XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRƢỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU
ThS. Triệu Yến Yến
CN. Huỳnh Thị Mỹ Trâm
TÓM TẮT
E-learning là một trong các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Bài báo
này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống E-learning Khoa Công nghệ thông tin – Trường
Đại học Bạc Liêu. Những kết quả nghiên cứu gồm: Tổng quan về hệ thống E-learning; Hệ thống quản
lý học tập và công nghệ mã nguồn mở Moodle; Ứng dụng Moodle xây dựng hệ thống E-learning Khoa
Công nghệ thông tin – Trường Đại học Bạc Liêu; Hệ thống E-learning Khoa Công nghệ thông tin –
Trường Đại học Bạc Liêu.
ASTRACT
E-learning is considered to be one of the applied information technology solutions in education.
This paper shows the results of installing an E-learning system for the Faculty of Information
Technology at Bac Lieu University. These results include: the overview of E-learning system; the
learning management system and Moodle open source technologies; the application of Moodle to
install an E-learning system for the Faculty of Information Technology at Bac Lieu University; Elearning system for the Faculty of Information Technology at Bac Lieu University.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, trong giáo dục đặc biệt là giáo dục bậc đại học và sau đại học, nếu
muốn rút ngắn khoảng cách về chất lượng đào tạo với các nước tiên tiến trên thế giới thì
việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết. E-learning là một trong các giải pháp
ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
E-learning dựa trên Internet nên cho phép sinh viên có thể học mọi lúc, mọi nơi và
chủ động trong việc lập kế hoạch học tập; cho phép giáo viên cập nhật nội dung dạy một
cách thường xuyên và có thể nắm bắt mức độ thu nhận kiến thức của người học thông qua
hệ thống tự đánh giá.
Hiện nay, Trường Đại học Bạc Liêu đang chuyển dần sang đào tạo theo học chế tín
chỉ. Với mỗi giờ lên lớp của giáo viên, sinh viên phải tự học 2 giờ. Một trong những khó
khăn của hình thức này là việc tự học của sinh viên vì các em đã quen tâm lý học thụ
động, thiếu kỹ năng tìm và sử dụng tài liệu tham khảo. Một khó khăn khác của hình thức
này là việc giáo viên thực hiện đánh giá học phần vì điểm học phần được tính từ tất cả các
điểm đánh giá bộ phận, giáo viên dễ mắc phải sai sót và kết quả đánh giá có thể không
khách quan. Ngoài ra, nhà trường cũng phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho khâu tổ
chức thi như: cung cấp giấy làm bài, photo các đề thi, …
Để góp phần giải quyết những khó khăn trên, E-learning được xem là một giải pháp
hỗ trợ phù hợp. Với những ưu điểm mà E-learning mang lại cùng với tiềm lực sẵn có như
cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khá tốt, đội ngũ giáo viên và sinh viên quen với ứng
dụng công nghệ thông tin nhóm đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống
E-learning Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Bạc Liêu”.
2. MỤC TIÊU
Nhóm nghiên cứu thực trạng dạy và học trong Khoa Công nghệ thông tin, nhu cầu
cần đào tạo trực tuyến trong Khoa. Từ đó nghiên cứu phần mềm mã nguồn mở Moodle để
xây dựng hệ thống E-learning mang đặc thù riêng của Khoa Công nghệ thông tin –
Trường Đại học Bạc Liêu.
Việc ứng dụng E-learning trong dạy và học tại Khoa Công nghệ thông tin, Trường
Đại học Bạc Liêu sẽ góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và
phương pháp đánh giá trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phƣơng pháp thảo luận nhóm
Tổ chức thảo luận nhóm với các cán bộ, giảng viên trong khoa về nhu cầu cần thiết
để xây dựng hệ thống E-learning cho Khoa Công nghệ thông tin.
3.2. Phƣơng pháp khảo sát
Khảo sát thực tế tình hình cơ sở hạ tầng, nội qui, quy chế đào tạo từ đó xây dựng mô
hình ứng dụng phù hợp với thực tế của Trường để đưa vào triển khai thực hiện.
Khảo sát thực tế những hệ thống E-Learning của các trường trong nước, từ đó xây
dựng một hệ thống E-Learning phù hợp một số đặc trưng cơ bản và bổ sung các chức
năng mới mang đặc thù riêng của Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Bạc Liêu.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu và sử dụng phần mềm ứng dụng
Nghiên cứu các tài liệu về E-learning và công cụ Moodle giúp xây dựng ứng dụng
của đề tài. Sử dụng phần mềm Moodle và SCORM nhằm xây hệ thống ứng dụng và đóng
gói nội dung bài giảng theo chuẩn.
