Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận báo chí quản lý sự thay đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.12 KB, 18 trang )

Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

Tình huống: Thực hiện thí điểm việc không tổ chức Hội đồng nhân
dân huyện, quận, phường ở một số địa phương
Sau khi xem xét Tờ trình số 18/TTr-CP ngày 30 tháng 10 năm 2008 của
Chính phủ về Đề án và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm không tổ chức
Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường và nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã; Báo cáo thẩm tra số 544/BC-UBPL12 ngày 31 tháng 10 năm
2008 của Ủy ban pháp luật của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số
26/2008/QH12, ngày 15/11/2008 về việc thực hiện thí điểm không tổ chức hội
đồng nhân dân huyện, quận, phường.
Ngày 23/02/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số
241/QĐ-TTg, phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá XII
về thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
Có thể nói, việc thực hiện thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân
dân huyện, quận, phường tại một số địa phương là một trong những chủ trương
mới của Nhà nước ta,thể hiện sự thay đổi trong quản lý Nhà nước, quản lý xã
hội ở Việt Nam trong thời gian qua.
Trong phạm vi bài viết, em đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề này để nghiên
cứu, phân tích, làm rõ bản chất, mục tiêu cũng như những khó khăn, cản trở và
thuận lợi, kết quả đạt được trong quá trình thực hiện thí điểm, từ đó đề xuất một
số kiến nghị, giải pháp cơ bản để mang lại hiệu quả thiết thực cho việc không tổ
chức HĐND huyện, quận, phường trong thời gian tiếp theo.
1. Tại sao phải thực hiện việc không tổ chức HĐND huyện, quận,
phường
Trước đây, khi còn HĐND huyện, sự chỉ đạo, hướng dẫn đối với hoạt
động của HĐND xã, thị trấn ở một số địa phương thí điểm không tổ chức
HĐND huyện, quận, phường chủ yếu do Thường trực HĐND huyện thực hiện.
Khi thực hiện thí điểm, UBND một số huyện đã chủ động phân công 1 Phó Chủ
tịch UBND trực tiếp theo dõi hoạt động của HĐND xã, thị trấn, nhờ vậy các


quyết định về chủ trương, chính sách vẫn bảo đảm kịp thời đến cơ sở.
Việc thí điểm này nhằm tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương, nâng
cao hiệu quả của hệ thống hành chính, đề cao vai trò cũng như làm rõ trách
nhiệm của người đứng đầu chính quyền

Họ và tên: Đinh Thị Liên

1

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về
thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận phường tính đến nay đã
được triển khai trên thực tế hơn 1 năm. Đến thời điểm này, có thể nhìn lại kết
quả 1 năm thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước tại 67 huyện, 32 quận,
483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Việc phân công nhiệm vụ cho các cơ quan Nhà nước trong việc
triển khai thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện,
quận, phường.
2.1. Về Quốc Hội
Theo Nghị quyết số 26/2008/QH12, ngày 15/11/2008, Quốc Hội khóa XII
giao Ủy ban thường vụ Quốc hội cần nghiên cứu, ban hành các quy định về:
- Điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện,
quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân
huyện, quận, phường tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân;

- Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân huyện,
quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện,
quận, phường;
- Trình Quốc hội xem xét, quyết định những vấn đề chưa phù hợp hoặc
phát sinh trong quá trình thực hiện thí điểm;
- Sơ kết, tổng kết việc thí điểm, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội,
các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
2.2. Về Chính phủ
Theo Quyết định số 241/QĐ-TTg, ngày 23/2/1009, Thủ tướng giao nhiệm
vụ thực hiện kế hoạch cho Văn phòng Chính phủ và các bộ: Nội vụ, Thông tin
và Truyền thông, Tài chính các nhiệm vụ:
- Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và
Họ và tên: Đinh Thị Liên

2

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

- Tuyên truyền việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện,
quận, phường;

- Tổ chức thực hiện thí điểm;
- Sơ kết, tổng kết việc thí điểm.
Thời điểm bắt đầu thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận,
phường là ngày 25/4/2009.
Thời gian tổng kết việc thí điểm ở Trung ương sẽ diễn ra vào tháng
1.2011. Thủ tướng cũng giao Bộ Nội vụ theo dõi, báo cáo định kỳ về tình hình,
kết quả thực hiện thí điểm này.
3. Danh sách các địa phương tiến hành thí điểm:
Có 10 tỉnh thành với 67 huyện, 32 quận và 483 phường, không tổ chức
HĐND quận, huyện, phường từ 01/4/2009 là:
- Lào Cai, có 8 huyện và 12 phường;
- Vĩnh Phúc có 7 huyện và 13 phường;
- Hải Phòng có 7 huyện, 7 quận và 70 phường;
- Nam Định có 9 huyện và 20 phường; Quảng Trị có 7 huyện và 13
phường;
- Đà Nẵng có 1 huyện, 6 quận và 45 phường;
- Phú Yên có 7 huyện, 12 phường;
- TPHCM có 5 huyện, 19 quận và 259 phường;
- Bà Rịa - Vũng Tàu có 5 huyện và 24 phường;
- Kiên Giang có 11 huyện và 15 phường.
Việc thí điểm được tiến hành ở 10/63 tỉnh, thành, chiếm 15,87% số tỉnh,
thành trực thuộc Trung ương cả nước; 99/597 huyện, quận, chiếm 16,58 %;
483/1.300 phường, chiếm 37,15%. Tp.HCM thực hiện thí điểm nhiều nhất với 5
huyện, 19 quận và 259 phường.
Trong 8 vùng kinh tế của cả nước, Chính phủ đề nghị tiến hành thí điểm ở
7 vùng, nhưng không tiến hành thí điểm ở Tây Nguyên.
4. Những thay đổi về hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương
khi không tổ chức HĐND huyện, quận, phường:
- Theo kế hoạch ban hành, các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp quận,
huyện, phường sẽ chuyển giao cho HĐND, UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung

ương và UBND cùng cấp.
- Đối với HĐND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, ngoài các nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định, nay sẽ bầu Hội thẩm nhân dân quận, huyện theo sự
Họ và tên: Đinh Thị Liên

3

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

giới thiệu của Mặt trận Tổ quốc thành phố, giám sát hoạt động của UBND,
TAND, VKSND quận, huyện.
- Đối với UBND quận, huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội
hàng năm trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt; lập dự toán thu, chi ngân sách
địa phương báo cáo UBND tỉnh, thành phố trình HĐND tỉnh, thành phố quyết
định.
- UBND phường cũng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng
năm để trình UBND quận trực tiếp phê duyệt; lập dự toán thu chi ngân sách địa
phương báo cáo UBND quận quyết định.
- Khi không còn HĐND quận, huyện, phường nữa thì Chủ tịch UBND các
cấp này sẽ do Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp xem xét bổ nhiệm. Các Phó chủ
tịch và các ủy viên UBND các cấp do Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm.
5. Chế độ chính sách đối với cán bộ trong quá trình thực hiện thí điểm
Các đại biểu HĐND huyện, quận, phường nhiệm kỳ 2004 - 2009 tại nơi
thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân kết thúc nhiệm vụ đại biểu HĐND ở
các đơn vị đó kể từ ngày 25/4/2009.
Tổng số đại biểu HĐND của 67 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh,
thành phố thực hiện thí điểm kết thúc nhiệm kỳ 2004-2009 kể từ ngày 25/4/2009

là 15.274 đại biểu, trong đó số đại biểu chuyên trách là 753.
Người giữ các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực
Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Uỷ ban nhân dân huyện,
quận; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ
viên Uỷ ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2004 – 2009 được xem xét, bố trí vị trí
công tác phù hợp, có xem xét đến việc bổ nhiệm vào các chức danh của Uỷ ban
nhân dân cùng cấp.
Đến thời điểm 31/12/2009, tại các địa phương thí điểm đã sắp xếp, giải
quyết chế độ, chính sách cho 865 người, trong đó chuyển công tác khác 736
người, nghỉ hưu đúng tuổi cho 36 người, nghỉ hưu trước tuổi cho 34 người, thôi
việc ngay đối với 48 người và 11 người khác được nghỉ chờ chế độ.
6. Những yếu tố cản trở, rào cản việc thực hiện thí điểm không tổ
chức HĐND huyện, quân, phường
Họ và tên: Đinh Thị Liên

4

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

Thời gian thí điểm vừa qua (từ 4/2009 đến 9/2010) là quá ngắn nên việc
đánh giá kết quả thí điểm chưa toàn diện, khách quan, chưa lường hết được
những vấn đề phức tạp, vướng mắc có thể phát sinh.
6.1. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, không ít ý kiến từ phía dư luận
còn băn khoăn, lo ngại việc “bỏ” HĐND huyện, quận, phường sẽ gây ra
những “khoảng trống” về giám sát.
Vẫn chưa có cơ chế giám sát, kiểm tra hữu hiệu để thay thế chức năng giám
sát của Hội đồng Nhân dân đối với hoạt động của Ủy ban Nhân dân và các cơ

quan tư pháp, nhất là giám sát việc chi tiêu ngân sách Nhà nước ở địa phương.
Bên cạnh đó, việc giao cho Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh giám sát đối với
hoạt động của Ủy ban Nhân dân, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân
huyện, quận ở những địa phương thực hiện thí điểm đã nảy sinh những bất hợp
lý và chưa phát huy hiệu quả như mong muốn.
Các vấn đề bức xúc của dân không phải lúc nào cũng được đưa lên đến
thành phố, đặc biệt những vấn đề dân sinh cấp cơ sở. Do đó, “khoảng trống” sẽ
xảy ra ở quận, huyện, phường khi thực hiện thí điểm bởi không phải vấn đề nào
nhân dân cũng có thể với tới HĐND thành phố và không phải đại biểu nào cũng
có thể đi giám sát, chất vấn vấn đề trước đây thuộc cấp phường, quận.
“Trong số 46 vị đại biểu HĐND của TP Đà Nẵng hiện chỉ có 4 vị hoạt
động chuyên trách, còn lại là kiêm nhiệm. Trong điều kiện đó thì việc tổ chức
triển khai các hoạt động giám sát theo quy định của Luật tổ chức HĐND và
UBND đã là quá tải, nay tiếp nhận thêm nhiệm vụ giám sát hoạt động của UBND,
TAND, VKSND huyện quận (chức năng này trước đây vốn là của HĐND) thực
sự là bài toán nan giải” - Phó Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa.
Ở Đồng Nai, mặc dù có cách làm hay là “chuyển” chức năng giám sát
cho các tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh và tổ chức Ban HĐND cấp xã, tuy nhiên
theo ông Trần Đình Thành, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai thì mô hình này
cũng còn những hạn chế, trong đó có việc theo dõi thực hiện các kiến nghị sau
giám sát một số nơi chưa triệt để.
6.2. Quá trình thực hiện thí điểm cũng đã nẩy sinh một số vấn đề như:
Nhìn chung chưa có vướng mắc lớn trong quá trình thực hiện, theo các ý
kiến đánh giá khó khăn nhất đó là thời gian thực hiện gấp.
Họ và tên: Đinh Thị Liên

