Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận: môn lý thuyết truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.61 KB, 25 trang )

Lí thuyết truyền thông

Lời mở đầu
Văn hóa dân tộc là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức,
tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán,
truyền thống...nó vừa là “trầm tích” của tình cảm và ý thức dân tộc trong qus
khứ, vừa là kết tinh của tinh thần thời đại và định hướng giá trị dân tộc.
Trong xu thế gần đây, xu thế giao lưu hội nhập – một cơ chế đang vận hành
trong lòng xã hội bản sắc văn hóa Việt Nam đang đối diện với những khó
khăn lớn, thậm chí có nguy cơ mai một mất bản sắc dân tộc. Hơn bao giờ
hết, nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của
dân tộc được đặt ra cấp bách với mỗi con người Việt Nam. Chính vì thế, báo
chí truyền thông vừa là một công cụ truyền bá giá trị văn hóa tinh thần của
dân tộc vừa là sản phẩm văn hóa dân tộc. Các sản phẩm truyền thông góp
phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
của dân tộc cũng như giao lưu, tiếp thu các tinh hoa văn hóa của nhân loại
phục vụ sụ nghiệp phát triển đất nước, chấn hưng dân tộc. Số lượng và chất
lượng các sản phẩm truyền thông cũng là một trong những tiêu chí đánh giá
trình độ phát triển của một cộng đồng, một đất nước. Đồng thời mức độ và
khuynh hướng tiếp nhận san phẩm truyền thông còn la tiêu chí đánh giá trình
độ, diện mạo văn hóa của mỗi con người. Vì thế giao tiếp qua truyền thông
đại chúng có vai trò rất quan trọng trong việc khẳng định và nhân rộng các
giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn và lưu truyền giá trị ấy. Mặt khác, Báo chí
truyền thông tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người từ vấn đề thẩm
mĩ giao tiếp, giải trí, nghệ thuật… cũng có nghĩa là những tác động thuận
nghịch của báo chí truyền thông đều “vọng” vào văn hóa.

1


Lí thuyết truyền thông



Chương I: Báo chí truyền thông với vai trò giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa dân tộc.
1. Mối quan hệ báo chí truyền thông – bản sắc văn hóa dân tộc:
1.1. Khái niệm về bản sắc dân tộc:
Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền
vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng
nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, con người Việt Nam. Xét về bản chất, lịch sử dân tộc ta ngay từ
thời dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm để dành
và giữ nền độc lập, tạo nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng nhất của bản
sắc văn hoá dân tộc, đó là tinh thần yêu nước thương nòi. Chủ nghĩa yêu
nước của văn hoá dân tộc ta không chỉ biểu lộ ở lòng dũng cảm, đức hy sinh
mà còn ở tinh thần đoàn kết, nhân ái, yêu thương con người, ý thức bảo vệ
nhân phẩm, giữ gìn đạo lý.
Bản sắc văn hoá dân tộc không phải là cái ngưng đọng, bất biến mà
luôn phát triển một cách biện chứng theo xu hướng tích lũ, thu nạp những
điều tốt đẹp, tiến bộ, sa thải cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử văn hoá Việt Nam đã vượt qua thế bị động
để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu thêm bản sắc của mình.
1.2.Tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc:
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu
của sự phát triển, là linh hồn, sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong quá
ttrình dựng nước và giữ nước, văn học Việt Nam là một thực thể , đồng thời

2


Lí thuyết truyền thông


cũng hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam. Nhờ vậy nền văn
hoá giàu bản sắc của nước ta đã không bị mai một, đồng hóa.
Hơn 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
bản sắc văn hoá Việt Nam thật sự là vũ khí tinh thần sắc bén để giác ngộ, cổ
vũ mọi tầng lớp nhân dân tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa. Ngay từ năm
1943 khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 đang diễn ra ác liệt trên khắp thế giới,
Đảng ta đã đưa ra đề cương văn hoá với nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại
chúng. Không phải ngẫu nhiên mà nguyên tắc dân tộc được đặt lên hàng
đầu. Trong hoàn cảnh thời bấy giờ, dân tộc hoá là vũ khí mầu nhiệm chống
lại văn hoá nô dịch để bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc. Lối sống Mỹ,
sức mạnh của đồng Đô la đã không thể làm biến dạng tư tưởng, tình cảm của
người dân ở các đô thị, nông thôn vùng bị tạm chiếm, bởi “ Danh dự sức
mạnh độc lập tự do, sức mạnh văn hoá của một nước không thể đo bằng cây
số vuông”.
Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam
luôn coi trọng mặt trận văn hoá mà cốt lõi của nó là bản sắc văn hoá dân tộc.
Hơn 70 năm qua định hướng dân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt
những văn kiện của Đảng về văn hoá, văn nghệ. Nghị quyết 5 của Ban chấp
TW khoá VIII đã đánh dấu bước phát triển mới về đường lối văn hoá văn
nghệ của Đảng. Với phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là
“ … xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào
toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người ”…Có thể nói Nghị
quyết 5 là cuốn cảm nâng tinh thần của nhân dân ta bước vào thế kỷ 21
nhằm làm cho văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất
nước.

