B GIO DC V O TO B Y T
I HC HU
TRNG I HC Y-DC
TRNG THANH PHNG
NGHIÊN CứU BệNH TIÊU CHảY ở TRẻ DƯớI 5 TUổI
Và KIếN THứC CáC Bà Mẹ TạI Xã BA TRINH,
HUYệN Kế SáCH - SóC TRĂNG NĂM 2009
LUN VN CHUYấN KHOA CP I
Chuyờn ngnh: Y T CễNG CNG
HU - NM 2009
B GIO DC V O TO B Y T
I HC HU
TRNG I HC Y-DC
TRNG THANH PHNG
NGHIÊN CứU BệNH TIÊU CHảY ở TRẻ DƯớI 5 TUổI
Và KIếN THứC CáC Bà Mẹ TạI Xã BA TRINH,
HUYệN Kế SáCH - SóC TRĂNG NĂM 2009
LUN VN CHUYấN KHOA CP I
Chuyờn ngnh: Y T CễNG CNG
Mó s: CK 60 72 76
Ngi hng dn khoa hc
PGS.TS. TRN TH MINH DIM
HU - NM 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Trƣơng Thanh Phƣơng
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
AIDS : Acquired Immcene Deficiency Syndrome
CDD : Chương trình phòng chống tiêu chảy
(Control program of Diarrhhoeal Diseases)
ETEC : Enterotoxigenic Escherichia coli
HVS : Hợp vệ sinh
KHVS : Không hợp vệ sinh
NCBSM : Nuôi con bằng sữa mẹ
ORS : Oresol
TCYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
UBND : Ủy ban nhân dân
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là một vấn đề sức khoẻ đang được quan tâm rộng
rãi trên Thế giới, bệnh đã lôi cuốn nhiều đến sự chú ý của các nhà nghiên cứu,
các nhà khoa học, nhà y học, bởi đó là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong cho
trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) và nhiều công trình nghiên cứu điều tra ở Châu Á, Châu Phi và châu Mỹ
La Tinh cho thấy, ở các nước đang phát triển hàng năm có trên 750 triệu trường
hợp tiêu chảy, trong đó 500 triệu là trẻ em dưới 5 tuổi. Tử vong do tiêu chảy hang
năm từ 3-6 triệu trẻ em, có 80% trong số này là trẻ em dưới 2 tuổi [35], [36].
Trong những năm gần đây ở Việt Nam tình hình bệnh tiêu chảy có chiều
hướng gia tăng. Đáng chú ý là các tỉnh phía Bắc, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm
được phát hiện ngày 23/10/2007, bắt đầu ở Hà Nội và chính thức được công bố
thành dịch từ ngày 31/10/2007. Hiện dịch đã lây lan đến 7 tỉnh thành như Hà
Tây, Hải phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên và Thái Bình. Theo
Thứ Trưởng Trịnh Quân Huấn có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy cấp, đa
số là do nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ thức ăn như nhiễm khuẩn lỵ, Escherie coli,
vi khuẩn tả với 1 đến 1,2 triệu ca mỗi năm trên cả nước.
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 1996, mười bệnh gây chết nhiều nhất tại
các bệnh viện chủ yếu là bệnh nhiễm trùng, trong đó tiêu chảy đứng hàng thứ
hai với tỷ lệ chết 3,92/100.000 dân [35], [36]. Theo thông báo dịch năm 2003
[24], năm 2004 [25], năm 2005 [26], [27], năm 2006 [28], tiêu chảy vẫn là một
tronh các bệnh truyền nhiễm số người mắc cao nhất.
Ở tỉnh Sóc Trăng có 24.255 ca mắc, Riêng huyện Kế Sách theo báo cáo
của Trung tâm Y tế dự phòng huyện năm 2008 có 2.513 không có trường hợp tử
vong do tiêu chảy. Tuy nhiên, trong thực tế số liệu này phản ảnh chưa đầy đủ tỷ
lệ mắc trong cộng đồng. Do các bà mẹ lựa chọn dịch vụ y tế nên còn nhiều
trường hợp trẻ tiêu chảy không được báo cáo. Ngoài vấn đề tỷ lệ mắc và tử vong
cao bệnh tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, chậm phát
2
triển về tinh thần, thể chất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các
bệnh nhiễm trùng khác.
Các phương pháp điều trị tiêu chảy đơn giản và hiệu quả có thể làm giảm
rõ rệt số lượng tử vong do tiêu chảy đồng thời làm giảm sự nhập viện không cần
thiết của hầu hết các trường hợp [46], [47]. Các phương pháp này ngày càng
được phổ biến rộng hơn tại cộng đồng đã đóng góp thành công đáng kể vào
việc khống chế các bệnh tiêu chảy, làm giảm tỉ lệ mắc, giảm tỷ lệ tử vong do
tiêu chảy gây ra.
