Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Ảnh hưởng của Tài chính công đến các lĩnh vực khác trong nền kinh tế tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.35 KB, 36 trang )

Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI CHÍNH CÔNG ĐẾN CÁC LĨNH
VỰC KHÁC TRONG NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM


I. Khái quát về vai trò của tài chính công.
1.

Tài chính công là gì?
Xét về hình thức, tài chính công là các hoạt động thu, chi tiền tệ của nhà nước

gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các
nhu cầu thực hiện chức năng của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công
cho xã hội.
Về thực chất, tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong phân phối
nguồn tài chính quốc gia phát sinh giữa các cơ quan công quyền của nhà nước
với các chủ thể khác trong nền kinh tế nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội không vì mục
tiêu lợi nhuận.
2. Đặc điểm của Tài chính công.
+ Gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị của nhà nước. Nhà nước
là chủ thể duy nhất quyết định đến quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công đặc biệt
là quỹ ngân sách nhà nước. Các quyết định của nhà nước được thể chế bằng luật
do cơ quan quyền lực cao nhất (Quốc hội phê chuẩn). Việc tạo lập và sử dụng
quỹ công phụ thuộc vào quan điểm của nhà nước và các mục tiêu kinh tế - xã hội
quốc gia đặt ra trong từng thời kì.
+ Chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng, về thực chất, tài chính công
phản ánh quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế
trong việc phân phối nguồn tài chính quốc gia nên hoạt động tài chính công phản
ánh các quan hệ lợi ích giũa nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế,


trong đó lợi ích tổng thể (lợi ích quốc gia) được đặt lên hàng đàu và chi phối đến
các quan hệ lợi ích khác.
+ Hiệu quả của hoạt động thu, chi Tài chính công không lượng hóa được.
Hoạt động thu, chi tài chính công chủ yếu mang tính chất không hoàn lại trực
tiếp nên không thể đánh giá hiệu quả một cách cụ thể, chính xác. Tuy nhiên hiệu


quả của tài chính công có thể xác định một cách tương đối thông qua các chỉ tiêu
kinh tế - xã hội như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, hộ nghèo, tỉ lệ
thất học...
+ Phạm vi hoạt động rộng: Tài chính công gắn liền với việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh
tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao...Hoạt động
thu, chi tài chính công có tác động đến thu nhập của hầu hết các chủ thể trong
nền kinh tế kể cả chủ thể đầu tư hay tiêu dùng. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ
tác động tùy thuộc vào chính sách tài chính công, bối cảnh kinh tế - xã hội quốc
gia trong từng thời kì và tùy thuộc vào từng chủ thể.
3.

Vai trò của Tài chính công.

3.1. Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Tài chính công là công cụ đắc lực trong tay nhà nước để có thể huy động
các nguồn lực của quốc gia, và từ những nguồn lực huy động được sử dụng
cho các hoạt động của bộ máy nhà nước thực hiện các chức năng của mình.
Có thể nói rằng đây là vai trò lịch sử của tài chính công xuất phát từ nội tại của
phạm trù tài chính. Một nhà nước ra đời, để có thể tồn tại duy trì hoạt động và
thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình phải có nguồn lực tài chính để chi tiêu,
thực thi các kế hoạch hành động. Đặc biệt trong thời đại kinh tế xã hội phát triển,
vai trò của nhà nước ngày càng trở nên quan trọng thì hoạt động của nhà nước

càng thêm phong phú, đa dạng, nhu cầu chi tiêu của chính phủ do đó mà không
ngừng tăng lên cả về quy mô và phạm vi. Nguồn để phục vụ cho các hoạt động
chi tiêu đó ở đâu? Chính là từ thu nhập công. Nhà nước tập trung các nguồn lực
tài chính vào ngân sách nhà nước là chủ yếu, ngoài ra còn tập trung vào các quỹ
tài chính khác của nhà nước. Sau đó thực hiện chức năng phân phối và sử dụng
nhằm duy trì một cách hiệu quả hoạt động của mình và thực hiện các chức năng
kinh tế xã hội. Tài chính công là công cụ tài chính mà nhà nước sử dụng để thực


hiện huy động, tập trung các nguồn lực tài chính quốc gia (thu nhập công) nhằm
duy trì hoạt động của mình trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an
ninh, quốc phòng...
Vai trò này được thể hiện cụ thể qua các ý đó tài chính công huy động nguồn
lực tài chính cho hoạt động của nhà nước, nhà nước sử dụng nguồn lực đó trong
hoạt động như thế nào?, việc huy động và phân phối nguồn tài chính đó hợp lý
hay chưa?
Tài chính công là công cụ đắc lực để khai thác, động viên và tập trung
các nguồn lực tài chính, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho nhu cầu chỉ tiêu mà
nhà nước đã dự tính và phát sinh. Bất cứ nhà nước nào cũng sử dụng tài chính
công trong mọi mô hình tài chính công để phục vụ cho công việc quản lý và điều
hành nền kinh tế - xã hội. Tài chính công được sử dụng để huy động một phần
nguồn tài chính của quốc gia thông qua đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện của
các chủ thể trong nền kinh tế tạo lập quỹ tài chính công. Các nguồn lực tài chính
này được nhà nước huy động từ trong nội bộ nền kinh tế quốc dân và từ nước
ngoài, từ mọi hoạt động và mọi thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức huy
động khác nhau (thuế, phí, lệ phí bắt buộc, công trái..) trong đó thuế là công cụ
chủ yếu nhất. Những khoản huy động này có thể mang tính bắt buộc hoặc tự
nguyện hoàn trả hoặc không hoàn trả, tuy nhiên tính không hoàn trả và bắt buộc
là chủ yếu.
Tài chính công phân phối các nguồn lực tài chính đã được huy động và tập