3



Lí thuyết truyền thông

Trong đời sống quốc tế hiện nay, toàn cầu hoá sản sinh ra các giá trị hiện
đại, tạo cho sự phát triển của nền văn hoá, mặt khác nó cũng là thách thức
đối với bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Nhận diện cho được những phức
tạp của toàn cầu hoá trong những biểu hiện của nó thật không đơn giản. Nhà
bình luận Friedman thừa nhận “ … trong thời toàn cầu hoá, người ta không
biết ai hiện nay là bạn, mai đã nhanh chóng thành kẻ thù. Những cái bắt tay,
những nụ cười sảng khoái, những vụ chia tiền hào phóng có thể bất cứ vào
lúc nào cũng dễ dàng biến thành sự mỉa mai..”. Chính vì vậy nhận thức đúng
tình hình, chúng ta sẽ càng tự tin hơn trong các hoạt động sáng tạo, cổ vũ và
quảng bá cho các sản phẩm tinh thần chân chính, góp phần xây dựng nền
văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
1.3. Mối quan hệ giữa báo chí truyền thông và bản sắc văn hóa dân
tộc:
Không ai có thể phủ nhận thực tế rằng báo chí truyền thông là
phương tiện truyền thông ra đời do nhu cầu xã hội đang vận động và phát
triển vươn lên trong vai trò thông tin thương mại đơn thuần để bước vào địa
hạt chính trị - văn hóa. Như vậy báo chí truyền thông đã thực hiện chức năng
nhận thức văn hóa. Cơ chế vận động của văn hóa vừa động vừa tĩnh, với tư
cách là một biểu trưng của một cộng đồng, một không gian, một thời kì lịch
sử, văn hóa mang giá trị tĩnh. Những giá trị đó tác động đến nhân cách con
người, xu hướng vận động của đời sống xã hội. Trong cơ chế ấy, văn hóa
vận động tự tái tạo và bổ sung. Với cách nhìn đó, báo chí truyền thông vừa
là công cụ truyền bá văn hóa, vừa là sản phẩm văn hóa.
Như vậy, báo chí là một thành tố văn hóa, luôn cung cấp những tri
thức mới mẻ phong phú nhất cho con người giúp con người có thêm cái nhìn
mới, cách tiếp nhận mới. Sự phát triển của báo chí truyền thông làm tăng
4



Lí thuyết truyền thông

khả năng giao tiếp bắt buộc hay tự nguyện của văn hóa Việt Nam với các
nền văn hóa khác diễn ra liên tục hơn một thế kỉ qua cũng tác động đến xu
hướng phát triển của báo chí. Song nền “bào chí phương Đông và Việt Nam
bắt buộc phải là sự thể hiện điển hình và đặc sắc văn hóa phương Đông”.
Điều đó cũng có nghĩa là báo chí Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
văn hóa dân tộc và hàm chứa trong đó những nét bản sắc của nền văn hóa
Việt Nam.
Truyền bá văn hóa đang là một mắt xích tự nhiên của quá trình vận
động văn hóa. Trong tình hình cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát
triển ồ ạt trên phạm vi toàn cầu. Báo chí đóng một vai tro quan trọng. Sự
nhanh chóng và khả năng đồng hiện trong một không gian lớn của thông tin
báo chí là ưu điểm lớn. Báo chí đã tham gia tích cực vào việc lưu giữ, truyền
bá và làm giàu kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loại. Tuy không thể trang
bị một hẹ thống lịch sử - văn hóa như trường học, nhưng báo chí lại có khả
năng thẩm đinh và cô vũ cho những giá trị lich sử văn hóa, tạo môi trường
thuận lợi cho việc hình thành ý thức lịch sử dân tộc. Thông tin báo chí tham
gia đáng kể vào việc hình thành cách tư duy nhận thức hành động của con
người hiện tại cả xu hướng vậ động của toàn xã hội.
Trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc, báo chí chịu ảnh hưởng sâu
sắc từ trong bản chất hệ thống, và cũng là phương tiện có vai trò quan trọng
góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
2. Vai trò của báo chí truyền thông trong việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc:
2.1. Chức năng văn hóa:
Hoạt động truyền thông đại chúng là một phần thiết yếu của đời sống
văn hóa xã hội hiện đại. Bản thân nó có vai trò quan trọng trong việc xây

5


Lí thuyết truyền thông

dựng và phát triển nền văn hóa xã hội. Nói cách khác, chức năng văn hóa
của truyền thông đại chúng là việc nâng cao trình độ hiểu biết chung của
nhân dân, khẳng định và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, hình thành
và không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội.
Trước hết, truyền thông đại chúng nâng cao trình độ hiểu biết mọi
mặt cho nhân dân. Nó bao gồm từ việc trang bị những tri thức phổ thông có
hệ thống, xã hội hóa các kinh nghiệm sống, truyền bá những tri thức về các
nền văn hóa của các dân tộc. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu của nhân dân
lao động về học tập, nâng cao trình độ hiểu biết càng cao và càng phong
phú. Trong khi đó, truyền thông đại chúng hiện đại lại là phương tiện lí
tưởng thực hiện công việc này thông qua những hình thức đa dạng, giàu sức
hấp dẫn, dễ dàng trong tiếp cận. Mỗi loại hình truyền thông đại chúng lại có
những hình thức khác nhau. Sự đa dạng về phương pháp, hình thức và cách
truyền tải không chỉ tạo ra cho công chúng khả năng lựa chọn mà còn giúp
họ có nhiều cơ hội hơn trong việc học tập, nâng cao hiểu biết cho mình.
Truyền thông đại chúng cũng góp phần giáo dục, phát huy những
giá trị văn hóa tôt đẹp. Nói đến các giá trị văn hóa là nói đến một phạm vi
rộng những giá trị tích lũy trong nền văn hóa dân tộc cũng như trong nền văn
hóa của các quốc gia, dân tộc khác. Và ngày nay, trong điều kiện toàn cầu
hóa truyền thông đại chúng, việc truyền bá nền văn hóa ra thế giới sẽ tạo
điều kiện cho mối người, mỗi quốc gia có cơ hội tiếp nhận có chọn lọc các
giá trị văn hóa của các dân tộc khác. Tuy nhiên, đối với bất cứ quốc gia nào,
việc truyền bá, giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc mình bao giờ cũng được ưu tiên hàng đầu. Nó bao gồm toàn bộ cái hay,
cái đẹp trong nền văn hóa tinh thần, sự hiểu biết về những giá trị sáng tạo

