Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận báo chí – thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của báo chí trong tình hình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.21 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong thời đại hiện nay báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến, là sản
phẩm của văn hóa nhân loại. Xuất phát từ nhu cầu trao đổi thông tin, báo chí đã ra
đời và ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu của đời sống kinh tế - chính
trị - văn hóa – xã hội,….. của một quốc gia cũng như toàn thế giới. Chính vì thế,
việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá tình hình, xu thế vận động của báo chí nói
chung luôn là công tác được Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng, các tổ chức
đoàn thể và toàn xã hội quan tâm. Trong phạm vi bài tiểu luận này tôi trình bày
bốn vấn đề lớn bao gồm : …… Qua đó, chúng ta sẽ phần nào thấy rõ hơn bộ mặt
của báo chí việt nam tương quan với báo chí thế giới, sự vươn lên phát triển
không ngừng của lĩnh vực mà người ta vẫn đánh giá là “Quyền lực thứ tư” sau ba
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong cơ cấu của một nhà nước hiện đại.
Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước. Mở của hội nhập đây cũng là thơi cơ và thách thức đối với
nước ta trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch đang ráo tiết lợi dụng để
chống pháp nhà nước ta. Báo chí cũng là một trong các mục tiêu mà các thế lực
thù địch nhằm vào lợi dụng để chống phá chế độ. Thông qua các loại hình báo chí
mà nhất là báo mạng điện tử để tung tin là giảm uy tín của Đảng và Nhà nước.
Báo chí là một lực lượng đắc lực trong hoạt động công tác tư tưởng của
Đảng. Báo chí là tiếng nói của Ðảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và
là diễn đàn của nhân dân; báo chí đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ðảng, sự
quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính
tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng.
Thực trạng phóng viên của các báo, đài còn tồn tại tình trạng thiếu hiểu biết
về trình độ lý luận chính trị, nhận thức chính trị chưa cao. Hoạt động còn chạy
theo thị hiếu của người đọc nên đã đưa ra những bài báo không đúng sự thật, tạo
nên dư luận hoang mang trong nhân dân.

1
Nguyên lý công tác tư tưởng II




Chính vì những lý do về lý luận, thực tiễn chính sự thay đổi của xu hướng
nền báo chí thế giới và nền báo chí Việt Nam nói riêng đòi hỏi có những giải pháp
thích hợp để nâng cao hiệu quả của báo chí với công tác tư tưởng của Đảng ta
trong tình hình mới. Vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài “báo chí – thực trạng và giải
pháp nâng nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của báo chí trong tình hình
mới” làm đề tài tiểu luận hết môn.
2. Nhiệm vụ và mục đích.
2.1. Mục đích.
Từ việc nêu lên vai trò của báo chí ở nước ta, đồng thời phân tích thực trạng
báo chí hiện nay, qua đó cũng nêu lên những phương hướng và giải pháp để nâng
cao hiêu qủa của báo chí trong hoạt động công tác tư tưởng của Đảng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ.
- Nêu thực trạng và vai trò của báo chí trong hoạt động công tác tư tưởng
của Đảng ta hiện nay.
- Qua sự phân tích thưc trạng, vai trò và đồng thời nêu lên những hạn chế
của báo chí trong những năm qua và đề xuất phương hướng và giải pháp để nâng
cao vai trò của báo chí trong hoạt động công tác tư tưởng của Đảng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng.
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là báo chí trong hoạt động công tác tư
tưởng của Đảng.
3.2. Phạm vi.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nền báo chí cách mạng Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
4.1. Cơ sở lý luận.
- Tiểu luận được viết dựa trên phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
cộng sản Việt Nam.

4.2. Phương pháp nghiên cứu.
2
Nguyên lý công tác tư tưởng II


Phương pháp cụ thể: Trong quá trình viết về đề tài này tôi đã sử dụng các
phương pháp: lôgic; phân tích ; tổng hợp ; bình luận ; và sử dụng các kiến thức
của chính trị học-quản lý văn hóa tư tưởng ; phương pháp quan sát xã hội, phương
pháp lịch sử.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Tiểu luận nhằm mục đích nâng cao hiệu quả vai trò của báo chí đối với
hoạt động công tác tư tưởng trong giai đoạn hiện nay.
- Đây còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành chính trị học –
Quản lý văn hóa tư tưởng.
6. Kết cấu của tiểu luận.
Kết cấu của tiểu luận gồm có 4 phần chính: phần một là phần mở đầu, phân
hai là nội dung, phần ba là kết bài, phần bốn là phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo. Trong đó phần hai nội dung gồm có 3 chương.

3
Nguyên lý công tác tư tưởng II


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. BÁO CHÍ MỘT LOẠI HÌNH TRONG CÔNG TÁC TƯ
TƯỞNG CỦA ĐẢNG.
1.1. Khái niệm báo chí
1.1.1. Định nghĩa báo chí.
Báo là một loại phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin qua các ấn
phẩm định kỳ hoặc các phương tiện nghe, nhìn đến công chúng rộng rãi trong xã hội.

Sự ra đời của báo chí, trước hết là báo in đã đánh dấu một mốc phát triển mới của
các phương tiện truyền thông đại chúng. Nó đem lại cho con người khả năng chuyển tải
và tiếp nhận thông tin nhanh nhạy và vô cùng thuận lợi. Vì thế có thể nói , báo chí ra đời
mà đặc biệt là phát thanh xuất hiện được coi là sự bùng nổ truyền thông lần thứ hai trong
lịch sử của nhân loại.

1.1.2. Phân loại báo chi
a. Báo in.
Báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính
thời sự được phát hành rộng rãi trong xã hội. Báo in bao gồm nhật báo, tuần báo,
báo thừa kỳ, tạp chí và bản tin.
Các loại hình báo chí trên đều sử dụng nhiều thể loại tác phẩm, tư liệu khác
nhau dưới dạng chuyên sâu, chuyên đề, chuyên trang chuyên mục hay các tin, bài
độc lập để chuyển tải thông điệp. Trong đó, các thể loại báo in phổ biến, thường
dung là tin, phỏng vấn, phóng sự, ảnh.
- Ưu thế.
• Có khả năng thông tin những nội dung sâu sắc, phức tạp với tính chính
xác cao.
• Người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp thu thông điệp. Việc lưu
giữ báo in làm tài liệu tham khảo rất đơn giản, thuận lợi.
• Có thể dung cho nhiều người đọc cùng lúc, cùng lẵng nghe hoặc phát
tay nhiều người.
- Hạn chế.
4
Nguyên lý công tác tư tưởng II


• Tính cập nhật, tính thời sự của thông tin trên báo in có phần hạn chế
hơn so với phát thanh, truyền hình do báo in chỉ xuất hiện vào một
thời điểm nhất định trong cả chu kỳ xuất bản.

