Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại cho sầu riêng măng cụt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 20 trang )

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI
CHO SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
MÃ SỐ: MĐ 06
NGHỀ: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
Trình độ: Sơ cấp nghề


2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ06


3

LỜI GIỚI THIỆU
Bộ giáo trình của nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt” trình độ sơ cấp nghề có
07 mô đun. Một trong những mô đun đó là “Phòng trừ dịch hại”. Nội dung của mô
đun hướng dẫn thực hiện các công việc như: Nhận dạng các loại cỏ dại thường mọc
trong vườn sầu riêng, măng cụt. Xác định triệu chứng gây hại của các loại sâu,


bệnh hại và áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây sầu riêng,
măng cụt.
Quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT; Sự hợp tác, giúp đỡ
của các nhà khoa học, các cơ sở, các nông dân sản xuất sầu riêng, măng cụt giỏi;
Sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà giáo, để chúng tôi xây dựng chương
trình và biên soạn giáo trình. Toàn bộ mô đun được phân bố giảng dạy trong 07 bài
như sau:
Bài 1. Phòng trừ cỏ dại hại sầu riêng, măng cụt
Bài 2. Phòng trừ sâu hại sầu riêng
Bài 3. Phòng trừ sâu hại măng cụt
Bài 4. Phòng trừ bệnh hại sầu riêng
Bài 5. Phòng trừ bệnh hại măng cụt
Bài 6. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Bài 7. Phòng trừ dịch hại tổng hợp
Các bài trong mô đun có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tạo điều kiện cho
người học thực hiện được mục tiêu học tập và áp dụng vào thực tế trồng sầu riêng,
măng cụt tại cơ sở. Mô đun này liên quan mật thiết với các mô đun: Chuẩn bị trước
khi trồng; Chuẩn bị cây giống, Trồng cây sầu riêng/măng cụt, Chăm sóc, Thu hoạch
và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt.
Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức giảng
dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng trong quá trình
dạy học.
Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng
chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động
trực tiếp trong lĩnh vực trồng sầu riêng, măng cụt để chương trình, giáo trình được điều
chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng
được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.
Xin chân thành cảm ơn!



4

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU …..............................................................................

3

Mô đun: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI CHO SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT

7

Bài 1. Phòng trừ cỏ dại hại cho sầu riêng, măng cụt ….......................

7

A. Nội dung .............................................................................................

8

1.1. Khái niệm và tác hại của cỏ dại …………………….

8

1.2. Xác định loại cỏ dại trong vườn sầu riêng, măng cụt ………...


10

1.3. Xác định các thời điểm làm cỏ ……………………………….

11

1.4. Phòng cỏ dại trong vườn sầu riêng, măng cụt ………………..

12

1.5. Trừ cỏ dại trong vườn sầu riêng, măng cụt …………………..

13

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ………………………………………

16

C. Ghi nhớ ……………………………………………………………..

17

Bài 2. Phòng trừ sâu hại sầu riêng ………………………

18

A. Nội dung …………………………………………………………….

18


2.1. Khái niệm …………………………………………………..

18

2.2. Đặc điểm chung ……………………………………………..

19

2.3. Phòng trừ xén tóc hại sầu riêng ................................................

19

2.4. Phòng trừ rầy nhảy hại sầu riêng ..............................................

21

2.5. Phòng trừ rệp sáp phấn hại sầu riêng .......................................

22

2.6. Phòng trừ sâu đục cành ………………………………………

24

2.7. Phòng trừ sâu đục quả ………………………………………..

25

2.8. Phòng trừ nhện đỏ hại sầu riêng ……………………………...


27

2.9. Phòng trừ sâu ăn bông sầu riêng ……………………………..

27

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ………………………………………

29

C. Ghi nhớ ..............................................................................................

30

Bài 3. Phòng trừ sâu hại măng cụt .......................................................