của nhân dân qua các thời đại, những tục lệ, lễ hội có ý nghĩa tích cực đối
với đời sống xã hội cho đến những tình cảm tốt đẹp của cộng đồng như tình
6


Lí thuyết truyền thông

yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, chĩa sẻ của dân tộc, truyền
thống hiếu học, nhân đạo,…Việc giáo dục phát huy những giá trị văn hóa tốt
đẹp, về một mặt nào đó cũng chính là việc nâng cao trình độ hiểu biết cho
nhân dân. Mặt khác, tạo cơ sở cho việc giáo dục, xây dựng một lối sống tốt
đẹp trong xã hội.
Ngoài ra, truyền thông đại chúng có chức năng giáo dục, xây dựng
lối sống tích cực cho nhân dân. Có thể nói, giáo dục và phát huy những giá
trị văn hóa tôt đẹp, xây dựng một nền văn hóa vừa hiện đại vừa giàu bản sắc
là một đòi hỏi khách quan của xã hội, một điều kiện đảm bảo cho sự bền
vững của quốc gia, dân tộc. Với việc truyền tải thông tin khổng lồ, phong
phú và đa dạng, tác động hàng ngày, hàng giờ vào đời sống xã hội, truyền
thông đại chúng có tác dụng giáo dục, hướng dẫn nhân dân về lối sống. Việc
giáo dục lối sống được thực hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức
khác nhau trong truyền thông đại chúng. Cũng chính sự phong phú, đa dạng
ấy đã tạo thêm một phần sức mạnh tác động của truyền thông đại chúng
trong việc giáo dục, thuyết phục, lôi kéo, hướng dẫn nhân dân theo những
giá trị tích cực của cuộc sống. Giáo dục, phát huy những giá trị văn hóa tốt
đẹp, xây dựng một nền văn hóa vừa hiện đại vừa giàu bản sắc là một đòi hỏi
khách quan của xã hội, một điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững
của quốc gia, dân tộc. Bản thân truyền thông đại chúng là một bộ phận của
văn hóa đương thời. Mặt khác, nó tác động mạnh mẽ, thường xuyên vào quá
trình vận động của văn hóa, vào việc hình thành tính chất, khuynh hướng
phát triển của nền văn hóa chung.

2.2. Chức năng khai sáng, giải trí:
Khai sáng, giải trí là các chức năng khách quan của báo chí truyền
thông, liên hệ chặt chẽ với chức năng tư tưởng và quản lí xã hội. Thực hiện
7


Lí thuyết truyền thông

các chức năng khai sáng, giải trí, báo chí truyền thông truyền bá các tri thức
văn hóa một cách toàn diện, nâng cao trình độ hiểu biết, đáp ứng yêu cầu
nghỉ ngơi của nhân dân lao động. Sự phát triển của các phương tiện truyền
thông đại chúng là điều kiện quan trọng để đại chúng hóa những giá trị vận
động tinh thần nhân loại, giúp chúng ta không ngừng bổ sung vốn tri thức,
làm phong phú đời sống tinh thần. Đây cũng là điều kiện, phương tiện để
thực hiện việc phát triển con người một cách toàn diện. Với những phương
thức, loại hình thông tin phong phú, đa dạng, hệ thống truyền thông đại
chúng đã chuyển tải tới công chúng lương tri thức to lớn, phong phú về
nhiều vấn đề, hành động của con người. Truyền thông đã tiếp cận, phân tích,
đánh giá, phản ánh tất cả những gì vừa xảy ra và đang xảy ra trong cuộc
sống có liên quan tới con người, được con người quan tâm. Trong khi thực
hiện chức năng khai sáng, giải trí thì báo chí truyền thông quan tâm hàng
đầu tới những giá trị văn hóa – nhân văn: các tác phẩm văn học, âm nhạc,
các hoạt động văn hóa, lễ hội, liên hoan phim ảnh, các công trình kiến trúc
nối tiếng… Nếu như báo in ra đời, công chúng có điều kiện để tiếp cận với
thông tin văn hóa phong phú, làm giàu thêm cho cuộc sống tinh thần cuả
mình. Những thông tin văn hóa đó được chuyển tải qua sách báo, tranh ảnh,
… Tiếp đó, đài phát thanh đã tạo nên bước tiến vượt bậc trong truyền htoong
đại chúng. Giải trí trên phát thanh có thể giúp mỗi người sử dụng hợp lí thời
gian rỗi, cân bằng tạng thái tâm lí rất hiệu quả. Những chương trình phát
thanh trở thành một trường văn hóa tổng hợp, món ăn tinh thần bổ ích, nhà

sư phạm tập thể, giáo dục và định hướng cho con người từ những tri thức về
cuộc sống đời thường, cách đối nhân xử thế, lối sống trong tập thể, ngoài xã
hội, những vấn đề văn hóa, gia đình, cho đến tình yêu quê hương đất nước,
lòng biết ơn đối với những người đi trước… Vai trò giải trí thể hiện rõ ràng,
đạm nét trên phát thanh qua thưởng thức âm nhạc. Sự xuất hiện của truyền
8


