Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

185 Triết lý quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần FPT và ảnh hưởng của triết lý đó đến người lao động và hiệu quả kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.85 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trên thị trường ngày nay,áp lực cạnh tranh ngày càng cao, các doanh nghiệp phải
không ngừng nâng cao lợ thế cạnh tranh và tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản
phẩm dịch vụ của mình. Vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn. Để
tạo được ưu thế trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả các
vấn đề như Marketing, tài chính, sản suất ... Muốn nâng cao hiệu quả các vấn đề trên
một trong những yếu không thể thiếu được của doanh nghiệp đó là “nguồn nhân lực”.
Nhân lực là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp vì nó là một trong
những nguồn lực đầu vào quan trọng. Quản trị nhân lực là khoa học về quản lý con
người dựa trên niềm tin cho rằng nhân lực đóng vai trò quan trọng bậc nhất tới sự thành
công lâu dài của tổ chức hay doanh nghiệp. Một tổ chức/doanh nghiệp có thể tăng lợi
thế cạnh tranh của mình bằng cách sử dụng người lao động một cách hiệu quả, tận dụng
kinh nghiệm và sự khéo léo của họ nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Quản trị nhân
lực nhằm mục đích tuyển chọn được những người có năng lực, nhanh nhạy và cống hiến
trong công việc, quản lý hoạt động và khen thưởng kết quả hoạt động cũng như phát
triển năng lực của họ.
Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp làm sao thu hút và giữ gìn được
nguồn “tài sản” nhân lực? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa các tổ chức? Đó chính là
triết lý quản trị nhân lực của nhà lãnh đạo cấp cao của tổ chức đó. Bài viết này tìm hiểu
về triết lý quản trị nhân lực tại công ty cổ phần FPT và ảnh hưởng của triết lý đó đến
người lao động và hiệu quả kinh doanh.
Bài viết được chia làm 3 phần:
Phần 1. Lý luận về triết lý quản trị nhân sự
Phần 2. Triết lý quản trị nhân sự của Tập đoàn FPT và ảnh hưởng của nó
Phần 3. Đánh giá và kiến nghị
1
PHẦN 1. LÝ LUẬN VỀ TRIẾT LÝ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
1.1. Triết lý quản trị nhân lực
Triết lý quản trị nhân lực là các tư tưởng, quan điểm của người lãnh đạo cấp cao về
cách thức quản lý con người trong tổ chức. Từ đó tổ chức có các biện pháp, chính sách
về quản trị nhân lực và các biện pháp, phương pháp quản lý đó có tác dụng nhất định tới


hiệu quả, tinh thần và thái độ làm việc của người lao động.
Triết lý quản trị nhân lực trước hết phụ thuộc vào các quan niệm về yếu tố con người
trong lao động sản xuất. Trong lịch sử nhân loại, bỏ qua quan niệm con người trong thời
kỳ nô lệ, thì có các quan niệm sau:
Thứ nhất: “ Con người được coi như một loại công cụ lao động”. Quan niệm này
lưu hành rộng rãi vào cuối thế kỷ thứ XIX khi các nhà tư bản theo đuổi lợi nhuận tối đa
đã kéo dài ngày lao động có khi đến 16 giờ, sử dụng rộng rãi cả lao động phụ nữ và trẻ
em. Quan niệm này cho rằng: Về bản chất đa số con người không muốn làm việc, họ
quan tâm nhiều đến cái mà họ kiếm được chứ không phải là công việc họ làm. Ít người
muốn và có thể làm những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, sự độc lập và tự kiểm soát.
Vì thế chính sách quản lý xác định là: người quản lý trực tiếp phải giám sát và kiểm tra
chặt chẽ những người giúp việc, phải phân chia công việc ra từng bộ phận đơn giản lặp
đi lặp lại, dễ dàng học được. Con người có thể chịu đựng được công việc rất nặng nhọc,
vất vả khi họ được trả lương cao hơn và họ có thể tuân theo các mức sản lượng được ấn
định. Kết quả là các phương pháp khoa học áp dụng trong định mức và tổ chức lao
động, năng suất lao động đã tăng lên, những sự bóc lột công nhân cũng đồng thời gắn
liền với tên gọi “ chế độ vắt kiệt mồ hôi sức lực” của người lao động. Tương ứng với
quan niệm này về con người có mô hình quản lý cố điển, thuyết X và trường phái tổ
chức lao động khoa học.
Thứ hai : “ Con người muốn được cư xử như những con người”. Quan niệm này do
các nhà tâm lý xã hội ở các nước tư bản công nghiệp đã phát triển. Họ nhận thấy các
quan niệm trước khi quan tâm đến việc khai thác con người mà không chú ý đến các
quy luật chi phối thái độ cơ xử của con người khi họ làm việc. Quan niệm này lưu ý
người quản lý phải tạo ra một bầu không khí tốt, dân chủ, thông tin cho những người
giúp việc và lẵng nghe ý kiến của họ. Tương ứng với quan niệm này là mô hình các
quan hệ con người, thuyết Y và trường phái tâm lý xã hội (trường phái các quan hệ con
người)
Thứ ba: “ Con người có các tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát triển”.
Quan niệm này cho rằng bản chất con người không phải là không muốn làm việc, họ
muốn góp phần thực hiện mục tiêu, họ có năng lực độc lập sáng tạo. Chính sách quản lý

