Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.22 KB, 8 trang )

ĐỀ: Hãy giới thiệu một danh lam thắng cảnh
quê hương em
Bài làm:
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8km
về phía đông nam, Ngũ Hành Sơn được xem là một
trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của miền
Trung và là niềm tự hào của người dân sứ Quảng.
Ngũ Hành Sơn có tên gọi khác là Non Nước.
Tên gọi này đã có từ lâu, nó được chứng minh qua
những câu ca dao dân ca mà ông cha ta đã để lại và
hơn thế nữa là trong những bộ văn học địa lý của
những người trung đại cũng có nhắc đến tên gọi này.
Ví dụ như giáp ngọ bình nam đồ của Nguyễn Hoàng
hay thiên nam tứ chi lộ đồ thư Đỗ Bá Công Đạo
soạn. Sau thì nó có tên là ngũ hành sơn được nhắc
đên trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Nơi
đây, các dấu ấn văn hoá lịch sử còn in đậm trên mỗi


công trình chùa, tháp đầu thế kỷ XIX, trên mỗi tác
phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ XIV, XV. Những
bút tích thi ca thời Lê, Trần còn in dấu trên các vách
đá rêu phong trong các hang động. Những di tích
văn hoá lịch sử như mộ mẹ tướng quân Trần Quang
Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua
Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ
tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích
lịch sử đấu tranh cách mạng như Địa đạo núi đá
Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ,...
Tất cả chứng minh hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn
huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy


chất sử thi. Cũng tại nơi đây, các hang động, cảnh
quan tự nhiên và hệ thống chùa chiền vừa ngẫu
nhiên, vừa có ý thức đã tạo ra một vẻ đẹp hài hòa, có
cái quyến rũ, mời mọc nhưng cũng có những ý tứ,
kín đáo, che giấu niềm cảm xúc bất ngờ trong suốt
cuộc hành trình tham quan của du khách.
Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi: Kim, Mộc, Hỏa,
Thủy, Thổ.Thủy Sơn là ngọn núi cao nhất, đẹp nhất.


Trong núi này có nhiêu hang động và chùa chiền kì
thú, ảo huyền: hang Vân Nguyệt, hang Thiên Long,
động Linh Nha, động Tàng Chơn... Du khách sẽ
ngẩn ngơ tưởng như ‘Đào nguyên lạc lối’ trước
nghìn dáng trám màu của những nhũ đá long lanh,
trước những lối đi thật bất ngờ. Hãy đến thăm động
Vân Thông, còn gọi là Hang Trời, một động lộ thiên
kì ảo, du khách xúc động tưởng như bước vào thế
giói chín tầng mây xanh, mọi bụi trần được phủi
sạch. Ngước nhìn lên có thể thấy những đám mây lơ
lửng. Rời Vân Thông ta lần bước tới động Thiên
Long (còn gọi là Hang Gió) vì bao giờ cũng có
những luồng gió vù vù giữa hang sâu. Hãy đến thăm
Động Huyền Không, có vòm cao, trên chớp đỉnh có
5 lỗ trống gọi là cửa Trời, vách đá có đù khối hình,
dân gian gọi là ‘Vú đá nàng tiên’, giọt nước rơi
thánh thót, trong suốt và mát ngọt như sữa. Trong
những hang động ấy, người Chàm, người Việt cổ
xưa đã đật lên bao bệ thờ, xây dựng nên bao chùa
chiên đê thờ cúng. Mỗi một bệ đá, mỗi một mái chùa

như đang dẫn hổn người tới thăm thú vào miền cổ
tích. Điều thú vị ở đây mà các điểm du lịch khác khó


có thể có được là sau những giờ leo trèo, lên xuống
hàng trăm bậc cấp để thăm thú các hang động và
chùa chiền, du khách chỉ cần bước ra mấy trăm mét
là đến bãi biển Non Nước cát trắng mịn, nước trong
xanh, sóng êm như mời gọi chào đón đến với làn
nước mặn, thư giãn gân cốt, đồng thời ngắm nhìn
cảnh núi non, trời biển bao la. Kim Sơn nằm ở phía
đông nam, bên bờ sông Cổ Cò. Đi thuyền trên sông,
du khách có thể ngắm bóng núi, bóng chùa in trên
mặt nước phẳng lặng. Tại đây xưa có Bến Ngự, nơi
thuyền Vua cập bến mỗi khi du hành Ngũ Hành Sơn.
Nay bến xưa không còn nhưng cạnh chùa Quan Âm
người ta vừa tìm thấy một cột lim neo thuyền ngày
xưa. Ngay dưới chân ngọn Kim Sơn có một hang
động dài hơn 50m, rộng gần 10m, cao khoảng 10 15m. Lối vào động là những bậc đá tự nhiên, bên
trong là những lớp thạch nhũ bám vào vách núi tạo
thành hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao bằng
người thật rất thanh tú. Tượng thạch nhũ này còn
sinh động hơn nhờ một lớp nhũ đá lấp lánh như dải
kim tuyến phủ từ bờ vai đến gót chân tượng. Dưới
chân tượng là một con rồng đang cuộn mình giữa