Hành vi sức khỏe có giá trị rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mắc và chết của một
bệnh. Việc điều trị một bệnh chỉ được giải quyết một cách triệt để khi gia đình,
đặc biệt là các bà mẹ nhận ra những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức
khỏe có hại do chính mình gây ra [23]. Muốn thực hiện có hiệu quả công tác
phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em tại một cộng đồng thì phải tìm hiểu các kiến
thức và hành vi của các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi liên quan đến tỉ lệ mắc
tiêu chảy của cộng đồng đó.
Tại Sóc Trăng, mặc dù chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy Quốc gia
(CDD) đã được triển khai trong nhiều năm nay, nhưng thời gian qua tình hình
mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi còn khá phổ biến trong cộng đồng do
việc thực hiện biện pháp phòng bệnh chưa thật kỹ lưỡng, do tập quán thói quen,
sự hiểu biết, môi trường sống, các yếu tố khách quan… Vì vậy, sự hiểu biết của
cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy là rất quan trọng. Vấn đề đặt
ra là tìm xem yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu chảy, mức độ tác động ra sau,
yếu tố nào là đặc thù riêng của địa phương nghiên cứu.
Vì vậy,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bệnh tiêu chảy
ở trẻ dƣới 5 tuổi và kiến thức, hành vi của các bà mẹ tại xã Ba Trinh, huyện
Kế Sách, Sóc Trăng ”. Với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Ba Trinh, huyện Kế
Sách, tỉnh Sóc Trăng.
2. Tìm hiểu kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TIÊU CHẢY TRẺ EM
1.1.1. Định nghĩa bệnh tiêu chảy.
Tiêu chảy là hiện tượng đi cầu nhiều lần trong ngày, chủ yếu là phân lỏng
hay nước [18]. Độ rắn mềm của phân do thành phần nước trong phân quyết
định: Phân có 85% nước gọi là nhão; phân có 88% nước gọi là lỏng: phân có
90% nước gọi là lỏng như nước [8],[18]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(TCYTTG), tiêu chảy được định nghĩa là "đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước
trên 3 lần trong 24 giờ, phân lỏng là phân không thành khuôn" [43]. Số lương
phân được bài tiết ra ngoài bình thường mỗi ngày thay đổi tùy theo chế độ ăn,
tuổi của từng cá thể. Khi có tiêu chảy, phân chứa nhiều nước hơn bình thường
gọi là phân nước hay phân lỏng. Trong những trường hợp lỵ trực khuẩn phân có
thể chứa máu [30],[32],[36]. Tuy nhiên rất khó đưa ra một định nghĩa chính xác
về bệnh tiêu chảy, bởi vì số lần tiêu chảy, khối lượng phân phụ thuộc nhiều vào
chế độ ăn uống và thay đổi tập quán của mỗi vùng khác nhau. Các bà mẹ còn có
thể dùng các từ ngữ khác nhau để mô tả tiêu chảy. Điều lưu ý là đối với trẻ bú
mẹ thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão thì không thể xem là tiêu chảy,
đối với những trẻ này, xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần
hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là không bình thường.
Mối nguy hiểm chính của tiêu chảy là tử vong và suy dinh dưỡng [48]. Tử
vong do tiêu chảy hầu hết thường gây ra bởi vì mất một lượng lớn muối và
nước từ cơ thể [46]. Những biến chứng do tiêu chảy thường gặp là suy dinh
dưỡng [8]. Khi trẻ bị tiêu chảy, đôi khi kèm nôn mửa. Trẻ ăn ít đi và khả năng
4
hấp thu các chất dinh dưỡng bị giảm so với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, chính
những yếu tố đó góp phần làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng và bệnh cảnh lâm
sàng càng trở nên phức tạp hơn, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý: suy dinh
dưỡng - tiêu chảy - suy dinh dưỡng.
Chưa kể việc các bà mẹ không nuôi dưỡng con của họ một cách bình
thuờng khi chúng bị tiêu chảy, ngay cả những ngày sau khi tình trạng tiêu chảy
của chúng được cải thiện.
1.1.2. Phân loại.
Tiêu chảy được phân loại tùy thuộc vào thời gian của nó, một đợt tiêu chảy
kéo dài ít hơn 2 tuần là tiêu chảy cấp. Theo Chu Văn Tường, tiêu chảy cấp tính
ở trẻ em thường xảy ra dưới 05 ngày [42], tiêu chảy kéo dài 2 tuần còn gọi là
tiêu chảy kéo dài [23].
Ngày nay, người ta xác định ba hội chứng lâm sàng khác nhau của tiêu
chảy gồm:
-Tiêu chảy phân lỏng cấp tính: gồm các trường hợp khởi bệnh cấp tính, kéo
dài dưới 14 ngày
- Hội chứng lỵ: gồm các trường hợp tiêu chảy phân có đàm máu.
- Tiêu chảy kéo dài : gồm các trường hợp khởi đầu với tiêu chảy cấp tính
rồi kéo dài trên 14 ngày.