31

A. Nội dung .............................................................................................

31


5

3.1. Phòng trừ rệp dính hại măng cụt ..............................................

31


3.2. Phòng trừ bọ trĩ hại măng cụt ...................................................

32

3.3. Phòng trừ sâu vẽ bùa ................................................................

33

3.4. Phòng trừ nhện đỏ hại măng cụt ...............................................

34

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................

35

C. Ghi nhớ ..............................................................................................

36

Bài 4. Phòng trừ dịch bệnh hại sầu riêng ……………………………

37

A. Nội dung …………………………………………………………….

37

4.1. Phòng trừ bệnh xì mủ ...............................................................


37

4.2. Phòng trừ bệnh cháy lá chết đọt ……………………………...

40

4.3. Phòng trừ bệnh thán thư ……………………………………...

41

4.4. Phòng trừ bệnh đốm rong .........................................................

42

4.5. Phòng trừ bệnh thối hoa ...........................................................

43

4.6. Phòng trừ bệnh thối quả ...........................................................

44

4.7. Phòng trừ bệnh đốm hồng ........................................................

44

4.8. Bệnh thối rễ ..............................................................................

45


B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................

45

C. Ghi nhớ ..............................................................................................

46

Bài 5. Phòng trừ bệnh hại măng cụt .....................................................

47

A. Nội dung .............................................................................................

47

5.1. Phòng trừ bệnh chết nhánh măng cụt .......................................

47

5.2. Phòng trừ bệnh đốm lá .............................................................

48

5.3. Phòng trừ bệnh đốm rong .........................................................

49

5.4. Phòng trừ thán thư ....................................................................


50

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................

51

C. Ghi nhớ ..............................................................................................

52

Bài 6. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu qủa ……………

53

A. Nội dung .............................................................................................

53


6

6.1. Giới thiệu về thuốc bảo vệ thực vật ..........................................

53

6.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng ...........

56

6.3. Xác định các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc BVTV .....


57

6.4. Vệ sinh sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ........................

64

6.5. Sơ cứu .......................................................................................

65

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................

67

C. Ghi nhớ ..............................................................................................

68

Bài 7. Phòng trừ dịch hại tổng hợp........................................................

69

A. Nội dung .............................................................................................

69

7.1. Biện pháp chọn giống ...............................................................

69


7.2. Áp dụng biện pháp canh tác .....................................................

69

7.3. Áp dụng biện pháp chọn sinh học ............................................

70

7.4. Áp dụng biện pháp cơ lý ..........................................................

70

7.5. Áp dụng biện pháp hóa học ......................................................

71

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................

71

C. Ghi nhớ ..............................................................................................

71

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN .................................................

72

I. Vị trí, tính chất của mô đun .................................................................


72

II. Mục tiêu ..............................................................................................

72

III. Nội dung chính của mô đun ..............................................................

72

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài tập thực hành …………………...

73

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ………………………………..

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................

78

Danh sách ban chủ nhiệm; Hội đồng nghiệm thu....................................

79


7


MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI
Mã mô đun: MĐ 06
Giới thiệu mô đun:
Mô đun “Phòng trừ dịch hại” có thời gian đào tạo là 86 giờ trong đó có 14
giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người
học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: Xác định các loại cỏ dại
thường mọc trong vườn sầu riêng, măng cụt. Xác định triệu chứng gây hại của các
loại sâu, bệnh thường gặp trong vườn sầu riêng, măng cụt và áp dụng biện pháp
phòng trừ dịch hại tổng hợp để cây sầu riêng, măng cụt sinh trưởng, phát triển
thuận lợi, cho năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao và góp phần phát
triển nền nông nghiệp bền vững theo hướng GAP.
Mô đun bao gồm 7 bài học, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giới thiệu
kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và ghi nhớ.
Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết về nguồn lực
cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiến hành, thời gian, tiêu
chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bài tập.


