Tải bản đầy đủ (.pdf) (252 trang)

Thiết kế bến 50.000DWT cảng GEMADEPT cái mép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.5 MB, 252 trang )

Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 4
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................................... 5
1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................................. 5
1.2. Các điều kiện kinh tế xã hội của vùng hấp dẫn .......................................................... 6
1.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực cảng ................................................. 13
1.4. Hiện trạng và định hướng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực ..................... 14
1.5. Nhiệm vụ thiết kế Đồ án tốt nghiệp .......................................................................... 16
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG ..................................... 17
2.1. Địa hình khu vực xây dựng ....................................................................................... 17
2.2. Đặc điểm địa chất công trình ................................................................................... 17
2.3. Đặc điểm khí tượng .................................................................................................. 19
2.4. Đặc điểm thủy hải văn .............................................................................................. 23
2.5. Luồng tàu vào cảng .................................................................................................. 24
Chƣơng 3: THIẾT KẾ QUY HOẠCH ............................................................................. 26
3.1. Dự báo lượng hàng và đặc trưng hàng hoá qua cảng ............................................. 26
3.2. Đội tàu ra vào cảng .................................................................................................. 26
3.3. Thông số kỹ thuật của bến ........................................................................................ 27
3.4. Phương án công nghệ bốc xếp hàng hoá ................................................................. 34
3.5. Tính toán số lượng bến và số lượng thiết bị ............................................................. 41
3.6. Xác định diện tích kho bãi của cảng ........................................................................ 52
3.7. Biên chế cảng ........................................................................................................... 55
3.8. Các công trình kỹ thuật hạ tầng của cảng ................................................................ 58
3.9. Phương án quy hoạch mặt bằng cảng ...................................................................... 64
3.10. Đề xuất các giải pháp kết cấu công trình bến ........................................................ 66
Chƣơng 4: THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH BẾN ............................................ 68
4.1. Thông số kỹ thuật của tàu tính toán ......................................................................... 68


Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

1


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
4.2. Thông số bến tính toán ............................................................................................. 68
4.3. Tải trọng do tàu tác dụng lên công trình .................................................................. 69
4.4. Tính toán kết cấu bến phương án 1: Cọc ống thép D711,2...................................... 74
4.5. Tính toán kết cấu bến phương án 2: Cọc BTCT ƯST D800 ................................... 110
4.6. Phân tích lựa chọn phương án kết cấu ................................................................... 138
Chƣơng 5: THIẾT KẾ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BẾN CẢNG........ 140
5.1. Tính khối lượng xây lắp các hạng mục công trình ................................................. 140
5.2. Thiết kế kỹ thuật thi công các hạng mục công trình ............................................... 149
5.3. Tổ chức thi công bến cầu tàu.................................................................................. 160
5.5. Tính toán diện tích công trường ............................................................................. 165
Chƣơng 6: TỔNG MỨC ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ............................... 169
6.1. Căn cứ để lập tổng mức đầu tư .............................................................................. 169
6.2. Dự toán xây lắp hạng mục bến cầu tàu .................................................................. 169
6.3. Quy mô và tổng mức đầu tư dự án ......................................................................... 173
Chƣơng 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 174
7.1. Kết luận .................................................................................................................. 174
7.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 174
Phần chuyên đề: ............................................................................................................... 175
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................................................................. 175
1. Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 175
2. Giải cầu tàu cừ sau theo phương pháp hệ số nền ..................................................... 177
3. Giải cầu tàu cừ sau theo phương pháp truyền thống ................................................ 188
4. So sánh và đánh giá kết quả ...................................................................................... 194

5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................................. 197
TÀI LIỆU THAO KHẢO................................................................................................ 199
PHỤ LỤC 1: TÍNH TOÁN KẾT CẤU PHƢƠNG ÁN 1 .............................................. 201
A.

Nội lực cầu chính .................................................................................................. 201

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

2


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
B.

Nội lực cầu dẫn ..................................................................................................... 207

C.

Tính toán ổn định .................................................................................................. 213

PHỤ LỤC 2: TÍNH TOÁN KẾT CẤU PHƢƠNG ÁN 2 .............................................. 216
A.

Nội lực cầu chính .................................................................................................. 216

B.

Nội lực cầu dẫn ..................................................................................................... 222


C.

Tính toán ổn định .................................................................................................. 226

PHỤ LỤC 3: TÍNH TOÁN CHUYÊN ĐỀ NCKH........................................................ 227
A.

Tính toán kết cấu cầu tàu cừ sau theo phương pháp hệ số nền ............................ 227

B.

Tính toán kết cấu cầu tàu cừ sau theo phương pháp truyền thống ....................... 242

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

3


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là quốc gia ven biển có đƣờng bờ biển dài khoảng 3254 km, với
đƣờng bờ biển dài, có hệ thống sông ngòi dày đặc phân bố từ Bắc tới Nam nên hệ
thống giao thông thủy nói chung và hệ thống cảng biển cảng sông nói riêng tƣơng
đổi phát triển. Hai Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập
trung khá nhiều cảng sông, cảng biển. Vì vậy, ngành giao thông vận tải thủy nƣớc ta
đang đƣợc chú trọng phát triển giúp đất nƣớc hội nhập ngày cảng sâu rộng với nền
kinh tế thế giới.

Những năm gần đây, lƣợng hàng hàng hóa thông qua cụm cảng Sài Gòn – Thị
Vải Cái Mép ngày càng lớn và cụm cảng có luồng tàu đảm bảo để có thể tiếp nhận
đƣợc tàu 80.000 DWT đầy tải và tàu 100.000 DWT giảm tải. Đặc biệt, các hệ thống
cảng trên sông Thị Vải Cái Mép có luồng tàu sâu và rộng rất thuận lợi cho việc tiếp
nhận hàng hóa của các tàu lớn, cửa sông Thị Vải Cái Mép là Vịnh Gành Rái rất
thuận tiện giao thông thủy cho các tàu lớn.
Trong đồ án này, em đƣợc giao nhiệm vụ “Thiết kế bến 50.000 DWT Cảng
GEMADEPT Cái Mép”. Nội dung đồ án bao gồm:
 Phân tích chỉnh lý số liệu
 Thiết kế quy hoạch cảng
 Thiết kế kỹ thuật công trình bến
 Thiết kế kỹ thuật thi công bến
 Dự toán xây dựng công trình
 Chuyên đề nghiên cứu khoa học
Đồ án đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo TS. Bùi Việt Đông,
Ths. Nguyễn Sinh Trung, các thầy cô giáo trong bộ môn Cảng – Đƣờng thủy và các
bạn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp đến các thầy cô giáo và
các bạn đã giúp em trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này.

