng lại không tăng tương ứng, đã
phát ra tín hiệu hiệu quả đầu tư chẳng những chưa cao mà còn có dấu hiệu đi xuống. Ở góc
độ kinh tế và dài hạn, xu hướng trên không thể kéo dài mãi. Vì vậy, nếu không có các giải
pháp khắc phục, sự trục trặc chỉ còn là vấn đề thời điểm và cách thức diễn ra như thế nào
mà thôi!
Tình trạng hiệu suất đầu tư thấp còn biểu hiện qua mức đóng góp của TFP vào tăng
trưởng GDP thấp. Những tài liệu về TFP tuy có sự khác nhau nhất định, nhưng đại thể thì
cho rằng, đóng góp vào tăng trưởng Việt Nam lớn nhất là từ tăng vốn đầu tư (khoảng
50%), từ lao động (khảng 30%) và cuối cùng là từ TFP (chỉ khoảng 20%).
Năng suất lao động thấp và mức cải thiện chậm có nhiều nguyên nhân. Trong số đó,
thông thường các nhà kinh tế nghĩ ngay đến nguyên nhân từ giáo dục và đào tạo. Và thực
tế chứng minh rằng, cách tư duy truy tìm nguyên nhân của các nhà kinh tế là có lý. Theo
một báo cáo của Công ty QS (Quacquarelli Symonds) công bố bảng xếp hạng các trường
đại học châu Á cho năm 2010, Việt Nam không hề có một trường Đại học nào tron số 200
trường Đại học hàng đầu châu Á. Trong khi đó, trong số 200 trường hàng đầu châu Á,

Nhật Bản có 56 trường, Hàn Quốc 42, Trung Quốc 40, Đài Loan 17, Hồng Kông 7. Các
nước Đông Nam Á có tên trong bảng 200 trường hàng đầu là Indonesia (7), Thái Lan (7),
Malaysia (6), Philippines (4) và Singapore (2). (Nguồn: VietnamNet: Thứ Hai, 17/05/2010
(GMT+7). Kết quả xếp hạng này tuy không nhất thiết là đã đánh giá được hết mọi khía
9


cạnh của giáo dục, nhưng cũng có ý nghĩa tham khảo nhất định. Điều quan tâm ở đây là,
sự vắng mặt các trường Đại học Việt Nam trong số 200 trường hàng đầu châu Á phần nào
cho thấy hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay khó đáp ứng được nguồn
nhân lực cho kỷ nguyên kinh tế hội nhập toàn cầu.
Ba là, nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô luôn gây áp lực lên nền kinh tế
- Thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia:
Bảng 6: Thu – chi Ngân sách nhà nước (tỷ đồng)
Năm
Thu
Chi
1986
86
121
1987
387
515
1988
1.791
2.840
1989
3.945
6.671
1990

6.372
9.186
1991
10.613
12.081
1992
21.024
23.711
1993
32.199
39.063
1994
41.440
44.208
1995
53.374
62.679
1996
62.387
70.539
1997
65.352
78.057
1998
72.965
81.995
1999
69.500
89.400
2000

90.749
108.961
2001
103.888
129.773
2002
123.860
148.208
2003
152.274
181.183
2004
190.928
214.176
2005
228.287
262.697
2006
279.472
308.058
2007
315.915
399.402
2008
430.549
452.766
2009
454.786
561.273
2010

588.428
648.833
2011
704.267
803.367
2012
740.500
903.100
2013
790.800
986.200
Nguồn: Tổng cục thống kê

Cân đối
-35
-128
-1.049
-2.726
-2.814
-1.468
-2.687
-6.864
-2.768
-9.305
-8.152
-12.705
-9.030
-19.900
-18.212
-25.885

-24.348
-28.909
-23.248
-34.410
-28.586
-83.487
-22.217
-106.487
-60.405
-99.100
- 140.200
- 195.400

Thâm hụt NS/GDP (%)
-5,8
-4,5
-6,8
-9,7
-6,7
-1,9
-2,4
-4,9
-1,6
-4,1
-3,0
-4,1
-2,5
-5,0
-4,1
-5,4

-4,5
-4,7
-3,3
-3,8
-2,7
-6,7
-1,4
-5,9
-2,8
-3,6
-4,8
-5,3

Năm 2012, thu ngân sách gấp hơn 8 lần so với năm 2000. Cơ cấu nguồn thu chuyển
biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng nhanh, từ 51% năm 2000 lên 64,1% năm 2010. Tỷ
10


lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt khoảng 26% GDP.
Bội chi ngân sách hàng năm khống chế trong khoảng dưới 5%/GDP và được coi là mức an
toàn.
Về nợ công, mặc dù hiện nay Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tỷ lệ nợ công
trung bình, nhưng đang có xu hướng tăng lên, với một số đặc điểm đáng lưu ý là: (1) Tốc
độ tăng nợ công cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP tính bằng USD theo giá thực tế.
Ước tính năm 2010, GDP của nước ta đạt khoảng 100,8 nghìn tỷ USD, gấp 3,1 lần năm
2001, tăng bình quân mỗi năm 13,4%; trong khi đó nợ công năm 2010 gấp gần 5,7 lần
năm 2001, tăng bình quân mỗi năm 21,2%. (2) Tỷ lệ nợ công so với GDP của nước ta đã
cao hơn tỷ lệ nợ công phổ biến 30-40% GDP của các nước đang phát triển và cao hơn tỷ lệ
nợ công của một số nước trong khu vực (tại thời điểm tháng 10/2010, tỷ lệ nợ công của
Thái Lan bằng 48,6% GDP; In-đô-nê-xi-a bằng 26,5% GDP; Trung Quốc bằng 17,4%

