Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Định hướng phát triển quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.18 MB, 55 trang )

Định hướng phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Nick: ngo_anhvu2000


Các OSFIers quan tâm quy hoạch để làm gì?

1. 

Quy hoạch là ngành khoa học kém chính xác nhất
trong số những ngành khoa học kém chính xác

1. 

Đừng tin vào những gì quy hoạch gia nói: Miệng cá
chép, mép quy hoạch

2. 

Các cấp độ quy hoạch: QH Vùng (1/25.000); QH chung
(1/5.000 – 10.000); QH phân khu (1/2.000) và QH chi
tiết (1/500)

2. 

Lo cho F1 (hy sinh đời bố, củng cố đời con) - xem QH
chung; Mua đất – xem QHPK; Đền bù giải tỏa – xem
QHCT

3. 


Thời hạn QHC khoảng 5 - 10 năm; QHPK khoảng 3 – 5
năm; QHCT thích thì điều chỉnh

3. 

Mấy tháng trước trả giá hổng chịu bán, bây giờ kêu
giảm 20%: hàng ngon?

4. 

Ngoài QH xây dựng, còn có nhiều loại quy hoạch
ngành khác; Y tế, giáo dục, VH-TDTT, nghề cá, trồng
rừng phòng hộ, kinh tế - xã hội…

4. 

Quy hoạch sử dụng đất (phát triển không gian) của Xây
dựng (sở QHKT) khác với Quy hoạch (mục đích) sử
dụng đất (của Sở TNMT)

5. 

Quy hoạch là dự báo: dự báo dài hạn quá bị cho là
viễn vông, trên trời, xa rời thực tế, thiếu tính khả thi; dự
báo gần quá bị cho là tầm nhìn ngắn

5. 

Không có quy hoạch ‘treo’, chỉ có Dự án ‘treo’ Bởi vì
quy hoạch thì luôn luôn ‘treo’, nếu không ‘treo’ thì y

chang như Hiện trạng

6. 

Thông tin QH bắt buộc phải công bố (cái đã được
duyệt), còn cái chưa được duyệt thì chưa được phép
công bố

6. 

Nắm tình hình phát triển không gian đô thị, ý chí nhà
nước, chủ trương chính sách, tình hình phát triển kinh
tế (thông qua các dự án BĐS) để ‘chém gió’ trên OSFI

7. 

Quy hoạch là tổng hòa rất nhiều mối quan hệ, thông
tin, đa dạng, đa ngành, đa lãnh vực; nói chung là nhiều
‘biến’ nên kết quả chỉ tương đối.

7. 

Nên lưu ý các công trình HTKT đầu mối: Trạm XLNT,
Nghĩa trang, Khu xử lý rác tập trung, khu CN…


Kẹt xe
Ngập nước
Ô nhiễm



Đô thị hoá tại TPHCM (khu vực tập trung)
1944 - 2000

2000
Late 1980
1993

1944


Con số

- 

Hình dáng con chim đại bàng đang vươn cánh bay về
Biển Đông, trên tổng DT 2.096 km2 hoặc 209.600 ha
(62% DT Hà Nội mở rộng)

- 

Gồm 24 quận – Huyện, trong đó:
+ Nội thành gồm 13 quận (1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11,
BT, PN, TĐ, TB)
+ Nội thành phát triển gồm 6 quận (2, 7, 9, 12, TP, BT)
+ Ngoại thành gồm 5 huyện (CC, CG, NB, BC, HM)

- 

Thuộc trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam (gồm các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây
Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền
Giang; 30.412 km2)

- 

Là đô thị lớn (trong tương lai sẽ là siêu đô thị của VN
& thế giới, 10 triệu dân) hiện chưa có GTCC khối
lượng lớn (metro)

- 

GDP bình quân 2600 USD/ng (bằng 2,2 lần TB cả
nước, 80% TB của Thái Lan, 6% của Mỹ và 8% của
Nhật bản)
 