trung hình thành quỹ công cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước theo những
quan hệ tỷ lệ hợp lý. Phân phối sản phẩm quốc dân theo hướng tích lũy để ổn
định và phát triển kinh tế đồng thời cung cấp các nguồn vốn để thỏa mãn các yêu
càu về hàng hóa và dịch vụ công cộng mà tài chính của khu vực tư nhân không
thể thực hiện được đỗ một số đặc điểm đặc biệt của hàng hóa công. Ngoài ra
phân phối của tài chính công còn đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy nhà


nước và đảm bảo an ninh quốc phòng. Như vậy các quỹ tài chính công vừa đảm
bảo duy trì, tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước, vừa đảm bảo thúc đẩy
phát triển kinh tế, thực hiện chức năng xã hội của nhà nước đối với các lĩnh vực,
các đối tượng trong nển kinh tế.
Tài chính công là công cụ để kiểm tra giám sát để bảo đảm cho các
nguồn tài chính đã được huy động một cách hợp lý hay chưa, việc phân phối
và sử dụng đã tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất không? Từ đó nhà nước sẽ
có những biện pháp điều chỉnh quỹ tài chính của nhà nước luôn được huy động
nhanh nhất, chính xác hợp lý nhất, đảm bảo nguồn lực cho việc duy trì tồn tại và
hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước.
3.2.

Điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội

a) Kinh tế.
Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Với chức năng
phân bổ nguồn lực tài chính thông qua quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công, tài
chính công tác động đến việc phân bổ và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn tài chính trong toàn bộ nền kinh tế. Công cụ thuế với các mức thuế
suất và ưu đãi khác nhau đối với từng loại sản phẩm ngành nghề vùng lãnh thổ...
Tài chính công có vai trò định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, kích

thích hoặc hạn chế phát triển sản xuất kinh doanh theo từng loại sản phẩm. Với
việc phân bổ nguồn tài chính cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng đầu tư vào các
ngành nghề then chốt các công trình mũi nhọn hỗ trợ tài chính cho các thành
phần kinh tế trong các trường hợp cần thiết như trợ giá trợ cấp... tài chính công
góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh hình thành
và hoàn thiện cơ cấu sản xuất cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Cùng với việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng tài chính công còn có vai trò quan
trọng trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô như: đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế


hợp lý, duy trì việc sử dụng lao động ở tỷ lệ cao, hạn chế sự tăng giá đột ngột
đồng loạt và kéo dài... Vai trò này được thực hiện thông qua các biện pháp như
tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ quốc gia, quỹ hỗ trợ việc làm điều chỉnh thuế điều
chỉnh chi tiêu chính phủ, phát hành trái phiếu...
Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nền kỉnh tế vĩ
mô:
Sự ổn định của một nền kinh tế được đánh giá từ nhiều chỉ tiêu như: Đảm
bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý và bền vững, duy trì lao động ở
tỷ lệ cao, thực hiện cân đối cán cân thanh toán quốc tế, bình ổn thị trường và
kiểm soát lạm phát. Để có thể đảm bảo được các yếu tố trên nhà nước cần thực
hiện đồng bộ nhiều biện pháp trong đó biện pháp về tài chính là thực hiện các
công cụ là tài chính công cụ thể: tạo lập các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà
nước và sử dụng nó một các linh hoạt nhằm ứng phó với những biến động của
nền kinh tế, quỹ dự trữ nhà nước, quỹ bình ổn giá là công cụ điều tiết thị trường,
bình ổn giá cả. Quỹ dự trữ xuất nhập khẩu, quỹ dự trữ ngoại tệ là công cụ nhằm
góp phần duy trì sự cân đối của cán cân thanh toán quốc tế, bình ổn tỷ giá hối
đoái.
Song song với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính công, các biện pháp
tài chính khác như: cắt giảm chi tiêu ngân sách, điều tiết tiêu dùng và đầu tư qua
thuế, sử dụng công cụ tín dụng nhà nước và lãi suất... được sử dụng một cách