Nghiên cứu của Đào Mạnh Hùng tại Bệnh viện đa khoa Kon Tum cho thấy
tiêu chảy phân lỏng cấp tính chiếm 47,29%; hội chứng lỵ chiếm 51,25%; tiêu
chảy kéo dài chiếm 1,48% [23]
1.1.3. Dịch tễ học bệnh tiêu chảy
- Các đường lây truyền
Hầu hết các nhà nghiên cứu về bệnh sinh - dịch tễ học tiêu chảy cho rằng
các tác nhân gây tiêu chảy điều chủ yếu và duy nhất truyền qua đường phân,
5
miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm hay lây do tiếp xúc trực
tiếp với phân người bị bệnh tiêu chảy, hoặc qua trung gian truyền bệnh như ruồi,
dán [5],[20]. Sự lan truyền trực tiếp có thể ngăn chặn được hay không là tùy
thuộc vào sự cải thiệnvệ sinh cá nhân và gia đình [3],[4],[13],[20].
- Một số hành vi làm gia tăng sự lan truyền tác nhân gây bệnh tiêu chảy
+ Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4- 6 tháng đầu tiên sau khi
sinh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có
nguy cơ mắc tiêu chảy gấp nhiều lần so với những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ
hoàn toàn, nguy cơ tử vong do tiêu chảy ở những trẻ này cũng lớn hơn một cách
đáng kể [43].
Trong y văn đã ghi rõ, vai trò của sữa mẹ rất quan trọng trong việc bảo vệ
trẻ đối với bệnh tiêu chảy. Sữa mẹ có chứa globulin miễn dịch chủ yếu là IgA
(95%), ngoài ra còn có IgM, IgG có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn
các bệnh đường ruột và một số bệnh khác do siêu vi trùng gây ra [6].
+ Tập quán cai sữa sớm: Cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài sẽ làm giảm chỉ số mắc
và mức độ trầm trọng của một số bệnh như lỵ và tả.
+ Cho trẻ bú sữa chai hoặc bình: Khi cho sữa vào một chai hoặc vào bình
không sạch thì sẽ bị ô nhiễm, nếu trẻ không bú hết sữa trong bình thì sự ô nhiễm
bởi mầm bệnh đường ruột khó rữa sạch và vi khuẩn sẽ phát triển.
+Tập quán cho ăn sớm trước dặm 4 tháng tuổi: Cho ăn dặm quá sớm hay
quá muộn hoặc ăn dặm không đúng cách, đều có thể dẫn đến tiêu chảy và suy
dinh dưỡng.
+ Dùng nước uống đã bị nhiễm vi khuẩn đường ruột: Nước có thể bị nhiễm
bẩn ngay tại nguồn của nó hoặc trong suốt quá trình dự trữ tại nhà. Sự ô nhiễm
tại nhà do bảo quản hoặc sử dụng không hợp vệ sinh. Theo TCYTTG tỷ lệ mắc
6
tiêu chảy trên toàn thế giới khoảng 1 tỷ/ năm, trong đó chết 3,3 triệu/năm, có
liên quan đến nước không an toàn và vệ sinh [46].
+ Không rửa tay sau khi đi ngoài, sau khi xử lý phân, trước khi chuẩn bị
thức ăn: Thói quen rửa tay là một hành vi tốt bảo vệ sức khỏe chung, đặc biệt có
hiệu lực đối với việc phòng tiêu chảy.
+ Không xử lý phân một cách hợp vệ sinh: Nhiều bậc cha mẹ cho rằng
phân trẻ em là không nguy hiểm, nhưng thực ra chúng chứa rất nhiều virus, vi
khuẩn gây bệnh và phân súc vật cũng chứa nhiều vi sinh vật có thể truyền bệnh
cho con người.
- Tính cảm thụ: Một số yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ bệnh tiêu chảy:
+ Suy dinh dưỡng: Bệnh tiêu chảy và suy dinh dưỡng liên quan chặt chẽ
với nhau nhất là đối với những trẻ suy dinh dưỡng nặng, những trẻ đó sự hồi
phục niêm mạc ruột bị chậm trễ do thiếu vitamin, giảm sức đề kháng của cơ thể,
mức độ trầm trọng kéo dài thì nguy cơ tử vong do tiêu chảy sẽ gia tăng đối với
những trẻ bị suy dinh dưỡng. Và ngược lại điều này sẽ làm cho tình trạng suy
dinh dưỡng trở nên trầm trọng thêm [46].
+ Sởi: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ở trẻ đang bị sởi hoặc mới
khỏi bệnh sởi trong vòng 4 tuần thì mắc bệnh tiêu chảy nhiều hơn do trong thời
gian này hệ thống miễn dịch của trẻ bị ảnh hưởng [2],[8],[13].
+ Bệnh suy giảm miễn dịch: Trẻ bị bệnh suy giảm miễn dịch kéo dài như
Human Immunodeficieney Virus (HIV) làm cho trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy [8].
Tiêu chảy xảy ra khoảng 30% sau khi dung kháng sinh hoặc bất kỳ thay đổi ở
ruột trẻ [46]
+ Tuổi: Hầu hết tiêu chảy xảy ra trong hai năm đầu cuộc đời. Chỉ số mắc
bệnh cao nhất là ở nhóm trẻ 6-11 tháng tuổi [35], [36]. Theo TCYTTG lứa tuổi
này dễ mắc bệnh tiêu chảy vì thời kỳ này trẻ phải ăn thức ăn bổ sung, trong khi
7
đó các yếu tố bảo vệ chống tiêu chảy trong sữa mẹ lại giảm [43].