Hình ảnh


Con số

Hình ảnh

- 

Lượng rác thải 7.500 tấn mỗi ngày (khoảng 1.500 xe
tải chuyên chở, tương đương với chiều dài 40 – 50
km)


- 

Lượng nước sạch thất thoát khoảng 350.000 m3/
ngày (17.500.000 bình Lavie loại 20l, đủ cấp cho dân
số quận 2 hiện nay)

- 

Lượng xe cơ giới lưu thông trên đường khoảng
6.000.000 chiếc/ngày (diện tích TPHCM chiếm 1%
VN nhưng lượng xe cơ giới chiếm hơn 30% của cả
nước)

- 

Mực nước sông dâng 1,5-2 cm/năm trong khi độ lún
từ 2-2,5 cm/năm (20 năm chênh 80-100 cm). Nếu lún
1m, Sài Gòn ngập 20%. Trong tương lai, Bình Chánh
là khu vực duy nhất có thể thoát nước mặt ra sông

- 

Tuy chỉ chiếm 0,6% về diện tích tự nhiên, 8,56% dân
số cả nước, nhưng thành phố đóng góp 21,3% GDP
cả nước, 29,38% tổng thu ngân sách nhà nước,
22,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nhưng chỉ được
giữ lại 23% nguồn thu (8,6% GDP) để tái đầu tư.

- 


TP hiện có khoảng 500 đồ án QHCT (UB quận –
huyện thông qua, Sở QHKT thẩm định, UBTP duyệt);
duyệt 1 đồ án/ngày thì khoảng 2 năm mới xong


Quá trình đô thị hoá gần đây (1998-2010)

Đô thị hoá gần đây diễn ra tập trung xung quanh các
khu vực tạo ra công ăn việc làm (khu vực sản xuất),
dẫn đến đô thị hoá nhanh chóng, kéo dịch TPHCM ra
thêm một trục phát triển mới (chưa nhìn thấy trong đồ
án năm 1998) về phía Tây - Tây Nam.
THỰC TẾ CHO THẤY KHU VỰC PHÁT TRIỂN LAN TOẢ
(TỰ NHIÊN) CÓ CAO ĐỘ +1-2M & THỜI GIAN DI
CHUYỂN TRONG KHOẢNG 30-60 PHÚT
 
ĐỀ XUẤT NHẤN MẠNH ĐẾN VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ TỪ CÔNG NGHIỆP SANG TMDV; HOÀN
THIỆN MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG VÀ TẠO RA VIỆC LÀM
– NÂNG CẤP TIỆN NGHI & CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG

14,000
12,000
10,000
8,000
6,000
4,000

Binh  Chanh


Can-‐‑‒ gio

Hoc  Moc

Phu  Nhan

Go  vap

Thu  Duc

Tan  Phu

Tan  Binh

Cu  chi

Binh  Tan

D12

Binh  Thanh

D11

D9

D6

D7


D5

D8

D2

D4

D10

0

D3

2,000
D1

Land
price(1000V nd/m 2)

16,000


/>

Tính chất

Quan điểm phát triển

- 


Là đô thị ĐẶC BIỆT

- 

- 

Trung tâm kinh tế lớn về KINH TẾ - VĂN HOÁ –
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO – KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ

Phát huy vai trò của Thành phố trong VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

- 

Hài hoà, đồng bộ giữa Xây dựng mới & Cải tạo
chỉnh trang; giữa Không gian đô thị với Hạ tầng
Kỹ thuật – Xã hội – Bảo vệ Môi trường

- 

Phát triển HIỆN ĐẠI – CÓ BẢN SẮC; phát huy
thế mạnh đặc thù sông nước; nâng cao CHẤT
LƯỢNG SỐNG của ngừoi dân