3.4. Phƣơng pháp lấy ý kiến
Thử nghiệm từng nội dung và lấy ý kiến của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong
Khoa bằng hình thức tổ chức hội thảo, trên cơ sở đó thu thập ý kiến qua biên bản, từ đó
nhóm sẽ có hướng điều chỉnh và nghiên cứu tiếp.
4. KẾT QUẢ
4.1. Tổng quan về hệ thống E-learning
4.1.1. Khái niệm về E-learning
E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các
quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-learning. Hiểu
theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên
công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các
công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet, …; người
dạy và người học có thể giao tiếp với nhau thông qua mạng dưới các hình thức như: email,
thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video,…
4.1.2. Ưu điểm và hạn chế của E-learning
Ưu điểm: E-learning có một số ưu điểm vượt trội so với loại hình đào tạo truyền
thống. E-learning kết hợp cả ưu điểm tương tác giữa sinh viên, giáo viên của hình thức
học trên lớp lẫn linh hoạt trong việc tự xác định thời gian, khả năng tiếp thu kiến thức của
sinh viên; hỗ trợ các đối tượng học theo yêu cầu, cá nhân hóa việc học; nội dung môn học
được cập nhật, phân phối dễ dàng, nhanh chóng; E-learning giúp giảm chi phí học tập, hỗ
trợ triển khai đào tạo từ xa.
Hạn chế: Do đã quen với phương pháp học tập truyền thống nên sinh viên và giáo
viên sẽ gặp một số khó khăn về cách học tập và giảng dạy. Ngoài ra họ còn gặp khó khăn
trong việc tiếp cận các công nghệ mới. Vì đào tạo từ xa là môi trường học tập phân tán
nên mối liên hệ gặp gỡ giữa giáo viên và sinh viên bị hạn chế cũng làm ảnh hưởng đến kết
quả học tập. Giáo viên phải mất nhiều thời gian và công sức để soạn bài giảng, tài liệu học
tập cho phù hợp với phương thức học tập E-learning.
4.1.3. Cấu trúc hệ thống E-learning
Một hệ thống E-learning bao gồm những bộ phận chức năng sau: hệ thống đào tạo từ
xa, hệ thống Groupware, hệ thống dịch vụ thông tin trong công tác tổ chức giảng dạy từ
xa, hệ thống quản lý sinh viên, hệ thống quản lý nghiệp vụ, hệ thống thư viện điện tử, bộ
phận thiết kế bài giảng. Các hệ thống này không chỉ hỗ trợ cho công tác giảng dạy từ xa
mà còn hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa các trường.
Hình 1: Cấu trúc của một hệ thống E-learning điển hình [4]
4.2. Hệ thống quản lý học tập và công nghệ mã nguồn mở Moodle
4.2.1. Hệ thống quản lý học tập
Các hệ thống quản lý học tập đều có chung kiến trúc vĩ mô với hai thành phần chính:
Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS), Hệ thống quản lý nội
dung học tập (Learning Course Management System – LCMS).
Hệ thống quản lý học tập (LMS) là một hệ thống quản lý các hoạt động học tập liên
quan đến giáo viên, sinh viên, các kế hoạch học tập, các công cụ thảo luận, học trực tuyến,
tổ chức thi trực tuyến, thư từ.
Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS) là một hệ thống thông tin về bài giảng,
đề thi, tài liệu tham khảo, các thông tin liên quan đến bài học và tài liệu học tập.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hệ thống quản lý học tập (LMS) mã nguồn mở
cho phép ta tạo và quản lý các khóa học trên Internet như: Moodle, Autor,
DotNetSCORM, KanataLV, … Phần mềm nguồn mở giúp các trường đại học, các tổ chức
giáo dục không bị phụ thuộc vào một công ty phần mềm đóng; có thể tùy biến được và
mức độ hỗ trợ cũng như chất lượng luôn được đảm bảo. Trong đó Moodle được đánh giá
là một trong các LMS tốt nhất trong hệ thống mã nguồn mở. Vì vậy nhóm đã lựa chọn mã
nguồn mở Moodle để xây dựng hệ thống E-learning.
4.2.2. Công nghệ mã nguồn mở Moodle
Moodle là một hệ quản lý học tập mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa
được mã nguồn). Moodle là một thành phần quan trọng của hệ thống E-learning, hỗ trợ
học tập trực tuyến. Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người
làm trong lĩnh vực giáo dục.