- Tính chất mùa: Sự khác biệt theo mùa được quan sát ở nhiều vùng khác nhau
+ Vùng khí hậu ôn đới, tiêu chảy thường do vi khuẩn bệnh xảy ra vào mùa
nóng (mùa hè),
+ Vùng khí hậu lạnh thì ngược lại tiêu chảy thường do virus, đặc biệt là
Rota virus lại xảy ra cao điểm vào mùa đông.
+ Ở những vùng nhiệt đới, tiêu chảy do Rota virus xảy ra quanh năm
nhưng tăng vào các tháng
- Các vụ dịch
Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em trên nhiều nước và có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng lên tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Nó là bệnh có mặt
ở khắp nơi trên Thế giới và liên quan đến môi truờng sống. Loài người đã từng
gánh chịu những tổn thất to lớn do những vụ dịch và đại dịch tiêu chảy gây ra.
Hai tác nhân gây bệnh đường ruột có thể gây thành dịch lớn và tử vong
cao là Vibrio cholerae 01 và Shigella dysenteriae Týp1. Những vụ dịch xảy ra
gần đây năm 1961 dịch xảy ra do Vibrio cholerae 01 ở Indonesia lan đến Châu
Á, Trung Cận Đông và Châu Phi, một số nước châu Âu và Bắc Mỹ . Shigella
dysenteriae Týp1 gây dịch lỵ lớn ở Trung Mỹ và gần đây ở Châu Phi và vùng
Nam Á
Các vụ dịch lan từ Ấn Độ đến các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu
Đại Dương. Ngoài ra, còn có một số vụ dịch lỵ trực khuẩn ở Trung Mỹ, Trung
Phi và Nam Phi.
1.1.4. Nguyên nhân của tiêu chảy
- Rotavirus
Chương trình CDD của TCYTTG đã nghiên cứu dài hạn (1987 – 1992) về
nhiễm Rotavirut của trè em dưới 2 tuổi ở Achentina, Cộng Hòa Trung Phi,
8
Colombia, Hồng Kông, Ấn Độ cho thấy: Rotavirus gây tiêu chảy là nhiễm trùng
phổ biến ở trẻ em dưới 1tuổi, chiếm 12-25% các trường hợp [42]. Nó là tác
nhân quan trọng nhất gây tiêu chảy nặng và đe doạ tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi
trên toàn thế giới [45]. Ở các nước phát triển có 35-52% trẻ em bị tiêu chảy cấp
do Rotavirus. Ở các nước đang phát triển Rotavirus là nguyên nhân phổ biến
gây tiêu chảy cấp và tử vong cho trẻ em dưới 1 tuổi [43]. Khoảng 1/3 số trẻ dưới
2 tuổi bị ít nhất 1 đợt tiêu chảy do Rotavirus, nó có khả năng lây lan trực tiếp từ
người .
- ETEC (Enterotoxigenic Escherichia coli)
ETEC chiếm 10-20% các trường hợp [46],[49] . Nó là tác nhân quan trọng
gây tiêu chảy cấp phân toé nuớc cả trẻ em và người lớn tại các nước đang phát
triển, ETEC lây lan chủ yếu qua nước và thực phẩm bị ô nhiễm [45] .
- Shigella
Shigella chiếm 5-15% các trường hợp [35]. Nó là tác nhân quan trọng nhất
gây bệnh lỵ, đã đuợc tìm thấy trong khoảng 60% các đợt lỵ [17]. Shigella lây
lan chủ yếu trực tiếp từ người. Hoàng Hữu Nam và cộng sự 1995 đã công bố kết
quả về tình hình dịch tể học của bệnh lỵ trực trùng tại Thừa Thiên Huế với tỷ lệ
mắc 4,5 đến 12,61/10000 dân, nhóm tuổi mắc cao nhất từ 0 đến 4 tuổi với 55,3
% [33].
- Campylobacter jejuni
Campylobacter jejuni chiếm 10-15% các trường hợp [35]. Nó lây lan qua
tiếp xúc phân, nước uống bẩn, dùng thực phẩm bị ô nhiễm. C.Jejuni có thể gây
tiêu chảy tóe nước chiếm 2/3 trường hợp hoặc hội chứng lỵ chiếm 1/3 các
trường hợp [32].
- Vibrio cholerae 01
Bệnh tả chiếm 5 - 10% ở những vùng lưu hành dịch [35]. Có hai typ sinh
9
vật và hai typ huyết thanh. V.Cholerae 01 gây tiêu chảy không qua xâm nhập
mà qua trung gian độc tố tả, làm xuất tiết ồ ạt nước và điện giải ở ruột non. Tiêu
chảy có thể nặng dẫn tới tình trạng mất nước và truỵ mạch trong vòng vài giờ
nếu không bồi phụ nước và điện giải kịp thời, theo Lươmg Văn Đàm và Đinh
Văn Hai. Trong vùng lưu hành dịch, trẻ em cũng bị tả nhiều như người lớn [10],
[12],[19].