Lí thuyết truyền thông

hình thực sự là cuộc cách mạng thông tin đại chúng tạo ra những điều kiện,
khả năng cho công chúng. Công chúng truyền hình được trực tiếp thưởng
thức các buổi biểu diễn nghệ thuật, các công trình kiến trúc, danh lam thắng
cảnh, trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hóa như liên hoan, lễ hội, các
cuộc thi đấu thể thao,… Thực hiện chức năng giải trí, bằng hình ảnh kết hợp
với âm thanh và những cung bậc, âm điệu đa dạng. Đó là điều kiện tốt cho
người xem truyền hình tiếp nhận thông tin, nhận thức những giá trị tinh thần
của các tác phẩm nghệ thuật, các hoạt động văn hóa. Truyền hình đã trỏ
thành một loại nhà hát, quảng trường công dân, trường học nhân dân, người
hướng dẫn văn hóa đại chúng thành phương tiện nghỉ ngơi, giait trí có sức
hấp dẫn lớn đối với các tầng lớp nhân dân. Truyền hính tạo ra điều kiện tăng
cường trong sự giao lưu văn hóa làm cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau.
Những giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, nhờ truyền hình đã trở thành những
tài sản, giá trị chung của nhân loại hiện đại.
2.2.1. Khai sáng:
Ngày nay, các sản phẩm truyền thông góp phần to lớn vào việc nâng
cao dân trí, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc cũng như
giao lưu, tiếp thu các tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Đồng
thời, mức độ và khuynh hướng tiếp nhận sản phẩm truyền thông còn là tiêu
chí đánh giá trình độ, diện mạo văn hóa của mỗi con người. Giao tiếp qua

truyền thông đại chúng có vai trò rất quan trọng trong việc khẳng định và
nhân rộng các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn
hóa ấy.
Thứ nhất, truyền thông đại chúng có vai trò tham gia phát triển giáo
dục, nâng cao dân trí. Truyền thông đại chúng không những tác động, can
thiệp mà còn là trường học hoàn toàn tự nguyện, tự lựa chọn với phương
9


Lí thuyết truyền thông

thức phù hợp nhất với mỗi người, mỗi nhóm công chúng thông qua việc
cung cấp các ấn phẩm truyền thông. Nhờ đó mà truyền thông đại chúng có
nhiều ưu thế trong việc tham gia vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, tạo ra hiệu
quả cao cả trên diện rộng và chiều sâu.
Khi nói đến chức năng giáo dục của truyền thông đại chúng cũng có
nghĩa là nhấn mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, trách nhiệm công dân,; giáo
dục, cung cấp tri thức hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật;
trao đổi và chia xẻ kĩ năng kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm ăn,… cho
mỗi cá nhân cũng như cho cộng đồng dân cư.
Nhờ đó, việc giao lưu truyền tải văn hóa được thực hiện qua nhiều
kênh khác nhau. Trong quá trình đó, các phương tiện truyền thông đại chúng
thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc tham gia xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc bằng
những phương thức rất phong phú, đa dạng. Đó là bảo tồn các giá trị văn hóa
thông qua giáo dục truyền thông, cổ vũ và nhân rộng nhân tố mới, động viên
tích cực xã hội của con người, khuyến khích giao lưu văn hóa với các dân
tộc trên thế giới, phê phán các biểu hiện bảo thủ, trì trệ, đấu tranh chống các
hiện tượng phi văn hóa.
2.2.2. Giải trí:

Trong xã hội hiện nay, giải trí luôn là một nhu cầu thực tế của con
người. Cuộc sống càng hiện đại, nhu cầu giải trí càng trở nên phong phú,
sinh động hơn, càng trở thành như cầu to lớn và thiết yếu của con người.
Thực chất giải trí là hình thức thay đổi tính chất lao động cua con người
nhằm giải tỏa những mệt mỏi, phục hồi sức khỏe. Ngoài ra giải trí cũng là
một cách nghỉ ngơi tích cực tác động chủ yếu vào tinh thần của con người.
Nhờ đó, nền văn hóa tinh thần của con người được nâng cao, giao lưu,
truyền tải qua nhiều phương tiện khác nhau. Trong quá trình đó, các phương
10


Lí thuyết truyền thông

tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò dặc biệt quan trọng trong việc tham
gia xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Đó là bảo tồn hệ thống các
giá trị thông qua giáo dục truyền thống, cổ vũ và nhân rộng nhân tố mới,
động viên tính tích cực xã hộ của con người, khuyến khích giao lưu văn hóa
với các dân tộc trên thế giới, phê phán các biểu hiện bảo thủ, đấu tranh
chống các hiện tượng phi văn hóa,…Truyền thông đại chúng thực hiện chức
năng giải trí bằng nhiều hình thức, mức độ khác nhau tùy theo đặc điểm từng
loại hình phương tiện.
Truyền thông đại chúng còn là kênh tạo cơ hội cho đông đảo nhân
dân tham gia giải trí , tức là tạo điều kiện, tổ chức và hướng dẫn công chúng
sử dụng thời gian một cách rỗi một cách hữu ích để cân bằng trạng thái tâm
lí. Cự thể như: Truyền hình có ưu thế tổ chức các chương trình trò chơi, các
show truyền hình thực tế cho mọi tầng lớp dân cư có thể tham gia – vừa giải
trí vừa mở mang kiến thức; phát thanh lại có thế mạnh về lời nói, âm thanh;
báo in thiên về các tiểu phẩm vui, biếm họa, đố vui.