đồng bộ để kiểm soát một cách chặt chẽ lạm phát, ổn định nề kinh tế vĩ mô.
b) Xã hội
Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội
và giải quyết các vấn đề xã hội. Vai trò này được thể hiện thông qua việc sử
dụng các công cụ thu, chi của tài chính công để điều chỉnh thu nhập giữa các
tầng lớp nhân dân, giảm bớt những bất hợp lý trong phân phối thu nhập, đảm bảo


công bằng và giải quyết các vấn đề xã hội, đáp ứng được những vấn đề xã hội
của nền kinh tế vĩ mô.
Một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế xã
hội đó là mức sống của dân cư, mặt bằng về văn hoá, phúc lợi xã hội. Nhu cầu về
các hàng hoá dịch vụ công với chất lượng cao như: giáo dục, y tế, văn hoá và các
dịch vụ xã hội khác ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của kinh tế, văn
minh của xã hội đòi hỏi nhà nước phải tăng cường đầu tư công. Hằng năm, phân
bổ nguồn lực tài chính công để thực hiện các biện pháp trong sự nghiệp giáo dục
đào tạo (phổ cập giáo dục), sự nghiệp y tế (chương trình y tế cộng đồng), sự
nghiệp văn hoá, xã hội được thực hiện thông qua các khoản chi tiêu công. Ngoài
ra nhà nước còn có những khoản chi tiêu công liên quan đến phúc lợi, an sinh xã
hội... nhằm nâng cao mức sống của nhân dân.
Kinh tế phát triển tăng trưởng kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng
miền, vùng dân cư càng gia tăng. Để thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt
khoảng cách giữa người giàu và người nghèo chính phủ sử dụng những chính
sách tài chính công thông qua công cụ thuế và chi tài chính công. Thuế trực thu
mà cụ thể là thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phàn có vai trò điều tiết mạnh
thu nhập của những người có thu nhập cao và điều tiết ở mức hợp lý đối với các
cá nhân có thu nhập trung bình hoặc thấp. Bên cạnh đó thuế gián thu như thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng thuế xuất nhập khẩu có vai trò điều tiết thu
nhập thực tế có khả năng thanh toán của dân cư bằng việc đánh thuế cao với
hàng hóa dịch vụ cao cấp, đánh thuế thấp với các mặt hàng dịch vụ thiết yếu đảm

bảo đời sống dân cư. Với các chính sách trợ cấp trợ giá chi các chương trình mục
tiêu sẽ làm giảm bớt khó khăn của người nghèo những người thuộc diện chính
sách đối tượng khó khăn... thường phát huy tác dụng cao vì đối tượng xác được
hưởng rất dễ xách định. Tuy nhiên điều tiết thu nhập của dân cư càn chú ý duy
trì mức độ chênh lệch vừa phải để tạo điều kiện cho các cá nhân có thu nhập


chính đáng được hưởng thu nhập của mình, không cao bằng thu nhập thông qua
phân phối tài chính.
Như vậy, về mặt xã hội, tài chính công là một công cụ quan trọng được nhà
nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường,
hướng tới việc xây dựng một xã hội tiến bộ phát triển, văn minh và lành mạnh.
II. Vai trò của tài chính công ở Việt Nam từ năm 2008 - 2010
1. Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước
-

Tài chính công được sử dụng để huy động một phàn nguồn tài chính quốc

gia thông qua đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện của các chủ thể trong nền kinh
tế, tạo lập quỹ tài chính công.
-

Bất cứ nhà nước nào cũng sử dụng tài chính công trong mọi mô hình tài

chính công để phục vụ cho công việc quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội.
Tài chính công được sử dụng để huy động một phàn nguồn tài chính của quốc
gia thông qua đống góp bắt buộc hoặc tự nguyện của cách chủ thể trong nền kinh
tế tạo lập quỹ tài chính công. Tài chính công phân phối sử dụng nguồn tài chính
huy động từ các quỹ công để phục vụ đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của nhà
nước. Phân phối sản phẩm quốc dân theo hướng tích lũy để ổn định và phát triển

kinh tế đồng thời cung cấp các nguồn vốn để thỏa mãn các yêu cầu về hàng hóa
và dịch vụ công cộng mà tài chính của khu vực tư nhân không thể thực hiện
được do một số đặc điểm đặc biệt của hàng hóa công. Ngoài ra phân phối của tài
chính công còn đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo an
ninh quốc phòng.
-

Các con số về mức thu nhập không phản ánh được một thực tế là những

người có thu nhập cao phải trả thuế cao hơn những người có thu nhập thấp, hoặc
rất nhiều các gia đình có thu nhập thấp được hưởng lợi từ các chương trình hỗ
trợ của chính phủ như vùng 135... Việc điều chỉnh sự chênh lệch này sẽ tăng
phần được hưởng trong tổng thu nhập quốc gia cho các gia đình nghèo nhất và


giảm phần hưởng trong tổng thu nhập của các gia đình có thu nhập cao nhất
xuống. Nhưng đây vẫn là một mức chênh lệch rất lớn về thu nhập và nhiều người
vẫn thắc mắc vì sao lại có điều này.
-