GDP). (3) Nợ công tăng lên, trong khi ngân sách lại thâm hụt ngày càng lớn, chứng tỏ khả
năng trả nợ chưa vững chắc. (Xem: Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế - xã hội Việt
Nam mười năm 2001-2010. NXB Thống kê, Hà Nội 2011). Vì vậy, những tranh luận về độ
an toàn của mức nợ và thâm hụt ngân sách hiện cũng đang là chủ đề thời sự thu hút sự
quan tâm của nhiều người.
- Khối lượng xuất nhập khẩu tăng nhanh nhưng mức nhập siêu lớn.
Các số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam rất hiếm khi có xuất siêu, và mức nhập
siêu thì ngày càng tăng. Chỉ trừ năm 1992 có mức xuất siêu 40 triệu USD, còn lại từ năm
2002 đến nay, mức nhập siêu tăng rất nhanh. Đáng chú ý là, trong lúc Việt Nam nhập siêu,
hầu hết các nước trong khu vực đang có xuất siêu, thậm chí xuất siêu lớn. Trong số những
nước nhập siêu, tỷ lệ nhập siêu/GDP của Việt Nam là khá lớn.
Bảng 7: Nhập siêu (tỷ USD) và tỷ lệ nhập siêu/GDP (%)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Việt Nam
NS NS/GDP
3,0
8,5
5,1

13,1
5,4
12,1
4,3
8,3
5,1
8,4
14,2
20,0
18,0
20,0
12,8
13,0
12,6
11,5
9,8
7,4
0,75
0,5

Campuchia
Lào
Philippines
NS NS/GDP NS NS/GDP NS NS/GDP
0,6
14,0
0,1
5,5
0,7
0,9

0,6
12,9
0,2
9,4
3,3
4,1
0,7
13,2
0,3
12,0
2,6
3,0
1,0
15,9
0,3
10,4
7,1
7,2
1,0
13,8
0,2
5,8
6,6
5,6
1,3
15,4
0,15
3,4
7,5
5,2

1,6
15,3
0,3
5,9
11,3
6,5
1,5
14,4
0,4
7,3
4,7
2,8
1,6
14,1
0,3
4,6
3,4
1,7
1,6
12,5
0,6
6,9
12,1
5,4
-

NS
507
578
707

825
881
-


NS/GDP
4,9
5,3
6,1
6,7
6,7
-

Nguồn: Tính theo: Tổng cục Thống kê. Trong mục Số liệu thống kê - Thương mại và
giá cả. />11


Đã có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề nhập siêu. Có thể tóm tắt là: nhập siêu tự
nó không tốt cũng không xấu. “Xấu” và “tốt” của nhập siêu tùy thuộc vào những bối cảnh
cụ thể, chính sách cụ thể, tình hình tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô cụ thể. Vì vậy,
cần phân tích những nguyên nhân xác thực của nhập siêu để có kết luận thỏa đáng và từ
đó, nếu thấy cần thiết thì tìm giải pháp cho những tình huống cụ thể.
Các nhà kinh tế đều biết một cách lập luận đã thành "phổ thông" biện hộ cho tình
hình nhập siêu ở những nước đang phát triển đang trong thời kỳ CNH. Lập luận rằng, các
nước đang phát triển thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thiết bị...; nay vì (và để) CNH, phải
nhập máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ CNH, trong lúc giả cả các loại thiết bị này cao,
mà các nước đang phát triển chỉ nông phẩm và khoáng sản thô (tùy điều kiện cụ thể của
từng nước), giá cả lại thấp, nên nhập siêu là lẽ đương nhiên. Đúng vậy! Sẽ không có gì
đáng phải đặt lại vấn đề, nếu.... Nếu thời gian nhập siêu để CNH không quá dài. Nếu CNH
đi liền với hiện đại hóa đạt được những kết quả "không thể nghi ngờ"…

Vậy bao nhiêu năm thì được coi là dài? Như thế nào thì được coi là CNH đạt kết
quả rõ rệt? Ai cũng biết, trong thế kỷ trước, một số nền kinh tế mới CNH đã trở thành
"mới CNH" trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục: 30 - 40 năm (có tài liệu cho là 25-30
năm). Hàn Quốc từ lúc bắt đầu tái thiết nền kinh tế đến khi được gia nhập OECD mất
khoảng 40 năm (từ giữa những năm 1950 đến 1996). Lúc đó (1996), GDP/người của Hàn
Quốc khoảng 6.500 USD. Trong khoảng thời gian ấy, Hàn Quốc cũng là nước gần như
luôn nhập siêu. Thế nhưng, Hàn Quốc đã hoàn thành CNH, tức là công cuộc CNH đã đạt
kết quả rõ rệt, được thế giới công nhận (gia nhập OECD tháng 12/1996).
Trong cơ cấu xuất – nhập khẩu của Việt Nam, các mặt hàng thô hoặc mới sơ chế có
mức xuất siêu, còn các mặt hàng chế biến hoặc đã tinh chế, trong đó có máy móc, phương
tiện vận tải và phụ tùng nhập siêu. Nhìn qua, đúng là cơ cấu này đã ủng hộ cho lập luận
nhập siêu để CNH. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, giá trị tuyệt đối của xuất siêu sản phẩm
thô hoặc mới sơ chế cũng tăng nhanh, trong lúc nhập khẩu máy móc thiết bị chỉ chiếm
khoảng 2/3 mức nhập siêu. Một xu hướng cho thấy tình hình công nghệ và trình độ CNH
được cải thiện chậm.
Hơn nữa, trong lúc toàn bộ nền kinh tế nhập siêu thì với các nước OPEC, xuất nhập
bằng nhau; với EU, Mỹ, Nhật Bản và Úc, Việt Nam luôn có xuất siêu, nhất là với Mỹ, EU
và Úc. Riêng với Nhật Bản, mức xuất siêu có ít hơn và có năm nhập siêu chút ít từ nước
này. Trong khi đó, Việt Nam lại nhập siêu rất lớn từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc. Như vậy, những nước Việt Nam nhập siêu không phải là
nước có “công nghệ nguồn”. Thành ra, lập luận nhập siêu để đổi lấy CNH ở Việt Nam thời
gian qua chưa thuyết phục.
Một lập luận khác cho rằng, nhập siêu là do lượng FDI vào nhiều, họ mang vào đầu
tư và ghi là nhập khẩu nên khối lượng nhập khẩu nhiều, không có gì đáng ngại. Cũng đúng
là như vậy. Nhưng ta hãy xem, FDI nhập nhiều hay trong nước nhập nhiều?
12