11



Lí thuyết truyền thông

Chương II: Khảo sát một số tờ báo về việc phát huy và
giữu gìn văn hóa dân tộc.
1. Tuổi trẻ online:
Chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày 1-12-2003, đến nay Tuổi Trẻ
Online tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trong top 10 website hàng
đầu Việt Nam nhờ thông tin liên tục được cập nhật, hấp dẫn - phong phú.
Hiện nay, TTO - Báo Tuổi Trẻ xếp ở vị trí thứ 6 trong 100 tờ báo tại châu Á,
thứ 34 trong 200 tờ báo trên thế giới, theo đánh giá xếp hạng của trang web
thư mục và tìm kiếm quốc tế 4 International Media & Newspapers.cùng với
Vietnamnet và VnExpress thì tuoitreonline cũng được coi là một trong
những tờ báo hàng đầu của Việt Nam.
a, Số lượng tin, bài trên báo:
Trên báo tuổi trẻ online, chuyên mục văn hóa - giải trí bao gồm bốn
mục nhỏ: Media, Điện ảnh, Sân khấu, giải trí hôm nay. Tuổi trẻ online là tờ
báo thường cung cấp thông tin chuyên sâu. Chính vì thế lượng thông tin mà
báo đăng không nhiều. Khảo sát từ ngày 1/6/2011 – 6/6/2011, mảng văn hóa
– giải trí của thuổi trẻ online đã đăng tải khoảng 64 tin, bài, trong đó:
THÊ LOẠI
Tin
Phỏng vấn
Ý kiến
Phản ánh
Phê bình
Phóng sự

TỔNG SỐ BÀI

48
4
4
3
2
2

TỈ LỆ %
76.2%
6.3%
6.3%
4.8%
3.2%
3.2%

Nhìn vào bảng thống kê có thể nhận thấy thể loại tin chiếm vị trí
chủ đạo trong mảng văn hóa trên báo Tuổi trẻ Online. Cũng giống như các

12


Lí thuyết truyền thông

tờ báo mạng khác, báo tuổi trẻ online cung cấp khá đa dạng và phong phú về
thông tin văn hóa – giải trí, đặc biệt là đời sống giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên,
báo là một tờ báo phụ thuộc nên phần lớn thông tin ăn theo báo giấy Tuổi
trẻ. Vì thế tin, bài trên báo Tuổi trẻ online mang tính chât chuyên sâu và cập
nhật thông tin chậm hơn so với cac bao khác.
Tiếp đến là thể loại phỏng vấn và ý kiến và các thể loại khác với
những bài viết khá sắc sảo:

- Thể loại phản ánh:


“Mẫu quảng cáo gây dận giữ”.



“Một thế giới Việt trong một cuốn sách”.



“Lầu tứ phương vô sự vẫn là quán café”.

- Thể loại Ý kiến:


“Lợi dụng âm nhạc để đánh bóng tên tuổi”.



“Dừng vào mạng để suy nghĩ”.



“Chẳng lẽ chỉ tai hư mới khoái nhạc “té ghế”?



“Vì đâu ca từ nghe muốn “té ghế”.


- Thể loại phỏng vấn:


“Nhạc sĩ trẻ Quốc Trung: “Tôi hiểu Thanh Lam nhất”.



Sung sướng vì gây ra thảm họa Vpop.



Sài Gòn: “Điểm sáng văn hóa”.



GS-BS – Nguyến Chấn Hùng: nhẹ bước lãng du với sách.

- Thể loại phê bình:


Khi măng non hát như “lên đồng”.



Nhạc té ghế cha chung không ai khóc

- Thê loại phóng sự:


Jonny Trí Nguyễn: “Tôi chỉ muốn quay về”

13


Lí thuyết truyền thông



Cá nhân và nghệ thuật

b, Nội dung và đối tượng:
Đối tượng của báo tuổi trẻ online chủ yếu là giới trẻ - những người
có tri thức và năng động trong tiếp cận thông tin. Chính vì thế, báo rất chú
trọng kiểm duyệt thông tin khi đăng tải nhằm hạn chế những sai sót khi cung
cấp thông tin cho độc giả. Đặc biệt, văn hóa – giải trí là chuyên mục được
báo TTO quan tâm đầu tư thông tin khá kĩ lưỡng. Nội dung trong chuyên
mục này thường xoay quanh những vấn để được giới trẻ quan tâm trong thời
gian gần đây. Báo phản hồi những ý kiến của bạn đọc đối với từng vấn đề.
c, Chất lượng:
Là một tờ báo tuổi đời còn non trẻ nhưng báo Tuổi trẻ online đã
thực sự chiếm lĩnh được công chúng bởi độ tin cậy của thông tin. Những
thông tin về vấn đề văn hóa, hay những thông tin giải trí mang tính nhạy
cảm dều được báo phản anh một cách khách quan từ nhiều góc độ.
Cụ thể, theo Vietnam Report, trong số các báo điện tử hiện nay,
Tuổi Trẻ Online dẫn đầu về chất lượng với tỉ lệ bình chọn “rất tốt” của
người đọc là 54,5%, tiếp đến là VietNamNet 50,2%, VNExpress 39,8%...
Báo Tuổi trẻ Online không chỉ cung cấp những thông tin văn hóa
cho công chúng mà còn có những đánh giá, bình luận sâu sắc đối với từng
vấn đề. Điều này cũng thể hiện được khả năng khai thác thông tin tỉ mỉ và
chính xác của báo, giúp người đọc có chiều sâu suy nghĩ. Với tiêu chí thông
tin chính xác nên báo cập nhật thông tin chậm hơn, lấy thông tin chính thông

hạn chế cải chính trên báo.