• Phạm vi tác động hẹp hơn vì chỉ có những người biết chữ mới có thể
đọc báo.
• Do trình độ phát triển có phương tiện giao thông và có phương tiện
chuyển chở, phân phối báo nên ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo khó khăn
trong việc tiếp cận báo in chậm hơn.
b. Báo phát thanh.
Phát thanh (radio) là loại phương tiện truyền thông đại chúng trong đó nội
dung thông tin được chuyển tải bằng âm thanh ( lời nói, âm nhạc và các tiếng
động là nền).Phát thanh bao gồm hai loại hình: phát thanh qua làn song điện và
truyền thanh qua dây dẫn.
Trong phát thanh có thể sử dụng nhiều loại thể loại tác phẩm chuyển tải
thông tin như: tin tức, phỏng vấn, tọa đàm, câu chuyện truyền thanh… Các hình
thức văn nghệ dân gian như ngâm thơ, chèo, tấu hài được sử dụng trong các
chưng trình phát thanh sẽ phù hợp vì được nhiều người yêu thích.
- Ưu thế:
• Tiếng nói, âm nhạc và âm thanh sống động làm cho phát thanh gần gũi
với cuộc sống thực, thu hút sự chú ý công chúng.
• Thông tin nhan, trên diện rộng và có thể phát đi phát lại nhiều lần
trong ngày.
• Thiết bị gọn nhẹ, rẻ tiền, tiện lợi trong việc sử dụng, dễ mang theo người.
• Phương tiện radio, loa có thể sử dụng nguồn từ pin và ác qui cho nên
rất hữu ích và thuận tiện ở những khu vực không có điện hoặc mất
điện.
• Phù hợp với đối tượng biết chữ và không biết chữ.
- Hạn chế:
5
Nguyên lý công tác tư tưởng II


• Không thuận tiện trong việc hướng dẫn mọi người cách thực hiện

một hoạt động.
• Thông tin dễ bị phân tán vì mọi người thường vừa nghe đài vừa có
thể làm việc khác.
• Người truyền tin không nhận được phản hồi tức thì của đối tượng
nên không có cơ hội kiểm tra lại tính hiệu quả của thông điệp phát
đi.
c. Báo truyền hình.
Báo truyền hình là một loại phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải
thông tin bang hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong truyền
hình là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp. Ngoài ra truyền hình còn sử dụng
các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu ngữ, chữ viết … Âm
thanh trong truyền hình bao gồm lời nói của người, âm nhạc, tiếng động và các
âm thanh của trường ghi hình.
Truyền hình, có thế sử dụng nhiều thể loại tác phẩm để chuyển tải thông
điệp: bản tin, phóng sự, phỏng vẫn tọa đàm, các chưng trình văn hóa, giáo dục,
vui chơi giải trí...
d. Báo mạng điện tử.
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí mới ra đời trên cơ sở sự hình thành và
phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet. Do đó, nó có nhiều tên gọi như:
báo điện tử, báo trực tuyến, báo mạng điện tử, báo trực tuyến online…
Văn bản pháp lý của Việt Nam hiện nay gọi là báo điện tử.
Với nhiều cách gọi khác nhau, cách hiểu khác nhau như trên, theo khái
niệm được nhiều người thống nhất thì: Báo mạng điện tử là loại hình báo chí
hoạt động trong môi trường Internet, truyền thông, kết hợp với sức mạnh của
các loại hình báo chí truyền thông, kết hợp với công nghệ thông tin hiện đại
để đem đến cho công chúng những thông tin đa dạng, sinh động, cập nhật và
có ý nghĩa xã hội cao.
1.1.3. Chức năng của báo chí trong hoạt động công tác tư tưởng.
6
Nguyên lý công tác tư tưởng II



1.1.3.1. Chức năng thông tin.
Thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tự nhiên cũng như
trong xã hội loài người. Màu sắc, hương thơm của các loài hoa nhằm dụ côn trùng
đến hút mật, để phục vụ việc thụ phấn. Tiếng hú của các loài động vận ăn thịt để
cảnh báo về khu vực lãnh thổ săn mồi của mình. Loài người tiếp nhận thông tin
để phục vụ công việc của mình hàng ngày một cách thuận tiện.
Thông tin là một chức năng cơ bản nhất của báo chí. Trong bất cứ giai đoạn
nào báo chí cũng nhằm mục đích đầu tiên của mình là nhằm thỏa mãn nhu cầu
của tiếp nhận thông tin con người và xã hội. Xã hội loài người càng phát triển thì
nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao.
Để thực hiện tốt chức năng thông tin của mình báo chí phải đáp ứng các yêu
cầu sau:
Một là: thông tin chuyển tải phải nhanh chóng, kịp thời và độ chính xác cao.
Thông tin báo chí phải “nhanh chóng” vì để đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận
thông tin ngay sau khi sự kiện, vẫn đề xảy ra đến đông đảo công chúng biết. “Kịp
thời” là việc truyền thông tin đi phải ra đúng lúc và phải đảm bảo hoạt động
truyền thông có hiệu quả. Và điều quan trọng nhất là “độ chính xác cao” bởi vì
thông tin đưa ra sẽ tạo ra các niềm tin hay tạo ra sự hoang mang cho công chúng
tiếp nhận thông tin đó.
Hai là: thông tin được truyền tải đến công chúng phải phong phú và đa
dạng.Nhu cầu thông tin bắt nguồn từ cuộc sống muôn màu, muôn vẻ trên mọi lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội, tránh sự nghèo nàn, đơn điệu về thông tin. Tất
cả đều phải hướng tới thị hiếu của công chúng trong xã hội.
Ba là: thông tin phải theo thông lệ xã hội, phải phù hợp với những giá trị
văn hóa và đạo lý của dân tộc, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế, ổn định
chính trị và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội. Đặc biệt, trong điều kiện toàn cầu
hóa hiện nay, với xu thế mở cửa hội nhập đất nước thì báo chí cần cập nhật kịp
thời mọi thông tin trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và an ninh

quốc phòng.
7
Nguyên lý công tác tư tưởng II


Bốn là: thông tin phải trung thực. báo chí cung cấp thông tin phải chính xác,
đúng bản chất và phải đặt trong tình hình, bối cảnh và tác động tích cực tới các
mối quan hệ hiện tại. Sự kiện ấy mang tính thời sự, nằm trong sự quan tâm của
đông đảo công chúng trong xã hội.
Năm là: thông tin phải phục vụ tiến trình phát triển tiến bộ của xã hội, đóng
góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.Thông tin
hai chiều được thực hiện trên báo chí: một mặt tuyên truyền, giải thích đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến công chúng; mặt khác phản ánh
những nguyện vọng, ý kiến phản hồi của công chúng trong quá trình thực hiện
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
1.1.3.2 chức năng tư tưởng
Công tác tư tưởng là hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các
chính đảng, các hệ thống xã hội cũng như các giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hôi.
Mục đích công tác tư tưởng là nhằm tác động và ý thức xã hội , hình thành một hệ
thống tư tưởng thống trị với nhứng định hướng nhất định.
Các phương tiện truyền thông đại chúng là công cụ duy nhất có thể tác động
đồng thời, nhanh chóng đến từng thành viên trong xã hội, liên kết các thành viên
xã hội thông qua các giá trị văn hóa tích cực.Mặt khác, sự tác động của các
phương tiện truyền thông đại chúng mà đặc biệt là báo chí đến xã hội được thực
hiện với những hình thức phong phú, sinh động, giàu sức thuyết phục và dễ tiếp
nhận. Có thể nói báo chí vừa là một môi trường văn hóa đối với người dân, vừa có
khả năng trở thành người bạn của công chúng. Nó có thể mang tới cho con người
những tri thức sâu sắc, những vốn hiểu biết phong phú, cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn
hay trở thành cầu nối các mối quan hệ giữa những con người với nhau trong xã