Sinh viên thực hiện

Ngô Văn Lăng

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

4


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép


Chƣơng 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Vị trí địa lý
Khu cảng GEMADEPT Cái
Mép của công ty GEMADEPT nằm
phía hạ lƣu khu cảng container Sài
Gòn Cái Mép của cảng Sài Gòn,
nằm phía thƣợng lƣu của vàm Treo
Gũi, thuộc xã Phƣớc Hòa, huyện
Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
Địa điểm khu đất: tại xã
Phƣớc Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu đất dự
kiến xây dựng cảng GEMADEPT Cái Mép có vị trí tƣơng đối nhƣ sau:
 Phía Bắc giáp cảng container Sài Gòn – Cái Mép.
 Phía Nam giáp vàm Treo Gũi.
 Phía Đông Giáp khu công nghiệp Cái Mép.
 Phía Tây giáp sông Thị Vải.
Tọa độ khu đất căn cứ vào văn bản số 5326/UB-VP ngày 30/9/2004 về việc
thỏa thuận địa điểm xây dựng cảng GEMADEPT Cái Mép của tỉnh Bà Rịa–Vũng
Tàu.
Bảng 1-1: Bảng tọa độ khu đất xây dựng cảng (hệ cao độ VN2000)
Điểm

Tọa độ (VN2000)
X (m)

Y (m)


A

1160493.093

418744.949

B

1160513.091

418098.482

C

1161458.901

417881.304

D

1161598.134

418339.165

E

1161092.771

418763.501


Tổng diện tích khu đất dự kiện khoảng 72ha, dự kiến xây dựng 03 bến tàu
50.000-80.000 DWT.

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

5


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
Vị trí này có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển công nghiệp như
xây dựng cảng:
 Sông Thị Vải đƣợc đánh giá có điều kiện tự nhiên tốt nhất hiện tay để xây
dựng cảng cho tàu có trọng tải lớn đến làm hàng với các điều kiện thiên
nhiên thuận lợi nhƣ sau:
+ Lòng sông tự nhiên đủ sâu, rộng cho tàu có trọng tải 80.000DWT vào tới
Cái Mép và tàu tới 60.000 vào tới Phú Mỹ.
+ Luồng tàu từ biển vào cảng ít sóng gió, sƣơng mù, điều kiện khí tƣợng
thủy văn khu vực cho phép tàu có thể hải hành gần nhƣ suốt năm.
+ Địa hình lòng sông ổn định, mức độ bồi lắng không đáng kể, kinh phí
duy tu nạo vét ít.
 Trục QL51 chạy song song cách sông Thị Vải khoảng 3km rất thuận tiện
cho việc tập kết sản phẩm đến cảng và phân phối nguyên liệu đến các khu
công nghiệp.
 Các vị trí xây dựng cảng nằm ngay trong khu vực đã có quy hoạch phát
triển công nghiệp do đó sẽ giảm đƣợc kinh phí đầu tƣ vào các công trình hạ
tầng nhƣ: kinh phí xây dựng đƣờng nối từ QL51 vào cảng, hệ thống cấp
điện, mạng lƣới thông tin và hệ thống phòng cháy chữa cháy khu vực.
 Phía ngoài khu dân cƣ mỏng, thƣa thới với đất vƣờn cây ăn trái dọc trục
QL51, vào gần sông Thị Vải đất đai còn hoang vu, ít dân do đó việc phát

triển xây dựng, đề bù tại khu vực này sẽ không ảnh hƣởng nhiều đến sinh
hoạt dân cƣ.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trên, việc xây dựng cảng tại đây cũng còn
nhiều khó khăn như:
 Theo tình trạng địa hình và địa chất chung toàn khu vực, khi đầu tƣ xây dựng
cảng cần đầu tƣ nhiều trong việc san lấp, tôn tạo, gia cố nền móng công trình.
 Do cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp chƣa xây dựng hoàn chỉnh, do đó việc
xây dựng ban đầu có thể sẽ gặp khó khăn trong các công tác vận chuyển,
cung cấp điện nƣớc, nguyên vật liệu đến công trình xây dựng.
1.2. Các điều kiện kinh tế xã hội của vùng hấp dẫn
1.2.1. Tổng quát về vùng hấp dẫn
Thị Vải – Vũng Tàu là khu vực hội tụ đủ các yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa
cho phát triển cảng nhƣ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện đầu
mối giao thông vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy… Sông Thị Vải – Cái Mép
Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

6


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
chạy hƣớng Bắc Nam gần song song với đƣờng QL51. Chiều dài tuyến sông
khoảng 40km, độ sâu trung bình từ 15-20m, chỗ sâu nhất tới 60m, bề rộng trung
bình 500-600m, có chỗ rộng tới 1000m. Đây là một con sông chịu ảnh hƣởng của
thủy triều với chế độ bán nhật triều không đều, biên độ dao động mực nƣớc lớn nhất
có thể đạt tới hơn 4m. Theo các tài liệu nghiên cứu hiện tại, do sông Thị Vải là con
sông chịu ảnh hƣởng của thủy triều, không có lƣu vực cho nên lƣợng sa bồi là
không đáng kể. Vùng đất dọc tuyến sông rộng, hiện có ít các công trình hiện hữu,
chạy dọc theo quốc lộ 51 nối liền thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu
nên rất thuận tiện cho việc phát triển cảng và các hạng mục hạ tầng cơ sơ.

Vùng hấp dẫn của cảng đƣợc xác định trực tiếp là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và
rộng hơn nữa là toàn bộ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam có tổng diện tích là 28,043km2 và tổng dân số 12,3 triệu ngƣời lần
lƣợt chỉ chiểm 8,5% và 15,4% so với cả nƣớc (số liệu thống kê 2002). Tuy nhiên
vùng này đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế quốc dân: 40,6% về GDP, về 58% giá
trị gia tăng công nghiệp, trên 50% thua ngân sách, 69,6% giá trị xuất khẩu của cả
nƣớc.
Trong những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng tăng trƣởng
nhanh nhất của Việt Nam và là vùng mở đƣờng cho công cuộc phát triển công
nghiệp và thƣơng mại. Trong những năm tới vùng này vừa phải đẩy mạnh phát triển
và tăng cƣờng liên kết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu
kinh kế, đƣa vùng Nam Bộ trở thành “đầu tàu” phát triển và làm đối trọng với các
nƣớc trong khu vực Đông Nam Á.
1.2.1. Các tỉnh, thành phố trong vùng hấp dẫn trực tiếp tới cảng
a.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đƣợc
coi là một hạt nhân tạo vùng quan
trọng của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có
diện tích tự nhiên 1979km2, dân số
884 900 ngƣời. Phía Nam của tỉnh
giáp biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh
Đồng Nai, phía Tây giáp thành phố
Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh
Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2


7


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
Bình Thuận.
Địa hình tỉnh tƣơng đối bằng phẳng, trong đó nổi lên một số núi ở Bà Rịa và
Vũng Tàu. Khí hậu nói chung tƣơng đối ổn định nhờ tác dụng điều hòa của biển
Đông. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng từ 26-28oC.
Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt nhƣ mạng lƣới đƣờng ô
tô rộng khắp nhƣ QL51 nối liền QL1 tại Biên Hòa và QL55; mạng lƣới điện nhƣ
nhà máy điện Bà Rịa, nhà máy điện Phú Mỹ và có hàng loạt các khu công nghiệp
nhƣ khu công nghiệp (KCN) Mỹ Xuân, KCN Phú Mỹ …
b.

Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung

tâm kinh tế xã hội lớn nhất của Việt Nam
và là nhân tố chính hình thành vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Tp. Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên
2095km2, dân số hơn 5,5 triệu ngƣời. Phía
Nam của tỉnh giáp biển Đông, phía Bắc
giáp tỉnh Bình Dƣơng, phía Đông giáp tỉnh
Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và
phía Tây giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Địa hình bằng phẳng, nằm ở ranh giới
giữa vùng đất cao Đông Nam Bộ và vùng
đất thấp của Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc điểm chung của khí hậu thành phố là

nóng, ẩm, chịu ảnh hƣởng của gió mùa. Quanh năm nhiệt độ ít thay đổi, trung bình
khoảng 27oC.
Là một thành phố lớn, hệ thống đƣờng ô tô từ thành phố lan tỏa theo dạng tia
tới các tỉnh Đông Nam Bộ và Nam Bộ với các trục chính là QL1, QL22 và QL13.
Trên địa bàn thành phố có hàng trăm sông ngòi kênh rạch, trong đó hai con sông lớn
nhât là sông Sài Gòn và Sông Đồng Nai.
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 7 khu chế xuất, khu công nghiệp đi vào
hoạt động, trong đó phát triển mạnh nhất là hai khu vực chế xuất Tân Thuận và
Linh Trung. Công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, trong đó công
nghiệp chế biến chiếm một tỷ trọng lớn.

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

8


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế trong giai đoạn tới, thành phố Hồ Chí
Minh tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, phấn đấu giữ nhịp độ tăng
trƣởng kinh tế hằng năm trên 12% và GDP bình quân đầu ngƣời đạt 2178USD vào
năm 2008.
c.

Tỉnh Đồng Nai

Cùng với thành phố Hồ Chí Minh và
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai là một
trong những nhân tố tạo vùng quan trọng
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đồng Nai là cửa ngõ phía Đông của
Tp. Hồ Chí Minh, có diện tích tự nhiên
5895 km2, dân số hơn 2 triệu ngƣời. Phía
Nam của tỉnh giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc và
Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Bình
Thuận và phía Tây giáp tỉnh Bình Dƣơng
và Tp. Hồ Chí Minh.
Địa hình tỉnh nghiêng về phía Đông Bắc – Tây Nam, có nhiều núi thấp nhấp
nhô, tập trung nhiều ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Phía Tây Nam và Nam địa
hình tƣơng đối bằng phẳng. Đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Đồng Nai nói chung
giống với Tp. Hồ Chí Minh là nóng, ẩm, chịu ảnh hƣởng của gió mùa. Quanh năm
nhiệt độ ít thay đổi, trung bình khoảng 27oC.
Tỉnh có hệ thống đƣờng ô tô phát triển nhƣ QL1, QL20, QL51, QL56. Trên
địa bàn tỉnh có hai con sông lớn chảy qua là sông Đồng Nai và sông Thị Vải. Trên
hai con sông này, có nhiều hệ thống cảng phát triển chạy dài.
Tuyến đƣờng sắt Thống Nhất chạy qua địa phận tỉnh Đồng Nai với chiều dài
hơn 1000km. Hiện nay tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa,
đã xây dựng nhiều nhà máy quanh thành phố Biên Hòa, dọc các quốc lộ, hình thành
các khu công nghiệp lớn nhƣ KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa 2 … Các khu công nghiệp
hiện đang góp phần tích cực thúc đấy kinh tế toàn tỉnh Đồng Nai phát triển một
cách mạnh mẽ.

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

9


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép

d.

Tỉnh Bình Dương
Bình Dƣơng đƣợc bao bọc bởi

hai con sông lớn: sông Sài Gòn ở
phía Tây và sông Đồng Nai ở phía
Đông, có diện tích tự nhiên
2696km2, dân số khoảng 851100
ngƣời. Phía Nam của tỉnh giáp Tp.
Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh
Bình Phƣớc, phía Đông giáp tỉnh
Đồng Nai và phía Tây giáp tỉnh Tây
Ninh.
Địa hình tỉnh tƣơng đối bằng
phẳng nhiều sông suối và hồ nhỏ.
Đặc điểm chung của khí hậu tỉnh
nói chung giống với Tp. Hồ Chí
Minh và tỉnh Đồng Nai, là nóng, ẩm, chịu ảnh hƣởng của gió mùa. Quanh năm nhiệt
độ ít thay đổi, trung bình khoảng 27oC.
Quốc lộ 13 chạy giữa tỉnh theo chiều Bắc Nam là trục giao thông chính của
tỉnh Bình Dƣơng, đƣợc nối với quốc lộ 1 tại Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài
QL13, một hệ thống đƣờng ô tô phân bố theo hình nan quạt từ Thủ Đầu Một tới tất
cả các vùng trong tỉnh tạo thành mạng lƣới giao thông khá thuận lợi. Tuyến đƣờng
sắt Thống Nhất chạy qua địa phận huyện Dĩ An phía Nam của tỉnh Bình Dƣơng.
Trong những năm gần đây, cùng với đà tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ, Bình
Dƣơng đã có nhiều thay đổi quan trọng. Hàng loạt các khu công nghiệp dƣợc xây
dựng và đi vào hoạt động theo sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế
khác, nhất là thƣơng mại và dịch vụ. Hiện nay trên địa bàn có 12 KCN đang hoạt
động là: KCN Sóng Thần 1, KCN Sóng Thần 2 … và 13 KCN đƣợc bổ sung và quy

hoạch nhƣ: Tân Hiệp 1, Tân Hiệp 2 …
Trong những năm tới, Bình Dƣơng đang chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
xây dựng một nền kinh tế đa dạng với nhịp độ tăng trƣởng thuộc loại cao trong
vùng Đông Nam Bộ.

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

10


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
1.2.2. Các KCN trong vùng hấp dẫn trực tiếp tới cảng
a.

Các KCN dọc quốc lộ 51
 Khu công nghiệp Biên Hòa 1
 Khu công nghiệp Biên Hòa 2
 Khu công nghiệp Amata
 Khu công nghiệp Loteco
 Khu công nghiệp Tam Phƣớc
 Khu công nghiệp An Phƣớc
 Khu công nghiệp Nhơn Trạch
 Khu công nghiệp Gò Dầu

b.

