Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 6-36 THÁNG TUỔI VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH NUÔI CON CỦA BÀ MẸNGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ TẠI HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.17 KB, 32 trang )

Tên đề tài
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 6-36 THÁNG TUỔI VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH NUÔI CON
CỦA BÀ MẸ/NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ TẠI HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm.
1.2. Tình hình SDD Protein - năng lượng trên thế giới và tại Việt Nam.
1.3. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng.
1.4. Hậu quả của SDD.
1.5. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu:
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-36 tháng tuổi tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn năm 2014…
3.3. Khẩu phần ăn của trẻ từ 6-36 tháng tuổi tại Lạng Sơn
3.4. Kiến thức và thực hành nuôi con của bà mẹ/người chăm sóc trẻ
3.5. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành nuôi con của bà mẹ với tình trạng dinh dưỡng của
trẻ .......... …………………………………………………..
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ
4.2. Khẩu phần ăn của trẻ
4.3. Kiến thức và thực hành của bà mẹ
4.4. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của bà mẹ/người chăm sóc trẻ với tình trạng dinh dưỡng..
KẾT LUẬN


KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABS

Ăn

ARI

Ac

BM



BT

Bìn

CC/T

Ch

CI

Co

CN/CC




CN/T



HAZ

He

KP

Kn

KT

Kiế

N/A

No

NCBSM

Nu

OR

Od

RDA


Re

SD

Sta

SDD

Suy

SE

Sta


TH

Th

TTDD

Tìn

UNICEF

Un

WAZ


We

WHO

Wo

WHZ

We

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.Thông tin về trẻ tham gia nghiên cứu
Bảng 3.2. Thông tin về bà mẹ/người chăm sóc trẻ tham gia nghiên cứu
Bảng 3.3. Tình trạng suy dinh dưỡng theo các thể
Bảng 3.4. Tình trạng suy dinh dưỡng theo các thể theo giới tính
Bảng 3.5: Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ 6-11 tháng tuổi
Bảng 3.6: Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ 12-36 tháng tuổi
Bảng 3.7: KT và TH về thời gian cho trẻ bú lần đầu sau khi sinh
Bảng 3.8: Kiến thức và thực hành của bà mẹ về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Bảng 3.9: Thực hành bà mẹ về NCBSM
Bảng 3.10: Kiến thức của các bà mẹ về cho trẻ ăn bổ sung
Bảng 3.11: Thực hành bà mẹ nuôi trẻ ăn bổ sung
Bảng 3.12 : Thực hành chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy
Bảng 3.13: Thực hành chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI)
Bảng 3.14. Kiến thức NCBSM và ABS với tình trạng nhẹ cân của trẻ
Bảng 3.15. Kiến thức NCBSM và ABS với tình trạng thấp còi của trẻ
Bảng 3.16. Kiến thức NCBSM và ABS với tình trạng gầy còm của trẻ
Bảng 3.17.Thực hành NCBSM của bà mẹ với tình trạng nhẹ cân của trẻ
Bảng 3.18. Thực hành NCBSM của bà mẹ với tình trạng thấp còi của trẻ
Bảng 3.19. Thực hành NCBSM của bà mẹ với tình trạng gầy còm của trẻ

Bảng 3.20. Thực hành cho trẻ ABS với tình trạng nhẹ cân của trẻ
Bảng 3.21. Thực hành cho trẻ ABS với tình trạng thấp còi của trẻ
Bảng 3.22. Thực hành cho trẻ ABS với tình trạng gầy còm của trẻ
Bảng 3.23: Thực hành về chăm sóc sức khỏe trẻ ốm với tình trạng nhẹ cân
Bảng 3.24:Thực hành về chăm sóc sức khỏe trẻ ốm với tình trạng thấp còi
Bảng 3.25: Thực hành về chăm sóc sức khỏe trẻ ốm với tình trạng gầy còm
Bảng 4.1: So sánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ em huyện Văn Lãng với một số nghiên cứu
khác…………………………………………………………………………….....…26
Bảng 4.2: Mô hình rút gọn các yếu tố liên quan đến nhẹ cân............................................30
Bảng 4.3: Mô hình rút gọn các yếu tố liên quan đến thấp còi...........................................31


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo tuổi
Hình 3.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo nhóm tuổi
Hình 3.3 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm theo nhóm tuổi
Hình 3.4: Tỷ lệ Protein, Lipid, Glucid chung trong bữa ăn của trẻ em lứa tuổi 6-11 huyện Văn Lãng – Lạng Sơn
so với khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng
Hình 3.5: Tỷ lệ Protein, Lipid, Glucid chung trong bữa ăn của trẻ em lứa tuổi 12-36 huyện Văn Lãng – Lạng Sơn
so với khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng 
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu protein - năng lượng và các vi chất dinh dưỡng, thường gặp nhiều
nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, hậu quả dẫn đến không những trẻ suy giảm về khả năng nhận thức, sức khỏe mà còn
ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Mặc dù trong những năm qua tỷ lệ SDD trẻ em nước ta đã giảm đi ở mức nhanh do có một số chương
trình can thiệp so với trước đây. Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng về tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi chung


của cả nước năm 2000-2012 là tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân giảm từ 33,8% năm 2000 xuống còn
16,2% năm 2012, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi năm 2000 là 36,5% giảm xuống còn 26,7% năm 2012, tỷ lệ

suy dinh dưỡng thể gầy còm năm 2000 là 8,6% giảm xuống còn 6,7% năm 2012 [1-3]. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn
còn ở mức cao so với phân loại của WHO và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng/miền, đặc biệt là suy
dinh dưỡng thấp còi - ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam [4]. Theo kết quả giám sát hàng
năm của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ SDD còn rất cao ở các tỉnh miền núi, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu
số với tỷ lệ nhẹ cân từ 25-32% và thấp còi từ 37-47% [2].
Xã Hoàng Việt và xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là hai xã miền núi có nhiều dân tộc thiểu
số sinh sống. Thu nhập của người dân là từ sản xuất nông nghiệp nên còn nhiều thiếu thốn. Nghiên cứu "Đánh
giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-36 tháng tuổi và kiến thức, thực hành nuôi con của bà mẹ/người chăm sóc trẻ
huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, 2014".
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-36 tháng tuổi tuổi tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn năm 2014.
2. Mô tả kiến thức, thực hành nuôi con của bà mẹ/người chăm chăm sóc trẻ tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn,
năm 2014.
3. Tìm hiểu mối liên quan giữa TTDD và kiến thức, thực hành nuôi con của bà mẹ/người chăm sóc trẻ.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Một số khái niệm.
• Dinh dưỡng: Là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo
cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực
vào các hoạt động xã hội [5] .
• Suy dinh dưỡng: Là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh hay
gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát
triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.
• Bú mẹ hoàn toàn: Là thực hành trong đó đứa trẻ chỉ được ăn sữa mẹ qua bú trực tiếp hoặc gián tiếp
thông qua vắt sữa mẹ hoặc bú trực tiếp người khác, ngoài ra không ăn bất cứ loại thức ăn đồ uống nào
khác. Các thứ khác ngoại lệ được chấp nhận là các dạng giọt dung dịch có chứa vitamin, khoáng chất
hoặc thuốc.
• Cho trẻ ăn bổ sung [6]: để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ từ sáu tháng tuổi trở lên, cần cho trẻ ăn bổ
sung trong khi trẻ tiếp tục được bú mẹ. Các thực phẩm cho trẻ ăn bổ sung có thể được chuẩn bị riêng
hoặc từ chính bữa ăn gia đình. Theo WHO, không nên cho trẻ giảm bú khi bắt đầu cho ăn bổ sung; thức
ăn bổ sung nên được cho ăn bằng thìa hay cốc, không nên cho vào bình sữa; thực phẩm phải sạch, an

toàn và sẵn có ở địa phương; cần nhiều thời gian để trẻ nhỏ học cách ăn thức ăn đặc; thức ăn bổ sung
phải đa dạng, theo ô vuông thức ăn bổ sung với 4 nhóm thực phẩm với trung tâm là sữa mẹ.