- 
- 

Vị trí chính trị quan trọng & Đầu mối giao lưu

quốc tế
Trung tâm CÔNG NGHIỆP – DỊCH VỤ đa lãnh
vực của KHU VỰC & ĐÔNG NAM Á


Vai trò của TPHCM trong Vùng
(kinh tế trọng điểm phía Nam)
Là trung tâm lớn về Kinh tế - Văn hoá – Giáo dục đào
tạo – Khoa học công nghệ - Thương mại dịch vụ của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh Bình
Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang.
Diện tích vùng: 30.412 km2

Định hướng phát triển của TPHCM phải phù hợp
với các hướng phát triển của Vùng, nhằm hỗ trợ
phát triển các đô thị vệ tinh, không phụ thuộc ranh giới
hành chính mà thiên theo các trục phát triển của
Vùng. Cụ thể:
+ Hình thành các Trung tâm tổng hợp và chuyên
ngành về TMDV – Giáo dục – Y tế KT cao – Văn hoá –
Giải trí – TDTT của Vùng
+ Phát triển CN sạch không ô nhiễm - hiện đại – hàm
lượng chất xám cao và giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít
lao động phổ thông
+ Phát triển hệ thống Giao thông liên kết với Vùng,
khu vực và quốc tế


Đô thị vệ tinh của TPHCM (theo QH vùng)


- Đô thị vệ tinh độc lập: bao gồm TP Biên Hòa, TP Thủ
Dầu Một.
- Đô thị vệ tinh phụ thuộc: Đô thị mới Nhơn Trạch, Tam
Phước (tỉnh Đồng Nai), các đô thị mới Hiệp Phước, Tây
- Bắc (huyện Củ Chi, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh).
- Đô thị đối trọng gồm:
+ phía Đông- Nam: Các đô thị thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị quốc lộ 51.
+ phía Đông: Các đô thị thuộc tỉnh Đồng Nai nằm trên
trục hành lang quốc lộ 1A.
+ phía Bắc: Các đô thị thuộc tỉnh Bình Phước nằm trên
trục hành lang kinh tế đô thị dọc Quốc lộ 13.
+ phía Tây-Bắc: Các đô thị thuộc tỉnh Tây Ninh nằm trên
trục hành lang kinh tế đô thị dọc quốc lộ 22 (đường
Xuyên Á).
+ phía Tây - Nam: Các đô thị thuộc tỉnh Long An, Tiền
Giang nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị quốc lộ 1A
đi Cần Thơ.

Ngoài Biên Hòa, Thủ Dầu Một cũng hot (phấn đấu trực thuộc
TW năm 2020)
 


Dự báo dân số & Phân bố dân cư

- Dân số thống kê tháng 1/4/2009 là 7.165.398 Người
- Dự báo dân số đến năm 2025 khoảng 10 triệu
người, khách vãng lai và tạm trú (dưới 6 tháng)

khoảng 2,5 triệu người; trong đó:
+ Dân số khu vực nội thành cũ khoảng 4,0 – 4,5
triệu người; Mật độ 299 ngừơi/ha
+ Dân số khu vực nội thành mới khoảng 2,9 – 2,95
triệu người; Mật độ 84 người/ha
+ Dân số ngoại thành khoảng 2,6 - 3,0 triệu người
(trong đó dân số nông thôn khoảng 0,5 triệu
người); Mật độ 17,5 người/ha


Định hướng mô hình phát triển

Tập trung (khu vực nội thành, bán kính 15 km) – Đa
cực (gồm 4 cực), cụ thể:
+ Hướng chính phía Đông: hành lang cao tốc
TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và dọc XLHN: phát
triển các khu đô thị mới có mật độ xây dựng cao, đồng
bộ về hạ tầng XH & HTKT
- Hướng chính phía Nam: hành lang tuyến Nguyễn
Hữu Thọ với điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt,
nhiều sông rạch, có khả năng phát triển về quỹ đất đô
thị và điều kiện phát triển HTKT đô thị; phát huy thế
mạnh đặc thù sông nước với mật độ xây dựng thấp,
không làm giảm diện tích mặt nước.
- Hướng phụ phía Tây - Bắc: hành lang tuyến quốc
lộ 22 (xa lộ Xuyên Á) với điều kiện tự nhiên khá thuận
lợi, phát triển các khu đô thị mới, hiện đại đồng bộ về
hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Hướng phụ phía Tây, Tây - Nam: hành lang tuyến
Nguyễn Văn Linh với điều kiện địa chất thủy văn