Theo số liệu ở Bảng 8, khu vực FDI, nếu kể cả xuất khẩu dầu thô thì luôn xuất siêu.
Nếu trừ phần xuất khẩu dầu thô, mức độ nhập siêu sẽ không quá nhiều. Trong khi đó, mức

nhập siêu từ khu vực trong nước rất cao, luôn vượt cả mức nhập siêu của cả nền kinh tế (vì
trên số liệu, được bù lại đúng bằng phần xuất siêu của khu vực FDI, tính cả xuất khẩu dầu
mỏ).
Bảng 8. Trị giá xuất - nhập khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế (tỷ USD)
1995

199
6

199
7

1998

1999

2000

2001

200
2

2003

2004

2005

9,4


11,5

14,5

15,0

16,7

20,2

26,5

32,4

11,5
-2,1

11,7
-0,2

15,6
-1,1

16,2
-1,2

19,7
-3,0


25,3
-5,1

32,0
-5,5

36,8
-4,4

6,1

6,9

7,7

8,2

8,8

10,0

12,0

13,9

8,8

8,4

11,3


11,2

13,0

16,4

20,8

23,1

-2,7

-1,5

-3,6

-3,0

-4,2

-6,4

-8,8

-9,2

1,1

7,5


3,3

2,5

1,4

1,2

1,6

2,1

3,2

4,7

6,8

6,8

7,9

10,1

14,5

18,6

2,7


3,4

4,4

5,0

6,7

8,8

11,1

13,6

0,5

1,3

2,4

1,8

1,2

1,3

3,4

5,0


TỔNG KN
XK
5,5
7,3
9,2
TỔNG KN
11,
NK
8,2 11,1
6
Chênh lệch
-2,7 -3,8 -2,4
Phân theo khu vực kinh tế
Khu vực kinh
tế trong nước
4,0
5,1
6,0
(XK)
Khu vực kinh
tế trong nước
6,9
9,1
8,4
(NK)
Chênh lệch
-2,9 -4,0 -2,4
Tỷ trọng trên
tổng chênh

1,1
1
1
lệch (lần)
Khu vực có
vốn đầu tư
1,5
2,2
3,2
nước ngoài(*)
(XK)
Khu vực có
vốn đầu tư
1,5
2,0
3,2
nước ngoài
(NK)
Chênh lệch
0,0
0,2
0,0

TỔNG KN
XK
TỔNG KN
NK

2006


2007

39,8

48,6

44,9

62,8

2008

2009

2010

62,7

57,1

72,2

80,7

69,9

84,8 106,7 113,8 131,3

13


2011 2012

2013

96,9 114,5 132,2


Chênh lệch

-5,1

-14,2

-18,0

-12,8

-12,6

-9,8

-0,75

+0,8
6

Phân theo khu vực kinh tế
Khu vực kinh
26,7 33,1 41,8 42,2
tế trong nước

16,8
20,9
28,2
(XK)
Khu vực kinh
47,9 58,3 53,8
tế trong nước
28,4
41,9
52,8 43,8
(NK)
Chênh lệch
-11,6 -21,9 -24,6 -17,1 -14,8 -16,5 -11,6
Khu vực có
vốn đầu tư
23,0 27,7
34,5
30,4 39,1 55,1 72,3
nước ngoài(*)
(XK)
Khu vực có
vốn đầu tư
16,5
21,7
27,9 26,1 36,9 48,4 60,0
nước ngoài
(NK)
Chênh lệch
6,5
6,0

6,6
4,3
2,2
6,7 12,3

43,8

56,8

-13,0
88,4

74,5
13,9

* Ghi chú: Kể cả dầu thô
Nguồn: Tính theo: Tổng cục Thống kê. Trong mục Số liệu thống kê - Thương mại và
giá cả. />Như vậy, nhập siêu ở Việt Nam có thể chịu tác động bởi nhân tố FDI, nhưng khó có
thể khẳng định chủ yếu là do FDI gây ra. Trên thực tế, cũng không ít nước có FDI lớn vẫn
không nhập siêu, thậm chí xuất siêu lớn. Ví dụ điển hình là Trung Quốc láng giềng.
Còn một lập luận khác nữa lại cho rằng, nhập siêu ở Việt Nam là do tác động của
giá cả thế giới vừa qua tăng cao, rằng VN phải nhập khẩu lạm phát của thế giới. Về lý
thuyết chung cũng đúng. Khi giá cả thế giới tăng lên, một nền kinh tế có độ mở cao, gắn
bó chặt chẽ với kinh tế thế giới và hội nhập sâu, dĩ nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cả
trong nước. Thế nhưng, những số liệu thống kê lại không cho thấy một cách rõ rệt như
vậy. Bảng 9 cho thấy, thời gian qua, chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu đều cùng
tăng, nhưng mức tăng của chỉ số giá xuất khẩu luôn lớn hơn mức tăng của chỉ số giá nhập
khẩu.
Bảng 9: Chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam (Năm trước = 100) %
1995


1996

1997

1998

1999

XUẤT
KHẨU
14

2000 2001 2002

2003

2004

2005


Chỉ số
chung

113.1 103.5 100.4

Hàng
tiêu dùng


111.3 102.6 100.1 100.4

Tư liệu
sản xuất

112.1 104.2 100.6

93.9 102.5 120.6

94.7

99.3 116.7 126.6 132.4

Chỉ số
chung

107.3 104.8 103.5

98.0

90.1 103.4

98.3

99.9 103.4 109.6 107.8

Hàng
tiêu dùng

106.5 102.5 103.1


97.3

95.3

97.6

97.8 101.1 100.8 102.2

Tư liệu
sản xuất

107.5 105.4 103.6

98.2

90.1 104.9

96.6

98.9 104.4

93.2 100.7 109.3 112.0 113.9

94.4

92.0 102.3 105.3 104.1 104.1

96.5


NHẬP
KHẨU

96.5

98.4 100.2 103.8 112.6 109.5

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Chỉ số chung

107,3

107,2

124,8


88,1

110,7 119,6 118,97

-

Hàng tiêu dùng

103,6

105,8

115,8

96,3

102,2

-

-

-

Tư liệu sản xuất

114,2

108,7


140,9

71,0

126,5

-

-

-

Chỉ số chung

103,8

105,1

118,2

88,4

105,6 120,2

99,7

-

Hàng tiêu dùng


101,3

106,9

110,2

95,3

105,6

-

-

-

Tư liệu sản xuất

104,6

104,7

120,5

86,5

105,6

-


-

-

XUẤT KHẨU

NHẬP KHẨU

Nguồn: Tính theo: Tổng cục Thống kê. Trong mục Số liệu thống kê - Thương mại và
giá cả. />Tóm lại, phần thảo luận về quan hệ xuất - nhập khẩu cho thấy, nhập siêu của Việt
Nam không phải được đổi bằng sự thành công mỹ mãn của CNH; không phải để CNH
hướng xuất khẩu, mà thực tế, mô hình "kết hợp" hướng về xuất khẩu + thay thế nhập khẩu
lại chủ yếu nghiêng hẳn về thay thế nhập khẩu. Nhập siêu của Việt Nam không phải chủ
yếu do FDI mà chủ yếu do khu vực doanh nghiệp trong nước; và cũng không phải chủ yếu
do giá thế giới tăng.