- Salmonella
Salmonella (non typhoid) chiếm 1-5% các trường hợp [35]. Hầu hết nhiễm
Salmonella không gây thương hàn là do lây từ súc vật nhiễm trùng hoặc các
thức ăn đông vật đã bị ô nhiễm. Tiêu chảy do Salmonella thường là phân tóe
nước, nhưng đôi khi cũng có biểu hiện như hội chứng lỵ [44]
- Cryptosporidia (đơn bào)
Cryptosporidia chiếm 5-15% các trường hợp [35]. Nó là một ký sinh trùng
thuộc họ Coccidian gây bệnh ở trẻ nhỏ, ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn
dịch và nhiều loại gia súc [9].
- Không tìm thấy tác nhân gây bệnh
Các trường hợp này chiếm 20 -30% [35]. Hiện nay một nguyên nhân tiêu
chảy đang được công bố Cyclospra [9], là một loại ký sinh trùng gây tiêu chảy
kéo dài, tỷ lệ mắc bệnh là 0,2 % trên tổng số dân nghiên cứu [9],[35].
1.1.5. Điều trị tiêu chảy trẻ em
+ Điều trị tiêu chảy tại nhà
Ngày nay, bệnh tiêu chảy tự nó không được xem như một bệnh mà là biểu
hiện của một tình trạng rối loạn chức năng đường tiêu hoá, thường là do sự rối
loạn tiết dịch và các chất điện giải quá mức vào lòng ruột như trong các trường
hợp tiêu chảy do độc tố hay tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột,
sự tiết dịch vào lòng ruột có tác dụng tẩy sạch, đẩy độc tố, đưa tác nhân gây
10
bệnh ra ngoài. Vì vậy có tác dụng làm giảm bệnh.
Các trường hợp tiêu chảy được chăm sóc tại nhà dựa theo 3 nguyên tắc mà
Tổ chức Y tế Thế giới đã hướng dẫn như sau:
+ Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thƣờng để phòng mất nƣớc.
Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch bị
mất qua phân và nôn. Thường có thể phòng được mất nước nếu cho uống đủ
lượng dịch ngay khi trẻ mới bị tiêu chảy.
Nhiều loại dịch tại nhà có thể cho trẻ uống nhằm xử trí sớm để phòng bệnh
mất nước. Tại nhiều nước người ta khuyến cáo các loại dịch uống tại nhà khác
nhau như: cháo nấu từ gạo hay các loại ngũ cốc, súp, hoặc cho uống nứơc trắng
kèm bữa ăn, một số nước dùng dung dịch Oresol (ORS) như là một loại dung
dịch pha chế tại nhà. Sữa mẹ được xem như là thức ăn để nuôi dưỡng trẻ nhưng
nó cũng được coi như là dịch uống tại nhà rất quan trọng, cần cho trẻ bú càng
nhiều càng tốt.
Những trẻ đã được bù dịch ở cơ sở y tế thì ở nhà cần được tiếp tục uống
ORS cho tới khi hết tiêu chảy. Trong mọi điều kiện, các loại dịch tại nhà cần
đáp ứng được những yêu cầu chính sau:
* Đảm bảo an toàn cho trẻ khi uống với khối lượng lớn. Không cho trẻ
uống các loại nước ngọt, trà đường.
* Dễ chấp nhận: dịch phải là loại mà các bà mẹ tin tưởng và chấp nhận cho
trẻ uống với số lượng lớn và trẻ cũng phải quen.
* Dễ pha chế: các chất pha chế phải quen thuộc với người dân, không đòi
hỏi nhiều thao tác hay thời gian.
* Có hiệu quả: dịch uống phải vừa an toàn,vừa hiệu quả và không đắt tiền.
- Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dƣỡng để phòng suy dinh dƣỡng.
Khi trẻ tiêu chảy, cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
11
bị tiêu chảy cần cho ăn thức ăn mềm hoặc nửa đặc nửa lỏng. Các loại thức ăn
này phải cung cấp ít nhất bằng nửa năng lượng của khẩu phần ăn. Cho ăn ít
nhưng nhiều lần trong ngày thì tốt hơn cho ăn nhiều nhưng ít lần. Sau khi hết
tiêu chảy, tiếp tục cho trẻ ăn thêm ít nhất một bữa mỗi ngày trong hai tuần, cho
ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng như đã cho ăn trong khi tiêu chảy. Trẻ
suy dinh dưỡng, cần phải cho ăn chế độ ăn này trong thời gian dài hơn.
- Các bà mẹ cần biết khi nào đƣa trẻ đến cơ sở y tế.
Để thực hiện được điều này cần hướng dẫn người mẹ theo dõi biết tiêu
chảy, mất nước đang nặng thêm hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác.
Các dấu hiệu cho biết tiêu chảy đang nặng hay mất nước đang tiến triển
mà bà mẹ có thể nhận ra là:
+ Khi trẻ đi ngoài phân tóe nước.