Còn một số lý do để giải thích sự chênh lệch về thu nhập này của các gia

đình ngoài sự khác biệt về lương và tiền công cơ bản như đã nói ở trên và giải
thích vì sao có sự thay đổi lên xuống theo thời gian trong thu nhập của các gia
đình khác nhau. Ví dụ, các công nhân vừa mới gia nhập thị trường lao động
(điển hình là những công nhân trẻ ít kinh nghiệm làm việc) và các công nhân già
hơn đã nghỉ hưu hoặc chỉ nhận các công việc bán thời gian thường là đại diện
thường xuyên của nhóm các gia đình có thu nhập thấp nhất, và điều này không
gây nhiều ngạc nhiên. Hầu hết các công nhân - và đặc biệt là những người có học
vấn và được đào tạo cao hơn - có thu nhập tăng hàng năm theo nghề nghiệp của

họ. Những công nhân khác đôi khi bị giảm lương hoặc tiền công tạm thời khi họ
tạm nghỉ việc ngắn hạn, bị ốm đau hoặc là thương tích hay các lý do khác.
-

Vì tất cả những lý do này, và mặc dù có sự ổn định cơ bản trong việc phân

phối thu nhập nói chung, vẫn tồn tại một cơ hội lớn trong việc huy động vốn
trong nền kinh tế thị trường. Điều này có nghĩa là chúng ta luôn nhìn thấy các gia
đình tăng hoặc giảm các khoản thu nhập trên của họ qua từng năm. Kinh tế càng
tăng trưởng, chênh lệch thu nhập giữa các dân cư, các vùng miền ngày càng gia
tăng. Vậy vấn đề đặt ra là Chính phủ sử dụng tài chính công thông qua những
hình thức nào để thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giữa người
giàu và người nghèo.
-

Quốc phòng là một ví dụ về vai trò không thể loại bỏ được của chính phủ -

tài chính công. Tại sao? Bởi vì việc phòng thủ cho một quốc gia là một dạng
hàng hóa hoàn toàn khác biệt so với máy vi tính hay nhà ở: con người
không thể thanh toán cho từng đơn vị hàng hóa mà họ sử dụng mà phải mua một
tổng thể cho toàn bộ quốc gia. Cung cấp dịch vụ quốc phòng cho một cá nhân


không có nghĩa là những người khác ít được bảo vệ hơn, bởi vì trên thực tế tất cả
mọi người đều tiêu thụ các dịch vụ quốc phòng này cùng nhau. Trên thực tế thì
dịch vụ quốc phòng được cung cấp cho tất cả dân chúng trong một quốc gia kể
cả những người không muốn dịch vụ này, bởi vì không có một cách làm hiệu quả
nào khác. Chỉ có các quốc gia chứ không phải là các làng xã hay các cá nhân có
thể có đủ nguồn lực để sản xuất máy bay chiến đấu phản lực.
-


Loại hình hàng hóa này gọi là hàng hóa công cộng, bởi vì không một doanh

nghiệp tư nhân nào có thể bán dịch vụ quốc phòng cho các công dân của một
quốc gia mà vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh. Nó chỉ đơn giản là không
thể bán dịch vụ quốc phòng cho những người cần và không bảo vệ những người
từ chối thanh toán dịch vụ đó. Và nếu những người này vẫn được bảo vệ mà
không phải trả tiền thì tại sao họ phải chọn cách thanh toán? Điều này được coi
là vấn đề "kẻ ăn không", và đó là lý do chính giải thích vì sao chính phủ phải
điều hành quốc phòng và dùng thuế để chi cho quốc phòng.
-

Không có nhiều hàng hóa công cộng thực sự - những hàng hóa nhiều người

có thể cùng sử dụng và là đối tượng của vấn đề kẻ ăn không - do đó hầu hết các
hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường đều có thể được các công ty tư
nhân sản xuất và bán trong các thị trường tư nhân. Các ví dụ khác về hàng hóa
công cộng có thể kể đến là chương trình kiểm soát lũ lụt và sâu bọ, và thậm chí
cả băng tàn sóng phát thanh và truyền hình được phát sóng rộng rãi trong không
trung. Mỗi hàng hóa này đều có thể được nhiều người tiêu dùng sử dụng cùng
lúc, và cũng là đối tượng để những kẻ ăn không hưởng thụ, ít nhất ở một mức độ
nào đó. Tuy nhiên, với sóng phát thanh và truyền hình, các chương trình có thể
được các cá nhân sản xuất và thu lợi bằng cách bán thời gian phát sóng cho
quảng cáo. Hoặc trong một vài trường hợp khác, các tín hiệu phát sóng hiện đã
được đổi tần số điện tử để các công ty tư nhân có thể kiếm tiền bằng cách cho
thuê các thiết bị giải mã cho những người muốn xem các chương trình này.


Tài chính công còn được sử dụng để kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế
xã hội từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của nhà nước. Từ các hoạt

động này tài chính công đã tạo ra nguồn tài chính một cách kịp thời để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu thường xuyên của nhà nước giúp cho bộ máy nhà nước được
vận hành hiệu quả.
2. Điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội.
a) Kinh tế.
-

Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.