8

BÀI 1. PHÒNG TRỪ CỎ DẠI HẠI SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
Mã bài: MĐ 06-01

Giới thiệu
Cỏ dại là một đối tượng gây hại khá quan trọng trên vườn trồng sầu riêng,
măng cụt, nó cạnh tranh về dinh dưỡng và là nơi cư trú của nhiều dịch hại gây hại
cho cây. Để quản lý tốt đối tượng này cần nhận dạng đúng nhóm cỏ và có biện
pháp phòng trừ thích hợp.

Mục tiêu

- Phân loại được các nhóm cỏ dại;
- Nhận dạng đúng loại cỏ dại trong vườn sầu riêng, măng cụt;
- Xác định được thời điểm phù hợp để làm cỏ cho sầu riêng, măng cụt;
- Lựa chọn được phương pháp làm cỏ thích hợp cho sầu riêng, măng cụt;
- Làm được cỏ cho sầu riêng, măng cụt bằng cả phương pháp thủ công, cơ giới
và dùng thuốc hóa học.
A. Nội dung
1. Khái niệm và tác hại của cỏ dại
1.1. Khái niệm
Cỏ dại là những loài thực vật mọc ở những nơi và vào những thời điểm mà
con người không mong muốn.
Cỏ dại rất đa dạng về loài và mật độ. Trên đất trồng cây ăn trái, ngoài những
cỏ thông thường như cỏ lồng vực cạn, cỏ chác, cỏ lác rận, rau mương, cỏ tranh, ...
còn có những loại cỏ thân ngầm như cỏ cú, loài sinh sản vô tính mạnh như cỏ chỉ
và nhiều loài cỏ khó diệt khác.
1.2. Tác hại
Làm giảm năng suất và phẩm chất nông sản do chúng cạnh tranh ánh sáng,
dinh dưỡng và nước với cây trồng.
Một số loài cỏ dại là nơi cư trú hoặc ký chủ của sâu hại và vi sinh vật gây
bệnh cho cây trồng;


9

Cỏ lẫn vào trong sản phẩm cây trồng, trong hạt giống làm giảm giá trị hàng
hóa; gây khó khăn cho canh tác, tăng chi phí sản xuất.
1.3. Phân nhóm cỏ dại
a. Theo điều kiện sống
Đó là sự phân loại dựa vào điều kiện sinh sống của cây cỏ như cỏ chịu hạn,
chịu mặn, ưa nước, chịu phèn, …

b. Theo chu kỳ sống
Cỏ được chia làm hai nhóm là cỏ hàng năm và cỏ lâu năm.
+ Cỏ hàng năm: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm ra
hoa tạo hạt) trong một năm. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn
thành vòng đời của chúng. Ví dụ như cỏ cỏ chác, cỏ lác, lồng vực, đuôi phụng,…
+ Cỏ lâu năm: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất khó
diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng
sinh sản vô tính mạnh. Ví dụ như cỏ tranh, cỏ cú, cỏ gấu.
c. Theo số lá mầm
- Cỏ 1 lá mầm: Lá hẹp dài, gân lá song song, thân tròn, rỗng, lá mọc đứng và
mọc thành 2 hàng dọc theo thân: Cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ túc; hoặc một số
khác có lá mọc thành 3 hàng dọc theo thân, thân thường cứng và có 3 cạnh: Cỏ
cháo, cỏ chác, cỏ lác rận (u du), lác vuông, lác hến, cỏ năng…
- Cỏ hai lá mầm: Lá thường rộng, đa dạng, gân lá sắp xếp theo nhiều cách
khác nhau nhưng không song song như : Cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao, rau
bợ, cỏ vẩy ốc, cỏ đồng tiền… .
d. Theo đặc điểm hình thái
- Nhóm cỏ hòa bản: Lá hẹp dài,
gân lá song song, thân tròn, rỗng, lá
mọc đứng và mọc thành 2 hàng dọc
theo thân (hình 6.1.1).
Một số loại thuộc nhóm hòa bản:
Cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ túc, cỏ
chỉ, cỏ mần trầu, cỏ gà, cỏ cú …
Hình 6.1.1. Cỏ nhóm hòa bản