không thuận lợi, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị
có giới hạn; mô hình phát triển theo cụm
Các bác đừng có Cứ đi đi, sẽ thành đường…
mà cứ đi theo cái đường dự thành
 


Các Trung tâm chức năng chính

Trung tâm giáo dục: ngoài Khu Đại học quốc gia TP, bố
trí thêm các trung tâm ở các khu vực, như sau:
+ Ở phía Nam, trong Khu đô thị Nam TP có 130 ha và ở
Nhà Bè có 115 ha;
+ Ở phía Tây (Bình Chánh) có khoảng 500 ha;
+ Ở phía Đông (Q.9) có khoảng 200 ha;
+ Ở phía Bắc (Củ Chi, Hóc Môn) có khoảng 600 ha.
Trung tâm Y tế kỹ thuật cao: Bên cạnh phát triển các
bệnh viện, tiếp tục xây dựng mô hình viện - trường và
các trung tâm nghiên cứu kết hợp thực nghiệm y - dược.
+ Ở phía Đông (quận 2, quận 9 và Thủ Đức) có 65 ha;
+ Ở phía Nam (Q.7, Nhà Bè, Cần Giờ) có 115 ha;
+ Ở phía Bắc (Q.12, Hóc Môn, Củ Chi) có 260 ha;
+ Ở phía Tây (Tân Phú, B/Tân, B/Chánh) có 140 ha.
Trung tâm Văn hóa - TDTT:
+ Khu lịch sử - văn hóa - dân tộc bố trí (Q.9) 395 ha;
+ Thảo cầm viên, vườn thú (Củ Chi) khoảng 485 ha;
+ Trung tâm TDTT (Rạch Chiếc, quận 2) có 220 ha;
+ Trung tâm sinh hoạt, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao
bố trí gắn với sông rạch hồ nước, không gian xanh ở các
quận mới và huyện ngoại thành (trong các đồ án 1/2000)


Nên đi loanh quanh các trung tâm (về lâu dài)
 


Phân vùng phát triển thành phố:
Gồm 6 vùng (khu vực) chính
- Vùng phát triển đô thị gồm 13 quận nội thành hiện
hữu và 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các khu đô
thị mới phát triển;
- Vùng phát triển công nghiệp được phát triển tại
các quận mới và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình
Chánh, Nhà Bè;
- Vùng sinh thái, du lịch được phát triển dọc theo
sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, khu sinh
thái rừng ngập mặn Cần Giờ…;
- Vùng nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái
được phát triển tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình
Chánh, Cần Giờ;
- Các khu dân cư nông thôn được phát triển tại một
số xã thuộc huyện Củ Chi; Hóc Môn; Bình Chánh; Nhà
Bè; Cần Giờ;
- Vùng bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ nghiêm
ngặt gồm vùng bảo tồn và phục hồi sinh thái trong khu
bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc
khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng đặc dụng phòng
hộ tại huyện Củ Chi, Bình Chánh.