Trong giai đoạn 2008 - 2010, tài chính công đã phát huy vai trò quan trọng
trong việc thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội.
Công cụ thuế suất với các mức thuế khác nhau đối với từng loại sản phẩm,
ngành nghề, vùng lãnh thổ, tài chính công có vai trò định hướng đầu tư, điều
chỉnh cơ cấu của nền kinh tế, kích thích hoặc hạn chế phát triển sản xuất kinh
doanh theo từng loại sản phẩm.
Thực hiện chiến lược, hệ thống chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung đã góp
phần đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng khá, bình quân 7% năm. Quy mô thu
ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2006 - 2010 tăng gấp 2 làn so với giai
đoạn 2001 - 2005.
Tỷ lệ động viên thu ngân NSNN bình quân đạt 23% GDP (không bao gồm
yếu tố tăng giá, do giá dầu thô ở mức cao và thu từ đất đai) so với mục tiêu Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ X đặt ra là 21 - 22% GDP, trong đó động viên từ
thuế và phí vào ngân sách nhà nước bình quân đạt 22% GDP so với mục tiêu
Chiến lược cải cách hệ thống đến năm 2010 đặt ra là 20 - 21% GDP. Tốc độ tăng
thu từ thuế, phí và lệ phí vào NSNN bình quân hàng năm đạt 19,6%. Cơ cấu thu
NSNN được cải thiện theo chiều hướng tích cực đảm bảo tính ổn định, bền vững,
nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nước tăng dàn qua các năm và ngày càng
chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN, năm 2006 tỷ trọng thu nội địa (không



kể thu từ dầu thô) trong tổng thu NSNN là 52% thì đến năm 2010 đã tăng lên
63,4%. Có thể thấy rằng, sau 5 năm thực hiện, hệ thống chính sách thuế đã được
xây dựng đổng bộ có cơ cấu hợp lý bao quát hầu hết các nguồn thu, thực sự trở
thành công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo
hướng khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay là 25%.
Thuế tiêu thụ đặc biệt với các mức thuế khác nhau tùy thuộc vào từng loại
hàng hóa.


BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
STT

Hàng hoá, dịch vụ

I

Hàng hoá

1

Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá

Thuế suất (%)

65

Rượu
a) Rượu từ 20 độ trở lên:

2

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2012

45

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013

50

b) Rượu dưới 20 độ

25

Bia
3

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2012

45

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013

50

Xe ô tô dưới 24 chỗ
4


a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định
tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này”:
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống

45

Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3

50



STT

Hàng hoá, dịch vụ

Thuế suất (%)

Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

60

b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy
định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này

30

c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy
định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này


15

d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định
tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này

15

Bằng 70% mức
thuế suất áp
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng dụng cho xe
lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá cùng loại quy
70% số năng lượng sử dụng.
định tại điểm
4a, 4b, 4c và
4d Điều này

e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học

Bằng 50% mức
thuế suất áp
dụng cho xe
cùng loại quy
định tại điểm
4a, 4b, 4c và
4d Điều này

g) Xe ô tô chạy bằng điện
Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

25


Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

15

Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

10

Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

10

5

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh
trên 125cm3

20

6

Tàu bay

30

7

Du thuyền


30


STT

Hàng hoá, dịch vụ

Thuế suất (%)

8

Xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái họp và các chế phẩm
khác để pha chế xăng

10

9

Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

10

10 Bài lá

40

11 Vàng mã, hàng mã

70


II
1
2
3
4
5
6

Dịch vụ
Kinh doanh vũ trường

40

Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê

30

Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng

30

Kinh doanh đặt cược

30

Kinh doanh golf

20

Kinh doanh xổ số


15

+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định và bền
vững
Định hướng đầu tư điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế kích thích hoặc hạn chế
phát triển sản xuất: tình hình phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân
sách Nhà nước, giai đoạn 2007 - 2010: Cụ thể, từ mức 51,7% năm 2007, mức
chi đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực kinh tế so với tổng chi đầu tư
phát triển trong năm 2010 đã giảm xuống 46,3%... Đây là tín hiệu đáng mừng vì
giảm đầu tư từ ngân sách vào kinh tế thực chất là điều tiết bớt “rót” tiền ngân
sách vào các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu nhà nước - vốn có tỷ lệ đóng góp cho
ngân sách chưa tương xứng với tỷ trọng đầu tư từ ngân sách. Tuy nhiên, riêng
các ngành giao thông, nông, lâm ngư nghiệp vẫn được ưu tiên đầu tư từ ngân
sách để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém. Từ mức 18% năm 2007,
đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp và thủy lợi đã tăng lên, chiếm 20,5% trong


tổng chi đầu tư phát triển năm 2010. Tỷ trọng đầu tư cho giao thông vận tải cũng tăng
từ 21% lên 22,6%. Trái với kinh tế, tỷ trọng chi đầu tư phát triển cho lĩnh
vực xã hội đã tăng từ 43,4% năm 2007 lên 49,1% năm 2010. Trong đó, giáo dục
và đào tạo tăng từ 12,2% lên 17,4%.
Cũng trong giai đoạn 2007 - 2010, theo phân cấp, tỷ trọng đầu tư do địa
phương quản lý đã tăng từ 60,8% lên 69,8%. Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn
ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý được hình thành từ nguồn đầu tư
trong cân đối của các địa phương và các khoản hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách
Trung ương. Theo đánh giá của Chính phủ, mặc dù nguồn vốn đầu tư trong cân
đối của các địa phương đã tăng trên 14% trong cả thời kỳ, song tốc độ tăng vốn
đầu tư không đồng đều. Nếu tính cả số đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, tỷ trọng
đầu tư theo cân đối của các tỉnh có nguồn thu thấp theo xu hướng giảm dàn.