10

- Nhóm cỏ chác lác: Lá mọc

thành 3 hàng dọc theo thân, thân
thường cứng và có 3 cạnh hoặc tròn
(hình 6.1.2).
Một số loại thuộc nhóm chác lác:
Cỏ cháo, cỏ chác, cỏ lác rận (u du), lác
vuông, lác hến, cỏ năng, …
Hình 6.1.2. Cỏ nhóm chác lác
- Nhóm cỏ lá rộng: Lá thường
rộng, đa dạng, gân lá sắp xếp theo
nhiều cách khác nhau nhưng không
song song (hình 6.1.3).
Một số loại thuộc nhóm lá rộng:
Cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao,
rau bợ, cỏ vẩy ốc, cỏ đồng tiền, …

Hình 6.1.3. Cỏ nhóm lá rộng
2. Xác định loại cỏ dại trong vườn sầu riêng, măng cụt
Bước 1: Thăm đồng thường xuyên
Khi phát hiện có cỏ dại trên vườn, cần quan sát xem đó là loại cỏ nào.
Bước 2: Đối chiếu với mô tả và hình ảnh của cỏ dại.
a. Cỏ chỉ
Thuộc nhóm cỏ đa niên có căn
hành và chồi dài.
Thân mảnh. Phiến lá hẹp, mép lá
hơi nhám.
Phát hoa có 3 -7 gié xuất phát từ 1
điểm (hình 6.1.4).
Hình 6.1.4. Cỏ chỉ



11

b. Cỏ tranh
Cỏ nhóm đa niên. Thân đứng và
có lông ở mắt.
Phiến lá màu xanh, mép có lông.
Bông đứng và có nhiều lông tơ
trắng (hình 6.1.5).
Hạt nhỏ có nhiều lông nhỏ và dài.
Cỏ sinh bằng thân ngầm và hạt.
Hình 6.1.5. Cỏ tranh
c. Cỏ cú
Cỏ đa niên. Thân mọc đơn độc từ
căn hành dưới mặt đất.
Thân thẳng, láng, có ba cạnh và
không phân nhánh.
Lá hẹp, ngắn hơn thân (hình 6.1.6).
Phát hoa nhỏ và có nhiều gié.

Hình 6.1.6. Cỏ gấu (cỏ cú)
d. Cỏ lạc hoa vàng (lạc dại)
Thuộc nhóm cây họ đậu. Mọc
trong đất tạo thành thảm dày 20-30 cm.
Thân dạng bụi, đứng. Lá dạng
hình bầu dục dài và nhẵn (hình 6.1.7).
Hoa màu vàng nằm trên thân.
Quả được hình thành trong đất.
Hình 6.1.7. Cỏ lạc hoa vàng



12

h. Rau trai (thài lài)
Thân dạng bò hoặc đứng, phân
cành và không có lông.
Lá thẳng, thon dài và có lông ở
bìa (hình 6.1.8).
Hoa có cuống dài và rìa lá bắc
không đều.
Hình 6.1.8. Rau trai
Bước 3: Nhận dạng loại cỏ dại
So sánh kỹ đặc điểm của các bộ phận cây cỏ trên vườn, sau đó xác định đúng
tên loại cỏ dại.
3. Xác định các thời điểm làm cỏ
Dựa vào các giai đoạn phát triển của cây.
- Giai đoạn cây con: Ở giai đoạn này các loại cỏ dại và các loại cỏ dạng dây
leo phát triển rất mạnh, vì đất còn trống nhiều. Cây cỏ sẽ cạnh tranh ánh sáng và
dinh dưỡng với cây, ảnh hưởng đến quang hợp và sự phát triển của cây.
- Giai đoạn cây trưởng thành và cho trái: Cây có bộ tán lớn, cỏ dại đa số phát
triển ở phía dưới tán cây, lúc này chỉ diệt trừ một số loại cỏ cạnh tranh nước, dinh
dưỡng và là nơi cư trú của dịch hại như cỏ chỉ, cỏ cú, cỏ tranh, cây sậy.
Dựa vào điều kiện thời tiết trong năm.
- Vào mùa nắng: Diệt cỏ trong vườn ở những vùng thiếu nước để tránh sự
cạnh tranh về nước của cây cỏ đối với cây trồng.
- Vào mùa mưa: Không nên diệt sạch cỏ vì cỏ làm cho đất đuợc thông thoáng
và hạn chế sói mòn đất.
4. Phòng cỏ dại trong vườn sầu riêng, măng cụt
4.1. Trồng xen
Bước 1: Chọn cây trồng xen
Cây trồng xen phải có đặc điểm: Nhanh cho thu hoạch, chịu bóng, thấp cây,