hội.
Báo chí thực hiện chức năng tư tưởng thông qua các nội dung:
Một là: giáo dục một cách có hệ thống những tri thức cơ sở quan trọng như
triết học, kinh tế chính trị học, các học thuyết xã hội về quy luật lịch sử, sứ mệnh
8
Nguyên lý công tác tư tưởng II


của giai cấp công nhân, các bài học mang tính quy luật trong tiến trình vận động
của xã hội,…..Đây là những tri thức làm cơ sở cho sự hình thành thế giới quan,
nhân sinh quan khoa học cho nhân dân.
Hai là, báo chí thông tin, truyền bá, giải thích các chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để hướng
dẫn các điều kiện, phương pháp tổ chức thực hiện thắng lợi các đường lối, chính
sách đề ra.
Ba là: phân tích, lý giải ra bản chất đúng đắn của các vấn đề, sự kiện thời
sự, hướng dẫn con đường, cách thức tiếp cận, đánh giá, ứng xử đối với các vấn
đề, sự kiện đó một cách hợp lý.
Bốn là: Báo chí đấu tranh, vạch trần các âm mưu, luận điệu xuyên tạc, tuyên
truyền phản động của các thế lực thù địch, bảo vệ và phát triển lý luận Mác – Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên mọi chặng đường phát triển của đất nước.
Việc giáo dục tư tưởng trên báo chí cho phép chuyển tải những nội dung
thông tin sinh đông, nhiều tầng nấc và tác động đa diện trên quy mô toàn xã hội.
Chính vì vậy, báo chí được tất cả các chế độ chính trị - xã hội hiện nay quan tâm,
sử dụng nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác chính trị - tư tưởng của mình.
1.1.3.3. Chức năng tổ chức giám sát – quản lý xã hội.
Báo chí đã và đang hàng ngày, hàng giờ tham gia vào công tác tổ chức giám
sát – quản lý xã hội. Giám sát và quản lý được coi là hai mặt của một vấn đề
cùng đảm bảo sự phát triển hợp lý và tích cực của xã hội. Báo chí tác động vào
đời sống xã hội, thúc đẩy nó vận động theo mục đích đã định. Nội dung tổ chức

giám sát và quản lý xã hội gồm:
Thứ nhất, giám sát sự vận hành của các tiến trình chính trị, kinh tế, xã hội,
phát hiện và cảnh báo kịp thời những nguy cơ, khó khăn phức tạp ảnh hưởng đến
sự phát triển chung của toàn xã hội. Sự giám sát của báo chí trước hết nhằm vào
các cơ quan, tổ chức quyền lực của bộ máy nhà nước, các cá nhân có trách nhiệm
trong bộ máy công quyền, trong hệ thống kinh tế.

9
Nguyên lý công tác tư tưởng II


Báo chí được coi là “quyền lực thứ tư” trong xã hội vì nó tạo sức mạnh dư
luận qua thông tin truyền thông. Nó vừa phát hiện, răn đe, ngăn chặn những biểu
hiện sai trái, không cho chúng tác động tiêu cực vào xã hội, đồng thời nó cũng chỉ
ra, biểu dương, động viên những yếu tố tích cực, tạo điều kiện cho những yếu tố
đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng tích cực.
Thứ hai, Báo chí tham gia hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách
của Đảng và Nhà nước trên phạm vi xã hội. Quản lý xã hội là một công việc vô
cùng phức tạp, bởi vì xã hội là một hệ thống hết sức phong phú do những mối
quan hệ, những tiến trình đan xen nhau tạo thành. Mỗi hệ thống nhỏ trong xã hội
đều có quy luật tồn tại đặc thù, luôn vận động, tác động và chịu sự tác động của
nhiều yếu tố, hệ thống khác nhau. Vì thế sự quản lý xã hội cũng được thự hiện từ
nhiều hướng, bằng nhiều con đường, phương thức khác nhau. Báo chỉ chỉ là một
kênh tham gia hoạt động quản lý đó. Nó có vai trò như một hệ thống xã hội cung
cấp thông tin, dữ liệu cho chủ thể quản lý xã hội: hoạt động kiểm nghiệm, đánh
giá hiệu quả của các chính sách xã hội.
Cho dù chỉ là một kênh tham gia hoạch định chính sách, nhưng báo chí là
một kênh rất quan trọng. Do phạm vi hoạt động rộng lớn và sự nhanh nhạy trong
tiếp cận, phản ánh các sự kiện mới nên báo chí cung cấp cho các cơ quan lãnh đạo
nguồn thông tin rất phong phú, khách quan và thời sự về toàn xã hội cũng như

từng lĩnh vực cụ thể. Nguồn thông tin của báo chí không những đa diện mà còn
nhiều cung bậc. Nó bao gồm từ những thông tin cụ thể, sinh động nóng hổi tính
thời sự đến những thông tin được xử lý một phần, được khái quát và đúc kết từ
những kinh nghiệm, những biểu hiện khác nhau trong quá trình vận động của các
tiến trình xã hội.
Xét từ chiều ngược lại, báo chí là kênh thông tin lý tưởng để tuyên truyền,
hướng dẫn, giải thích và tổ chức thực hiện các chính sách quốc gia. Nó không chỉ
truyền đạt nhanh nhất các chính sách, chủ trương của các cơ quan lãnh đạo quản
lý đất nước đến từng công dân, mà còn thuyết phục, giải thích, chỉ ra cách thức
thực hiện một cách sinh động, dễ hiểu.
10
Nguyên lý công tác tư tưởng II


Thứ ba, báo chí trở thành diễn đàn dân chủ, động viên, tổ chức cho nhân dân
tham gia quản lý xã hội. Xã hội càng hiện đại, đời sống xã hội càng được dân chủ
hóa, nhân dân càng có nhiều quyền lực, càng có điều kiện để tham gia giải quyết
các vấn đề chung của xã hội. Báo chí là phương tiện quan trọng, có sức mạnh đặc
biệt to lớn trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu dân chủ hóa, tạo điều kiện thuận
lợi cho nhân dân thực sự tham gia vào các tiến trình chính trị - xã hội, góp sức lực
và tài năng để giải quyết các vấn đề chung của quốc gia, của dân tộc.
Các kênh truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến
trình tham gia tổ chức – quản lý xã hội. Tổ chức là khơi dậy năng lực liên kết các
yếu tố, bộ phận quan trong mỗi quan hệ nhất định nhằm tạo ra sức mạnh và
hướng vào mục đích được xác định để tăng cường tính ưu việt và hiệu quả của
tiến trình hoạt động.
1.2. Lịch sử báo chí thế giới.
Trước khi báo chí ra đời, đã có xuất hiện những thông tin chép tay phát triển
mạnh mẽ ở ý ( 1556 - Venise). Mỗi tờ bướm chép tay được bán với giá 1 đồng
tiền ý có tên: Gazzetle.