15


- Lạm phát:
Có thể nói, mức lạm phát của Việt Nam thuộc loại cao so với rất nhiều nước khác.
Những năm trước đổi mới, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1981-1985 lần lượt tăng là: 70%,
95%, 50%, 65% và 92%. Năm đầu tiên đổi mới – 1986, lạm phát lên tới 775%, và mặc dù
sau đó giảm nhanh, nhưng nhìn chung, mức lạm phát thường lớn hơn mức tăng trưởng.
Trong giai đoạn 1996-2012, Việt Nam có 13 năm lạm phát trên 2 con số, trong đó đáng kể
nhất là từ 1986-1992 với mức lạm phát bình quân 225%/năm; 2007-2008 với 16,3% năm
và 2010-1011 với 15%/năm. Gần đây nhất, thời kỳ, 2008-2012 tốc độ tăng trưởng của Việt
Nam là gần 5,9% năm, và lạm phát là 12,6%; còn Trung Quốc tương ứng là 9,3%/năm và
3,3%/năm. Trong 20 năm (1991-2010), Việt Nam tăng trưởng bình quân năm khoảng

7,4%, lạm phát gần 11%; thì Trung Quốc tương ứng là 10,5% và 4,8%. Đồng thời, “Xu
hướng biến thiên của đường lạm phát rất phức tạp, biến động mạnh, đỉnh nhọn, biên độ
lớn. Điều đó cho thấy kiểm soát lạm phát ở Việt Nam chưa bền vững; sự bất ổn của tiền tệ
và kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn lớn”. (Theo TBKTSG)
Bảng 10. Tăng trưởng GDP và lạm phát* (%)
Năm

Tốc độ tăng GDP

Lạm phát

1986

2,8

774,7

1987

3,6

223,4

1988

6,0

393,8

1989


4,7

34,7

1990
1991
1992
1993
1994

5,1
5,8
8,7
8,1
8,8

1995

9,5

67,1
67,5
17,5
5,2
14,4
12,7

1996


9,3

5,7

1997

8,2

3,2

1998

5,8

7,8

1999

4,8

4,3

2000

6,8

-1,6

2001


6,9

-0,5

2002

7,1

4,0

2003

7,3

3,2

16


Năm

Tốc độ tăng GDP

2004

7,8

7,8

2005


7,6

8,3

2006

7,0

7,4

2007

7,1

8,3

2008

5,7

23,0

2009

5,4

6,0

2010


6,4

11,75

2011

6,2

18,13

2012

5,3

6,81

2013 (DK)

5,4

7,0

Lạm phát

Nguồn: Tổng cục Thống kê
(CPI tháng 12 so với cùng kỳ năm trước của các năm 2004 - 2013 như sau: Năm
2004: 9,5%; năm 2005: 8,4%; năm 2006: 6,6%; năm 2007: 12,63%; năm 2008: 19,89%;
năm 2009: 6,52%; năm 2010: 11,75%; năm 2011: 18,13%; năm 2012: 6,81%; năm 2013:
6,04%).

II. NHỮNG THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN PHÍA TRƯỚC VÀ YÊU CẦU
CỦA VIỆC TÁI CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
Những đặc điểm kinh tế nêu trên đã phần nào cho thấy những thách thức ở phía
trước của nền kinh tế Việt Nam. Có thể khái quát lại một số những thách thức mới như
sau.
2.1. Thách thức của việc phục hồi tốc độ tăng trưởng
Trong báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 đã nêu rõ:
phấn đấu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000
USD. Muốn đạt mức này, GDP năm 2020 theo giá so sánh phải bằng khoảng 2,2 lần so
với năm 2010 và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 8%/năm (2011-2020). Hai năm qua, tốc độ tăng GDP đề đã thấp hơn so với mục tiêu kế
hoạch: năm 2011 đạt 5,9%, năm 2012 chỉ đạt 5,03% (thấp hơn kế hoạch: 6-6,5%) và kế
hoạch năm 2013 là khoảng 5,5%. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt
Nam 2012 (họp tại Hà Nội ngày 10 tháng 12 năm 2012), Ngân hàng Thế giới đã cho rằng:
“xu hướng tăng trưởng tiếp tục giảm xuống trong những năm qua – năm nay là tăng
trưởng thấp nhất kể từ năm 1999 - cho thấy nền kinh tế đang mất đi một số động lực mà
những cản trở về cơ cấu đã và đang làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế”. Trong khi đó, những nước xung quanh ta về cơ bản vẫn giữ được tốc độ