Thức ăn giầu Vitamin

2. Tình hình SDD Protein - năng lượng trên thế giới và tại Việt Nam.
1. Tình hình SDD Protein - năng lượng trên thế giới.
Theo ước tính của WHO có khoảng 800 triệu người bị đói nghèo kéo dài và 150 - 160 triệu trẻ em dưới
5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân, 182 triệu trẻ bị còi cọc. SDD tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển nhất là các
nước Châu Á và Châu Phi [7, 8].
Theo báo cáo của UNICEF (2006), hơn 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển ở tình trạng
SDD thể nhẹ cân. Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu chiếm hơn một nửa số trường hợp tử vong
trẻ em với 5,6 triệu trẻ tử vong hàng năm có liên quan đến SDD [9]. Giảm tỷ lệ SDD là một trong những chỉ tiêu
quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ [10]. Tuy vậy từ 1990 tỷ lệ trẻ em SDD dưới 5 tuổi
giảm không đáng kể. Chỉ có 2 khu vực trên thế giới đáp ứng mục tiêu giảm 1/2 số trẻ em SDD là Châu Mỹ La


Tinh và Đông Á Thái Bình Dương với tỷ lệ SDD là 7% và 15%; tuy nhiên ở đây có sự chênh lệch giữa các cộng
đồng dân cư, trẻ SDD chủ yếu ở các cộng đồng nghèo và ở nhóm dân tộc thiểu số [7]. Tại các quốc gia đang
phát triển trung bình chỉ giảm 5% trong 15 năm qua. Gần 3/4 trẻ em thiếu cân trên toàn thế giới đang sống ở 10
quốc gia và hơn một nửa số đó ở 3 nước: Băngladesh (48%), Ấn độ (47%), Pakixtan (38%) [8, 11] . Đối với khu
vực Đông Nam Á, các nước có tỷ lệ SDD cao và không có khả năng đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
bao gồm: Lào (40%), Campuchia (36%), Myanmar (32%) và Đông Timor (46%). Các nước đã đạt được tiến bộ
trong giảm SDD cấp độ quốc gia song một bộ phận dân cư vẫn phải đối mặt với điều kiện chăm sóc sức khỏe và
dinh dưỡng kém là Indonesia (28%), Philippine (28%) và Việt Nam (21%) [12].
2. Tình hình SDD Protein – năng lượng tại Việt Nam.
Năm 2012, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em nước ta là 16,2% theo chỉ tiêu cân nặng/tuổi (CN/T), trong đó
SDD vừa (độ I) là 14,5%, SDD nặng (độ II) là 1,6% và SDD rất nặng (độ III) là 0,1% (theo phân loại của WHO)
[3, 13, 14].
Tỷ lệ trẻ em SDD theo chỉ tiêu chiều cao/tuổi (CC/T) năm 2012 toàn quốc là 26,7%, SDD độ I là

15,5%, SDD độ II là 11,2% [3]. Tỷ lệ SDD theo chỉ tiêu cân nặng/chiều cao (CN/CC) là 7,1% [3].
Phân bố SDD không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau. Khu vực miền núi, Tây Nguyên, miền
Trung tỷ lệ cao hơn hẳn so với các vùng khác, nông thôn cao hơn thành thị, miền núi cao hơn đồng bằng, dân tộc
thiểu số cao hơn các dân tộc khác, đặc biệt là các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt... Theo điều tra
dinh dưỡng toàn quốc năm 2012 cho thấy tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao nhất ở vùng núi như Tây Nguyên 25%,
trung du và miền núi phía Bắc 20,9%; khu vực phía Bắc miền Trung 19,5%; đồng bằng sông Cửu Long 14,8%;
đồng bằng sông Hồng 11,8% và thấp nhất ở Đông Nam Bộ 11,3% [3].
Bảng 1.1 Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi theo các vùng ở Việt Nam năm 2012
Tên vùng
Toàn quốc

Tây Nguyên
Đông Nam bộ

3. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng.
1. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng.
Mô hình cho thấy nguyên nhân của SDD là đa dạng, có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề y tế, lương thựcthực phẩm và thực hành chăm sóc trẻ tại hộ gia đình [15-18]. Mô hình chỉ ra các nguyên nhân trực tiếp, nguyên
nhân cơ bản, nguyên nhân sâu xa và các yếu tố ở cấp độ này ảnh hưởng đến cấp độ khác.
Nguyên nhân trực tiếp phải kể đến là thiếu ăn về số lượng hoặc chất lượng (tình trạng nghèo đói) và mắc
các bệnh nhiễm khuẩn [15, 19]. Trẻ em lứa tuổi từ 0-5 là đối tượng bị SDD cao nhất [15, 20] bởi vì cơ thể ở giai
đoạn này phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng rất cao và không được ăn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Người ta thường cho rằng những vùng ăn chủ yếu các loại ngũ cốc, củ thường hay dẫn đến thiếu protein, nhưng
nhiều nghiên cứu gần đây lại cho thấy khẩu phần ăn của trẻ thiếu năng lượng trầm trọng, ngay cả khi mức thiếu
protein mới ở mức đe doạ [15, 21].
Sữa mẹ và thức ăn bổ sung đóng vai trò quan trọng đối với thời gian bị SDD và thể loại SDD [2, 15, 16].
Các quan niệm dinh dưỡng sai lầm của người mẹ hoặc gia đình trong vấn đề chăm sóc thai sản, nuôi con bằng
sữa mẹ và thức ăn bổ sung là những nguyên nhân quan trọng, trực tiếp làm cho trẻ dễ bị SDD. Trẻ không được
bú sữa mẹ, hoặc bú chai nhưng số lượng sữa không đủ, dụng cụ bú sữa không đảm bảo vệ sinh đều có thể dẫn
đến SDD. Khi cho ăn bổ sung muộn, như ở một số nước châu Phi, các trường hợp SDD nặng thường xảy ra vào
năm thứ 2 [22]. Cho ăn bổ sung quá sớm, hoặc cho trẻ ăn thức ăn đặc quá muộn, số lượng không đủ và năng

lượng, protein trong khẩu phần ăn thấp cũng dễ dẫn tới SDD.