+ Công cụ chi tiêu Tài chính công, với việc phần bổ nguồn Tài chính cho đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào các ngành then chốt, các công trình mũi
nhọn, hỗ trợ Tài chính cho các thành phần kinh tế trong các trường hợp cần
thiết.
Về vấn đề trợ cấp giá xăng dầu: Trước đây, chính phủ thường có chính sách
trợ cấp giá xăng dầu. Nhưng từ nhiều năm gàn đây, Chính phủ đã xác định việc
xóa bỏ trợ giá xăng dầu. Đặc biệt từ năm 2008 các biện pháp kiên quyết mới
được áp dụng. Trợ giá đã trở nên gánh nặng quá sức cho ngân sách, những bất
công bằng của trợ giá ngày càng hiện rõ, và những hậu quả của trợ giá đang làm
cho hiệu quả kinh doanh bị biến dạng. Khoản trợ giá hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi
năm là một gánh nặng lớn đối với ngân sách quốc gia, trong khi đó người được
hưởng trợ giá nhiều lại không phải là những người thu nhập thấp. Hãy giả định,
một người sử dụng xe gắn máy hàng tháng chi 200.000 đồng tiền xăng, còn một
người dùng xe hơi hàng tháng chi 2 triệu đồng tiền xăng. Với mức trợ giá 20%,
người dùng xe máy mỗi tháng được trợ giá 40.000 đồng, còn người dùng xe hơi
mỗi tháng được trợ giá 400.000 đồng. Biện pháp bỏ trợ giá xăng dầu sẽ giải


phóng hàng chục ngàn tỉ đồng ngân sách để chi vào những chương trình mà
người nghèo được hưởng nhiều hơn, hoặc ít nhất cũng được hưởng một cách
công bằng hơn.
-

Tài chính công với vai trò ổn định kinh tế vĩ mô

Cùng với việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng tài chính công còn có vai trò
quan trọng trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô như: đảm bảo tốc độ tăng trưởng
kinh tế hợp lý, duy trì việc sử dụng lao động ở tỷ lệ cao, hạn chế sự tăng giá đột
ngột đồng loạt và kéo dài... Vai trò này được thực hiện thông qua các biện pháp
như tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ quốc gia, quỹ hỗ trợ việc làm điều chỉnh thuế

điều chỉnh chi tiêu chính phủ, phát hành trái phiếu... Chúng ta có thể thấy vai
trò này thông qua hoạt động dữ trữ quốc gia. Hoạt động dự trữ quốc gia hoàn
toàn không vì mục tiêu lợi nhuận. Nó tác động đến mặt cung hoặc càu của thị
trường. Khi vào vụ mùa, người trồng lúa được mùa. Nhưng nó lại làm cho giá
bán xuống thấp vì cung tăng mạnh. Chính phủ tung tiền ra mua với mức giá họp
lý để đảm bảo dự trữ và giá không rớt xuống nữa. Ngày 20-6-2008, Thủ tướng
Chính phủ quyết định giao Bộ Tài chính trích 440 tỷ đồng từ nguồn dự phòng
ngân sách trung ương năm 2008 để mua 70.000 tấn lương thực tăng dự trữ quốc
gia. Ngoài ra, theo website Chính phủ, 11 tỷ đồng từ nguồn chi sự nghiệp kinh
tế năm 2008 sẽ được chi cho phí nhập và bảo quản số lương thực này. Nhờ có
động thái của chính sách tài chính công mà người tiêu dùng hay người sản xuất
có thể yên tâm về lợi ích của mình được đảm bảo.
Khi gia nhập WTO chúng ta nhà nước đã giúp đỡ cho các doanh nghiệp
bằng các bảo hộ mậu dịch thương mại, hàng rào thuế quan... để cho những
doanh nghiệp nhỏ lẻ của chúng ta có thể có điều kiện tạo lập vững mạnh hơn.
Có thể lấy ví dụ cụ thể khi ngành ô tô trong nước của chúng ta mới chỉ dừng lại
ở lắp ráp, nhà nước đã tìm các để cho nền công nghiệp ô tô của chúng ta có thể
đương đầu với ô tô ngoại nhập. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu... đã làm