17


tăng trưởng kinh tế khá cao, kể cả Lào và Campuchia, khiến cho nguy cơ bị tụt hậu trở
thành áp lực lớn.
Như vậy, nếu trong một vài năm tới, tốc độ tăng trưởng kinh tế không được phục
hồi trở lại ở mức bình quân khoảng 7,5%/năm trong giai đoạn 2 thập kỷ (1991-2010) vừa
qua, thì việc đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa cho những năm sau đó (đến 2020) để bù
đắp cho những năm tăng trưởng giảm đi hiện nay, sẽ là một thách thức không nhỏ.
Vì vậy, cần có những nghiên cứu khẩn cấp về chuyển đổi mô hình tăng trưởng để
đề ra được những chính sách rất cụ thể, khả thi và hữu hiệu trong tình hình hiện nay.
2.2. Thách thức của việc đảm bảo những nguồn lực cho việc thực hiện các mục

tiêu chiến lược
Để đẩy nhanh tốc độ thực hiện hiện CNH, HĐH, nền kinh tế phải có khả năng thu
hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó đặc biệt là nguồn vốn đầu tư. Để duy
trì tốc độ tăng trưởng ở mức khoảng 7,5% như thời gian vừa qua, nền kinh tế đã phải duy
trì mức đầu tư cao tới trên 35% GDP, cá biệt có năm lên tới trên 40% GDP. Trong khi đó,
do khả năng tích lũy, tiết kiệm để đầu tư từ trong nước có hạn, chúng ta đã phải dựa một
phần vào FDI, một phần vào vốn vay (cả trong nước và quốc tế). Tình hình đó nếu cứ tiếp
tục kéo dài, có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Hiện nay, do Việt Nam đã bước vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình (tuy là
mức thu nhập trung bình thấp: ≥ 1.000 USD), nhưng điều đó cũng có nghĩa là những
khoản vốn vay ưu đãi sẽ thu hẹp dần lại. Ngân hàng thế giới đang đề nghị Việt Nam “tốt
nghiệp” về vay ODA (không cho vay giá rẻ nữa)!
Vì vậy, đã đến lúc cần phải có những thay đổi kể cả từ nhận thức đến hành động
chính sách về việc đảm bảo những cân đối lớn trong nền kinh tế, đặc biệt là cân đối giữa
tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư, thu hút được các nhà đầu tư tốt cho phát
triển.
2.3. Thách thức duy trì ổn định kinh tế vĩ mô
Trong thời điểm hiện tại, tuy tình hình ổn định kinh tế vĩ mô đã được cố gắng giải
quyết và đã đạt được một số kết quả quan trọng: lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô
ổn định hơn, nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo
đảm… Nhưng, như Thông báo của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI (15/10/2012) đã chỉ
rõ: “Nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa
thật ổn định; kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc. Doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn, nhất là khó vay vốn tín dụng, hàng tồn kho cao. Nợ xấu cao và có xu hướng tăng.
Giải quyết việc làm khó khăn. Thị trường bất động sản đình trệ chưa có khả năng phục
hồi, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn…. Năm
2013, dự báo kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, rủi
ro; thương mại toàn cầu ít có khả năng được cải thiện, tăng trưởng không cao hơn nhiều so

18



với năm 2012. Ở trong nước, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế vẫn còn rất
nhiều khó khăn”.
Vì vậy, cần khẩn trương nghiên cứu những chính sách để nền kinh tế nhanh chóng
vượt qua trạng huống “kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định”, làm cơ sở cho việc tập trung
nguồn lực, thực hiện thật tốt ba đột phá chiến lược mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra.
2.4. Thách thức của bước chuyển giai đoạn CNH, HĐH
Các nghiên cứu phân đoạn về trình độ CNH, HĐH của kinh tế Việt Nam cho thấy,
cho đến nay, Việt Nam vẫn còn ở bước sơ khởi của quá trình CNH. Một nghiên cứu của
K. Ohno biểu diễn trên Hình 1 dưới đây giúp nhận diện khá rõ thực trạng này. Việc xếp
kinh tế Việt Nam hiện nay ở vào giai đoạn 1 trong tiến trình phát triển 4 nấc thang về
CNH của K. Ohno cũng trùng hợp với quan điểm của Jungho Yoo (KDI School of Public
Policy and Management, Korea, 2008), khi chỉ dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi thời
điểm bắt đầu tiến trình CNH ở một nền kinh tế khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm
50% tổng lao động xã hội và kết thúc khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng
lao động xã hội, như đã nêu ở phần đầu của Báo cáo; vì hiện nay lao động trong khu vực
nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn chiếm khoảng 50% tổng số lao động xã hội.

Hình 3. Việt Nam mới đang ở giai đoạn 1 của quá trình công nghiệp hóa
Thông thường, tại thời điểm diễn các bước chuyển, các “điểm ngoặt” của sự phát
triển, ngoài sự tăng tiến về lượng, còn đòi hỏi phải có sự trưởng thành về chất. Ở giai đoạn
này, nhiều nước đã không vượt qua được “bẫy” thu nhập trung bình, mức phân hóa giàu
nghèo gia tăng... Chính điều này cũng đặt ra như một thách thức không nhỏ đối với các
nghiên cứu chính sách kinh tế ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay.
Tóm lại, từ thực tế hiện nay, có thể nhận thấy rằng, các chính sách đổi mới kinh tế
hiện hành đang dần đi tới giới hạn, không đủ sức đảm bảo duy trì động lực của tăng trưởng
trong giai đoạn tới. Vì thế, bên cạnh việc xem xét thêm các tác động chính của xu hướng
19



phát triển kinh tế thế giới và khu vực, cần lưu ý đến việc Việt Nam đã gia nhập WTO
(2007), đã trải qua gần 30 năm đổi mới, đã chứng kiến những bài học kinh nghiệm của
khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực (1997-1998) và khủng hoảng kinh tế thế giới
(2008 – đến nay)...., cần phải có những đột phá thể chế tiếp nữa để tạo ra động lực phát
triển mới, phù hợp với những đòi hỏi của tình hình thực tiễn hiện nay. Một số trong số
những vấn đề nên được tập trung giải quyết ngay nhằm vượt qua các thách thức trong
những năm trước mắt có thể gồm:
- Cụ thể hóa hơn nữa quan điểm của Đại hội Đảng XI về “đổi mới đồng bộ, phù hợp về
kinh tế và chính trị” tạo ra môi trường thể chế thuận lợi thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển
đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước gắn với nhiệm vụ “kinh tế nhà
nước là chủ đạo”, bảo đảm nhất quán trong tư duy chính sách, đồng thuận trong nhận thức xã
hội.
- Xác định rõ các nguyên tắc thị trường và cách thức can thiệp của Nhà nước trong
vào thị trường. Nhà nước có nhiệm vụ quản lý quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, xác
định thời hạn hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường.
- Xác định cơ chế thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Việc tái cơ cấu nền
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu dựa vào yếu tố tăng trưởng theo chiều
rộng sang chiều sâu đòi hỏi phải tạo ra môi trường thể chế để các yếu tố tăng trưởng theo
chiều sâu (tổ chức quản lý, nhân lực chất lượng cao, khoa học – công nghệ…) phát huy
được tác dụng và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế.
- Nghiên cứu những giải pháp khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của khu vực
doanh nghiệp tư nhân trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả tham gia
vào việc cung cấp các dịch vụ công. V.v…
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU KINH TẾ ĐỂ PHỤC HỒI
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
Để vượt qua những thách thức nêu trên, ở tầm chiến lược, cần giải quyết tốt một số
vấn đề cơ bản sau.
định