phải động viên, khuyến khích con người để họ đem hết khả năng tham gia vào công việc
chung. Mở rộng quyền độc lập và tự kiểm soát của họ sẽ có lợi cho việc khai thác các
tiềm năng trong con người. Đồng thời cũng xuất hiện những chính sách thương lượng
thoả thuận giữa chủ và thợ trên một số điểm nào đó. Tương ứng với quan niệm này về
2
con người là mô hình các tiềm năng con người, thuyết Z và trường phái quản trị nhân
lực hiện đại (trường phái nguồn nhân lực).
Triết lý quản trị nhân lực thường ở điểm nào đó trong các quan niệm mô hình, các
thuyết, các trường phái quản trị nhân lực nói trên, do đó phải chú ý tính hợp lý của từng
mô hình, trường phái. Điều này đòi hỏi những kiến thức quản lý con người và tài năng
của từng người giám đốc, từng nhà kinh tế, nhà quản trị. Kinh nghiệm các nước công
nghiệp phát triển ngày nay đều sử dụng kết hợp mô hình các thuyết trên vào quản lý con
người một cách có chọn lọc
1.2. Ảnh hưởng của triết lý quản trị nhân lực
Triết lý quản trị của các cán bộ lãnh đạo cao nhất ở tổ chức, ở doanh nghiệp sẽ ảnh
hưởng hoặc tác động trực tiếp đến cách thức quản trị của nhân lực của các nhà quản trị
bên dưới (phong cách lãnh đạo) và tất nhiên tác động đến các quyết định quản trị nhân
sự (chính sách nhân sự). Nó cũng tác động trực tiếp đến hành vi của người lao động,
biểu hiện ở việc tuân thủ hoặc không tuân thủ các quy định, chính sách, mệnh lệnh của
người quản lý đưa ra. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp về các mặt như doanh thu, lợi nhuận, xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
3
PHẦN 2. TRIẾT LÝ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TẬP ĐOÀN FPT
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
2.1. Giới thiệu về tập đoàn FPT
2.1.1. Một số mốc quan trọng
Năm 1988: Thành lập công ty
Năm 1990: 13/3, FPT mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh,
Năm 1991: Công bố Giải pháp Tin học hóa nghiệp vụ Ngân hàng
Năm 1992:Trở thành Nhà phân phối chính thức của hãng Olivetti tại Việt Nam

Năm 1994:Trở thành Nhà phân phối chính thức của hãng IBM tại Việt Nam
Năm 1995:Trở thành Nhà phân phối chính thức của hãng Compaq tại Việt Nam
Năm 1996:
 Trở thành Công ty tin học số 1 Việt Nam
 Trở thành Nhà phân phối chính thức các sản phẩm của hãng Microsoft
 Chuyển trụ sở chính tới 89 Láng Hạ, Hà Nội
 Khai trương mạng thông tin "Trí tuệ Việt Nam", hệ thống mạng diện rộng
(WAN) đầu tiên ở Việt Nam
Năm 2004: 13/8: Khai trương chi nhánh FPT tại TP Đà Nẵng
Năm 2005: Chính thức công bố Tầm nhìn Thương hiệu của FPT: "Cùng đi tới thành
công“
Năm 2006:
 Công bố FPT là nhà phân phối độc quyền bản quyền truyền hình FIFA World
CUP Germany
 Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Microsoft trên sáu lĩnh vực về Công nghệ
thông tin
 Được cấp phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ Wimax di động và cố định
 Thành lập chi nhánh Phân phối FDC tại Cần Thơ
 Đại học FPT ra đời
 Xây dựng FPT Building Cầu Giấy – Hà Nội
Năm 2007:
 Hợp nhất FIS, FSS, FES thành Công ty TNHH FIS
 Thành lập lại Công ty TNHH FMB
 Thành lập mới các công ty: FMD, FSM, Công ty TNHH Bán lẻ FPT (FRT),
Công ty Chứng khoán FPT, Quỹ Đầu tư FPT, Công ty Bất động sản FPT, Ngân
hàng FPT
4
2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
5
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh

 Tích hợp hệ thống, Dịch vụ ERP
 Giải pháp phần mềm, Xuất khẩu phần mềm
 Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông
 Dịch vụ truy nhập Internet, Dịch vụ nội dung trực tuyến
 Lắp ráp máy tính
 Đào tạo công nghệ
 Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản
 Dịch vụ tài chính-ngân hàng
 Giáo dục-đào tạo
 Lĩnh vực bán lẻ
 Giải trí truyền hình, Quảng cáo
2.1.4. Các khách hàng của FPT
 Các tổ chức Ngân hàng & Tài chính: ANZ Bank, Citibank, Deutsche Bank,
HSBC, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Habu Bank, Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Hàng hải, Barclays Bank (UK), MayBank Vietnam, VID-Public Bank,
Chinfon Bank Vietnam, International Commerce Bank of China
 Chứng khoán và bảo hiểm: Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội …
 Các tổ chức quốc tế: World Bank, EU, ILO, SIDA, JICA, GTZ
 Doanh nghiệp: Metropole Sofitel Hanoi, Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam, Tổng
Công ty Dệt may Việt Nam …
 Khối chính phủ: Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Tài chính
Tổng cục Thuế …
2.2. Triết lý quản lý tại công ty cổ phần FPT
2.2.1. Tầm nhìn và chiến lược tại công ty cổ phần FPT
Tầm nhìn: FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ
lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng,
góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển
tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.
Chiến lược hiện tại: Từ nay đến năm 2015, FPT phấn đấu trở thành Tập đoàn

hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện
tử.
2.2.2. Triết lý cốt lõi tại công ty cổ phần FPT
Từ việc xác định “tầm nhìn và chiến lược” của mình như vậy công ty FPT đưa ra
“triết lý quản lý” bao gồm những tư tưởng, mô hình và nguyên tắc cơ bản mà Tập đoàn
FPT tuân thủ. Triết lý FPT bao gồm 3 triết lý cốt lõi:
6

×