cho nền công nghiệp ô tô có thể vươn vai để phát triển. Nhưng nền công nghiệp
ô tô trong nước vẫn lẹt đẹt, có trách thì trách chính họ khi đã quá dựa dẫm vào
cơ hội mà nhà nước dành cho. Không thể phát huy được ưu thế của mình, làm
cho nền công nghiệp ô tô chưa thể phát triển với những gì mà chúng ta mong
muốn chờ đợi. Hay như trong trường hợp để tạo việc làm cho người lao động
chính phủ đã sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm, hộ trợ lãi suất cho vay, hỗ trợ đào tạo
nghề... Liên bộ Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có thông tư
liên tịch hướng dẫn thực hiện đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất
khẩu lao động giai đoạn 2009-2020”. Theo đó, từ ngày 24-10, người lao động
sinh sống tại huyện nghèo (có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú đủ 12 tháng trở

lên) được hỗ trợ kinh phí để đi xuất khẩu lao động. Cụ thể, người lao động đã tốt
nghiệp từ bậc tiểu học trở lên, cần bổ túc thêm về văn hóa được hỗ trợ toàn bộ
học phí, tài liệu học tập, chi phí sinh hoạt trong thời gian học. Về hỗ trợ đào tạo
nghề, ngoại ngữ sẽ thực hiện theo hai mức: người dân tộc thiểu số được hỗ trợ
toàn bộ kinh phí; các đối tượng khác được hỗ trợ 50%.
Thông tư cũng quy định người lao động thuộc các hộ nghèo, người dân tộc
thiểu số đi xuất khẩu lao động được vay vốn với lãi suất bằng 50% lãi suất cho
vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội...
Với những chính sách gắn liền với tài chính công nhà nước đã phát huy vai
trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế hạn chế đà suy giảm kinh tế trước các
tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu trước đó và vừa qua. Dù chịu tác
động bất lợi của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn đạt được tăng
trưởng ở mức 4,5% năm 2009 và hồi phục 6,5% trong năm 2010.

b. Xã hội.
Tài chính công đỏng vai trò quan trong trong viêc thưc hiên công bằng Xã hội
và giải quyết các vấn đề Xã hội
-Vai trò thực hiện công bằng xã hội:


Để thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và
người nghèo, chính phủ sử dụng Tài chính công thông qua công cụ thuế và chi tài
chính công.


Thuế:

Trên thực tế thì các chính phủ thông qua các chính sách thuế, đặc biệt là thuế
thu nhập nhằm tạo ra sự công bằng hơn trong phân phối. Đánh thuế cao đối với
những người có thu nhập cao rồi hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp thông

qua các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Thuế trực thu mà cụ thể là thuế thu nhập cá nhân với thuế suất lũy tiến từng
phần có vai trò điều tiết mạnh thu nhập của từng người có thu nhập cao và điều
tiết ở mức độ hợp lý đối với các cá nhân có thu nhập trung bình. Thuế thu nhập
doanh nghiệp cũng góp phần điều chỉnh thu nhập của các chủ thể đầu tư thông
qua thuế suất tỉ lệ cố định. Thuế gián thu có vai trò: Điều tiết thu nhập thực tế có
khả năng thanh toán của dân cư bằng việc đánh thuế cao với hàng hóa dịch vụ
cao cấp, đánh thuế thấp với các mặt hàng dịch vụ thiết yếu đảm bảo đời sống dân
cư.
Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng với thu nhập từ tiền công, tiền lương:
Bậc
Thuế

Phần thu nhập tính
thuế/năm(trỉệu
Đồng)

Phần thu nhập tính
thuế/tháng (triệu Đồng)

Thuế Suất
(%)

1

Đến 60

Đến 5

5


2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52


25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30


7

-

Trên 960

Trên 80

35

Trợ cấp là việc chính phủ hay bất kì một cơ quan công cộng nào cung cấp sự

giúp đỡ về tài chính hoặc các nhu yếu phẩm cần thiết cho cá nhân hoặc tập thể nhằm
giúp đỡ họ vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu an sinh xã hội.
Một số loại hình trợ cấp phổ biến hiện nay:
+ Trợ cấp thôi việc
+ Trợ cấp thai sản
+ Trợ cấp người cao tuổi

+ Trợ cấp thương binh liệt sĩ
+ Trợ cấp mất việc
- Trợ giá là chính sách của nhà nước nhằm khuyến khích doanh nghiệp sản
xuất nhiều hơn và giữ giá cả ít biến động mạnh.
+ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính
thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo và triển khai thực hiện
ngay chính sách trợ cấp khó khăn cho các đối tượng có thu nhập thấp theo Quyết
định số 471/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, bảo
đảm kịp thời, đúng đối tượng; phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương quan
tâm ổn định đời sống cho công nhân ở các khu kinh tế, khu công nghiệp, nơi tập
trung nhiều lao động; sớm nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ để
người lao động yên tâm sản xuất, bảo đảm cuộc sống trong điều kiện giá cả tăng
cao, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
+ Giá điện đối với hộ nghèo có thu nhập thấp thường xuyên có mức sử dụng
điện không quá 50 kwh/tháng (993đ/kWh chưa có VAT) với mức hỗ trợ 30.000
đồng/hộ/tháng


+ Nếu trong 3 tháng liên tục, các hộ sử dụng điện vượt quá trên 155kWh, bên bán
điện sẽ tự động chuyển hộ đó sang áp dụng giá điện cho hộ bình thường kể từ tháng
tiếp theo với giá từ 1.242 đồng/kWh trở lên.
-