3.1. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa ổn định để phát triển và phát triển để ổn

Trong bối cảnh hiện nay, cần thiết phải nhấn mạnh sự ổn định, coi ổn định là tiền
đề cần thiết để phát triển. Mặc dù đã trải qua gần 30 năm đổi mới, nhưng nhiều vấn đề về
ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được đặt ra, nhất là khi tốc độ tăng trưởng có chiều hướng đi
xuống, trong khi những yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn chưa được xử lý một cách căn
bản.
Tuy vậy, những chính sách ổn định chỉ có ý nghĩa khi nó tạo tiền đề cho phục hồi
tăng trưởng, và chỉ có duy trì được mức tăng trưởng hợp lý (đủ cao ở mức cần thiết) mới
có thể duy trì được ổn định, ổn định nhờ phát triển, thông qua phát triển và trong sự phát
triển. Đối với trường hợp của một nước chỉ mới vừa bước qua ngưỡng nghèo, những nhân
20


tố đòi hỏi phải phát triển nhanh mới giữ được ổn định đang ngày càng tăng lên. Đổi mới
mà người dân không thấy được cuộc sống của họ được cải thiện thì sức hấp dẫn của đổi
mới sẽ suy giảm. Trong giai đoạn đầu đổi mới, từ thiếu đói sang có ăn có mặc, mọi người
cảm nhận được ngay tác động tích cực của đổi mới. Một thế hệ người (20 năm) sinh ra
trong đổi mới, không từng nếm trải đói ăn, thiếu mặc, nhưng không cảm thấy cuộc sống
thay đổi theo hướng đi lên, họ không cảm thấy tính thiết thân của đổi mới. Hơn nữa, do
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, một bộ phận dân cư trước đây làm nông nghiệp, đã
cải thiện được cuộc sống và ổn định nhờ công việc làm trong nông nghiệp, nay không còn
đất (do chuyển đổi đất nông nghiệp sang lĩnh vực khác), nhưng lại không có việc làm,
không cải thiện được cuộc sống, tâm lý bất ổn phát sinh. Vì vậy, phải phát triển nhanh mới
tạo ra được nhiều cơ hội việc làm cho nhiều người và vì thế mới ổn định được.
Gần đây, trước tình hình kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và những phân tích
tình hình tăng trưởng kinh tế trong nước cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều
vào mức độ gia tăng các nguồn lực (phát triển theo chiều rộng), một số ý kiến cho rằng,
cần phải nhấn mạnh chất lượng tăng trưởng, rằng trong giai đoạn sắp tới, nên ưu tiên chất
lượng hơn là tăng tốc tốc độ tăng trưởng. Thật ra, nếu không đảm bảo được sự phát triển

có hiệu suất (sẽ bàn ở phần sau), thì cũng không thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao một
cách liên tục trong thời gian dài (bền vững).
Vậy nên, trước yêu cầu mới của tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
thời kỳ 2011- 2020 với những dự báo kinh tế thế giới bước vào thời kỳ toàn cầu hóa rất
sâu, rộng; nền kinh tế tri thức sẽ hình thành và phát triển; tương quan lực lượng kinh tế và
chính trị thế giới có khả năng có nhiều thay đổi, những diễn biến kinh tế và chính trị có
nhiều khả năng xảy ra những tình huống phức tạp, khó lường; trong khi nền kinh tế Việt
Nam sau gần 30 năm đổi mới thành công, đã vượt qua ngưỡng nghèo (nước có mức thu
nhập thấp), đang bước vào thời kỳ của nước có mức thu nhập trung bình - thời kỳ mà kinh
nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, vừa có cơ hội để trở thành nước công
nghiệp phát triển, lại vừa có nguy cơ rủi ro rơi vào "bẫy của nước có mức thu nhập trung
bình", luẩn quẩn ở trình độ "nước có mức thu nhập trung bình", không vượt lên thành
nước công nghiệp phát triển được. Cả tình huống bên trong lẫn bên ngoài đều đặt ra yêu
cầu rất đặc biệt, rất hệ trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ 20112020. Tính chất "phát triển" của thời kỳ chiến lược này trở nên rất rõ ràng; khác hẳn với
chiến lược "vượt qua khủng hoảng", dù sao cũng cũng đậm nét tình thế "cứu nguy" của
thời kỳ chiến lược 1991-2000; và cũng rất khác với chiến lược "tạo tiền đề" để cho sự phát
triển của thời kỳ chiến lược 2001-2010. Thời kỳ chiến lược 2011-2020 mang đậm nét
"phát triển" hàm ý rằng, tính "được - thua" trong cuộc tranh đua phát triển cùng thời đại,
cùng các "cường quốc 5 châu" sẽ quyết định Việt Nam có rút ngắn được khoảng cách phát
triển với các nước đi trước không, có "hóa rồng' được không, đã trở thành nhiệm vụ khách
quan, mang tính lịch sử.
Như vậy, trong giai đoạn mới, vẫn phải khẳng định nguyên lý ổn định để phát triển,
nhưng cách nhìn về ổn định phải có sự thay đổi. Đó là ổn định nhờ phát triển, thông qua
21


phát triển và trong sự phát triển. Tính bền vững của tăng trưởng nằm trong nguyên lý quan
trọng này.
3.2. Phát triển cùng thời đại, theo kịp bước tiến của thời đại
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, người ta đã từng chứng kiến rất nhiều mô

hình kinh tế. Các nhà lịch sử kinh tế đã đưa ra những số liệu cho thấy, trong suốt 2000
năm kể từ năm Công lịch đầu tiên (năm 0) đến nay, kinh tế thế giới về cơ bản qua 3 dấu
mốc quan trọng xét về tốc độ tăng trưởng. Đó là:
- Giai đoạn I: kéo dài 1000 năm (0-1000), kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng bình quân
0,01%/năm, một mức tăng gần như không đáng kể.
- Giai đoạn II: từ năm 1000 đến năm 1820 (820 năm), kinh tế thế giới tăng trưởng
bình quân 0,22%/năm, cao hơn mức bình quân của 1000 năm trước tới 22 lần, song cũng
vẫn còn rất thấp.
- Giai đoạn III: từ năm 1820 đến năm 1998 (178 năm – do số liệu có đến năm
1998), kinh tế thế giới tăng trưởng bình quân 2,21%/năm, cao hơn mức bình quân của 820
năm trước 10 lần, và cao hơn thời kỳ 1000 năm (0-1000) tới 221 lần (Xem bảng 11)
Bảng 11. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP:
Thế gới và các vùng chủ yếu (0-1998 A.D)
0