Hình 1: Mô hình nguyên nhân - hậu quả SDD của UNICEF[11]

2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
1. Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ khi có thai và cho con bú.
Chăm sóc bà mẹ khi mang thai khi mang là chiến lược phòng chống SDD sớm khi trẻ còn nằm trong
bụng mẹ, bà mẹ khi có thai tăng được từ 10-12 kg, và thực hiện chế độ dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi tốt, thói
quen dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thời kỳ mang thai, cho sự phát triển
và lớn lên của thai nhi, trẻ sinh ra có cân nặng >2500g. Nhiều nghiên cứu thấy rằng các yếu tố nguy cơ dẫn đến
trẻ sơ sinh có cân nặng thấp trước tiên là tình trạng dinh dưỡng kém của người mẹ trước khi có thai và chế độ ăn
không cân đối, không đủ năng lượng - dinh dưỡng khi mang thai.
Những bà mẹ trong khi mang thai lao động nặng nhọc, không được nghỉ ngơi đầy đủ cũng là những yếu
tố ảnh hưởng tới cân nặng sơ sinh.
2. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.
Theo khuyến cáo của WHO sau khi sinh, đứa trẻ cần được cho bú mẹ càng sớm càng tốt thậm chí ngay
trong 1 giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn cho tới tận 6 tháng [23], vì bú sớm có lợi ích cho cả mẹ và con:
• Bú sớm giúp trẻ tận dụng được sữa non, là loại sữa tốt, hoàn hảo về dinh dưỡng và các chất sinh học
thích ứng với cơ thể non nớt của trẻ.
• Bú sớm sẽ kích thích sữa mẹ tiết sớm hơn và nhiều hơn qua cung phản xạ prolactin.
• Bú sớm cũng giúp cho sự co hồi tử cung tốt hơn ngay sau đẻ, hạn chế mất máu.
• Bú sớm ngay sau đẻ tạo sự bền chặt tình cảm mẹ con trong suốt cuộc đời sau này [7, 23, 24].
• Trong vòng 4-6 tháng đầu cuộc đời, đặc biệt trong 6 tháng đầu trẻ cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng
sữa mẹ mà không ăn thêm thức ăn gì khác kể cả nước uống vì người mẹ bình thường. Bản thân người
mẹ có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng mà đứa trẻ cần, mọi thức ăn thêm khác trong giai đoạn
này đều có thể mang đến cho trẻ các rủi ro về sức khỏe [8, 23, 25].
• Trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ là thức ăn quí giá nhất mà không một thức ăn nhân tạo nào có thể so sánh. Trẻ
cần được bú mẹ thường xuyên, bú kéo dài tới 18-24 tháng hoặc lâu hơn [23-25]. Sữa mẹ có đầy đủ các
chất dinh dưỡng trẻ cần, tỷ lệ cân đối, dễ hấp thu và giá trị sinh học cao. Trong sữa mẹ có một số chất

mà không nguồn thức ăn nào có được như: các enzym, kháng thể ... giúp trẻ có khả năng chống lại một
số bệnh nhiễm khuẩn trong thời kỳ đầu khi sức đề kháng của trẻ còn chưa hoàn chỉnh.
3. Thực hành cho trẻ ăn bổ sung.
Ăn bổ sung (ABS) hay còn gọi là ăn sam, ăn thêm ở miền Bắc hay ăm dặm ở miền Nam [26]. Theo nhiều
tác giả thời gian bắt đầu cho trẻ ABS có thể khác nhau ở từng bà mẹ nhưng khuyến cáo chung là trong vòng 4 –
6 tháng [23, 25, 27, 28]. Tuy nhiên, gần đây theo khuyến cáo của WHO cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu tiên của cuộc đời [29]. Trẻ cần được ăn bổ sung bắt đầu từ tháng thứ 6.
Vì sao trẻ cần ăn bổ sung? Các nghiên cứu của WHO trên 22,857 trẻ thuộc 9 nước đang phát triển cho
thấy bằng chứng khoa học nói rằng sữa mẹ chỉ có xu hướng thỏa mãn nhu cầu của trẻ trong vòng 6 tháng đầu
[30]. Do vậy để đáp ứng nhu cầu tăng lên không ngừng của trẻ về thể chất, đến một giai đoạn nhất định, trẻ cần
được ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
Theo WHO và UNICEF thì: ABS là quá trình nuôi trẻ, tập cho trẻ thích ứng với sự chuyển đổi chế độ ăn
từ một khẩu phần hoàn toàn dựa vào sữa mẹ (hay chế độ sữa đơn thuần với bà mẹ mất sữa) sang chế độ ăn sử
dụng đều đặn cácthực phẩm sẵn có trong bữa ăn gia đình [23, 24, 29].
Các thực phẩm sử dụng với mục đích bổ sung sữa mẹ để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ gọi là thực
phẩm bổ sung. Các thực phẩm này được xếp vào 4 nhóm chính:
+ Nhóm thức ăn giàu Glucid: gồm các loại ngũ cốc như: gạo, ngô, lúa mì....
+ Nhóm thức ăn giàu Protid: thịt gia súc, gia cầm, cá và các loại thủy sản ...
+ Nhóm thức ăn giàu Lipid: mỡ động vật, dầu thực vật ...
+ Nhóm cung cấp Vitamin và muối khoáng: rau, quả ... Trong đó một bữa ăn bổ sung hợp lý cho trẻ phải có sự
phối trộn đầy đủ giữa 4 nhóm thực phẩm đã nêu trên [6].


Số bữa ăn cần bổ sung trong ngày: Với trẻ từ 7 - 9 tháng tuổi ngoài sữa mẹ cần ABS 2-3 bữa bột đặc(1015%) + nước hoa quả nghiền; Trẻ 10 - 12 tháng ngoài sữa mẹ cần thêm 3 bữa bột đặc (20%) + hoa quả nghiền;
Trẻ 13 - 24 tháng ngoài sữa mẹ cần 3 bữa cháo + hoa quả .Trên 24 tháng tuổi: ăn 3 bữa cùng gia đình với ưu tiên
các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, như 1 chén cơm với thịt, cá, rau xanh với 2 - 3 bữa phụ (sữa, sữa chua, bánh,
cháo, bột) [26]. Đây là thời kỳ bà mẹ rất dễ mắc những sai lầm trong nuôi dưỡng trẻ do thiếu kiến thức và kỹ
năng trong việc cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ, hợp lý.
4. Một số yếu tố khác.
• Điều kiện kinh tế gia đình, tình trạng thiếu ăn, tình trạng văn hóa của bà mẹ ảnh hưởng đến tình trạng