những làn sóng. Đặc biệt, phía sau Bồ Tát còn có
một hình tượng nhỏ hơn trông như Thiện Tài đồng
tử và bên trái là hình chim Khổng Tước, hai cánh

xoè rộng toả khắp trần động. Có thể nói đây là bức
phù điêu tuyệt mỹ mà thiên nhiên đã ban cho Kim
Sơn. Sau khi phát hiện ra động (1950), hoà thượng
Thích Pháp Nhãn đã cho mở rộng lối vào động và
xây dựng chùa Quán Thế Âm. Mộc Sơn nằm ở phía
đông, sát biển, gần hòn Thuỷ Sơn. Phía đông và nam
là động cát, phía bắc là ruộng và phía tây là xóm
làng. Tuy thuộc hành Mộc nhưng tại đây lại rất ít cây
cối. Đỉnh núi đá bị xẻ thành những răng cưa giống
như cái mồng gà trống nên có thể vì vậy mà còn có
tên núi Mồng Gà. Trên hòn núi này không có chùa
chiền, chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trắng trông
tựa người đang ngồi. Người địa phương gọi là Cô
Mụ hay Bà Quan Âm. Dưới chóp núi 10m có một kẻ
đá rộng chạy ngang phía nam.Trong núi có một động
nhỏ, tương truyền ngày xưa có một người đàn bà tên
là Trung tu ở đó nên có tên là động Bà Trung. Trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cán
bộ và nhân dân địa phương thường vào đây để tránh


máy bay địch.Hoả Sơn gồm 2 ngọn và một đường đá
nhô lên nối liền chúng với nhau. Ngọn phía tây gần
Kim Sơn là Dương Hoả Sơn, nằm trên bờ sông Cổ
Cò. Ngày xưa, khi Đà Nẵng và Hội An còn giao lưu
bằng đường thuỷ, ở đây có một ngã ba sông, ghe
thuyền qua lại vô cùng tấp nập. Trên sườn núi phía
tây, mặt hướng về phía bắc, đối diện với Kim Sơn có
3 chữ Hán rất to được khắc vào vách đá “Dương
Hoả Sơn”. Trong núi Dương Hoả Sơn có các hang

và chùa Phổ Sơn Đà. Còn ngọn ở phía đông, gần
đường đi Hội An là Âm Hoả Sơn với chóp núi nhô
cao, sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy
ngang tạo thành lát cắt, mỏm núi phía đông có một
hang đá thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc.
Cây cối mọc xen dày ở các kẽ đá.Thổ Sơn là ngọn
núi nằm ở phía bắc hòn Kim Sơn và phía tây hòn
Thủy Sơn. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng
cũng dài nhất, trông như một con rồng nằm dài trên
bãi cát. Phía tây Thổ Sơn là đoạn sông Ba Chà. Núi
có hai tầng, lô nhô những khối đá trên đỉnh, nhất là ở
sườn phía đông. Sườn phía bắc dốc hơn, có những
vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Thân núi có một


lớp cỏ mỏng bao phủ để lộ nhiều chỗ màu đất sét đỏ
có nhiều gạch cổ thời Chiêm Thành.
Đặc biệt Ngũ Hành Sơn còn nổi tiếng về làng
đá mĩ nghệ. Tham quan làng đá, bạn không khỏi
thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế
tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh
tế của các nghệ nhân.sẽ được thấy sự đa dạng của
các loại sản phẩm, từ những pho tượng phật, tượng
người, tượng các danh nhân Việt Nam, tượng muôn
thú cho đến những sản phẩm trang trí gia dụng như
gạt tàn thuốc, ống đựng tăm, cối đá, cối giã tiêu; đồ
trang sức như vòng tay, nhẫn, dây đeo cổ...Tất cả
đều được chạm trổ hoa văn rất tỉ mỉ và rất tinh xảo.
Ngoài ra, cả vùng Ngũ Hành Sơn được quy hoạch và
đang triển khai xây dựng thành Khu Công viên văn

hóa Ngũ Hành Sơn. Trong tương lai ngắn bạn sẽ
chứng nơi đây hoàn toàn khác hẳn, đẹp hơn và là
điểm thu hút khách du lịch nhiều hơn.
Qua đây, ta thấy được những cảnh đẹp và những đặc
điểm của núi Ngũ Hành Sơn. Chính vì thế mà nơi
đây đã được nhà nước công nhận là di sản văn hóa


cấp quốc gia. Là một người Việt Nam, em tự hào vì
quê hương mình lại có một danh lam thắng cảnh đẹp
đến như thế. Nếu các muốn lựa chon địa điểm đi du
lịch, hãy lựa chọn Ngũ Hành Sơn, chắc chắn bạn sẽ
không cảm thấy thất vọng.



×