Phân khu chức năng:

Khu nội thành cũ
Khu nội thành cũ: gồm 13 quận nội thành hiện hữu,
14.200 ha, 4,5 triệu người. Gồm:
+ trung tâm tổng hợp chính nằm trên địa bàn các
quận 1, quận 3, một phần quận 4, Bình Thạnh với
chức năng hành chính, văn hóa, lịch sử, du lịch và
dịch vụ đa ngành có quy mô 930 ha;
+ Khu vực cần bảo tồn di sản kiến trúc, lịch sử, cảnh
quan, tại quận 1, quận 3, một phần quận 4; khu vực
Bà Chiểu (quận Bình Thạnh); khu vực Chợ Lớn (quận
5 và quận 6) có quy mô khoảng 120 ha;
+ Các khu vực còn lại quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang
kết hợp với xây dựng mới một số ô phố theo hướng
không tăng dân số; giảm mật độ xây dựng, dành quỹ
đất phát triển các công trình phúc lợi công cộng, dịch
vụ và cây xanh, có quy mô khoảng 13.150 ha (trong
đó có khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa 400 ha).


Phân khu chức năng:
Khu nội thành phát triển
Khu nội thành phát triển: gồm 6 quận mới, 35.200
ha, khoảng 2,9 triệu người. Gồm:
+ Trung tâm tổng hợp chính mở rộng (Thủ Thiêm)
sẽ bổ sung các chức năng du lịch, dịch vụ đa ngành
cho trung tâm tổng hợp chính hiện hữu không còn khả
năng phát triển. Xây dựng một số công trình ngầm về
giao thông, công trình công cộng và bãi đỗ xe ngầm
tại một số địa điểm trong khu vực này.
+ Hướng Đông - Bắc với hạt nhân khu công nghệ

cao có quy mô 872 ha, Khu Đại học quốc gia có quy
mô 800 ha (trong đó diện tích đất thuộc thành phố Hồ
Chí Minh khoảng 200 ha), công viên văn hóa - lịch
sử - dân tộc có quy mô 395 ha và một số khu chức
năng khác, hình thành khu đô thị khoa học - công
nghệ tại quận Thủ Đức và q.9;
+ Hướng Bắc phát triển khu đô thị sinh thái kết hợp
du lịch, nghỉ dưỡng có quy mô khoảng 1.000 ha tại
quận 12;
- Hướng Tây phát triển một số khu dân cư mới thuộc
quận Bình Tân có quy mô khoảng 750 ha gắn với các
khu công nghiệp tập trung;
- Hướng Nam tập trung phát triển khu đô thị mới
Nam thành phố với quy mô khoảng 3.000 ha theo
đúng quy hoạch được phê duyệt.


Phân khu chức năng:
Khu vực ngoại thành
Khu ngoại thành: gồm 5 huyện, 160.200 ha, khoảng
2,6 triệu người, trong đó dân số nông thôn khoảng 0,5
triệu người. Gồm:
+ Các thị trấn trung tâm huyện: khoảng 5.900 ha,
330.000 người: cải tạo nâng cấp hạ tầng xã hội và
hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị;
+ Phát triển 2 khu ĐTM: Tây - Bắc (Củ Chi) 6.000 ha
và cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) 3.900 ha
+ Hướng Bắc (Hóc Môn và Củ Chi) phát triển thêm
một số khu dân cư mới gắn với khu vực thị trấn, điểm
dân cư nông thôn và các khu công nghiệp tập trung;

- Hướng Tây (Bình Chánh) và hướng Nam (Nhà Bè)
phát triển một số khu dân cư mới theo dạng cụm để
phù hợp điều kiện địa chất thủy văn không thuận lợi,
bảo vệ hệ thống sông rạch;
- Bảo vệ đất nông nghiệp 43.600 ha, tại các huyện Củ
Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ để hình
thành 3 tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh
kết hợp với đất nông nghiệp, đất dự trữ;
- Đầu tư đồng bộ các khu - cụm công nghiệp tại các
huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè


Phân khu chức năng:
Thị trấn – Khu dân cư nông thôn – Khu đô thị mới
Các thị trấn trung tâm huyện có quy mô khoảng
5.900 ha với dân số khoảng 330.000 người: cải tạo
nâng cấp hạ tầng xã hội và hoàn thiện hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đô thị theo hướng phát triển văn minh,
hiện đại, thân thiện môi trường;
Phát triển hai khu đô thị mới quy mô lớn: khu đô thị
Tây - Bắc (Củ Chi, Hóc Môn) 6.000 ha và Khu đô thị
cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) 3.900 ha (trong đó sông
rạch 1.000 ha).
Hướng Bắc thuộc địa bàn Hóc Môn và Củ Chi phát
triển thêm một số khu dân cư mới gắn với khu vực
thị trấn, điểm dân cư nông thôn và các khu công
nghiệp tập trung;
- Hướng Tây thuộc huyện Bình Chánh và hướng Nam
thuộc huyện Nhà Bè phát triển một số khu dân cư
mới theo dạng cụm để phù hợp điều kiện địa chất

thủy văn không thuận lợi, bảo vệ hệ thống sông rạch;

Bảo vệ quỹ đất của vùng nông nghiệp 43.600 ha, tại
Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ để hình
thành 3 tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh kết
hợp với đất nông nghiệp, đất dự trữ tạo không gian mở ở
khu vực phía Bắc thuộc khu vực huyện Củ Chi, Hóc Môn,
phía Tây thuộc huyện Bình Chánh và phía Nam thuộc
huyện Nhà Bè, Cần Giờ;
Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu cụm công nghiệp tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình
Chánh, Nhà Bè đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường;


Phân khu chức năng:
Khu & Cụm công nghiệp
Gồm 1 khu công nghệ cao có diện tích 872 ha; 20 khu
công nghiệp tập trung, khu chế xuất có diện tích 6.020
ha và các cụm công nghiệp địa phương (cũ và mới) có
diện tích 1.900 ha.
+ Nội thành cũ: Di dời các xí nghiệp công nghiệp gây
ô nhiễm môi trường
+ Nội thành phát triển: hạn chế phát triển công
nghiệp
+ Khu còn lại trong Thành phố: không phát triển mới
các cụm công nghiệp và có kế hoạch chuyển đổi các
cụm công nghiệp lên khu công nghiệp;


Phân khu chức năng: Hệ thống các Trung tâm


- Trung tâm tổng hợp chính của thành phố tại khu
nội thành cũ trên địa bàn quận 1, quận 3 và một phần
quận 4, Bình Thạnh có quy mô 930 ha.
- Trung tâm tổng hợp chính mới (mở rộng) khu Thủ
Thiêm, quận 2 có diện tích 737 ha;

TT
 KHU
 VỰC
 PHÍA
 BẮC
 
 
 

- Các trung tâm cấp thành phố
+ phía Đông tại phường Long Trường, quận 9 giáp với
trục cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành Dầu Giây có diện tích khoảng 280 ha;
+ phía Nam thuộc khu A của đô thị mới Nam Thành
phố có diện tích khoảng 110 ha;

TT
 THÀNH
 PHỐ
 
 

TT
 KHU
 VỰC

 PHÍA
ĐÔNG
 
 
 

+ phía Bắc thuộc khu đô thị mới Tây - Bắc có diện tích
khoảng 500 ha;
+ phía Tây khu vực giáp quốc lộ 1, xã Tân Kiên, huyện
Bình Chánh có diện tích khoảng 200 ha.
Bổ sung thêm trung tâm khu vực phụ
+ phía Bắc tại huyện Hóc Môn khoảng 50 ha
+ phía Nam tại huyện Nhà Bè có diện tích khoảng 50
ha nhằm đảm bảo bán kính phục vụ và tạo động lực
phát triển cho các khu vực này.