dinh dưỡng của trẻ.
Vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau khi sinh còn yếu, tỷ lệ nạo hút thai cao, một số bệnh
máu, bệnh mạn tính của bà mẹ có ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng đứa con sau này.
• Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, hố xí không đạt tiêu chuẩn cao, tập quán sử dụng phân tươi để
tưới rau gây ô nhiễm môi trường, tăng tỷ lệ mắc bệnh giun sán.
• Các bệnh được xếp hàng đầu thường gặp ở trẻ em đó là ỉa chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Số lần mắc
trung bình của trẻ em trong 1 năm bệnh ỉa chảy là 2,2 lần, viêm phổi là 1,6 lần.
• Nhiễm khuẩn dễ đưa đến SDD do rối loạn tiêu hoá và ngược lại, SDD dễ dẫn tới nhiễm khuẩn do đề
kháng giảm. Khi trẻ bị bệnh cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng, cảm giác thèm ăn
giảm, tiêu hoá, hấp thu kém, mức cung cấp chất dinh dưỡng giảm, các chất dinh dưỡng không đủ đáp
ứng nhu cầu cơ thể, do đó bệnh tật trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD trẻ em.
4. Hậu quả của SDD.
1. Suy dinh dưỡng và tình trạng bệnh tật, tử vong.
Hậu quả của SDD thể nặng để lại là rất nặng nề, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ em [31]. Nhưng đối với thể
vừa và thể nhẹ hậu quả cũng không kém phần quan trọng. Nghiên cứu của Chen và cộng sự ở Bangladesh trên
trẻ em 15–26 tháng trong vòng 2 năm cho thấy mối liên quan giữa các chỉ số nhân trắc và tỷ lệ tử vong ở trẻ
[31]. Theo tài liệu của WHO, qua phân tích 11,6 triệu trường hợp tử vong trẻ dưới 5 tuổi trong năm 1995 ở các
nước đang phát triển cho thấy có 54% (6,3 triệu) có liên quan tới SDD vừa và nhẹ, nếu gộp với các nguyên nhân
do sởi, ỉa chảy, viêm đường hô hấp cấp và sốt rét thì lên đến 74% [32].
Những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu các vi chất cấn thiết như vitamin A, sắt, kẽm có khả năng chống
đỡ các bệnh nhiễm trùng kém. Người ta ước tính khoảng 50% – 60% trẻ dưới 5 tuổi tử vong do nguyên nhân
tiềm ẩn là SDD. Trong đó, 50% – 70% gánh nặng bệnh tật của tiêu chảy, sởi, sốt rét, nhiễm trùng đường hô hấp
ở trẻ toàn thế giới là do sự góp mặt của SDD [33].
2. Thiếu dinh dưỡng với phát triển hành vi và trí tuệ.
Có thể thấy mối liên quan giữa thiếu dinh dưỡng và kém phát triển trí tuệ, hành vi qua những cơ chế sau
[31]:
• Do thiếu nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc trong đó có các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát
triển trí tuệ như iode, sắt ...
• Trẻ em thiếu dinh dưỡng thường lờ đờ chậm chạp, ít năng động nên ít tiếp thu được qua giao tiếp của
cộng đồng và người chăm sóc.

• Các thực nghiệm về ăn bổ sung tỏ ra có hiệu quả đến các chỉ số phát triển trí tuệ.
Với sự hiểu biết hiện nay, người ta thấy SDD sớm trong bào thai và trong những năm đầu của cuộc đời có
ảnh hưởng xấu đến phát triển trí tuệ nhất là cả cuộc đời thiếu niên.
3. Suy dinh dưỡng và sức khỏe khi trưởng thành.
Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi khả năng học hành của trẻ, khả năng
lao động đến tuổi trưởng thành.
Thiếu dinh dưỡng trẻ em thường để lại những hậu quả nặng nề. Gần đây, nhiều bằng chứng cho thấy thiếu
dinh dưỡng ở giai đoạn sớm, nhất là trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi thời kỳ của đời người. Hậu
quả của thiếu dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Phụ nữ đã từng bị thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ còn
là trẻ nhỏ hoặc trong độ tuổi vị thành niên đến khi lớn lên trở thành bà mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Bà mẹ bị thiếu
dinh dưỡng thường dễ đẻ con nhỏ yếu, cân nặng sơ sinh thấp. Hầu hết những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp bị
thiếu dinh dưỡng (nhẹ cân hoặc thấp còi) ngay trong năm đầu sau sinh. Những trẻ này có nguy cơ tử vong cao
hơn so với trẻ bình thường và khó có khả năng phát triển bình thường .
Barker nêu ra giả thuyết mới về nguồn gốc bào thai của một số bệnh mạn tính. Theo ông, các bệnh tim
mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá ở người trưởng thành có thể có nguồn gốc từ suy dinh dưỡng bào
thai. Vì thế, phòng chống suy dinh dưỡng bào thai hoặc trong những năm đầu tiên sau khi ra đời có một ý nghĩa
rất quan trọng trong dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời [3].
23. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em.
1. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em.
Các nhóm chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em [34-37]:
+ Nhân trắc học.
+ Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.


+ Các thăm khám thực thể/ dấu hiệu lâm sàng đặc biệt chú ý tới các triệu chứng thiếu dinh dưỡng kín đáo
và rõ ràng.
+ Các xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu là hoá sinh ở dịch thể và các chất bài tiết (máu, nước tiểu...) để
phát hiện mức bão hoà chất dinh dưỡng.
+ Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do thiếu dinh dưỡng.
+ Điều tra tỷ lệ bệnh tật, tử vong. Sử dụng các thống kê y tế để tìm hiểu mối liên quan giữa tình hình bệnh

tật và tình trạng dinh dưỡng.
+ Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ.
Trong đó, 2 nhóm chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất là nhân trắc và điều tra khẩu phần ăn mà các số đo
nhân trắc là các chỉ số đánh giá trực tiếp tình trạng dinh dưỡng.
WHO đã khuyến cáo có 3 chỉ tiêu nhân trắc nên dùng là cân nặng theo tuổi, cân nặng theo chiều cao và
chiều cao theo tuổi [30]. Cụ thể như sau:
• Cân nặng theo tuổi:
Là chỉ số được dùng sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ số này được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của cá thể hay cộng đồng. Cân nặng theo tuổi thấp là hậu quả của thiếu dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số cân nặng
theo tuổi nhạy có thể quan sát trong 1 thời gian ngắn.
• Chiều cao theo tuổi:
Phản ánh tiền sử dinh dưỡng. Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc
thuộc về quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi.
• Cân nặng theo chiều cao:
Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số này phản ánh tình trạng SDD cấp hay còn gọi
“Wasting”. Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh sự không tăng cân hay giảm cân nếu so sánh với trẻ có cùng
chiều cao, chính là phản ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
2. Cách phân loại suy dinh dưỡng.
Theo khuyến nghị của WHO, các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là cân nặng
theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC) [15]. Từ năm 2006, WHO
khuyến cáo áp dùng quần thể chuẩn của WHO 2005: Đánh giá bằng CN/T, CC/T, CN/CC dựa vào số trung bình
và độ lệch chuẩn của quần thể WHO 2005 [38]. Hiện nay, WHO đề nghị lấy điểm ngưỡng < 2 độ lệch chuẩn (<
-2SD) so với quần thể WHO 2005 để đánh giá trẻ bị suy dinh dưỡng .
Chỉ số Z- Score được tính theo công thức:

Bảng 1.2. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ em
Chỉ tiêu
Phân loại
Bình thường
SDD

Độ I
Độ II
Độ III
Thừa cân
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu:
1. Thời gian: Từ tháng 10/2014 - 1/2015
2. Địa điểm nghiên cứu: huyện Văn Lãng - Lạng Sơn
3. Đối tượng nghiên cứu:
• Trẻ em từ 6-36 tháng tuổi tại huyện Văn Lãng - Lạng Sơn
• Bà mẹ của các trẻ tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang, một tỷ lệ:


Trong đó:
n: Cỡ mẫu xác định
Z : Giá trị giới hạn tương ứng với độ tin cậy. Ứng với độ tin cậy 95% (α =0,05) thì Z =1,96
α: là mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05
p: tỷ lệ thấp còi của trẻ em Lạng Sơn năm 2013[1], p = 0,276
d: sai số tuyệt đối, chọn d = 0,05
Thay các giá trị trên vào công thức tính cỡ mẫu ta được cỡ mẫu nghiên cứu là 307 trẻ, làm tròn là 310
trẻ. Vậy cỡ mẫu của nghiên cứu là 310 trẻ.
• Số đối tượng tham gia nghiên cứu
• Điều tra tại thực địa:
• Phiếu KAP – Nhân trắc: Tổng số: 347 (Xã Hoàng Việt: 205 phiếu; Xã Tân Mỹ: 142 phiếu)
• Phiếu Khẩu phần: Xã Hoàng Việt: 142 phiếu; Xã Tân Mỹ: 0 phiếu

2 Nhập liệu:
• Phiếu KAP – Nhân trắc: Số phiếu hợp lệ, đã nhập : 270 phiếu
• Phiếu Khẩu phần: số phiếu hợp lệ đã nhập là 82 phiếu
3 Làm sạch số liệu
• Phiếu KAP – Nhân trắc: Tổng số phiếu sau khi làm sạch các lỗi về độ tuổi, là 206
• Phiếu Khẩu phần: Số phiếu đã nhập: 82, tuy vậy sau khi ghép chung cùng với số liệu KAP số
khẩu phần còn lại chỉ là 56 ạ. Trong số 26 phiếu Khẩu phần bị mất thì có 8 phiếu là không có
ID tương đương với phiếu KAP, còn 18 phiếu còn lại là do phiếu KAP bị loại trong quá trình
làm sạch số liệu.
Cách chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu cụm.
• Bước 1: Tại huyện chọn ngẫu nhiên 2 xã bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn (bốc thăm hoặc sử dụng
phần mềm Excel).
• Bước 2: Tại 2 xã đã được chọn, chọn ngẫu nhiên 310 trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi từ danh sách uống
vitamin A hàng năm.
Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng:
• Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh
• Trẻ mắc các bệnh mãn tính hoặc nhiễm trùng nặng tại thời điểm điều tra
• Mẹ của trẻ mắc các bệnh tâm thần, không có khả năng trả lời phỏng vấn
• Bố, mẹ trẻ không đồng ý và cam kết tham gia nghiên cứu
2.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp thu thập:
2.2.3.1. Chuẩn bị trước khi thu thập số liệu:
Tiền trạm, chuẩn bị trước nghiên cứu, đề nghị Sở Y tế, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản, Trung
tâm Y tế huyện, các xã tiến hành nghiên cứu chỉ đạo tổ chức thực hiện và hỗ trợ trong quá trình triển khai. Cán
bộ xã và cộng tác viên y tế thông báo cho đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu trước khi tiến hành điều tra
để đảm bảo đủ số lượng mẫu theo yêu cầu.
Tập huấn cho điều tra viên trước khi triển khai tại thực địa để bảo đảm tính thống nhất và chất lượng
của bộ số liệu.
2.2.3.2. Thu thập số liệu và các chỉ tiêu đánh giá:
a. Cách tính tuổi của trẻ: Dựa theo ngày tháng năm sinh và ngày điều tra

Tính tuổi theo năm theo quy ước của Tổ chức Y tế Thế giới được tính như sau [2]:
• Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (năm thứ nhất): 0 tuổi
• Từ trong 1 năm – 1 năm 11 tháng 29 ngày (năm thứ 2): 1 tuổi
b. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp nhân trắc học
Quá trình cân đo trẻ phải diễn ra tại nơi sạch sẽ, kín đáo. Mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.

Cân trọng lượng trẻ: sử dụng cân điện tử SECA có độ chính xác tới 0,1 kg để cân trọng lượng của trẻ,
điều chỉnh cân về số 0 trước khi đo, trước khi triển khai cân vào mỗi buổi cần chuẩn lại cân bằng quả cân
chuẩn. Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với 1 số lẻ. Cân đối tượng vào buổi sáng. Khi cân chỉ mặc
quần áo gọn nhất và trừ bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tính kết quả. Cân được đặt ở vị trí ổn định
và bằng phẳng. Đối tượng đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều cả
hai chân.

Đo chiều cao đứng của trẻ: Trẻ lớn hơn hoặc bằng 2 tuổi sẽ đo chiều cao đứng. Trong trường hợp trẻ
bắt buộc phải đo nằm thì trong kết quả phải trừ đi 0.7 cm.
Sử dụng thước đứng bằng gỗ, có độ chia chính xác tới milimét. Chiều cao được ghi theo cm và 1 số lẻ. Thước
được đặt theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất nằm ngang. Đối tượng bỏ guốc, dép, đi chân không, bỏ






1-α/2

1-α/2


tất cả các trang sức trên tóc, bỏ búi, buộc tóc, đứng quay lưng vào thức đo. Gót chân, bắp chân, mông, vai, đầu
(5 điểm chạm) theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm

ngang, hai tay bỏ thõng. Kéo cái chặn đầu của thước từ trên xuống dưới, khi áp sát đến đỉnh đầu và vuông góc
với thước đo, nhìn vuông góc vào thước và đọc kết quả.
- Đo chiều dài nằm của trẻ: Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi sẽ đo chiều dài nằm, trong trường hợp trẻ thích đo đứng thì bắt
buộc phải cộng thêm 0.7 cm vào kết quả đo chiều dài.
Sử dụng thước bằng gỗ, có độ chia chính xác tới milimét. Chiều dài được ghi theo cm và 1 số lẻ. Thước được
đặt theo phương nằm ngang, tại địa điểm sạch, chắc chắn, an toàn. Trẻ bỏ guốc, dép đi, chân không, bỏ tất cả các
trang sức trên tóc, bỏ búi, buộc tóc, đặt trẻ nằm ngửa trên thước đo, đầu trẻ chạm vào chặn trên của thước đo.
Gót chân, bắp chân, mông, vai, đầu (5 điểm chạm) theo một đường thẳng áp sát vào thước đo, mắt trẻ nhìn
thẳng, vuông góc với thước, 2 tay đặt 2 bên thân mình. Kéo phần chặn của thước cho tới khi nào chạm vào gót
chân của trẻ, nhìn vuông góc vào thước và đọc kết quả.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ: TTDD của trẻ được đánh giá dựa theo chuẩn tăng trưởng của WHO
2006 dành cho trẻ dưới 5 tuổi[3]:
Cân nặng theo tuổi: Cân nặng của trẻ được so sánh với cân nặng của trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham
chiếu của WHO. Trẻ được xác định là bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân nếu z-score cân nặng theo tuổi nhỏ hơn
-2SD. Cụ thể thang phân loại TTDD dựa theo z-score của cân nặng theo tuổi như sau:
• Dưới -3SD: Suy dinh dưỡng nhẹ cân mức độ nặng
• Từ dưới -2SD đến -3SD: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
• Từ -2SD đến +1SD: Bình thường
• Từ +1SD đến + 2SD trở lên: Nguy cơ thừa cân
• Từ +2SD trở lên: Thừa cân
Chiều cao đứng/chiều dài nằm theo tuổi: Chiều cao của trẻ được so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới theo quần
thể tham chiếu của WHO. Trẻ được xác định là bị suy dinh dưỡng thể thấp còi nếu z-score của chiều cao
đứng/chiều dài nằm theo tuổi nhỏ hơn -2SD. Cụ thể thang phân loại TTDD dựa theo z-score của chiều cao
đứng/chiều dài nằm theo tuổi như sau:
• Từ -2SD trở lên: Bình thường
• Từ dưới -2SD đến -3SD: Thấp còi
• Dưới -3SD: Thấp còi mức độ nặng
Cân nặng theo chiều dài/cao: Trẻ được xác định là bị suy dinh dưỡng thể gày còm nếu z-score của cân nặng theo
chiều dài/cao nhỏ hơn -2SD. Trẻ được xác định là thừa cân nếu z-score của cân nặng theo chiều dài/cao lớn hơn
+2SD Cụ thể thang phân loại TTDD dựa theo z-score của cân nặng theo chiều cao/chiều dài như sau:

• Từ -2SD đến +1SD: Bình thường
• Từ dưới -2SD đến -3SD: Gầy còm
• Dưới -3SD: Gầy còm mức độ nặng
• Từ +1SD đến + 2SD trở lên: Nguy cơ thừa cân
• Từ +2SD đến +3SD: Thừa cân
c. Phỏng vấn:
Sử dụng các bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để phỏng vấn thông tin của các bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Các
điều tra viên sẽ được tập huấn thông nhất phương pháp phỏng vấn, các nội dung phỏng vấn cụ thể trước khi
tham gia vào phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện tại trạm y tế xã hoặc hội trường văn hóa của xã –
nơi có thể tập trung được các bà mẹ. Bộ câu hỏi bao gồm 3 phần:
Phần thông tin chung:
• Thông tin chung về mẹ, hộ gia đình: tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nghề nghiệp.
• Thông tin chung về hộ gia đình: đánh giá tình trạng kinh tế xã hội của hộ gia đình theo tiêu chí của nhà
nước, đánh giá an ninh lương thực hộ gia đình.
• Thông tin chung về trẻ: ngày tháng năm sinh, giới tính của trẻ.
Phần thông tin về kiến thức chăm sóc trẻ của bà mẹ:
• Đánh giá kiến thức của bà mẹ về bú sớm sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và ăn bổ sung.
Phần thông tin về thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ:
• Đánh giá thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ về các chỉ tiêu bú sớm sau sinh, vắt bỏ sữa non, cho trẻ sử
dụng thực phẩm trước khi cho bú, thời gian cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ
sung.
• Đánh giá về mức đa dạng thực phẩm trong khẩu phần, trẻ ăn đủ bữa và được ăn các thực phẩm giàu sắt.
• Đánh giá về thực hành chăm sóc trẻ ốm của bà mẹ: bà mẹ có cho trẻ bú mẹ bình thường khi trẻ ốm, cho
uống đủ nước và có cho trẻ kiêng thực phẩm nào không?
Phần thông tin về khẩu phần ăn thực tế của trẻ:
• Khẩu phần ăn thực tế của trẻ được đánh giá bằng phương pháp hỏi ghi 24 giờ qua kết hợp cân kiểm tra
theo hướng dẫn của Viện Dinh Dưỡng.





Khẩu phần ăn của trẻ sẽ được làm sạch và mã hóa theo bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam. Các
giá trị của khẩu phần sẽ được tính toán dựa trên bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam 2007 thông
qua phần mềm tính toán khẩu phần của Viện Dinh Dưỡng phát triển.
• Các giá trị và tính cân đối của khẩu phần ăn sẽ được tính toán và so sánh với RDA của trẻ em theo từng
nhóm tuổi.
2.2.4 Bảng biến số, chỉ số
Tên biến
A . Thông tin chung về bà mẹ và hộ gia đình
Tuổi của bà mẹ

Trình độ
học vấn

Nghề nghiệp của bà mẹ

Dân tộc của bà mẹ

B. Thông tin chung về trẻ
Tuổi của trẻ
Giới của trẻ
C. Thông tin về kinh tế hộ gia đình và An ninh lương thực
Thiếu ăn
Thời gian thiếu ăn
Làm gì khi bị thiếu ăn

Điều kiện kinh tế hộ gia đình
D. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ hiện tại
E. Thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ.

Bú sớm sau sinh
Nguyên nhân trẻ không được bú sớm


Vắt bỏ sữa non
Tại sao lại vắt bỏ sữa non

Sử dụng đồ ăn thức uống trước khi cho bú

Tại sao chị lại cho cháu ăn thức ăn đó.

Số tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn
Khẩu phần đa dạng
Trẻ ăn đủ bữa

Trẻ ăn thực phẩm giàu sắt hoặc được bổ sung sắt
Thực hành về cho trẻ ăn thịt

Thực hành về cho trẻ ăn rau

F. Thông tin về tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ em
Tình hình mắc bệnh tiêu chảy trong 2 tuần qua
Mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) trong 2 tuần qua
G. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ.
Kiến thức về bú sớm sau sinh
Kiến thức về bú mẹ hoàn toàn
Kiến thức về thời điểm ăn bổ sung
H. Thực hành chăm sóc trẻ bệnh.
Thực hành cho bú trong thời gian tiêu chảy
Thực hành uống nước trong thời gian tiêu chảy

Thực hành cho ăn trong thời gian tiêu chảy


Thực hành cho bú trong thời gian tiêu chảy
Thực hành uống nước trong thời gian NKHHT
Thực hành cho ăn trong thời gian NKHHT
Ăn kiêng trong thời gian NKHHT
I. Khẩu phần tiêu thụ thực tế của trẻ.
Khẩu phần ăn vào thực tế của trẻ trong ngày qua

Tính cân đối trong khẩu phần của trẻ

2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu.
• Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, số liệu được nhập 2 lần 20% để kiểm soát sai số.
• Sử dụng phần mềm Anthro 2005 do WHO cung cấp để tính tuổi và z-score cho trẻ em.
• Sử dụng phần mềm của Viện Dinh Dưỡng để tính toán các giá trị của khẩu phần.
Kiểm tra logic và tính nhất quán trước khi phân tích:
• Kiểm tra tính lôgíc và tính nhất quán dựa trên logic của bộ câu hỏi bằng hai phương pháp: kiểm tra tính
lôgíc tương tác trong quá trình nhập liệu bằng file check trong EpiData và viết lệnh kiểm tra.
• Kiểm tra các giá trị bất thường (Outlier)
• Tất cả các biến ngẫu nhiên liên tục được kiểm định tính chuẩn trước khi đưa vào phân tích.
• Phân tích số liệu bằng phần mềm STATA 12.0 SE.
• Số liệu được phân tích, trình bày theo số trung bình, trung vị, tỷ lệ, bảng tần số, biểu đồ. Sử dụng các
test thống kê tham số và phi tham số phù hợp:
• Test χ để so sánh 2 tỷ lệ
• Test t để so sánh 2 giá trị trung bình
• Test ANOVA để so sánh nhiều giá trị trung bình
• Test Wilcoxon để so sánh 2 trung vị
• Mức ý nghĩa thống kê p<0.05
2.2.6. Sai số và phương pháp khống chế sai số.

