Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THUYẾT MINH về một DANH LAM THẮNG CẢNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.64 KB, 6 trang )

THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đọc bài giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn và trả lời các câu hỏi:
a) Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về Hồ Hoàn Kiếm và đề Ngọc Sơn?
Gợi ý: Bài viết giúp ta hiểu thêm về lịch sử, cấu trúc và một vài nét về cảnh vật của hồ Hoàn Kếm và đền Ngọc Sơn.
b) Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức gì?
Gợi ý: Cần phải có những hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lí,…
c) Làm thế nào để có những kiến thức về một danh lam thắng cảnh?
Gợi ý: phải đọc sách, tra cứu, hỏi han,…
d) Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào? Theo em, bài này có thiếu sót gì về bố cục?
Gợi ý:
- Bài viết được sắp xếp theo thứ tự:
+ Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm.
+ Giới thiệu đền Ngọc Sơn.
- Xét về bố cục, bài này thiếu phần mở bài.
e) Phương pháp thuyết minh ở đây là gì?
Gợi ý: Phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng ở đây là phương pháp miêu tả và giải thích.
2. Như vậy, cần chú ý những điểm sau khi viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
a. Muốn viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, tốt nhất là đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người
hiểu biết để có được kiến thức đáng tin cậy về nơi ấy.
- Bài giới thiệu nên có đủ ba phần. Lời giới thiệu có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn ; tuy nhiên, bài giới thiệu phải dựa trên cơ
sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp.
- Lời văn thuyết minh cần chính xác và biểu cảm.
b. Muốn viết về một danh lam thắng cảnh, không chỉ cần những hiểu biết, quan sát trực tiếp, mà cần những hiểu biết thông qua sách vở, lịch
sử, các câu chuyện dân gian, đó là những hiểu biết gián tiếp. Kết hợp hai nguồn kiến thức này thì bài viết mới vừa sinh động, vừa có chiều sâu.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Có thể lập lại bố cục của bài thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn như sau:
Mở bài : Giới thiệu chung về thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.


Thân bài : Đoạn 1 : giới thiệu hồ Hoàn Kiếm


Đoạn 2 : giới thiệu đền Ngọc Sơn
Kết bài : Nói chung về khu vực Bờ Hồ
2. Muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu
như sau :
- Giới thiệu các phố, các công trình ven bờ hồ (Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ. Các công trình ven bờ hồ có thể kể Plaza Tràng Tiền,
Bưu điện, Uỷ ban Nhân dân thành phố, đền Bà Kiệu, tượng đài quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, Nhà hát múa rối, Nhà hàng Thuỷ tạ…).
- Giới thiệu các công trình kiến trúc xưa : Đài Nghiên, tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn…
3. Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, có thể chọn những chi tiết sau:
- Chi tiết thể hiện giá trị lịch sử: từ tên gọi cũ (Lục Thuỷ) đến tên gọi hiện nay (theo sự tích Lê Lợi trả gươm).
- Chi tiết thể hiện giá trị văn hoá: các truyền thuyết đời Lê Thánh Tông, đời Vĩnh Hựu kể về Điếu Đài, về cung Khánh Thuỵ, về chùa Ngọc Sơn
(sau là đền Ngọc Sơn). Tiếp đó có thể chọn các chi tiết về việc xây Tháp Bút, dựng Đài Nghiên...
4. Câu của nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội" có sử dụng ở nhiều vị trí: trong phần mở bài, giới
thiệu chung và hồ Gươm và đền Ngọc Sơn hay ở phần thân bài, ngay đầu đoạn 1 khi giới thiệu về hồ Gươm. Nhưng lại cũng có thể dùng để kết
đoạn 1, trước khi chuyển sang đoạn 2, giới thiệu về đền Ngọc Sơn.
Soạn bài ôn tập về văn bản thuyết minh
I. Ôn tập lý thuyết
1. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân
… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội.
2. Xem lại câu trả lời ở mục I.2.a của bài “ Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”
3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát sự vật, hiện tượng cần thuyết minh hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những
người hiểu biết để có kiến thức đáng tin cậy. Ngoài ra, phải xác đỉnh rõ phạm vi tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh, sử
dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu. Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật được bản chất, đặc trưng của
hiện tượng, sự vật cần thuyết minh, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
4. Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: Nêu
định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại.
II. Luyện tập
1. Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài sau (gợi ý chung và ví dụ cụ thể)