5

Lớp: Cao học QLXH K16



Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

- Trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm, vẫn chưa có văn bản
hướng dẫn cụ thể về việc tiếp nhận các phản ánh, ý kiến, kiến nghị của người
dân trên địa bàn, về công tác hướng dẫn, phối hợp hoạt động của HĐND xã, thị
trấn được các địa phương giao cho UBND huyện thực hiện. gây lúng túng, khó
khăn trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành.
- Bên cạnh đó, dù đã triển khai thí điểm hơn một năm qua song quy chế
làm việc mẫu của UBND các cấp tại các địa phương thí điểm không HĐND vẫn
chưa được ban hành.
- Lúng túng trong tìm kiếm phương thức bảo đảm quyền đại diện, quyền
làm chủ của người dân để thay thế cho vai trò của Hội đồng Nhân dân trước đây.
- Nhiệm vụ của HĐND cấp tỉnh đã được điều chỉnh theo hướng giao thêm
các nhiệm vụ mới, song biên chế vẫn như cũ nên có khó khăn khi tổ chức hoạt
động giám sát đối với hoạt động của UBND huyện, quận, phường, Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận.
- Việc tiếp nhận các phản ánh, ý kiến, kiến nghị của nhân dân trên địa bàn
huyện, quận, phường trước đây thuộc thẩm quyền của HĐND cùng cấp, nay được
giao cho HĐND tỉnh, thành phố, thị xã, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức
chính trị- xã hội cùng cấp thực hiện, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
- Công tác hướng dẫn, phối hợp hoạt động của HĐND xã, thị trấn được
các địa phương giao cho UBND huyện thực hiện. Tuy nhiên, do thiếu các quy
định của pháp luật hướng dẫn vấn đề này nên việc thực hiện chưa thống nhất ở
các địa phương.
7.Những thuận lợi, động lực cơ bản khi thực hiện thí điểm không tổ
chức HĐND huyện, quận, phường.
- Trong quá trình lựa chọn các địa phương để thực hiện thí điểm, Chính
phủ đã cân nhắc, xem xét để đảm bảo số lượng thích hợp, có cơ sở khoa học để
đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm.

Danh sách này cũng đảm bảo tính đại diện cho các vùng, miền trong cả
nước, kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội và cải cách hành chính ở
các địa phương thí điểm cũng ở các mức độ khác nhau.
- Với quyết tâm cao, với sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ
Trung ương đến địa phương và với sự nỗi lực, chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo,
lãnh đạo việc thực hiện thí điểm, cùng với tăng cường công tác kiểm tra, hướng
dẫn nên trong gần một năm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND, ở tất cả
các địa phương thực hiện thí điểm đều thấy sự chuyển biến rõ rệt trong việc
Họ và tên: Đinh Thị Liên

6

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

giảm ngân sách chi cho tổ chức và hoạt động của HĐND huyện, quận, phường,
tiết kiệm được thời gian làm việc của các đại biểu HĐND trong khi vẫn đảm bảo
hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước và thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân ở địa phương.
- Theo một kết quả điều tra xã hội học ở một số tỉnh, TP cho thấy đa số
cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ thực hiện thí điểm không tổ
chức HĐND quạn, huyện, phường. Ví dụ tại TP.HCM: 70,37% ý kiến đồng ý
không nên tổ chức HĐND cấp này; 6,2% đồng ý nên tiếp tục; 1% đề nghị tiếp
tục tổ chức HĐND cấp này một thời gian nữa trong khi hoàn thiện bộ máy mới
ở địa phương; kết quả điều tra về thí điểm tại Nam Định: 51,6% ý kiến đánh giá
tốt hơn; 37,9% đánh giá vẫn giữ nguyên như cũ; chỉ có 1,9% ý kiến đánh giá
kém hơn.
TPHCM là địa phương tiến hành thí điểm nhiều nhất với tất cả các quận,

huyện, phường sẽ thí điểm không tổ chức HĐND (24/24 quận, huyện và
259/259 phường của toàn thành phố), chỉ còn 58 xã và 5 thị trấn không thí điểm.
Qua thí điểm, sẽ giúp thành phố có điều kiện để tổ chức lại bộ máy nhà nước
phù hợp với đề án chính quyền đô thị mà thành phố đang xây dựng. Sau khi thực
hiện thí điểm, quyền lợi của cử tri thành phố vẫn được bảo đảm, vì cử tri có thể
gửi gắm tiếng nói của mình qua đại biểu Quốc hội, UBMTTQ thành phố cùng
các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội. Ngoài ra, khi không còn HĐND quận,
huyện, phường thì đòi hỏi HĐND thành phố phải nâng cao chất lượng hoạt động
của mình để đảm bảo quyền lợi có người đại diện của cử tri.
8.Những kết quả đạt được qua việc thí điểm không tổ chức HĐND
cấp huyện, quận, phường trong thời gian qua
Vệc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận,
phường tại 67 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương vừa qua đã đạt được mục tiêu đề ra; tạo bước đột phá trong cải cách
hành chính, góp phần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, đảm bảo tính
thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước;
thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý, điều hành của Ủy
ban Nhân dân đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan hành chính.
Quá trình triển khai thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện,
quận, phường của Chính phủ rất nghiêm túc, quyết liệt và có những kết quả khả
quan như sau:
Họ và tên: Đinh Thị Liên

7

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"