2. Tiền phong:

14


Lí thuyết truyền thông

Chính thức ra mắt năm 2005, Tiền phong là tờ báo mạng trực thuộc
báo giấy Tiền phong nhằm đáp ưng nhu cầu của bạn đọc, nhất là đối tượng
thanh niên, sinh viên…
a,Số lượng tin, bài:
Là một tờ báo phụ thuộc, Tiền phong online cung cấp lượng thông tin
không nhiều mà chủ yếu ăn theo báo giấy Tiền phong. Theo khảo sát của
báo từ ngày 1/6/2011 – 6/6/2011 Tiền phong online đã đăng được khoảng 48
tin, bài:
THỂ LOẠI
Tin
Bình luận
Phản ánh
Phỏng vấn
Trần thuật

TỔNG SỐ BÀI
36
7
2
2
1


TỈ LỆ %
75%
14.6%
4.2%
4.2%
2%

Văn hóa là một trong năm mục được đọc nhiều nhất của báo xếp sau
mục thời sự xã hội và pháp luật. Vì thế mà thông tin văn hóa trên báo khá
nhiều so với các mục khác, nhưng còn thấp và chưa cập nhật so với các báo
Vietnamnet, Dân trí, VnExpress. Mặt khác, hầu hết các bài báo trên báo in
Tiền phong đều được đưa lên báo tiền phong online mà không có nhiều thay
đổi về thể loại. Nếu có cũng chỉ là làm lại tít và viết lại sapo. Chính vì vậy
mà các thể loại báo chi được báo Tiền phong online sư dụng không nhiều,
gần như chuyển nguyên ven từ báo in qua. Trong đó, cũng giống như 3 tờ
báo: Dân trí, Vietnamnet, VnExpress thì tin vẫn là thể loại chiếm ưu thế nhất
với 75% tổng số tin bài (tính từ ngày 1/6/2011 – 6/6/2011), chủ yếu là tin
sâu khoảng 100-200 từ với 1 ảnh.
Ngoài ra, báo cũng có những bài tự viết hoặc biên tập, thể loại được
sử dụng nhiều nhất khi viết mục văn hóa là thể loại: Bình luận, phản ánh,
phỏng vấn, tường thuật.
15


Lí thuyết truyền thông

- Thể loại Bình luận:



Justin Timberlake sàm sỡ bồ mới trên sân khấu.



Truyền hình phang búa.



Christina Anguilera lộ da đùi rạn nứt.



Mĩ Linh có chê Tuấn Ngọc hát yếu.

- Thể loại phản ánh:


Giám khảo tranh cãi về cái lắc hông của Thu Minh.



Vẫn chờ hàng Việt Nam chất lượng cao.

- Thể loại phỏng vấn:


Chí Anh không cố tình nói ngược Khánh Thi.




Mô hình sống chưa hay.

- Thể loại trần thuật:


Người đẹp băng giá của Trần Đăng Khoa.

3. Vietnamnet:
Được đánh giá là tờ báo “tin nhanh Việt Nam”, Vietnamnet đã
chứng tỏ được khả năng cập nhật thông tin với lượng thông tin phong phú,
đa dạng. Có thể nói, Vietnamnet là một trong những tờ báo mạng hàng đầu
Việt Nam với lượng truy
a, Số lượng tin, bài:
Khảo sát báo từ ngày 1/6/2011 – 6/6/2011, Vietnamnet đã đăng tải
khoảng 77 tin, bài:
THỂ LOẠI
Tin
Phỏng vấn
Bình luận
Ý kiến
Phóng sự

TỔNG SỐ BÀI
62
6
6
1
1
16


TỈ LỆ %
80.5%
7.8%
7.8%
1.3%
1.3%


Lí thuyết truyền thông

Phê bình

1

1.3%

Cũng giống những tờ báo mạng khác, Tin vẫn là thể loại được sử
dụng nhiều nhất trên Vietnamnet. Hầu hết thông tin được đăng tải dưới dạng
tin là chính bao gồm (tin ngắn, tin ảnh, tin sâu…) Trong đó tin sâu khá ít và
không mang tính bình luận của người viết nhiều. Chính điều đó chưa tạo
được điểm nhấn cho mục văn hóa – giải trí. Khiến thông tin nhiều nhưng
không có chiều sâu đối với nội dung thông tin và người đọc. Ngoài thể loại
tin thì lĩnh vực văn hóa – giải trí trên báo còn được thể hiện trong mộ số thể
loại khác như:
- Thể loại phỏng vấn:


“Uyên Linh từng yêu đơn phương”.




“Trang Trinh: Dùng “chiêu” đưa nhạc cổ điển đến đại chúng”.



“Đàm Vĩnh Hưng: có chết cũng hát nhạc giao hưởng!”?



“Phi Thanh Vân muốn xóa sổ “Lênh xóa sổ”.



“Hotgirl liều lĩnh không sợ danh thảm họa Vpop”.