Các KCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
 Thành phố mới và khu công nghiệp Phú Mỹ


Khu vực này dự kiến phát triển một đô thị trung tâm công nghiệp, cảng của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng diểm phía Nam, bao gồm các KCN
năng, công nghiệp năng lƣợng, hóa chất, phân bón, công nghiệp cảng … và khu đô
thị phục vụ 650 000 dân cƣ vào các năm 2015-2020 và một triệu dân vào các thập
kỷ sau.
KCN cảng gồm dải đất nằm giữa QL51 và sông Thị Vải, diện tích toàn khu
vực dự kiến xây dựng khoảng 1300ha, kéo dài hơn 10km, đƣợc Nhà nƣớc quyết
định dành xây dựng công trình cảng phía bờ sông Thị Vải, phần đất còn lại phí
Đông khu vực cảng dành bố trí xây dựng các khu dịch vụ, công nghiệp, kho tàng,
đƣờng sá, hiện đã có nhà máy điện
khí, cán thép…
Khu công nghiệp gồm 4 khu
chính với khả năng phát triển nhƣ
sau:
Khu công nghiệp Phú Mỹ:
KCN Phú Mỹ kéo dài từ Rạch
Mƣơng đến cảng Cái Mép, diện tích
xây dựng khoảng 1300ha, trong đo
cây xanh, kênh rạch, hồ cá chiếm
300ha, quy hoạch đƣờng trục dọc nối
với KCN Mỹ Xuân và ga đƣờng sắt, trục ngang nối cảng, KCN và khu dân cƣ. Tại
Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

11


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
đây dự kiến sẽ phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp điện lực, khí đốt, hóa chất,
phần bón…, các loại hình công nghiệp cần cảng và cần diện tích lớn. Hiện đã có 33

Công ty đã lập dự án xin đầu tƣ xây dựng trên diện tích 760ha, trong đó có một số
đã đƣợc triển khai xây dựng và đƣa vào khai thác nhƣ nhà máy điện Phú Mỹ …
Khu công nghiệp Mỹ Xuân A: KCN Mỹ Xuân A phía Nam KCN Gò Dầu, diện
tích khoảng 1000ha, trong đó đất công nghiệp chiếm khoảng 700ha, chủ yếu xây
dựng công trình vật liệu xây dựng hiện có dự án 100ha xây dựng công nghiệp vật
liệu xây dựng của Bộ Xây Dựng, nhà máy sản xuất gạch ceramic có diện tích
10ha…
Khu công nghiệp Mỹ Xuân B: KCN Mỹ Xuân B ở phía Đông QL51 hiện hữu,
tổng diện tích khoảng 1900ha, trƣớc mắt phát triển 900ha. Đây là khu đất cao, đất
nền có khả năng chịu lực tốt, thích
hợp phát triển công nghiệp nặng, các
loại hình công nghiệp cần mặt bằng
rông.
Khu công nghiệp Cái Mép: tính
từ sát tuyến đƣờng sau các cụm cảng,
kéo dài về phía Nam với 2 trục ngang
nối vào khu đô thị, diện tích có thể
xây dựng công nghiệp chiếm khoảng
650ha (kể cả cảng và kho bãi), diện
tích dự trữ rộng khoảng 500ha nằm
về phía Đông dọc theo hành lang kỹ thuật dự kiến. Trong đó dự kiến khai thác đến
năm 2015 là 3500ha, bao gồm cả cảng và kho bãi 500ha, dự trữ phát triển công
nghiệp 1500ha (sau năm 2015).
 Khu công nghiệp Đông Xuyên
Khu công nghiẹp Đông Xuyên đã đƣợc Thủ Tƣớng Chính Phủ phê duyệt theo
Quyết định số 639/TTG ngày 9/9/1996. Vị trí KCN nằm ở cửa ngõ thành phố Vũng
Tàu. KCN Đông Xuyên có tổng diện tích 160ha, với tổng mức đầu tƣ khoảng 297 tỷ
đồng.
Khu công nghiệp Đông Xuyên bao gồm các phân khu chức năng nhƣ sau:
+ Ngành công nghiệp dịch vụ hàng hải: 32,44ha.

+ Ngành công nghiệp sạch tổng hợp: 29,69ha.
+ Khu kho cảng:

30ha.

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

12


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
1.3. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội khu vực cảng
Theo Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, phƣơng
hƣớng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020: phát huy những tiềm năng lợi thế về vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm xây dựng vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc
độ tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực cả nƣớc,
giữ vững vai trò quyết định đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế chung của cả nƣớc. Đi
đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nƣớc và tạo động lực phát
triển của vùng Đông Nam Bộ.
Mục tiêu phát triển chủ yếu:
 Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt 1,2 lần (giai đoạn 20062010) và 1,1 lần (giai đoạn 2011-2020) so với tốc độ tăng trƣởng bình quân
của cả nƣớc. Tỷ lệ đóng góp trong GDP cả nƣớc tăng từ 36% hiện nay lên
40-41% vào năm 2010 và 43-44% vào năm 2020.
 Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu ngƣời/năm từ 1493USD năm 2005 lên
3620USD năm 2010 và 22310USD băn 2020.
 Tăng sức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả nƣớc từ 33,9%
năm 2005 lên 38,7% năm 2010 và 40,5% năm 2020.

 Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ phấn đấu đạt bình quân 20-25%/năm,
nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt trên 50%.
 Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất và xã hội chất lƣợng cao, đạt
trình độ quốc tế và trong khu vực Đông Nam Á.
 Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dƣới 4% vào năm 2010, dƣới 1% năm
2020, tỷ lệ lao động không có việc làm khoảng 4% đến năm 2020.
 Ổn định số dân trong vùng đến 2020 khoảng 15-16 triệu ngƣời.
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế vùng, ngành công nghiệp phải là khâu trung tâm
của toàn bộ bố trí quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Ƣớc tính giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chiếm trên dƣới 50% GDP
trong vùng.