8.1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm
Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức các hội nghị quán triệt, tập huấn, giao
ban trực tuyến với 10 địa phương thực hiện thí điểm; tổ chức các đoàn kiểm tra sơ
kết, tổng kết tại các đơn vị nhằm chỉ đạo, đánh giá kịp thời việc thực hiện thí điểm.
Cấp ủy, chính quyền của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực
hiện thí điểm cũng đã tập trung chỉ đạo thực hiện khẩn trương, chặt chẽ, đảm bảo
cho sự thành công việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.
8.2. Bảo đảm quyền đại diện và quyền làm chủ của nhân dân trên địa
bàn huyện, quận, phường thực hiện thí điểm
- Qua thông tin tiếp nhận, Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo xử lý theo
thẩm quyền, đồng thời tập hợp ý kiến phản ánh những vấn đề vượt thẩm quyền
đến cơ quan chức năng giải quyết.
Bảo đảm quyền dân chủ của người dân trên địa bàn là trách nhiệm chính
trong hoạt động của UBND. Do đó, trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh
vực công tác, UBND các cấp luôn chú trọng công tác tiếp công dân, giải quyết
các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân. Thông qua hoạt động tiếp công
dân hàng ngày của cán bộ tiếp dân; tiếp dân định kỳ của Chủ tịch UBND; số
điện thoại đường dây nóng; chuyên mục công dân hỏi, cơ quan chức năng của
nhà nước trả lời trên trang tin điện tử,… mọi thông tin của người dân đã được
tiếp nhận, xem xét trả lời hoặc giải quyết kịp thời theo thẩm quyền, đồng thời
tập hợp ý kiến phản ánh những vấn đề vượt thẩm quyền, đề nghị các cơ quan
chức năng giải quyết.
- Uỷ ban nhân dân quận, huyện, phường cùng với các ngành, các cấp luôn
chú trọng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân;
tuyên truyền, giáo dục vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính
quyền vững mạnh, tự giác thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của nhà nước. Mặt khác, còn tạo điều kiện thuận lợi để
UBMTTQVN và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cùng cấp hoàn thành tốt
chức năng, nhiệm vụ; xem xét, giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của

UBMTTQVN và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cùng cấp.
- Tính đại diện và quyền dân chủ của nhân dân trong thực thi quyền lực
nhà nước trên địa bàn huyện, quận, phường vẫn được bảo đảm, phát huy thông
qua hoạt động của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp trên, thông qua Uỷ
ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị- xã hội, hoạt động tiếp công dân và
Họ và tên: Đinh Thị Liên

8

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

việc cung cấp, công bố thông tin, tiếp thu ý kiến, giải quyết các đề xuất, kiến
nghị từ nhân dân của UBND huyện, quận, phường.
- Việc mở rộng sự tham gia của nhân dân trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước ở huyện, quận, phường được thực hiện dưới nhiều hình thức
như: tổ chức tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị, đề
xuất đến các cơ quan, cán bộ, công chức; tham gia đối thoại giữa nhân dân với
chính quyền; tham gia các cuộc họp của thôn, tổ dân phố.
Trong năm thực hiện thí điểm, hoạt động tiếp công dân tại các huyện đã
tăng 17,6% so với năm trước khi thực hiện thí điểm; tại các quận tăng 6,3%; các
phường thuộc quận tăng 11%. Số kiến nghị, đề xuất trực tiếp của nhân dân và
doanh nghiệp đến UBND huyện tăng 8,4%, đến UBND quận tăng 6%; thông
qua Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, quận đến UBND cùng cấp tăng lần lượt là
37% và 23,1%. Điều này cho thấy việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện,
quận, phường không những không ảnh hưởng đến quyền dân chủ của người dân
mà còn tạo thuận lợi hơn cho nhân dân khi tham gia quản lý nhà nước.
- Tại một số huyện, quận của thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải

Phòng còn tổ chức hội nghị giao ban dư luận xã hội, hội nghị đối thoại giữa
chính quyền với nhân dân, giữa chính quyền với doanh nghiệp; tại các phường
đã tăng cường phân công lãnh đạo UBND, cán bộ, công chức phường tham dự
các cuộc họp của tổ dân phố… để thông tin kịp thời các hoạt động của chính
quyền cho nhân dân biết, đồng thời lắng nghe, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị,
phản ánh của nhân dân. Những hoạt động này đã tạo nên sự gần gũi hơn giữa
chính quyền với nhân dân so với khi còn tổ chức HĐND huyện, quận, phường.
- Quyền dân chủ được thực hiện thông qua nhiều kênh, thông qua đại biểu
quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội của thành phố; Thường trực HĐND, các Ban,
Tổ đại biểu và đại biểu HĐND thành phố, UBMTTQVN, đoàn thể các cấp đặc
biệt là sự phản ánh của tổ dân phố và ý kiến trực tiếp của người dân.
Nhìn chung, khi thực hiện không tổ chức Hội đồng nhân dân, bộ máy
chính quyền cơ sở tinh giản hơn, nhờ vậy tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
trực tiếp gặp gỡ, đề xuất kiến nghị với chính quyền. Từ đó, thời gian trả lời, giải
quyết những bức xúc của bà con cũng nhanh hơn. Qua đó cho thấy quyền dân
chủ, quyền được tiếp nhận thông tin của người dân vẫn được đảm bảo tốt./.
8.3. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp tại địa
phương khi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường
Họ và tên: Đinh Thị Liên

9

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

- Qua thực hiện thí điểm, nhìn chung các chức năng, nhiệm vụ trước đây
của HĐND huyện, quận, phường vẫn được duy trì, phân công, phối hợp trong hệ
thống tổ chức chính trị ở địa phương; việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của