• Giới thiệu một đồ dùng

a. Mở bài: Giới thiệu đồ dùng một cách chung nhất.
b. Thân bài:
- Cấu tạo đồ dùng
- Đặc điểm của đồ dùng
- Lợi ích của đồ dùng đó
c. Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đồ dùng
• Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh (vị trí địa lý, bao gồm những bộ phận nào ….)
b. Thân bài: lần lượt mô tả, giới thiệu từng phần trong danh lam thắng cảnh.
c. Kết bài: Vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người.
• Giới thiệu một thể loại văn học
a. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể loại đó.
b. Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể loại đó (có ví dụ kèm theo minh họa)
c. Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể loại văn học đó.
• Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)
a. Nguyên vật liệu
b. Cách thức tiến hành (giới thiệu theo trình tự)
c. Kết quả thu được và yêu cầu chất lượng đối với đồ dùng học tập hay thí nghiệm đó.
Ví dụ dàn ý giới thiệu thơ lục bát
a. Mở bài: Lục bát là thể thơ dân tộc, được hoàn thiện trong văn chương ở thế kỷ XVIII với tác phẩm “ Truyện Kiều” (Nguyễn Du)
b. Thân bài:Các đặc điểm của thể thơ lục bát.
- Số lượng tiếng cố định: Dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát)
- Hiệp vần: Vừa hiệp vần chân vừa hiệp vần lưng. Tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu câu bát, tiếng cuối câu bát hiệp vần
với tiếng cuối câu lục tiếp theo.
- Phố điệu (luật bằng trắc) :
+ Tiếng chẵn có qui định (tiếng thứ 2, thứ 6 và thứ 8 bằng, tiếng thứ 4 trắc)


+ Trong câu bát, lấy tiếng thứ 6 làm căn cứ tìm thanh cho tiếng thứ 2 và thứ 8 (nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ
2 và 8 là thanh không hoặc ngược lại)

- Nhịp: Thường ngắt nhịp chẵn, mỗi nhịp 2 tiếng
c. Kết bài: Lục bát dân tộc đã được gìn giữ và phát huy ở những nhà thơ lớn về sau. Thể thơ này kết tinh hoa , hồn vía người Việt
văn hóa Việt.
2. Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:
a.
Giới thiệu một đồ dùng: Chiếc ấm pha trà của ông em cao khoảng 20 cm, được làm từ sứ màu trắng. Phía trên là nắp ấm
hình tròn, có núm cầm nhỏ xíu. Phía dưới là thân ấm hình trụ có đáy, trên nền sứ trắng có điểm xuyết cành tre và vài chú chim chích
bông xinh xắn. Một bên thân ấm là vòi ấm dài khoảng 7cm, uốn cong, hướng lên trên.
b.
Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em: Đến thăm Hạ Long , du khách thường được thưởng ngoạn nhiều cảnh đẹp:
hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt hay vịnh Quả Đào. Trong số các hang động và hòn núi đẹp của Hạ Long phải nói tới hang Đầu Gỗ. Hang
này cách Bãi Cháy 12km. Trong hang có nhiễu nhũ đá, măng đá và trụ đá với hình dáng và màu phong phú, đẹp. Đặc biệt, trong
hang còn có những vũng nước ngọt trong lành, mát mẻ.
c.
Giới thiệu một thể loại văn học: Lục bát là một thể thơ dân tộc với số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8
tiếng (câu bát). Thể thơ này gieo vần lưng và vần chân về luật bằng trắc, chỉ có quy định cho những tiếng chẵn mà thường là tiếng
thứ 4 trắc, còn lại bằng. Về ngắt nhịp, thể thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp chẵn.
d.
Giới thiệu về một loài hoa. Khi những cành đào ở Nhật Tân (Hà Nội) bắt đầu nở hoa báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến
thì ở Huế, Đà Lạt và Sài Gòn nở rộ những cành mai vàng trang nhã. Hoa mai vàng có đài xanh đậm, năm cánh hoa vàng óng như tơ.
Hoa có nhiều nhị. Người xưa quan niệm về hoa mai là biểu tượng cho sự thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn.
e.
Giới thiệu một loài động vật. Chú thỏ con nhà tôi xinh thật là xinh. Chú có cái mũi đo đỏ lúc nào cũng ươn ướt luôn hít hít thở
thở. Bộ ria mọc hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ hồng tròn xoe như hai hòn bi trông rất hiền. Hai tai thỏ như hai lá
doi lúc nào cũng vểnh lên.
f.
Giới thiệu về một sản phẩm mang bản sắc Việt Nam Nghĩ đến người Việt Nam, chúng ta lại nhớ đến tà áo dài, bánh chưng..
nhưng không thể nhắc đến những chiếc nón lá của những thiếu nữ, dù hiện nay lớp thanh niên nam nữ dùng nhiều đến muc. Nón có
hình chóp, được làm từ lá cọ, dừa và các thanh tre được vuốt nhỏ, chuốt trơn. Ở nước ta có một số vùng nổi tiếng làm nón mà khi đi
du lịch, người ta không thể không mua làm quà tặng người thân. Đó là Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông).