An sinh xã hội
Vai trò cuả TCC ở nước ta hiện nay còn được biểu hiện rất rõ qua việc thực

hiện có kết quả bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm chăm lo cho người nghèo, các
đối tượng chính sách, những vùng khó khăn; các lĩnh vực văn hóa xã hội có
bước phát triển mới:
+ Chương trình 135

+ Chương trình 134
+ Chương trình 30a
+ Hỗ trợ người nghèo ăn tết
+ Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
+ Hỗ trợ lãi suất vay mua vật liệu xây dựng ở khu vực nông thôn
+ Xây dựng các công trình lấp nước trên các đảo có đông dân cư, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số
- Giải quyết các vấn đề xã hội:
Để giải quyết các vấn đề xã hội tài chính công thông qua việc tài trợ cho phát
hiện các dịch vụ công cộng thuộc các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, đặc biệt là
tài trợ cho các chương trình chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, phòng
chống các tệ nạn xã hội, hỗ trợ tài chính cho giải quyết việc làm.
- Dân số :
Tình trạng dân số nước ta vẫn đứng trước những thách thức to lớn:
+ Quy mô dân số lớn
+ Tốc độ gia tăng dân số nhanh
+ Kết quả giảm sinh chưa thật vững chắc
+ Chất lượng dân số thấp


+ Mật độ dân số cao và phân bố chưa hợp lý.
Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn:
Năm

Tổng số

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị nông
thôn


Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

2008

85118,7

41956,1

43162,6

24673,1

60445,6

2009

86025,0

42523,4

43501,6

25584,7


60440,3

2010

86927,7

42990,7

43937,0

26224,4

60703,3

Tốc độ tăng (%)
Năm

Tổng số

Phân theo giới tính
Nam

Nữ

Phân theo thành thị,
nông thôn
Thành thị

Nông thôn


2008

1,07

1,23

0,92

3,90

-0,04

2009

1,06

1,35

0,79

3,69

-0,01

2010

1,05

1,10


1,00

2,50

0,44

Cơ cấu (%)
Năm

fr
rp A À

Tông sô

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị,
nông thôn

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

2008


100,00

49,29

50,71

28,99

71,01

2009

100,00

49,43

50,57

29,74

70,26

2010

100,00

49,46

50,54


30,17

69,83


-

Phương hướng, biện pháp của chính phủ:
+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý, tổ chức tốt bộ máy làm công tác

dân số từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường sự lãnh đạo và sự phối hợp giữa các
cấp các ngành đối với công tác dân số.
+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục.
+ Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng
giới, sức khỏe sinh sản, góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ
và tinh thần.
+ Nhà nước đầu tư đúng mức cho công tác dân số, thực hiện xã hội hóa công
tác dân số.
- Việc làm
Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản, là yếu tố quyết định để
phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh hóa xã
hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân, khuyến
khích làm giàu hợp pháp.
+ Năm 2010 quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã chi trả trên 550 tỷ đồng
+ So sánh năm 2010 với năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%
+ Năm 2010, cả nước chỉ có khoảng 300 người thất nghiệp được hỗ trợ đào
tạo nghề
+ Bảo hiểm thất nghiệp gặp nhiều rào cản
Thành tựu: Chính phủ đã ban hành những chính sách nhằm mở rộng sản xuất,
dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề nên tạo được nhiều việc làm mới (chỉ tiêu: giải

quyết 1.2 triệu việc làm/năm)
Hạn chế: tình trạng thiếu việc làm vẫn là vấn đề bức xúc ở nông thôn và
thành thị.
Phương hướng và biện pháp cơ bản để giải quyết việc làm:
+ Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ
+ Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tự do hành nghề


+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn giải quyết việc làm
- Tiền lương
Lương tối thiểu đã tăng lên 830.000 đồng/tháng (áp dụng từ 1/5/2011) chẳng
làm cho những đối tượng được hưởng mức tăng có cảm giác vui, mà ngược lại
nhiều người đang cảm thấy lo lắng.
Trên thực tế, mức lương tăng chỉ khoảng 15% lương cơ bản, trong khi đó, từ
nhiều ngày trước thời điểm tăng lương, giá cả hàng hóa đều đã tăng từ 30-80%
với lý do được đưa ra rất ngắn gọn nhưng cũng đày “thuyết phục”: xăng tăng giá,
lương tăng lên.
Giải pháp:
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả bộ máy công vụ, các chính sách về giá,
đảm bảo công bằng.
+ Tăng lương một cách hợp lý, tăng lương phải đi kèm với các giải pháp
kiểm soát thị trường.
+ Quy định mức lương tối thiểu chung, trên cơ sở đó thỏa thuận hình thành
mức lương tối thiểu ngành.
- Ytế
+ Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng
nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.

+ Chi cho công tác phòng bệnh: bao gồm các khoản chi nhằm bảo đảm điều
kiện hoạt động của các viện nghiên cứu, phòng khám, trạm chuyên khoa.


×