HĐND huyện, quận cho HĐND cấp tỉnh, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ
chức và hoạt động của UBND huyện, quận, phường theo Nghị quyết số
725/2009/UBTVQH12 đã phù hợp, đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy nhà
nước, sự điều hành quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn huyện, quận,
phường được thực hiện tốt, có hiệu quả, nhiều mặt đạt được cao hơn so với
trước đây.
Số liệu điều tra về việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân của
UBND huyện, quận, phường thực hiện thí điểm cho thấy số đơn thư khiếu nại,
tố cáo gửi đến UBND huyện, phường trong năm thí điểm đã giảm so với năm
trước thí điểm, trong đó tại huyện giảm 3,5%, tại quận giảm 7,9%, tại phường
thuộc quận giảm 4,5% và phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh giảm
34,6%; kết quả số đơn thư đã được giải quyết so với số đơn thư tiếp nhận cũng
đạt tỷ lệ cao hơn so với năm trước thí điểm.
- Hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp đối với
việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương vẫn đảm bảo ổn định, không
gây xáo trộn; đã có sự tăng cường phối hợp hoạt động giữa cấp ủy, cơ quan hành
chính, các tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thống chính trị tại các huyện, quận,
phường thực hiện thí điểm; sự chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên
đã trực tiếp và sâu sát hơn, đề cao tính hành chính của UBND.
- Bước đầu tinh gọn bộ máy, giảm bớt các quy trình, thủ tục hành chính;
giảm nguồn ngân sách chi cho tổ chức và hoạt động của HĐND huyện, quận,
phường, nhưng vẫn bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn.
- Tổ chức và hoạt động của UBND huyện, quận, phường nơi thực hiện thí
điểm luôn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách; đồng thời tăng thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể UBND và chủ tịch
UBND huyện, quận, phường trong điều hành, phát triển kinh tế- xã hội ở địa
phương; nâng cao tính chủ động cho UBND huyện, quận, phường trong xây
dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc
phòng theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND cấp trên; tăng thẩm quyền và trách
nhiệm của chủ tịch UBND cấp trên trong việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch,

trong chỉ đạo, điều hành quản lý hành chính nhà nước và công tác tổ chức cán bộ;
tạo thuận lợi trong công tác điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ ở địa phương.
Họ và tên: Đinh Thị Liên

10

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

- Việc thực hiện thí điểm đã bước đầu phân biệt về bộ máy, điều chỉnh, bổ
sung nhiệm vụ, quyền hạn giữa chính quyền khu vực đô thị và nông thôn. Theo
đó, chỉ tổ chức HĐND theo mô hình 1 cấp ở đô thị nên bước đầu phát huy và
bảo đảm quản lý theo hướng tập trung, thống nhất, không bị chia cắt trong quản
lý đô thị.
- Cũng từ khi thực hiện thí điểm đến hết năm 2009 đã bầu được 2.182 hội
thẩm Tòa án nhân dân của 67 huyện, 32 quận thí điểm không tổ chức HĐND.
Quy trình bầu đã được Thường trực HĐND, Tòa án nhân dân, Ban Thường trực
Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực
hiện chặt chẽ.
- Việc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp tỉnh cũng được đổi mới cho
phù hợp với việc thí điểm, như mở rộng đối tượng, tăng điểm tiếp xúc, tăng số
lượng cử tri tham dự và lượt ý kiến tham gia.
Trong năm 2009, số lần đại biểu HĐND cấp tỉnh tiếp xúc cử tri trên địa
bàn huyện là 831 lần, trên địa bàn quận là 221 lần, kết quả này đều tăng so với
năm 2008.
8.4. Về thực hiện việc giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của cơ quan
nhà nước trên địa bàn huyện, quận, phường
Việc giám sát của HĐND, kiểm tra của UBND cấp trên đối với hoạt động

của UBND huyện, quận, phường, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
huyện, quận và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện, quận, phường luôn
được thực hiện đảm bảo cho các cơ quan nhà nước hoạt động tuân thủ theo quy
định của pháp luật; vai trò của cấp ủy trong lãnh đạo, giám sát, kiểm tra đối với
hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận và UBND huyện,
quận, phường được tăng cường; sự phối hợp của Ủy ban MTTQ Việt Nam, các
tổ chức chính trị- xã hội cùng cấp trong giám sát hoạt động của các cơ quan nhà
nước trên địa bàn huyện, quận, phường được chú trọng.
Số liệu điều tra cho thấy, trong năm thí điểm hoạt động giám sát của
HĐND cấp tỉnh đối với hoạt động của UBND huyện, quận những nơi thực hiện
thí điểm tăng so với năm trước thí điểm, trong đó ở huyện tăng 6%, ở quận tăng
15,4%; số lượng kiến nghị sau giám sát ở huyện tăng 3,6%, quận tăng 58%; số
lượng các cuộc giám sát của Uỷ ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trịxã hội huyện, quận, phường đối với hoạt động của UBND cùng cấp đều tăng so
với năm trước thí điểm, ở huyện tăng 30,7%, ở quận tăng 7,8%, ở phường thuộc
quận tăng 23,4%, phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh tăng 1,4%; số lượng
Họ và tên: Đinh Thị Liên