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

13


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
Bảng 1-2: Tình hình phát triển các KCN tại VKTTĐPN

Năm 2000

Năm 2010

2 KCX và 5 KCN
910 ha
7 KCN
921 ha
6 KCN

1520 ha
2 KCN
500 ha
2 KCX và 20
KCN
3851 ha

2 KCX và 13 KCN
3440 ha
10 KCN
2471 ha
1 KCX và 12 KCN
4132 ha
6 KCN
1810 ha

Thực tế
(số liệu năm
2000)
2 KCX và 9 KCN
1997 ha
6 KCN
803 ha
1 KCX và 7 KCN
1981 ha
5 KCN
1809 ha

3 KCX và 41
KCN 11853 ha


3 KCX và 27
KCN 6590 ha

Quy hoạch tổng thể
Tỉnh
Tp. Hồ Chí Minh
Bình Dƣơng
Đồng Nai
Bà Rịa–Vũng Tàu
Toàn VKTTĐPN

1.4. Hiện trạng và định hƣớng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực
1.4.1. Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực
Hiện nay Bà Rìa – Vũng Tàu (BR-VT) có ba loại hình vận tải đó là: vận tải
đƣờng bộ, vận tải đƣờng thủy và vận tải đƣờng hàng không, chƣa có vận tải đƣờng
sắt, theo quy hoạch sẽ xây dựng tuyến đƣờng sắt Biên Hòa – Vũng Tàu và tuyến
đƣờng sắt vào cảng Cái Mép – Thị Vải trƣớc năm 2020.
Về vận tải đƣờng bộ, QL51 hiện đang đƣợc mở rộng lên quy mô 6 làn xe và
đƣờng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với quy mô 4-6 làn xe dự kiến triển khai xây
dựng khi QL51 mở rộng xong, đƣờng cao tốc Tp. HCM – Long Thành – Dầu Giây
đã đƣợc khởi công xây dựng. Tuyến vành đai 4, Trục Đông – Tây số 1, Trục Đông
– Tây số 2, đƣờng nối Long Sơn – Cái Mép cũng đƣợc đi vào quy hoạch để phục vụ
cho sự phát triển đồng bộ cảng biển.
Các tuyến luồng về vận tải đƣờng biển hiện nay đã đƣợc quy hoạch, nhƣ
Luồng Vũng Tàu - Thị Vải đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép và Bộ GTVT đã
có quyết định chuẩn bị nghiên cứu tổng thể, toàn diện trên toàn tuyến nhằm tạo điều
kiện cho khu cảng Cái Mép - Thị Vải có thể tiếp nhận các tàu container thế hệ mới
(trọng tải trên 100.000DWT), thực hiện nhiệm vụ trung chuyển quốc tế.
Về vận tải đƣờng thủy, BR-VT có mạng lƣới sông rạch chính khá dài, trong đó

sông Cái Mép - Thị Vải là con sông có tiềm năng khai thác vận tải đƣờng thủy, hiện
đã cho phép tàu trọng tải tới 157.000DWT hành hải đến cảng CMIT và tàu trọng tải
tới 117.000DWT hành hải đến cảng SP-PSA. Trên địa bàn tỉnh hiện có 13 tuyến

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

14


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
đƣờng thủy nội địa với tổng chiều dài khoảng 71,15km, đảm bảo nối kết thuận lợi
với hệ thống cảng biển và mạng đƣờng thủy liên vùng.
Hiện tại, BR-VT có 2 sân bay nội địa đang hoạt động đó là Sân bay Vũng Tàu
và Sân bay Côn Sơn. Theo Quy hoạch phát triển GTVT hàng không VN, 2 sân bay
này sẽ phục vụ cho sân bay Long Thành trong tƣơng lai. Tuy nhiên, hệ thống hạ
tầng giao thông, điện, nƣớc đấu nối khu vực thực hiện dự án tại BR-VT đang còn
khó khăn nên việc triển khai thi công dự án đầu tƣ cảng biển chậm.
1.4.2. Chiến lƣợc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực
Đối với hệ thống cảng biển tỉnh BR-VT, trong những năm vừa qua, BR-VT đã
tích cực triển khai thi công xây dựng, hoàn thành và đƣa vào khai thác hàng loạt
cảng tổng hợp, container hiện đại. Tuy nhiên, có một trở ngại là hiện nay BR-VT
đang gặp khó khăn về vốn trong việc xây dựng mới, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ nối liền giữa các cảng nƣớc sâu, nối liền BR-VT
với các tỉnh, thành khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy, để phát
triển hệ thống cảng biển và dịch vụ logistics, cần đánh giá mức độ đáp ứng và đề
xuất quy mô phát triển của hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đối với nhu cầu phát
triển ngành dịch vụ logistics giai đoạn 2011-2020. Theo đó, lập quy hoạch tổng thể
phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành dịch vụ logistics, đặc biệt là chú trọng các mạng
lƣới giao thông đối ngoại của khu vực và tiểu vùng sông Mê Kông, quy hoạch điều

chỉnh các tuyến đƣờng sắt đấu nối từ trung tâm kết nối với mạng lƣới đƣờng sắt
quốc gia. Đồng thời rà soát các quy hoạch khác liên quan để giữ quỹ đất phát triển
logistics và nhằm phù hợp với hiện tại cũng nhƣ yêu cầu phát triển cảng biển, dịch
vụ logistics BR-VT.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề cần đƣợc nghiên cứu là tạo chính sách
nhằm giảm chi phí logistics, nhƣ chính sách về đầu tƣ cơ sở hạ tầng GTVT làm nền
tảng cho hoạt động logistics; trong đó, cần xác định ƣu tiên phát triển các cảng cạn
(ICD) để hỗ trợ cho cảng biển BR-VT, chính sách về phát triển các trung tâm
logistics; Chính sách về nâng cao năng lực các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
logistics, phát triển dịch vụ thuê ngoài 3PL; Chính sách về ứng dụng CNTT trong
hoạt động logistics; Các chính sách nhằm triển khai Hải quan điện tử, cải cách hành
chính và minh bạch trong các dịch vụ công…Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ tạo
điều kiện để BR-VT sớm trở thành một đô thị cảng biển phát triển trong tƣơng lai
không xa.

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

15


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
1.5. Nhiệm vụ thiết kế Đồ án tốt nghiệp
Nhiệm vụ của Đồ án tốt nghiệp của em là: “Thiết kế bến 50.000DWT Cảng
GEMADEPT Cái Mép”. Do thời gian và năng lực có hạn nên đồ án này em đƣợc
hoàn thành với các nội dung nhƣ sau:
Bảng 1-3: Nội dung và khối lƣợng hoàn thành đồ án
Stt

Nội dung


Đơn vị

Khối lƣợng

1

Thu thập, chỉnh lý và phân tích số liệu

%

05

2

Thiết kế quy hoạch công trình

%

20

3

Thiết kế kỹ thuật công trình

%

40

4


Thiết kế thi công công trình

%

15

5

Dự toán xây dựng công trình

%

05

6

Chuyên đề NCKH

%

15

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

16


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép


Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG
2.1. Địa hình khu vực xây dựng
Hệ thống sông Thị Vải bao gồm sông Thị Vải và sông Cái Mép. Sông Thị Vải
– Cái Mép chạy theo hƣớng Bắc Nam gần song song với đƣờng QL51. Độ sâu trung
bình từ 15