TT
 
 KHU
 VỰC
 PHÍA
 TÂY
 
 
 

TT
 KHU
 VỰC
 PHÍA

 NAM
 
 
 

KHU
 ĐÔ
 THỊ
 CẢNG
 HIỆP
 PHƯỚC
 
 


Phân khu chức năng: Các TT chuyên ngành
TT đào tạo đại học – nghiên cứu KH
Ngoài Khu Đại học quốc gia Thành phố, bố trí thêm
các trung tâm ở các khu vực, như sau:
+ Ở phía Nam, trong Khu đô thị Nam thành phố có
diện tích khoảng 130 ha và ở huyện Nhà Bè có diện
tích khoảng 115 ha;
+ Ở phía Tây thuộc huyện Bình Chánh có diện tích
khoảng 500 ha;
+ Ở phía Đông tại quận 9 có diện tích khoảng 200 ha;
+ Ở phía Bắc tại huyện Củ Chi, Hóc Môn có diện tích
khoảng 600 ha.


Phân khu chức năng: Các TT chuyên ngành

Hệ thống Bệnh viện & TT Y tế
Phátt triển xây dựng các bệnh viện đa khoa và chuyên
ngành tại các khu vực sau:
+ Khu vực phía Đông trên địa bàn quận 2 (khu ở VI,
Cát Lái – Bình Trưng Đông), quận 9 và Thủ Đức có
diện tích khoảng 65 ha;
+ Khu vực phía Nam trên địa bàn quận 7, huyện Nhà
Bè, Cần Giờ có diện tích khoảng 115 ha;
+ Khu vực phía Bắc trên địa bàn quận 12, huyện Hóc
Môn, Củ Chi có diện tích khoảng 260 ha;
+ Khu vực phía Tây trên địa bàn quận Tân Phú, Bình
Tân, huyện Bình Chánh có diện tích khoảng 140 ha.
Bên cạnh phát triển các bệnh viện, tiếp tục xây dựng
mô hình viện - trường và các trung tâm nghiên cứu kết
hợp thực nghiệm y - dược.


Phân khu chức năng: Các TT chuyên ngành
TT Văn hoá - TDTT
+ Khu lịch sử - văn hóa - dân tộc bố trí tại phía Bắc
quận 9 có diện tích khoảng 395 ha;
+ Thảo cầm viên, vườn thú bố trí tại huyện Củ chị có
diện tích khoảng 485 ha;
+ Trung tâm thể dục thể thao bố trí tại Rạch Chiếc,
quận 2 có diện tích khoảng 220 ha;
+ Trung tâm sinh hoạt, vui chơi, giải trí, thể dục thể
thao bố trí gắn với sông rạch hồ nước, không gian
xanh ở các quận mới và huyện ngoại thành.



Phân khu chức năng:
Cây xanh & Không gian mở
- Nội thành cũ: giữ gìn, cải tạo các khu công viên, cây
xanh hiện hữu có diện tích khoảng 200 ha. Tận dụng
quỹ đất của các cơ cở công nghiệp phải di dời để phát
triển thêm diện tích công viên, CX khoảng 250 ha;
- Bảo vệ và quản lý tốt khu dự trữ sinh quyển rừng
ngập mặn Cần Giờ 75.000 ha; rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng thuộc địa bàn huyện Bình Chánh 1.500 ha,
Củ Chi 2.250 ha;
- Bố trí trục cây xanh cảnh quan, mặt nước kết hợp du
lịch, giải trí dọc hai bên bờ sông Sài Gòn, sông Đồng
Nai và sông Nhà Bè khoảng 7.000 ha.
- Dải cây xanh dọc các sông lớn trên địa bàn các
huyện, nhiều đoạn, nhiều điểm có chiều rộng lớn, với
bề rộng từ 50-800m.
- Đầu tư để hình thành ba (03) tuyến vành đai sinh
thái với không gian xanh kết hợp với đất nông nghiệp
bề rộng 2.000 - 3.000 m. Đất dự trữ, trồng cây xanh
tạo không gian mở ở khu vực phía Bắc thuộc khu vực
huyện Củ Chi, Hóc Môn, phía Nam thuộc huyện Nhà
Bè, Cần Giờ và phía Tây thuộc huyện Bình Chánh.


×