11

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

các kiến nghị sau giám sát và tỷ lệ số kiến nghị đã được UBND huyện, quận,
phường giải quyết trong năm thí điểm cũng đã tăng lên rõ rệt.
Số cuộc kiểm tra định kỳ, theo kế hoạch của UBND cấp trên trực tiếp đối
với hoạt động của UBND huyện tăng 26%, đột xuất tăng 20%; tại quận tăng
tương ứng là 35,9% và 24%.
8.5. Kết quả phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,

trật tự an toàn xã hội, cung cấp dịch vụ công cho nhân dân, tổ chức và
doanh nghiệp
- Qua báo cáo của các địa phương thực hiện thí điểm, mặc dù năm 2009 cả
nước nói chung và các huyện, quận, phường thực hiện thí điểm không tổ chức
HĐND nói riêng bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một số địa
phương còn bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng tình hình kinh tế- xã hội
của các huyện, quận, phường thí điểm vẫn duy trì được sự ổn định và phát triển.
Các ngành, lĩnh vực đều có tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu kinh tế- xã hội
được HĐND trước đây giao từ đầu năm đều được hoàn thành và vượt mức kế
hoạch đề ra. Trong điều hành ngân sách tại huyện, quận, phường đã giảm bớt một
số khâu trong quy trình, nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý thống nhất trong thực hiện
ngân sách giữa các cấp và tăng tính chủ động cho UBND huyện, quận, phường
trong một số trường hợp đột xuất. Theo số liệu tổng hợp từ các địa phương, năm
2009 tính bình quân tại các huyện, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt
148%, thu ngân sách địa phương đạt 137%; ở quận: số thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn đạt 120%, thu ngân sách địa phương đạt 156%; ở phường: số thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn đạt 111%, thu ngân sách địa phương đạt 132%.
- Tình hình quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ổn định. Các hoạt
động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi.
Công tác chăm lo, bảo đảm đời sống của nhân dân và thực hiện các chế độ,
chính sách cho những đối tượng chính sách xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm trên địa bàn tiếp tục được chú trọng.
- Thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường gắn liền
với công tác cải cách thủ tục hành chính, từng bước tăng cường chất lượng và
mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông, hiện đại” trong công
tác quản lý, điều hành, giải quyết các công việc, góp phần nâng cao hiệu quả
cung cấp các dịch vụ công cho doanh nghiệp và người dân; tạo thuận lợi hơn
cho các tổ chức và công dân đến giao dịch.
8.6. Về ngân sách Nhà nước
Họ và tên: Đinh Thị Liên


12

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

8.6.1. Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước
Đánh giá hiệu quả của việc không tổ chức HĐND huyện, quận phường,
Chính phủ nhấn mạnh: bước đầu đã tinh gọn bộ máy, giảm bớt các quy trình, thủ
tục hành chính; giảm nguồn ngân sách chi cho tổ chức và hoạt động của HĐND
quận, huyện, phường nhưng bảo đảm quản lý nhà nước trên địa bàn. Tính bình
quân tại một huyện giảm 370 triệu đồng, quận giảm 445 triệu đồng, phường
giảm 95 triệu đồng; ước tiết kiệm chi cho ngân sách hàng năm là 85 tỷ đồng.
Từ những kết quả đạt được trên thực tế đã khẳng định chủ trương thực
hiện thí điểm là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu khách quan về cải cách bộ máy
hành chính nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
của dân, do dân, vì dân.
“Các tỉnh, thành phố đang thực hiện thí điểm đề xuất sớm mở rộng việc
thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trong phạm vi cả nước”,
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn cho biết.
8.6.2. Chưa phát sinh vướng mắc trong tổ chức điều hành ngân sách tại
địa phương thí điểm
Về cơ cấu tổ chức UBND huyện, quận, phường, điểm mới thay đổi trong
cơ cấu là đối với UBND huyện có 7 thành viên, để đảm bảo đủ điều kiện điều
hành trong khi chưa sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức HĐND và UBND, Nghị định
số 27/2009/NĐ-CP quy định tăng 1 Phó Chủ tịch UBND (cơ cấu mới gồm: Chủ
tịch, 3 Phó Ctịch và 3 Ủy viên UBND).
Theo báo cáo của các địa phương, số lượng Chủ tịch, Phó Chủ tịch

UBND huyện, quận những nơi thí điểm quy định như hiện nay là phù hợp trong
điều kiện UBND huyện, quận được bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn từ
HĐND cùng cấp. Tuy nhiên, một số địa phương đề nghị tăng số lượng ủy viên
UBND huyện, quận để bảo đảm có sự đại diện của nhiều ngành, lĩnh vực hơn
trong tập thể UBND khi quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương.
Khi không còn HĐND, UBND các huyện, quận, phường đã chủ động thảo
luận trong tập thể UBND đối với việc xây dựng kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu
kinh tế-xã hội trên địa bàn, thực hiện tốt chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của
cấp ủy cùng cấp và phê duyệt của UBND cấp trên trước khi triển khai thực hiện.
UBND huyện, quận, phường đã thực hiện phê duyệt quyết toán ngân sách
huyện, quận, phường năm 2008, tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2009
và quyết định dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân
sách địa phương năm 2010 đảm bảo đúng quy định. Đến nay, chưa phát sinh
Họ và tên: Đinh Thị Liên