20m, chỗ sâu nhất (ở ngã ba Thị Vải – Cái Mép) đạt tới 60m. Bề rộng

trung bình 500 – 600m, riêng ở sông Cái Mép chỗ rộng rới 1000m.
Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình, địa chất khu vực Cái Mép – Thị Vải
khảo sát năm 2002 của Công ty Tƣ Vấn Thiết Kế GTVT phía Nam, vị trí xây dựng
là khu vực rùng sú, đƣớc và chà là ngập mặn, đất đai còn hoang vu chƣa xây dựng,
mặt bằng rộng, địa hình bờ tƣơng đối bằng phẳng xen lẫn sông, rạch nhỏ.
Tại vị trí xây dựng cảng, cao độ trên bờ thay đổi từ +0,30m đến +0,70m (hệ
cao độ Hải Đồ). Lòng sông sâu, cao độ đáy trung bình từ -15,00 đến -17,00 (hệ cao
độ Hải Đồ), tại khu vực này bề rộng sông khoảng 800 – 1000m.
2.2. Đặc điểm địa chất công trình
Khu vực ven sông Thị Vải là loại đất mặn sú vẹt. Từ đƣờng QL51 ra phía bờ
sông và ngay tại vị trí dự kiến xây dựng công trình là vùng đất rừng ngập mặn. Đất
ngặp mặn có hàm lƣợng clorua, sulphat, các ion Na, K và độ mặn cao. Đặc tính này
gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp và trồng lúa. Khu vực này chỉ có các
loại cây ngặp mặn.
Căn cứ theo Báo cáo khảo sát địa chất công trình tại vị trí xây dựng cảng do
Công ty Tƣ Vấn Thiết Kế GTVT phía Nam thực hiện tháng 10/2014, đặc điểm địa
tầng ở khu vực có thể tóm lƣợc nhƣ sau:
 Lớp 1a: BÙN SÉT (CH), màu xám xanh, xám đen. Lớp này gặp trong cả 2
lỗ khoan LK1 và LK2. Cao độ đáy lớp biến thiên từ -28,10m (LK1) đến 28,50m (LK2). Bề dày lớp biến thiên từ 21,50m (LK2) đến 27,50m (LK1).
 Lớp 1b: SÉT độ dẻo cao (CH), màu xám xanh, trạng thái dẻo chảy – chảy.
Lớp này gặp trong cả 2 lỗ khoan LK1 và LK2. Cao độ đáy lớp -43,50m . Bề

dày lớp đất 15,00m.
 Lớp 2: SÉT độ dẻo thấp(CL), màu xám, trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng.
Lớp này chỉ gặp trong lỗ khoan LK1. Cao độ đáy lớp là -52,40m (LK1). Bề
dày lớp là 8,90m.
 Lớp 3a: CÁT SÉT (SC), hạt trung đến thô, lẫn sỏi sạn, màu xám vàng,
xám xanh, rất cứng. Lớp này chỉ gặp trong lỗ khoan LK2 và chƣa đƣợc
Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

17


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
khoan qua hết bề dày khi kết thúc lỗ khoan. Bề dày đã khoan đƣợc của lớp
là 11,9m.
 Lớp 3b: CÁT SÉT sắp xếp kém lẫn bột (SP-SM), màu xám, kết cấu rất
chặt. Lớp này chỉ gặp trong lỗ khoan LK1, tuy nhiên chƣa khoan hết lớp
này. Bề dày đã khoan đƣợc của lớp là 4,7m.
Bảng 2-1: Các chỉ tiêu cơ lý của địa chất khu vực cảng
Chỉ tiêu cơ lý

Đơn vị

Lớp 1a

Lớp 1b

Lớp 2

Hàm lƣợng sỏi sạn


%

-

-

-

2.5

3.0

Hàm lƣợng hạt cát

%

3.1

0.7

1.0

61.4

85.9

Hàm lƣợng bột và sét

%


96.9

99.3

99.0

36.1

11.1

Độ ẩm W

%

71.9

60.1

33.7

23.0

-

g/cm3

1.54

1.62


1.86

1.88

-

Tỷ trọng 

2.68

2.70

2.71

2.74

2.65

Hệ số rỗng e

1.987

1.661

0.953

0.793

-


Hệ số rỗng lớn nhất emax

-

-

-

-

1.047

Hệ số rỗng nhỏ nhất emin

-

-

-

-

0.599

Góc nghỉ khi khô d

-

-


-

-

34

Góc nghỉ bão hòa w

-

-

-

-

24

Dung trọng tự nhiên 

Lớp 3a Lớp 3b

Giới hạn chảy LL

%

80.8

74.4


49.9

52.8

-

Giới hạn déo PL

%

28.6

27.0

17.6

21.6

-

Chỉ số dẻo PI

%

52.2

47.4

32.3


31.2

-

0.83

0.70

0.50

0.04

-

o

Độ sệt LI
Góc ma sát trong 
Lực dính C

o

o

Độ

4 26’

8 39’


9 26’

27 22’

-

kG/cm2

0.081

0.150

0.248

0.235

-

0
0.0820.293

0-3

7-12

>50

>50


-

-

-

-

Trị số SPT
Cƣờng độ kháng cắt 

o

kG/cm2

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

18


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép

1a

1b
2

3a


3b

1a

3a

1b

3b

2

Hình 2-1: Mặt cắt địa chất công trình khu vực xây dựng cảng
2.3. Đặc điểm khí tƣợng
2.3.1. Gió bão
 Gió mùa
Khu vực xây dựng cảng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ở miền
Nam Việt Nam, có hai mùa gió thịnh hành cơ bản, mùa mƣa từ tháng 05 đến tháng
10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, đặc trƣng của 2 mùa nhƣ sau:
+ Mùa khô: Gió từ hƣớng đông và hƣớng đông bắc với vận tốc từ 1-5m/s
+ Mùa mƣa: Gió từ hƣớng tây và hƣớng tây nam với vận tốc từ 5-10m/s.
 Tốc độ gió
Vận tốc gió trung bình và lớn nhất hàng tháng tại Vũng Tàu đƣợc thể hiện
trong Bảng 2-2. Các số liệu trong bảng cho thấy vận tốc gió trung bình hàng tháng
trong một năm là 4,1m/s tại Vũng Tàu. Vận tốc gió trung bình tại Vũng Tàu biến
thiên từ 3,0m/s vào tháng 8 đến 5,7m/s vào tháng 2. Vận tốc gió trung bình trong
mùa khố lớn hơn vận tốc gió trung bình trong mùa mƣa.