bộ rễ phát triển không quá mạnh.
Không trồng xen các loại cây sau: Đu đủ, ca cao trên vườn sầu riêng vì các
cây này cùng là ký chủ của nấm phytophthora spp, gây bệnh xì mủ, thối rễ, thối trái
trên sầu riêng


13

Bước 2. Thời điểm trồng
Giai đoạn cây chưa giáp tán: Cây trồng xen được trồng để tận dụng không
gian vào những năm đầu khi cây trồng chính chưa giáp tán.
Bước 3. Trồng cây trồng xen
Cây trồng xen có tác dụng hạn chế cỏ dại và giúp tăng thêm lợi nhuận trồng
trọt trên cùng diện tích đất. Ngoài ra còn hạn chế sói mòn.

Trồng xen cây bắp trong vườn
cây sầu riêng (hình 6.1.9).
Cây bắp có thời gian phát triển
ngắn, nhanh cho thu hoạch.

Hình 6.1.9. Trồng xen sầu riêng với bắp
Trồng xen cây măng cụt với
cây sầu riêng (hình 6.1.10).
Măng cụt là cây ưa mát, trồng
xen với măng cụt để tăng hiệu quả
kinh tế trên một diện tích.

Hình 6.1.10. Vườn sầu riêng xen măng cụt

Trồng xen cà phê với sầu riêng

(hình 6.1.11) ở miền Đông Nam Bộ

Hình 6.1.11. Trồng xen sầu riêng với cà phê


14

4.2. Che phủ
Bước 1: Chọn cây trồng che phủ
Loại cây trồng xen cần có một số đặc tính giúp bề mặt đất vườn cây ăn quả ít
bị xói mòn, không bị chai cứng, giảm độ phì thấp nhất và cung cấp chất hữu cơ cho
vườn để tăng độ phì của đất.
Một số loại cây cỏ trồng để che phủ đất như cây lạc dại, đậu lông, muồng hoa
vàng, cỏ ba lá, cỏ đuôi trâu, cỏ voi, …
Bước 2. Thời điểm trồng
Có thể trồng cây cỏ che phủ đất ở mọi giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây
trồng chính.
Bước 3. Trồng cây che phủ (hình 6.1.12)

Hình 6.1.12. Trồng cây che phủ
5. Trừ cỏ dại trong vườn sầu riêng, măng cụt
5.1. Trừ cỏ dại bằng phương pháp thủ công
Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong vườn cây ăn trái vì không
làm ảnh hưởng đến cây trồng.
Làm cỏ ở các thời điểm phát triển của cây trồng, tuy thường áp dụng ở giai
đoạn cây con.


15


Sử dụng dao để chặt cỏ trong
vườn (hình 6.1.13)

Hình 6.1.13. Làm cỏ bằng dao

Sử dụng cuốc (hình 6.1.14) hoặc
lưỡi hái để làm cỏ.

Hình 6.1.14. Làm cỏ bằng cuốc
5.2. Trừ cỏ dại bằng phương pháp cơ giới

Sử dụng máy cắt cỏ đế làm cỏ
trong vườn (hình 6.1.15).
Phương pháp này tiết kiệm được
chi phí và có thể làm trên mọi giai
đoạn phát triển của cây.