-

Những cuốn sách nhỏ, xuất hiện từ tk XV,từ khi có máy in của

Guytembec , nội dung đã tường thuật những vấn đề nổi bật như : chiến trận , tang
lễ trong cung đình, lễ hội.
- Những tác phẩm bút chiến, những tiểu phẩm đả kích, những tín hiệu thông
tin sơ khai. Đây được gọi là thời kỳ tiền báo chí với những đặc điểm:
- tính cập nhật : Số lượng phát hành đã tăng lên nhờ có máy in.tuy nhiên số
lượng có thể chỉ vài trăm văn bản, khi có số lượng đột biến mới tăng lên hàng ngàn
bản.
- Tính định kì của báo chí : báo tuần, báo bán nguyệt , báo xuất bản theo quý, báo
xuất bản theo năm
- Hình thành đội ngũ những người làm báo.
- sự chuẩn bị về cơ sở vật chất để xuất bản báo chí.
11
Nguyên lý công tác tư tưởng II


Báo in ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII ở Châu Âu. Đây
là một hệ quả tất yếu của các điều kiện lịch sử cụ thể giữa xã hội phong kiến và xã
hội tư bản chủ nghĩa. Trên cái nền xã hội đó, nhu cầu thông tin giao tiếp bùng nổ
trở thành một đòi hỏi cấp bách. Con người với tính chất là từng thành viên hay
từng cộng đồng đòi hỏi được biết những gì xảy ra quanh mình để ứng xử phù hợp
với thực tại. Các thế lực chính trị - xã hội cần công cụ để tuyên truyền, tổ chức lực
lượng, tìm kiếm và thiết lập đồng minh về tư tưởng và kinh tế. Trong điều kiện
ấy, những sản phẩm báo chí như những bản tin rời các văn phòng thông tin đã trở
thành mô hình tiền đề để được hoàn thiện, bổ sung trở thành những tờ báo đầu
tiên đem rao bán trên đường phố các nước Tây Âu.
trong vòng hai thế kỷ XVII và XVIII, báo in đã nhanh chóng phát triển, tràn

qua Bắc Mỹ rồi đến tất cả các châu lục, hiện diện ở tất cả các thành phố lớn trên
thế giới:
- Báo chí TBCN xuất hiện đầu 1661, do 1 người Áo- Huena sang lập. Trong 2 năm
báo xuất hiện đc 20 số , mỗi số có 8 cột.
- Báo chí Bồ Đào Nha và Thuỵ Sĩ cũng xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI.
- Báo chí các nước khác, châu lục khác xuất hiện vào đầu thế kỷ XVII có nhật báo.
Sau đó nhữg tờ báo xuất hiện hang loạt ở Châu Âu (áo- 1605 , Đức,- 1609, Anh1621, Pháp - 1631...)
Thế ký XIX được coi là thời kỳ hoàng kim, độc tôn của báo in. Sự khẳng
định của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra một loạt điều kiện kinh
tế, xã hội, văn hóa cho sự phát triển của báo chí. Các đô thị công nghiệp lớn ra
đời, trình độ văn hóa và đời sống vật chất của một bộ phận dân cư được cải thiện
làm cho nhu cầu thông tin, giao tiếp xã hội tăng nhanh. Cuộc cách mạng khoa học
- kỹ thuật mang lại nhưng tiền đề trực tiếp thúc đẩy báo in phát triển. Kỹ thuật in,
công nghệ sản xuất giấy được cải tiến với sự trợ sức mạnh mẽ của động lực là
máy hơi nước. Máy điện báo ra đời cho phép chuyển tin tức nhanh từ các khoảng
cách xa. Giao thông mở mang, giao lưu xã hội nhộn nhịp càng gia tăng tốc độ và
khối lượng thông tin trao đổi giữ cac quốc gia, các thành phố.
12
Nguyên lý công tác tư tưởng II


Cũng trong thế kỷ XIX, sự hình thành giai cấp công nhân công nghiệp với ý
thức đầy đủ về sứ mệnh lịch sử, dưới sự lãnh đạo của một chính đảng của mình là
một yếu tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển của báo chí. Nền báo chí vô
sản non trẻ và cùng với nó là khởi đầu của một nền lý luận báo chí vô sản không
chỉ làm phong phú thêm đời sống báo chí mà quan trong hơn là hình thành một
khuynh hướng, một con đường phát triển mới của báo chí :
-Báo chí thuộc địa - xuất hiện ở các nước Châu Á: Trung Quốc , Inđonexia.
-Báo chí phát triển vào tk XIX do Mac-Anghen lãnh đạo( nhật báo tỉnh Ranh
[ 1/1/1842-31/3/1843 ], nhật báo tỉnh Ranh mới [ 1/6/1848- 19/5/1849] ).

Từ đó những cuộc cách mạng trong báo chí diễn ra đã thúc đẩy báo chí phát
triển : Báo chất lượng và báo đại chúng, các tổ chức công đoan ra đời gắn với báo
rẻ tiền, đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào chính sách chính trị .Tờ
" công luận" xuất hiện nhằm đấu tranh chống lại giai cấp tư sản thống trị, bảo vệ
quyền lợi của những người lao động, hướng tới xây dựng một chế độ xã hội mới
không có người bóc lột người - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Thế kỷ XX được gọi là thế kỷ bùng nổ của báo chí. Trước hết là sự ra đời
hai loại hình báo chí mới là phát thanh và truyền hình vào nửa đầu thế kỷ. Vào nửa
cuối thế kỷ, sự phát triển của báo chí đạt tới sự bùng nổ đích thực. Đó là sự bùng
nổ về quy mô, mực độ tiêu thụ sản phẩm báo chí. Ở các nước công nghiệp phát
triển đạt tới 400 - 500 bản nhật báo/1000 người dân, nước có số nhật báo đứng đầu
thế giới là Ấn Độ, trong khi đó, nước có chỉ số người đọc báo cao nhất thế giới là
Nhật Bản với 644 bản/ 1000 dân.
Các nước có số lượng phát hành lớn nhất là : Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản
và Mỹ.
• Số lượng phát hành cao nhất của 1 cơ quan báo chí : Yomiuri, Shimbun,
với số lượng phát hành buổi sáng 10.000 bản , buổi chỉều 4,8triệu bản, báo Asashi
Shimbun - 12triệu bản.
• Những nhật báo trong topten : " con người và những phát minh". ĐứcBild :4,5 triệu bản. Anh- The sun>300.000 bản...
13
Nguyên lý công tác tư tưởng II