+ Nôn liên tục.
+ Khát nước gia tăng, uống nước háo hức .
+ Trẻ ăn uống kém hơn bình thường.
+ Trẻ sốt cao.
+ Có máu trong phân.
Như vậy cần phải đem trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị.
- Điều trị tiêu chảy trẻ em tại cơ sở y tế
Bù dịch trong tiêu chảy
Mục đích của bù dịch khi trong tiêu chảy là nhanh chóng bù lại sự thiếu
hụt nước và điện giải đã mất cũng như sẽ mất thêm cho đến khi tiêu chảy ngừng
hẳn [8],[18]. Biện pháp bù dịch được tiến hành kết hợp với việc sử dụng cả
thuốc điều trị tiêu chảy trẻ một cách hợp lý [47].
+ Bù dịch bằng đƣờng uống: Bù dịch bằng đường uống dựa trên nguyên
12
tắc hấp thu Natri cùng với nước và các chất điện giải khác của ruột tăng lên do
sự hấp thu chủ động của một số chất như glucose [8],[18]. Để cho việc bù dịch
bằng đường uống thành công thì nên cho uống thường xuyên nhưng với lượng
nhỏ [14].
+ Các loại dịch thường sử dụng:
* Dung dịch ORS: là một hỗn hợp muối bù dịch bằng đường uống khi hoà
tan trong nước. ORS được dùng để điều trị hàng triệu bệnh nhân tiêu chảy ở mọi
lứa tuổi, do các nguyên nhân khác nhau và đã được chứng minh tính an toàn và
hiệu quả của nó. Một số nước có chủ trương dùng ORS cho mọi trường hợp tới
cơ sở y tế dù bệnh nhi có bị mất nước hay không. Dung dịch ORS là loại dịch
bù bằng đường uống tốt nhất hiện nay.
* Một số loại dung dịch tự pha khác: các dung dịch tự pha khác mặc dù
không đảm bảo thích hợp như dung dịch ORS nhưng vẫn có tác dụng phòng mất
nước bằng đường uống. Các dung dịch như la: súp, nước cháo, sữa chua hoặc
nước trắng cũng sẽ có hiệu quả khi pha thêm một ít muối .
+ Bù dịch bằng đƣờng tĩnh mạch:
trong những trường hợp mất nước nặng phải bù dịch bằng đường tĩnh
mạch nhằm bồi phụ lại khối lượng tuần hoàn nhanh chóng và điều trị shock.
Việc bù dịch bằng đường tĩnh mạch chỉ được thực hiện ở các cơ sở y tế [18],
[48]. Dung dịch được xử dụng trong điều trị tiêu chảy là Ringer Lactat,
Natriclorua 9%o, Dextrose 5%.
Việc sử dụng thuốc trong điều trị.
Nguyễn Anh Dũng, Đặng Đức Trạch nghiên cứu tình hình bệnh tiêu chảy
tại khoa nhi các bệnh viện cho rằng: Đối với tiêu chảy do vi khuẩn hoạc ký sinh
trùng việc sử dụng kháng sinh là rất hạn chế và phải cân nhắc cẩn thận [15].
Trong chương trình quốc gia phòng chống tiêu chảy của Tổ chức Y tế Thế
13
giới cho rằng: Không cần dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc chống nôn cho trẻ
em, vì nó không có tác dụng mà còn gây nguy hiểm [43],[47].
1.2. PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY
- Phòng ngừa lây lan mầm bệnh: Tác nhân gây bệnh tiêu chảy gồm
nhiều loại khác nhau nhưng chúng đều lây theo đường phân – miệng qua thức
ăn và nước uống bị ô nhiễm, một số biện pháp đang được khuyến cáo là:
+ Nuôi con bằng sữa mẹ, kéo dài thời gian cho bú ít nhất 18 đến 24 đến
tháng.
+ Cho trẻ ăn bổ sung từ tháng 4 đến 6 tháng.
+ Chủng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh sởi.
+ Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh ăn uống.
+ Rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, tay sau khi đi tiêu và làm
vệ sinh.
+ Xử lý phân an toàn, kể cả phân trẻ
+ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XÃ BA TRINH
Xã Ba Trinh thuộc vùng sâu của huyện Kế Sách, Sóc Trăng, xã có 7 ấp
Dân số tự nhiên 13.365 khẩu .
Phụ nữ có con dưới 5 tuổi 829 người
Đại đa số nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp, xã có hệ thống kênh rạch
chằng chịt, giao thông chủ yếu bằng đường thủy.
Hệ thống Y tế xã thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) xã Ba Trinh và chịu sự
chỉ đạo chuyên môn của Phòng Y tế huyện Kế Sách.
Trạm y tế gồm có 8 cán bộ biên chế, trong đó có đủ cơ cấu: Bác sĩ, y sĩ,
điều dưỡng trung học, y sĩ y học cổ truyền, y sĩ cộng đồng, y sĩ sản nhi, nữ hộ
14
sinh và dược tá.