Moodle phát triển dựa trên PHP (ngôn ngữ được dùng bởi các công ty web lớn như
Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại
học lớn trên 50.000 sinh viên. Có thể dùng Moodle với các database mã nguồn mở như
MySQL hoặc Postgre SQL.
Tính năng quản lý khóa học của Moodle:
- Một giáo viên có quyền điều khiển tất cả các thiết lập cho một khóa học.
- Chọn các định dạng khóa học như theo tuần, theo chủ đề hoặc một cuộc thảo luận
tập trung vào các vấn đề xã hội.
- Tập hợp các hoạt động của khóa học rất đa dạng như: các diễn đàn, các bài thi, các
nguồn tài nguyên, bài học, các bài khảo sát, các bài tập lớn, chats, các bình luận.
4.2.3. Các công cụ hỗ trợ cho LMS
LMS sử dụng mô hình webserver, đòi hỏi người dùng phải kết nối vào Internet khi
làm việc. Điều này đặc biệt gây khó khăn cho người không có điều kiện online với băng
thông rộng. Một số công cụ giúp người dùng có thể làm việc offline, sau đó xuất bản nội
dung lên LMS khi kết nối như:
- Công cụ eXe (E-learning XHTML editor)
- Công cụ Adobe Presenter
4.3. Ứng dụng Moodle xây dựng hệ thống E-learning Khoa Công nghệ thông tin –
Trƣờng Đại học Bạc Liêu
4.3.1. Kiến trúc tổng quát của hệ thống
Mô hình chức năng: Cung cấp một cái nhìn tổng quan về các thành phần tạo nên hệ
thống và những đối tượng thông tin giữa chúng.
Hình 2: Mô hình chức năng của hệ thống E-learning [9]
Mô hình hệ thống:
Trung tâm của hệ thống E-learning là LMS. Quản trị hệ thống, giáo viên và sinh
viên đều truy cập vào hệ thống này với những mục tiêu khác nhau đảm bảo hệ thống hoạt
động ổn định và việc dạy học diễn ra hiệu quả. Để tạo và quản lý một khóa học, giáo viên
ngoài việc làm việc trực tiếp trên hệ thống, còn cần sử dụng các công cụ xây dựng nội
dung học tập (Authoring Tools) để thiết kế, xây dựng nội dung khóa học và đóng gói theo
chuẩn SCORM gửi tới LMS. Trong một số trường hợp, nội dung khóa học có thể được
thiết kế và xây dựng trực tiếp không cần các công cụ Authoring tools.
Hình 3: Mô hình hệ thống E-learning
Biểu đồ hoạt động của hệ thống:
Hình 4: Biểu đồ hoạt động của hệ thống E-learning
4.4. Hệ thống E-learning Khoa Công nghệ thông tin – Trƣờng Đại học Bạc Liêu
4.4.1. Giới thiệu
Truy cập vào hệ thống theo địa chỉ sau:
Giao diện chính của hệ thống:
Hình 5: Giao diện chính của hệ thống E-learning
Đối với danh mục khóa học của hệ thống E-learning nhóm đã tạo các khóa học theo
từng lớp cụ thể trong khoa và phân ra từng học kỳ với các môn học tương ứng để thuận lợi
cho việc sử dụng cũng như quản lý các khóa học đó.
Để tương tác với hệ thống E-learning người dùng đăng nhập vào hệ thống (nếu là
thành viên) hoặc đăng kí thành viên mới. Thành viên của hệ thống sẽ được gán các vai trò
chính như: quản lý, giáo viên, sinh viên, khách vãng lai; việc gán vai trò sẽ do quản trị hệ
thống thực hiện và với vai trò giáo viên có thể gán vai trò sinh viên và thêm thành viên
mới vào khóa học.
4.4.2. Chức năng quản trị hệ thống
Đây là nhóm chức năng với vai trò quản lý, bao gồm: đăng nhập hệ thống; điều hành
toàn bộ hệ thống; quản lý các khóa học; quản lý giáo viên; quản lý sinh viên; quản lý diễn
đàn (forum); quản lý tài nguyên; quản lý các tài liệu của site.
Hình 6: Giao diện quản trị hệ thống quản lý khóa học
4.4.3. Chức năng giảng dạy
Đây là nhóm chức năng với vai trò giáo viên, bao gồm: đăng nhập hệ thống; quản lý
các bài giảng; quản lý bài tập của sinh viên; upload dữ liệu; quản lý thông tin cá nhân.