13

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

vướng mắc trong tổ chức điều hành ngân sách tại các huyện, quận, phường thí
điểm.
Không dừng lại ở kết quả này, trên cơ sở đánh giá bước đầu của các địa
phương cho thấy, quy định mới đã tạo chủ động cho UBND huyện, quận,
phường trong công tác xây dựng kế hoạch và quản lý điều hành ngân sách, kịp
thời điều chỉnh dự toán ngân sách trong các trường hợp cần thiết, góp phần tích
cực trong việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của địa phương.
Trong quá trình tổng kết 1 năm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND

huyện, quận, phường, có thể rút ra kết quả điển hình là hoạt động của UBND
huyện, quận, phường tại những nơi thực hiện thí điểm nhìn chung là phù hợp; sự
chỉ đạo điều hành của UBND huyện, quận, phường bảo đảm nguyên tắc tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Một số quyết định về
chủ trương, chính sách do không còn quy trình thông qua HĐND tại các kỳ họp
nên đã giảm được thời gian giải quyết công việc.
9. Một số kinh nghiệm rút ra qua thực hiện thí điểm không tổ chức
HDND ở 10 tình thành từ tháng 4/2009 đến tháng 9/2010
- Sự quyết tâm cao, phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ Trung
ương đến các địa phương đã bước đầu đảm bảo cho sự thành công của thực hiện
thí điểm; cần chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của
cơ quan nhà nước cấp trên và cấp uỷ Đảng cùng cấp để việc thực hiện thí điểm
đạt kết quả tốt.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ trương thực hiện thí điểm
không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trên các phương tiện truyền thông;
cập nhật thông tin kịp thời, đầy đủ về kết quả thí điểm để tạo sự thống nhất cao
trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân, tạo cho người dân niềm tin vào chủ trương, đường lối đổi mới của
Đảng và Nhà nước.
- Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành đầy đủ, kịp thời; Ban Chỉ
đạo Trung ương và các địa phương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể cho từng
giai đoạn của thí điểm; các chế độ, chính sách được ban hành kịp thời, phù hợp
với thực tiễn để giải quyết tốt việc sắp xếp tổ chức bộ máy; có kiểm tra đánh giá,
sơ kết việc thí điểm, phát hiện kịp thời những vướng mắc, vấn đề nảy sinh để có
biện pháp khắc phục.
- Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần chủ động triển khai, có bước đi thích
hợp, thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định, hướng dẫn của Trung ương về thực
Họ và tên: Đinh Thị Liên

14


Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

hiện thí điểm. Coi trọng công tác đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ có phẩm chất,
năng lực đảm nhiệm các chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên UBND huyện,
quận, phường những nơi thí điểm không tổ chức HĐND.
- Cùng với việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận,
phường, chú trọng việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
10. Một số giải pháp để việc tiếp tục thí điểm không tổ chức HĐND
huyện, quận, phường mang lại hiệu quả thiết thực trong thời gian tiếp theo
Có thể nói, đây là chủ trương mới, lại thực hiện trong thời gian ngắn, cần
sớm tổ chức tổng kết việc thực hiện thí điểm; từ đó đưa ra cơ sở cho việc nghiên
cứu sửa đổi Hiến pháp, Luật tổ chức HĐND và UBND cũng như các Luật liên
quan.
Trên cơ sở tổng kết bước 1 thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 của
Quốc hội về thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, Chính phủ
kiến nghị, đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 phương án:
- Phương án 1: xem xét sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992 liên
quan đến HĐND tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội để thực hiện không tổ chức
HĐND huyện, quận, phường trên phạm vi cả nước từ tháng 5/2011
- Phương án 2: xem xét ban hành Nghị quyết của Quốc hội, ngoài việc
tiếp tục thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại 10 tỉnh, thành
phố đã thực hiện, mở rộng phạm vi thí điểm trong tại 20 tỉnh, thành phố bảo
đảm đại diện cho các vùng, miền của cả nước trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 cho
đến khi sửa đổi tổng thể Hiến pháp và các Luật liên quan.
Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội khóa XII cho rằng, trên cơ sở kết quả

tổng kết bước 1 của việc thực hiện thí điểm, cần kịp thời khắc phục những hạn
chế, vướng mắc để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, hiệu lực và hiệu quả
của chính quyền các cấp; tiếp tục nghiên cứu, tổng kết vai trò và tổ chức của
HDND, UBND và các cơ quan, tổ chức khác ở huyện, quận, phường để cải tiến,
sắp xếp, tổ chức lại cơ quan chính quyền địa phương và các cấp hành chính.
Thời gian hơn 1 năm thực hiện là chưa đủ để đánh giá một cách chính xác
toàn diện việc không tổ chức Hội đồng Nhân dân cấp quận, huyện, phường.
Chưa đủ căn cứ xác định cần hay bỏ. Vì thế, trong thời gian tiếp theo, để có thể
thực hiện chủ trương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường thật sự đạt
hiệu quả, cần thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp cơ bản sau:
Họ và tên: Đinh Thị Liên

15

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

- Cần tiếp tục thực hiện thí điểm để tổng kết vai trò và tổ chức của Hội
đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và các cơ quan, tổ chức khác ở huyện, quận,
phường để cải tiến, sắp xếp, tổ chức lại cơ quan chính quyền địa phương các cấp
hành chính.
- Tuy nhiên, chỉ nên tiếp tục thí điểm trong phạm vi 10 tỉnh thành như
trước đây, không cần thiết phải mở rộng thêm 20 tỉnh, thành phố như đề xuất
của Chính phủ. tuy nhiên cần có bước đi thận trọng, cụ thể, thấu đáo vấn đề này,
từng bước tháo gỡ các hạn chế, vướng mắc để việc thí điểm đạt kết quả tốt hơn.
- Cần lấy ý kiến tham khảo của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học về
vấn đề này để có cái nhìn tổng quát và đầy đủ hơn.
- Cần nghiên cứu xây dựng Đề án chính quyền địa phương, phân biệt rõ

về mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn.
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế làm việc mẫu của UBND
các cấp. Tuy nhiên, Quy chế làm việc mẫu của UBND huyện, quận, phường khi
thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND vẫn chưa được ban hành, do đó cần có
hướng dẫn sớm để các địa phương thực hiện tốt hơn.
- Không nên coi huyện, quận, phường nơi không tổ chức hội đồng nhân
dân là cấp ngân sách. Bởi, khi không tổ chức hội đồng nhân dân mà lại giao cho
UBND huyện, quận, phường được tự mình quyết định các nội dung về ngân
sách trong khi chưa tạo được một cơ chế kiểm tra, kiểm toán, giám sát rõ ràng
là vấn đề cần được cân nhắc thận trọng
Nhiều ý kiến thảo luận cũng lo ngại về sự công khai minh bạch về tài
chính khi không còn cơ quan giám sát HĐND cùng cấp và đề nghị giao cho
HĐND tỉnh, thành giám sát vấn đề này.
- Khi không tổ chức HĐND, cần tăng cường công tác giám sát cơ sở để
nâng cao chất lượng giám sát sẽ thế nào:
+ Tăng cường hơn vai trò của Mặt trận các cấp, các tổ chức đoàn thể...
bởi gánh nặng ý kiến dân nguyện, cử tri bức xúc cần được Mặt trận và các
đoàn thể chia sẻ. Tất nhiên việc giám sát của Mặt trận khác với giám sát của
HĐND trước đây.
Nhưng Mặt trận có vai trò tập hợp ý kiến phản ánh của người dân và giám
sát quá trình giải quyết các kiến nghị của nhân dân sẽ giúp dân chủ thực hiện
một cách triệt để hơn. Điều này đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ về chất của các
đoàn thể để đảm nhiệm thêm vai trò đại diện cho các giới của mình.
Họ và tên: Đinh Thị Liên

16

Lớp: Cao học QLXH K16



Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

+ Bổ sung một số văn bản, quy định, một số văn bản ký kết liên tịch giữa
Chính phủ với MTTQ để quy định rõ việc giám sát của MTTQ, tổ chức quần
chúng khi không còn HĐND.
Sau khi có văn bản ký kết liên tịch giữa Chính phủ và Mặt trận thì hoạt
động giám sát của Mặt trận sẽ tốt hơn.
+ Cần tăng cường vai trò giám sát của Đại biểu Quốc hội ở địa phương và
HĐND cấp tỉnh.
Một số đề xuất, kiến nghị của các địa phương thực hiện thí điểm có kết
quả khả quan:
- TP.Hồ Chí Minh kiến nghị có thể xem xét không tổ chức HĐND cấp xã
ở những nơi đã đô thị hóa. Hoặc chuyển UBND thành Ủy ban hành chính, để có
đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, làm việc chuyên nghiệp hơn, việc đề
bạt, cách chức cán bộ đỡ lòng vòng hơn. Bên cạnh đó, đại diện TP.Hồ Chí Minh
cho rằng, cơ quan lập pháp nên nhanh chóng sửa đổi một số điều của Hiến pháp
tạo tiền đề sửa đổi cho một số văn bản khác, như Luật tổ chức HĐND, tổ chức
bộ máy hành chính ...
Khi bàn về vấn đề này, Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh Phạm Phương
Thảo lại rất lạc quan về thành công từ thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND
quận, huyện, phường của TP này. Bà Thảo cho rằng, sẽ không sợ “khoảng trống
về giám sát” nếu các tổ đại biểu HĐND thành phố tăng cường tiếp xúc cử tri;
lắng nghe ý kiến của họ, phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc và các đoàn thể
để tập hợp, xử lý tốt những kiến nghị của người dân.
- Lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng cũng nhận định: về cơ bản, việc thí điểm
đạt được nhiều kết quả tốt và nên triển khai trên tất cả các tỉnh, thành. Tuy
nhiên, cần bổ sung đại biểu chuyên trách cấp thành phố thực sự có trình độ, có
trách nhiệm với dân; cần sớm thể chế hóa các văn bản, quy định pháp luật về
giám sát cũng như làm rõ trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm tập thể trong việc
quản lý nhà nước. Đại diện của TP Đà Nẵng cũng đề nghị triển khai việc thí

điểm không tổ chức HĐND cấp xã vì thực chất HĐND cấp xã chẳng làm gì cả,
chỉ tồn tại về hình thức.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Từ những kết quả qua một năm rưỡi thực hiện thí điểm không tổ chức
HĐND huyện, quận, phường cho thấy các mục tiêu, yêu cầu đề ra của Đề án đều
đạt được. Thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã tạo bước đột
phá trong cải cách hành chính, góp phần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương,
Họ và tên: Đinh Thị Liên

17

Lớp: Cao học QLXH K16


Tiểu luận môn: “Quản lý sự thay đổi"

phân biệt rõ sự khác nhau giữa tổ chức chính quyền đô thị và nông thôn; đảm
bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà
nước; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý, điều hành của
UBND, đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan hành chính; việc giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của các cơ quan nhà
nước trên địa bàn huyện, quận, phường được tăng cường; quyền dân chủ của
người dân ở địa phương vẫn được bảo đảm; kinh tế- xã hội tiếp tục ổn định và
phát triển.
Như vậy, qua một thời gian thí điểm chưa phải là dài nhưng những gì đạt
được đã phần nào chứng minh hiệu quả của mô hình không tổ chức HĐND
huyện, quận, phường. Mô hình mới này góp phần đẩy mạnh cải cách hành
chính, tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, đảm bảo tính thống nhất, thông
suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước và đặc biệt tiếp tục duy
trì, mở rộng và phát huy dân chủ trực tiếp ở cơ sở./.


Họ và tên: Đinh Thị Liên

18

Lớp: Cao học QLXH K16



×