Hình 6.1.15. Làm cỏ bằng máy

5.3. Trừ cỏ dại bằng thuốc hóa học: Phương pháp sử dụng thuốc hóa học
giúp trừ cỏ hoàn toàn, chi phí thấp và nhược điểm là ảnh đến hệ vi sinh vật trong đất,


16

gây ô nhiễm môi trường. Tuy trên vườn cây ăn trái có một số loại cỏ sinh sản và phát
triển rất nhanh như cỏ cú, cỏ chỉ và cỏ tranh nên cần sử dụng thuốc để diệt trừ.
Có thể sử dụng bình phun máy hoặc
bình gạt để phun thuốc cỏ (hình
6.1.16).

Để hạn chế thuốc tiếp xúc với các
bộ phận của cây, dung chai nước cắt ra
và lặp vào vòi phun.
Hình 6.1.16. Phun thuốc cỏ trên vườn
Thuốc trừ cỏ trên vườn cây ăn trái có hai loại là loại có tác động tiếp xúc và
loại thuốc có tác động lưu dẫn.
- Thuốc tiếp xúc (hoạt chất
paraquat) như Gramoxone (hình 6.1.17)
Thuốc chỉ diệt được phần xanh của
cỏ trên mặt đất không ảnh hưởng đến
hệ thống rễ nên chống được xói mòn,
bảo vệ đất. Có thể phun vào gốc cây để
diệt địa y, rong rêu bám trên gốc cây.
Tránh phun vào phần xanh của cây
trồng
Hình 6.1.17. Thuốc Gramoxone
- Thuốc lưu dẫn (hoạt chất
Glyphosate) như Glyphosan 480DD
(hình 6.1.18).
Khi phun xịt lên lá, lá cây cỏ sẽ
hấp thu và lưu dẫn xuống đất làm thối
rễ và cây cỏ chết.
Hình 6.1.18. Thuốc Glyphosan 480DD


17

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
Câu 1. Phân loại cỏ dại theo đặc điểm hình thái gồm các nhóm:

a. Nhóm hòa bản, nhóm lá rộng, nhóm chác lác
b. Cỏ một lá mầm và cỏ hai lá mầm
c. Nhóm cỏ hòa bản và nhóm lá hẹp
d. Cả a, b, c đều sai
Câu 2. Các biện pháp phòng trừ cỏ dại trên vườn?
a. Làm bằng tay, bằng dao, bằng máy cắt cỏ, phun thuốc
b. Làm bằng thủ công, bằng máy cắt cỏ, phun thuốc
c. Làm bằng thủ công, bằng máy cắt cỏ, phun thuốc trừ cỏ
d. Cả a, b, c
Câu 3. Loại cây không trồng xen trên vườn cây sầu riêng?
a. Dừa, mít
b. Đu đủ, ca cao
c. Nhãn, măng cụt
d. Cả a, b, c đều sai
Câu 4. Thuốc trừ cỏ tiếp xúc, khi phun sẽ xâm nhập qua bộ phận nào của cây
cỏ?
a. Phần xanh
b. Các bộ phận của cây
c. Lá và thân
d. Cả a, b, c


18

2. Các bài thực hành
2.1. Bài thực hành 6.1.1: Nhận dạng 5 loại cỏ dại trên vườn sầu riêng,
măng cụt.
- Mục tiêu: Nhận dạng đúng 5 loại cỏ dại thường mọc trong vườn sầu riêng,
măng cụt như: cỏ tranh,
- Nguồn lực: Vườn cây sầu riêng, măng cụt đang có 5 loại cỏ dại và 5 mẫu