1000

1820

1998

tỷ USD quốc tế năm 1990
Tây Âu
Western Offshotts
(Mỹ, Canada, Úc và
Newsealand)
Nhật
Tổng nhóm A
Châu Mỹ La tinh
Đông Âu và Liên bang

Xô Viết cũ
Châu Á
(Không kể Nhật Bản)
Châu Phi
Tổng nhóm B

010001820 1000
1820
1998
(tốc độ tăng trưởng bình
quân năm)

11,1

10,2

163,7

6.961,0

-0,01

0,34

2,13

0,5

0,8


13,5

8.456,0

0,05

0,35

3,68

1,2

3,2

20,7

2.582,0

0,10

0,23

2,75

12,8

14,1

198,0


17.998,0

0,01

0,32

2,57

2,2

4,6

14,1

2.942,0

0,07

0,14

3,05

3,5

5,4

60,9

1.793,0


0,05

0,29

1,92

77,0

78,9

390,5

9.953,0

0,00

0,20

1,84

7,0

13,7

31,0

1.039,0

0,07


0,10

1,99

89,7

102,7

496,5

15.727,0

0,01

0,19

1,96

22


Thế giới

102,5

116,8

694,4

33.726,0


0,01

0,22

2,21

Nguồn: Appendix B; Angus Maddison: The World economy: Amillennial
Perspective (OECD 2001), p28.
Từ các số liệu ở bảng 15, có thể thấy, trong một chừng mực nào đó, kinh tế thế giới
vừa mới phát triển khoảng 190 năm qua. Nếu so với lịch sử thành văn 5000 năm của nhân
loại thì sự phát triển kinh tế nhanh chóng mới chỉ như vừa mới bắt đầu.
Hình 4. Sự gia tăng thu nhập thực tế đầu người Vương quốc Anh, 1100-1995
Thu nhập của Anh (1100-1995)

GDP đầu người (1990 $)

18.000
16.000
14.000
12.000
10.000
8.000

Năm xuất bản Của cải

6.000

các quốc gia (1776)


4.000
2.000
1100

1200

1300

1400

1500

1600

1700

1800

1900

1995

Nguồn: Mark Shousen: The Big Three in Economics. M.E. Sharpe, Armonk, New
York. London, England 2007; P. 5.
Trong 2 thế kỷ qua, đặc biệt là gần 60 năm kể từ giữa thế kỷ XX đến nay, kinh tế
thế giới vừa phát triển nhanh, vừa kiểm chứng nhiều loại mô hình kinh tế khác nhau. Sự
sàng lọc của thực tế cho thấy nổi lên tính hợp lý, hiệu quả của kinh tế thị trường, trong đó
có một số mô hình (biến thể), nhưng về cơ bản thuộc hai loại điển hình: kinh tế thị trường
tự do (Mỹ) và kinh tế thị trường xã hội (một số nước Tây và Bắc Âu: Đức, Thụy Điển…).
Mặc dù có sự khác nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, những nền kinh tế thị trường

phát triển nhất ngày nay (xếp chung thành một nhóm gồm 30 nước là thành viên của Tổ
chức Hợp tác và phát triển kinh tế - Organisation for Economic Co-operation and
Development - OECD), đều có chung một đặc điểm cơ bản là kinh tế thị trường; nghĩa là
mọi hoạt động của những nền kinh tế này đều dựa trên cơ sở tuân theo nguyên tắc thị
trường.
Một nhóm các nước chậm phát triển nhờ tăng tốc phát triển mà trải qua thời gian 34 thập kỷ đã trở thành NIEs, trong đó có nước đã gia nhập OECD (Hàn Quốc), tuy không
hoàn toàn dập theo khuôn mẫu của các nước đi trước, nhưng đều là những nền kinh tế thị
23


trường. Nguyên tắc ấy đã làm ra các nước công nghiệp phát triển và đang dẫn dắt kinh tế
thế giới bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức.
Nhưng vấn đề đặt ra là, tại sao rất nhiều nước đi theo mô hình kinh tế thị trường,
nhưng chỉ có một số ít nước thành công? Câu trả lời là ở tính hiệu quả của mỗi mô hình
kinh tế thị trường được chọn lựa và theo đuổi.
Tổng kết bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước OECD và các nền
kinh tế mới CNH, các mô hình kinh tế thị trường cụ thể dù có khác nhau ở điểm này điểm
khác, nhưng để có hiệu quả, các nền kinh tế này đều có các đặc điểm chung, cơ bản như
sau:
- Có tính cạnh tranh cao
- Bình đẳng trong tiếp cận gia nhập thị trường
- Sự can thiệp của chính phủ hợp lý; luật pháp (kinh tế) rõ ràng, minh bạch, có hiệu
lực.
Mỗi đặc điểm chung nêu trên lại hàm chứa trong đó nhiều nội dung, đã được nhiều
tài liệu phân tích sâu sắc cả về khía cạnh học thuật lẫn thực tiễn.
Các nền kinh tế chậm phát triển ngày nay có thể lựa chọn và/hoặc sáng tạo ra các
mô hình phát triển kinh tế. Với họ, nếu có “lợi thế của người đi sau” thì lợi thế ấy là có
khả năng học hỏi và bắt chước (có sáng tạo) cái hay của người đi trước, cũng đồng thời có
cơ hội tránh được cái sai của người đi trước. Thực tế phát triển kinh tế thế giới nói chung,
các nền kinh tế OECD và NIEs nói riêng, cho thấy các nước kinh tế thị trường phát triển