LỜI BÁT HÁT VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG
Hồn lỡ sa vào đôi mắt em - Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm - Thầm ước nhưng nào đâu dám nói - Khép tâm tư lại thôi - Đường hoa vẫn chưa mở
lối
Đời lắm phong trần tay trắng tay - Trời đông ngại gió lùa vai gầy - Lầu kín trăng về không lối chiếu - Gác cao ngăn niềm yêu
Thì thôi mơ ước chi nhiều - Bên nhau sao tình xa vạn lý cách biệt mấy sơn khê - Ngày đi mắt em xanh biển sâu, mắt tôi rưng rưng sầu
Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu - Đường phố muôn màu sao thiếu em - Về đâu làn tóc xõa bên rèm - Lầu vắng không người song khép kín
Nhớ em tôi gọi tên,chỉ nghe tiếng lá rơi thềm
LỜI BÁT HÁT SẦU TÍM THIỆP HỒNG
Từ lúc quen nhau chưa nói một lời gì, tỏ tình ta mến nhau - Nhiều đêm ngắm sao, mơ ước duyên tình mình bền lâu suốt đời tình thắm sâu
Nhớ thương đầy vơi, mộng thấy ai tìm về, - Làn môi xinh tuyệt vời - Để rồi buồn ơi, ánh trăng soi còn đó, - và nghe hơi gió biết rằng mình vừa mơ.
Khi yêu hồn như nở hoa xây mộng tuyệt vời, - Nắm tương lai trong bàn tay một câu nói thôi - Đôi khi gặp nhau, muốn khơi nhưng rồi lại thôi,
Nói ra e ngại, hoặc theo gió trôi - Hôm nay nhìn xe kết hoa xuôi ngược nẻo đường, - Gửi thư trao cho người yêu, vài câu luyến thương
hân hoan hồn như nở hoa, trông chờ hồi âm, - Tắt ngay trong lòng chỉ thấy thiệp hồng - Chiều tím không mây, đường cũ bước lần về,
buồn nghe day dứt tim - Nhìn xe kết hoa màu trắng ngỡ rằng mình mơ, - Pháo hồng nhuộm tím đường
Lá thu chậm rơi từng lá nghe buồn buồn tưởng bước ai tìm về. - Mở rộng vòng tay đón em nhưng nào thấy, - Sầu dâng lên tim biết bao giờ cho
khuây?




×