Tiếp theo là sự bùng nổ về phạm vi ảnh hưởng của báo chí, một khi báo chí
trở thành phổ biến đối với người dân, từng gia đình thì nó cũng tạo nên ảnh hưởng
to lớn mà khó có phương tiện nào có thể so sánh được.
Bùng nổ thông tin báo chí còn bao trùm tất cả các khía cạnh như: nguồn
thông tin, nhu cầu thông tin, dung lượng thông tin chuyển tải, độ phong phú các
loại hình thông tin. Sự bùng nổ thông tin báo chí cũng gắn liền với quá trình toàn
cầu hóa truyền thông đại chúng, phá vỡ biên giới cứng của các quốc gia, tạo nên

một không gian thông tin báo chí thống nhất trên khắp năm châu lục:
Châu Âu:
- Nền báo chí phát triển khá cân đối và đồng đều.
- Hiện tượng báo in cũng bị thu hẹp và giảm lượng phát hành nhưng không
dữ dội như ở Mỹ. Nguyên nhân do sự đầu tư của nhà nước về CNTT không lớn.
- Báo chí châu Âu đa hình, đa dạng và phong phú.
- Thời kỳ báo chí XHCN để lại những bài học quý giá
Châu Á:
- Những nước có nền báo chí phát triển mạnh mẽ: Nhật Bản.
- Báo in đang ngự trị ở châu Á. VD: Ấn Độ có số cơ quan báo chí cực kỳ lớn,
trên 50.000 cơ quan báo chí khác nhau, trong đó có 5.638 báo ra hàng ngày.
- Số lượng báo ra hàng ngày của châu Á rất cao: Truung Quốc - 98 triệu bản, Ấn
Độ - gần 100 triệu bản, Nhật Bản - 70 triệu bản trong khi Mỹ chỉ có 54 triệu bản.
- Tính chính trị của báo chí châu Á rất cao. Báo chí là công cụ của đảng, nhà nước,
của các quốc gia quân chủ lập hiến, của các nước đạo giáo
- Một số nước gặp chiến tranh thì tình hình báo chí phát triển yếu kém.
Châu Mỹ:
- Mỹ có nền báo chí rất mạnh. Báo chí hầu hết do tập đoàn báo chí tư nhân
quản lý, nhà nước quản lý không nhiều. VD: 10.000 đài phát thanh do tư nhân
quản lý, 2.000 đài do nhà nước, các vụ viện và trường đại học quản lý.
- Xu hướng cắt giảm báo in, phát triển báo mạng hoặc tồn tại song song cả 2 loại
hình.
14
Nguyên lý công tác tư tưởng II


Lí do: nước Mỹ có hơn 70% dân số nối mạng Internet; các tập đoàn lớn thuộc lĩnh
vực CNTT phát triển rất mạnh mẽ, có 55 triệu blog (trang web cá nhân).
- Một số nước có nền báo chí phát triển: Canada, Mehico, Brazil và Argentina.
- Chú ý: báo chí XHCN duy nhất ở châu Mỹ là Cuba.

Châu Phi:
- Báo chí gặp nhiều khó khăn; càng ngày càng đẩy sâu hơn khoảng cách giữa
các quốc gia trong châu lục này.
- Một số nước có nền báo chí đáng lưu ý: Ai Cập, Maroc, Tuynidi và một số
quốc gia

mới

phát

triển

như

Nam

Phi,

Gamma

hoặc

Camerun.

Châu Úc:
- Số lượng cơ quan cao hơn số dân.
- Có tập đoàn báo chí rất mạnh do cha con Murdoch quản lý.
- Báo mạng phát triển mạnh mẽ.
- Báo của người nước ngoài xuất bản với số lượng lớn.
- Các nội dung báo chí rất chuyên sâu, thông cáo báo chí rõ ràng, mạch lạc.

- Báo chí của New Zealand phát triển giống như báo Úc còn các nước là quần đảo
nhỏ ở Thái Bình Dương thì báo chí yếu kém.
Trong bối cảnh thông tin toàn cầu đang phát triển như vậy, các tập đoàn
truyền thông, các cơ quan báo chí đều muốn đẩy mạnh ảnh hưởng của mình tở các
quốc gia khác. Chính vì vậy mà họ cố gắng đưa tờ báo của mình ra khỏi khuôn
khổ của một quốc gia.
Quốc tế hóa báo chí là hình thức mà một tờ báo, ấn phẩm báo chí được phát hành ở
nhiều quốc gia, hoặc phát hành ở quốc gia này nhưng được bán ở quốc gia khác.
1.3. Lịch sử báo chí Việt Nam.
Ở Việt Nam, sự ra đời của tờ Gia Định báo ngày 01-4-1965 có thể được coi
là thời điểm khởi đầu của lịch sử báo chí hiện đại. Trước đó, năm 1962 đã xuất
hiện tờ công báo của quân đội viễn chinh Pháp ở Nam Kỳ in bằng tiếng pháp. Có
thể nói rằng, nền văn minh báo chí Châu Âu đã theo gót chân đội quân thực dân
Pháp du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống cùng các điều kiện
15
Nguyên lý công tác tư tưởng II


kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam đã tiếp nhận, dung hòa công cụ văn minh đó,
biến nó trở thành một sản phẩm Việt Nam phục vụ cho những nhu cầu của xã hội
Việt Nam. Cho đến đầu thế kỷ XX, báo chí đã có mặt trên khắp ba miền đất nước.
Tại Hà nội, ấn phẩm đầu tiên mang tính chất của một tờ báo cả về nội dung
lẫn hình thức là tờ Đại Việt tân báo ra số 1 vào ngày 7-5-1905. Chủ nhiệm của báo
này là người pháp tên là Ecnext Babuyt và chủ bút Hàn Thái Dương – người Việt
Nam. Trước Đại Việt tân báo, từ năm 1892 ở Hà Nội đã xuất bản tờ công báo có
tên Đại Nam đồng văn nhật báo do Schneider ( người Pháp) làm chủ nhiệm và
Nguyễn văn Vĩnh làm chủ bút. Phải đến năm 1907, tờ này mới được chuyển thành
tờ báo theo đúng nghĩa. Mặc dù báo chí ra đời muộn hơn nhưng do vai trò địa lý,
chính trị quan trọng của mình, Hà Nội đã nhanh chóng trở thành một trung tâm
hàng đầu cả về nguồn tin, tác giả, tiêu thụ báo, đồng thời cũng là nơi tập trung

nhiều cơ quan báo chí.
Ngày 21-6-1925, tờ báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và
trực tiếp chỉ đạo đã xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự khởi đầu của nền báo chí
cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, tờ thanh niên đã kết hợp giữa chủ
nghĩa Mác – Lê nin trong nội dung tuyên truyền của mình, tổ chức lực lượng, thức
tỉnh quần chúng cần lao chuẩn bị cho những cuộc vận động xã hội nhằm mục đích
giải phóng dân tộc, và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa. Với tờ thanh niên,
Nguyễn Ái Quốc đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, sau báo
thanh niên, người và những nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động tại
Trung Quốc còn xuất bản và bí mật chuyển về nước một số tờ báo như: Công
nông, Lính cách mệnh, Đỏ,….
Ngày 1-8-1941, báo Việt Nam độc lập do Nguyễn Ái Quốc sang lập và trực
tiếp chỉ đạo đã ra số đầu tiên tại Cao Bằng, góp phần quan trọng vào công việc
tuyên truyền vận động quần chúng, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945, giành chính quyền về tay nhân dân.
Trong những thập kỷ 20, 30 của thế kỷ xx, báo in công khai của nước ta đã
có bước phát triển vượt bậc với những tờ báo, tạp chí như: Trung Bắc tân văn
16
Nguyên lý công tác tư tưởng II


