Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề ôn tập tết môn toán 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.56 KB, 2 trang )

A/ TOÁN
I: Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10 000
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 5697 + 2210; 6905 + 1386; 7247 + 2815; 4928 + 919;
b) 4632 – 1728; 5043 – 3205; 8512 – 7325; 6176 – 5409.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
a) 2004 – 1954 + 2419; 7775 + 58 – 3333;
b) 6527 – 1905 + 2135; 8632 + 509 – 6239
Bài 3: Tìm X:
a) X + 5129 = 6032;
X – 498 = 2004;
b) 6546 – X = 2611;
X – 2162 = 3915 + 2000;
c) X + 459 + 1253 = 3102;
X + 1010 = 8519 + 284
Bài 4: Một cửa hàng đã bán 3084kg gạo, còn lại 6799kg gạo. Hỏi cửa hàng có tất cả bao
nhiêu ki – lô – gam gạo?
Bài 5: Trong dịp tết trồng cây đội ba trồng được 1150 cây, đội bốn trồng được nhiều hơn
đội ba 385 cây. Hỏi đội bốn trồng được bao nhiêu cây?
Bài 6: Trại gà bà Sáng có 3185 con, trại gà bà Hồng có nhiều hơn trại gà bà Sáng 1789
con. Hỏi cả hai trại gà có bao nhiêu con?
Bài 7: Kho A có 5390 bao gạo, kho B có ít hơn kho A 1755 bao gạo. Hỏi cả hai kho có
bao nhiêu bao gạo?
II: Phép nhân và phép chia số có bốn chữ số với số có một chữ số
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 3124 x 2; 2016 x 3; 1107 x 4; 1105 x 6;
b) 5214 : 2; 6423 : 3; 8515 : 5; 6732 : 3;
Bài 2: Tính giá trị biểu thức:
a) 1307 x 2 + 4565; 2092 x 3 + 1925;
b) 1111 x 6 + 2004; 125 x 7 : 5
c) 160 - 5 x 4;


1000 x 5 x 2;
d) 4200 : 7 x 5;
6000: 3 x 4
Bài 3: Tìm X:
a) X + X + X = 9753;
5924 : 2 x X = 2
b) 2 x X + 1999 = 3005;
5 x X : 2 = 2005
c) 1650 + X : 3 = 2560 ;
x : 5 – 1135 = 165
Bài 4: Một cửa hàng may gia công 2205 bộ quần áo, mỗi bộ quần áo may hết 4m. Hỏi cửa
hàng cần bao nhiêu mét vải?
Bài 5: Một cửa hàng ba ngày đầu mỗi ngày nhập 2907kg hàng, ngày thứ tư bán đi 4500kg
hàng. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
Bài 6: Số học sinh của khối Hai là 120 học sinh nhiều hơn khối Một là 20 học sinh. Số học
sinh khối Ba bằng 2 lần số học sinh của khối Một. Hỏi ba khối có bao nhiêu học sinh?
III: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Bài 1: Có 96 con tôm, chia đều vào 8 đĩa. Hỏi mỗi đĩa có bao nhiêu con tôm?
Bài 2: Có 4000l nước mắm đựng trong 8 thùng. Hỏi nếu có 7 thùng như vậy thì đựng được
bao nhiêu lít nước mắm?
Bài 3: Từ nhà đến thị xã dài 36km, anh Hùng đi mất 3 giờ. Hỏi nếu vẫn đi như vậy trong 9
giờ thì anh Hùng đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài 4: Mẹ đi chợ mua hai cái thước kẻ hết 4600 đồng và hai cái kéo hết 6000 đồng. Hỏi
chị Linh mua ba cái thước kẻ và một cái kẹo như vậy thì hết bao nhiêu tiền?
Bài 5: Ba cái bút chì giá 6300 đồng và hai cái lược giá 8000 đồng. Hỏi giá một cái lược
nhiều hơn giá một cái bút chì là bao nhiêu tiền?


IV: Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông
Bài 1: Tính chu vi sân bóng hình chữ nhật có cạnh ngắn là 60m, cạnh dài là 90 m.

Bài 2: Tính chu vi vườn trường hình chữ nhật có cạnh ngắn là 70m, cạnh dài hơn cạnh
ngắn 20 m.
Bài 3: Tính chu vi lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật có cạnh ngắn là 35cm, cạnh dài gấp 3 lần
cạnh ngắn.
Bài 4: Tính chu vi cái ao hình vuông có cạnh là 650cm.
Bài 5: Tính chu vi khung cửa sổ hình vuông có cạnh là 135cm.
Bài 6: Biết chu vi của một cái sân hình vuông là 960cm. Tính cạnh của cái sân đó.
B/ TIẾNG VIỆT
Bài 1. Đọc đoạn thơ sau:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
Điền vào ô trống các từ ngữ thích hợp trong đoạn thơ trên.
Từ ngữ chỉ sự vật được coi như người
Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người
được chỉ cho sự vật
....................................................................... .....................................................................
Bài 2: Dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận chỉ địa điểm, chỉ thời gian với các bộ phận
khác trông mỗi câu sau:
a. Ở trạm y tế xã các bác sĩ đang kiểm tra sức khỏe cho học sinh trường em.
b. Trên bến cảng tàu thuyền ra vào tấp nập.
c. Trong bản mọi người đang chuẩn bị dụng cụ để lên nương làm việc.
d. Tết đến hoa đào nở đỏ rực trong nhà. Vào những ngày đầu xuân trời ấm hơn. Trong
vườn cây cối bắt đầu nảy lộc non.
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
a. Khi còn bé, Anh-xtanh rất tinh nghịch.
b. Mô-da là một nhạc sĩ thiên tài.

c. Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện.
Bài 4: Dùng câu hỏi Vì sao? hoặc Do đâu?, Tại sao? để hỏi cho những bộ phận câu gạch
dưới.
a. Bạn Hoa và bạn Lê đã cãi nhau chỉ vì một chuyện nhỏ.
b. Các bạn ở vùng sâu phải đi học bằng thuyền vì lũ lớn.
c. Do có nhiều cố gắng trong học tập, Hùng đã được nhận phần thưởng dành cho người
tiến bộ nhất tong tháng.
Bài 5: Hãy kể về một bộ phim hoạt hình mà em thích.
Bài 6: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về buổi biểu diễn văn nghệ mà em đã được xem.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×