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2


19


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
Bảng 2-2: Vận tốc gió hàng tháng tại Vũng Tàu

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


Trung
bình
hàng
năm

4.7

5.7

5.2

4.7

3.5

3.5

4.2

3.0

3.6

3.5

4.0

4.0


4.1

18

18

18

18

18

18

30

15

18

15

18

15

-

E


SE

SE

SE

WNW

WNW

WNW

WSW

SE

SE

NW

SE

-

Tháng

Tốc độ
gió
Trung
bình

Lớn
nhất
Hƣớng
gió

 Tốc độ gió lớn nhất
Tốc độ gió lớn nhất tại hai trạm khí tƣợng trong khu vực quan trắc nhƣ sau:
+ Trạm khí tƣợng Vũng Tàu đƣợc thống kê trong 40 năm qua: 30m/s.
+ Trạm khí tƣợng Tp.HCM đƣợc thống kê trong 30 năm qua: 36m/s.
Từ việc phân tích thống kê vận tốc gió lớn nhất hàng năm trong 30 năm qua
(1971-2000), vận tốc gió có theo các tần suất đƣợc thể hiện trong Bảng 2-3:
Bảng 2-3: Vận tốc gió có khả năng xảy ra tại Tp Hồ Chí Minh
Tốc độ gió
Gió lớn nhất

Tấn suất xuất hiện (%)
1

2

3

5

10

36

35


33

30

26

 Bão và áp thấp nhiệt đới
Số lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới đi qua vùng ven biển miền Nam tại vĩ độ
11 Bắc trong 26 năm qua từ năm 1954 đến năm 1980 là 5 lần, đƣợc thể hiện trong
hình sau. Theo số liệu gió quan sát dƣợc tại Trạm Khí tƣợng Tp.HCM, vận tốc gió
o

hơn 20 m/s đƣợc ghi nhận trong 60 năm qua tại trạm chỉ xảy ra 4 lần.

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

20


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép

40

J

F

M


A

M

J

J

A

S

O

N

D

N 19-22 deg

35

N 15-19 deg

30

15

N 11-15 deg


25

South of 11

3

20

22

15
10

10

5

2
2

1
1

0

Thaùng 1

2

3


4

5

19

13

10
8

5

6

4

15

7

6

3

8

9


4

1

10

11

1

12

Hình 2-2: Số lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới Việt Nam (1954-1980)
2.3.2. Lƣợng mƣa
 Lượng mưa hàng tháng
Lƣợng mƣa trong khu vực đƣợc đặc trƣng rõ bởi hai mùa gió mùa, ví dụ: mùa
nắng và mùa mƣa. Lƣợng mƣa trung bình hàng tháng tại Tp. HCM từ năm 1952 đến
năm 1987 đƣợc thể hiện trong Bảng 2-4.
Mùa mƣa (tháng 5 đến tháng 10): Lƣợng mƣa trung bình hàng tháng là 206
đến 298 mm/tháng, mùa khô (tháng 11 đến tháng 4): Lƣợng mƣa trung bình hàng
tháng là 4 đến 118 mm/tháng.
Bảng 2-4: Lƣợng mƣa hàng tháng tại Bà Rịa – Vũng Tàu (1952-1987)
(Đơn vị: mm)
Lƣợng
mƣa
Tối đa
Trung
bình
Tối thiểu


Tháng
1

2

3

4

5

6

7

53

54

60

165 381 491 494 480 590 484 284 128

10

4

9

41


206 298 291 277 303 279 118

37

0

0

0

0

70

1

130 169

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

8

68

9

10

137 157


11

29

12

21


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
 Lượng mưa hàng năm
Theo số liệu quan sát đƣợc tại Trạm Khí tƣợng Tân Sơn Nhất từ năm 1952 đến
năm 1987, trạm quan trắc khí tƣợng Bà Rịa từ năm 1914 đến năm 1944 và 1960 đến
1970, lƣợng mƣa trung bình hàng năm với đƣợc đắc trƣng tiêu biểu đƣợc thể hiện
bởi lƣợng mƣa tối đa, tối thiểu, trung bình đƣợc thể hiện trong Bảng 2-5 dƣới đây.
Bảng 2-5: Lƣợng mƣa hàng năm tại khu vực nghiên cứu (1952 đến 1987)
(Đơn vị: mm)
Lƣợng mƣa
Tối đa hàng năm

Khu vực Tp. HCM

Khu vực sông Thị Vải

2463 (1966)

2834


1896

1568

1391 (1958)

-

Trung bình hàng năm
Tối thiểu hàng năm

 Lượng mưa theo các tần suất
Thông qua phân tích thống kê các số liệu lƣợng mƣa quan sát đƣợc tại Trạm
Khí tƣợng Tân Sơn Nhất trong 36 năm qua từ năm 1952 đến năm 1987, Bảng 2-6
thể hiện lƣợng mƣa theo các tần suất xuất hiện:
Bảng 2-6: Tần suất xảy ra tại Bà Rịa – Vũng Tàu
(Đơn vị: mm)
Số liệu khí tƣợng

Lƣợng mƣa

Trƣờng hợp
Tối đa hàng năm
Tối đa hàng tháng
Tối đa hàng ngày
Tối đa hàng giờ

Khả năng xảy ra (%)
1
2624

602
199
126

2
2522
574
180
116

3
2458
556
169
111

5
2374
532
154
103

10
2249
498
135
93

2.3.3. Lƣợng bốc hơi
Theo số liệu đo đạc từ trạm khí tƣợng Tân Sơn Nhất từ năm 1952 đến 1981,

tổng lƣợng bốc hơi trung bình tháng tại Tp.HCM thay đổi từ 86mm vào tháng 10
(mùa mƣa) đến 193mm vào tháng 3. Lƣợng bốc hơi trung bình năm của Tp.HCm là
1581mm.
2.3.4. Sƣơng mù
Theo số liệu khảo sát tại trạm Tân Sơn Nhất trong thời gian từ năm 1952 đến
1981, tổng số lần trung bình trong tháng xuất hiện sƣơng mù là 4,2 lần vào tháng 5
cho đến 8,6 lần vào tháng 1.
Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

22


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
2.3.5. Tầm nhìn trên biển
Số ngày có tầm nhìn dƣới 10km chiếm 15%, theo số liệu quan sát tại vị trí
gian khoan mỏ Bạch Hổ.
2.4. Đặc điểm thủy hải văn
2.4.1. Thủy triều
 Cao độ Hải đồ
Cao độ Hải đồ (CDL) tại Vũng Tàu so với cao độ quốc gia (NDL) tại Hòn Dấu
theo công thức tính nhƣ sau:
CDL = NDL + 2,887m
 Mực nước
Dựa trên số liệu quan trắc tại trạm thủy văn Vũng Tàu với thời gian quan trắc
5 năm liên tục (2007-2011), tính tƣơng quan mực nƣớc về vị trí xây dựng công trình
ta có cao độ mực nƣớc theo các tuần suất nhƣ Bảng 2-7 sau:
Bảng 2-7: Mực nƣớc ứng với các tuần suất tại vị trí xây dựng (hệ cao độ HĐ)
P%
H(cm)