( 1913-1945), Đông Dương tạp chí (1913-1918), Nam phong ( 1917-1923), Thực
nghiệp dân báo ( 1920- 1933), Tiếng dân ( 1927-1943),v.v…
Đặc biệt, trong thời kỳ Mặt trận dân chủ ( 1936- 1939), trong không khí đấu
tranh sôi sục của quần chúng, báo chí của những trí thức yêu nước,các nhà tư sản
tiến bộ có tinh thần dân tộc lại xuất hiện khắp ba kỳ. Chính những tờ báo này hòa
với các tờ báo xuất bản dưới sự chỉ đạo của các tổ chức đảng đã tạo thành một mặt
trận báo chí dân chủ rộng rãi, đấu tranh chống chiến tranh, chống đế quốc và bọn
phản động thuộc địa, đòi hòa bình, dân sinh và dân chủ.
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công đã tạo điều kiện cho báo chí

cách mạng chính thức công khai và trở thành nền báo chí chính thống của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ. Báo Cứu quốc – cơ quan của Đảng
Cộng sản Đông Dương, báo Lao Động – cơ quan của tổ chức công nhân, báo Hồn
nước của Đoàn thanh niên cứu quốc, báo Độc lập – cơ quan của Đảng dân chủ
Việt Nam…. Lần lượt được in và phát hành ở Hà Nội. Ở miền Trung và miền Nam
các nhà báo cách mạng đã vượt qua khó khăn, nguy hiểm, xuất hiện nhiều tờ báo
để tuyên truyền, cổ vũ đồng bào đánh giặc, cứu nước.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược, lực lượng báo chí ngày càng lớn mạnh, giữ vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng, phổ
biến kinh nghiệm lao động, sản xuất và chiến đấu, cổ vũ toàn dân, toàn quân ta vừa
chiến đấu vừa xây dựng. Nhiều nhà báo đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm
vụ ngoài mặt trận.
Sau chiến thắng Mùa Xuân năm 1975, cả nước thống nhất cùng xây dựng chế
độ mới, báo chí nước ta càng có điều kiện để phát triển. Kỹ thuật in ấn được cải
tiến và không ngừng hoàn thiện, từ in typo chuyển sang in oopsset và hiện nay máy
tính điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất báo. Hệ
thống thông tin liên lạc, vận chuyển tin tức – dữ liệu được hiện đại hóa, dần dần
đuổi kịp mức phát triển trung bình của khu vực. Ngày càng có nhiều nhà báo được
đào tạo cơ bản, được qua các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ở trong nước và nước
17
Nguyên lý công tác tư tưởng II


ngoài.Giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, tạo cho báo chí một môi trường thuận
lợi cả về nguồn tin và thị trường tiêu thụ. Theo số liệu thống kê đến tháng 8-1997,
cả nước ta đã có 284 tờ báo, tạp chí Trung ương, 156 tờ báo địa phương với tổng
số gần 600 tên ấn phẩm. Nếu năm 1993, cả nước chỉ có 185 cơ quan báo, tạp chí
và phát hành 295 triệu bản thì vào năm 1997, các số liệu tương ứng gần như đã
tăng gấp đôi: 450 cơ quan và 490 triệu bản, tạp chí được phát hành.

CHƯƠNG II : QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VÀ THỰC
TRẠNG CỦA BÁO CHÍ

ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

HIỆN

NAY.
2.1. Quan điểm của Đảng về hoạt động báo chí đối với công tác tư tưởng
Một là : các loại hình báo chí dặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh đạo của Nhà
nước mà trực tiếp là Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa – Thông tin.
Xuất phát từ vai trò và nhiệm vụ của báo chí đối với công tác tư tưởng của
Đảng, Chỉ thị số 22 – CT/TW ngày 17-1011997 của Ban bí thư Trung ương Đang
đã khẳng định: “ Báo chí – xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của
Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật”. Đây có thể xem như một quan
điểm mang tính nguyên tắc về mặt tổ chức đối với hoạt động của báo chí.
Báo chí là phải đi đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác – lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.Vì thế không thể buông
lỏng sự quản lý của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đó với hoạt động báo chi.
2.1.2. Phát huy thế mạnh của từng loại báo chí trong sự chỉ đạo thống nhất
để nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng.
Hiệu quả công tác tư tưởng không thể không chỉ do một loại phương tiện
nào đó trong số các phương tiện truyền thông đị chúng đem lại. Mỗi phương tiện
có nhưng ưu điểm đồng thời có nhưng mặt hạn chế khó tránh khỏi. Vì vậy, trong
công tác tư tưởng cần phải khai thác triệt để nhằm phái huy thế mạnh của từng
phương tiện trong việc thực hiện chức năng tư tưởng của chúng. Mặt khác,
trong việc đảm bảo sự thống nhất từ nộ dung đến phương thức tuyên truyền,
giáo dục của mỗi loại phương tiện, tránh tình trạng gây rối loạn trong việc định
hướng dư luận.
18

Nguyên lý công tác tư tưởng II


Hoạt động báo chí phải « đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân
dân, tính chiến đấu và tính đa dạng ». Có trách nhiệm trong việc hình thành dự
luận xã hội lành mạnh góp phần tăng cường sự đoàn kết, thống nhất về tư tưởng,
chính trị và tinh thần trong nhân dân.
2.1.3. Phối hợp các loại phương tiện truyền thông đại chúng với các
phương tiện khác của công tác tư tưởng .
Trong công tác tư tưởng có một hệ thống các phương tiện, bao gồm : hệ
thống giáo dục lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước ; tuyên truyền miệng và
hoạt động báo cáo viên ; tuyên truyền viên ; các phương tiện truyền thông đại
chúng các thiết chế văn hóa văn nghệ. Do vậy muốn tiến hành công tác tư tưởng
có hiệu quả, không thể tách rời hoạt động giữa các loại phương tiện với nhau. Báo
chí là một loại hình của phương tiện truyền thông đại chúng có nhiều ưu thế quan
trọng, song nếu tách rời nó với các phương tiện khác thì chính là đang hạn chế
chức năng tư tưởng của không những nó mà mà còn làm hạn chế đến hiệu quả
phương tiện khác thực hiện các chức năng tư tưởng.
2.2. Vai trò của báo chí trong giai đoạn hiện nay.
Báo chí được đặt dưới sự lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có sự định hướng và
phát triển mạnh mẽ cả số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào công cuộc
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong đường lối đổi mới toàn diện, nổi bật lên là vẫn đề dân chủ hóa các
mặt đời sống xã hội mà đặc biệt là báo chí. Thực tế này đã tạo nên những diễn
biến mới mẻ trong hoạt động thông tin báo chí ở nước ta. Báo chí hiện nay đã cơ
bản hạn chế được hình thưc thông tin một chiều đơn điệu và ngày càng thể hiện
được vai trò là cầu nối giữa Đảng và Dân. Thông tin hài chiều được thể hiện trên
báo chí : một mặt tuyên truyền, giải thích đường lối chính sách, chủ trương của
Đảng, pháp luật Nhà nước đến nhân dân. Mặt khác phản ánh những tâm tư

nguyện vọng, ý kiến phản hồi của công chúng trong quá trình thực hiện đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.
19
Nguyên lý công tác tư tưởng II