nhất thế giới ngày nay không phải không có thất bại (không hiệu quả hoặc suy thoái), thậm
chí là rất nặng nề, nhưng việc họ trở thành OECD và NIEs chứng minh rằng, không phải
mô hình tổng quát mà họ theo đuổi bị thất bại, mà chỉ bị thất bại mỗi khi trong các nền
kinh tế ấy không đảm bảo được 3 đặc điểm chung nêu trên.
Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Việt Nam xây dựng tuy còn
nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, nhưng nguyên tắc thị trường của hoạt động kinh tế
thì cần được khẳng định như một trong những kết luận lý luận đã được thực tiễn kiểm
định. Vì vậy, về mặt ý thức hệ, chúng ta vẫn có đủ căn cứ vững chắc để giương cao ngọn
cờ CNXH, nhưng không vì thế mà không sử dụng những tri thức mang tính công cụ mà
loài người đã mất bao mồ hôi của biết bao thế hệ mới tích lũy được. Phát triển cùng thời
đại là theo kịp bước tiến của thời đại về tư duy, về tri thức, là tiếp thu tinh hoa văn hóa tri
thức của nhân loại, đồng thời đóng góp tri thức, văn hóa Việt Nam vào sự phát triển văn
minh nhân loại.
3.3. Phát triển có hiệu suất
Muốn phát triển phải có nguồn lực. Nguồn lực có thể của ta tự có (đất đai, tài
nguyên, con người, vốn liếng), có thể vay mượn từ bên ngoài, có thể do người nước ngoài
mang đến làm ăn ở nước ta (kết hợp nguồn lực bên trong với nguồn lực bên ngoài). Trong
kinh tế học, nguồn lực bao giờ cũng khan hiếm, hữu hạn. Vì vậy, sử dụng nguồn lực để
24


phát triển phải đảm bảo sao cho có hiệu suất cao nhất: mỗi đơn vị giá trị sử dụng ở đầu ra
của sản phẩm tiêu tốn ít nhất các nguồn lực ở đầu vào để tạo ra nó.
Thực tế cho thấy rằng, có những nền kinh tế đã có được sự khởi đầu khá ấn tượng
(tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sự gia tăng của sản xuất công nghiệp cao, đời sống của
dân cư được cải thiện rõ rệt, xã hội và chính trị ổn định...), nhưng thời gian duy trì lại
không được bao lâu. Sau một thời gian ngắn ngủi, nền kinh tế tỏ ra “hụt hơi”, “mất đà”,
tốc độ tăng trưởng chậm dần, thậm chí chuyển sang suy thoái và rơi vào trạng thái thiểu
năng. Đó là tình trạng phát triển không hiệu quả và không bền vững. Một trong những
điểm cốt lõi của trạng huống này là nền kinh tế đã tăng trưởng không phải dựa trên tăng

năng suất.
“Phát triển và phát triển có hiệu suất là hai khái niệm khác nhau. Nếu lợi tức quốc
dân hoặc tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính trên đầu người tăng liên tục trong một thời
gian tương đối dài và trong quá trình đó có sự chuyển dịch cơ cấu đáng kể thì có thể gọi đó
là một nền kinh tế phát triển. Trong quá trình đó, tư bản được tích luỹ, đất đai, tài nguyên
được khai khẩn thêm và đưa vào sử dụng, lao động được động viên ngày càng nhiều vào
các lĩnh vực sản xuất. Ngoài ra, các yếu tố sản xuất này cũng được di chuyển từ các ngành
có năng suất thấp như nông nghiệp, sang các ngành có năng suất cao hơn như công
nghiệp, dịch vụ, gây ra sự chuyển dịch cơ cấu của GDP và các mặt khác của nền kinh tế.
Đó là hiện tượng phát triển và sự phát triển này là quá trình mà GDP hoặc sản
lượng (output) tăng nhờ động viên ngày càng nhiều các yếu tố sản xuất (input). Tuy nhiên
nếu nội dung phát triển chỉ có vậy thì chưa thể gọi là một nền kinh tế phát triển có hiệu
suất. Nền kinh tế được xem là phát triển có hiệu suất khi độ gia tăng của nó nhiều hơn là
tổng phần tăng đầu vào, tức các yếu tố sản xuất. Phần nhiều hơn đó có được do áp dụng
ngày càng nhiều các tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức quản lý kinh doanh, tư bản và
tài nguyên dùng có hiệu suất hơn và trình độ lao động ngày càng cao hơn nhờ đẩy mạnh
giáo dục và đào tạo.... Trong phương pháp tính toán về sự tăng trưởng (growth accounting)
phần còn lại này được gọi là năng suất tổng hợp của tất cả các yếu tố sản xuất (Total
Factor Productivity – TFP)”. (Trần Văn Thọ: Công nghiệp hoá Việt Nam trong thời đại
châu Á - Thái Bình Dương. NXB Thành phố Hồ chí Minh – Thời báo Kinh tế Sài Gòn –
VAPEC, 1997; tr. 60-61).
Vấn đề có hiệu suất không chỉ là yêu cầu mang tính kinh tế của sự phát triển. Nó
còn là vấn đề thuộc về bản chất của phát triển bền vững, tức mối quan hệ giữa phát triển
kinh tế và con người với các nguồn tài nguyên và môi trường thiên nhiên. Vấn đề nguy cơ
cạn kiệt các nguồn tài nguyên đã có những cảnh báo từ rất sớm, nhưng có lẽ mãi đến đầu
thập kỷ 1980, khi mà Câu lạc bộ Roma đưa ra những thông tin và cách nhìn mới về sự cạn
kiệt các nguồn tài nguyên, nhất là các loại tài nguyên không có khả năng tái tạo như nhiên
liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ), các loại quặng kim loại..., cùng với diễn biến của những
cuộc khủng dầu mỏ mà điển hình là cuộc khủng dầu mỏ hồi 1974-1975, đã khiến cho dấu
ấn về nỗi ám ảnh của nguy cơ môi trường bị xuống cấp ngày càng trở nên mạnh mẽ. Và

cho dù đây đó đã có nhiều tổ chức, chính phủ có những hành động thiết thực liên quan đến
25


×