Hình 7: Giao diện giáo viên quản lý nội dung của một môn học
Giáo viên có thể thêm các hoạt động cho môn học phong phú, đa dạng hơn như: bài
học, bài tập, câu hỏi thăm dò, diễn đàn, đề thi… thêm tài nguyên như: File, URL, …
4.4.4. Chức năng học tập
Đây là nhóm chức năng với vai trò sinh viên, bao gồm: đăng nhập hệ thống; xem các
bài giảng; download tài liệu; kiểm tra, thi trực tuyến; hỗ trợ trực tuyến; chat; vào diễn đàn;
quản lý thông tin cá nhân.
Hình 8: Giao diện sinh viên thực hiện kiểm tra trực tuyến
Sau khi sinh viên làm bài xong Click nút nộp bài và kết thúc thì có thể xem được kết
quả ngay.
4.4.5. Chức năng khách
Đây là nhóm chức năng với vai trò khách vãng lai, bao gồm: xem tin tức, xem các
tài nguyên.
4.4.6. Triển khai ứng dụng dạy môn Tin học lý thuyết cho lớp 5TH
Trình tự thực hiện:
- Upload bài giảng và các tài liệu liên quan đến môn học cho sinh viên xem trước.
- Lên lớp giảng bài nhằm đánh giá kết quả tự học của sinh viên và giải đáp các thắc
mắc của sinh viên.
- Upload bài tập của bài học.
- Giáo viên xem phần giải bài tập của sinh viên.
- Giáo viên chấm và đánh giá phần giải bài tập của sinh viên.
Hình 9: Tài liệu học tập và bài tập môn Tin học lý thuyết
Hình 10: Kết quả làm bài tập môn Tin học lý thuyết
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5. 1. Kết luận
Kết quả quan trọng nhất mà nhóm đạt được đó là xây dựng hệ thống E-learning
mang đặc thù của khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Bạc Liêu và đưa vào thí
điểm ở một số học phần cụ thể trong khoa. Qua chạy thử nghiệm bước đầu hệ thống đã
mang lại những hiệu quả thiết thực trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học, từ đó cho
thấy đây là một đề tài mang tính khả thi và cũng là một xu thế học tập tất yếu trong tương
lai không xa.
Hướng phát triển của đề tài: mở rộng phạm vi ứng dụng hệ thống E-learning cho tất
cả các môn học trong khoa Công nghệ thông tin, sau đó là cho các khoa khác trong trường
Đại học Bạc Liêu.
5.2. Khuyến nghị
Hiện nay, nhu cầu học tập nâng cao trình độ của mọi người trong khu vực là khá lớn,
tuy nhiên điều kiện thời gian, phương tiện đi lại, chi phí học tập,… còn gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy chúng tôi khuyến nghị xây dựng chương trình, quy trình đào tạo kết hợp với
việc sử dụng hệ thống E-learning để mở các lớp tập huấn ngắn hạn, các lớp đào tạo từ xa
bậc đại học hoặc liên thông nhằm hỗ trợ cho công tác giáo dục phổ thông và sau đại học
của trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Linh, Phan Phương Lan, Trần Minh Tân, Phan Huy Cường, Võ Huỳnh Trâm và Trần
Ngân Bình, 2013. Nghiên cứu xây dựng hệ thống E-learning hỗ trợ trong đào tạo theo học chế tín
chỉ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 25: 94-102.
2. “Tài liệu giới thiệu giải pháp: Xây dựng hệ thống học tập trực tuyến E-Learning”, Asianux
Vietnam.
3. “E-Learning và ứng dụng trong dạy học”, vvob education for development.
4. Trần Văn Lăng, Đào Văn Tuyết, Choi Seong, Elearning – Hệ thống đào tạo từ xa, NXB Thống
kê, 2005.
5. Vũ Thị Hương, Luận văn Tìm hiểu và ứng dụng hệ thống E-learning, 2009.
6. Đặng Ngọc Sang, Ứng dụng Moodle triển khai đào tạo trực tuyến tin học ứng dụng trình độ A, B,
văn phòng tại trung tâm phát triển phần mềm - ĐHĐN, 2009.
7. Nguyễn Hoàng Duy, Luận văn Ứng dụng Moodle để xây dựng đề thi trắc nghiệm cho các môn học
trong Khoa Công nghệ thông tin, 2013.
8.
9.
10.
11.