H giờ

1

2

5

10

20

50

70

95

97

99

400

385

377

363


342

289

233

107

87

55

H đỉnh

421

412

407

403

388

368

353

329


325

316

H chân

233

212

200

179

157

116

88

33

22

3

H tb

312


304

302

295

283

267

256

239

236

230

2.4.2. Sóng
Theo số liệu quan sát tại Sao Mai và Nghinh Phong từ năm 1986 đến năm
1987, chiều cao sóng (H) lớn nhất là 1,2m, chu kỳ sóng (T) là 3,8s và chiều dài sóng
(L) là 45m tại Sao Mai, còn tại Nghinh Phong các giá trị lần lƣợt là H=1,97m,
T=5,9s và L=57m.
2.4.3. Dòng chảy
Theo kết quả nghiên cứu, tốc độ dòng chảy lớn nhất trên sông Thị Vải khoảng
2,5m/s tại cửa Cái Mép và 1,33m/s tại cửa Thị Vải.
Tiến hành đo dòng chảy hai lần vào tháng 6 và tháng 12 năm 2001, ở tất cả 7
điểm tại Vịnh Gành Rái. Hƣớng và tốc độ dòng chảy ở ba độ sâu khác nhau đƣợc
đo đồng thời bằng bốn dụng cụ đo dòng chảy liên tục trong 15 ngày đêm (từ ngày


Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

23


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
14 đến ngày 29 tháng 6 và từ ngày 2 đến ngày 16 tháng 12, năm 2001), các lần đo
cách nhau 1 giờ. Quá trình đo đƣợc tiến hành bởi dụng cụ đo dòng tại ba điểm khảo
sát V1, V2, V3 và bốn điểm phụ V4, V5, V6, V7.
Vận tốc dòng chảy lớn nhất quan sát tại mỗi điểm tại hai thời điểm triều lên,
xuống đƣợc trình bày trong Bảng 2-8. Qua đó, phần lớn dòng chảy đổi chiều, hƣớng
dòng chảy trong cả hai trƣờng hợp gần nhƣ song song với luồng chạy tàu hiện tại,
điều này giúp giảm thiều sự bồi lắng cho luồng.
Bảng 2-8: Vận tốc dòng chảy lớn nhất tại Vịnh Gành Rái (14-29)/6/2001
Dòng
chảy

Dòng chảy khi triều lên

Dòng chảy khi triều xuống
Lớp

V1

Dƣới
Giữa
Bề mặt
Dƣới
Giữa

Bề mặt
Vận
Vận
Vận
Vận
Vận
Vận
Góc
Góc
Góc
Góc
Góc
Góc
tốc
tốc
tốc
tốc
tốc
tốc
(o)
(o)
(o)
(o)
(o)
(o)
(m/s)
(m/s)
(m/s)
(m/s)
(m/s)

(m/s)
1.08 007 1.08 354 1.22 354 1.37 173 1.74 169 1.77 160

V2

0.89

307

1.17

314

1.30

318

0.95

128

1.16

126

1.32

127

V3


0.81

335

0.94

338

1.22

338

0.73

165

0.96

160

1.07

155

V4

0.78

025


0.78

017

0.83

020

0.65

017

0.60

195

1.03

185

V5

0.55

354

0.61

355


0.64

358

0.47

160

0.69

157

0.79

163

V6

0.65

257

0.74

258

0.77

264


0.84

245

1.11

259

1.22

260

V7

0.68

295

1.02

296

1.40

134

0.92

116


1.35

109

1.62

120

Điểm

2.4.4. Bão và nƣớc dâng
Khu vực của Thị Vải – Vũng Tàu không chịu ảnh hƣởng của lũ lụt, nƣớc
dâng, tuy nhiên, thỉnh thoảng khu vực ven biển xuất hiện các cơn bão lớn hoặc gió
mùa mạnh. Mƣợc nƣớc dâng khoảng 45cm khi có bão Linda vào tháng 10 năm
1997.
2.5. Luồng tàu vào cảng
Đối với một cảng thì luồng tàu vào cảng là yếu tố quan trọng bậc nhất, nó
quyết định rất lớn đến chi phí đầu tƣ cảng, chi phí duy tu nạo vét hàng năm và cỡ
tàu cho phép cập cảng. Luồng tàu vào cảng GEMADEPT Cái Mép có những thuận
lợi và khó khăn nhƣ sau.

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

24


Thiết kế bến 50.000DWT
Cảng GEMADEPT Cái Mép
2.5.1. Thuận lợi

Sông Thị Vải – Cái Mép dài khoảng 40km chạy dài theo hƣớng Bắc Nam, có
độ sâu trung bình từ 15

20m, chỗ sâu nhất (ở ngã ba Thị Vải – Cái Mép) đạt tới

60m. Bề rộng trung bình 500 –
600m, riêng ở sông Cái Mép chỗ
rộng rới 1000m. Đây là cửa sông
có độ sâu tự nhiên lớn thuận lợi
xây dựng cảng nƣớc sâu.
Chiều dài luồng tàu là 36,5km
từ phao GR5 vịnh Gành Rái đến
hết Cảng Phƣớc Thái – Vedan
(theo số liệu Công ty Bảo đảm an
toàn hàng hải Việt Nam). Độ sâu tự
nhiên cạn nhất là -9,3m (Hải đồ).
Bán kính cong nhỏ nhất là 350m tại đoạn cắt cong Tắc Cá Trung. Với thông số kỹ
thuật nhƣ vậy tuyết luồng Thị Vải – Cái Mép đảm bảo cho tàu trên 80000DWT vào
cập cảng.
2.5.2. Khó khăn
Tình trạng Đăng Đáy chiếm luồng hàng hải, đặc biệt gây nguy hiểm cho khúc
cua. Riêng ngay vị trí phao số 15, có 1 hàng đáy kéo dài từ bên bờ trái ra gần đến vị
trí phao dẫn luồng, chiếm gần nhƣ toàn bộ luồng, chỉ còn 1 khoảng trống nhất nhỏ.
Tàu nhỏ ngáng tàu lớn: tình trạng tàu cá nhỏ hàng ngày thả lƣới đánh bắt dọc
tuyến sông Thị Vải cũng ngày một nhiều. Có nhiều phƣơng tiện thả lƣới rồi neo đậu
ngay trên luồng, có phƣơng tiện kéo lƣới di chuyển rất chậm trong luồng tàu.
Hiện nay, khu vực Cái Mép Thị Vải đang trong giai đoạn đầu tƣ xây dựng
cảng nên trên luồng có sự tham gia lƣu thông của rất nhiều xà lan vận chuyển vật
liệu và cát san lấp. Trong đó, nhiều xà lan hành trình không đúng luật giao thông
đƣờng thủy, thậm chí neo đậu ngay trƣớc các cảng, gây thêm trở ngại cho tàu lớn

hành trình trên luồng và khi cập vào cảng…

Svth: Ngô Văn Lăng; Mssv: 491755; Lớp 55CG2

25


×