• Sai số hệ thống: tập huấn điều tra viên kỹ lưỡng, thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi điều tra.
• Số liệu được nhập 2 lần 20% để kiểm soát sai số do nhập liệu.
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu.
• Thông báo mục đích nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu
• Bảo đảm an toàn cho trẻ tham gia cân đo
• Giữ bí mật các thông tin của bà mẹ và trẻ tham gia nghiên cứu
• Các bà mẹ tự nguyện tham gia nghiên cứu sau khi được giải thích ý nghĩa của nghiên cứu. Tất cả những
trường hợp vì một lý do nào đó không muốn tham gia nghiên cứu, sau khi đã tư vấn và thuyết phục vẫn
muốn bỏ cuộc sẽ được chấp nhận.
• Nghiên cứu được sự đồng tình và ủng hộ của các nhà quản lý hệ thống y tế địa phương (tỉnh, huyện, xã,
thôn)
• Kết quả nghiên cứu sau khi phân tích sẽ được gửi tới địa bàn nghiên cứu để thông báo cho đối tượng
tham gia vào nghiên cứu và các nhà quản lý tại địa bàn
• Kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ việc sử dụng cho mục đích nghiên cứu
• Đảm bảo tính trung thực của thông tin.
2


1.
2.
3.

Viện dinh dưỡng (2014), "Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (1999-2013)".
Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Vệ sinh thực phẩm và Trường đại học Y Hà Nội (2012), Thực hành dinh
dưỡng và An toàn Vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản Y học.
World Health Organization (2008), Training Course on Child Growth Assessment, WHO, Geneva.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Thông tin về trẻ tham gia nghiên cứu

Bảng 3.1.Thông tin về trẻ tham gia nghiên cứu
Nhóm tuổi
6-23
24-36
Tuổi trung bình của trẻ
Giới tính
Nữ
Nam
Tổng
Nghiên cứu được thực hiện trên 206 trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi tại xã 2 xã Hoàng Việt và Tân Mỹ của
huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn. Tỷ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo giới tính: 40,8% nam, 59,2% nữ. Có 56,3%
trẻ tham gia nghiên cứu <2 tuổi với tháng tuổi trung bình là 21.82 ± 8.58
3.1.2. Thông tin về bà mẹ/người chăm sóc trẻ
Bảng 3.2. Thông tin về bà mẹ/người chăm sóc trẻ tham gia nghiên cứu
Nhóm tuổi
<19
19 -35
>35
Tổng
Trình độ học vấn
Không đi học
Tiểu học (1 - 5)
THCS (6-9)
THPT (10 -12)
Trung cấp
Cao đẳng, đại học
Tổng
Nghề nghiệp
Nông dân
Thợ thủ công

Cán bộ
Nội trợ
Buôn bán
Khác
Tổng
Dân tộc
Kinh
Tày
Mông
Nùng
Khác
Tổng
Thiếu gạo ăn

Không
Số tháng bị thiếu gạo


1
2
3
6
Làm gì khi thiếu ăn
Ăn độn
Vay ăn
khác
Tỷ lệ hộ nghèo

Không
Có 201 bà mẹ/người chăm sóc trẻ tham gia trả lời câu hỏi nghiên cứu. Trong đó, có 87.8% bà mẹ trong

độ tuổi từ 19-25 tuổi. Trên 80% bà mẹ có trình độ trung học cơ sở trở lên, trong đó có 40,8% bà mẹ có trình độ
THPT và 9.49% bà mẹ có trình độ đại học.
Đa phần các bà mẹ tham gia nghiên cứu là người dân tộc thiểu số trong đó 66.7% bà mẹ là người dân
tộc Nùng, 25,4% bà mẹ là người dân tộc Tày. Nghề nghiệp chủ yếu của các bà mẹ là nông dân (64,5%) và
13.5% bà mẹ làm nội trợ ở nhà, chỉ có 13% người trả lời là hiện đang làm cán bộ nhà nước. Tỷ lệ hộ nghèo trong
mẫu nghiên cứu chiếm 1,5%. Có 4% bà mẹ trả lời có tình trạng thiếu ăn và trên 40% trong số này thiếu từ 3
tháng trở lên.
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-36 tháng tuổi tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn năm 2014
3.2.1. Tình trạng suy dinh dưỡng theo các thể
Bảng 3.3. Tình trạng suy dinh dưỡng theo các thể

Nhẹ cân
Thấp còi
Gầy còm
Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi trong địa bàn nghiên cứu ở mức ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng trung bình là 14,6% (10 – 19%). Trong đó, SDD nhẹ cân mức độ vừa (-3SD >-2SD)
là 12,62% và SDD nhẹ cân mức độ nặng là 1,94% (<-3SD).
Bảng 3.4. Tình trạng suy dinh dưỡng theo các thể theo giới tính

CN/T

CC/T

CN/CC

Thừa cân
Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng chia theo giới ở cả 3 thể. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở nữ
(11,9%) thấp hơn ở nam (16,4%), tương tự như vậy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nam là 38,6% cao hơn ở
nữ là 33,3%. Trong khi đó, thừa cân ở nam giới lại cao hơn nữ giới với nam là 4,8% và nữ là 3,5%.



3.2.2. Suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi

Hình 3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo tuổi
Kết quả nghiên cứu thu được tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân cao nhất trong nhóm tuổi từ 24-35 tháng là 16,13%,
thấp nhất trong nhóm 6 -11 tháng là 6,66% và ở nhóm 24 – 35 tháng là 15,38%.
3.2.3. Suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu chiều cao theo tuổi


Hình 3.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo nhóm tuổi
Phân tích tỷ lệ SDD thấp còi theo nhóm tuổi, kết quả cho thấy SDD cao nhất ở nhóm tuổi từ 12-23 tháng là
44,23%, thấp nhất là từ 6 – 11 tháng là 20% và 24-35tháng là 37,1%.
3.2.4. Suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao


Hình 3.3 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm theo nhóm tuổi
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ SDD gầy còm cao nhất ở nhóm tuổi từ 12 – 23 tháng là 7,69%;
thấp nhất ở nhóm tuổi từ 24 – 35 tháng và ở nhóm tuổi 6 – 11 tháng là 6,66%.
3.3. Khẩu phần ăn của trẻ từ 6-36 tháng tuổi tại Lạng Sơn
Bảng 3.5: Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ 6-11 tháng tuổi
Chỉ số
Năng lượng
Protein
Protein động vật
Lipid


Lipid thực vật
Glucid
Vitamin A

Vitamin C
Sắt
Canxi
Đối với trẻ ở lứa tuổi 6-11 tháng tại huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn, khẩu phần năng lượng chung chỉ đạt
68,2% so với khuyến nghị. Xét riêng cho mỗi nhóm thực phẩm, kết quả cho thấy các nhóm Protein của trẻ thuộc
diện điều tra đáp ứng mức 88,3%. Khẩu phần Glucid của trẻ đáp ứng 87,4% với khuyến nghị, Lipid mới chỉ đạt
dưới 50% so với khuyến nghị. Một số nhóm khẩu phần đáp ứng nhu cầu của trẻ còn khá thấp là Sắt (16,1%),
Lipid thực vật (21,1%), Vitamin A (28,2%).
Bảng 3.6: Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ 12-36 tháng tuổi
Chỉ số
Năng lượng
Protein
Protein động vật
Lipid
Lipid thực vật
Glucid
Vitamin A
Vitamin C
Sắt
Canxi
Đối với trẻ lứa tuổi 12-36 tháng, năng lượng khẩu phần chỉ đáp ứng 56,3%, Protid (76,3%), Glucid (62,9%).
Một số thành phần đáp ứng tương đối thấp, dưới 50% so với khuyến nghị là Lipid (39,9%), Lipid thực vật
(27,5), Vitamin A (41,65%), Sắt (41,9%). Các thành phần còn lại cũng mới đáp ứng từ 60 – 90%.