Hệ thống mạng lưới xã gồm: 7 ấp có 12 tổ Y tế, 21 cộng tác viên y tế cộng
đồng, trung bình mỗi tổ y tế hoặc cộng tác viên quản lý khoảng 100 hộ, mạng
lưới này hoạt động rộng khắp trên địa bàn, nhằm tuyên truyền giáo dục sức khỏe
cho nhân dân, thực hiện tốt các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Xã đã được công nhận đạt Chuẩn Quốc gia về Y tế xã từ năm 2005
15
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang sinh sống tại xã Ba Trinh, huyện Kế
Sách- Sóc Trăng.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra ngang, mô tả trên mẫu ngẫu nhiên.
2.2.1. Cỡ mẫu
Với một nghiên cứu mô tả cắt ngang, để xác định cỡ mẫu ta sử dụng công
thức tính như sau: n =
²
)1(²
c
ppZ
[22].
Với n: Số cặp bà mẹ và con dưới 5 tuổi
Trong đó:
p: là tỷ lệ dự đoán bà mẹ có hiểu biết đúng chưa xác định được.Vì vậy
cho 50% (p=0,5)
Z = 1.96 (với độ tin cậy 95%)
c: sai số giữa quần thể tham gia nghiên cứu 5% (chọn sai số = 0,05)
Áp dụng công thức ta có:
n = = 384
Từ công thức trên ta tính ra được n = 384
Vậy cỡ mẫu chúng tôi khảo sát là 407 bà mẹ có con dưới 5 tuổi
(0,05)
2
(1,96)2 x 0,5 (1- 0,5)
16
2.2.2. Chọn mẫu
Xã Ba Trinh có tất cả 7 ấp, mỗi ấp chúng tôi tuần tự các bước tiến hành
như sau:
- Lập danh sách liệt kê toàn bộ các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi đưa
vào mẫu nghiên cứu là 829 .
- Đánh số thứ tự theo danh sách các bà mẹ có con dưới 5 tuổi theo số thứ
tự từ 1 đến 829 tính ra khoảng cách mẫu là 2.
- Chọn ấp trung tâm xã có số thứ tự đầu tiên bằng phương pháp bốc thăm
ngẫu nhiên chẵn lẻ, và tiến hành phỏng vấn cho đến khi đủ 400 bà mẹ thì kết
thúc phỏng vấn.
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Sử dụng bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước để điều tra, phỏng vấn các bà mẹ về
các thông tin, kiến thức có liên quan đến tiêu chảy, đồng thời quan sát các hành
vi thực hành các kiến thức đó.
Bảng điều tra cá nhân được thiết lập sẵn, gồm 3 phần: thông tin chung,
kiến thức liên quan đến tiêu chảy và việc thực hành các kiến thức.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng và quan sát tại nhà,
các thông tin thu được chúng tôi đánh dấu vào phiếu điều tra, hỏi đến đâu phải
ghi vào phiếu điều tra đến đó để tránh nhầm lẫn hoặc bỏ sót.
Điều tra viên được chọn là 2 y sĩ và 2 điều dưỡng trung học. Trước khi
điều tra, tiến hành tập huấn hướng dẫn các kỹ thuật phỏng vấn, kỹ thuật quan sát
cho các điều tra viên. Mỗi điều tra viên đảm trách khoảng 100 bà mẹ được chọn.
Điều tra viên tiến hành điều tra theo danh sách các bà mẹ đã được chọn
đưa vào mẫu nghiên cứu từ ngày 15/06/2009 đến ngày 30/06/2009.
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS.
17
2.2.5. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
- Đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em
+ Định nghĩa tiêu chảy: kể đủ 2 tiêu chuẩn theo TCYTTG thì được xác
định là đủ, nếu trả lời được 1 trong 2 tiêu chuẩn thì xác định là biết không đủ,
nếu trả lời không biết hoặc ngoài 2 tiêu chuẩn trên thì cũng xem như là không
biết.
+ Hành vi có hại: nếu kể được 4 hành vi trở lên (trên 4/6) thì xác định là
biết đủ, nếu kể được dưới 4 hành vi (< 4/6) thì xác định là biết không đủ, nếu bà
mẹ trả lời không biết hoặc ngoài 6 hành vi đã xác định thì xem là không biết.
+ Hành vi có lợi: nếu bà mẹ kể được từ 5 hành vi trở lên ( 5/7) thì xác
định là biết đủ, nếu bà mẹ kể được dưới 5 hành vi có lợi (< 5/7) thì được đánh
giá là biết không đủ, nếu bà mẹ trả lời không biết hoặc ngoài 7 hành vi xác định
thì xem là không biết.
+ Xử trí tại nhà khi trẻ tiêu chảy: nếu bà mẹ kể đủ 2 biện pháp (đưa trẻ đến
cơ sở y tế, bù dịch bằng đường uống) thì xác định là đủ, nếu chỉ kể được 1 trong
2 biện pháp trên thì xác định là không đủ, nếu trả lời không biết hoặc ngoài 2
biện pháp trên thì xem là không biết.