Nói đến báo chí là nói đến các loại hình của nó như : báo in, báo phát thanh,
báo truyền hình, báo mạng điện tử. Đó là các bộ phận, các kênh thông tin cơ bản
nhất, cốt lõi nhất, tiêu biểu nhất cho sức mạnh, bản chất và xu hướng vận động
của truyền thông đại chúng. Trong thực tến, mỗi loại hình báo chí đều có những
thế mạnh và những hạn chế nhất định riêng của nó. Chẳng hạn như : báo in có thể
lưu trữ lâu, đồng thời đi sâu phân tích bình luận chi tiết các sự kiện hiện tượng,
công chúng của các loại hình báo chí này có thể tiếp nhận thông tin ở mọi lúc mọi
nơi, mọi thời điểm khác nhau. Hạn chế cơ bản của loại hình báo chí này là khó có
khả năng phát hành rộng rãi tới công chúng ở vùng sâu vùng xa… Phát thanh và
truyền hình có thế mạnh là nhanh, đồng thời, rộng khắp, hàng triệu công chúng có
thể tiếp nhận thông tin với thời điểm diễn ra sự kiện. Những hạn chế của nó là
tính thoáng qua, khả năng lưu trữ kém… đòi hỏi công chúng tiếp nhận thông tin
từ loại hình báo chí này phải hết sức tập trung, quá trình thông tin bị phụ thuộc
vào là sóng.
Ở nước ta, báo chí cũng đồng thời tồn tại và phát triển cùng các loại hình truyền
thông khác. Chúng không loại trừ nhau mà còn ngược lại hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo
nên sức mạnh tổng hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Báo chí là một cơ quan truyền thông được coi là một tác nhân xã hôi, cơ bản
tạo nên sự liên kết xã hội không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trong khu vực
và cả trên thế giới.
Nhờ có báo chí mà ta có thể hàng ngày tiếp cận với các tình hình thời sự xảy
ra hàng ngày ở các vung khác nhau, tiếp cận với khối lượng tri thức khổng lồ.
2.3. Thực trạng báo chí Việt Nam hiện nay.
Theo Bộ thông tin Truyền thông, đến hết năm 2009, cả nước có 706 cơ quan

báo chí in, trong đó có 178 báo và 528 tạp chí. Lĩnh vực phát thanh truyền hình có
67 đài phát thanh – truyền hình.
Lĩnh vực thông tin điện tử có 21 báo điện tử, 160 trang điện tử của các cơ quan
báo in và hàng ngàn trang điện tử. Cả nước có trên 17.000 nhà báo được cấp thẻ.

20
Nguyên lý công tác tư tưởng II


Báo chí đã phản ánh xã hội một cách khách quan và trung thực. Nếu coi báo
chí là tấm gương phản chiếu xã hội thì tấm gương phản chiếu xã hội ấy trong
những năm qua ngày càng khách quan, trung thực. Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT
Đỗ Quý Doãn: Năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, tình hình thế giới và Việt
Nam có những diễn biến phức tạp, song hầu hết các cơ quan báo chí đã bám sát
thực tiễn, cung cấp thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của
đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở trong nước cũng như quốc tế, đáp ứng tốt
quyền được thông tin của nhân dân. Thực hiện tốt chức năng là diễn đàn của nhân
dân, báo chí đã góp phần thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, kịp thời phát hiện
những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến. Đáng mừng hơn, số cơ
quan báo chí, phóng viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong năm 2009 giảm đáng
kể so với những năm trước. Điều đó chứng tỏ đa số các nhà báo coi nhiệm vụ
chính trị là mục đích, phản ánh trung thực, khách quan đời sống xã hội là động cơ
phấn đấu. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên BCT, Thường trực Ban Bí thư đánh
giá: Trong hơn 3 năm qua, các cơ quan lãnh đạo, quản lý, cơ quan chủ quản và cơ
quan báo chí đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, triển khai nhiều hoạt động thiết thực và
đạt được kết quả tích cực. Các cơ quan báo chí tiếp tục thể hiện rõ vai trò là bộ
phận tiên phong trong công tác tư tưởng của Đảng, tác động tích cực đến đời sống
xã hội, định hướng chính trị tư tưởng và dư luận, góp phần làm cho nhân dân nhận
thức đúng tình hình, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước và xu thế đi lên của đất nước ta.

ở nước ta chỉ có báo chí cách mạng, không có báo chí tư nhân. Chính trong
điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, báo chí nước ta tiếp tục thể
hiện phẩm chất tốt đẹp của báo chí cách mạng; nỗ lực sáng tạo, đổi mới, nâng cao
bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn; phát triển về số lượng, loại hình, đội ngũ,
phương tiện tác nghiệp; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao; tham
gia tích cực vào những hoạt động báo chí trong khu vực và quốc tế... Một số cơ
quan báo chí tiếp tục trăn trở, tìm tòi và thử nghiệm nhằm tìm ra mô hình hoạt
động phù hợp trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã
21
Nguyên lý công tác tư tưởng II


thu được những kết quả đáng ghi nhận, đưa đến cho công chúng những sản phẩm,
ấn phẩm, chương trình mới mẻ, bổ ích... "Những nỗ lực và kết quả nêu trên cho
thấy, báo chí không chỉ là một bộ phận quan trọng, đi tiên phong trong công tác tư
tưởng của Đảng, mà còn có vai trò góp phần tích cực vào việc giải quyết có hiệu
quả những vấn đề bức xúc của đất nước trong giai đoạn hiện nay" - đồng chí
Trương Tấn Sang nhận định.
Hiện nay báo chí có nhiều vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Trước hết là
việc nhiều nhà báo bị cản trở, hành hung trong khi tác nghiệp, nhất là trong đấu
tranh chống tiêu cực. Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Trung nhận
xét: "Vụ việc nhà báo nào bị trù dập, hành hung mà các cơ quan chức năng vào
cuộc ngay với thái độ kiên quyết, khách quan thì vụ việc đó được xử lý kịp thời, kẻ
vi phạm pháp luật bị xử lý nghiêm, tạo dư luận tốt. Ngược lại, các cơ quan chức
năng thiếu sốt sắng hoặc có biểu hiện thờ ơ thì người chịu thiệt lại chính là các nhà
báo chống tiêu cực". Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn cũng cho rằng: "Việc
cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có biện pháp để bảo vệ các nhà báo hoạt động
nghiệp vụ đúng pháp luật là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay"...
Tại hội nghị báo chí toàn quốc ( 05/5/2011) đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy
viên BCT, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu báo chí cần tiếp tục quán triệt và thực

hiện nghiêm túc Nghị quyết TƯ 5 (khóa X) "Về công tác tư tưởng, lý luận và báo
chí trước yêu cầu mới", đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền về các sự kiện, các
ngày kỷ niệm lớn của đất nước trong năm 2010, nhất là Đại lễ kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội và đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng… Ngoài ra, báo chí cũng cần chú trọng tuyên truyền đối
ngoại, về quan điểm, đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước để
bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài có thông tin đúng đắn về tình hình đất
nước, ủng hộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, chủ động đấu tranh, phản bác các
thông tin, quan điểm sai trái, phản động của các thế lực cơ hội, thù địch lợi dụng
các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, biển đảo... để xuyên tạc, vu cáo,
chống phá Đảng, Nhà nước, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
22
Nguyên lý công tác tư tưởng II


Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Bộ TT&TT đã đề ra 17 nhiệm vụ trọng
tâm trong năm 2010, trong đó có việc hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách, thực
hiện tốt Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí do Thủ tướng Chính
phủ ban hành…
2.3.1. Thành tựu và hạn chế.
2.3.1.1. Thành tựu.
Báo chí là cầu nối của Đảng và Nhà nước với nhân dân. Là phương tiện để
tuyên truyền và phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Cũng là phương tiện để nhân dân phản ánh nhưng tâm tư nguyện vọng của mình.
Báo chí từ lúc ra đời vẫn luôn là một lực lượng chủ đạo trong hoạt động công tác
tư tưởng của Đảng. Cũng là một vũ khí đắc lực của Đảng chống lại các thế lực thù
địch trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Nhìn chung, tuy báo chí đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng còn hạn
chế về tầm cao, chiều sâu; thông tin bình luận chưa nhanh nhạy, sắc sảo; tăng tính
định hướng và tính đại diện công luận; đấu tranh chống những quan điểm, luận

điệu sai trái chống diễn biến hoà bình mạnh mẽ; báo chí đã đi tiên phong trong
đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Tuyên truyền người tốt - việc tốt, điển hình
tiên tiến nhiều.
2.3.1.2. Hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của một số cơ quan báo chí
có lúc, có nơi chưa thực sự phục vụ định hướng tuyên tuyền của Đảng và Nhà
nước đề ra, có biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu của một
nhóm nhỏ công chúng thậm chí đăng bài thất thiệt, bài không đúng sự thật.
Một số cơ quan chủ quản báo chí chưa phát huy đầy đủ vai trò trách nhiệm
đối với cơ quan báo chí, thếu quan tâm, thậm chí buông lỏng chức năng quản lý.
Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí chưa thật sự sâu sát, chưa theo dõi và
nắm bắt đầy đủ các hoạt động tuyên truyền trên tất cả có loại hình báo chí. Vẫn có
tình trạng khen thưởng, phê bình hoặc xử lý vi phạm chưa kịp thời, chưa nghiêm.
Tình trạng một số cơ quan đại diện, phóng viên thường trú chưa nghiêm túc Quy
23
Nguyên lý công tác tư tưởng II


chế giao ban báo chí, lợi dụng danh nghĩa báo chí để hoạt động mang tính chất
« thương mai hóa ».. còn xảy ra và chậm khác phục. Cơ quan lãnh đạo, quản lý
báo chí ở một số thời điểm nhất định còn thiếu chủ động hoặc chuẩn bị chưa tốt,
đầy đủ trong việc định hướng tuyên truyền kịp thời các vẫn đề xã hội nảy sinh.
Nội dung và hình thức tuyên truyền ở một số cơ quan báo chí còn chậm
được đổi mới, chưa thật sự phong phú, hấp dẫn, sự thu hút còn hạn chế ; còn có
những bài chính luận sâu sắc, khoa học và thuyết phục dễ định hướng tư tưởng
cho nhân dân nhất là các vẫn đề nhạy cảm trong đời sống xã hội. Vẫn còn những
bài báo thiếu tính cập nhật, sức tác động, thuyết phục, hiệu quả tuyên truyền chưa
cao. Một số phóng viên thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa được trang bị đầy đủ về
trình độ lý luận chính trị, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC

GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC Ở HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN
TRUYỀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3. Giải pháp.
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và nhà nước với hoạt động
báo chí trong nhiệm vụ làm công tác tư tưởng.
Khẳng định báo chí phải dựa trên quan điểm lập trường của Đảng và Nhà
nước. Báo chí phải thực hiện nhiệm vụ chính trị là tuyên truyền về chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Báo chí là câu nối giữa Đảng và Nhà nước với quần chúng nhân dân. Đây chính là
phương tiện để cho Đảng và Nhà nước chuyển tải các chính sách, phương hướng,
đường lối phát triển đất nước. Và cũng chính là nơi để quần chúng nhân dân phản
ánh lại việc thực hiện các chính sách và đồng thời phản ánh thực trạng cuộc sống.
Hiện nay, các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện âm mưu « diễn biến
hoàn bình » đồng loạt trên các lĩnh vực trong đó có báo chí. Chúng nhằm lợi dụng
báo chí là phương tiện để chống phá chế độ, làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước
ta, để từ đó tiến tới âm mưu xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

24
Nguyên lý công tác tư tưởng II


Từ những lý do đó mà không thể tách rời báo chí khỏi sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước. Vì những lý do khách quan đó nên phải tăng cường sự lãnh đạo và
quản lý của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động báo chi. Báo chí phải thể hiện
vai tro tiên phong trong nhiệm vụ làm công tác tư tưởng của Đảng.
3.2. Đẩy mạnh công tác quản lý báo chí.
Làm phong phú, đa dạng các loại hình báo chí đi đôi với quản lý thật tốt sẽ
là điều kiện tiên quyết để báo chí phát huy vai trò trong việc nâng cao nhận thức,
hiểu biết, định hướng tư tưởng đối với công chúng. Trong hoạt động quản lý,
muốn điều chỉnh hợp lý hoạt động của hệ thống báo chí cần phải nhận thức đầy

đủ nhu cầu và điều kiện tiếp nhận báo chí. Cần khuyến khích sự phát triển của
nhóm báo chí nhằm thoả mãn nhu cầu của công chúng theo các địa bàn cư trú
khác nhau là nhiệm vụ mang tính cấp bách. Bên cạnh đó, cần thiết phải hạn chế
các sản phẩm báo chí chạy theo xu hướng “lạm dụng việc thoả mãn” nhu cầu của
công chúng.
3.3.Cải tiến nội dung và hình thức các sản phẩm báo chí.
Báo chí phải phát triển về số lượng, thường xuyên đổi mới, cải tiến về chất
lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Công chúng không ưa
những thông tin trùng lặp, sáo rỗng, theo lối mòn, không gắn với thực tế. Do đó,
để thu hút được công chúng, báo chí phải tự đổi mới cách thức sáng tạo sao cho
hấp dẫn, linh hoạt. Tuy nhiên, nội dung và hình thức bao giờ cũng phải có sự
tương ứng, có chung tiếng nói, tránh phô trương hình thức, gọt giũa câu chữ để
che lấp đi nội dung thông tin tẻ nhạt,... Hoạt động báo chí phải đạt được mục đích
là trang bị cho công chúng về nhận thức hiểu biết, hình thành và củng cố thế giới
quan đúng đắn về cách mạng, chế độ, lợi ích của đất nước trong quan hệ quốc tế,
giúp công chúng an tâm về tư tưởng, sống có ích. Đây là một công việc khó khăn
vì nó rất dễ trở nên khô cứng, đơn điệu, đòi hỏi phương pháp giáo dục phải
thường xuyên đổi mới, linh hoạt, sinh động, nội dung giáo dục phải phong phú,
không áp đặt, tạo điều kiện cho công chúng tự tạo ra hình thức giáo dục phù hợp
với đặc điểm của mình. Báo chí phải là người dẫn đường cho công chúng trước
25
Nguyên lý công tác tư tưởng II


×