cỏ dại.
- Cách thức: Chia lớp học thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 học viên.
- Thời gian hoàn thành: 25 phút/một nhóm.
- Kết quả cần đạt được: Học viên mô tả và nhận dạng đúng 5 loại cỏ dại đã
quan sát được.
2.2. Bài thực hành 6.1.2: Chọn lựa phương pháp trừ cỏ trên vườn sầu
riêng, măng cụt.
- Mục tiêu: Học viên chọn lựa được phương pháp trừ cỏ trên vườn sầu riêng,
măng cụt.
- Nguồn lực: Vườn sầu riêng, măng cụt ở các giai đoạn cây con và trưởng
thành có xuất hiện cỏ dại.
- Cách thức: Chia lớp học thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 học viên.
- Thời gian hoàn thành: 20 phút/một nhóm.
- Kết quả cần đạt được: Học viên lựa chọn được các biện pháp phòng trừ cỏ
dại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây sầu riêng, măng cụt.
C. Ghi nhớ:
- Đặc điểm của các loại cỏ dại trên vườn cây ăn trái
- Các loại cây trồng xen
- Chọn lựa thuốc trừ cỏ trên vườn cây sầu riêng ,măng cụt


19

Bài 2: PHÒNG TRỪ SÂU (CÔN TRÙNG) HẠI SẦU RIÊNG
Mã bài: MĐ 06-02
Giới thiệu: Côn trùng là đối tượng gây hại quan trọng trên cây sầu riêng, nó
có thể cản trở sự sinh trưởng phát triển của cây, làm giảm năng suất khi thu hoạch
và ảnh hưởng đến chất lượng trái dẫn đến tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận.
Vì vậy, để quản lý tốt đối tượng này cần nhận dạng đúng loại sâu hại và có biện
pháp phòng trừ thích hợp.

Mục tiêu:
- Xác định đúng các loại sâu hại như: Xén tóc đục thân; sâu đục cành; rầy nhảy;
rệp sáp, sâu đục quả; nhện đỏ; sâu ăn bông, hại sầu riêng;
- Miêu tả dúng các triệu chứng gây hại của một số loại sâu hại trên cây sầu
riêng;
- Lựa chọn được biện pháp phòng trừ sâu hại phù hợp và đạt hiệu quả cao;
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại sầu riêng theo
nguyên tắc 4 đúng;
- Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, đảm bảo an
toàn cho người thực hiện, người sử dụng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và
bảo nền nông nghiệp bền vững.
A. Nội dung
1. Khái niệm

Hình 6.2.1: Các lớp thuộc ngành chân khớp
Côn trùng là loài động vật thuộc ngành động vật chân khớp (Arthroppoda),
ngành này là những động vật không xương sống, cơ thể chia đốt và được bao bọc
bởi kitin, và chúng lớn lên bằng cách lột xác (hình 6.2.1).


20

2. Đặc điểm chung của côn trùng

Cơ thể côn trùng được chia làm
ba phần là đầu, ngực và bụng (hình
6.2.2) và được bao bọc bên ngoài bởi
một lớp da cứng chắc bằng kitin.

Hình 6.2.2. Cơ thể côn trùng

( Theo Lawrence J.F, E.S. Niclsen, I.M.
Mackerras, 1991)

Là loài động vật không xương sống và gia tăng kích thước và trọng lượng cơ
thể bằng cách lột xác.
Thuộc nhóm động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể có thể thay đổi theo sự thay
đổi nhiệt độ môi trường. Khi gặp điều kiện khí hậu bất lợi, chúng chuyển sang giai
đoạn bất dục. Vì vậy, chúng có thể sống trong các điều kiện môi trường bất lợi.
Côn trùng có kích thước nhỏ và khả năng sinh sản rất cao.
3. Phòng trừ xén tóc hại sầu riêng
3.1. Đặc điểm của xén tóc

Cơ thể lớn, dài và có dạng hình
ống (hình 6.2.3).
Cặp cánh trước bằng sừng cứng,
cặp cánh sau bằng màng mềm.
Râu đầu cứng và dài hơn chiều dài
của thân.

Hình 6.2.3. Trưởng thành xén tóc



×