“Thủy Tiên phân trần về ảnh nội y ướt át”.

- Thể loại bình luận:


“Thu Minh đột ngột hóa thành…chim”.



“Cộng đồng mạng kịch liệt phản đối Lã Thanh Huyền”.




“Loạn các danh hiệu tự phong của người mẫu Việt”.



“Tuấn Hưng yêu cả làng người đẹp”.



“Bóng tối sau hào quang của siêu mẫu nhí”.



Ai đang tiếp tay cho “thảm họa âm nhạc”?

- Thể loại Ý kiến:


“Vợ Bình Minh lên tiếng về “chuyện tình bí mật của chồng”

17


Lí thuyết truyền thông

- Thể loại phóng sự:


“Báu vật và quyền lực triều Nguyễn”.

- Thể loại trần thuật:



“Maya đắm say cùng trai đẹp”.

- Thể loại phê bình:


“Sao Việt lên đời từ những “trò” rẻ tiền.

b, Nội dung và Đối tượng:
VietNamNet là lựa chọn hàng đầu của độc giả tuổi trên 30 - kết quả
nghiên cứu của Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report),
vừa chính thức công bố. Theo nghiên cứu này, hầu hết bạn đọc các trang báo
điện tử tập trung tại hai thành phố lớn nhất nước, đó là Hà Nội và TP.HCM,
chiếm tỷ lệ lần lượt là 36,4% và 21,7%, các địa phương khác có tỷ lệ không
đáng kể, phần lớn dưới 5%. Thông tin văn hóa – giải trí trên Vietnamnet khá
đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu thiên về thông tin mang tính giải trí
cao. Đó la những tin tức về sự kiện văn hóa, âm nhạc giải trí trong nước và
quốc tế: chuyện đời tư của giới nghệ sĩ, những scandal của người nổi tiếng,
những clip sex của giới trẻ,…
c,Chất lượng:
Do báo chủ yếu là đưa tin và ít bình luận nên thông tin về văn hóa giải
trí trên báo Vietnamnet mang tính thương mại cao nhằm “câu” view đối với
độc giả. Điều này đã dẫn đến việc báo thường xuyên đăn tải những tin tức
mang tính giật gân cân câu khách. Thông tin trong bài đôi khi không liên
quan đến tit báo. Những thông tin văn hóa có tính nhân văn chưa được khai
thác nhiều. Phản ánh thông tin chưa khách quan chính là điểm yếu khiến
thông tin trên báo tạo ra định hướng không tốt cho dư luận. Ảnh hưởng đến
quá trình nhận thức văn hóa của công chúng.


18


Lí thuyết truyền thông

4. VnExpress:
VnExpress tiếp tục là báo trực tuyến tiếng Việt có nhiều người xem
nhất trên toàn cầu. Lưu lượng truy cập VnExpress tiếp tục tăng mạnh trong
năm qua và đạt những kỷ lục mới. Theo Google Analytics, VnExpress hiện
có gần 12,7 triệu độc giả thường xuyên (unique visitors), với hơn 20 triệu
lượt truy cập (pageviews) mỗi ngày.
a, Số lượng tin, bài:
Khảo sát báo VnExpress từ ngày 1/6/2011 – 6/6/2011 có khoảng 80
tin, bài:
THỂ LOẠI
Tin
Phỏng vấn
Ý kiến
Phóng sự
Bình luận

TỔNG SỐ BÀI
70
3
3
2
1

TỈ LỆ %
87.5%

3.8%
3.8%
2.5%
1.2%

Trần thuật

1

1.2%

- Thể loại phỏng vấn:


“Ca sĩ chuyển giới Ha Ri Su mong làm mẹ”.



Chiều Xuân: “Tôi không thiếu trách nhiệm như bà Diệp”



Nguyến Việt Chiến chiêm nghiệm “Tổ quốc nhìn từ biển”.

- Thể loại Ý kiến:


“Angelina: “Trường học không phù hợp với con tôi”




“Nói về sex thẳng như Showbiz Việt”.



“Justin Timberlake: “9 năm rồi không nói chuyện với Britney”.

- Thể loại phóng sự:


“91 phút trở về tuổi thơ với nhóc Nicolas”.



“Trần Huyền Trân và những đóng góp với nghệ thuật”.

19


Lí thuyết truyền thông

- Thể loại bình luận:


“Thu Minh hóa thân thành chú chim xinh đẹp”.

- Thể loại trần thuật:


“Củng Lợi: “hôn nhân không quan trọng bằng tình yêu”.


b, Nội dung và đối tượng:
Là một trong những tờ báo có lượng người đọc lớn, báo VnExpess
cũng xây dựng thương hiệu với tiêu chí đưa tin nhanh và chính xác. Chính vì
thế, trong chuyên mảng thông tin văn hóa, báo thường đề cạp nhiều đến
những sự kiện văn hóa – giải trí mang tính thời sự nóng hổi được bạn đọc
quan tâm. Đặc biệt, báo không thể hiện quan điểm của mình trong khi đưa
tin. Nên, thông tin văn hóa – giải trí của VnExpress khá đa dạng nhưng
không sâu, chỉ có tính chất đưa tin.
c, Chất lượng:
Thông tin văn hóa trên báo VnExpress khá ngắn gọn và chưa sâu. Báo
cung cấp thông tin đa chiều từ nhiều góc độ giúp công chúng không bị bó
buộc trong quan điểm của bài báo. Nhìn chung, tin bài về chuyên mục văn
hóa giải trí chưa nhiều và có khả năng tương tác cao đối với công chúng.