+ Đánh giá hiểu biết chung: được tính như sau
* Biết đủ: 2 điểm
* Biết không đủ: 1 điểm
* Không biết: 0 điểm
Bà mẹ được đánh giá là biết đủ khi đạt 8 điểm
Bà mẹ được đánh giá là biết không đủ khi đạt < 8 điểm
Bà mẹ được đánh giá là không biết khi đạt 0 điểm
18
- Đánh giá thái độ của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em
+ Thái độ của bà mẹ đối với tiêu chảy: nếu bà mẹ xác định tiêu chảy là
nguy hiểm thì được xem là thái độ tích cực (tốt), nếu ngược lại thì được xem là
không tích cực (không tốt), nếu trả lời không biết thì xem là không đánh giá
được
+ Thái độ của bà mẹ đối với xử trí tiêu chảy: nếu bà mẹ xác định tiêu chảy
có lây lan thì được xem là tích cực, nếu bà mẹ xác định ngược lại thì được xem
là không tích cực, bà mẹ trả lời không biết thì xem là không đánh giá được.
- Đánh giá thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em
+ Kỹ năng thực hành: bà mẹ thực hành đúng thì tính: 1 điểm/hành vi, nếu
thực hành sai thì tính: – 1 điểm/hành vi, nếu không thực hành được thì tính: 0
điểm.
+ Xếp loại thực hành: nếu bà mẹ được 5điểm thì xem là thực hành tốt,
nếu bà mẹ được < 5 điểm thì được xem là thực hành không tốt.
2.3 BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
2.3.1 Biến số độc lập
Nhóm tuổi:
+ Tuổi các bà mẹ
Dưới 18 tuổi
18 – 30 tuổi
31 – 40 tuổi
Trên 41 tuổi
+ Nghề nghiệp
Làm nông
Cán bộ công chức
19
Buôn bán
Nội trợ
Khác
+ Trình độ học vấn
Mù chữ
Tiểu học (lớp 5)
Trung học cơ sở (lớp 6 - 9)
Trung học phổ thông (lớp 10 - 12)
+ Kinh tế gia đình
Nghèo, cận nghèo: 260.000 đồng/người/tháng
Trung bình: Từ 261 .000 đến 450.000 đồng/người/tháng
Khá giàu : 451.000 đồng/người/tháng
+ Số con trong gia đình
2.3.2 Biến số phụ thuộc
Kiến thức, thái độ, và hành vi của bà mẹ
- Khảo sát về kiến thức
+ Định nghĩa tiêu chảy theo TCYTTG (khi nào thì bà mẹ biết con mình
đã bị bệnh tiêu chảy phải được điều trị?)
+ Kiến thức về phòng bệnh tiêu chảy: dinh dưỡng (bú mẹ, ăn dặm, ăn
thức ăn chín, uống nước đun sôi hay nước tinh khiết mua lại.v.v.); vệ sinh cá
nhân v.v…
+ Kiến thức về điều trị bệnh tiêu chảy: dùng ORS, nước muối đường,
nước cà rốt, đi trạm y tế, bác sĩ tư, ưa đi bệnh viện khi bệnh nặng.v.v. Chế độ ăn
uống (kiêng ăn, ăn muối, tiếp tục cho bú sữa, tăng cường uống nước.v.v
20
- Khảo sát về thái độ
Quan tâm bệnh tiêu chảy (nguy hiểm hay không nguy hiểm); khi con bị
tiêu chảy (mẹ chăm sóc, người khác chăm sóc, v.v.); chăm sóc ăn uống cho con
- Khảo sát về hành vi
Quan sát trực tiếp trong gia đình như:
+ Bình sữa
+ Hố xí
+ Nước uống
Để có thể mô tả thực tế, so sánh với kiến thức và thái độ sau này. Ví dụ bà
mẹ có kiến thức tốt nhưng có thể thực hành chưa tốt. Ví dụ biết ăn chín uống sôi
nhưng trong nhà không có nước sạch, rửa tay sau khi đi tiêu nhưng không có hố
xí hợp vệ sinh.
- Các yếu tố liên quan
+ Yếu tố dinh dưỡng:
* Tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 – 6 tháng đầu
* Tỷ lệ bú sữa bình
* Ăn sam trước 4 tháng tuổi
* Trẻ dùng thức ăn nguội, ôi thiu
* Nguồn nước uống cho trẻ: Nước giếng, nước tinh khiết mua, nước
sông.v.v.
+Vệ sinh cá nhân:
* Rửa tay trước khi ăn và cho con ăn (mẹ và con)
* Rửa tay sau khi đi tiêu (mẹ và con)
* Xử lý phân trong gia đình, cho trẻ? Kiểu loại hố xí
21
+ Tình hình bệnh kèm theo:
* Suy dinh dưỡng
* Tái nhiễm bệnh đường hô hấp: viêm tai giữa, viêm phế quản,
viêm phổi.
* Tái nhiễm bệnh đường tiêu hoá: tiêu chảy nhiều lần.
+Tiêm phòng cho trẻ