Hình 3.4: Tỷ lệ Protein, Lipid, Glucid chung trong bữa ăn của trẻ em lứa tuổi 6-11 huyện Văn Lãng –
Lạng Sơn so với khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng
Kết quả biểu đồ cho thấy tỷ lệ giữa 3 nhóm thực phẩm chính là Protein: Lipid: Glucid trong bữa ăn của trẻ 611 tháng tại huyện Văn Lãng chưa cân bằng so với khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế cơ cấu bữa ăn của trẻ giàu
năng lượng Glucid và Protid trong khi đó tỷ lệ Lipid còn thiếu rất nhiều so với khuyến nghị 23,02% so với 40%
nhu cầu khuyến nghị.





Hình 3.5: Tỷ lệ Protein, Lipid, Glucid chung trong bữa ăn của trẻ em lứa tuổi 12-36 huyện Văn Lãng –
Lạng Sơn so với khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng
Tương tự như lứa tuổi 6-11 tháng, trẻ lứa tuổi 12-36 tháng có tỷ lệ các chất sinh năng lượng cũng chưa
cân đối so với khuyến nghị. Năng lượng từ Glucid và Protid tương đối cao so với khuyến nghị. Trong khi đó
năng lượng được cung cấp từ Lipid chỉ chiếm 24,73% so với khuyến nghị là 35%.
3.4. Kiến thức và thực hành nuôi con của bà mẹ/người chăm sóc trẻ
3.4.1. Kiến thức và thực hành của bà mẹ về NCBSM
Bảng 3.7: KT và TH về thời gian cho trẻ bú lần đầu sau khi sinh

Trong 1 giờ đầu sau khi sinh
Sau 1 giờ đầu sau khi sinh
Không rõ
Kiến thức của các bà mẹ về cho con bú trong một giờ đầu là 59,39% và các bà mẹ thực hành là 36,96%.
Trong khi đó có 54,89% bà mẹ thực hành cho con bú sau một giờ đầu sau khi sinh.
Bảng 3.8: Kiến thức và thực hành của bà mẹ về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Nội dung

Kiến thức về thời gian BMHT
Có 63,96% các bà mẹ cho rằng nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; 21,32% cho rằng nên
cho bú đến dưới 6 tháng và 14,72% cho là nên cho bú trên 6 tháng.
Bảng 3.9: Thực hành bà mẹ về NCBSM
Nội dung

Có 23,35% bà mẹ thực hành cho con bú mẹ hoàn toàn đủ 6 tháng, 59,9% bà mẹ không vắt bỏ sữa non trước
khi cho con bú và chỉ có 5,08% bà mẹ cai sữa cho con sau 24 tháng.


2. Kiến thức và thực hành của bà mẹ về việc cho trẻ ăn bổ sung
Bảng 3.10: Kiến thức của các bà mẹ về cho trẻ ăn bổ sung
Nội dung


Kiến thức về thời gian bắt đầu ABS
Các bà mẹ cho rằng nên cho con ăn bổ sung đủ 6 tháng chiếm 60,91%, dưới 6 tháng là 23,9% và trên 6
tháng là 15,2%
Bảng 3.11: Thực hành bà mẹ nuôi trẻ ăn bổ sung
Nội dung

Có 109 bà mẹ (chiếm 55,33%) cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm; 16,75% bà mẹ cho ăn thực phẩm
giàu sắt; 80,1% các bà mẹ cho con ăn thịt cá cả cái lẫn nước và 83,76% bà mẹ cho con ăn rau cả nước và cái.

3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc sức khỏe của trẻ
Bảng 3.12 : Thực hành chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy
Nội dung


Uống nước khi tiêu chảy

Tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy trong hai tuần qua trên địa bàn nghiên cứu là 7,61%. Các bà mẹ không cho con bú
khi bị tiêu chảy chiếm 46,67%; 53,33% bà mẹ cho trẻ uống nước bình thường, ăn bình thường khi bị tiêu chảy
và 60% bà mẹ cho trẻ uống Oresol khi trẻ tiêu chảy.
Bảng 3.13: Thực hành chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI)
Nội dung

Tỷ lệ trẻ bị ARI trong hai tuần qua tại địa điểm nghiên cứu là 32,49%; 62,5% bà mẹ cho trẻ ăn bình
thường khi bị ARI; 4,69% cho ăn nhiều hơn và 32,81% bà mẹ cho ăn ít hơn khi trẻ bị ARI


5. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành nuôi con của bà mẹ với tình trạng dinh dưỡng
của trẻ

1. Kiến thức NCBSM và ABS với TTDD
Bảng 3.14. Kiến thức NCBSM và ABS với tình trạng nhẹ cân của trẻ

BM có KT cho trẻ bú sớm

BM có KT nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu

BM có KT bắt đầu cho con ABS

Có 88.1% bà mẹ có kiến thức sai về cho trẻ bú sớm ở nhóm trẻ bình thường. Và có 71.1% bà mẹ có
kiến thức sai về cho trẻ bú sớm ở nhóm trẻ nhẹ cân. Đa số kiến thức bà mẹ đều cho rằng nên cho trẻ bú sau 1h
sau sinh. Điều này có mối liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhẹ cân và nó có mức ý nghĩa thống kê p
=0.01< 0.05.
Chỉ có 14.5% bà mẹ có kiến thức đúng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở nhóm trẻ
nhẹ cân và 15.8% ở nhóm trẻ bình thường.
Có đến 89.4% bà mẹ có kiến thức sai vào thời điểm bắt đầu ăn bổ sung (cho ăn bổ sung từ tháng thứ 6
trở lên) ở nhóm trẻ nhẹ cân và 82% ở nhóm trẻ bình thường. Tuy nhiên, chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến


thức cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng hay kiến thức về thời điểm bắt đầu cho con ăn bổ sung với
tình trạng nhẹ cân của trẻ với p >0.05.
Bảng 3.15. Kiến thức NCBSM và ABS với tình trạng thấp còi của trẻ

BM có KT cho trẻ bú sớm

BM có KT nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu


BM có KT bắt đầu cho con ABS

Chỉ có 30.7% bà mẹ có kiến thức cho trẻ bú ngay sau 1h sau sinh ở nhóm trẻ bình thường và 46.7% ở
nhóm trẻ thấp còi. Có trên 60% bà mẹ ở 2 nhóm có kiến thức không đúng về nuôi con hoàn toàn trong 6 tháng
đầu và thời điểm bắt đầu cho con ăn bổ sung. Tuy nhiên, chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức cho trẻ bú
sớm, nuôi hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng, thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung ở 2 nhóm với tình trạng thấp còi
của trẻ. (p>0.05)
Bảng 3.16. Kiến thức NCBSM và ABS với tình trạng gầy còm của trẻ

BM có KT cho trẻ bú sớm

BM có KT nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu

BM có KT bắt đầu cho con ABS

2. Thực hành NCBSM của bà mẹ với TTDD
Bảng 3.17.Thực hành NCBSM của bà mẹ với tình trạng nhẹ cân của trẻ

Cho bú ngay trong 1h đầu

Vắt sữa non bỏ đi
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu


×