Chương III: Một số giải pháp nâng cao vai trò phát huy
giá trị văn hóa dân tộc của báo chí truyền thông.
1. Báo chí truyền thông bảo vệ, giữ gìn các bản sắc văn hóa dân tộc:
Ngày nay. trong xu thế hội nhập quốc tế thì báo chí truyền thông
thực sự trở thành công cụ đắc lực đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
bản sắc văn hóa dân tộc. Vì thế, phương hướng quan trọng nhất là việc tăng
cường chất lượng thông tin chuyển tải các tác phẩm văn hóa nghệ thuật, tăng
20


Lí thuyết truyền thông

cường sự hấp dẫn, tính tư tưởng của các tác phẩm văn học nghệ thuật trong
các hoạt động văn hóa. Điều đó là phù hợp với đặc trưng của hoạt động báo
chí truyền thông là tạo nên tính tích cực công dân, định hướng tư tưởng bằng

sự thuyết phục và thông tin khách quan. Khi công chúng thừa nhận những
giá trị văn hóa tinh thần, lối sống lành mạnh của chế độ, của dân tộc, những
tác phẩm văn nghệ độc hại, những lối sống không lành mạnh sẽ không còn
đất để tồn tại. Những cảm quan văn hóa, nghệ thuật sẽ là nền tảng cho việc
tiếp thu và hình thành những tư tưởng sâu sắc hơn. Ngược lại, những tư
tưởng đó tác động thuận chiều đối với việc thưởng thức tìm hiểu những
thông tin văn hóa , giá trị nghệ thuật.
2. Báo chí truyền thông phát hiện, phản ánh những hiện tượng
phi văn hóa:
Một phương hướng khác mà báo chí truyền thông cần quan tâm và
đẩy mạnh trong việc phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đó chính là phê
phán, bài trừ những tiêu cực trong nền văn hóa dân tộc. Thực chất đây cũng
là hoạt động hống phản tuyên truyền trong lĩnh vực văn hóa, vạch trần tính
chất phản động, không thích hợp, phi nhân văn của các sản phẩm văn học rẻ
tiền, kích thích thị hiếu tầm thường. Chính vì thế, báo chí truyền thông phải
thực sự trở thành phương tiện truyền thông hữu ích làm cho xã hội hướng tới
những giá trị văn hóa lành mạnh tiến bộ.
3. Đẩy lùi xu hướng “Thương mại hóa” trên báo chí truyền thông:
Trong quá trình đổi mới, bị thị trường tác động, báo chí truyền
thông đã có những biểu hiện sai trái, lệch lạc,…mà điển hình là xu hướng
“thương mại hóa, xa rời tôn chỉ mục đích. Điều này đóng gớp một phần
không nhỏ trong quá trình định hướng sai lệch trong nhận thức văn hóa của
21


Lí thuyết truyền thông

công chúng, tạo ra luồng dư luận không tốt cho xã hội. Chính khuynh hướng
thương mại hóa chạy theo lợi nhuận đơn thuần đã dẫn tới tình trạng đăng và
phát những tin, bài, hình ảnh giật gân, câu khách… ảnh hưởng tới giá tị văn

hóa dân tộc. Đặc biệt ngày nay, các trang báo mạng diện tử khai thác thông
tin mang tính giải trí cao mà không chú ý đến những thông tin văn hóa có
gía trị đối với xã hội. Đó là báo chí truyền thông khai thác chuyện đời tư của
những người nổi tiếng, những vụ scandal của sao để câu view mà không tính
đến tác động xấu về mặt nhận thức của công chúng. Vì thế, báo chí truyền
thông cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đăng tải thông tin để thông tin đó
không ảnh hướng đến người trong cuộc và độc giả.

22


Lí thuyết truyền thông

Kết luận
Trong nền báo chí truyền thông hiện nay, sự du nhập của nền văn hóa
mới là điều tất yếu. Nhưng để có thể phát huy được toàn bộ vai trò của báo
chí đối với văn hóa dân tộc thì báo chí truyền thông cần biết cách “hòa nhập
nhưng không hòa tan”. Nhờ đó, nền văn hóa dân tộc sẽ được phát triển
phong phú, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Báo chí truyền thông cũng
chính là phương tiên hữu hiệu nhất giúp cho bản sắc văn hóa dân tộc được
giữ gìn, lưu truyền và quảng bá rộng trên khắp thể giới. Từ đó sẽ kéo theo
những hệ lụy tốt cho những lĩnh vực khác của đất nước. Đó là truyền bá sâu
rộng nét văn hóa dân tộc để thu hút khách du lich, đẩy mạnh dịch vụ phát
triển, tạo nền tảng cho hoạt động đối ngoại giữa các nước…Với khả năng
vượt bậc cả mình, báo chí đang khẳng định vai trò, vị trí của mình trong việc
giữ gìn, phát huy nền văn hóa dân tộc. Trong tương lai, báo chí sẽ tiếp tục
nắm cương vị là phương tiện tryền thông hữu hiệu trong quá trình phát triển
nền văn hóa dân tộc của đất nước

23



Lí thuyết truyền thông
MỤC LỤC

24


Lí thuyết truyền thông
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
-----------------------

TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN DÂN TỘC

Sinh viên thực hiện : Trương Thị Hiền Anh
Lớp: Báo mạng Điện tử K29

Hà Nội, tháng 06 năm 2011

25


×